Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Trong các quốc gia độc tài có nền kinh tế quan liêu bao cấp và kế hoạch hóa tập trung cao độ, tư bản thân hữu đã không xuất hiện. Nhưng trong các quốc gia độc tài có nền kinh tế mang bóng dáng kinh tế thị trường như Trung Quốc, Cộng hòa liên bang Nga và Việt Nam, tư bản thân hữu nhanh chóng xuất hiện, và nhanh chóng tàn phá khốc liệt đất nước. Nhiều chuyên gia và học giả đã nhất trí cho rằng, tư bản thân hữu là nguồn gốc của tham nhũng và lũng đoạn quyền lực, tạo ra các bất công trong tiếp cận các cơ hội mưu sinh, là tiền đề để cho việc mafia hóa quyền lực nhà nước.

taisan1

Phan Văn Anh Vũ trong buổi xét xử. Ảnh : TTO

Tư bản thân hữu lần đầu tiên được quan chức Việt Nam nhắc đến và thừa nhận vào đầu năm 2015 bởi Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng, phó trưởng ban Ban tuyên giáo trung ương trong bài viết Nhận Diện Và Ngăn Chặn Lợi Ích Nhóm đăng trên báo Tuổi Trẻ. Ông Cao Sĩ Kiêm, cựu thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam, đại biểu quốc hội, cũng đề cập đến nhóm lợi ích ngân hàng với đặc trưng là sở hữu chéo và quản lý rủi ro lỏng lẻo. Trước đó, vào năm 2014, Nhà xuất bản chính trị quốc gia đã xuất bản công trình nghiên cứu "Lợi ích nhóm, thực trạng và giải pháp" trong đó khẳng định rằng : "Những biểu hiện của lợi ích nhóm tiêu cực đã được xã hội tổng kết thành các hành vi "chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy tội, chạy tuổi, chạy bằng cấp, chạy huân chương". Và dư luận xã hội đã tổng kết muốn có chức quyền, lợi ích phải có "tiền tệ, quan hệ, hậu duệ, đồ đệ và cuối cùng mới là trí tuệ". Tiếc rằng, công trình nghiên cứu này đã không được công chúng biết đến.

Không giống nhận thức của Việt Nam về tư bản thân hữu, giới nghiên cứu quốc tế có những góc nhìn bao quát hơn về tư bản thân hữu. Theo giới nghiên cứu quốc tế, tư bản thân hữu có bốn đặc trưng chính : 01) Hiện trạng mua quan bán chức đã làm hình thành một chợ đen quyền lực chính trị. 02) Sự cấu kết chặt chẽ giữa quan chức và doanh nhân để hai bên cùng thu lợi khủng bất chính. 03) Tham nhũng cấu kết trong doanh nghiệp nhà nước để ăn cắp tài sản của nhà nước. 04)Sự cấu kết giữa lực lượng thực thi pháp luật với tội phạm có tổ chức để thu lợi bất chính.

Mua rẻ tài sản nhà nước

Việt Nam có tư bản thân hữu không nếu căn cứ vào việc giới học giả quốc tế xác định các đặc trưng của tư bản thân hữu ? Hãy bắt đầu chỉ với vụ án thượng tá tình báo Phan Văn Anh Vũ, còn có tục danh là Vũ "nhôm".

Trong các ngày 08 và 09/01/2019, báo chí nhà nước đồng loạt thông tin rằng, cơ quan điều tra Bộ công an đã xác định với sự giúp sức của một số cán bộ có vị trí cao trong ngành công an và lãnh đạo địa phương, Vũ "nhôm" thâu tóm 7 khu đất "vàng" tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng rồi chuyển nhượng để thu lời bất chính, gây thiệt hại 1.159 tỉ đồng. Trong thời gian công tác trong ngành công an, với danh nghĩa thành lập công ty bình phong cho cơ quan, năm 2015, Vũ thành lập công ty cổ phần Nova Bắc Nam 79 và được Sở Kế hoạch Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp giấy phép thành lập. Công ty này Bộ công an không góp cổ phần mà do Vũ điều hành hoàn toàn.

Việc 2 công ty trên được xác định là công ty bình phong của Bộ Công an đã tạo điều kiện cho Phan Văn Anh Vũ thâu tóm các khu đất vàng tại Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi được giao quyền sử dụng đất tại 7 nhà, đất công sản Vũ đã nhanh chóng chuyển nhượng cho cá nhân mình hoặc liên kết, chuyển nhượng cho cá nhân, tổ chức khác để thu lợi bất chính.

Trong số 7 khu đất "vàng" bị Vũ "nhôm" thâu tóm, Cơ quan điều tra xác định khu đất dự án vệt du lịch ven biển, từ Vegas Resort đến khu du lịch Bến Thành Non Nước thuộc quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng, gây thiệt hại lớn nhất cho Nhà nước, khoảng hơn 400 tỉ đồng.



Cụ thể, ngày 22/01/2010, Bộ Công an có công văn do Phan Hữu Tuấn (Cục trưởng, sau là phó tổng cục trưởng tổng cục V) ký nháy để lãnh đạo Bộ Công an ký đề nghị UBND Thành phố Đà Nẵng tạo điều kiện cho công ty của Vũ "nhôm" được nhận quyền sử dụng khu đất 1,5 ha ven biển Sơn Trà - Điện Ngọc.

Sau khi nhận được công văn từ Bộ Công an, UBND Thành phố Đà Nẵng đã ban hành quyết định phê duyệt giá thu tiền sử dụng khu đất trên cho Công ty Xây dựng Bắc Nam 79 để xây dựng khu trung tâm thương mại dịch vụ với giá 5 triệu đồng/m2. Sau khi được giảm trừ giá thuê đất xuống còn 3,7 triệu đồng/m2, Công ty này đã nộp đủ hơn 52 tỉ tiền sử dụng đất.

Tháng 10/2014, UBND Thành phố Đà Nẵng ban hành quyết định giao đất cho công ty của Vũ "nhôm" với thời hạn sử dụng 50 năm. Địa phương này cũng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích 15.577m2. Đến nay Công ty Xây dựng Bắc Nam 79 chưa triển khai xây dựng tại khu đất này.

Theo kết luận định giá tài sản, ở thời điểm vụ án được khởi tố khu đất có giá trị gần 488 tỉ. Như vậy trừ đi số tiền mà công ty đã nộp thì Nhà nước bị thiệt hại hơn 435 tỉ.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhà đất số 129 Pasteur (Q.3) gồm 1.500m2 nhà và 2.200m2 đất do Tổng cục IV Bộ Công an quản lý, sử dụng làm nhà khách đối ngoại.

