Đám tang ông Phùng Quang Thanh không được tổng bí thư đến viếng, và không được cho an táng tại nghĩa trang Mai Dịch là một tín hiệu không hay. Một con người từng là ủy viên bộ chính trị mà bị an táng một nơi lạc lõng thì thế nào cũng bị người đời dèm pha. Chính vì thế, để lấy lại uy tín thì chỉ có thể xây lăng tẩm đồ sộ mới gỡ gạt được.
Thi hài ông Phùng Quang Thanh được an táng vào chiều 15/9/2021 tại nghĩa trang xã Thạch Đà, huyện Mê Linh, ở Hà Nội.
Về tiền thì gia đình ông Phùng Quang Thanh không thiếu, vậy nên việc xây một khu lăng tẩm to đùng để che đậy những đối xử tệ bác của Đảng cộng sản dành cho ông Thanh là cần thiết. Đó thuộc về danh dự của một gia tộc.
Việc thi hài ông cựu bộ trưởng quốc phòng không an táng ở nghĩa trang Mai Dịch, mà chôn ở nghĩa trang xã thì rõ ràng đây là sự sỉ nhục ghê gớm đối với ông cựu bộ trưởng thất sủng. Với xe làm đường, xe rải nhựa hoành tráng, hứa hẹn một khu lăng mộ đồ sộ giống cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Báo đảng cho hay, lễ tang theo nghi thức cấp Nhà nước đối với ông Phùng Quang Thanh, cựu bộ trưởng Quốc phòng, sẽ diễn ra hôm 15 tháng 9. Theo đó, thi hài ông này được an táng vào chiều cùng ngày tại nghĩa trang xã Thạch Đà, huyện Mê Linh, ở Hà Nội.
Những ngày cuối đời Phùng Quang Thanh bị bạc đãi nhưng khi chết được hưởng tang lễ theo nghi thức cấp Nhà nước – đạo đức giả quá lộ liễu không ?
Ông Thanh, hưởng thọ 72 tuổi, vốn là ủy viên Bộ Chính trị và mang hàm đại tướng, nên đủ tiêu chuẩn để có một suất mai táng ở nghĩa trang Mai Dịch, nơi chuyên chôn cán bộ cấp cao. Có lẽ do sợ dư luận dị nghị và rút kinh nghiệm về những lần đưa tin về hậu sự của ông Võ Nguyên Giáp và Trần Đại Quang, truyền thông nhà nước không cho biết chi tiết về quy mô nơi xây mộ tướng Phùng Quang Thanh.
Báo đảng trước đó cho hay, ông Phùng Quang Thanh, cựu Bộ trưởng Quốc phòng, qua đời tại nhà riêng sau một thời gian mắc bạo bệnh. Đáng lưu ý, trong lúc truyền thông nhà nước dành nhiều mỹ từ ca ngợi binh nghiệp của vị cựu bộ trưởng, công luận nhắc lại những phát ngôn gây tranh cãi và di sản không đáng tự hào, phong tướng cho hàng trăm người của ông này khi còn tại vị.
Lăng mộ ông Trần Đại Quang
Chết muốn nằm lăng
Càng lên ngôi cao thì càng muốn biến mình thành vua, thành chúa như ngày xưa. Đấy là một trong những sự thất bại của chủ nghĩa Cộng sản ở Việt Nam. Ngay cả một ông quan thất sủng cũng muốn khi chết cũng nằm trong lăng như lãnh tụ cộng sản thì đủ hiểu bệnh quan liêu của quan chức cộng sản còn nặng nề hơn quan chức thời phong kiến. Tương phản với các bài ca ngợi trên báo đảng, Phùng Quang Thanh trong mắt công luận là vị bộ trưởng Quốc phòng thân Trung Quốc. Dù có xây lăng mộ hoành tráng thì con người ông cũng chẳng có giá trị gì trong lòng dân.
Nghi thức lễ an táng thì rất long trọng, tuy nhiên về thực chất thì đó chỉ là hình thức. Nếu không tổ chức long trọng thì lời đồn về một ông tướng thất sủng lại bùng lên, đó là điều mà gia đình ông Phùng Quang Thanh không muốn. Và với lăng mộ thật to thì không ai lại nghĩ Phùng Quang Thanh là ông tướng thất sủng. Đó là hình thức che đậy, gia đình ông cựu Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng đã dùng tiền để che đậy cái ô danh.
