Suốt mấy tháng qua, trong bối cảnh các cam kết ở cấp cao đã được lên kế hoạch, đã có nhiều cuộc thảo luận về tiềm năng nâng cấp quan hệ chính thức Việt-Mỹ lên mức quan hệ đối tác chiến lược trong tương lai. Mặc dù ý tưởng này không phải là mới, nhưng hàm ý của nó thì lại rất đáng được quan tâm, cả về quan hệ song phương lẫn sự phát triển trong khu vực và trên trường quốc tế rộng lớn hơn.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump phát biểu trong ngày cuối cùng của Hội nghị cấp cao CEO APEC, một phần của hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo Hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC), tại thành phố Đà Nẵng vào thứ Sáu ngày 10 tháng 11 năm 2017 (Anthony Wallace, Bi-a qua AP)
Quan hệ Việt-Mỹ đã tiến khá xa so với thời Chiến tranh Việt Nam. Trong khi quá trình bình thường hóa từng bước một các mối quan hệ đã diễn ra trong nhiệm kỳ của cựu Tổng thống Bill Clinton và tiếp tục dưới thời các chính phủ của các đảng Dân chủ và Cộng hòa sau đó, người ta đặc biệt quan tâm tới việc nâng quan hệ lên mức hợp tác toàn diện vào năm 2015, dưới thời Tổng thống Barack Obama. Như tôi đã từng nhận xét trên trang mạng này, việc này có ý nghĩa quan trọng đối với cộng đồng lập chính sách của cả hai nước : Nó phản ánh những nỗ lực của Washington trong việc mở rộng mạng lưới liên Mỹnh và quan hệ đối tác ở Châu Á-Thái Bình Dương và vai trò ngày càng gia tăng của Việt Nam trong mạng lưới đó - cùng với các đối tác toàn diện khác như Malaysia và Indonesia (cũng được nâng lên thành đối tác chiến lược) ; và còn nhấn mạnh những cơ hội và thách thức mà Hà Nội phải cân nhắc khi nước này gắn kết với Mỹ trong hệ thống quan hệ đối tác rộng lớn hơn của chính Mỹnh.
Cho đến lúc này, trong số những thách thức đáng chú ý và mới dưới trào Trump – cùng với những sự kiện chiếm hàng đầu trên các trang báo, trong đó có chuyến thăm đầu tiên của tàu sân bay Mỹ tới Việt Nam và cán cân thương mại Việt-Mỹ – là những cuộc thảo luận về tiềm năng nâng quan hệ Việt-Mỹ lên mức quan hệ đối tác chiến lược. Sự kiện này xảy ra trong bối cảnh cam kết cấp cao đang được lên kế hoạch, mà đáng chú ý nhất là chuyến thăm Mỹ của Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sau chuyến đi đầu tiên của ông tới Washington vào năm 2015 : Chuyến thăm tự nó đã là sự kiện lịch sử trong Việt-Mỹ.
Những vụ tán dóc về động thái này không làm ai ngạc nhiên. Mặc dù bản thân quá trình phát triển có thể không ấn tượng như các tiêu đề báo chí có thể gợi ý - chẳng hạn, Indonesia đã trải qua quá trình xây dựng quan hệ đối tác toàn diện tương tự như thế và sau đó được nâng lên thành quan hệ đối tác chiến lược với Mỹ – nó phải có giá trị nào đó. Với các di sản lịch sử trong quan hệ Mỹ-Việt và sự khác biệt trong giai đoạn hiện nay trong các lĩnh vực, từ chế độ chính trị đến nhân quyền, nâng tầm quan hệ song phương sẽ củng cố sự hội tụ chiến lược ngày càng tăng giữa hai nước cũng như giữa các cơ quan quản lí, công chúng và các quốc gia khác trong khu vực. Việc này còn có thể có ý nghĩa rộng hơn là quan hệ song phương, nếu xét tới sự cạnh tranh ngày càng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và vai trò của Việt Nam trong những vấn đề khu vực, như Biển Đông, nơi mà thái độ quyết đoán của Trung Quốc ngày càng gia tăng và việc kiểm soát của Trung Quốc không hề giảm và Hà Nội đang chịu áp lực ngày càng tăng.
