Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

46 năm cấm tín đồ Hòa Hảo kỷ niệm "Ngày Đức Thầy vắng mặt" : Chính quyền chưa nguôi hận ?

46 năm qua, người Hòa Hảo chưa một lần được làm lễ trọn vẹn cho Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ.

hoahao1

Chức sắc Phật Giáo Hòa Hảo tại Sài Gòn năm 1968. Ảnh : Keystone Features. Phòng đọc giảng của Phật giáo Hòa hảo ở miền Tây năm 1966. Ảnh : Mark Gayn/Toronto Star.

Vào những ngày này, nếu đi qua tỉnh An Giang, bạn sẽ thấy có những ngôi nhà treo băng-rôn, dựng bàn thờ trước nhà, có thể trên bàn sẽ đặt một bức hình của một người đàn ông mặc áo dài đen với tóc dài búi ra phía sau. Người đàn ông đó chính là Giáo chủ Phật giáo Hòa hảo Huỳnh Phú Sổ.

Đáng lý ra, các tín đồ phải diễu hành trên đường phố, phải quần tụ giáo dân để tưởng nhớ sự kiện ra đi của thầy mình, nhưng họ không thể. Những ngôi nhà treo băng-rôn và dựng bàn thờ ấy là những gia đình thật sự can đảm.

Trong một bức thư gần đây, Giáo hội Phật giáo Hòa hảo Thuần túy tuyên bố năm nay dù phải trả giá như thế nào thì họ vẫn kiên quyết tưởng niệm người sáng lập ra tôn giáo của họ.

Khi bạn đang đọc bài viết này, chính quyền tỉnh An Giang đã bố trí hai chốt canh để chặn người dân vào điểm lễ chính tưởng niệm vị giáo chủ, theo thông tin từ Giáo hội Phật giáo Hòa hảo Thuần túy.

hoahao2

Công an lập chốt canh tại đường dẫn vào điểm lễ chính của Giáo hội Phật giáo Hòa hảo Thuần túy vào ngày 5/4/2021, trước lễ tưởng niệm một ngày. Ảnh : Lê Quang Hiển.

Còn ngày lễ nào quan trọng hơn trong lòng người Việt bằng ngày giỗ của ông bà, cha mẹ hay những người mà bạn kính yêu nhất của mình ? Bạn sẽ cảm thấy như thế nào nếu ngày giỗ đó bị người khác phá hoại, ngăn cấm tổ chức ?

Tín đồ Phật giáo Hòa hảo là người biết rõ cảm giác đó nhất. 46 năm qua, các tín đồ Phật giáo Hòa hảo đã chịu cảm giác đó mà không có một lời giải thích từ chính quyền.

Năm 2007, cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt trả lời trên BBC tiếng Việt về hòa giải dân tộc : "Kẻ thù của Việt Nam là Pháp trước đây, kẻ thù Việt Nam là Mỹ sau này, kẻ thù Việt Nam là Trung Quốc đánh biên giới phía Bắc, chúng ta cũng khép lại quá khứ được, thì tại sao chúng ta lại không khép lại quá khứ ấy mà lại cứ đố kỵ lẫn nhau".

"Hơn 30 năm rồi, năm nay nữa là 32 năm, không có lý do gì giữa chúng ta với nhau không hòa giải được", cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt nói.

Năm nay đã năm thứ 46, nhưng chính quyền Việt Nam có lẽ vẫn chưa khép lại hoàn toàn quá khứ với Phật giáo Hòa hảo.

hoahao3

Một gia đình theo Phật giáo Hòa hảo dựng cờ, băng-rôn và bàn thờ tưởng niệm vị giáo chủ. Ảnh : Giáo hội Phật giáo Hòa hảo Thuần túy.

Những thù hằn chưa được rửa trôi

Vào ngày 16 tháng 4 năm 1947, nhằm ngày 25 tháng Hai âm lịch, Giáo chủ Phật giáo Hòa hảo Huỳnh Phú Sổ đã mất tích bí ẩn trong một cuộc họp hòa giải mâu thuẫn với đại diện Việt Minh. Đến nay, hậu thế vẫn chưa biết chuyện gì đã thật sự xảy ra với vị giáo chủ.

Sự kiện trọng đại này đã ảnh hưởng đến hàng triệu tín đồ Phật giáo Hòa hảo. Dưới hai chế độ Việt Nam Cộng hòa, nơi nào có người Hòa Hảo thì nơi đó không có người Việt Cộng.

Một viên chức Mỹ nói với hãng tin United Press International vào năm 1966 rằng tại An Giang, người Mỹ không cần nhúng tay vào để chống Việt Cộng, tất cả là nhờ có người Hòa Hảo.

hoahao4

Ngay sau ngày 30/4/1975, Phật giáo Hòa hảo bị xem là một tôn giáo phản cách mạng. Hàng triệu người theo đạo này ở miền Tây đã không được thực hành tôn giáo của mình sau năm 1975. Trong ảnh là một cuộc tụ họp đông đảo tín đồ để kỷ niệm ngày Huỳnh Phú Sổ lập ra Phật giáo Hòa hảo. Ảnh : Tư liệu của Phật giáo Hòa hảo.

Mối thù hằn nặng nề giữa người Hòa Hảo và người cộng sản đã kéo dài đến tận sau năm 1975.

Sau 30/4/1975, người Hòa Hảo là một trong các tín đồ tôn giáo bị chính quyền mới đàn áp nặng nề nhất.

Báo chí phương Tây đã ghi nhận sự kiện tử thủ của các quân nhân theo Phật giáo Hòa hảo ở một số khu vực miền Tây như Châu Đốc, Long Xuyên.

Báo Công an Nhân dân cũng đã ghi nhận một sự kiện về chuyện tử thủ của người Hòa Hảo vào đầu tháng 5/1975. Theo báo này, có khoảng 10.000 lính Bảo An Đoàn (tên đơn vị quân đội của Phật giáo Hòa hảo) kéo về bảo vệ Tổ đình sau khi Sài Gòn sụp đổ. Các thủ lĩnh Bảo An Đoàn đã yêu cầu thành lập các khu tự trị ở Long Xuyên và Châu Đốc. Ngày 3/5/1975, phía cộng sản đã ép 8.000 lính Bảo An Đoàn giao nộp khí giới.

Theo Nguyễn Long Thành Nam, Tướng Trần Văn Trà cũng đã ghi lại trong hồi ký rằng quân Bảo An Đoàn với khoảng 14 nghìn lính vũ trang đã tử thủ ở Tây An Cổ Tự để ngăn bước tiến của quân cộng sản vào miền Nam. Tây An Cổ Tự là giáo phái tiền thân của Phật giáo Hòa hảo, nằm bên chân núi Sam, thuộc thành phố Châu Đốc ngày nay.

Đến đầu năm 1978, báo chí quốc tế loan truyền một bản tin trên đài phát thanh ở Việt Nam về lính Bảo An Đoàn rằng chính quyền đã bắt 250 "tàn quân của chế độ bù nhìn", giết chết 35 người và kêu gọi 15 người đầu hàng, tịch thu 50 khẩu súng các loại cùng 5.000 viên đạn, lựu đạn và bốn bộ đàm ở huyện Chợ Mới.

Sau 30/4/1975, Phật giáo Hòa hảo bị cấm hoạt động, tất cả các tài sản, đình chùa, cơ sở từ thiện đều bị tịch thu. Chính quyền tiến hành kiểm soát nghiêm ngặt những vùng đất của người Hòa Hảo.

Cho đến năm 1999, chính quyền cho phép tôn giáo này hoạt động trở lại qua một giáo hội được kiểm soát chặt chẽ có tên Giáo hội Phật giáo Hòa hảo.

Giáo hội mới cũng tổ chức những ngày lễ lớn của đạo như ngày sinh giáo chủ, ngày sáng lập đạo nhưng chưa bao giờ chính thức tổ chức tưởng niệm "Ngày Đức Thầy vắng mặt".

Lý do nào để ngăn cấm tổ chức ngày giỗ ?

Thử nghĩ xem vì sao ai đó phải cấm người khác làm lễ giỗ dành cho người đã khuất ? Bạn khó có thể nghĩ ra một lý do nào.

Đối với lễ tưởng niệm Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ, có thể chính quyền muốn người Hòa Hảo quên đi sự kiện Huỳnh Phú Sổ tử nạn vì nó có liên quan đến Việt Minh chăng ? Nhưng phải mất bao lâu để các tín đồ này quên đi cái chết của một người mà họ kính trọng nhất ? Có lẽ là không bao giờ.

Hoặc chính quyền không muốn tụ tập đông người, nhưng vì sao những lễ khác của Giáo hội Phật giáo Hòa hảo được phép tập trung đông người, có sự tham dự của chính quyền ?

Tín đồ Phật giáo Hòa hảo độc lập hiện nay không còn là lực lượng được vũ trang, một phần trong số họ là những người đã cao tuổi. Vậy việc ngăn cấm lễ tưởng niệm "Ngày Đức Thầy vắng mặt" có ý nghĩa gì với chính quyền ?

Phải chăng việc ngăn cấm này là một thông điệp dành cho những ai chưa phục tùng chính quyền, hoặc chưa chịu gia nhập Giáo hội Phật giáo Hòa hảo do chính quyền kiểm soát ?

