Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

V lý thuyết, giai cp thng tr là liên minh gia công nhân và nông dân nhưng trên thc tế công nhân và nông dân thê thm ra sao thì ai cũng biết bt k hai giai cp này luôn được s dng làm bung xung cho Đảng cộng sản Việt Nam.

quandoi1

Hình minh ha.

Năm nay, nhân dp k nim 78 năm ngày thành lp Quân đi nhân dân Vit Nam (22/12/1944 22/12/2022), t Quân đội nhân dân tiếp tc "phê phán quan đim đòi dân s hóa Quân đội nhân dân Vit Nam(1) vì ý tưởng "dân s hóa" quân đilà th đon tinh vi ca các thế lc thù đch khiến không ít người nh d, c tintán thành và do vy phi nhn din kp thi, phê phán s phi lý, phn đng ca quan đim này đ bo v nn tng tư tưởng ca đng.

Theo Quân đội nhân dân thì nhng ý tưởng như quân đi không có bn cht giai cp, phi trung lp v chính tr và phi được ‘dân s hóa trit đlà mt th đon nham him nhm to ra s dao đng v tư tưởng, mt phương hướng chính tr, phai nht mc tiêu, lý tưởng chiến đu,vô hiu hóa quân đi ca các quc gia xã hội chủ nghĩa và ti Vit Nam, ý tưởng cũng như s tán thành nhng ý tưởng này nhm xóa b quyn lãnh đo ca đng đivi Quân đội nhân dân Vit Nam.

T Quân đội nhân dân nhn mnh, nhng suy nghĩ, bàn lun quanh vic mt s nhà nước tư sn luthóa chuyn dân s qun lý quân s, táchquân đi khi s nh hưởng, chi phi ca đng phái là hoàn toàn không đúng trong thc tế. T Quân đội nhân dân đã ly quân đi M đ minh ha cho điu mà c Đảng cộng sản Việt Nam ln đi ngũ Quân đội nhân dân Vit Nam đang c gi ly, đó là Bt c quân đi nào trong lch s cũng mang bn cht giai cp sâu sc. Giai cp thng tr nàocũng nhm ti vic duy trì s vng mnh v chính tr ca quân đi, bo đm phương hướng phát trin và hot đng ca quân đi phù hp vi li ích ca giai cp đó bng cách truyn bá h tư tưởng ca nó cho quân đi qua h thng giáo dc có tính cht áp đt v tư tưởng cho binh lính, thc hin trit đ đường li t chc, phương hướng hot đng và kim soát mi hot đng ca quân đivà nhng điu này đã được ghi nhn trong điu lnh quân đi M,quân đi M duy trì c mt b máy tuyên truyn gi là "cơ quan thông tin và giáo dc quân đi" đ tiến hành công tác tư tưởng.

Chuyn tiếp tc "phê phán dân s hóa quân đi" ca t Quân đội nhân dân theo kiu như va lược thut có mt đim "đúng" : Đó là gii lãnh đoQuân đội nhân dânVit Nam nói riêng và gii lãnh đo Đảng cộng sản Việt Nam nói chung vn tiếp tc ba đt, nói ly được đ gt đng chí, đng đi, đng bào. Quân đi M đã, đang và s còn "tiến hành công tác tư tưởng" đ lc lượng này phc v "giai cp thng tr" ? Điu lnh ca quân đi M tht s nhm ti vic áp đt v tư tưởng này ?

Tm dùng dn chng tiêu biu nht, ngn gn nht, chng minh Quân đội nhân dân ngoa ngôn là mt ch th trên website ca B Quc phòng M hi tháng 9/2020 ba tháng trước khi dân chúng M b phiếu chn Tng thng M ca nhim k này và chn mt s đi din dân c c trong Thượng vin ln H vin ca liên bang, các tiu bang, qun ht, Trong tin va đ cp, B trưởng Quc phòng M lúc đó nhc li qui đnh ca lut pháp M và yêu cu tt c quân nhân cũng như nhân viên dân s làm vic cho B Quc phòng M phi lưu ý : Trước hết các quân nhân M và nhân viên dân s ca B Quc phòng M nên c gng thc hin quyn ca h - t chn người đi din cho chính h. Tuy nhiên các thành viên hin dch phi nh h không được tham gia vào bt k hot đng nào đ bày t s ng h hay vn đng ng h bt k đng nào. Đo lut có tên The Hatch Act ban hành năm 1939 vn còn hiu lc không ch trên các thành viên B Quc phòng M mà còn chi ph i c nhân viên trong b máy công quyn liên bang (2).