Tháng 5/2015, ông Bùi Văn Thành, cựu thứ trưởng Bộ Công an, khi đó đã ký tờ trình báo cáo Thủ tướng cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất khu nhà này cho công ty Nova Bắc Nam 79 để phục vụ công tác nghiệp vụ của ngành Công an.

Ông Thành cũng ký công văn đề nghị Sở Tài nguyên và môi trường, Sở Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh trình hội đồng thẩm định giá phê duyệt chứng thư thẩm định giá bán bất động sản khu nhà đất 129 Pasteur.

Ngày 25/01/2016, Tổng cục IV Bộ Công an và Công ty của Vũ "nhôm" ký hợp đồng chuyển nhượng khu nhà đất trên với giá 294 tỉ.

Mặc dù trên các văn bản giấy tờ khu đất này để phục vụ công tác nghiệp vụ nhưng chỉ đúng một ngày sau (26/01), công ty của Vũ "nhôm" và công Công ty cổ phần Đầu tư Peak View ký hợp đồng hứa mua và hứa bán về việc chuyển nhượng nhà, đất 129 Pasteur với giá 300 tỉ.

Ngày 28/01, Công ty cổ phần Đầu tư Peak View đã thanh toán 300 tỉ đồng cho công ty của Vũ "nhôm".

Theo kết luận của Hội đồng thẩm định giá, khu nhà đất 129 Pasteur tại thời điểm khởi tố vụ án có trị giá hơn 517 tỉ. Như vậy thủ đoạn "ăn đất" của Vũ "nhôm" với sự giúp sức của một số cán Bộ công an tại dự án này đã gây thiệt hại cho Nhà nước 223 tỉ.

Liên quan đến vụ án Vũ "nhôm" thâu tóm đất vàng đã có nhiều tướng công an bị khởi tố, riêng hai tướng Trần Việt Tân và Bùi Văn Thành sẽ đối diện với mức án 3-12 năm tù.

Vụ án Vũ "nhôm" là minh chứng thực tế có sức thuyết phục để khẳng định rằng, tư bản thân hữu ở Việt Nam là một câu chuyện có thật, là một hiện trạng nhức nhối. Khi vụ án Vũ "nhôm" bục vỡ, nhiều ý kiến cho rằng, trên đất nước này có hàng ngàn Vũ "nhôm".

Trung Quốc có nền kinh tế phát triển hơn Việt Nam nên tư bản thân hữu ở Trung Quốc cũng phát triển mạnh mẽ hơn , và số phi vụ cũng khủng hơn nhiều. Vào năm 2003, anh trai của ông Trần Lương Vũ, cựu bí thư Thượng Hải và ủy viên bộ chính trị đã sử dụng quyền lực của em trai và sử dụng các mối quan hệ khác để mua quyền sử dụng một khu đất công ở Thượng Hải và nhanh chóng bán lại kiếm lợi 118 triệu nhân dân tệ. Đó chỉ là một trong hàng triệu triệu phi vụ đau đớn ở Trung Quốc. Theo Tân Hoa Xã, từ năm 1013 đến tháng 6/2017, hơn 1,34 triệu quan chức các cấp ở Trung Quốc đã bị trừng phạt trong các chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình.

Trong khi đó, chiến dịch " đốt lò" ở Việt Nam do ông Nguyễn Phú Trọng khởi xướng vào cuối năm 2016 chỉ mới diễn ra trong một phạm vi rất hẹp, bằng chứng là rất ít quan chức bị trừng trị.

Mua đắt tài sản tư nhân

Dùng công quỹ để mua đắt tài sản của tư nhân là một hình thức khác của tư bản thân hữu cấu kết giữa quan chức và doanh nhân. Theo các học giả quốc tế, quyền lực chính trị do các quan chức kiểm soát có thể nhanh chóng biến thành vô vàn của cải nếu có các đối tác cấu kết trong khu vực kinh tế tư nhân. Ở Việt Nam, vụ án Mobifone mua AVG đang trên bờ vực phá sản với giá trên trời là điển hình cho việc dung công quỹ để mua đắt tài sản tư nhân.

Thương vụ Mobifone mua cổ phần AVG được thực hiện từ cuối năm 2015 với giá gần 8.900 tỉ đồng. Tuy nhiên, Thanh tra Chính phủ chỉ rõ, việc mua bán cổ phần này đã gây ra nguy cơ hiện hữu thiệt hại nghiêm trọng vốn của nhà nước tại Mobifone khoảng 7.006 tỉ đồng, trong đó có khoản thiệt hại 1.134 tỉ đồng do mua nợ phải trả của AVG.

Theo Thanh tra Chính phủ, thực trạng tài chính, hoạt động kinh doanh của AVG từ khi thành lập đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp để mua bán cổ phần là rất khó khăn, tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cuối tháng 3/2015 là rất xấu, tổng tài sản hơn 3.260 tỉ đồng ; nợ phải trả hơn 1.266 tỉ đồng ; giá trị còn lại của tài sản cố định khoảng 208,5 tỉ đồng.

Từ khi thành lập đến thời điểm thẩm định giá liên tục lỗ với khoản lỗ luỹ kế đến 31/03/2015 là hơn 1.632 tỉ đồng (bằng 45% vốn điều lệ). AVG sử dụng vốn cho kinh doanh dịch vụ truyền hình chủ yếu là vốn vay và vốn chiếm dụng ; vốn đầu tư ra ngoài doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn chiếm 73,3% vốn điều lệ.

Thanh tra Chính phủ xác định, đã có hàng loạt hành vi có dấu hiệu thiếu trách nhiệm, làm trái quy định trong việc việc lập, trình dự án đầu tư, phê duyệt dự án đầu tư của MobiFone, Bộ Thông tin và truyền thông cùng một số bộ, ngành có liên quan.

Liên quan đến vụ Mobifone mua 95% cổ phần AVG, ngày 14/11/2018, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam thêm Phó Tổng giám đốc và nguyên Tổng giám đốc Tổng Công ty viễn thông Mobifone. Cụ thể, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam bà Phạm Thị Phương Anh, Phó Tổng giám đốc và ông Cao Duy Hải, nguyên Tổng giám đốc Mobifone. Cả ông Hải và bà Phương Anh đều bị bắt để điều tra về tội "Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng" quy định tại Khoản 3, Điều 220 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Trước đó, ngày 10/07, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án "Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng" để điều tra thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần của AVG, làm thất thoát lớn tài sản của nhà nước.