Trong bối cảnh chính quyền kêu gọi đoàn kết dân tộc thì việc ngăn cấm ngày lễ này hoàn toàn đi ngược lại mong muốn đó. Chẳng bao giờ có hòa giải khi một bên vẫn còn xem bên kia là mối đe dọa tiềm tàng.

Nguyên Vũ

Nguồn : Luật Khoa, 06/04/2021

************************

Lịch sử thăng trầm và đầy bi kịch của Phật giáo Hòa hảo

Trần Phương, Luật Khoa, 03/08/2019

Nếu một lần đến tỉnh An Giang (đồng bằng sông Cửu Long) có thể bạn sẽ ngạc nhiên về cách thờ Phật của một số gia đình ở đây. Theo đạo Phật nhưng họ không thờ tượng hay tranh vẽ mà thay vào đó là một tấm gỗ sơn màu đỏ đậm, đặt trang trọng ở giữa bàn thờ.

hoahao5

Quang cảnh làm lễ của các tín đồ Phật giáo Hòa hảo tại Hội Quán Phật giáo Hòa hảo, Santa Ana, California, Mỹ. Ảnh : hoahao.org.

Nếu chịu khó để ý, bạn sẽ thấy những người mặc áo nâu, tóc búi cao, thờ cúng hết sức tối giản tại nhà – không gõ mõ tụng kinh mà chỉ cúng Phật bằng hoa, nhang đèn và nước lã.

Đó là những tín đồ của Phật giáo Hòa hảo (từ đây viết tắt là "Phật giáo Hòa hảo"). Một tôn giáo dựa trên nền tảng của đạo Phật nhưng cách hành đạo lại hoàn toàn khác biệt với các pháp môn khác.

Mang đến một triết lý thực hành Phật giáo đơn giản, phù hợp với hoàn cảnh nghèo khó của quần chúng, chỉ một thời gian ngắn khi lập đạo, vị giáo chủ có xuất thân bình thường của Phật giáo Hòa hảo đã làm nức lòng hàng vạn dân miền Tây.

Tín đồ của Phật giáo Hòa hảo không xuống tóc như các pháp môn khác của nhà Phật. Họ cũng không có đền chùa lộng lẫy, uy nga mà khuyên tín đồ tu hành tại nhà, thờ cúng đơn giản, siêng năng làm từ thiện, đơn giản hóa ma chay hiếu hỷ và sống có trách nhiệm với đất nước.

hoahao6

Bản đồ 13 tỉnh miền Tây hiện nay. Đường phân chia tỉnh An Giang có bốn cạnh rõ rệt nên thường được gọi là tứ giác Long Xuyên (tên thành phố ngày nay), có đường biên giới giáp với Campuchia, giao với các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Cần Thơ. Ảnh : Gocnhin.net.

Huỳnh Phú Sổ – một Muhammad của miền Tây

Như chúng ta đã biết, đầu thế kỷ XX, triều đình nhà Nguyễn đã nhượng lại toàn bộ phần đất Nam Kỳ cho người Pháp cai trị. Ở vùng đất phía Tây, hầu hết người dân Nam Bộ làm ruộng nhưng phải thuê đất đai đắt đỏ của giới điền chủ khiến dân chúng chịu nhiều cực khổ [1]. Người dân chịu cảnh đói nghèo trong sự áp bức của nền chính trị ưu tiên giai cấp địa chủ do người Pháp lập ra.

Nhiều phong trào nông dân chống Pháp liên tục diễn ra ở vùng đất kênh rạch chằng chịt này. Chính quyền Pháp đã thiết lập hệ thống giám sát chặt chẽ các hoạt động dân sự.

Các tôn giáo thường được sinh ra trong những sự kiện có phần ly kỳ, huyền bí nhưng lại thuyết phục được số đông người dân.

Năm 1940, ở vùng Châu Đốc, người Pháp bắt đầu chú ý đến một người thanh niên bất thường, tuyên bố thành lập Phật giáo Hòa hảo ngay tại nhà và trở thành giáo chủ khi mới 19 tuổi. "Tín đồ đến từ khắp nơi" và những thân hào hàng đầu cũng trở thành môn đồ [2].

Người thanh niên đó là Huỳnh Phú Sổ, được mô tả là có dáng người thanh mảnh, gương mặt sáng sủa, ăn nói lưu loát.

Trong một bài diễn văn do chính Huỳnh Phú Sổ viết năm 1942 được tông đồ lưu truyền cho đến ngày nay, người thanh niên này nói chính anh đã trải qua nhiều kiếp cứu rỗi nhân dân, kiếp này tiếp tục được Phật cử xuống để "cứu độ chúng sanh".

hoahao7

Tín đồ Phật giáo Hòa hảo đến tham dự lễ khai mạc Đại lễ ngày 17/05/1971, kỷ niệm ngày khai đạo. Ảnh : Tổ đình Phật giáo Hòa hảo.

Ban trị sự Trung ương Phật giáo Hòa hảo ghi nhận Huỳnh Phú Sổ lập ra Phật giáo Hòa hảo sau chuyến đi cùng gia đình đến vùng Bảy Núi, thuộc tỉnh An Giang ngày nay, được nhiều người cho là khu vực linh thiêng và cũng là nơi khai sinh ra pháp môn Bửu Sơn Kỳ Hương.

Theo Sấm Giảng , diễn đạt theo lối văn vần gồm hàng trăm câu do Huỳnh Phú Sổ viết, Huỳnh Giáo chủ khẳng định ông là người kế nghiệp của phái Bửu Sơn Kỳ Hương.

Vì vậy, tôn chỉ "học Phật, tu nhân" và nền tảng "Tứ Đại Trọng Ân" (Ân tổ tiên cha mẹ, ân đất nước, ân tam bảo (tức là Phật Pháp Tăng), ân đồng bào và nhân loại) của phái Bửu Sơn Kỳ Hương trở thành giá trị cốt lõi của Phật giáo Hòa hảo.

Trong giao tiếp, Huỳnh Phú Sổ diễn giải mọi thứ dung dị, dễ hiểu nên đạo của ông dễ đi vào lòng quần chúng.

Bài viết "Tôn chỉ hành đạo" là một tài liệu do Huỳnh Phú Sổ viết năm 1945, chỉ trong tầm mười trang giấy, đã khái quát triết lý của đạo và hướng dẫn dân chúng cách sống một cuộc đời tốt đẹp theo quan điểm của ông.

Triết lý của Phật giáo Hòa hảo đã thu hút được những người nông dân cùng cực, nghèo khổ khi mở ra cho họ một cuộc sống tốt đẹp, thực hành đạo Phật ngay trong điều kiện thiếu thốn.

"Tu vô vi chớ cúng chè xôi,

Phật chẳng muốn chúng sanh lo lót

Nay nhằm lúc mùa màng ngập thất,

Vậy hãy mau bỏ bớt dị đoan.

Rán (gắng) giữ gìn luân lý tam cang,

Tròn đức hạnh mới là báu quí".

(trích "Kệ dân của người khùng")

Hơn nữa, triết lý của Phật giáo Hòa hảo dung hòa được cuộc sống cá nhân, gia đình và trách nhiệm với dân tộc qua nền tảng "Tứ Ân" khiến người dân càng thấy sự hợp lý để trở thành tín đồ.

"Tăng sĩ quyết chùa am bế cửa,

Tuốt gươm vàng lên ngựa xông pha.

Đền xong nợ nước thù nhà,

Thiền môn trở gót Phật Đà Nam Mô !"

(Lời của Huỳnh Phú Sổ )

Quan niệm "Tứ Ân" đã đưa Phật Giáo Hòa Hảo nhập thế, vừa gần gũi vừa phù hợp với điều kiện thiếu thốn lúc bấy giờ.

Ngoài khả năng hùng biện, tín đồ Phật giáo Hòa hảo còn truyền tai nhau về tài chữa bệnh hiếm có của Huỳnh Phú Sổ, xem ông là một nhà tiên tri và một người tranh đấu cho nền độc lập của đất nước.

Đấu tranh cho nền độc lập của quốc gia

Năm 1942, Huỳnh Phú Sổ được người Nhật can thiệp để đưa về Sài Gòn tạm lánh sau thời gian bị người Pháp quản chế gắt gao từ năm 1940. Tại Sài Gòn, ông âm thầm liên kết với tín đồ vận động cho nền độc lập của Việt Nam. Điều này cũng phù hợp với tôn chỉ của đạo và bối cảnh lúc bấy giờ.

Năm 1944, Phật Giáo Hòa Hảo thành lập một lực lượng bán quân sự có tên Bảo An Đoàn nhằm bảo vệ an toàn cho các làng của tín đồ Hòa Hảo ở khu vực miền Tây.

hoahao8

Các chiến sĩ của Phật giáo Hòa hảo luyện tập võ nghệ vào tháng 7/1948. Ảnh : Tạp chí LIFE.

Với thân thế của Huỳnh Phú Sổ và số lượng giáo dân đông đảo, Phật giáo Hòa hảo có tiếng nói đáng kể đối với phong trào vận động độc lập ở miền Nam. Nhằm tạo tiếng nói chính trị đối với xã hội, năm 1946, Huỳnh Phú Sổ cùng với một số trí thức thành lập Việt Nam Dân chủ Xã hội Đảng – gọi tắt là đảng Dân Xã.

