Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Phần Lan, Thụy Điển vào NATO : Có làm thay đổi gì cho 2 nước ?

Cyrille Bret, Anh Vũ, RFI, 18/05/2022

Lời giới thiệu : Phần Lan và Thụy Điển hôm 18/05/2022 cùng nộp đơn xin gia nhập Liên minh Quân sự Bắc Đại Tây Dương, sau khi đã được Quốc Hội hai nước thông qua. Việc gia nhập vào liên minh quân sự NATO có ý nghĩa gì với hai quốc gia Bắc Âu ?

RFI tiếng Việt giới thiệu bài trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Pháp ngữ TV5 Monde của ông Cyrille Bret, nhà nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu chính trị Jacques Delors của Pháp. (AV)

otan01

Tổng thư ký khối NATO, Jens Soltenberg, giới thiệu hai đơn xin gia nhập Liên minh của Phần Lan và Thụy Điển, tại Bruxelles, Bỉ, ngày 18/05/2022.  AP - JOHANNA GERON

TV5 : Tại sao hai nước Bắc Âu lại xin gia nhập NATO vào giữa lúc đang có chiến tranh tại Ukraine ?

Cyrille Bret : Yếu tố kích hoạt, như vừa nói, đó là cuộc xâm lược Ukraine do Nga phát động hôm 24/02. Nhưng cũng còn là việc Nga là mối đe dọa đối với tất cả các quốc gia không là thành viên của NATO, như trường hợp của Gruzia hay Moldavia.

Thụy Điển và Phần Lan đã có mối liên hệ với NATO qua hiệp định Đối tác vì Hòa bình (Partnership for Peace Program-PPP), một chương trình hợp tác song phương giữa NATO và các đối tác khu vực Châu Âu – Đại Tây Dương. Việc gia nhập NATO của hai nước sẽ càng củng cố thêm quan hệ đối tác đó. Hai nước vùng Baltic này nhận thấy chỉ có NATO là có đủ khả mang lại cho họ sự "bảo hiểm chiến lược".

TV5 : Thụy Điển và Phần Lan vào NATO, điều này làm thay đổi gì cho hai nước ?

Cyrille Bret : Nếu như đơn xin gia nhập NATO của Thụy Điển và Phần Lan được chấp thuận, hai nước này sẽ được đặt dưới sự bảo vệ của điều 5 trong Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương. Tức là khi một nước thành viên của NATO bị xâm lược thì toàn khối coi như cũng bị xâm lược. Một thỏa thuận như vậy tạo cho họ có thêm sự bảo vệ an ninh so với hiệp định Đối tác vì Hòa bình. Đổi lại hai nước cũng phải sẵn sàng tham chiến bên cạnh NATO, nếu một thành viên của khổi bị tấn công.

Hai nước cũng sẽ phải đồng ý có nỗ lực về vấn đề vũ khí và đồng bộ hóa các chuẩn mực kỹ thuật, tác chiến để có năng lực phục vụ liên kết với các thành viên của NATO. Cụ thể, quân đội Phần Lan và Thụy Điển sẽ phải điểu chỉnh toàn bộ khí tài, phương thức tác chiến, các quy định theo chuẩn của NATO.

Thụy Điển và Phần Lan cũng sẽ phải đặt một số đơn vị quân đội quốc gia của mình dưới sự chỉ huy của nước ngoài, giống như trường hợp của Pháp chẳng hạn. Một số quân nhân Pháp vẫn đang phục vụ dưới sự chỉ huy của Mỹ, Séc hay Đan Mạch. Điều này sẽ làm thay đổi cách thức tác chiến hay mua sắm thiết bị khí tài của các lực lượng quân đội hai nước.

Hai nước sẽ bắt buộc phải dành ngân sách quốc phòng hàng năm là 2% GDP. Ngoài ra Thụy Điển và Phần Lan sẽ phải tham gia vào tất cả các cuộc họp thượng đỉnh, các hội nghị bộ trưởng và mọi cuộc họp liên quan đến điều phối quân sự.

 TV5 : Hai nước sẽ phải tổ chức lại quân đội thế nào khi hội nhập với quân đội của NATO ?

Cyrille Bret : Trước hết cần phải chuyển đổi sang tiếng Anh các chỉ dẫn trong toàn bộ hệ thống kỹ thuật, tác chiến và trao đổi để NATO có thể đặt tên hiệu cho một số lĩnh vực tổ chức quân sự của các nước này. Công việc mang tính hành chính này rất lớn. Cũng cần phải dự trù tiến hành rất nhiều các cuộc tập trận chung. Các nước sẽ phải gửi sĩ quan hay hạ sĩ quan của mình đi học tại các cơ sở đào tạo sĩ quan của NATO, phần lớn các cơ sở này nằm ở Châu Âu. Nhưng trong việc này, quân đội Thụy Điển và Phần Lan đã tham dự chủ yếu trong khôn khổ của hiệp định PPP. Hai nước là thành viên của hiệp định từ năm 1994, vẫn đều đặn tham gia tất cả các cuộc tập trận hải và không quân của NATO trên biển Baltic.

Không như Montenegro khi trở thành thành viên thứ 29 của NATO năm 2017 thì công việc tiến hành có khác. Gia nhập NATO, nước này cần phải có những nỗ lực hiện đại hóa rất lớn, thực hiện rất phức tạp. Trong trường hợp của hai nước Bắc Âu, quân đội của họ đã quen thực hiện tác chiến với NATO. Cuối cùng hai nước vùng Baltic này sẽ phải chấp nhận một bất lợi là gia nhập khối nhưng không được hưởng những thuận lợi chính, tức là được trợ giúp.