Cơ quan điều tra cũng đã quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh khám xét và bắt tạm giam ông Lê Nam Trà, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên, nguyên Tổng giám đốc Mobifone (khi bị khởi tố đang công tác tại Văn phòng Bộ Thông tin và Truyền thông) và ông Phạm Đình Trọng, Vụ trưởng Vụ quản lý Doanh nghiệp (Bộ Thông tin và truyền thông). Ông Trà và ông Trọng bị bắt để điều tra về cùng tội danh "Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng".

Trong đại án Mobifone mua AVG, số phận của hai cựu lãnh đạo Bộ thông tin- truyền thông là ông Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn đang như chỉ mành treo chuông.

Dư luận cho rằng, đằng sau sự vụ mua bán bất thường này là sự "lại quả" khủng khiếp mà AVG giành cho các quan chức. Nếu không được "lại quả" khủng khiếp làm sao vụ mua bán này có thể diễn ra ?

Vào năm 1994, tại Trung Quốc lần đầu tiên phát hiện ra doanh nghiệp nhà nước mua đắt tài sản tư nhân. Vào năm này, giám đốc công ty Lanzhou Liancheng Aluminum Corp, ông Wei Guangqian trở thành bạn thân của của một nhà kinh doanh tư nhân ở Quảng Đông. Ngoài việc nhận lại quả từ nhà kinh doanh tư nhân trong một giao dịch đất đai, Wei đã chỉ đạo cấp dưới thành lập một liên doanh với nhà kinh doanh tư nhân, và phần vốn góp của nhà kinh doanh tư nhân được thổi phồng giá trị từ 20 triệu nhân dân tệ lên 92 triệu nhân dân tệ. Dĩ nhiên , mất mát thuộc về doanh nghiệp nhà nước, lợi lộc thuộc về Wei và người bạn.

Nếu xét tư bản thân hữu theo bốn đặc trưng cơ bản của các học giả quốc tế, Việt Nam có đầy đủ ví dụ điển hình cho ba đặc trưng. Hai đại án Vũ "nhôm" và Mobifone mua AVG là ví dụ điển hình cho đặc trưng 02) Sự cấu kết chặt chẽ giữa quan chức và doanh nhân để hai bên cùng thu lợi khủng bất chính. Vụ án ngân hàng Oceanbank chi lãi ngoài khủng cho các quan chức trong Tập đoàn dầu khí Việt Nam dẫn đến hàng chục quan chức cao cấp của tập đoàn này vướng vòng lao lý, mà gần đây nhất bà Vũ Thị Ngọc Lan, Phó tổng giám đốc Công ty thăm dò và khai thác dầu khí Việt Nam bị công an bắt vào ngày 06/01/1019 là ví dụ điển hình cho đặc trưng 03) Tham nhũng cấu kết trong doanh nghiệp nhà nước để ăn cắp tài sản của nhà nước. Vụ án Năm Cam diễn ra vào năm 2000 là ví dụ điển hình cho đặc trưng thứ tư của tư bản thân hữu 04) Sự cấu kết giữa lực lượng thực thi pháp luật với tội phạm có tổ chức để thu lợi bất chính.

Trung Quốc đã làm rõ nhiều vụ án mua quan bán chức nên có thể khẳng định rằng, hình thái tư bản thân hữu mua quan bán chức là một hiện thực, nhưng ở Việt Nam, chưa có vụ án mua quan bán chức nào được phanh phui. Tuy vậy, giới chuyên gia và công chúng quá hiểu rõ rằng, từ lâu Việt Nam cũng như Trung Quốc đã hình thành một chợ đen mua bán chức tước.

Các quan chức hàng đầu Việt Nam chưa bao giờ lên tiếng cảnh báo thảm họa tư bản thân hữu một cách đầy đủ và liên tục, trong khi đó, người đứng đầu Trung Quốc, ông Tập Cận Bình liên tục chỉ rõ thảm trạng. Ngày 28/06/2013, ông Tập nói : "Nếu chúng ta không thể quản lý Đảng của chúng ta một cách chặt chẽ và hiệu quả… chẳng bao lâu nữa Đảng sẽ đánh mất quyền lãnh đạo đất nước và sẽ bị lịch sử loại bỏ". Ngày 16/10/2014, ông Tập nói : "Tham nhũng trong công tác nhân sự là một vấn đề nghiêm trọng, vi phạm nguyên tắc trong bổ nhiệm cán bộ rất phổ biến. Hệ thống quản lý cán bộ chỉ để phô trương. Trong một số lĩnh vực, vấn đề hối lộ lấy phiếu bầu, chạy chức chạy quyền, và mua quan bán chức rất trầm trọng".

Rõ ràng, tư bản thân hữu đã mang đến cho nhiều người ở Việt Nam và Trung Quốc những tài sản khổng lồ, nhưng đồng thời cũng gieo rắc vào chính quyền của hai quốc gia này những tuyệt vọng khủng khiếp.

Tâm Don

Nguồn : VNTB, 11/01/2019

Tham khảo :

https://tuoitre.vn/truy-to-2-cuu-tuong-cong-an-bui-van-thanh-va-tran-viet-tan-20190105221229976.htm

https://tuoitre.vn/hai-cuu-tuong-cong-an-giup-vu-nhom-thau-tom-dat-cong-ra-sao-20190107221350748.htm

https://tuoitre.vn/thu-doan-an-dat-cong-cua-vu-nhom-20190108211233527.htm

Published in Diễn đàn

Cánh đang nắm gi ưu thế quyn lc trong đng rt cuc đã giành được mt thng li quan trng : bui chiu ngày 4/1/2018, thượng tá tình báo công an Phan Văn Anh Vũ kiêm trùm bt đng sn Vũ "Nhôm" đã b đưa t Singapore v Hà Ni, nhưng không phi được đưa về văn phòng công ty Nova79 ca Vũ "Nhôm", hay ngôi nhà ca Vũ 82 Trn Quc Ton qun Hi Châu ca Đà Nng, mà Phan Văn Anh Vũ s phi nm trong mt xà lim bit lp vi chế đ bit giam, dù có th s được cán b qun giáo phc v tn tình "cơm bưng nước rót".

vuve1

Phan Văn Anh Vũ (giữa), hình chp năm 2016.

Thắng li ca cánh đng

Thắng li trên mang ý nghĩa "ra mt" cho chiến dch "chng tham nhũng" sau hàng lot v "ra đi tìm đường cu nước" t năm 2016 đến nay ca nhng Trnh Xuân Thanh, Lê Chung Dũng, Vũ Đình Duy…

Sau v Tng bí thư Trng "dám" chỉ đo bt cu y viên b chính tr Đinh La Thăng và đến nay là v "dn đ" tm coi là thành công đi vi nhân vt "bt đng chính kiến" Phan Văn Anh Vũ, có th xem chiến dch "chng tham nhũng" ca ông Trng ln ln khut nhng chiến dch "đánh hôi" ca những nhóm quyn lc và li ích khác đang trên đà khá thun li.