Ông Thanh vốn là ủy viên Bộ Chính trị hai khóa X, XI và mang hàm đại tướng, nên đủ tiêu chuẩn để có một suất mai táng ở nghĩa trang Mai Dịch, nơi chuyên chôn cán bộ cấp cao của cộng sảnVN. Điều này cũng đồng nghĩa với việc ông Thanh bị từ chối nằm cùng đồng chí, đồng đội trong lúc một suất ở Mai Dịch lâu nay vốn là niềm tự hào của nhiều gia đình quan chức, Đảng viên ở Hà Nội.
Phải bằng Trần Đại Quang mới được ?
Ông Trần Đại Quang là người đi sau mà đến đích trước. Về phần sự nghiệp chính trị, ông Trần Đại Quang vào Bộ Chính Trị sau ông Phùng Quang Thanh một khóa, tuy nhiên ông Trần Đại Quang thì lại vào tứ trụ còn ông Phùng Quang Thanh thì không. Khi leo lên được chức chủ tịch nước, ông Trần Đại Quang đã là người thành công hơn ông Phùng Quang Thanh. Tuy nhiên sau đó, ông Trần Đại Quang lại chầu Diêm Vương sớm hơn. Đấy lại là lần đến đích sớm hơn của ông Quang nhưng là cái đích mà ai cũng tránh.
Ông Trần Đại Quang khi chết là đương kim chủ tịch nước, chức vị cao hơn ông Phùng Quang Thanh. Và gia đình ông Quang cũng xây khu lăng mộ cho ông Quang đến 5,5 ha. Ông Phùng Quang Thanh cũng sẽ được xấy lăng, nhưng chưa biết xây lớn hơn hay nhỏ hơn lăng của ông Trần Đại Quang. Theo nguồn tin riêng cho biết, thì lăng mộ dự kiến cho ông Phùng Quang Thanh là 2,5 ha, ít hơn một nửa so với lăng ông Trần Đại Quang. Đấy là cái thua thứ nhất, tuy nhiên về quy mô công trình thì như thế nào nên chưa thể khẳng định lăng ông Phùng Quang Thanh nhỏ hơn lăng ông Trần Đại Quang. Biết đâu diện tích xây dựng thì nhỏ nhưng công trình thì hoành tráng hơn thì sao ?
Có lẽ do sợ dư luận dị nghị và rút kinh nghiệm về những lần đưa tin về hậu sự của Võ Nguyên Giáp và Trần Đại Quang, truyền thông nhà nước không cho biết chi tiết về quy mô nơi xây mộ Phùng Quang Thanh.
Khu lăng mộ cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang – Mai Linh Kết nối 365
Theo nguồn tin cho biết, đó là nghĩa trang riêng của gia đình ông Phùng Quang Thanh, nằm cạnh nghĩa trang của xã, đã được xây dựng trước đây nhiều năm, rất to và đẹp. Cứ như là gia đình ông Phùng Quang Thanh đã chuẩn bị xây lăng cho ông Thanh từ lâu.
Chọn lựa của ông Thanh được cho là cạnh tranh với ông Trần Đại Quang, gia đình ông này từ chối chuyện hậu sự ở Mai Dịch để xây lăng mộ riêng.
Lãng phí tiền dân
Thực ra những lăng mộ to như vậy chỉ là làm cho dân mất đất canh tác, tốn tiền dân vô ích. Luật pháp có quy định về diện tích dành cho mộ rồi, chỉ chừng 3 m2. Tuy nhiên nhà nước cộng sản thì vẫn dẫm đạp trên luật mà đi. Mộ Trần Đại Quang có chiều dài của khu mộ dọc theo con mương kè đá trên dưới 600 mét, còn chiều rộng kéo từ bờ mương đến phần tiếp giáp ruộng lúa thì khoảng 100 mét. Tính khiêm tốn thì khu mộ Chủ tịch nước rộng khoảng 55.000 mét vuông. Tức là 5 héc ta rưỡi.
Một người sống trong lòng dân, thì thậm chí chẳng cần phải có mộ. Người dân thường chỉ cần ba mét vuông. Một vị chủ tịch nước, nếu nhân số đó với 100 lần, tức là khoảng 300 mét vuông, đã là một con số kinh hoàng. Nhất là vị chủ tịch nước ấy từng thề suốt đời phấn đấu cho lý tưởng Cộng sản, chiến đấu, hy sinh cho nhân loại, cho giai cấp cần lao, không màng vinh hoa, bổng lộc ! Sống đã thế, chết về với cát bụi lại càng phải giản dị. Sống đã hy sinh vì dân, lo trước dân, hưởng sau dân, thì chết đi lẽ nào, như những lời đồn đại, chỉ vì ngôi mộ mà khiến hàng trăm người dân, vĩnh viễn qua các đời, không có đất cấy trồng.