TV5 : Trước đây việc hai nước không gia nhập NATO thì có lợi gì ?

Cyrille Bret : Điều này là do truyền thống chính trị của hai nước. năm 1812 Thụy Điển đã lựa chọn không tham gia bất cứ liên minh quân sự nào trong thời bình và bất kỳ cuộc xung đột nào trong thời chiến. Vùng đất Pomeranie thuộc Thụy Điển đã bị Napoléon xâm chiếm trong cùng năm đó. Về phía Phần Lan, nước này đã chọn con đường trung lập để tránh phải chịu sự hăm dọa chiến lược của Liên Xô sau hai cuộc chiến tranh chống lại đế chế Xô Viết.

Giữ trung lập giúp cho Thụy Điển trở thành một quốc gia cực kỳ phồn thịnh, không phải chịu hậu quả của bất kỳ cuộc xung đột lớn nào trên thế giới. Phần Lan thì đã giữ được để không bị Liên Xô tấn công.

TV5 : Vậy quyết định gia nhập NATO này chẳng phải đã phá vỡ sự cân bằng đó ?

Cyrille Bret : Đây chính là những khía cạnh gây tranh luận. Quyết định này được nhìn nhận ở Phần Lan và Thụy Điển như là viển vông và có thể gây khiêu khích Nga. Nga đã có phản ứng với những nước này vì thông báo xin gia nhập NATO hôm Chủ nhật. Nhưng việc gia nhập này theo hướng chiến lược phân cực Châu Âu của Mỹ. Từ giờ người ta sẽ ủng hộ hay chống Nga hoặc ủng hộ hay chống NATO. Điều này làm cực đoan hóa lập trường chiến lược hiện nay ở Châu Âu và giúp cho sự trở lại Châu Âu của NATO và Hoa Kỳ.

TV5 : NATO mở rộng thêm sẽ có hậu quả gì cho nước Nga ?

Cyrille Bret : Nếu việc gia nhập NATO của Phần Lan và Thụy Điển hoàn tất, NATO có thể tạo được con đê chắn ở Châu Âu. Chiến lược này của Mỹ nhằm ngăn chặn sự mở rộng vùng ảnh hưởng Xô Viết. Điều này sẽ buộc Nga phải coi biên giới với Phần Lan và không phận Baltic như là một đường biên giới mới với NATO. Vì thế, Nga sẽ phải gia tăng nỗ lực quân sự thêm. Nhưng điều này khó thực hiện vì họ đang tiến hành một cuộc chiến tranh quy mô lớn và đang là nạn nhân của các trừng phạt.

Cyrille Bret

Nguyên tác : La Suède et la Finlande dans l'Otan : qu'est-ce que cela va changer pour les deux pays ?, TV5 Monde, 16/05/2022, Benjamin Beraud thực hiện

Anh Vũ biên dịch

Nguồn : RFI, 18/05/2022

**********************

Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO làm lập luận của Putin sụp đổ

The Economist, Nghiên cứu quốc tế, 17/05/2022

Sự mở rộng của liên minh không phải là nguyên nhân dẫn tới cuộc chiến của Tổng thống Nga ở Ukraine.

otan02

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg (giữa), Bộ trưởng Ngoại giao Phần Lan Pekka Haavisto (trái) và người đồng cấp Thụy Điển Ann Linde, trong cuộc họp báo ngày 22/1/2022 (Ảnh John Thys / AFP)

Quyết định của Phần Lan và Thụy Điển nộp đơn xin gia nhập NATO là một hành động thẳng thừng bác bỏ tầm nhìn chiến lược của Tổng thống Nga, Vladimir Putin. Hai quốc gia từng tự hào về lịch sử không liên kết quân sự lâu đời của mình đã nhận định rằng, rủi ro làm mất lòng nước láng giềng không quan trọng bằng sự trợ giúp an ninh bổ sung mà họ có được khi tham gia một liên minh chuyên chống lại sự xâm lược của Nga. Đó là kết quả trực tiếp của việc Nga xâm lược Ukraine, mà theo Putin là để ngăn chặn NATO mở rộng.

Nó cũng là một lời bác bỏ đối với những người lập luận rằng NATO có lỗi vì đã dẫn tới cuộc chiến. Putin không phải là người duy nhất cho rằng việc liên minh mở rộng sang Trung và Đông Âu sau Chiến tranh Lạnh là điều khiến người Nga không thể dung thứ. Nhiều học giả phương Tây đồng tình với lập luận đó. Tuy nhiên, sự lựa chọn của Phần Lan và Thụy Điển cho thấy họ có quan điểm ngược lại. Hai nước tìm cách tham gia NATO vì họ bị Nga đe dọa, chứ không phải để chống lại nước này.