Thắng li trong v "dn đ" Phan Văn Anh Vũ thm chí còn rt quan trng vì đã ngăn chn được nguy cơ quc tế hóa v vic này. Vũ "Nhôm" đã không th tr thành "Trnh Xuân Thanh th hai".

Bởi trước khi Vũ "Nhôm" đào thoát, vn đ ct yếu vn xoay quanh cuc chiến gia Vũ "Nhôm" và Huỳnh Đc Thơ - ch tch thành ph Đà Nng. Nhưng ngay sau khi Phan Văn Anh Vũ b phát hin ca khu Singapore - Malaysia, vn đ đã tr nên trm trng hơn nhiu vi những thông tin v vic Vũ đã rt mun t nguyn cung cp "h sơ bt cóc Trnh Xuân Thanh", hoc nhng bng chng v v vic gây chn đng ngoi giao này cho phía tình báo Cng hòa liên bang Đc, đ đi ly quy chế t nn cho mình.

Giờ đây trong con mt của nhóm đang nằm gi quyn lc trong đng cm quyn Vit Nam, "ti" ca Phan Văn Anh Vũ phi nng gp đôi, không còn đơn thun là "c ý làm l tài liu bí mt nhà nước" hay nhng v đi đêm mua bán d án và nhà công sn, mà là hành vi dám ra mt thách thc Tổng bí thư Trng - điu tương t đã xy ra vi Trnh Xuân Thanh.

Singapore không phải là mt đi tác nng v chính tr vi Vit Nam, mà các nhà đu tư Singapore luôn chiếm gi mt v trí trong nhóm đu vào Vit Nam. Không cn ngc nhiên nếu Chính ph Singapore đã có thể nhân v bt gi Phan Văn Anh Vũ đ "đàm phán" thêm vi chính ph Vit Nam v nhng d án đang trong quá trình đu tư, hoc ít nht cũng là "lành mnh hóa môi trường đu tư dành cho các nhà đu tư Singapore".

Cũng có một kh năng khác là mặc dù đã có thông tin hành lang về vic Phan Văn Anh Vũ đã gi đơn xin t nn cho Đc và đã được B Ngoi giao ln B Tư pháp nước này nhn đơn, và Vũ cũng đã được tiếp xúc vi mt s quan chc phương Tây, song có th các "đi tác" đã nhn ra rng trong tay Phan Văn Anh Vũ không có được nhng tài liu giá tr nào mà dư lun đn đoán trước đó, như "danh sách mng lưới tình báo ngoi tuyến ca Vit Nam", "danh sách các công ty bình phong", và đc bit là chng có được "h sơ bt cóc Trnh Xuân Thanh" hay nhng bằng chng v v vic này… Thế là Vũ phi "v".

Nhưng "Vũ v" thì sao ?

Ai bảo kê cho ‘Vũ đi’ ?

Từ trước khi "Vũ v", đã xut hin nhng đn đoán v kh năng mt s quan chc, k c nhà báo liên quan đến Vũ, có kh năng s gp rc ri, thm chí có th b "nhp kho". Đc bit, cánh bên đng mun truy ra ai và thế lc nào đã bo kê đ Phan Văn Anh Vũ di gót sang Singapore mt cách ngon trn đến thế. Và cũng đã xut hin tin đn đoán vào chiu ngày 4/1 là s có ít nht mt tướng công an rơi quân hàm hoc "còn hơn thế na".

Rốt cuc, "chuyên án" ca B Chính tr đng v Phan Văn Anh Vũ đã có kết qu ban đu. Chiến dch truy nã Phan Văn Anh Vũ cui cùng đã không quá cc kh và mt quá nhiu thi gian như v Trnh Xuân Thanh mà đã b Nhà nước Đc cáo buc là "bt cóc".

Chỉ trong nay mai, rt có th "chuyên án" ca B Chính tr s biết rõ Phan Văn Anh Vũ đã có hay không, và nếu có thì có được nhng tài liu ni b thuc đ "Mt," thm chí "Tuyt Mt" nào v nhng vn đ nghip v ca ngành công an, hay nhng tài liu về mi quan h ngm trong gii quan chc lãnh đo ra sao - nhng bng chng mà có th đ sc "giết sng" nhiu quan chc đang ti v.

Một đi án an ninh quc gia đã có th khi đng t gi phút này.

Dù chỉ được đánh giá là mt con cht, nhưng Phan Văn Anh Vũ lại có vai trò như mt "h sơ sng" đi vi nhiu quan chc, và có th tác đng ln đi vi bàn c tương quan quyn lc và xung đt chính tr Vit Nam.

Phan Văn Anh Vũ cũng rất có th đóng vai trò đt phá khu cho bt kỳ phe phái nào biết li dng nhân vật mà b mt s dư lun xem là "tình báo hai mang" này.

Trong cái nhìn của Tng bí thư Trng, v vic Phan Văn Anh Vũ Đà Nng thot đu có l không quá quan trng, hoc chng có gì đáng nói. Nhưng nếu vn đ ca Vũ li liên quan đến Trnh Xuân Thanh thì sẽ là mt vic khác hoàn toàn. Gi đây, ông Trng có th s không b qua cơ hi quý giá này đ b túc cho kế hoch "ci t B Công an", xem xét li toàn b cơ cu và tính hp lý hay chưa ca các tng cc và cc nghip v trong b này, k c khâu tình báo. Thậm chí, ông Trng nếu "ni hng" s còn có th "thay máu" hàng lot tướng lĩnh công an - tương t cái cách mà Tp Cn Bình đã làm Trung Quc trong sut 3 năm t 2012 đến 2015.

Vào giờ này, chc hn đang có nhng quan chc và c nhng nhà báo hay blogger quốc doanh đã tng "ăn chu" vi trùm bt đng sn Vũ "Nhôm", hoc vi thượng tá tình báo công an Phan Văn Anh Vũ, đã mt ng sau khi Vũ "Nhôm" b khám nhà, đã tm th phào khi Vũ "Nhôm" b trn, s tiếp tc mt ng và c mt ăn khi nghe tin mng xã hi v v Vũ "Nhôm" s b "dn đ" v Hà Ni.