Điều này chỉ báo rằng những người lãnh đạo Cộng sản hiện nay trí tuệ rất thấp, nhân cách văn hóa không có gì nên mới hành xử như vậy. Không chỉ riêng vụ ông Trần Đại Quang, mà chế độ này, cái nền văn hóa cộng sản này nó thúc đẩy người ta càng đi tới cái siêu phong kiến.
Càng lên ngôi cao thì càng muốn biến mình thành vua, thành chúa như ngày xưa. Điều này để lại tiếng xấu, gieo vào trong lòng người hình ảnh xấu. Đấy là một trong những sự thất bại của chủ nghĩa Cộng sản ở Việt Nam. Nó không tạo dựng được những con người của văn hóa, văn minh, hiện đại, dân chủ mà nó đưa con người đi tới thụt lùi, thoái hóa, trở về với vua chúa phong kiến độc tài độc quyền, tàn ác ngày xưa.
Đây là một nghịch lý trong xã hội Việt Nam hiện nay. Một bên thì lãnh đạo, những người tự nhận là "đầy tớ của nhân dân" nhưng lại chễm chệ như vua chúa, còn một bên là số đông người dân vẫn còn nghèo khổ, không đủ ăn, và trẻ em nhiều nơi không được tới trường.
Trong những ngày dịch Covid 19 quần thảo dữ dội, dân chết đến vạn rưỡi và hàng ngàng trẻ em mồ côi, hàng triệu dân nghèo không có tiền cho ngày hai bữa. Ấy vậy mà quan to xây lăng tẩm thì có thể nói, không còn gì khốn nạn bằng.
Nguyễn Duy (tổng hợp)
Nguồn : Thoibao.de, 18/09/2021
Nguyễn Phúc, Thoibao.de, 14/09/2021
Năm 2015 là năm bản lề để chuẩn bị cho Đại hội 12. Lúc đó, trong Bộ chính trị Đảng cộng sản Việt Nam đang nổi lên những trận thư hùng mang tính sống còn. Trận chiến giữa Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng đến hồi ác liệt nhất làm người ta không chú ý đến một nhân vật rất tham vọng, đó là Phùng Quang Thanh. Phùng Quang Thanh là Bộ trưởng Bộ quốc phòng tham vọng hơn Ngô Xuân Lịch và Phan Văn Giang rất nhiều.
Phó Chủ tịch Trung Quốc Lý Nguyên Triều tiếp Bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh ngày 18/10/2014 (Vietnam+)
Cũng tương tự như Phạm Minh Chính, ông Phùng Quang Thanh cũng xây dựng mối quan hệ thân thuộc với phía Trung Quốc. Và ông Phùng Quan Thanh cũng bắt tay vào việc xây dựng quan hệ.
Sự hình thành âm mưu bắt nguồn từ chuyến đi có quy mô khác thường của Bộ quốc phòng Việt Nam thăm Trung Quốc, từ ngày 16 đến 18 tháng 10 năm 2014, do chính Phùng Quang Thanh dẫn đầu cùng 16 sĩ quan cao cấp khác, trong đó có 12 người mang quân hàm cấp tướng (6 trung tướng, 6 thiếu tướng), 1 người mang quân hàm đại tá, lần lượt đến từ Bộ quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị, Không quân, Hải quân, Biên phòng, Thông tin và Quân khu 2.
Ở phía bên kia, ông Tập Cận Bình cử Bộ trưởng quốc phòng Thường Vạn Toàn gặp ông Phùng Quang Thanh vào ngày 17/10. Hai ông bộ trưởng gặp nhau và nhất trí "đồng thuận nguyên tắc 3 điểm", trong đó điểm thứ hai là "quân đội hai nước tăng cường đoàn kết, cung cấp bảo đảm vững chắc củng cố vị thế cầm quyền của Đảng cộng sản hai nước, bảo vệ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội".
Sau đó, ngày 18/10, một việc cũng rất khác thường là việc ký kết Bản ghi nhớ kỹ thuật về việc thiết lập đường dây điện thoại nối thẳng bảo mật giữa Bộ quốc phòng hai nước.