Nhưng các cuộc thảo luận về xu hướng này bao giờ cũng có chút lo lắng. Một mặt, quan tâm tới những khác biệt cụ thể trong quan hệ thương mại Việt-Mỹ hoặc Bắc Triều Tiên trong mấy năm qua đôi khi làm cho việc giải quyết các mối quan hệ chưa thể toàn diện - chứ chưa nói tới quan hệ chiến lược – mà đáng lẽ ra thực tế địa chính trị đã và đang thúc đẩy cho đến nay. Khía cạnh khác, bối cảnh khu vực và quốc tế cũng buộc người ta tăng cường theo dõi những sắp xếp đã được lập ra – dù khá lỏng lẻo - giữa các nước với Mỹ hoặc Trung Quốc, và những sáng kiến như chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Mở và Tự do, lần đầu tiên được đưa ra công khai trong diễn văn của Trump tại Hội nghị cấp cao APEC, diễn ra tại Việt Nam năm 2017, hoặc những cơ sở quân sự mới vừa được báo cáo (ý nói những căn cứ quân sự mới của Trung Quốc trong khu vực – ND). Những yếu tố này có vai trò quan trọng vì chúng nằm trong các tính toán mà các nhà hoạch định chính sách phải làm về phí tổn và lợi ích của việc dịch chuyển sắp xếp tổng quát cũng như các khía cạnh cụ thể hơn như thời khóa biểu và thông điệp. Ví dụ, không phải ngẫu nhiên mà chúng ta đã và đang thấy Việt Nam trì hoãn một số quan hệ trực tiếp liên quan đến quốc phòng với Mỹ, mặc dù có những lợi ích mà chúng ta đã thấy vì nó cũng tạo ra những bước tiến mới trong những quan hệ quan trọng khác như với Châu Âu và Nhật Bản.
Những lo lắng này tự chúng không có nghĩa là quan hệ đối tác chiến lược Việt-Mỹ là không đáng mong muốn hay không thể thực hiện được. Thật vậy, như đã nói ngay từ đầu, mặc dù có những thăng trầm trong quan hệ song phương, các xu hướng chiến lược như ta thấy hiện nay đang làm cho Washington và Hà Nội hướng tới liên kết mạnh hơn, chứ không ít đi, dù công khai họ có nói thế nào thì cũng vậy mà thôi. Nhưng điều đó có nghĩa là cả Mỹ lẫn Việt Nam đều cần đảm bảo rằng các mối quan hệ tương thích với tất cả các quyết định mà họ lựa chọn, mỗi khi họ chọn. Cuối cùng, tên gọi các liên kết chỉ có giá trị như lời cam kết mà cả hai bên sẵn sàng bỏ công sức vào việc chuyển sự hội tụ tiềm năng thành hợp tác thực sự, như được thể hiện bằng sự pha trộn giữa các liên Mỹnh và đối tác kém hiệu quả và hiệu quả ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Quan hệ Việt-Mỹ nhất định phải có những tính toán như thế, và nó sẽ được đánh giá không phải bằng cách so sánh hiện nay với quá khứ, mà là quan hệ đó đang có vị trí như thế nào và hai nước dành cho nó vai trò gì dù vẫn có sự khác biệt giữ hai nước này.
Prashanth Parameswaran
Nguyên tác : What Would a US-Vietnam Strategic Partnership Really Mean ?, The Diplomat, 12/09/2019
Phạm Nguyên Trường dịch
Nguồn : VNTB, 13/09/2019
Tiểu vùng sông Mê Kông trong chiến lược Châu Á của Hoa Kỳ : cơ hội và thách thức
Tiểu vùng tự do và cởi mở đang đối mặt với những thách thức lớn nhất.
Hạ lưu sông Mê Kong
Khi vòng tiếp theo của hội nghị thượng đỉnh Châu Á diễn ra vào cuối tháng này tại Bangkok, một trong những lĩnh vực quan trọng sẽ được chú ý trong chính sách của Hoa Kỳ sẽ là phương cách tiếp cận của Washington đối với tiểu vùng Mê Kông - một cách viết tắt cho khu vực ở Đông Nam Á - nơi sông Mê Kông, một trong những con sông dài nhất và lớn nhất thế giới, chảy qua. Mặc dù mối quan tâm của Hoa Kỳ đối với sông Mê Kông đã hiện hữu từ lâu, vai trò của tiểu vùng này sẽ vẫn được nhìn nhận là rất quan trọng trong bối cảnh phát triển rộng lớn hơn trong chính sách của Hoa Kỳ, bao gồm cuộc cạnh tranh căng thẳng Hoa – Mỹ và chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở của chính quyền Trump.