Hoặc mt đường dây (nếu có) đã bo kê cho Vũ "Nhôm" lng biến khi Vit Nam…

Nhớ li Tết nguyên đán năm 2014…

Việt Nam nhng ngày cn Tết nguyên đán 2018. Khong thi gian gn Tết nguyên đán năm 2014 đang hin hình trở li khi nhân vt "ht lin, bt lin" - trưởng ban ni chính trung ương Nguyn Bá Thanh - được chuyên cơ y tế đưa t Hoa Kỳ v sân bay Đà Nng, đ sau đó dù được h thng tuyên giáo đng tuyên truyn "tau khe mà, có chi mô", ông Thanh vn v nơi chín suối mà chng th trăng tri được điu gì.

"Vũ về" - khi báo chí quc doanh đang sôi lên vì ni thèm mun tin tc và hơn thế là có tin tc đ đăng. Nhưng cũng tương t v Nguyn Bá Thanh, mà báo chí nhà nước ch còn cách chy theo mng xã hi và ch tin phát chính thức t Ban Bo v và chăm sóc sc khe trung ương, vào ln này báo nhà nước cũng phi ngm tăm ch đi ý ch ca mt cp cao hơn nhiu - tng bí thư.

"Vũ về". Năm dương lch 2018 đã m đu đy may mn cho Nguyn Phú Trng, báo hiu ông ta có thể vào thế "ch tre" vi cuc chiến ni b trong sut năm nay.

Phạm Chí Dũng

Nguồn : VOA, 04/01/2017

Published in Diễn đàn

Ngày cuối cùng của năm 2017 đã không êm ả như ngày 31/12 năm 2016. Dồn dập tin tức trên mạng xã hội về trùm bất động sản Vũ "nhôm" kiêm thượng tá tình báo công an Phan Văn Anh Vũ bị bắt giữ ở cửa khẩu Singapore – Malaysia đã khiến bầu không khí chính trường Việt Nam trở về khoảng thời gian gần tết nguyên đán năm 2014 khi nhân vật "hốt liền, bắt liền" – trưởng ban nội chính trung ương Nguyễn Bá Thanh – được chuyên cơ y tế đưa từ Hoa Kỳ về sân bay Đà Nẵng, để sau đó dù được hệ thống tuyên giáo đảng tuyên truyền "tau khỏe mà, có chi mô", ông Thanh vẫn về nơi chín suối mà chẳng thể trăng trối được điều gì.

Ba năm sau vụ Nguyễn Bá Thanh, Đà Nẵng lại là địa danh được nhiều người thuộc lòng – không chỉ bởi sự kiện Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị APEC vào tháng Mười Một mà còn bởi vụ bỏ trốn của Vũ "nhôm" một tháng sau đó.

vunhom1

Vũ nhôm và Nguyễn Bá Thanh - Ảnh Youtube

Vũ "nhôm" lại dây mơ rễ má với Nguyễn Bá Thanh – bằng vào những thông tin đã được một số tờ báo nhà nước đăng tải như thể cố ý trong thời gian gần đây – về một số dự án và nhà công sản mà Vũ "nhôm" đã được đặc cách "mua hóa giá".

Song Nguyễn Bá Thanh, dù gì cũng đã chết, không còn phải lo lắng bị truy cứu bất kỳ trách nhiệm hành chính hay hình sự nào.

Nhưng Vũ "nhôm" chắc chắn còn dây mơ rễ má với nhiều nhân vật khác, còn sống và còn đương chức.

Sau vụ Vũ "nhôm" đào thoát, một kịch bản nhiều khả năng đã xảy ra là Tổng bí thư Trọng nổi cơn lôi đình, chỉ đạo "bằng mọi cách bắt bằng được Phan Văn Anh Vũ về quy án" như một quyết tâm tương tự vào tháng Tư năm 2017 đối với Trịnh Xuân Thanh.

Dù cho tới giờ vẫn chưa có bất kỳ tin tức hay phản ứng nào từ phía chính quyền Việt Nam về thông tin Vũ "nhôm" không thể lọt qua biên giới Singapore, nhưng những tin tức trên mạng xã hội thậm chí còn cho biết chính quyền Việt Nam đang điều đình với nhà chức trách Singapore để "dời" thượng tá tình báo công an Phan Văn Anh Vũ về Hà Nội vào ngày 2/1/2018.

Nếu những tin tức trên là có cơ sở, "chuyên án" của Bộ Chính trị về Phan Văn Anh Vũ rốt cuộc đã có kết quả ban đầu. Chiến dịch truy nã Phan Văn Anh Vũ cuối cùng đã không quá cực khổ và mất quá nhiều thời gian như vụ Trịnh Xuân Thanh mà đã bị Nhà nước Đức cáo buộc là "bắt cóc".

Chỉ trong nay mai, rất có thể "chuyên án" của Bộ Chính trị sẽ biết rõ Phan Văn Anh Vũ đã có hay không, và nếu có thì có được những tài liệu nội bộ thuộc độ "Mật", thậm chí "Tuyệt Mật" nào về những vấn đề nghiệp vụ của ngành công an, hay những tài liệu về mối quan hệ ngầm trong giới quan chức lãnh đạo ra sao – những bằng chứng mà có thể đủ sức "giết sống" nhiều quan chức đang tại vị.

Cũng rất có thể không phải ngẫu nhiên, một luồng thông tin có địa chỉ trên mạng xã hội đã khẳng định rằng Phan Văn Anh Vũ còn có cả hồ sơ và những bằng chứng về vụ "bắt cóc Trịnh Xuân Thanh" mà Vũ đang muốn chuyển cho người Đức như một điều kiện để đổi lấy cơ chế tị nạn chính trị cho bản thân.

Dù chỉ được đánh giá là một con chốt, nhưng Vũ "nhôm" lại có vai trò như một "hồ sơ sống" đối với nhiều quan chức, và có thể tác động lớn đối với bàn cờ tương quan quyền lực và xung đột chính trị ở Việt Nam.

Vũ "nhôm" cũng rất có thể đóng vai trò đột phá khẩu cho bất kỳ phe phái nào biết lợi dụng nhân vật mà bị một số dư luận xem là "tình báo hai mang" này.

Nếu Vũ "nhôm" bị bắt và bị lôi về Việt Nam, gần như chắc chắn đó sẽ là đại án. Đại án không chỉ về kinh tế và tham nhũng mà còn về "an ninh quốc gia" và chính trị. Và đó sẽ là cơ sở rất quan trọng để ông Trọng sẽ ngay lập tức tiến hành một kế hoạch không chỉ "chấn chỉnh nội bộ" mà còn có thể cải tổ Bộ Công An – một động thái mà Tập Cận Bình đã làm đến mức "long trời lở đất" bắt đầu từ mùa Xuân năm 2014.