Chuẩn bị công phu cho chuyến gặp
Để chuẩn bị cho chuyến gặp chính thức với phía Trung Quốc thì trước đó, ngày 16 tháng 10 năm 2014, khi đoàn ông Phùng Quang Thanh sang Trung Quốc, tại Milan, Italia, bên lề hội nghị cấp cao ASEM 10, ông Nguyễn Tấn Dũng có cuộc gặp với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. Có thể nói, ông Nguyễn Tấn Dũng là người đặt nền tảng cho chuyến thăm của ông bộ trưởng Bộ quốc phòng. Việc này xem như ông Dũng liên minh với Phùng Quang Thanh gặp Trung Quốc. Tuy nhiên thực tế có phải ông Phùng Quang Thanh có liên minh với ông Dũng hay không thì không biết. Với tầm của ông Phùng Quang Thanh khi đó, ông hoàn toàn có khả năng đánh mánh lẻ mà không cần phải dựa hơi ai.
Sau chuyến viếng thăm của ông Phùng Quang Thanh sang Trung Quốc thì ngày 15/5/2015, Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn gặp ông Phùng Quang Thanh tại biên giới Lào Cai một cách long trọng nhân dịp tổ chức buổi Tọa đàm hữu nghị quốc phòng Biên giới Việt Nam-Trung Quốc lần thứ hai. Tại cuộc tọa đàm này có một chi tiết rất nhiều hàm ý là việc Thường Vạn Toàn tận tay trao tặng Phùng Quang Thanh chiếc bình sứ Trung Quốc, như một thông điệp "hãy giữ lấy bình quý". Có khả năng Trung Quốc tạo dựng một tài liệu tình báo và gây áp lực cho Phùng Quang Thanh chuẩn bị cuộc đảo chính, tuy nhiên về mặt đảng, ông Phùng Quang Thanh chỉ là cấp phó của ông Nguyễn Phú Trọng. Ông Phùng Quang Thanh là Phó chủ tịch Quân ủy trung ương, trong khi đó ông Nguyễn Phú Trọng là Chủ tịch. Phía trên ông Phùng Quang Thanh là cái bóng quá lớn của ông Nguyễn Phú Trọng.
Những thông tin mật loại này, có thể bị mạng lưới đặc tình của Trần Đại Quang phát giác. Và những động tác chuẩn bị chiến dịch, có thể bị mạng lưới an ninh chính trị quân đội nằm trong tay Bí thư trung ương đảng, Tổng cục trưởng Tổng cục chính trị Ngô Xuân Lịch phát hiện.
Bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh sang thăm Pháp và gặp Bộ trưởng quốc phòng Jean-Yves Le Drian ngày 19/06/2015 – Ảnh Bộ Quốc phòng Việt Nam
Chuyến sang Pháp bí mật
Ngày 19/06/2015 Phùng Quang Thanh sang thăm Pháp. Không biết có lời mời của chính phủ Pháp hay không, nhưng báo chí Pháp trong thời gian này, không hề có dòng tin nào. Bức ảnh gặp Bộ trưởng Jean-Yves Le Drian cũng chỉ thấy trên các báo của Việt Nam. Báo Việt Nam cũng không hề nói chuyến thăm này bắt đầu ngày nào và kết thúc ngày nào. Nói chung là cuyến đi này là bí mật. Khi đó xuất hiện một clip quay tại bệnh viện George Pompidou, thì Phùng Quang Thanh nhập viện ngày 20/06, một ngày sau khi gặp Bộ quốc phòng Pháp và xuất viện ngày 10/07. Từ những manh mối đó, có thể suy luận rằng, ông Phùng Quang Thanh tìm cách bắt liên lạc với Bộ quốc phòng Pháp để có cớ lên chuyến bay công vụ sang Paris – Pháp. Tuy nhiên, chuyến thăm là phụ mà là đi chữa bệnh là chính.
Tại Việt Nam, ngày 03/07/2015, Tư lệnh và Chính ủy Bộ tư lệnh Thủ đô, Trung tướng tư lệnh Phí Quốc Tuấn và Trung tướng chính ủy Lê Hùng Mạnh nhận quyết định của "thủ trưởng cơ quan", bàn giao tức khắc cho thiếu tướng Nguyễn Doãn Anh – Phó Tư lệnh và thiếu tướng Nguyễn Thế Kết – Phó Chính ủy, và nghỉ chờ về hưu. Lễ bàn giao do Ngô Xuân Lịch chủ trì điều khiển. Như vậy là khi ông Phùng Quang Thanh đi chữa bệnh tại Pháp thì bên Việt Nam phe Ngô Xuân Lịch đã xử lý một số tay chân của Phùng Quang Thanh.