Tin tức từ Phần Lan và Thụy Điển được công bố ngày 15/05, khi các ngoại trưởng của NATO đang nhóm họp để thảo luận về Ukraine và về chiến lược mới của liên minh, trong giai đoạn chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh vào tháng tới. Bất chấp những than phiền từ Thổ Nhĩ Kỳ, việc gia nhập của Phần Lan và Thụy Điển nhiều khả năng sẽ là chính thức. Khi tham gia, cả hai sẽ mang lại khả năng vũ trang đáng kể, đặc biệt là nếu có chiến tranh ở Bắc Cực, và, trong trường hợp của Phần Lan, là lực lượng pháo binh lớn nhất Châu Âu. Những lực lượng này có thể nhanh chóng được tích hợp vào cấu trúc chỉ huy của NATO. Tư cách thành viên của hai nước cũng sẽ giúp chiều dài biên giới của liên minh với Nga tăng lên gấp đôi (xem bản đồ). Nó còn củng cố các nước thuộc khu vực phía bắc, đặc biệt là các quốc gia vùng Baltic, nơi sẽ dễ được tiếp tế hơn, và là những nước mà Thụy Điển và Phần Lan sẽ cam kết bảo vệ nếu họ trở thành thành viên NATO.

otan03

Bản đồ những thành viên NATO (màu xanh dương), 2 ứng viên Phần Lan và Thụy Điển) (màu xanh lá cây) và những quốc gia khác

Chế độ của Putin đã đáp trả bằng cách cắt nguồn cung điện qua biên giới và đe dọa sử dụng hành động "quân sự-kỹ thuật", bất kể điều đó có nghĩa là gì. Đương kim tổng thống Nga không phải là nhà lãnh đạo Nga đầu tiên phản đối việc mở rộng liên minh. Hồi thập niên 1990, Boris Yeltsin đã phàn nàn khi các thành viên cũ của Hiệp ước Warsaw nộp đơn xin gia nhập NATO. Trong những năm qua, điều này đã trở thành lý lẽ được Putin viện dẫn nhằm biện minh cho việc tập trung quân ở biên giới với Ukraine. Đó là một lập luận được thông cảm ở nhiều nơi trên thế giới, nhưng thực chất đó là một lập luận rất mong manh.

Những người chỉ trích việc mở rộng NATO nói rằng liên minh đã phá vỡ cam kết mà James Baker, lúc đó là Ngoại trưởng Mỹ, đưa ra cho Nga vào tháng 2/1990, rằng NATO sẽ không mở rộng về phía đông. Họ nói thêm rằng việc làm đó cũng không khôn ngoan. NATO càng mở rộng, Nga càng cảm thấy bị đe dọa và buộc phải bảo vệ mình bằng cách kháng cự. Và họ chỉ ra rằng phương Tây có những phương án khác để tăng cường an ninh, ngoài NATO, chẳng hạn như Đối tác vì Hòa bình, với mục đích tăng cường quan hệ an ninh giữa liên minh và các nước không phải là thành viên.

Câu nói của Baker chỉ là một trò đánh lạc hướng. Khi ấy, ông đang nói về NATO ở Đông Đức và lời nói của ông đã không còn hiệu lực khi khối Hiệp ước Warsaw sụp đổ gần 18 tháng sau đó. NATO và Nga đã ký một thỏa thuận hợp tác vào năm 1997, trong đó không có bất kỳ hạn chế nào về vấn đề thành viên mới, dù việc mở rộng đã được thảo luận. Cộng hòa Séc, Hungary, và Ba Lan đã gia nhập NATO gần hai năm sau đó.

Điều quan trọng là cam kết mà Nga đưa ra vào năm 1994, khi Ukraine giao nộp kho vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ của mình. Trong số các điều khoản thỏa thuận, Nga cam kết không sử dụng biện pháp cưỡng bức kinh tế hoặc quân sự đối với nước láng giềng. Rõ ràng, họ đã vi phạm lời hứa này vào năm 2014, khi chiếm Crimea và một phần của vùng Donbas, và một lần nữa vi phạm nó vào ngày 24/02 năm nay.

Thực tế, NATO có quyền được mở rộng, nếu đó là những gì nước nộp đơn mong muốn. Theo Hiệp ước Helsinki, được ký vào năm 1975, với sự tham gia của cả Liên Xô, các quốc gia được tự do lựa chọn liên minh của mình. Liệu có đáng ngạc nhiên, khi các thành viên cũ của khối Hiệp ước Warsaw, vốn đã phải chịu đựng sự thống trị của Liên Xô, đi tìm kiếm nơi trú ẩn an toàn ? Suốt nhiều năm, công luận ở Phần Lan và Thụy Điển đã chống lại việc tham gia NATO. Mọi chuyện đã thay đổi sau cuộc xâm lược Ukraine hồi tháng 2. Việc các quốc gia có chủ quyền có quyền tự quyết định số phận của mình là một trong những điều đang bị đe dọa bởi cuộc chiến này.

Tuy nhiên, những người chỉ trích sự mở rộng đáp trả rằng NATO nên nói không với các nước Trung và Đông Âu. Sự mở rộng chắc chắn khiến Nga trở nên bất an. Dù NATO là một liên minh phòng thủ, nhưng chính phủ ở Moscow vẫn coi nó là một mối đe dọa. Khi Putin cố gắng đảm bảo an ninh cho mình, chẳng hạn bằng cách hiện đại hóa các lực lượng vũ trang, NATO lại cho đó là sự hung hăng ngày càng lớn của Nga. Sự kiện đặc biệt có tính khiêu khích là hội nghị thượng đỉnh Bucharest của NATO năm 2008, nơi đã hứa hẹn tư cách thành viên cho Ukraine và Gruzia, những quốc gia mà Nga coi là quan trọng đối với an ninh của mình.