Từ lâu, trong chính sách của Hoa Kỳ, tầm quan trọng của tiểu vùng sông Mekong đã được công nhận. Sông Mê Kông chảy qua Trung Quốc (nơi được gọi là Lan thương) và đổ vào các quốc gia Đông Nam Á lục địa bao gồm Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam, là một nguồn tài nguyên quan trọng cung cấp thực phẩm, nước sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp, và giao thông vận tải cho hơn 60 triệu người trong khu vực. Và tại nhiều thời điểm khác nhau trong lịch sử, sông Mê Kông đã đóng vai trò là điểm kết nối hoặc xung đột giữa các quốc gia Đông Nam Á lục địa và giữa các cường quốc tham chiến tại đó, bao gồm cả Hoa Kỳ trong thời kỳ cao điểm của chiến tranh Việt Nam. Tầm quan trọng của tiểu vùng sông Mekong trong chính sách Châu Á của Hoa Kỳ chỉ mới được tăng lên trong những năm gần đây, với việc các nước tiểu vùng sông Mê Kông củng cố nền kinh tế của họ nhưng đồng thời cũng phải vật lộn với những thách thức quản trị và sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc. Trong khi đó, sông Mê Kông chính nó đang phải đối mặt với những nguy cơ do một loạt các áp lực liên quan đến phát triển, nhân khẩu học và biến đổi khí hậu, bao gồm cả việc ngày càng có nhiều các đập thủy điện được xây dựng trên dòng chảy của con sông này.
Tiểu vùng sông Mê Kông (Greater Mekong Subregion -GMS) vẫn là trung tâm của chiến lược Châu Á của Hoa Kỳ ngày nay. Thật vậy, trong chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương (Free and Open Indo-Pacific - FOIP) tự do và cởi mở, như được chính quyền Trump nói rõ, tiểu vùng Mê Kông là nơi các nguyên tắc tự do và cởi mở được cho là đang bị thách thức lớn nhất. Tiểu vùng này cũng thể hiện rõ nhất mối liên kết giữa ba trụ cột của FOIP về an ninh, kinh tế và quản trị mà các quan chức Hoa Kỳ đã vạch ra vì những thách thức đa dạng, xuyên biên giới mà hiện vẫn đang tồn tại. Tương lai của khu vực Mê Kông cũng động chạm đến các mục tiêu rộng lớn khác của Hoa Kỳ, bao gồm thúc đẩy các liên minh và quan hệ đối tác, thúc đẩy sự thống nhất lớn hơn của khối ASEAN, tăng cường sự tham gia kinh tế của Hoa Kỳ và kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Chính sách của Hoa Kỳ đã đi được một đoạn đường nhất định nào đó trong việc nhìn nhận điều này và bắt đầu định hình một phản ứng mạnh mẽ hơn. Thật vậy, năm 2019 đánh dấu lễ kỷ niệm một thập kỷ việc chính quyền Obama đặt bút ký vào Sáng kiến Hạ lưu sông Mê Kông (Low Mekong Initiative - LMI), một nỗ lực nhằm thúc đẩy hợp tác cấp tiểu vùng và xây dựng năng lực ở Đông Nam Á lục địa. Mặc dù, cho đến nay, dưới thời chính quyền Trump, sự tập trung vào LMI vẫn còn tương đối mờ nhạt và tiềm năng đầy đủ của nó vẫn còn chưa được nhận thức một cách sâu sắc, nhưng sáng kiến này vẫn được tiếp tục, cùng với những nỗ lực liên quan khác trong chiến lược FOIP, bao gồm các nỗ lực cơ sở hạ tầng mới và tận dụng các công trình hiện đang vận hành vốn được thực hiện bởi các đồng minh và đối tác quan trọng của Hoa Kỳ như Nhật Bản và Singapore.