Việt Nam những ngày cận tết nguyên đán 2018. Khoảng thời gian gần tết nguyên đán năm 2014 đang hiện hình trở lại mà đang khiến khối báo chí quốc doanh sôi lên vì nỗi thèm muốn tin tức và hơn thế là có tin tức để đăng. Nhưng cũng tương tự vụ Nguyễn Bá Thanh mà báo chí nhà nước chỉ còn cách chạy theo mạng xã hội và chờ tin phát chính thức từ Ban Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe trung ương, vào lần này báo nhà nước cũng phải ngậm tăm chờ đợi ý chỉ của một cấp cao hơn nhiều – tổng bí thư.

Trong khi đó, dư luận đang đồn đoán rằng có những quan chức và cả những nhà báo hay blogger quốc doanh đã từng "ăn chịu" với trùm bất động sản Vũ "nhôm" hoặc với thượng tá tình báo công an Phan Văn Anh Vũ, đã mất ngủ sau khi Vũ "nhôm" bị khám nhà, đã tạm thở phào khi Vũ "nhôm" bỏ trốn, sẽ tiếp tục mất ngủ và cả mất ăn khi nghe tin mạng xã hội về vụ Vũ "nhôm" sẽ bị "dẫn độ" về Hà Nội.

Hoặc một đường dây (nếu có) đã bảo kê cho Vũ "nhôm" lặng biến khỏi Việt Nam…

Kịch hay lại mở màn cho đầu năm 2018.

Thậm chí một số dư luận còn đang nói về những cái tên cụ thể cho "nhập kho giai đoạn 1" sau khi "Vũ về".

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 02/01/2018

Published in Diễn đàn

Trên bàn cờ tương quan quyền lực và xung đột chính trị ở Việt Nam, tuy chỉ được đánh giá là một con chốt, nhưng Vũ "nhôm" – tức đại gia bất động sản Phan Văn Anh Vũ – lại rất có thể đóng vai trò đột phá khẩu cho bất kỳ phe phái nào biết lợi dụng nhân vật mà bị một số dư luận xem là "tình báo hai mang" này.

vunhom1

Phan Văn Anh Vũ. (Hình : Zing)

Con chốt đột phá khẩu

Nguồn cơn nguy hiểm nhất là Vũ "nhôm" không chỉ là kẻ trục lợi chính sách nhà đất, mà còn là thượng tá công an – theo chính một tiết lộ của người được xem là "cánh anh Phúc" – tân Bí thư Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa.

Vào tháng Tư, 2017, thời điểm bắt đầu bùng nổ cuộc chiến "nội bộ Đà Nẵng rất đoàn kết" giữa bí thư là Nguyễn Xuân Anh và chủ tịch là Huỳnh Đức Thơ, trên mạng xã hội đã bất thần xuất hiện những tài liệu từ một nguồn ẩn danh cho thấy Phan Văn Anh Vũ chính là sĩ quan tình báo của Bộ công an, hàm cấp tá, bí số AV75, còn Nova 79 nơi Phan Văn Anh Vũ là chủ tịch Hội đồng quản trị lại là "công ty bình phong" của Tổng cục Tình báo Bộ công an.

Tài liệu trên, cho dù không thể kiểm chứng được về mức độ chính xác, nhưng đã khiến dư luận xã hội xôn xao. Có người còn gọi đó là cuộc chiến lợi ích giữa hai cơ quan tình báo – một quân đội và bên kia là công an.

Với vai trò là một thượng tá tình báo, Phan Văn Anh Vũ rất có thể đã có điều kiện tiếp cận với nhiều tài liệu nội bộ thuộc độ "Mật", thậm chí "Tuyệt Mật" về những vấn đề nghiệp vụ của ngành công an. Nhưng vào thời buổi mà đặc thù to lớn nhất của một bộ phận trong lực lượng vũ trang không phải công tác tình báo mà là "nhảy múa kiếm cơm" qua vô khối động tác "bình phong" để trục lợi chính sách, mối quan tâm hàng đầu của số này là "phe cánh chính trị" và những tài liệu mang tính bằng chứng về mối quan hệ ngầm trong giới quan chức lãnh đạo, những phi vụ "xămxônai" (cách gọi loại vali chứa đầy đô la) mà các quan chức "lại quả" cho nhau, hoặc những hình ảnh sống động về giới quan chức đã thác loạn với gái trên giường… Tất cả những loại bằng chứng đó đều được dùng cho "biện pháp nghiệp vụ ngành", nghĩa là khi điều kiện cho phép sẽ được mang ra khống chế nhau. Chẳng thế mà có dư luận bức bối về câu chuyện Vũ "nhôm" từng mang súng ngắn đi "đàm phán hợp đồng".

Giờ đây, kẻ mà có thể tích trữ không chỉ nhiều triệu đô la mà còn hàng tá tài liệu thói hư tật xấu và đấu đá nội bộ của quan chức – tái hiện kịch bản Trịnh Xuân Thanh cuối năm 2016 – đã biến mất. Biến mất ngay trước mũi Công an Đà Nẵng, Bộ công an và Tổng bí thư Trọng.

Hãy nhìn lại vụ Trịnh Xuân Thanh.

Những tiền lệ đào thoát

Vào giữa năm 2016, khi tung ra chiến dịch truy buộc Trịnh Xuân Thanh bằng vụ xe Lexus ở Hậu Giang cùng khoản lỗ hơn 3.200 tỷ đồng (hơn 141,1 triệu USD) thời Thanh còn là tổng giám đốc ở công ty PVC, lỗ hổng lớn nhất của Tổng Trọng là đã "quên" không đóng cửa biên giới đường bộ, đường thủy và đường không. Hậu quả là không chỉ Trịnh Xuân Thanh biến mất chỉ vài tháng sau đó, mà vụ biến mất này chắc chắn đã được giúp sức bởi một thế lực đủ mạnh và đủ "biện pháp nghiệp vụ" để cho tới nay, bất chấp nhiều bức bối cùng chỉ trích của cán bộ và tướng lĩnh lão thành, vẫn chẳng có một manh mối nào về việc ai và thế lực nào đã bảo kê cho Trịnh Xuân Thanh đào tẩu khỏi Việt Nam ngay trước mũi tổng bí thư.

Thế lực giấu mặt trên không chỉ mang ý nghĩa nhỏ bé như một hành động chọc tức và khiêu khích đối với Tổng Trọng, mà lớn lao hơn thế nhiều, có thể trở thành một loại đối trọng chính trị theo đúng nghĩa đen của từ điển chính trị học, trở thành tương lai ám ảnh đối với tương lai chính trị có thể còn kéo dài đến ít ra cuối đại hội 12 của tổng bí thư hiện tại.