Trên báo chí nhà nước thì họ tung tin rằng, cháu của Phùng Quang Thanh đều sang Pháp đón Phùng Quang Thanh về nước, nhưng trong bản tin tường thuật ngắn tại sân bay Nội Bài, thì chỉ tả lại Phùng Quang Thanh "có vẻ khỏe mạnh, tươi cười, tự đi và không có người dìu", kèm theo bức ảnh chụp mờ từ xa, không hề có mặt "con và cháu" trong đám người xúm quanh.
Với hình ảnh này cho thấy, ông Phùng Quang Thanh trở về được nhà nước cộng sản Việt Nam cho người đón. Ông Phùng Quang Thanh đã thất sủng trước khi đi Paris và khi ông trở về, khi vẫn còn chức tước trong tay nhưng xem như chẳng còn chút quyền lực gì và ông bị nhà nước đón rước và đưa về quản thúc.
Từ cách đón tiếp một bộ trưởng Bộ quốc phòng bất thường như vậy, giới thạo tin lúc đó đồn đoán rằng, thông qua mật vụ và đặc tình, Bộ chính trị chắc đã khẳng định âm mưu đảo chính của Phùng Quang Thanh là có thật. Một kế hoạch nhằm dập tắt âm mưu đã được cấp bách thảo luận trong số những ủy viên quan trọng nhất. Trong số này được biết là không có Nguyễn Tấn Dũng. Như vậy phía đối nghịch với Phùng Quang Thanh rất có thể là không có ông Nguyễn Tấn Dũng, tuy nhiên có việc thông đồng giữa Nguyễn Tấn Dũng và Phùng Quang Thanh hay không thì không có bằng chứng để khẳng định điều đó.
Từ cõi chết trở về
Ông Phùng Quang Thanh chữa bệnh tại Pháp nhưng giữ bí mật. Bởi lẽ tình hình bệnh tình của Phùng Quang Thanh càng khả quan thì phe mạnh nhất tại Hà Nội ăn không ngon ngủ không yên. Tin tức kín đến mức các hãng tin lớn trên thế giới cũng không thể tiếp xúc được. Tình hình sức khỏe của ông Phùng Quang Thanh khi đó được nhiều người suy đoán là giống với trường hợp ông Nguyễn Bá Thanh.
Người ta biết, tình hình bệnh tình của ông Phùng Quang Thanh rất nặng nhưng người ta không biết liệu ông Phùng Quang Thanh có qua khỏi hay không. Trong lúc thông tin hỗn loạn thì hãng tin đức PDA đã đưa tin cho biết, ông Phùng Quang Thanh đã từ trần. Đây là hãng lớn ở Đức, họ không thể đưa tin cẩu thả được. Nếu đưa tin thất thiệt thì rất có thể hãng tin này sẽ mất uy tín.
Theo nguồn tin mà chúng tôi được biết, hãng tin PDA lấy tin từ những người thân cận, những người đang chịu trực tiếp việc bảo vệ bà chăm sóc ông Phùng Quang Thanh tại Paris – Pháp. Chính vì cả tin vào những người thân cận như vậy mà một hãng tin lớn đã đưa tin bị lố.
Thực ra những người thân cận của Phùng Quang Thanh lúc đó đã tung hỏa mù. Muốn bắn tin cho phía Hà Nội rằng, ông đã chết để người ta không phòng bị. Tuy nhiên, cây kim trong bọc rồi cũng phải lòi ra, cuối cùng tin tức ông Phùng Quang Thanh được chữa khỏi.
Hãng tin Đức DPA vô tình trở thành công cụ cho phe Phùng Quang Thanh nhằm mục đích tung hỏa mù. Theo một số nguồn tin khả tín thì người ta muốn tạo không khí thật thật, giả giả, gây nhiễu loạn để tránh nguy cơ bị ám sát. Được biết, trong những người theo ông Thanh sang Pháp, không thể không có tai mắt của ông Ngô Xuân Lịch.
Dù tung hỏa mù nhưng cuối cùng, ông Phùng Quang Thanh sau khi rời bệnh viện, đã được đưa về, và giam lỏng tại trụ sở Bộ Tổng tham mưu.
Ngày 16-18 tháng 7, ông Trương Cao Lệ, Phó thủ tướng và là thành viên ban Thường vụ Bộ chính trị Đảng cộng sản Trung Quốc viếng thăm Việt Nam. Có lẽ là muốn kiểm tra tình hình chính trị tại Việt Nam. Với Trung Quốc thì các phe phái nào ở Việt Nam đấu đá nhau thì mặc kệ, họ chỉ ủng hộ phe nào thân họ trở nên mạnh hơn để nắm quyền. Nếu có nhiều phe đối đầu nhau nhưng phe nào cũng tôn thờ Bắc Kinh thì Bắc Kinh đứng ngoài cuộc "tọa sơn quan hổ đấu" để rồi chọn con thắng cuộc phục vụ mình.