Nếu t lut pháp đến thc tế đu không có thì t Quân đội nhân dân tìm đâu ra nhng th giúp cơ quan ngôn lun ca Quân y Trung ương mnh ming, ln tiếng khng đnh :Quân đi M cũng ch phc v "giai cp thng tr" nhưQuân đội nhân dânVit Nam ? Có ct lc đào xi trên văn bn hoc Internet đ tìm thông tin phc v cho li bin lun -quân đi luôn luôn là lc lượng ca "giai cp thng tr", phc v "giai cp thng tr" và quân đi M cũng thế - chc chn s ch thy mt s scandal v chuyn có quân nhân hay cu quân nhân nào đó di dt mc quân phc đến tham d các cuc vn đng tranh c và b "x lý nghiêm khc" bi vi phm lut pháp liên bang và quân đi. Hay chuyn dân chúng thc mc ti sao li chn tướng James N. Mattis làm B trưởng Quc phòng khi thi hn ngh hưu (2013) chưa tròn by năm, cũng vì vy Quc hi M phi b phiếu đ min tr gii hn này. Trong by thp niên, Quc hi M ch chp nhn min tr gii hn như va k hai ln. Ln tr ước là 1950 - b phiếu min tr cho tướng George C. Marshall(3)...

***

Ngoài chuyn "đúng" là ba đt, nói ly được đ gt đng chí, đng đi, đng bào, khi bin lun nhm "phê phán dân s hóa quân đi" kiu như v bn cht, Quân đội nhân dân Vit Nam là quân đi kiu mi, công c bo lc vũ trang ca Nhà nước Cng hòa xã hi ch nghĩa Vit Nam và mang bn cht giai cp công nhân, tính nhân dân và tính dân tc sâu sc, t Quân đội nhân dân cơ quan ngôn lun ca Quân y Trung ương còn "đúng" mt đim khác :Khng đnh Quân đội nhân dân Vit Nam ch và s luôn phc v giai cp thng tr, bo v giai cp thng tr. V lý thuyết, giai cp thng tr là liên minh gia công nhân và nông dân nhưng trên thc tế công nhân và nông dân thê thm ra sao thì ai cũng biết bt k hai giai cp này luôn được s dng làm bung xung cho Đảng cộng sản Việt Nam - "giai cpthc s gi vai trò "thng tr". Công nhân nào, nông dân nào mun "phong tướng" đi trà đ "anh em" khi "tâm tư" (4) mà "giai cp thng tr" vn đáp ng, thm chí còn làm ngơ, to điu kin cho "anh em" thi nhau mang đ th ra bán đ bo kê cho "giai cp thng tr" ?

Trân Văn

Nguồn : VOA, 29/12/2022

Chú thích

(1) https://www.qdnd.vn/phong-chong-dien-bien-hoa-binh/phe-phan-quan-diem-doi-dan-su-hoa-quan-doi-nhan-dan-viet-nam-714233

(2) https://www.defense.gov/News/News-Stories/Article/Article/2208332/service-members-civilians-bound-by-dod-rules-during-election-campaigns/

(3) https://www.washingtonpost.com/world/national-security/trump-has-chosen-retired-marine-gen-james-mattis-for-secretary-of-defense/2016/12/01/6c6b3b74-aff9-11e6-be1c-8cec35b1ad25_story.html

(4) https://giaoduc.net.vn/dai-tuong-phung-quang-thanh-khong-phong-tuong-anh-em-tam-tu-post151969.gd

Additional Info

  • Author Trân Văn
Published in Diễn đàn

Đi bộ đội : Khi nào thì bị đánh ?

Trường Sơn, RFA, 02/07/2021

Cái chết của quân nhân Trần Đức Đô hôm 28/6 vừa qua làm dấy lên làn sóng tranh cãi về thực trạng bạo lực trong quân đội ở Việt Nam, mặc cho nguyên do dẫn đến cái chết của anh lính trẻ vẫn chưa sáng tỏ. 

bodoi1

Thanh niên nhập ngũ ở Hà Nội hôm 27/2/2021 - Reuters

Với tính chất biệt lập với xã hội bên ngoài, những gì xảy ra ở bên trong doanh trại quân đội là điều mà nếu chưa từng trải qua thì sẽ rất khó để mường tượng, và câu hỏi mà có lẽ nhiều người đang có hiện giờ đó là khi nào thì bạo lực xảy ra ở trong quân ngũ ?