Những tình huống khó xử về an ninh như vậy rất phổ biến trong nghiên cứu quan hệ quốc tế, và chắc chắn là chúng tồn tại giữa Nga và phương Tây. Nhưng việc đổ lỗi rằng phương Tây đã kích động chiến tranh là một kết luận không đáng tin. Một lý do đến từ trong chính nước Nga. Putin ngày càng lạm dụng chủ nghĩa dân tộc và Chính thống giáo để củng cố quyền lực của mình. Ông cần đến những kẻ thù nước ngoài để thuyết phục người dân của mình rằng họ và nền văn minh của họ đang bị đe dọa. Đánh chiếm lãnh thổ Gruzia vào năm 2008 và Ukraine vào năm 2014 cũng như hiện tại chính là một phần trong trò chơi đó.

Lý do thứ hai đến từ môi trường quốc tế. Nước Nga có một lịch sử lâu dài với tư cách là một cường quốc, và giống như hầu hết các đế quốc đang suy tàn khác, nước này nhận thấy viễn cảnh trở thành một quốc gia bình thường là điều khó lòng chấp nhận được. Dù NATO có mở rộng hay không, Nga vẫn sẽ kháng cự bằng vũ lực khi khu vực ảnh hưởng ở ngoại vi của nước này dần biến mất.

Có lựa chọn thay thế nào cho tư cách thành viên NATO không ? Ở đây, lựa chọn của Phần Lan và Thụy Điển nói lên nhiều điều. Cả hai đều là thành viên lâu nay của Đối tác vì Hòa bình. Và rõ ràng, cả hai đều không cảm thấy rằng cơ chế này mang lại cho họ sự bảo vệ đầy đủ. Nếu một trong số họ bị tấn công, NATO sẽ không bị ràng buộc phải can thiệp. Vũ khí hạt nhân của Mỹ và Anh cũng sẽ không hỗ trợ cho họ, khác với các thành viên của liên minh.

Ngược lại, NATO hoạt động dựa trên nguyên tắc rằng cuộc tấn công vào một thành viên có thể được coi là cuộc tấn công vào toàn khối. Khả năng bảo vệ của nó là rất rõ ràng. Thay vì tạo ra một môi trường lành mạnh, việc từ chối kết nạp các nước Trung và Đông Âu vào NATO sẽ tạo ra một khoảng trống an ninh mà Nga có thể muốn lấp đầy. Nếu vậy, cuộc chiến ngày nay có thể đã không diễn ra ở Ukraine, mà là ở Latvia hoặc Ba Lan.

Phần Lan và Thụy Điển đã đúng khi đi đến kết luận từ cuộc chiến bi thảm đang diễn ra ở Ukraine rằng : họ cần có thêm an ninh. Putin nguy hiểm và khó đoán không phải vì NATO, mà bởi cách ông đã lựa chọn để điều hành nước Nga. Đơn xin gia nhập của hai nước này sẽ nhanh chóng được chấp thuận. Giống như những lần mở rộng của NATO trong quá khứ, tư cách thành viên của họ sẽ giúp đảm bảo hòa bình cho Châu Âu.

The Economist

Nguyên tác : "In applying to NATO, Finland and Sweden give the lie to Putin’s claims," The Economist,

Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 17/05/2022

***********************

Tổng Thư ký NATO nói về tình hình Ukraine và việc mở rộng liên minh

Jens Stoltenberg, Christoph B. Schiltz, Nguyễn Xuân Hoài, Nghiên cứu quốc tế, 17/05/2022

NATO quyết tâm giúp Ukraine chừng nào Putin vẫn tiếp tục cuộc chiến, cho dù cuộc chiến này phải kéo dài hàng tháng hay hàng năm. Đồng thời, Tổng thư ký Stoltenberg muốn "làm mọi cách" để ngăn xung đột lan rộng. Đức đảm nhận một vai trò trung tâm trong quá trình này.

-----------------------

Lời giới thiệu : Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg bước chân thoăn thoắt vào "Phòng Xanh" tại trụ sở NATO ở Brussels. Ông vẫn còn một số cuộc hẹn trong ngày hôm đó nên đi thẳng vào vấn đề trong cuộc phỏng vấn với Thế giới Chủ nhật. (NXH)

otan04

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg

Hỏi : Thưa ông Stoltenberg, ở trong lòng Châu Âu, một cuộc chiến đã xảy ra ở Ukraine trong hơn hai tháng nay. Ông mong đợi điều gì cho những tuần tới ?

Đáp : Chúng ta phải tính đến những đợt tấn công, những hành động tàn bạo nhiều hơn, những khó khăn và tàn phá khủng khiếp hơn nữa đối với các công trình cơ sở hạ tầng và các khu dân cư quan trọng của Ukraine. Cuộc tấn công hiện tại của Nga ở Donbass vẫn chưa tạo được một bước chuyển biến vì quân đội Ukraine đang phòng thủ quyết liệt. Chúng ta thấy rõ sự tương phản giữa lực lượng Nga và Ukraine : Quân đội Ukraine dũng cảm vì họ biết đang chiến đấu vì cái gì. Quân đội Nga có lãnh đạo yếu kém và thiếu chí khí, nhiều người không biết họ chiến đấu vì mục đích gì.

Hỏi :  Nhiều người, đặc biệt là những người cao tuổi, lo sợ cuộc xâm lược của Nga sẽ biến thành chiến tranh thế giới lần thứ ba. Bản thân ông có nghĩ như vậy không ?