Thời gian đầu, ngoài liên kết với các tổ chức tôn giáo, chính trị khác, Phật giáo Hòa hảo còn liên kết với Việt Minh để vận động độc lập cho Việt Nam. túy nhiên, không lâu sau đó lại xảy ra xung đột nghiêm trọng giữa hai lực lượng này.

Cũng từ mâu thuẫn này dẫn đến sự mất tích bí ẩn của Huỳnh Phú Sổ. Ngày 16/4/1947, Huỳnh Phú Sổ mất tích trong một cuộc họp dàn xếp giữa xung đột giữa Việt Minh và Phật giáo Hòa hảo tại vùng Đồng Tháp Mười. Đến nay, lịch sử vẫn chưa làm rõ về vụ mất tích này.

Theo một bài báo của tác giả Nguyễn Văn Trần đăng trên tờ báo hải ngoại Việt Báo Online năm 2016, tác giả đã trích một bức thư liên quan đến Phật giáo Hòa hảo và Huỳnh Phú Sổ được lưu trữ của Trung tâm Lưu Trữ quốc gia IV của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước của Bộ Nội Vụ hiện nay, xác nhận vào ngày 17/4/1947, Ủy ban Hành chánh Long Xuyên của Việt Minh đang giam giữ Huỳnh Phú Sổ, nhưng không nói rõ họ đã làm gì sau đó.

Đối với tín đồ Phật giáo Hòa hảo, ngày Huỳnh Phú Sổ mất tích đến nay được tín đồ gọi là "ngày đức Thầy vắng mặt" hay "Ngày đức Thầy thọ nạn".

Theo tác giả Nguyễn Long Thành Nam – người từng hoạt động tích cực trong Phật giáo Hòa hảo và làm việc cho chính phủ Đệ nhị Cộng hòa, mối hiềm khích giữa Phật giáo Hòa hảo và Việt Minh ngày càng gia tăng sau vụ Huỳnh Phú Sổ mất tích. Một số thành viên của Phật giáo Hòa hảo quay sang hợp tác với Pháp để chống Việt Minh. Theo ông, khoảng thời gian từ năm 1947 đến 1955, Phật giáo Hòa hảo đã hình thành một lực lượng quân sự tương đối bề thế vì được sự hỗ trợ của người Pháp. Cũng chính vấn đề này mà tiếp đến Phật giáo Hòa hảo đối diện sự trấn áp mạnh mẽ của chính quyền Ngô Đình Diệm nhằm thống nhất về quân sự. 

Sau thời kỳ phân biệt đối xử với các giáo phái của Ngô Đình Diệm, Phật giáo Hòa hảo được củng cố và phát triển dưới thời Đệ nhị Cộng hòa (1967 – 1975). Lúc này, những người phải đi lưu vong vì bị đàn áp dưới thời Ngô Đình Diệm như Nguyễn Long Thành Nam trở về nước để phục hồi Phật giáo Hòa hảo. Cũng trong thời gian này, Phật giáo Hòa hảo phân chia thành hai phái : phái mới do Lương Trọng Tường và phái cũ Huỳnh Văn Nhiệm đứng đầu. Đến năm 1972, xuất hiện một phái khác do Lê Quang Liêm tách ra từ phái cũ. túy chia tách nhưng không ảnh hưởng đến sự phát triển của Phật giáo Hòa hảo.

hoahao9

Tín đồ Phật giáo Hòa hảo đến tham dự lễ khai mạc Đại lễ ngày 17/05/1971, kỷ niệm ngày khai đạo. Ảnh : Tổ đình Phật giáo Hòa hảo.

Đến năm 1975, ngoài các hoạt động tôn giáo thuần túy rất phát triển, các nhóm Phật giáo Hòa hảo còn điều hành sáu trường trung học phổ thông, một viện đại học và hai bệnh viện.

Tuy nhiên, sau biến cố 30/4/1975, bức tranh tôn giáo sôi nổi ở miền Nam trở nên u tối dưới quyền lực của phe thắng cuộc.

Bức tranh đen tối sau biến cố 30/4

Kể từ ngày Huỳnh Phú Sổ mất tích, tín đồ Phật giáo Hòa hảo đã quyết liệt chống Việt Minh cho nên tình hình hoạt động của đạo này bị cấm hoàn toàn sau ngày 30/4/1975.

Tác giả Nguyễn Long Thành Nam đã dẫn một bài báo đăng trên tờ Sài Gòn Giải Phóng ngày 9/8/1975 để nói về chính sách của chính quyền sau biến cố 30/4 đối với Phật giáo Hòa hảo.

Phần trích nguyên văn của bài báo đã gọi những lãnh đạo của Phật giáo Hòa hảo Lương Trọng Tường và Huỳnh Văn Nhiệm là "phản đạo, phản nhân dân, phản cách mạng". Bài báo đó còn mô tả về một cuộc họp kéo dài ba ngày của các cấp trị sự Phật giáo Hòa hảo ở huyện Thốt Nốt, tỉnh Cần Thơ và kết thúc bằng cuộc mít tinh tuyên bố giải tán Ban trị sự, Ban chấp hành Dân Xã Đảng, các tổ chuyên môn của Phật giáo Hòa hảo cũng như các tổ công tác xã hội,… để người dân không còn tụ họp nữa.

Tác giả này cũng dẫn một bài báo khác dịch sang tiếng Việt từ Thời báo Los Angeles (đăng vào năm 1978) ghi rằng các lãnh tụ Hòa Hảo hay tín đồ có tham gia chính trị đều bị đưa đi các trại cải tạo.

Tháng 12/1998, báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc về tự do tôn giáo và tín ngưỡng, ông Abdelfattah Amor đã công bố báo cáo của mình sau chuyến thăm chính thức Việt Nam vào tháng 10/1998. 

Trong báo cáo này, báo cáo viên nói mình không thể gặp tín đồ của Phật giáo Hòa hảo dù là gặp chính thức hay riêng tư. Nguồn tin không phải của nhà nước gửi cho ông nói rằng sau biến cố 30/4/1975, chính quyền đã cho đóng cửa toàn bộ hơn 3,500 ngôi chùa của Phật giáo Hòa hảo và khoảng hơn 5,000 nơi thờ cúng, tổ sinh hoạt xã hội và văn hóa Phật giáo Hòa hảo.

Ông kết luận các tổ chức tôn giáo (Phật giáo, Cao Đài, Hòa Hảo và Hồi giáo) không thể thành lập và hoạt động độc lập với chính quyền. Sự tồn tại của các tổ chức tôn giáo có đăng ký tại thời điểm đó mang tính công cụ nhằm quản lý xã hội hơn là thực thi quyền tự do tôn giáo của người dân.

Đến năm 1999, Phật giáo Hòa hảo cơ bản chia thành hai phái. Một phái được chính quyền cấp giấy phép hoạt động là Giáo hội Phật giáo Hòa hảo, có trụ sở tại An Hòa Tự đặt tại thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.

Nhiều tín đồ Phật giáo Hòa hảo không tham gia phái này vì cho rằng ban trị sự bị chính quyền điều khiển, không hoạt động đúng với tôn chỉ của đạo.

Phái còn lại không được chính quyền công nhận là Phật giáo Hòa hảo "chính thống", có trụ sở tại Tổ đình Phật giáo Hòa hảo cách An Hòa Tự chưa đến 3 km. Những hoạt động của tín đồ Phật giáo Hòa hảo độc lập đều bị ngăn cấm.

Tháng 8/1999, trang tin hải ngoại Việt Báo Online đưa tin về một cuộc tranh cãi giữa hai phái Phật giáo Hòa hảo ở tỉnh An Giang. Vụ việc liên quan đến việc Giáo hội Phật giáo Hòa hảo là tổ chức tôn giáo được chính quyền công nhận, có thể tổ chức những buổi lễ công khai nhưng họ lại không tổ chức "ngày đức Thầy thọ nạn" và đọc bài giảng trong các ngày lễ.

hoahao10

Tín đồ Phật giáo Hòa hảo Bùi Văn Trung trong phiên tòa sơ thẩm ngày 9/2/2018 tại TAND tỉnh An Giang. Ông Trung bị tuyên án sáu năm tù giam cùng 5 tín đồ Phật giáo Hòa hảo khác bị phạt tù giam từ 2 đến 6 năm cùng vì tội gây rối trật tự nơi công cộng. Ảnh : RFA.

Năm 2014, Việt Nam tiếp tục mời báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc tới làm việc để đánh giá về tình hình tự do tôn giáo. Báo cáo của báo viên đặc biệt tiếp tục cho thấy tình hình đàn áp tín đồ Phật giáo Hòa hảo độc lập không thay đổi đáng kể. Tín đồ Phật giáo Hòa hảo độc lập vẫn bị cản trở tự do, theo dõi, bắt bớ, đánh đập và bị tù đày.

Hằng năm, Báo cáo về Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ đối với Việt Nam luôn luôn đề cập đến những vụ sách nhiễu của chính quyền đối với tín đồ Phật giáo Hòa hảo độc lập và giới hạn hoạt động của Phật giáo Hòa hảo nói chung. Bản báo cáo năm 2012 ghi nhận chính phủ chỉ cho phép xuất bản 5/10 cuốn giáo lý của Phật giáo Hòa hảo và không cho phép đọc các bài viết của Huỳnh Phú Sổ nơi công cộng. Ngoài các cáo buộc về đàn áp tín đồ Phật giáo Hòa hảo độc lập, Bản báo cáo năm 2018 ghi nhận rằng chính quyền vẫn tiếp tục cấm tín đồ Phật giáo Hòa hảo kỷ niệm các ngày lễ liên quan đến cuộc đời của Huỳnh Phú Sổ.