Sau thời gian bị "giam lỏng", Phùng Quang Thanh đã từ trần ?
Trở về và bị giam lỏng cho đến ngày chết
Chuyện gì đến phải đến, ngày 20/7/2015, tướng Võ Văn Tuấn, Phó Tham mưu trưởng quân đội cộng sản Việt Nam đã công bố tướng Thanh về nước ngày 25/7/2015, đồng nghĩa với việc cho tướng Thanh tái xuất hiện trở lại nhưng chỉ trong khuôn viên Bộ quốc phòng, không được về nhà, sau cả tháng chữa bệnh ở nước ngoài.
Thư ký riêng của ông cho biết vì lý do chưa hoàn toàn hồi phục, ôngThanh sẽ tránh gặp đông người, ồn ào, dễ gây căng thẳng có hại cho sức khỏe. OOngThnh không được ra khỏi khuôn viên Bộ Tổng tham mưu.
Cho đến Đại hội đảng XII, người ta vẫn cho ông Phùng Quang Thanh lên ngồi ghế Chủ tịch đoàn. Ông phải làm tốt vai diễn để chứng thực cho sự thống nhất, đoàn kết trong nội bộ đảng. Sau đại hội đảng, ông Phùng Quang Thanh về sống âm thầm tại tư gia trong tình hình bị quản thúc cho đến ngày 11/9 rồi trút hơi thể cuối cùng.
Nguyễn Phúc (Tổng hợp)
Nguồn : Thoibao.de, 14/09/2021
*******************
Chuyện về ông Phùng Quang Thanh và kỹ nghệ bơm, thổi ở Việt Nam
Trân Văn, VOA, 13/09/2021
Việt Nam có lẽ là quốc gia duy nhất mà hệ thống chính trị, hệ thống công quyền thường xuyên bị ám ảnh về sự tin yêu của dân chúng dành cho mình nên mới nói đi, nói lại về điều này vô số lần trong bảy thập niên vừa qua
Ông Phùng Quang Thanh. (Hình : Việt Dũng / TuoiTre.vn)
Dường như nhận thức rất rõ, rằng sự tin yêu mà dân chúng dành cho họ là quí, hiếm nên tuyên truyền đã, đang và có lẽ sẽ còn là một trong những hoạt động quan trọng nhất của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam
Đáng tiếc là tin yêu không thể hình thành từ bơm, thổi. Đặc biệt là khi tìm kiếm tri thức, tra cứu, kiểm chứng thông tin càng ngày càng đơn giản, dễ dàng, có nâng bơm, thổi thành công nghệ trong tuyên truyền thì hiệu quả vẫn càng ngày càng giảm !
***
Ông Phùng Quang Thanh (cựu ủy viên Bộ chính trị, cựu Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam) vừa từ trần. Sinh tiền, ông tướng thường được ca ngợi từng "Nam chinh, Bắc chiến" này đã nhiều lần khuấy động dư luận vì những ý kiến kiểu như :Nên phong tướng để anh em khỏi tâm tư (1) ! Chuyện từ trẻ con đến người già ghét Trung Quốc là đáng lo. Nói điều gì tích cực về Trung Quốc cũng ngại. Thực trạng này nguy hiểm cho dân tộc. Phải vừa bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, vừa bảo vệ hòa bình, ổn định chính trị(2) !
Đó cũng là lý do thiên hạ không quên được ông Thanh, dù ông đã về hưu cách nay năm năm. Tuy hệ thống truyền thông chính thức chẳng còn đả động gì tới ông nhưng thỉnh thoảng thời cuộc buộc người ta phải nhớ, phải bàn luận về những tuyên bố loại như vừa dẫn của ông Thanh. Mới đây, sau khi ông Thanh mệnh một, các cơ quan truyền thông chính thức tại Việt Nam mới nhắc đến ông. Tuy nhiên việc kể lại một số câu chuyện từng được dùng để ca ngợi ông Thanh khi ông còn tại chức dường như là hại nhiều hơn lợi !
Chẳng hạn tờ Dân Trí trích dẫn sách báo viết về Anh hùng lực lượng vũ trang Phùng Quang Thanh hồi 1971 – lúc xảy ra xung đột giữa quân Giải phóng miền Nam với quân đội Việt Nam Cộng Hòa ở Nam Lào ("ta" gọi là Chiến dịch Đường 9 Nam Lào, còn "địch" gọi là Hành quân Lam Sơn 719 Hạ Lào). Theo đó, Trung đội trưởng Phùng Quang Thanh đang bị thương vẫn nhờ đồng đội tháo nắp 17 quả lựu đạn đeo quanh người, rồi dẫn đầu tiểu đội đánh tạt sườn quân địch, phối hợp đơn vị bạn diệt gọn một đại đội địch (3).