Đáp : Vấn đề không phải là tôi trông đợi cái gì, mà là giữ rủi ro ở mức thấp nhất có thể. Chúng ta phải luôn coi trọng nguy cơ nổ ra một cuộc chiến tranh lớn. Đó là lý do tại sao NATO tồn tại. Chiến tranh là điều khủng khiếp. Chiến tranh có nghĩa là hủy diệt. Nhiệm vụ của Liên minh là giảm thiểu nguy cơ chiến tranh càng nhiều càng tốt thông qua răn đe và phòng thủ tập thể, và do đó ngăn chặn một cuộc chiến tranh quy mô lớn. Chúng ta đã làm điều này từ hơn 70 năm qua.

Hỏi :Nhưng điều đó giờ đây không giúp gì được cho Ukraine.

Đáp : Chúng ta phải làm mọi cách để cuộc chiến ở Ukraine không lan sang các nước khác. Đó là lý do tại sao chúng ta không gửi quân đội NATO đến Ukraine. Chúng ta ủng hộ đất nước này một cách mạnh mẽ, nhưng NATO cố tình tránh không để trở thành một bên tham chiến. Đồng thời, chúng ta đang tăng quân và trang thiết bị ở sườn phía đông của NATO để bảo vệ các thành viên của mình. Đức có vai trò đầu tàu trong việc này. Chúng ta không có chỗ cho những hiểu lầm hoặc tính toán sai. Moscow phải hiểu rất rõ rằng : Một cuộc tấn công vào một nước thành viên NATO sẽ là một cuộc tấn công vào tất cả 30 quốc gia thành viên.

Hỏi : Moscow đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân. Gần đây, trên truyền hình Nga cho thấy Nga có thể hủy diệt Berlin trong vòng hai phút. Điều này là nghiêm túc hay chỉ là một trò hù dọa để khiến phương Tây ngừng hỗ trợ Ukraine ?

Đáp : Chúng ta có quyền hỗ trợ Ukraine. Ukraine là một quốc gia có chủ quyền và theo Hiến chương Liên Hợp Quốc, mọi quốc gia có chủ quyền đều có quyền tự vệ. Chúng ta giúp Ukraine thực thi quyền này. Nếu không làm như vậy, chúng ta sẽ chấp nhận việc sử dụng vũ lực quân sự để chiếm ưu thế. Tôi không muốn sống trong một thế giới như vậy. Chúng tôi biết về sự hung hăng, đe dọa hạt nhân của giới lãnh đạo Nga. Điều đó là vô trách nhiệm và thiếu suy nghĩ. Không bên nào có thể giành thắng lợi trong một cuộc chiến tranh hạt nhân, và không bao giờ nên để nổ ra chiến tranh hạt nhân, kể cả ở Nga. Kể từ khi bắt đầu cuộc chiến Ukraine vào ngày 24 tháng 2, NATO không thấy có sự thay đổi nào trong chiến lược hạt nhân của Nga.

Hỏi :Có nghĩa là không có mức độ sẵn sàng cao hơn đối với lực lượng hạt nhân của Nga ?

Đáp : Không, chúng tôi không thấy có dấu hiệu nào về điều đó.

Hỏi : Tuy nhiên, có những lo ngại rằng Moscow có thể thực hiện một cuộc tấn công hạn chế đầu tiên bằng vũ khí hạt nhân chiến thuật và do đó có thể phá hủy một ngôi làng hoặc các khu công nghiệp lớn chẳng hạn.

Đáp : Nhiệm vụ của chúng ta là giảm thiểu rủi ro này. NATO là liên minh mạnh nhất trên thế giới. Và thông điệp của NATO là rất rõ ràng : nếu vũ khí hạt nhân được sử dụng, tất cả các bên đều là những kẻ thua cuộc.

Hỏi :Theo quan điểm của các nước NATO, cuộc chiến này nên kết thúc như thế nào, có thể hình dung tới các giải pháp nào ?

Đáp : Ukraine phải thắng cuộc chiến này vì họ đang bảo vệ đất nước của mình. Các thành viên NATO sẽ không bao giờ chấp nhận việc sáp nhập Crimea một cách bất hợp pháp. NATO cũng luôn phản đối việc Nga kiểm soát các phần của vùng Donbass ở miền đông Ukraine. Liên minh ủng hộ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine trong đường biên giới được quốc tế công nhận. Chúng tôi sẽ ủng hộ Ukraine chừng nào Tổng thống Putin còn tiếp tục cuộc chiến này. Tuy nhiên, cuối cùng, chính phủ Ukraine và nhân dân Ukraine là người có chủ quyền để đưa ra quyết định về giải pháp hòa bình có hình hài như thế nào. Chúng ta không thể làm điều đó.

Hỏi :Còn lâu điều đó mới diễn ra. Phương Tây có phải tiếp tục gửi vũ khí cho Ukraine ?

Đáp : Thật không may, chúng ta phải chuẩn bị cho một cuộc chiến lâu dài ở Ukraine, nó có thể kéo dài hàng tháng, thậm chí hàng năm. Về lâu dài, Ukraine không thể chỉ tự vệ bằng vũ khí có từ thời Liên Xô mà phải chuyển sang sử dụng vũ khí hiện đại của phương Tây. Chỉ bằng cách này, Kiev mới có thể đẩy lùi thành công cuộc xâm lược của Nga về lâu dài. Ukraine rất cần có thêm vũ khí hạng nặng, phương Tây nên tăng cường tiếp tế, làm nhiều hơn nữa và chuẩn bị cho một cuộc giao tranh lâu dài. Chúng ta phải đảm bảo để Ukraine có thể tự vệ. Chỉ có sự dũng cảm và lòng can trường của người lính Ukraine không thôi là không đủ để giành thắng lợi. Điều này đòi hỏi sự hỗ trợ quân sự lâu dài và liên tục từ phương Tây.