Trần Phương

Nguồn : Luật Khoa, 03/08/2019

Tài liệu tham khảo :

[1] Việt Nam thời Pháp đô hộ, Nguyễn Thế Anh, Nhà xuất bản Văn hóa – Văn nghệ, trang 227.

[2] Về nguồn gốc lịch sử của Phật giáo Hòa hảo, Pascal Bourdeaux, Đặng Thế Đại dịch.

Tài liệu tham khảo :

[1] Việt Nam thời Pháp đô hộ, Nguyễn Thế Anh, Nhà xuất bản Văn hóa – Văn nghệ, trang 227.

[2] Về nguồn gốc lịch sử của Phật giáo Hòa hảo, Pascal Bourdeaux, Đặng Thế Đại dịch.

Published in Diễn đàn

Ngày 18 tháng 5 âm lịch hàng năm là ngày mà những tín đồ đạo Phật giáo Hòa hảo vẫn làm lễ lớn, để tưởng nhớ Đức thầy Huỳnh Phú Sổ đã sáng lập ra hệ phái tín ngưỡng này. Phật giáo Hòa hảo có tên gọi này, bởi được ghép từ hai ý nghĩa hiếu hòa và giao hảo để tạo nên chính lý. Sự có mặt của Phật giáo Hòa hảo là một trong những chi tiết vô cùng độc đáo của lịch sử Việt Nam giai đoạn kháng Pháp, và xiển dương chủ nghĩa dân tộc chống độc tài.

hoahao1

Di ảnh Đức thầy Huỳnh Phú Sổ, Giáo chủ Phật giáo Hòa hảo Việt Nam

Trong khi ở phía Bắc nổi lên Việt Nam Quốc Dân Đảng, thì ở phía Nam sự có mặt của Phật giáo Hòa hảo là những lực lượng khiến cho người Pháp vô cùng lo ngại, và cũng là những cái gai trong mắt của tổ chức Việt Minh, tiền thân của Đảng cộng sản Việt Nam. Lý do đơn giản là Phật giáo Hòa hảo tham gia tranh đấu với tiêu chí dứt khoát là dùng đạo nghĩa của người Việt để đoàn kết tương trợ lẫn nhau, và giành độc lập cho người Việt Nam, nước Việt Nam chứ không phụ thuộc vào một lý tưởng chính trị nào bên ngoài, và dứt khoát không chấp nhận độc tài.

Với những người không phải là tín đồ Phật giáo Hòa hảo, chỉ riêng việc thu hút và thành công trong việc tạo ra một tập hợp rộng lớn, từ một vị thanh niên nho nhã, lúc chỉ mới 19 tuổi đã là một sự kỳ lạ đáng nể. Vào lúc khai đạo năm 1939, số người miền Nam theo đạo Phật Giáo Hòa Hảo đã lên đến vài trăm ngàn người. Có những buổi thuyết giảng, dân chúng kéo đến nghe đã chục ngàn người, khiến người Pháp ghép ông vào tội truyền bá chính trị và đưa đi giam lỏng ở Sa Đéc, Cần Thơ, Bạc Liêu… nhưng bất kể nơi nào có tin Đức thầy đến, dân chúng tấp nập kéo về xin nghe thuyết giảng và xin được làm tín đồ.

Những lời kêu gọi yêu nước thương nòi như tố cáo hiện trạng của Đức thầy, khiến người Pháp tức giận giam Đức thầy vào nhà thương điên Chợ Quán. Tương tự như cách đã áp dụng với chí sĩ Phan Bội Châu, khi bắt cóc cụ ở Thượng Hải và đem về Hà Nội xử án (1925), người Pháp chuẩn bị bí mật đưa Đức thầy Huỳnh Phú Sổ qua Lào để tiêu diệt một nhân vật có ảnh hưởng đến phong trào đòi độc lập ở An Nam thì tin này bị lộ ra ngoài, nên các tín đồ Phật giáo Hòa hảo đã tập trung đi giải vây cho ngài. Khí thế lúc ấy rất mạnh, không khác gì khi dân Việt Nam nghe tin Pháp định xử tử cụ Phan Bội Châu, thậm chí còn mạnh hơn vì có hiến binh Nhật tham gia.

Nhưng vì lý lẽ gì mà Phật giáo Hòa hảo lại có thể thu hút lượng tín đồ nhanh và mạnh mẽ như vậy ? Ngoài tài diễn thuyết, thuyết pháp bằng thơ văn, Đức thầy Huỳnh Phú Sổ còn đề ra những tiêu chí, kêu gọi mọi người phải luôn ghi nhớ bốn trọng ân của một người Việt, mà ngài nói rằng đã có từ thời Đức thầy Tây An (tức người đã lập ra giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương - một người yêu nước và cải cách việc tu tập Phật giáo không cầu kỳ và hình thức).

Bốn trọng ân đó, còn gọi là Tứ Ân Đức, gồm :

1. Ơn tổ tiên cha mẹ

2. Ơn đất nước

3. Ơn Tam bảo

4. Ơn đồng bào và nhơn loại.

Thoạt nhìn, Tứ ân đức là những quy ước tu tâm, nhưng thật ra, ẩn sâu trong đó là chủ nghĩa dân tộc duy nhất. Phối hợp với việc giản đơn trong thờ cúng và màu nâu phục trang, đạo nghĩa làm người đúng với tinh thần của người Việt đã khiến sự thuyết phục người người kéo nhau đến tham gia.

Chuyện kể rằng có một người gốc Hoa vì quá hâm mộ Đức thầy nên xin theo đạo, nhưng lại không thể ăn chay được. Ông này đến vấn ý và khóc nói rằng không hiểu vì sao không nhịn ăn thịt nổi theo lời dạy. Đức thầy bèn hỏi rằng ông ta một tháng ăn được mấy ngày ; vị này nói mỗi ngày chỉ ăn được một buổi thôi. Đức thầy cười và nói "vậy chú đã ăn được đến 15 ngày trong tháng rồi, vậy cũng là tốt quá so với nhiều người, nên có gì là buồn ?". Kể vậy, để biết sự đơn giản và gần gũi của Phật giáo Hòa hảo từ ngày ấy rất thích hợp với người Nam Bộ, nên đã thu hút được rất nhiều người.

Tư tưởng Tứ ân đức, ngay từ đầu, đã khác biệt với lý tưởng hy sinh cho quốc tế cộng sản của Việt Minh đã khiến cho Phật giáo Hòa hảo và Việt Minh đi vào chỗ xung đột một mất một còn. Năm 1945, sau khi tiếm quyền từ vua Bảo Đại, những người cộng sản đã ra sức tiêu diệt những ai bị coi là đối thủ, vì không muốn mất sức cho công cuộc nhất nguyên về sau. Nhiều cuộc ám sát hay xử tử công khai là chuyện đã xảy đến với không ít người Việt trí thức, yêu độc lập, một cách vô lý và bất ngờ. Chẳng hạn như ở ngoài Bắc, Nguyễn Bá Trác (1881-1945) bị Việt Minh lôi ra xử bắn ở Bình Định vì tội làm việc với người Pháp. Ở trong Nam, em trai của Đức thầy là Huỳnh Thanh Mậu, anh họ của học giả Nguyễn Hiến Lê là Nguyễn Xuân Thiếp bị kết tội muốn lật đổ Việt Minh nên bị xử bắn ở Cần Thơ. Tất cả những vụ như vậy, chỉ có lời kết án của tòa án cách mạng, và không có nạn nhân nào được quyền biện hộ.

Nhưng vì sao giữa Phật giáo Hòa hảo và Việt Minh, và sau đó là Cộng sản, lại có những xung đột dữ dội như vậy ? Đơn giản là từ đầu, Đức thầy Huỳnh Phú Sổ đã xác định Việt Minh là một nhánh của Đệ Tam Cộng Sản. Vốn có một lực lượng vũ trang được hình thành cho việc kháng Pháp, Phật giáo Hòa hảo cũng trở thành một đối thủ cần phải bị dẹp bỏ bằng bất cứ giá nào. 

Chính vì vậy, ngày 8 tháng 9/1945, nhìn thấy khuynh hướng độc đảng của Việt Minh, Phật giáo Hòa hảo đã có một biểu tình - là cuộc biểu tình đầu tiên trong lịch sử Việt Nam không chấp nhận thể chế độc tài cộng sản, đòi hỏi một chế độ dân chủ - tại Cần Thơ. Theo báo chí lúc đó, đã có khoảng 20.000 người tham gia để biểu thị một tinh thần ôn hòa đòi độc lập và một chế độ dân chủ. Nhưng ngay sau đó, những tín đồ Phật giáo Hòa hảo đã bị đáp trả : hàng ngàn người bị Việt Minh chận bắt hoặc giết chết.