Nhưng những thách thức vẫn còn đó. Một số trong những điều này liên quan đến việc chính khu vực này tự nó đã thay đổi như thế nào trong thập kỷ qua kể từ khi LMI lần đầu tiên bắt đầu vận hành, liệu đó có phải là vấn đề thích hợp nhất mà sẽ hạn chế các triển vọng tham gia của Hoa Kỳ, hay sự xâm nhập của Trung Quốc thông qua cơ chế Hợp tác Lan Thương – Mê Kông -Mekong Cooperation - LMC) cũng như thông qua Sáng kiến Vành đai và Con đường (Belt and Road Initiative -BRI)rộng lớn hơn, cái sáng kiến mà có vẻ hấp dẫn các quốc gia Đông Nam Á nhưng cũng đi kèm với các điều kiện (nô dịch) tiềm ẩn. Các thách thức khác liên quan đến chính chính sách của Hoa Kỳ, đó là những khó khăn, phức tạp trong việc kết hợp các nguồn lực để giải quyết một loạt các vấn đề - bao gồm môi trường, năng lượng, y tế, nguồn nước, nông nghiệp, quản trị, thay đổi khí hậu, kết nối và tăng thêm quyền cho phụ nữ - với thông điệp đi liền với nó là rằng cách tiếp cận của bản thân chính quyền Washington đối với khu vực này là (hoàn toàn) độc lập với cách tiếp cận của Bắc Kinh và các quốc gia can dự khác.
Chắc chắn, những thách thức này không phải là những thách thức không thể vượt qua. Các quốc gia Đông Nam Á chính họ cũng đang tự cảnh giác ở các mức độ khác nhau đối với ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc trong tiểu vùng Mê Kông, và họ vẫn để mở cho các giải pháp thay thế. Và nếu Hoa Kỳ sử dụng tất cả các loại vũ khí trong tổng kho vũ khí của mình (nguyên văn : mũi tên trong bao đựng tên của mình), bao gồm việc tận dụng triệt để sức mạnh của các tổ chức phi chính phủ như các trường đại học và các công ty, thì Hoa Kỳ sẽ tích hợp được một khả năng gần như vô song trong việc giúp đỡ các quốc gia này cũng như thúc đẩy các lợi ích của chính Washington trong khu vực Đông Nam Á lục địa và Ấn Độ-Thái Bình Dương một cách rộng lớn hơn.
Prashanth Parameswaran
Nguyên tác : The Mekong in US Asia Strategy : Opportunities and Challenges, The iplomat, 08/07/2019
Mai Hưng dịch
Nguồn : VNTB, 28/07/2019
Cuối tháng trước, Việt Nam đã ngưng dự án khoan dầu lớn đang tiến hành trong vùng biển tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt nam ở Biển Đông, được cho là do áp lực của Trung Quốc. Sự kiện này cho thấy thách thức mà Việt Nam đang phải đối mặt trong việc bảo vệ lợi ích hàng hải quan trọng của mình khi Bắc Kinh tiếp tục khẳng định mạnh mẽ các yêu sách hàng hải.
Người Việt nam biểu tình gần Đại sứ quán Trung Quốc tại Hàn Quốc, 24 tháng Sáu, 2016. Ảnh : AP
Việt Nam không còn xa lạ đối với hành vi này của Trung quốc ở Biển Đông. Đối với Hà Nội, các tranh chấp chỉ là một phần của một vấn đề lớn hơn, kéo dài hàng thế kỷ vấn đề duy trì mối quan hệ với nước láng giềng khổng lồ phương Bắc, vốn đã đô hộ Việt nam gần một ngàn năm và đã đối đầu trong nhiều cuộc chiến, gồm cả cuộc chiến gần đây nhất vào năm 1979. Do gần gũi với Trung Quốc, sự chênh lệch lớn về năng lực tiềm tàng của Việt Nam so với Bắc Kinh và sự tiến hóa lịch sử lâu dài trong mối quan hệ hai bên, Việt Nam từ lâu đã theo đuổi một sự kết hợp giữa cam kết và cân bằng, nhận ra những đe dọa và cơ hội từ Bắc Kinh.