Đánh lẫn nhau, bị cấp trên đánh, và bị đánh lây

"Lính xích mích đánh nhau cũng có nhiều, vi phạm bị đánh cũng nhiều, bản thân tôi không vi phạm cũng bị đánh vì một đồng đội trong trung đội vi phạm nên toàn bộ trung đội bị đánh".

Một cựu quân nhân) nghĩa vụ (giấu tên vì lý do an toàn) từng đóng quân ở sư đoàn 3, Quân khu 1 nơi Trần Đức Đô từng trải qua ba tháng huấn luyện tân binh cho RFA biết. 

Theo cựu quân nhân này thì tình trạng bộ đội đánh lẫn nhau ít xảy ra hơn so với việc bị cấp trên sử dụng bạo lực, và thường là do xích mích cá nhân hoặc do ma cũ bắt nạt ma mới. 

Cụ thể, đối với tình trạng ma cũ bắt nạt ma nới, cựu quân này giải thích : "Vì sao ma cũ bắt nạt ma mới, vì ông đi trước mình cũng có thể bị các ông khoá trước đánh nên ông đấy tức, nên khi mình vào thì ông ấy kiểu ngày xưa tao bị đánh nên giờ tao đánh mày".

Theo quân nhân này, về hiện tượng cấp trên sử dụng vũ lực với cấp dưới thì thường xảy ra khi một quân nhân vi phạm điều lệnh, và mức độ bạo lực tuỳ thuộc vào hai yếu tố : tính tình của cấp trên và mức độ nghiêm trọng của sự vi phạm. 

"Cũng tuỳ từng người, có thể là người nào cục cằn thì cầm gậy, cầm xẻng đánh còn không thì nắm đấm, chân lên gối, sút". Cựu quân nhân này cho biết thêm. 

Theo những người từng đi nghĩa vụ quân sự, văn hoá trong quân đội là "lấy tập thể rèn cá nhân", một người làm thì cả tập thể phải chịu hậu quả. Điều này lý giải tại sao trong nhiều trường hợp toàn bộ quân nhân trong một trung đội bị đánh chỉ vì một hoặc hai cá nhân vi phạm điều lệnh. 

Một đặc điểm nữa đó là mức độ bạo lực sẽ khác nhau đối với từng đơn vị quân đội. Một cựu quân nhân khác (giấu tên vì lý do an toàn) từng thuộc đơn vị văn công của sư đoàn 3, Quân khu 1 thì cho biết anh chưa từng chứng kiến bạo lực trong thời gian quân ngũ. 

"Chuyện đánh nhau ở trong đó rất là khó, nếu bị phạt thì họ phạt bằng điều lệnh. Ví dụ họ bắt mình tập các bài điều lệnh rất là vất vả, nhiều khi mình chỉ mong họ đấm mình một cái cho nó xong chứ còn tập các bài điều lệnh đấy còn vất vả hơn nhiều". Anh cho biết.

Sự khác biệt này cũng dẫn đến thực trạng chạy chọt để con em mình được chuyển về các đơn vị dễ thở, nhàn hạ thay vì phải vào các đơn vị vất vả hơn, theo một cựu quân nhân cho RFA biết. 

https://youtu.be/rGMK9S-FxSw

Tại sao không khiếu nại khi bị đánh ?

Theo các cựu quân nhân nghĩa vụ, trong quân đội có các cơ chế để khiếu nại một khi bạo lực xảy ra, nhưng bản thân các cơ chế này lại có những bất cập khiến cho các nạn nhân chùn bước mỗi khi nghĩ đến việc sử dụng. 

"Khiếu nại thì cũng như không, chẳng ai giải quyết cho mình bởi vì mình vi phạm". Một cựu quân nhân nghĩa vụ cho RFA biết.