Thường thì lựu đạn không có "nắp" nên tình tiếttháo "nắp" dễ khiến thiên hạ hoài nghi nhưng trong chiến tranh Việt Nam, có một dạo, "ta" dùng lựu đạn chày - loại lựu đạn cán gỗ, cuối cán có nắp chống ẩm. Có thểTrung đội trưởng Phùng Quang Thanh đã nhờ đồng đội tháo "nắp" 17 quả lựu đạn chày (4) do "ta" sản xuất. Song việcTrung đội trưởng Phùng Quang Thanh bị thương tới mức phảinhờ đồng đội tháo "nắp" 17 quả lựu đạn chày rồiđeo quanh ngườivẫn gây hoang mang.
Khi chỉ còn tay phải (tay trái đã quấn băng, phải dùng dây choàng qua cổ để đỡ), liệuTrung đội trưởng Phùng Quang Thanh có thể vừa dùng tay phải ôm súng, vừa dùng tay phải gỡ lựu đạn ra khỏi người và cũng dùng chính cánh tay đó vừa giữ lựu đạn, vừa giật nụ xòe (kích lửa đốt dây cháy chậm) và liệng trước khi lựu đạn phát nổ (trong vòng bốn đến năm giây) để chỉ huy tiểu đội phối hợp đơn vị bạn diệt địch ?
Thiên hạ chỉ biết vào ngày 11/2/1971, lần đầu,trung đội do ông Phùng Quang Thanh chỉ huy diệt38 tên, riêng Phùng Quang Thanh diệt 8 tên, đẩy lùi địch ra xa. Lần hai,tiểu đội do Trung đội trưởng Phùng Quang Thanh chỉ huy diệt 37 tên, bắt một tên, thu hai súng và không biết lần sau ông Thanh diệt thêm được mấy tên nhưng ông trở thành Anh hùng lực lượng vũ trang nhờ tình tiếtđang bị thương vẫn nhờ đồng đội tháo nắp 17 quả lựu đạn đeo quanh người, rồi dẫn đầu tiểu đội đánh tạt sườn quân địch, phối hợp với đơn vị bạn
***
Quân đội nhân dân Việt Nam có nhiều "anh hùng" mà những hành động giúp họ trở thành "anh hùng" luôn làm thiên hạ hoang mang vì không thể hiểu nổi tại sao những hành động đó lại lạ thường đến mức không người bình thường nào có thể tin được, như trường hợp Anh hùng lực lượng vũ trang Phùng Quang Thanh. Có thể lấy trường hợp Anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Văn Bảy - phi công Không quân nhân dân Việt Nam, bắn rơi bảy phi cơ của Mỹ ở miền Bắc Việt Nam – làm ví dụ minh họa thêm.
Theo "ta", lúc tập kết ra Bắc, ông Bảy chỉ mới học tới lớp ba nhưng khi được chọn làm phi công,ông chỉ học bảy ngày là xong bảy lớp của chương trình trung học 10 năm thời ấy ! Ông Bảy cũng là người lái Mig-17,tắt máy, "núp" trong mây, chờ chiến đấu cơ của Mỹ bay ngang là xông ra bắn hạ ! Trong một trận không chiến, phi cơ ông lái bị hư, ông vừa dùng tay bịt lỗ thủng, vừa dùng tay điều khiển phi cơ hạ cánh an toàn. Cho dù thiên hạ không tin, "ta" chẳng bao giờ phủ nhận chính ta. Ông Bảy cũng vậy !
Năm 2019, khi ông Bảy qua đời, một chiến hữu của ông Bảy mới nửa đùa, nửa thật rằng :Ông Bảy hồn nhiên đúng chất Nam bộ và cũng do được đào tạo kiểu "đi tắt, đón đầu" nên mới sinh ra nhữnggiai thoại như lấy tay bịt lỗ thủng máy bay (4).