Tuy nhiên, sự cương quyết hiện tại của Trung Quốc, bắt đầu vào năm 2009, đã làm tăng mối quan ngại cho Hà Nội, cũng như các quốc gia khác ở Đông Nam Á. Mặc dù biểu hiện kịch tính nhất là triển khai một giàn khoan dầu nước sâu của Trung Quốc trong vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền vào năm 2014, hành động của Bắc Kinh thực sự bao trùm mọi thứ. Họ quấy nhiễu ngư dân, xây dựng và quân sự hóa các đảo san hô và đảo đá, và tham gia vào các hình thức cưỡng chế ngoại giao và kinh tế mà đôi khi vẫn không được tiết lộ cho công chúng. Các động thái của Trung Quốc thể hiện quyền lực muốn có khả năng kiểm soát Biển Đông để thực hiện các tuyên bố rộng khắp và bất hợp pháp của họ, ngay cả khi ảnh hưởng đến các quốc gia khác và bằng mọi giá.
Những căng thẳng gần đây với Việt Nam trong việc thăm dò dầu khí là kết qủa của chính sách này. Trung Quốc từ lâu đã luôn hô hào giá trị của "việc phát triển chung" của các nguồn lực với các nước láng giềng Đông Nam Á, ngay cả khi Bắc Kinh tiếp tục lấn lướt luật pháp quốc tế vốn giúp xác định được diễn biến sẽ tiến triển ra sao. Theo quan điểm của Bắc Kinh, những nỗ lực của Việt Nam đối với những gì mà họ cho là "phát triển đơn phương" đi ngược với trào lưu của cách tiếp cận đó, mặc dù Hà Nội chỉ đơn thuần là làm những gì cần cho sự an toàn và thịnh vượng của riêng mình.
Trung Quốc đã phản ứng với hàng loạt áp lực lẫn với mê hoặc để đưa thông điệp cho Việt Nam - đó là những rủi ro của các cuộc mạo hiểm lớn hơn nhiều so với bất kỳ những gì họ có được. Tháng 6 năm ngoái, trong một sự kiện được công bố rộng rãi, Trung Quốc đã huỷ bỏ một cuộc họp quốc phòng với Việt Nam, một phần trong nỗ lực chấm dứt việc thăm dò dầu khí của Việt Nam ở Biển Đông. Vào tháng 7, bị buộc phải chịu áp lực từ phía Trung Quốc, chính phủ Việt Nam yêu cầu công ty Repsol của Tây Ban Nha ngừng hoạt động khoan tại Lô 136/03, ở phía đông nam khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Bắc Kinh thường theo đuổi những hành động này với nỗ lực ổn định ở cấp Đảng Cộng sản và chính phủ Việt Nam, bao gồm các chuyến thăm cấp cao và thúc đẩy quan hệ kinh tế để củng cố quan điểm Trung Quốc là trung tâm của phát triển kinh tế ở Việt Nam.
Xu hướng này không thể hiện dấu hiệu nới lỏng sớm nào, như đã đưa tin vào cuối tháng 3 khi Repsol một lần nữa được lệnh đình chỉ một dự án ngoài khơi phía đông nam của Việt Nam, lần này là một dự án được gọi là "Cá Rồng Đỏ" 07/03, gần khu mà Repsol đã từng phải ngừng khoan. Reuters trích dẫn một nguồn xác nhận rằng do áp lực của Trung Quốc tcan dự vào quyết định tạm dừng dự án, trong khi chính phủ còn tranh luận liệu có nên đình chỉ hoặc chấm dứt hợp đồng của Repsol.
Những gợi ý rõ ràng và trực tiếp nhất của tập phim mới nhất này là kinh tế. Việt Nam khẳng định rằng cần phát triển các lĩnh vực này do nhu cầu về an ninh năng lượng, và với trữ lượng khoảng 45 triệu thùng dầu và 172 tỷ feet khối khí, Khối 07/03 không phải là dự án dầu khí nhỏ. Nếu dự án thực sự bị hủy bỏ vĩnh viễn, chính phủ Việt Nam sẽ không chỉ từ bỏ những lợi ích đó mà còn có thể sẽ phải chịu tổn thất bởi vì sẽ phải bồi thường cho Repsol và các đối tác các khoản đầu tư của họ, ước tính khoảng 200 triệu đô la.