Theo quân nhân này thì trong thời gian quân ngũ anh đã chứng kiến một đồng đội có ý định khiếu nại, nhưng sau đó phải trải qua một buổi "giảng chính trị", trong đó người này được thuyết phục rằng việc bị đánh là lỗi của bản thân do vi phạm điều lệnh, và kết quả là quân nhân kia đã từ bỏ ý định khiếu nại. 

Một cơ chế nữa cũng khiến cho những người có ý định khiếu nại bỏ cuộc đó là lệnh cấm khiếu nại vượt cấp. Trong trường hợp một quân nhân bị cấp trên hành hung thì người này không được khiếu nại lên cấp cao hơn mà buộc phải thông qua cấp đơn vị của mình.

"Khiếu nại không được vượt cấp, trong một đơn vị đại đội, nếu mình bị cấp trên của mình đánh thì mình không thể lên cấp to hơn báo được mà phải theo phân cấp".

Theo các cựu quân nhân nghĩa vụ, chính vì sự bất cập trong các cơ chế khiếu nại nên nhiều quân nhân đã chọn cách trốn về nhà, khiến bản thân phải đối mặt với nguy cơ bị đưa ra toà án binh vì tội đào ngũ.

Trong thời gian qua, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều video và thông tin về các vụ việc quân nhân bị hành hung khi đi nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên, rất hiếm khi những thông tin này xuất hiện trên báo chí Nhà nước. Điều này đã làm dấy lên những sự lo ngại và bàn tán trên mạng xã hội về tình trạng bạo lực và sự thiếu minh bạch trong quân đội.

Ngày 8 tháng 4 năm 2021, toà án quân sự khu vực Quân khu 9 xét xử sáu cựu quân nhân vì tội hành hung đồng đội, và tuyên án từ hai năm đến ba năm sáu tháng tù. Trong khi đó, Trung tướng Dương Đình Thông, hôm 29 tháng 6 trả lời phỏng vấn của báo Zing khẳng định : "trong quân đội, không có tình trạng đánh nhau, bạo lực mà chỉ có đi làm nhiệm vụ".

bodoi2

Những người lính sau buổi huấn luyện ở Hoà Lạc, ngoại thành Hà Nội hôm 24/7/2015. Reuters

Quân đội cần hành động để giữ uy tín

Trong những ngày qua, sự việc liên quan đến quân nhân Trần Đức Đô tử vong bất thường đã tạo dư luận và nhiều người đặt câu hỏi về việc liệu có nên tiếp tục gửi gắm con em cho quân đội. 

Gia đình quân nhân Đô nghi ngờ quân nhân này bị đánh đến chết trong khi giới chức quân đội trong các trả lời với báo chí trong nước lại cho rằng không có tác động ngoại lực lên người của Đô. Báo cáo ban đầu xác định Đô chết ở trạng thái treo cổ.

Ông Đinh Kim Phúc, một cựu quân nhân từng tham gia chiến tranh biên giới Tây Nam cho RFA biết quan điểm của ông về vấn đề này : 

"Việc của tân binh Đô, lý do bị đẩy lên cao là sự trả lời bất nhất của các chỉ huy trong quân đội đối với gia đình, với dư luận nên mới bị đẩy lên". 

Ông Phúc cũng cho biết các chỉ huy quân đội cần phải giải quyết tất cả các sự việc một cách rõ ràng, nhanh chóng và dứt khoát để tránh dư luận không tốt. 

Theo trang Globalfirepower, một trang web chuyên theo dõi tình hình quân đội của các quốc gia trên thế giới, quân đội Việt Nam hiện có 482,500 quân thường trực, đứng thứ chín trên thế giới về quân số. Việt Nam duy trì chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc đối với công dân nam ở tuổi từ 18 đến 25, và đến 27 tuổi đối với các công dân đi học đại học, cao đẳng. Mỗi năm, quân đội Việt Nam tiến hành tuyển quân một lần vào tháng hai hoặc tháng ba. 

Trường Sơn

Nguồn : RFA, 02/07/2021

********************

Vụ quân nhân tử vong : Mô típ hành xử quen thuộc của chính quyền với những cái chết bất minh

Yên Khắc Chính, Luật Khoa, 1/07/2021

Ngày nào còn độc quyền chân lý, ngày đó công lý còn bị bắt nạt.

bodoi3

Tang lễ của quân nhân Trần Đức Đô. Ảnh : Đ.X/ Zing News.