Theo lời kể nhà văn Hứa Hoành, tác giả các sách như Biên Hùng Liệt Sử, Những Phú Hộ Lừng Danh Nam Kỳ, Các Giai Thoại Nam Kỳ Lục Tỉnh… thì khi đối mặt với Trần Văn Giàu, người đứng đầu Lâm Ủy Hành Chánh của Việt Minh ở miền Nam, ông có hỏi rằng "Sao cách mạng thành công rồi mà còn giết quá nhiều người có tài, có đức ?" thì Trần Văn Giàu trả lời rằng "Cách mạng cần đức để làm gì ? Có cuộc cách mạng nào mà không giết người ?".

Một ngày sau, ngày 9/9/1945, Việt Minh tổ chức vây bắt Đức thầy Huỳnh Phú Sổ ở số 8 Sohier, góc đường Miche nhưng không thành công. Từ đó, sự xung đột giữa Việt Minh và Phật giáo Hòa hảo ngày càng lên cao, đặc biệt khi các lực lượng vũ trang của Phật giáo Hòa hảo bắt đầu ăn miếng trả miếng các cuộc tấn công này, đặc biệt khi Trần Văn Giàu tung tin tuyên truyền là Phật giáo Hòa hảo chuyện giết người ăn thịt.

Năm 1947, vì muốn hóa giải sự xung đột đẫm máu này, Đức thầy Huỳnh Phú Sổ đến Đồng Tháp Mười, để gặp Bửu Vinh, đại diện của phía Việt Minh để bàn hòa ước. Lúc đi, ngài chỉ mang theo 4 người hộ vệ, chèo xuồng vào nơi họp. Chuyện xảy ra lúc khoảng 8g tối, khi cuộc thảo luận chưa dứt, đột nhiên xuất hiện 8 người của bên Việt Minh xông vào đâm, bắn. Duy chỉ có một hộ vệ duy nhất là anh Phan Văn Tỷ thoát được, là người kể lại sự việc lúc ấy. Anh Tỷ còn thấy trong lúc hỗn loạn, chính trị viên đại đội 66 của Việt Nam giơ súng ngắn nhắm vào Đức thầy, nhưng Đức thầy đã nhanh tay hất tắt ngọn đèn khiến trong phòng tối om, không còn ai biết gì sau nữa. Hôm đó là 16/4/1947.

Người cộng sản sau đó không xác nhận mình đã giết Đức thầy, còn phía tín hữu Phật giáo Hòa hảo thì cũng không tin Đức thầy đã chết. Đó là một bí ẩn lịch sử mà chắc nhiều thập niên nữa mới có lời đáp. Người Phật giáo Hòa hảo còn tin rằng, với sự kiêu ngạo của cộng sản lúc ấy, nếu giết được Đức thầy, họ sẽ trưng ra bằng chứng để bóp chết mọi niềm hy vọng của gần 2 triệu tín đồ Hòa hảo lúc ấy.

Người thân của mình bị giết, tín đồ của mình bị hãm hại… đã có nhiều giả thuyết cho là nếu Đức thầy còn sống, ắt ngài sẽ rất tức giận và trả thù, hoặc khuyến khích sự trả thù. Thế nhưng ngược lại, vào giai đoạn 1946-1947, khi mâu thuẫn lên cao, lòng người Phật giáo Hòa hảo phẫn uất đòi đánh trả mạnh hơn, chính Đức thầy có để lại hai câu thơ khuyên can rằng :

"Hãy thương lấy những Việt Minh

Đó là mặt trận của mình ngày sau".

Đó là lịch sử. Và lịch sử cần được kể đúng, nghĩ đúng. Vì lịch sử không phục vụ cho một ai, hay cho một chế độ nào, mà lịch sử là bài học cho một Việt Nam tương lai, bất luận đau đớn hay phũ phàng thế nào.

Tuấn Khanh

Nguồn : RFA, 04/07/2020 (tuankhanh's blog)

Published in Diễn đàn

Phúc thẩm các tín đồ Phật giáo Hòa hảo thuần túy (RFA, 24/05/2018)

Tòa án nhân dân tỉnh An Giang vừa tuyên y án sơ thẩm cho 6 tín đồ Phật giáo Hòa Hảo với cáo buộc ‘gây rối trật tự công cộng’ theo điều 245 và 257 của Bộ Luật Hình Sự Việt Nam trong phiên phúc thẩm diễn ra ngày 24/05/2018.

linhtinh1

Ông Bùi Văn Trung trong phiên sơ thẩm diễn ra vào ngày 9/2/2018. Courtesy of baoangiang.com.vn

Theo đó, ông Bùi Văn Trung bị tuyên án 6 năm tù, anh Bùi Văn Thâm 6 năm tù, anh Nguyễn Hoàng Nam 4 năm tù, chị Lê Thị Hồng Hạnh 3 năm tù, chị Bùi Thị Bích Tuyền 3 năm tù và bà Lê Thị Hên 2 năm tù nhưng vì bệnh nên cho án treo.

Chị Bùi Thị Thắm, con gái ông Bùi Văn Trung, cho Đài Á Châu Tự Do biết an ninh đã lập chốt chặn người tham gia phiên tòa sáng nay :

"Họ lập những chốt chặn cách xa phiên tòa cỡ khoảng 500 cây số, ngăn chặn không cho đi vào phiên tòa. Một số đồng đạo và người nhà đi sớm tới gần phiên tòa luôn thì những người có giấy triệu tập mới được cho vô. Nhưng mà những người thân trong gia đình đứng tranh luận cỡ khoảng 30-45 phút thì 8g00 – 8g45 mới có mặt trong phiên tòa".

Về chi tiết diễn biến buổi xét xử, chị Thắm cho biết :

"Viện Kiểm sát ở phiên tòa phúc thẩm thì cũng tranh luận, chứ không từ chối tranh luận như phiên sơ thẩm. Nhưng mà khi mà ông chánh án hỏi thì những người làm chứng buộc tội họ trả lời rất nhiều, nhưng đến khi luật sư (bào chữa) hỏi họ thì họ từ chối, nói không trả lời câu hỏi của luật sư".

Trước đó, trong phiên sơ thẩm diễn ra vào ngày 9 tháng 2, trước khi nghị án, Hội Đồng Xét Xử cho nói lời bào chữa cuối cùng cho bản thân. ông Bùi Văn Trung đã nói rằng đây là vụ đàn áp tôn giáo không phải gấy rối trật tự, ông yêu cầu xử đúng người, đúng tội, đúng theo pháp luật. Những người khác cũng có ý kiến tương tự.

******************

Liệu bỏ "biên chế suốt đời" có giúp giữ người tài ? (RFA, 24/05/2018)

Mở rộng đầu vào ?

Việt Nam vừa đưa ra hàng loạt thay đổi nhằm nâng cao chất lượng công chức, trong đó có việc tiến tới bỏ chế độ "biên chế suốt đời".

linhtinh2

Thi tuyển công chức ở Quảng Ngãi. Courtesy quangngai.gov.vn

Biện pháp này được cho là một cách để cải thiện đội ngũ cán bộ, mở thêm cửa cho người tài tại Việt Nam.

Ban Chấp hành trung ương đảng cộng sản Việt Nam khóa XII vừa ban hành nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy về xây dựng đội ngũ cán bộ công chức các cấp. Trong nhiều giải pháp mà nghị quyết đưa ra có giải pháp tiến tới bỏ chế độ "biên chế suốt đời", nhằm sắp xếp lại đội ngũ cán bộ công chức theo vị trí việc làm, năng lực, giảm số lượng, nâng cao chất lượng, có cơ chế cạnh tranh…

Ngoài việc muốn tinh giản biên chế công chức, giải pháp bỏ chế độ "biên chế suốt đời" được chính phủ Việt Nam nhắc đến nhiều năm nay, mục tiêu nhằm giảm gánh nặng ngân sách đối với lượng công chức khổng lồ.

Tin cho biết trong năm 2016 và 2017 Việt Nam đã giảm mỗi năm hơn 4.000 công chức ; và theo ‘phê duyệt biên chế công chức các cơ quan hành chính nhà nước năm 2018’ do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký ngày 07 tháng 02 năm 2018, thì Việt Nam có hơn 265.000 công chức trong biên chế, số này không bao gồm biên chế của Bộ Công An, Bộ Quốc Phòng, công chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập và cán bộ, công chức cấp xã.

Nhận xét về giải pháp bỏ chế độ "biên chế suốt đời", ông Lê Văn Cuông, nguyên Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa cho biết :

"Vấn đề này xuất phát từ thực tế nhiều năm qua trong việc thực hiện chế độ ‘công chức suốt đời’, một khi vào được công chức rồi thì khó thải loại. Điều này làm cho đội ngũ công chức không được thay đổi về chất lượng, tạo ra cái sức ì, làm cho công chức không chịu phấn đấu vươn lên mà yên tâm là mình đã có biên chế rồi thì sẽ ở được trong cơ quan nhà nước suốt đời. Nhất là đến khi nghỉ hưu thì có một số suy nghĩ làm thế nào để thu vén, dĩ hòa vi quý để ra về cho nó nhẹ nhàng".

Bác sĩ Đinh Đức Long, một đảng viên đảng cộng sản đã từ bỏ đảng, một nhà bất đồng chính kiến, đưa ra nhận định liên quan vấn đề này :

"Tôi nghĩ đây là bước đột phá, thời trước còn bao cấp, ai vô được công chức thì sống suốt đời, trong hàng ngũ công chức có thể người ta hoạt động không hiệu quả thì ngân sách vẫn phải nuôi họ bằng tiền thuế của dân".