Hỏi :Ông có hài lòng về vai trò của nước Đức ?

Đáp : Trong nhiều tháng qua Đức đã đóng vai trò trung tâm và đầy tính xây dựng trong việc hỗ trợ Ukraine và các nước NATO ở sườn phía đông. Berlin đã hứa hỗ trợ Ukraine mạnh mẽ về kinh tế và quân sự, chính phủ Đức hoàn toàn ủng hộ các lệnh trừng phạt chống Nga và cũng đã gửi máy bay, tàu chiến, hệ thống phòng không và quân đội bổ sung đến các nước NATO ở phía đông và đông nam của khu vực liên minh để đảm bảo tăng cường sức răn đe ở đó và ngăn chặn Nga tấn công. Việc Thủ tướng Olaf Scholz tuyên bố sẽ đầu tư thêm 100 tỷ euro cho quốc phòng đã phát đi một tín hiệu chính trị quan trọng.

Hỏi : Liệu việc Thụy Điển và Phần Lan gia nhập Liên minh theo dự kiến có thay đổi tình hình an ninh ở Châu Âu không ?

Đáp : Đó là một quyết định thuộc về chủ quyền của Phần Lan và Thụy Điển, dù các nước này có muốn gia nhập NATO hay không. Mỗi quốc gia có quyền lựa chọn con đường đi của mình, và khi đó chúng ta hoàn toàn chấp nhận sự lựa chọn của các nước đó. Nếu họ chọn làm như vậy, điều đó sẽ củng cố NATO và cải thiện an ninh ở Châu Âu.

Hỏi : Tại sao ?

Đáp : Cả hai quốc gia đều là những quốc gia dân chủ có lực lượng vũ trang mạnh mẽ và hiện đại. Họ đã đáp ứng hầu hết các tiêu chuẩn của NATO và sẽ có thể nhanh chóng hội nhập vào liên minh.

Hỏi :Một sự gia nhập như vậy sẽ phát đi tín hiệu gì đến Putin ?

Đáp : Tín hiệu là : cánh cửa vào NATO vẫn còn rộng mở. Thông điệp là : không phải Tổng thống Putin là người quyết định việc mở rộng NATO, mà mỗi quốc gia tự quyết định con đường của mình. Putin tham chiến vì muốn có "ít NATO hơn" ở biên giới của mình. Giờ đây, ông ta đã đạt được điều hoàn toàn ngược lại : ông ta có thêm "nhiều NATO hơn" ở biên giới của mình, sự hiện diện lớn hơn của Liên minh ở sườn phía đông, và có thể có thêm hai thành viên NATO mới. Putin đã bắn trượt mục tiêu.

Hỏi : Trong trường hợp của Thụy Điển và Phần Lan, điều khoản tương trợ theo Điều 5 Hiệp ước có được áp dụng ngay sau khi họ nộp đơn xin gia nhập không ?

Đáp : Một quốc gia chỉ nhận được sự bảo vệ đầy đủ của Điều 5 khi quốc gia đó là thành viên đầy đủ của liên minh. Tuy nhiên, nếu cả hai quốc gia đều đăng ký làm thành viên, tôi hoàn toàn chắc chắn rằng sẽ có những đảm bảo thích hợp cho an ninh của Thụy Điển và Phần Lan trong giai đoạn tạm thời từ lúc nộp đơn xin gia nhập cho đến lúc phê chuẩn các nghị định thư gia nhập bởi quốc hội của 30 quốc gia thành viên. Có thể hình dung được nhiều điều ở đây. Ví dụ, có thể có một tuyên bố của NATO, hoặc sự hiện diện của NATO nhiều hơn và các cuộc tập trận ở hai nước này.

Hỏi :Tại hội nghị thượng đỉnh ở Madrid vào cuối tháng 6 này, NATO muốn quyết định bổ sung thêm binh sĩ và thiết bị cho sườn phía đông. Liệu các lữ đoàn có ít nhất 3.000 quân sẽ đóng quân ở đó trong tương lai không ?

Đáp : Các cuộc tham vấn hiện đang được tiến hành. Sau đó, các chính phủ phải ra quyết định. Tôi hy vọng các đồng minh NATO sẽ đồng ý tăng cường hơn nữa khả năng phòng thủ và răn đe của NATO. Chúng ta phải đối mặt với thách thức an ninh lớn nhất của thế hệ này, đến từ mọi hướng, bao gồm khủng bố, tấn công mạng và những tác động an ninh do sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Jens Stoltenberg

Nguyên tác : "Es ist unser Recht, die Ukraine zu unterstützen", Thế giới Chủ nhật, WELT, 07/05/2022, Christoph B. Schiltz thực hiện.

Nguyễn Xuân Hoài biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 17/05/2022

Published in Diễn đàn

Những quốc gia nào đang lo ngại sẽ là mục tiêu tiếp theo của Nga sau Ukraine ?