Cái chết của quân nhân Trần Đức Đô, sinh năm 2002, đang làm dậy sóng mạng xã hội.

Báo Chính phủ dẫn thông tin từ Phòng Thông tấn Quân sự, Cục Tuyên huấn, Bộ Quốc phòng mô tả sự việc là một vụ tự tử. Theo đó, Trần Đức Đô bị phát hiện treo cổ chết vào chiều ngày 28/6/2021 khi đang tham gia buổi huấn luyện quân sự ngoài trời.

Vụ việc, như tường thuật, xảy ra vào chiều ngày 28, nhưng phải hai ngày sau, vào chiều 30/6/2021, thông tin mới đồng loạt được báo chí nhà nước đăng tải.

Lý do cho sự chậm trễ, hay chính xác hơn là việc cuối cùng truyền thông nhà nước cũng phải lên tiếng, là vì gia đình nạn nhân đã quay phim, chụp ảnh, đăng lên mạng xã hội để nêu nghi vấn về cái chết của người thân. Dựa vào các dấu hiệu chấn thương bất thường trên cơ thể của Đô, người nhà tin rằng đây là một vụ giết hại. Các bài viết được lan truyền nhanh chóng khiến dư luận sục sôi.

Đáp lại sự giận dữ của dư luận, chiều 30/6, trang Facebook Thông tin Chính phủ mới đề cập sự việc, với nội dung lấy từ bài viết trên Báo Chính phủ ở trên. Bài viết chỉ tường thuật sự việc từ phía quân đội, không nói gì đến những nghi vấn, bức xúc của người nhà nạn nhân, nhưng lại kết thúc bằng việc khẳng định "cơ quan chức năng đang khẩn trương điều tra làm rõ nguyên nhân vụ việc".

Tuy đang điều tra, nhiều tờ báo lớn dường như đã sớm có kết luận. Báo Thanh Niên giật tít "Các vết thương trên người quân nhân Trần Đức Đô ‘không có tác động ngoại lực’", dẫn lời của Đại tá Nguyễn Xuân Thìn, Trưởng phòng Tuyên huấn Quân khu 1. Ông Thìn "khẳng định không có chuyện quân nhân Trần Đức Đô bị đánh".

Báo Vietnamnet cũng dẫn lời Trung tướng Dương Đình Thông, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân khu 1, Bộ Quốc phòng, khẳng định "theo đánh giá ban đầu không có việc đánh nhau dẫn đến tử vong".

Báo Dân Trí trong khi đó đăng bài "Xử lý thông tin xấu độc quy chụp vụ quân nhân Trần Đức Đô tử vong". Bài báo dẫn lời của Đại tá Thìn cho biết "các thế lực thù địch đang lợi dụng vụ việc" để dựng "các trang tin giả", "thông tin xấu độc".

Một số ít tờ báo như báo điện tử VTC tường thuật tương đối đầy đủ lời của gia đình nạn nhân, đặt ra rất nhiều dấu hỏi về vụ việc. Theo đó, cha của nạn nhân cho biết từ lúc 17g ngày 28/6, gia đình liên tiếp nhận được các thông tin trái ngược nhau từ phía quân đội : ban đầu là thông báo nạn nhân đột quỵ tại thao trường, 10 phút sau cho biết đang cấp cứu tại bệnh viện, cuối cùng báo là nạn nhân thắt cổ tự tử.

Đáng lưu ý, theo tin của Bộ Quốc phòng do các tờ báo dẫn lại, Trần Đức Đô được phát hiện treo cổ tự tử vào lúc 14g30, sau đó được đưa đi cấp cứu. Đến 15g30 ngày 28/6, Bệnh viện Gang thép, Thành phố Thái Nguyên thông báo nạn nhân đã thiệt mạng.

Vào 17g cùng ngày, gia đình mới được phía quân đội liên hệ, với các thông tin mâu thuẫn như trên.

Cái chết bất ngờ của quân nhân trẻ tuổi Trần Đức Đô khiến dư luận bức xúc không chỉ vì hàng loạt câu hỏi từ phía gia đình nạn nhân chưa được giải đáp.

Nó còn đến từ những thông tin trên mạng xã hội về việc chính quyền tiến hành phong tỏa khu vực gia đình nạn nhân sinh sống, hạn chế truy cập Internet, thậm chí cắt điện tại khu vực. Nhiều người chia sẻ hình ảnh gia đình nạn nhân mua tủ đông để bảo quản thi thể, nhằm lưu giữ bằng chứng cho đến khi họ nhận được câu trả lời thỏa đáng từ chính quyền.