***
Thời chiến đã thế, thời bình cũng vậy ! Người Việt vẫn còn chưa hết hãi hùng về mức độ vô liêm sỉ khi phải nghe kể, thuở còn hàn vi, ông Trần Đại Quang, ủy viên Bộ chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, do nhà nghèo nhưng hiếu học nên bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng để học thì đã nghẹn lời, bởi sau ông Quang phải nghe khoe thêm, ông Vương Đình Huệ, ủy viên Bộ chính trị, Chủ tịch quốc hội cũng thế. Sự khác biệt chỉ nằm ở chỗ, ông Huệ bỏ đom đóm vào quả cà rỗng để học (5)
Đã có không ít phân tích cặn kẽ về mặt khoa học để chứng minh không ai có thể đọc gì, làm gì dưới ánh sáng của đom đóm (6) nhưng hệ thống truyền thông chính thức vẫn làm ngơ để tiếp tục bơm, thổi các viên chức lãnh đạo (7).
Bơm, thổi giờ đã mở rộng đến cả sản phẩm, dịch vụ. Tuần rồi, thiên hạ chưng hửng khi báo Công an Nhân dân (CAND) – cơ quan ngôn luận của Bộ Công an Việt Nam, viết như thế này về vaccine có tên là Hayat-Vax :
Có thể nói rằng, Hayat-Vax vaccine của sự sống, đã xuất hiện với vai trò của một sứ mệnh lịch sử, đặt trọng trách gánh vác nhiệm vụ bảo vệ toàn nhân loại, tại UAE nơi mà cuộc sống được thể hiện trọn vẹn ý nghĩa là món quà của tạo hóa.
Sự có mặt của vaccine Hayat-Vax chính là sự phản hồi tiếng gọi từ vũ trụ, trong nỗ lực và khát vọng tìm kiếm tấm khiên chiến binh anh hùng của loài người, trong cuộc chiến với đại dịch. Một sản phẩm nhỏ bé nhưng kết tinh đủ đầy giá trị của trí tuệ và sức mạnh, là dấu ấn trưởng thành của Con Người, ghi khắc đầy tự hào vào bước tiến hóa của lịch sử thời gian.
Báo CAND chỉ giới thiệu Hayat-Vax là vaccine dotập đoàn lớn mạnh nhất của Các Tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) sản xuất và là loại vaccine thứ bảy được Bộ Y tế Việt Nam phê duyệt, cho phép sử dụng trường hợp khẩn cấp.
Sau khi bị công chúng chỉ trích dữ đội vì tâng bốc Hayat-Vax thái quá và vì thiếu trung thực trong thông tin, báo CAND đã đục bỏ tin có nội dung bơm, thổi như vừa trích dẫn (8) và thay bằng một tin khác, đầy đủ hơn :Hayat - Vax là vaccine do Công ty Viện Sinh phẩm Bắc Kinh thuộc Tập đoàn Biotec Quốc gia Trung Quốc (CNBG) sản xuất dướidạng bán thành phẩmở Trung Quốc, sau đó Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất đóng gói và xuất xưởng (9) !
***
Ở Việt Nam, là đồng bào mà không tin yêu hệ thống chính trị, hệ thống công quyền thì hoặc là phản động hay nhẹ dạ bị các thế lực thù địch lôi kéo, mua chuộc, còn nếu là đồng chí thì đã tự diễn biến, tự chuyển hóa,suy thoái về tư tưởng chính trị.
Làm người ở Việt Nam rõ ràng khó hơn những nơi khác dưới gầm trời này rất nhiều. Nghe, nhìn bơm, thổi liên tục như thế suốt từ khi ra đời cho tới lúc xuôi tay mà còn tin yêu thì rõ ràng không bình thường. Còn xử sự như bình thường thì không có đất sống !
Trân Văn
Nguồn : VOA, 13/09/2021
Chú thích
(2) https://thanhtra.com.vn/chinh-tri/doi-ngoai/Xu-the-ghet-Trung-Quoc-nguy-hiem-cho-dan-toc-84289.html
(4) https://vi.wikipedia.org/wiki/Lựu_đạn
(4) https://www.phunuonline.com.vn/vinh-biet-cau-tro-ngheo-bat-dom-dom-lam-den-hoc-a71784.html
(5) https://giaoduc.net.vn/tieu-diem/tuoi-tho-du-doi-cua-bo-truong-vuong-dinh-hue-post15290.gd
(6) https://tramsach.com/den-dom-dom-mac-dinh-chi-khi-khoa-hoc-bo-tay-voi-tri-tuong-tuong/
(7) https://www.phunuonline.com.vn/vinh-biet-cau-tro-ngheo-bat-dom-dom-lam-den-hoc-a71784.html
(9) https://cand.com.vn/Xa-hoi/bo-y-te-phe-duyet-khan-cap-vaccine-hayat-vax-cua-uae-i627674/