Nguyễn Giang, BBC, 15/05/2022

Trong video explainer, nhà báo Nguyễn Giang từ BBC News tiếng Việt sẽ trả lời các câu hỏi sau :

1/ Tại sao các quốc gia Baltic gồm Estonia, Latvia, Lithuania và Gruzia (Georgia) lo sợ sẽ là mục tiêu tiếp theo của Nga sau Ukraine ?

2/ Sau nhiều lần cảnh báo Nato về mưu đồ của Tổng thống Nga Putin thì khối quân sự Nato đã hứa hẹn gì với các quốc gia này ?

3/ Nga đã đe dọa về tăng cường năng lực hạt nhân tại vùng Baltic và nguy cơ hiện nay là gì ?

4/ Kho vũ khí hạt nhân tại thành phố Kaliningrad của Nga, nơi được xem là điểm nóng chiến lược ngay trong lòng Nato hiện như thế nào ?

Nguồn : BBC tiếng Việt, 15/05/2022

*********************

Giải đáp các câu hỏi về chủ đề Phần Lan và Thụy Điển có ý định gia nhập Nato

Nguyễn Giang, BBC, 26/04/2022

Trong video explainer giải thích về chủ đề Phần Lan và Thụy Điển có ý định gia nhập Nato, nhà báo Nguyễn Giang sẽ trả lời các câu hỏi như sau :

1/ Tại sao Phần Lan và Thụy Điển chưa gia nhập Nato ?

2/ Sự ủng hộ của Nato và tâm lý công chúng đối với vấn đề gia nhập của hai quốc gia Bắc Âu này như thế nào ?

3/ Việc Phần Lan và Thụy Điển vào Nato quan trọng thế nào ?

4/ Nga đe doạ hai quốc gia này sẽ lãnh hậu quả nếu gia nhập Nato, thế thì khả năng Moscow có thể làm gì ?

5/ Khi chờ vào Nato Phần Lan và Thụy Điển có được liên minh quân sự này hỗ trợ hay không ?

Nguồn : BBC, 26/04/2022

Published in Video

Khi ông Putin chính thc yêu cu NATO phi ngưng thâu nhn các hi viên mi, các nước Âu M đã tr li bng quan nim ch quyn quc gia : Không nước nào có th ép buc các nước khác gia nhp hay không gia nhp bt c liên minh nào.

phanlan1

Th tướng Phn Lan Sanna Marin (phi) và người đng nhim Thy Đin Magdalena Andersson trong ln gp g báo chí ti Helsinki, Phn Lan, 5 tháng Ba, 2022.

Hai nước Phn Lan và Thy Đin có th tr thành hi viên Minh ước Bc Đi Tây Dương (NATO) trong my tháng ti. Ch trương ngoi giao ca ông Vladimir Putin tht bi. Đây cũng là mt bài hc cho ông Tp Cn Bình.

Vladimir Putin và Tp Cn Bình quan nim rng nước ln có quyn ra lnh cho các nước nh. Đó là li suy nghĩ ca các v hoàng đế ngày xưa, k c các "Sa hoàng" cm đu đế quc Nga hay các v "thiên t" thay tri "bình thiên h".

Trước khi đánh Ukraine, Putin nêu mt lý do là khi NATO đã bành trướng v phía Đông, đe da an ninh Nga. Trung Quốc không kết án Nga xâm lăng Ukraine vì cũng đng ý, thông cm vi mi lo lng này. Nếu có ngày mt nước láng ging ca Trung Quc như Vit Nam, Lào, Miến Đin hay Kyrgyzstan mun liên minh vi mt khi an ninh khác, Trung Quốc có th nói mình b đe da đ ra tay trước.

Thế gii phi lo có ngày các nước nh b mt cường quc nêu cùng mt lý do đó đ xâm lăng, như s phn Ukraine. H đã công khai bác b ch trương cường quyn đó. Mt tun sau khi ông Putin đánh Ukraine, Đi Hi Đng Liên Hip Quc nhc li ch trương phi tôn trng ch quyn các quc gia, 141 nước đã b phiếu yêu cu Nga rút quân. Ch có 5 phiếu chng và 35 nước không t ý kiến.

Đi s Martin Kimani nước Kenya đã ví cuc xâm lăng ca ông Putin như mt nước thc dân tr li đánh thuc đa cũ. Ông Kimani rút kinh nghim Châu Phi, nơi nhiu sc dân sng ri rác trong các quc gia mi thành lp, biên gii d gây tranh tng. Ông nhn mnh quy tc chng các nước ln bành trướng bng vũ lc, ép nước khác phi theo mình.

Nhưng các nước đng ý phong ta kinh tế Nga vì xâm lăng Ukraine ch chiếm mt phn ba dân s thế gii ; phn ln là các nước Âu M. Mt phn ba thuc nhng nước ng h Nga, trong đó có Trung Quc. Mt phn ba còn li sng trong các nước không bày t thái đ, đc bit là n Đ, các nước Saudi Arabia và United Arab Emirates vn là đng minh ca M.

Nhng nước nh ng h Nga hoc gi thái đ trung lp không biết rng chính h có th đến ngày b xâm lăng vi nhng lý do dng đng như ông Putin đã nêu ra. Cng sn Vit Nam, Lào, quân phit Miến Đin ng h Nga đánh Ukraine thì đến lúc b Trung Quốc đánh s ch được nước nào cu giúp ?