Công bằng hơn ?

Về cung cách làm việc của công chức tại Việt Nam, chúng tôi xin trích một câu nói đầy nghịch lý được lan truyền trên mạng xã hội, của một cựu công chức đã tự rời bỏ ‘biên chế suốt đời’ : 

"Ai cũng có việc nhưng không ai làm việc ; Không ai làm việc nhưng ai cũng có lương ; Ai cũng có lương nhưng không đủ sống ; Không ai đủ sống nhưng ai cũng sống ; Ai cũng sống nhưng không ai hài lòng ; Không ai hài lòng nhưng ai cũng giơ tay đồng ý ?"

Đồng quan điểm với nghịch lý này, ông Lê Văn Cuông nói :

"Vừa rồi trung ương cũng có bàn đến chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội thì cũng đã mở ra, có đến 1/3 lực lượng là ngồi chơi xơi nước, 1/3 cầm tay chỉ việc, còn 1/3 làm rất tích cực, kiêm nhiệm rất nhiều việc nhưng cuối cùng thu nhập cũng không cao hơn so với những người ngồi chơi xơi nước".

Theo ông Lê Văn Cuông, sở dĩ người làm việc thấy chán khu vực nhà nước vì thu nhập thấp, người ta sẽ tìm đến những công ty bên ngoài để có chế độ đãi ngộ cao hơn, được trọng dụng hơn. ông cho rằng đây là một tâm lý xã hội rất thực tiễn.

Vừa qua, có đến hơn 40 học viên trong đề án ‘Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của thành phố Đà Nẵng’ xin nghỉ việc với nhiều lý do khác nhau dù không ít người phải bồi thường tiền tài trợ của đề án. Việc này gióng lên hồi chuông cảnh báo : làm sao để giữ chân người tài, tránh chảy máu chất xám ?

Liên quan vấn đề này, ông Lê Văn Cuông cho rằng, để tránh chảy máu chất xám, muốn thu hút nhân tài thì ngoài trọng dụng, chức danh, vị trí việc làm, thì còn phải có chính sách thu nhập tốt hơn. ông cũng cho rằng đây là một chủ trương đúng đắn và phù hợp với thực tế.

Bác sĩ Đinh Đức Long cũng cho rằng, chỉ vấn đề biên chế không thôi thì chưa đủ, ông nói tiếp :

"Chính sách phải đồng bộ, ngoài chuyện biên chế chỉ là bề mặt hành chính thôi. Cái quan trọng nhất là phải tạo điều kiện cho người ta làm việc".

Theo Bác sĩ Đinh Đức Long, ngoài việc cơ quan nhà nước phải thay đổi để nhân tài có thể yên tâm làm việc lâu dài, tránh trường hợp hàng loạt nhân tài bỏ việc như ở Đà Nẵng, thì người tri thức có tài cũng phải thật tâm muốn đóng góp. Hai bên phải có thiện chí hợp tác thì mới cùng làm việc lâu dài được.

***********************

Chuyện đào rễ tiêu : lặp lại vòng lẩn quẩn (RFA, 24/05/2018)

Người dân trồng tiêu tại Đồng Nai ồ ạt phá vườn, đào rễ bán cho thương lái được nói để xuất sang Trung Quốc. Tình trạng này nhắc đến những vụ việc đổ xô chạy theo yêu cầu ‘lạ’ từ phía thương lái như mua móng trâu/bò, mua đỉa… Chúng tôi tìm hiểu thực tế liên quan tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.

linhtinh3

Người dân cưa bỏ tiêu. RFA

Tiêu rớt giá

Những hình ảnh ghi nhận được cho thấy cảnh nông dân phá bỏ tiêu, đang đốt củi và những thân tiêu còn sót lại để dọn dẹp đất đai chuẩn bị cho một loại cây trồng mới.

"Năm ngoái không biết cái tiêu làm sao tự nhiên nó rớt giá một hơi một còn có 50-60.000 đồng một ký. Giờ bà con nông dân sản xuất tiêu là cây chủ lực trong xã Bàu Hàm, huyện Trảng Bom, Tỉnh Đồng Nai vẫn lao đao. Người ta cưa nhiều, trống để cải tạo đất trồng chuối, trồng bắp, trồng bưởi".

Nhìn thấy tình hình giá cả từ năm ngoái đến năm nay vẫn không có dấu hiệu khả quan, với lại không thể vay được tiền nên gia đình nhà bà cũng đã quyết định phá bỏ rẫy tiêu.

"Một mùa như vậy lỗ lã tiền phân tro đâu có lấy lại được đâu. Người ta đâu có ăn. Giờ người ta phải cưa bỏ thôi. Người ta trồng chuối hay là cái khác. Nhà đây 5-6 mẫu còn cưa bỏ đây. Nhà chị còn cưa, còn phải kêu công đào, đem về đặng bán. Chị còn phải mướn công… rồi sẵn ai muốn bán nữa thì chị tấp vô chị gom đi bán vậy đó. Hồi mấy năm trước tiêu 200.000 thì không dám. Nhưng mà giờ tiêu mấy chục ngàn này, hổng có trái nữa người ta cắt người ta bỏ hết. Đa số ở đây giờ bỏ mà cái rễ này cho người ta đào".

Phá bỏ vườn tiêu xong, rễ tiêu cần được đào lên để chuẩn bị cho những cây trồng mới. Những rẫy - vườn tiêu có diện tích lớn như của gia đình bà cần phải thuê người để đào rễ. Sẵn tiện có thương lái khác thu mua rễ tiêu thì gom lại đem bán để kiếm lại ít tiền bù chi phí phá bỏ. Theo như những gì bà biết, thì những thương lái tiêu làm ăn trực tiếp với phía Trung Quốc đứng ra thu mua rễ tiêu để bán kèm theo tiêu đen và tiêu sọ với mục đích gì thì bà cũng không rõ.

"Bắt đầu người ta xuất đi, xuất chung với tiêu đen tiêu sọ á, người ta xuất đi. Người ta chuyên bán hàng tiêu đen tiêu sọ đi cho Trung Quốc, người ta bán hàng xuất khẩu thì người ta bán kèm chứ mình đâu có biết".

Cách đó không xa, một vườn tiêu khác cũng đang bị đốn hạ. Những người này cho biết họ đang được thuê để phá bỏ vườn tiêu. Nhà anh này cũng đang có khoảng 5 hecta đất trồng tiêu, nhưng đã qua mùa thu hoạch cho nên anh cùng những người khác đi làm thêm để kiếm chút thu nhập.

"Bây giờ mình hái một tạ tiêu 3-4 chục cây mới được 1 tạ đúng không ? Hái giờ công cán, tiền công mướn hái 180-200.000 một ngày. Một ngày nó hái được 9 ký, 8 ký hoặc 10 ký. Một ngày mất 200.000, ba công hết bao nhiêu rồi ? Ba công 600.000… Người dân mình mà không cải thiện là đói chết. Nói thiệt ! Nhà nước không giúp được gì luôn ! Giờ nếu mà làm tiêu thì thua lỗ quá nặng không có tiền cho con cái ăn học, sinh hoạt hàng ngày".

Nguyên nhân

Về việc giá tiêu tụt xuống còn 50-60.000 đồng trên một ký, theo người nông dân lý do là vì năm 2017 các lô hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài bị trả về làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá tiêu trong nước.

"Nước ngoài người ta thử xét nghiệm dư lượng thực vật - cái thuốc còn đọng lại trong tiêu rất là nhiều nên trả về cho công ty là từ đó bắt đầu tiêu mới xuống ào ào từ đó giờ không lên nổi nữa. Nếu mà tiêu xuất khẩu thì mới có giá, còn bán vào trong nội địa cái gì cũng vậy thôi không có giá".

Giá tiêu rớt mạnh là nguyên nhân chính khiến cho các chủ vườn tiêu phá bỏ hàng loạt để chuyển sang trồng loại cây khác. Nếu không phá, họ sẽ càng ngày càng thua lỗ mà không biết lấy tiền đâu để bù lỗ chi phí đầu tư cho cây trồng, lại còn phải lo cho bữa cơm hàng ngày.

"Không thấy chính quyền hỗ trợ gì hết, đi vay tiền ngân hàng còn khó khăn. Vay cũng không đủ đề đầu tư. Mẫu rẫy được hai tấn tiêu, có được 120 triệu, coi như 70 thì 140 đi… thì đầu tư vô hết chắc 160 rồi".

Hiện tại, có nhiều nông dân trồng tiêu ở quanh đây vẫn tiếp tục phá bỏ rẫy tiêu, cho nên việc thu mua rễ tiêu vẫn đang diễn ra.

"Còn chớ, thì giá 12.000 đồng/ký rễ tiêu tươi, thì không biết nó mua vì mục đích gì mình không biết. Bây giờ người ta đi đào rễ tiêu không à, ngày 500-600.000. Còn đi làm cây vác cây được có 250.000 à".

Sau khi phá bỏ, rễ tiêu được đào lên và đem bán với giá 12.000 đồng/kg loại tươi.

Lâu nay, không ít những thông tin đưa ra cho rằng phía Trung Quốc thu mua rễ tiêu một cách "khó hiểu" và khuyến cáo người dân phải cẩn trọng. Nhưng thực tế cho thấy rằng, chi phí tính bằng chục triệu hay trăm triệu bỏ ra để gầy dựng rẫy tiêu thì không ai dại dột chỉ vì thu được vài triệu đồng bán rễ mà phá bỏ cả vườn.