Trước vụ Trịnh Xuân Thanh là vụ Dương Chí Dũng Vinashin năm 2012. Khi Dũng sắp bị bắt, "một lãnh đạo Bộ công an" đã ngầm báo tin cho Dũng để bỏ trốn. Được sự giúp sức của em ruột là Dương Tự Trọng – phó giám đốc Công an Hải Phòng, Dương Chí Dũng đã đào thoát thành công ra nước ngoài. Dũng chỉ bị bắt lại 4-5 tháng sau đó. Cũng sau đó đã xảy ra một vụ scandal lớn trong ngành công an Việt Nam.

Còn vào lần này và ứng với vụ Vũ "nhôm", liệu có scandal nào ? Nếu có thì liên đới những quan chức công an hay quan chức đảng nào ?

Và dấu hỏi quan trọng không kém là nếu đúng là có những quan chức bị liên đới trên, họ thuộc "phe" nào ?

Vũ "nhôm" biết trước ?

Tín hiệu rõ ràng nhất cho tương lai một scandal lớn hoặc rất lớn là ngay từ tháng Tư, 2017, khi cuộc xung đột Đà Nẵng còn bất phân thắng bại, Vũ "nhôm" đã thoái sạch vốn khỏi hàng loạt công ty.

Theo một điều tra riêng của kênh truyền thông nhà nước VTC, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Công ty cổ phần Xây Dựng Bắc Nam 79 sửa đổi ngày 26 tháng Tư, 2017, cho thấy ông Phan Văn Anh Vũ đã rút toàn bộ 650 tỷ đồng (hơn 28,6 triệu USD), tương đương 92,86% vốn.

Tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Minh Hưng Phát (nay đổi tên thành công ty trách nhiệm hữu hạn Phú Gia Compound) – pháp nhân tặng cựu Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh xe Toyota Avalon để sử dụng, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi ngày 7 tháng Tư, 2017, thể hiện ông Phan Văn Anh Vũ đã rút toàn bộ 40 tỷ đồng (hơn 1,7 triệu USD), tương đương 80% vốn điều lệ của doanh nghiệp trên.

Với siêu dự án Vầng Trăng Khuyết (The Sunrise Bay), hai pháp nhân liên quan đến ông Vũ "nhôm" là Công ty cổ phần Xây Dựng 79 và Công ty cổ phần Nova Bắc Nam 79 từ ngày 19 tháng Tư, 2017, đến 28 tháng Sáu, 2017, đã rút 100% vốn tại dự án trên.

Bản thân Công ty cổ phần Nova Bắc Nam 79 hiện cũng không còn cổ phần của ông Phan Văn Anh Vũ và đổi tên thành Công ty cổ phần Đầu Tư và Phát Triển Chấn Phong…

Trừ Dương Chí Dũng khá cập rập mà đã không thể thu vén toàn bộ tài sản tiền bạc, cả Trịnh Xuân Thanh lẫn Vũ "nhôm" đều có đủ thời gian để tẩu tán rất gọn.

Tình thế hiện thời là còn chưa xử lý xong "ruồi Thanh", Tổng Trọng lại bị thách thức bởi Vũ "nhôm", và do đó ông Trọng vẫn phải đối mặt với một đối thủ chính trị ngầm ẩn và nguy hiểm mà có thể sẵn sàng làm ông thất bại cục bộ hoặc thậm chí hất ông khỏi ghế tổng bí thư vào một lúc nào đó.

Liệu ông Trọng có cam chịu ngồi yên để cấp dưới qua mặt mình và đến một lúc nào đó sẽ hất đổ mình ?

Sẽ là đại án "an ninh quốc gia ?"

Nếu vào thời gian trước tháng Mười Hai, 2017, câu trả lời có vẻ nghiêng về hướng "bất lực" trong tâm thế Tổng bí thư Trọng, thì từ tháng Mười Hai, 2017, khi "vượt qua sợ hãi" bằng việc phát lệnh bắt cựu Ủy viên Bộ chính trị Đinh La Thăng, ông Trọng đã dường như chấp nhận không thể lùi, và thực tế cũng không còn đường lùi, để từ đó chỉ tiến và tiến.

Một kịch bản nhiều khả năng xảy ra là sau vụ Vũ "nhôm" đào thoát, Tổng bí thư Trọng sẽ nổi cơn lôi đình, sẽ chỉ đạo "bằng mọi cách bắt bằng được Phan Văn Anh Vũ về quy án", như một quyết tâm tương tự vào tháng Tư, 2017, đối với Trịnh Xuân Thanh.

Khả năng bắt được Vũ "nhôm" lại có thể sáng sủa hơn dĩ vãng trầy trật và quá tai tiếng với Trịnh Xuân Thanh. Sau vụ Trịnh Xuân Thanh, Interpol quốc tế đã cảnh giác cao độ với các quan chức tham nhũng Việt Nam đào tẩu ra nuốc ngoài. Còn vụ bắt Đinh La Thăng đã phát ra dấu hiệu cho thấy lần đầu tiên ông Trọng "khiển" được Bộ công an.

Dù chỉ được đánh giá là một con chốt, nhưng Vũ "nhôm" lại có một vai trò "hồ sơ sống" đối với nhiều quan chức, và có thể tác động lớn đối với bàn cờ tương quan quyền lực và xung đột chính trị ở Việt Nam.

Nếu Vũ "nhôm" bị bắt, gần như chắc chắn đó sẽ là đại án. Đại án không chỉ về kinh tế và tham nhũng mà còn về "an ninh quốc gia" và chính trị.

Lệnh truy nã của Cơ quan An ninh điều tra Bộ công an đối với Phan Văn Anh Vũ bị khởi tố do có hành vi "Cố ý làm lộ tài liệu bí mật nhà nước" đã phác ra bức tranh đại án "an ninh quốc gia" và chính trị ấy.

Nhưng có lẽ chưa cần bắt được Vũ "nhôm", Tổng bí thư Trọng sẽ ngay lập tức đề ra một kế hoạch không chỉ "chấn chỉnh nội bộ" mà còn có thể cải tổ Bộ công an – một động thái mà Tập Cận Bình đã làm đến mức "long trời lở đất" bắt đầu từ mùa Xuân năm 2014. 

Phạm Chí Dũng

Nguồn : Người Việt, 31/12/2017

Published in Diễn đàn
mardi, 26 décembre 2017 20:16

Vũ đi liệu Vũ có về ?