Ông Putin nói rng chính ph Ukraine theo ch nghĩa Quc Xã (Nazi) và đàn áp người nói tiếng Nga. Tng thng Volodymyr Zelensky nói tiếng Nga t lúc ra đi ; ông gc Do Thái, mt sc dân đã b Đc Quc Xã giết sáu triu người ! Nước Ukraine có hàng trăm sc tc thiu s, dân Nga đông nht. Khi b tn công nhiu người gc Nga đã chng c hoc b chy v phía quân đi Ukraine. Các nước khác Âu Châu cũng rt nhiu dân gc Nga ; không nhng trong các nước thuc Liên bang Xô Viết cũ mà ngay nước Đc cũng có ba bn triu người nói tiếng Nga. Rt nhiu nước s b đe da nếu ông Vladimir Putin tiếp tc tham vng.

Tham vng ca ông Putin không ch gii hn trong vic đánh chiếm lãnh th mt nước láng ging. Đánh Ukraine ch là mt bước đu ; nếu thng thế, ông s có cơ hi xếp đt mt "trt t" mi Âu Châu ; dùng áp lc buc các nước nh chung quanh ký hay không được ký các hip ước an ninh, thương mi, ngoi giao.

Đó cũng là ước mun ca ông Tp Cn Bình. Ngoi trưởng Trung Quốc đã tng nói thng rng các nước nh phi biết phn mình, không th đng ngang hàng nước ln. Tt c các lãnh t đc tài đu mun mt "trt t thế gii" kiu như vy.

Trong thế gii văn minh, loài người sng vi lut l. Mt trt t thế gii da trên pháp lut, các quc gia ln nh đu phi được tôn trng, như vy mi hy vng có hòa bình. Các quc gia t do dân ch vn có tranh chp nhưng thường không gây chiến vi nhau bao gi. Nhng lãnh t hiếu chiến chc s không được c tri tín nhim ln th hai.

Ông Putin gieo gió nên gt bão. Dân Ukraine đoàn kết chiến đu, không phi vì ông tng thng kêu gi mà vì trong lch s các b lc Cossacks là mt thành phn quan trng lp nên dân tc này. Tên Cossack gc t tiếng Th Nhĩ K "kazak" có nghĩa là "dân t do," gm các nhóm dân Tartar t Châu Á qua t tp trong vùng sông Dnieper t thế k 15. H đã được các Nga hoàng công nhn quyn t tr.

Nhưng tht bi ln nht ca ông Putin là ch hai tháng sau khi đánh Ukraine, các nước trong NATO đoàn kết vi nhau hơn và sp m rng thêm khi Phn Lan và Thy Đin xin gia nhp. C hai nước này đu bo v vai trò trung lp trong c thế k trước. Trong ba nước Bc Âu ch có Na Uy ký kết vào NATO.

Tháng Giêng năm 2022, Th tướng Phn Lan Sanna Marin còn nói rng tham gia khi NATO là mt chuyn xa vi, khó xy ra. Ngày 13 tháng 4, Bà Marin gp Th tướng Thy Đin Magdalena Andersson ; ri tuyên b đang xin khi NATO thu nhn. Bà Andersson cũng nói s quyết đnh sm.

Các chính ph Phn Lan và Thy Đin hành đng theo ý mun ca c tri. Năm 2019 hơn mt na trong 5.5 triu dân Phn Lan chng vic gia nhp NATO. Ngày 28 tháng Hai năm nay, bn ngày sau khi Putin đánh Ukraine, tâm lý đã đo ngược, theo báo Economist. Ngày 30 tháng Ba, 61% mun vào, ch còn 16% chng, 23% không có ý kiến.

NATO là liên minh quân s ra đi trong Chiến Tranh Lnh gm M và các nước Tây Âu nhm đi phó vi Liên Xô. Trong hơn na thế k, NATO và Nga ch chung mt đường biên gii dài 196 cây s, nơi Nga giáp vi Na Uy. Sau khi Liên Xô và các chế đ cng sn Đông Âu sp đ, nhiu nước Đông Âu đã xin vào NATO. Năm 1999, thêm Ba Lan, ranh gii gia NATO và Nga dài thêm 428 cây s, gia Ba Lan và vùng Kalinigrad. Năm 2004, ba nước Estonia, Latvia và Lithuania min Baltic mi tách khi Liên Xô cũng xin vào NATO, đường ranh dài thêm 1.233 km. Nếu thêm Phn Lan biên gii gia NATO và Nga s dài gp đôi, thêm 1.340 km na.

Khi ông Putin chính thc yêu cu NATO phi ngưng thâu nhn các hi viên mi, các nước Âu M đã tr li bng quan nim ch quyn quc gia : Không nước nào có th ép buc các nước khác gia nhp hay không gia nhp bt c liên minh nào.

Sau năm 1990, khi các chế đ cng sn sp đ, Ba Lan, Romania, Hungary, Bulgaria Đông Âu ln lượt xin vào NATO. Các nước thuc Liên Xô cũ như Moldova, Lithuania, Latvia và Estonia cũng ln lượt gia nhp.

Bây gi, ông Putin đánh Ukraine vì mun chn không cho NATO m rng, nhưng kết qu ngược li. Đây s là mt bài hc cho Tp Cn Bình. Dân Ukraine chu gian kh, đã hy sinh giúp c thế gii ý thc v tai ha nước ln bt nt nước nh. Các quc gia nm cnh Trung Quc cn phi ng h dân Ukraine, vì không biết bao gi s đến lượt mình !

Ngô Nhân Dụng

Nguồn : VOA, 20/04/2022

Published in Diễn đàn