Vào cuối tháng 2 vừa qua, Tổng cục Hải quan chính phủ Hà Nội thông báo tiêu là một trong những nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Và trong vòng 5 năm gần đây, tiêu nằm trong nhóm mặt hàng có tốc độ tăng lượng xuất khẩu cao nhất. Liệu thực tế có được duy trì một cách bền vững trước mọi biến động của thị trường ?

*******************

Từ 'thu phí' thành 'thu giá' : Ai lợi ai hại ? (RFA, 24/05/2018)

Bên hành lang Quốc hội chiều 22/5, Bộ trưởng Giao thông và vận tải Nguyễn Văn Thể nói với báo chí xung quanh việc các trạm thu phí BOT được đổi tên thành "trạm thu giá" trong thời gian qua.

linhtinh4

Một trạm thu phí trả tiền tự động ở Pháp. Ảnh minh họa. AFP

Nguyên văn lời ông Thể như sau "Việc chuyển đổi này dựa trên quy định của Chính phủ. BOT là một sản phẩm của doanh nghiệp nên họ tự định giá ; còn phí thì mang tính chất Nhà nước".

Ngay lập tức, người dân và các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực lên tiếng phản đối.

Chuyên viên pháp lý Lê Thị Hòa khẳng định với báo chí trong nước là không thể tùy tiện thay đổi và sử dụng tên gọi khác dẫn đến hiểu nhầm, hiểu sai bản chất của thuật ngữ pháp lý. Còn với Giáo sư Nguyễn Đức Dân, nguyên Phó chủ tịch Hội Ngôn ngữ học Việt Nam thì "Từ này là do cán bộ quản lý nghĩ ra chứ từ trước đến nay không ai dùng như vậy cả".

Ông Hoàng Ngọc Diêu, một chuyên gia công nghệ thông tin sống tại Úc, từng làm việc tại Việt Nam và hiện là một facebooker có nhiều bài viết cũng như clips về hiện tình đất nước mở đầu phần trao đổi với RFA rằng ông thấy chuyện này khôi hài :

Mấy ông loay hoay tìm một lý do thỏa đáng để cho người dân không phản đối nhưng hóa ra nó rất khôi hài bởi không có xứ nào trên thế giới này có thứ lệ phí đường mà biến thành "giá" hết. Đó là cái kỳ quặc.

Ông nói thêm rằng đường xá, cơ sở hạ tầng của một đất nước là tài sản của quốc gia cho nên dù có đấu thầu, đầu tư gì đi chăng nữa thì nó cũng là tài sản quốc gia, tại sao lại biến thành của doanh nghiệp rồi biến từ phí thành giá rồi lên giá tùy thích để lấy lại vốn đầu tư. Hơn nữa đất nước Việt Nam bây giờ dưới thể chế được gọi là "dân chủ tập trung", tất cả mọi thứ là dưới sự lãnh đạo của đảng thì làm gì có chuyện đường xá, cơ sở hạ tầng biến thành tài sản của doanh nghiệp để doanh nghiệp đưa ra giá. ông kết luận :

Thực ra bây giờ có là phí hay giá thì người dân cũng không có khả năng kiểm soát hay đòi hỏi gì hết. Bây giờ dân nói tôi không muốn trả "giá" hay không muốn trả "phí" thì cũng vậy thôi. Họ cũng phải đóng chừng đó tiền hoặc nhiều hơn mà thôi.

Dân lãnh đủ

Theo quy định của luật pháp thì thuế, phí và lệ phí có các luật và văn bản hướng dẫn thi hành để điều chỉnh. Còn "giá" cho các trạm BOT hiện nay là do Bộ Giao thông và vận tải có quyền thao túng, không có luật hay văn bản nào cả. ông Nguyễn Văn Thể nói với báo chí trong nước là "Việc đổi tên này không có gì khác mà chỉ là linh động hơn". Vậy linh động ra sao và người dân được hưởng lợi gì từ sự linh động ấy mà phải đổi cách gọi tên, ông Nguyễn Lân Thắng, một nhà hoạt động trong nước bày tỏ :

Cách gọi tên có như thế nào thì người dân vẫn đang phải chịu một khoản thu rất là vô lý. Có những nơi qua trạm BOT làm rất cẩu thả, chất lượng đường rất là kém nhưng thu rất cao. Đặc biệt với những xe vận tải hạng nặng đi qua đường quốc lộ là từ ngân sách nhà nước nhưng các đơn vị tư nhân nâng cấp sửa chữa qua loa rồi sau đó thu phí cao.

Tôi cho là trong thời gian vừa qua với sức ép của dư luận, đặc biệt là Nhóm Bạn hữu đường xa cũng như đông đảo anh em tài xế khắp mọi nơi thì Bộ Giao thông và vận tải đang phải có những cách chống chế những việc làm sai hiện nay.

Trao đổi với báo chí bên lề kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa 14 vào ngày 24/5, Trưởng ban Dân nguyện Quốc hội, bà Nguyễn Thanh Hải, cho rằng bản chất tên gọi "trạm thu phí" hay "trạm thu giá" không khác nhau. Nhưng với ông Hoàng Ngọc Diêu thì nó khác nhau hoàn toàn. ông phân tích :

Phí là một loại fee đã được quy định dựa trên những tiêu chuẩn nào đó nhất định và có một thời hạn nhất định. Ví dụ ở nước ngoài nó có những cái tollgate, nó có thời hạn và lý do vì sao có mức fee như vậy, tương đương ở Việt Nam là "phí". Còn cái "giá" thì không dựa trên một cái gì hết thì dân biết kêu ai vì đâu có ban ngành gì để kiểm soát giá đâu ?

Bộ trưởng Giao thông và vận tải thì nói rằng hệ thống BOT không thuộc nhà nước nữa mà thuộc về doanh nghiệp cho nên nó không thể là "phí" mà phải là "giá". Đó là cách giải thích lòng vòng và phi lý.

Ông nói thêm rằng "giá" là số tiền để trả cho một phẩm vật nào đó mình có trong tay. Đằng này con đường là phương tiện nên không thể gọi là "thu giá". Nếu họ nói "giá" thì mình có quyền trả giá vì khi nói đến "giá" thì nó có sự biến thiên. Nhà nước có để cho dân mặc cả không ?

Liệu có đổi tên ?

Trên mạng xã hội cũng như báo chí chính thống đều có những bài viết, những ý kiến phản bác chuyện đổi từ "thu phí" thành "thu giá" vì nó quá khôi hài và vô lý cả về mặt ngôn ngữ lẫn ý nghĩa. Ngay cả đơn vị xây dựng trạm thu giá BOT Đức Hòa ở Long An muốn đổi tên trạm thu giá trở về trạm thu phí, thế nhưng chuyện đổi lại thì không đơn giản chút nào.

Ông Nguyễn Lân Thắng cho rằng cái tên chỉ là một phần của câu chuyện BOT, và muốn thay đổi thì phải có lộ trình :

Với cuộc sống cơm áo gạo tiền của người dân nghĩ đến một cái lợi ích chung để đấu tranh cho lợi ích xã hội thì cũng rất là khó. Tuy nhiên các kênh truyền thông, mạng xã hội và các cơ quan truyền thông tiếng Việt ở nước ngoài bây giờ có một ảnh hưởng to lớn đến tinh thần đấu tranh của người dân phản kháng trước những vấn đề của xã hội.

Tôi vẫn tin rằng sự phản ứng ngày càng gay gắt chứ sẽ không chìm đi. Và dù là cái tên thì nó vẫn là một câu chuyện trong cả câu chuyện trạm thu phí BOT.

Việc đấu tranh này cũng cần phải có lộ trình, tức là phải thu hút được đám đông, thu hút được sự quan tâm cảu dư luận. Bằng cách này hay cách khác thì nó vẫn tiếp tục gây sức ép lên Bộ Giao thông vận tải cũng như các cơ quan công quyền trong vấn đề xử lý các trạm BOT này.

Việc nâng cấp cơ sở hạ tầng để phục vụ người dân là vấn đề lãnh đạo quốc gia nào cũng phải tính tới. Ngân sách chủ yếu là từ tiền thuế do dân đóng góp hoặc đi vay nước ngoài để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Nhà nước cần phải tính toán mức phí thu như thế nào và trong bao lâu để hoàn vốn chứ đây không phải là sản phẩm kinh doanh. Cơ sở hạ tầng của một quốc gia là để phục vụ người dân chứ không phải là một phương tiện để kinh doanh.

Diễm Thi

Published in Việt Nam

Châu Âu cho Hà Nội vay tiền làm đường sắt trên cao (RFA, 10/01/2018)

Dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 3 tại Hà Nội, là tuyến đường sắt trên cao dài 12,5 km với 12 nhà ga, sẽ nhận được gói tín dụng 143 triệu euro từ Ngân hàng Đầu tư Châu Âu (EIB).

vay1

Người đi xe máy đi qua những cây cột chuẩn bị cho dự dán xây dựng đường sắt trên cao ở Hà Nội hôm 26/2/2014 - AFP

Thông tin vừa nêu được Phó Chủ tịch của EIB, ông Jonanthan Taylor, cho biết trong cuộc gặp gỡ với báo giới Việt Nam vào sáng ngày 10 tháng Giêng.