Có lẽ chưa bao gi sân khu chính tr Vit Nam li đem đến cho công chúng nhiu show din giàu kch tính và cm xúc như hin nay.

vudi1

Người dân Đà Nẵng tập trung rất đông xem công an khám nhà đại gia Vũ nhôm ở 82 Trần Quốc Toản.

luận chưa hết xôn xao trước s kin Cơ quan Cnh sát Điu tra B Công an công b kết lun điu tra và truy t cu Bí thư Thành u Sài Gòn vào chiu 20/12, tc ch 12 ngày sau khi b bt, li rôm r bàn tán v v đi gia Vũ ‘Nhôm’, mt ông trùm khét tiếng ở Đà Nẵng, b khám xét nhà vào chiu ti 21/12.

Thiên hạ càng không khi ngc nhiên khi, mc dù đã b khám xét nhà t chiu, nhưng bui ti cùng ngày, tr li đ ngh xác tín thông tin vic Vũ ‘Nhôm’ b khi t và bt giam, Chánh Văn phòng B Công an nói : "Tôi chưa nm được thông tin này". Và mãi đến hơn 21h ngày hôm sau, các cơ quan báo chí nhà nước mi đng lot đưa tin Cơ quan An ninh Điu tra B Công an đã ra lnh khi t và khám xét nhà Phan Văn Anh Vũ ngày 21/12 trước khi phát lnh truy nã ngày 22/12, bởi đi tượng đã biến mt.

Sau Vũ là ai ?

Mặc dù đã tr thành ông trùm quyn lc ngm ti Đà Nng t lâu, nhưng cũng phi đến tháng 4/2017, cái tên Vũ ‘Nhôm’ mi thc s được công chúng Vit Nam chú ý, khi báo chí nêu đích danh anh ta chính là ch doanh nghiệp đã tng xe sang cho Bí thư Đà Nng Nguyn Xuân Anh. (Cuc chiến gia hai phe nhóm quyn lc chính ti Đà Nng là Bí thư Thành u Nguyn Xuân Anh và Ch tch UBND Huỳnh Đc Thơ lúc by gi đang đến hi quyết lit, trong đó Vũ ‘Nhôm’ được cho là thuc "phe" Nguyễn Xuân Anh.)

Gần đây, thiên h tá ho khi có tin Vũ ‘Nhôm’ hoá ra là mt sĩ quan công an. Chng phi ai khác mà chính tân Bí thư Đà Nng Trương Quang Nghĩa, trong cuc gp mt các cán b quân đi cp tướng ngh hưu trên đa bàn Đà Nng ngày 21/12, đã "toạc móng heo" ra rng Vũ ‘Nhôm’ là mt thượng tá công an.

Năm 2013, cái tên Phan Văn Anh Vũ từng đượnhắc đến trong kết lun ca Thanh tra Chính ph liên quan đến vic qun lý s dng đt ca TP Đà Nng. Nhưng lúc y, B trưởng Công an Trn Đi Quang, nhân vt được cho là đng sau lưng Vũ ‘Nhôm’, đã là mt quyn lc hàng đu Vit Nam nên không ai làm gì được.

Mãi đến cuối tháng 9, sau khi ngài cựu B trưởng Công an tht thế do dính vào vụ Trnh Xuân Thanh, ông trùm Vũ ‘Nhôm’ mi chính thc b "lên tht". Và Tuổi Tr là tờ báo "chính thng" đu tiên khai mào cuc tn công nhm vào "nhóm li ích Vũ ‘Nhôm’" bng bài "Khuất tt trong bán hàng lot nhà, đt công tại Đà Nng ?".

Kết cc khó tránh

Nhà báo Hoàng Hải Vân, cu tng thư ký báo Thanh Niên, tng nhận xét : "Ông Nguyễn Xuân Anh và ông Huỳnh Đc Thơ suy cho cùng cũng là nn nhân ca mt khi ung nhọt lưu cu t thi ông Nguyn Bá Thanh làm Ch tch. […] Nhc đến ông Nguyn Bá Thanh có th là chuyn ‘nhy cm’ vì ông y đã qua đi, nhưng nếu né tránh nhng di hi mà ông y đã đ li cho Đà Nng thì nhng vn đ ct lõi ca Đà Nng s không bao gi được x lý đến nơi đến chn. […] B máy Đng và Chính quyn Đà Nng đang b các nhóm li ích chi phi, khng chế, to thành mt khi ung nht. Ông Nguyn Bá Thanh không còn, nhưng các nhóm li ích này vn tn ti, không ch tn ti mà ăn sâu vào các chân rết trong b máy, không ch Đà Nng mà còn khng chế cp cao hơn, mà s e ngi ca Phó Th tướng Vũ Đc Đam là mt ví d".

Về Đà Nng thay thế Nguyn Xuân Anh trên cương v nhà lãnh đo cao nht ca thành ph bin chiến lược Min Trung, ông Trương Quang Nghĩa hiểu rõ điu đó hơn ai hết. Nghĩa là, nếu không chế ng được ông trùm quyn lc ngm Vũ ‘Nhôm’, chính ngài Bí thư Thành u s b vô hiu hoá hoc t hơn na là b nhn chìm.

Trong bối cnh y, Vũ ‘Nhôm’ bng tr thành đi tượng mà nhiu thế lc buc phải trit h. Ngoài Bí thư Trương Quang Nghĩa vi lý do nêu trên thì Ch tch Huỳnh Đc Thơ li chính là đi th mà anh ta đã "gây thù chuc oán" sut my năm qua. Dĩ nhiên, hai nhân vt này hoàn toàn không đơn đc, bi h còn có các thế lc hu thun trung ương. Đc bit, Vũ Nhôm có th được coi là đi din ca nhóm li ích công an, mt "thành trì quyn lc" mà TBT Nguyn Phú Trng, nếu mun đy mnh chiến dch "đt lò" đ nuôi hy vng "bám tr" trên ngôi v s 1 ít nht là cho đến hết nhim kỳ, buc phải "công phá".

Sự kin "Thanh v" đã đ li mt vết nhơ không biết bao gi mi phai m trong lch s ngoi giao Vit Nam, chưa k nhng h lu lâu dài khác cho đt nước. Trong khi đó, nhng din biến bt ng dn dp trên chính trường thi gian gn đây báo hiệu t nay đến Hi ngh Trung ương 7 s còn nhiu biến c khó lường ; nht là khi dư lun tin rng Vũ Nhôm có th nm trong tay nhng thông tin "nhy cm".

Lê Anh Hùng

Nguồn : VOA, 26/12/2017

Published in Diễn đàn