Nhưng quyết định này cũng có thể có tác động lớn hơn đến các cuộc thăm dò dầu khí hiện có ở Biển Đông, bao gồm cả đầu tư nước ngoài. Rủi ro liên quan đến việc khoan dầu và khí đốt đang tiến hành hoặc đang được khoan khác sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm vị trí địa lý và các loại hoạt động được tiến hành. Nhưng nói chung, khi PetroVietnam, Tổng công ty dầu khí quốc gia của Việt Nam, tuyên bố một cách chần chừ trong một tuyên bố hiếm hoi trên trang mạng của họ về sự việc gần nhất về việc khoan dầu của Repsol rằng "sự tiến triển không thể đoán trước" ở Biển Đông "sẽ ảnh hưởng đến việc thăm dò dầu mỏ, khí đốt của công ty và nỗ lực thu hút các công ty nước ngoài đầu tư vào những mỏ dầu ngoài khơi".
Không có nghi ngờ về những ý nghĩa chiến lược sâu rộng ở đây. Hầu hết tất cả, sự kiện này là một lời nhắc nhở rằng, ngay cả Việt Nam, là nước đi đầu trong số bốn quốc gia có tranh chấp ở Đông Nam Á và lcó tiềm lực quân sự nhất, cũng đang phải vật lộn chống lại sự quyết đoán của Trung Quốc. Việc tạm hoãn khoan dầu dưới áp lực của Trung Quốc hai lần trong vòng chưa đầy một năm gây ra những lo ngại rằng lời nói của Washington về "một nước Đông Dương tự do và mở cửa" chỉ là nói suông. Với hành động đó, Bắc Kinh dường như đang tiến xa nữa trong việc tạo ra một trật tự Trung quốc tập trung không tự nguyện, áp đặt cái giá thực lên các quốc gia nhỏ hơn để ép buộc họ phải thối chí hoặc ít nhất là làm phức tạp quá trình ra quyết định ở Hà Nội, Manila và các thủ đô khác đủ để hạn chế khả năng phản ứng.
Để chắc chắn, mọi thứ vẫn nên lạc quan. Các hoạt động thăm dò dầu khí đang được tiến hành chỉ là một phần trong nỗ lực của Việt Nam để đạt được an ninh năng lượng. Và các dự án của Repsol chỉ là một trong số những dự án đang được tiến hành; những dự án khác không chỉ bao gồm các công ty trong nước mà còn các doanh nghiệp nước ngoài như ExxonMobil của Hoa kỳ và ONGC Videsh của Ấn Độ. Các thành tố khác trong hành động cân bằng của Việt Nam đối với các hoạt động của Trung Quốc như đầu tư vào hiện đại hóa quân sự và tăng cường quan hệ với các cường quốc Châu Á Thái Bình Dương khác như Nhật Bản, Ấn Độ và Hoa Kỳ không chỉ tiếp tục mà còn tăng tốc. Chính sách của Việt Nam trong lĩnh vực này còn xa mới được xác định trước. Thực tế là Việt nam vẫn là một quốc gia độc đảng không che giấu thực tế rằng có những cuộc tranh luận về những vấn đề này ở trong nước, hoặc một quyết định hoặc kết quả duy nhất phản ánh một quan điểm rộng hơn.
Mọi thứ diễn ra như thế nào cũng sẽ phụ thuộc vào không chỉ những gì Việt Nam và Trung Quốc làm, nhưng những quốc gia khác cũng phản ứng ra sao. Mặc dù có vẻ như Trung Quốc đang thắng thế hiện nay, nhưng điều có thể nhanh chóng xoay chiều nếu các bên có yêu sách và liên quan khác sẽ trở nên xa lánh sau một đợt áp lực khác từ Bắc Kinh, trong khi các cường quốc khác đẩy mạnh các hoạt động trong khu vực. Thực vậy, các nhà hoạch định chính sách Việt Nam từ lâu đã phải vật lộn với thực tế, Việt Nam là một quốc gia nhỏ hơn, số phận của quốc gia này sẽ được định hình bởi những điều các quốc gia khác làm cũng như bởi chính họ. Biển Đông chắc chắn cũng không ngoại lệ.
Prashanth Parameswaran
Nguyên tác : What a nixed energy project reveals about Vietnam’s South China Sea calculus, WorldPoliticReview, 05/04/2018
Phương Thảo dịch
Nguồn : VNTB, 09/04/2018