Ông Taylor cho biết EIB đã cho Việt Nam vay tổng cộng 710 triệu euro cho các dự án phát triển tại Việt Nam từ năm 1998 đến nay. Ông Taylor cho biết thêm rằng trong gói tín dụng mới nhất của EIB dành cho dự án tuyến đường sắt đô thị số 3 tại Hà Nội, phía Việt Nam có toàn quyền quyết định sử dụng công nghệ cũng như toa tàu của bất kỳ nhà cung cấp nào.

Trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan tuyến đường sắt nối từ Ga Hà Nội đến Nhổn bị đội vốn lên gấp 3 lần và bị chậm tiến độ đến 3 năm, Phó Chủ tịch của EIB nói đích thân ông đã đi khảo sát hiện trường của dự án và ghi nhận có sự tiến bộ, cũng như Việt Nam cam kết đẩy nhanh tốc độ để hoàn thành dự án.

Tại cuộc gặp gỡ với EIB, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị EIB tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt các dự án về hạ tầng giao thông và năng lượng…

Ngân hàng Đầu tư Châu Âu (EIB) là ngân hàng quốc doanh quốc tế lớn nhất trên thế giới, do 28 quốc gia thành viên Châu Âu đồng sở hữu, với mức lãi suất 0%.

Đại sứ Bruno Angelet, Trưởng phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam cho biết ông mong muốn Việt Nam sẽ tiếp cận nguồn vốn vay của EIB nhiều hơn trong bối cảnh Hiệp định Tự do Thương mại Việt Nam-EU (EVFTA) sắp được ký kết trong thời gian tới.

********************

Chính quyền chặn tín đồ dự lễ đản sanh Phật giáo Hòa Hảo (VOA, 10/01/2018)

Một chc sc ca Giáo hi Pht giáo Hòa Ho nói rng chính quyn đã dng cht chn không cho tín đ đi dự lễ đn sanh, và ông bày t tht vng v vic Hoa Kỳ không đưa Vit Nam tr li danh sách CPC, tc là danh sách các Quc gia Cn Quan tâm Đc bit v t do tôn giáo.

vay2

Lực lượng an ninh, dân phòng lp cht chn vào nơi t chc l đn sanh Pht giáo Hòa Ho tnh An Giang, ngày 8/1/2018. (Facebook Bin Nguyen)

Hôm 10/1, ông Lê Quang Hiển, Chánh Thư ký Giáo hi Pht Giáo Hòa Ho Thun túy, vn không được chính quyn Vit Nam công nhn, cho VOA biết công an và dân phòng đã b trí và đóng cht "mi no đường dn đến đa đim c hành l đn sanh ln th 98.

Ông Lê Quang Hiển, còn là Tng Thư ký Hi đng Liên tôn Vit Nam, nói vi VOA.

"Tại tr s tm thời của Trung ương Giáo hi Pht giáo Vit Nam Thun túy xã Long Giang, huyn Ch Mi, tnh An Giang, công an đã xung cht vào ngày 8/1/2018. C đon đường gn 500 mét, h đóng mi đu mt cái cht, bt ghế, có cây chn ngang đường, không cho ai vào, bt buộc chúng tôi phi đi đường tt bên kia con rch".

Ông Hiển cho biết hôm chính lễ 10/1, tc ngày 25/11 âm lch, vn không có ai có th đi vào hay ngang qua đim đa đim t chc l.

"Mấy năm v trước h còn cho người đa phương đến d, nhưng năm nay h ngăn cm không cho ai ti c. Vào tháng trước, chính quyn có gp ông Hà Văn Duy Hồ, Hi Trưởng Giáo Hi Pht giáo Hòa Ho Thun túy tnh tnh An giang, và nói rng năm nay không cho t chc, không cho dng l đài, không cho làm gì c, dù bt kỳ hình thc nào cũng không cho làm".

Trên Facebook hôm 9/1, ông Hiển cho biết ti nhà ông Hà Văn Duy H, có khong trên 50 nhân viên an ninh "ri rác đóng cht chung quanh, ngi trong quán cà phê hay mượn nhà dân gn đó trú ngụ, tt c đu mc thường phc thnh thong có xe công an giao thông chy qua li".

Ông Bửu Tý, mt tín đ ti tnh Đng Tháp, thông báo trên mng xã hi trưa ngày 10/1 rng : "Trong lúc chúng tôi trang trí l đài và tiến hành nghi l thì có vài anh công an đi ngang qua lại đ quay phim. Tình hình lúc này là nội kh xut, ngoi bt nhp".

Việc ngăn chn và cm đoán tín đ Hòa Ho sinh hot tôn giáo ti các tnh đng bng sông Cu Long din ra chưa đy mt tun sau khi Bộ ngoại giao Hoa Kỳ mt ln na quyết định không đưa Vit Nam tr li danh sách CPC hôm 4/1.

Ông Hiển nói Hi đng Liên tôn Vit Nam hoàn toàn không đng ý vi quyết đnh đó ca Bộ ngoại giao Hoa Kỳ :

"Hội đng Liên tôn Vit Nam hoàn toàn không đng ý v quyết đnh ca Bộ ngoại giao Hoa Kỳ không đưa Vit Nam vào danh sách CPC, điu này không th hin đúng tình hình thc tế tôn giáo ti Vit Nam".

*******************

Phú Thọ : Khởi tố 10 thanh niên chặn xe xin tiền (BBC, 10/01/2018)

Tin cho hay, Công an tỉnh Phú Thọ khởi tố 10 thanh niên mang hung khí lên cao tốc Nội Bài - Lào Cai chặn xe xin tiền tài xế và livestream vụ việc trên Facebook.

vay3

Nhóm thanh niên chặn xe bị bắt tại đồn công an

10 bị can, 19 - 20 tuổi, hiện đang bị tạm giam và bị điều tra hành vi "Cướp tài sản".

Tối 29/12, sau khi đi uống bia rượu, các thanh niên cùng ngụ ở huyện Phù Ninh lên nút giao IC8 cao tốc Nội Bài - Lào Cai để chụp ảnh. Tại đây, họ nảy ý định xin tiền các tài xế.

Báo Zing tường thuật : "Một trong số người trên đã cầm hung khí chặn nhiều xe tải, taxi, xe khách rồi tiếp cận tài xế để xin tiền, những người khác đứng chặn đầu hoặc đi vòng quanh xe. Một thành viên trong nhóm dùng điện thoại livestream vụ việc trên mạng xã hội".

Cơ quan điều tra xác định nhóm này chiếm đoạt của các tài xế "hơn 400.000 đồng".

Báo Dân Trí cho hay : "Xác định tính chất phức tạp của vụ việc, gây dư luận xấu trong quần chúng nhân dân, cần phải xử lý nghiêm nên Công an huyện Phù Ninh đã chủ động phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Phú Thọ tiến hành rà soát, lên danh sách từng đối tượng tham gia".

Truyền thông Việt Nam ghi nhận nhà chức trách thu được "bảy con dao, kiếm, tuýp sắt tự chế" và các thanh niên khai nhận họ "thiếu hiểu biết nhận thức về pháp luật",

Theo Điều 133 Bộ luật Hình sự năm 1999, người phạm hành vi cướp tài sản phải đối mặt với bản án từ 7 đến 15 năm tù.

Published in Việt Nam

Một số tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo tại An Giang vào ngày 19 tháng tư tiến hành biểu tình phản đối lực lượng chức năng địa phương ngăn chặn, sách nhiễu, thậm chí đánh đập các đồng đạo tập trung cúng giỗ tại đạo tràng của cư sĩ Bùi Văn Trung ở ấp Phước Hòa, xã Phước Hưng, huyện An Phú, tỉnh An Giang.

hoahao1

Tín đồ Phật giáo Hòa Hảo trong một lần biểu tình. Courtesy of anhbasam.

Cư sĩ Bùi Văn Trung vào chiều ngày 19 tháng tư cho Đài Á Châu Tự do biết việc một trong những đồng đạo đến dự đám giỗ và khi ra về bị hành hung :

"Năm công an đánh anh Tèo ở khúc vắng. Số đi có 11 xe và anh này bị đánh rất nặng".

Cư sĩ Bùi Văn Trung cho biết vào tối ngày 18 tháng tư một số đồng đạo muốn đến đạo tràng nhà ông bị cảnh sát giao thông chặn xét và thu giữ giấy tờ mà không trả lại. Tình trang tiếp diễn sang đến ngày 19 tháng tư khiến ông Bùi Văn Trung và mấy chục đồng đạo khác phải mang khẩu hiệu ra khỏi nhà biểu tình chống tình trạng sách nhiễu cũa lực lượng chức năng địa phương đối với sinh hoạt tinh thần của các tín hữu Phật giáo Hòa Hảo không theo Ban Trị Sự, tức nhóm mà họ cho là do Nhà nước Việt Nam dựng lên.

Cư sĩ Bùi Văn Trung từng bị ở tù 4 năm với cáo buộc chống người thi hành công vụ. Ông mãn án hôm ngày 30 tháng 10 năm ngoái. Con trai ông này là Bùi Văn Thâm cũng bị kêu án 2 năm rưỡi với cùng tội danh, và trong vụ việc ngày 19 tháng 4 được cho biết cũng bị hành hung.

Published in Việt Nam