Những thông tin này đến thời điểm hiện tại chưa thể được kiểm chứng, khi chính quyền và hệ thống báo chí quốc doanh đều không lên tiếng đề cập gì đến nó.

Và đây mới là gốc rễ của mọi vấn đề.

Khi nhà nước nắm giữ độc quyền thông tin, tự cho mình quyền quyết định người dân biết gì và không được biết gì, họ đang nắm độc quyền chân lý.

Một khi chân lý bị độc chiếm – chỉ có những gì một nhóm người nói ra mới được tính là sự thật, mọi thứ khác đều là giả dối – thì công lý luôn bị bắt nạt và trở nên què quặt.

***

Nhiều người liên hệ vụ việc này với văn hóa bắt nạt (bullying culture) rất phổ biến trong quân đội.

Đó là sự liên hệ hợp lý. Môi trường quân đội từ lâu đã có tai tiếng với vấn nạn bạo lực, đặc biệt kiểu "ma cũ bắt nạt ma mới". Đây là vấn đề xuất hiện ở mọi quốc gia, kể cả các nước phát triển như MỹAnhĐức hay Hàn Quốc. Ngoài xâm hại bạo lực, các vụ xâm hại tình dục trong quân đội cũng là vấn đề phổ biến.

Tuy vậy, điểm khác biệt chính yếu là tại các quốc gia trên, những vấn đề này đều được báo chí khai thác mổ xẻ, các chuyên gia độc lập tập trung nghiên cứu, các tổ chức dân sự theo dõi chặt chẽ, và từ đó gây áp lực buộc chính quyền phải hành động để thay đổi.

Dù điều này không đảm bảo công lý đến với mọi trường hợp nạn nhân bị xâm hại, nhưng thể chế này đảm bảo chính quyền và quân đội không đứng trên luật pháp.

Vào năm 2014, Tham mưu trưởng Quân đội Hàn Quốc đã phải từ chức sau khi báo chí thông tin về hàng loạt trường hợp xâm hại bạo hành trong quân đội. Tháng 6/2021, sau sự việc một nữ quân nhân lực lượng không quân tự sát vì bị đồng nghiệp xâm hại tình dục, chỉ huy trưởng lực lượng không quân của nước này cũng đã xin từ chức. Năm 2017, Bộ trưởng Quốc phòng Anh phải nộp đơn từ chức sau khi báo chí phanh phui các hành vi quấy rối tình dục của ông đối với phụ nữ.

Tại Việt Nam, chưa có quan chức chính quyền hay lãnh đạo quân đội nào thừa nhận sự tồn tại của văn hóa bắt nạt và xâm hại trong quân đội. Không thừa nhận, dĩ nhiên cũng không bàn đến cách giải quyết.

Liên hệ vụ việc này với văn hóa bắt nạt trong quân đội cũng không thể hiện được bức tranh toàn cảnh vấn đề của Việt Nam.

Cách thức chính quyền phản ứng với cái chết của quân nhân Trần Đức Đô là một mô típ đã lặp đi lặp lại suốt nhiều năm qua với hàng loạt cái chết bất thường trong các trại tạm giam, đồn công an.

Đó là những cái chết mà nghi vấn của người thân chưa bao giờ được giải thích thỏa đáng, còn chính quyền chỉ việc đưa ra những lời giải thích khó tin, như "tự đâm kéo vào cổ", hay thậm chí là "thắt cổ bằng dây thun quần".

Người ta cũng không thể không liên hệ với vụ tấn công Đồng Tâm xảy ra vào đêm ngày 8, rạng sáng ngày 9/1/2020. Ngay sau sự việc, các phiên bản khác nhau và đầy mâu thuẫn của chính quyền được tung ra. Cùng lúc đó, lực lượng dư luận viên hùng hậu được huy động để dập tắt mọi chất vấn trong dư luận.

Tháng 9/2020, chính quyền đưa những người dân Đồng Tâm ra xét xử chóng vánh và khép lại vụ án, bất chấp hàng loạt nghi vấn vẫn không được giải đáp.

***

Nhiều người đặt niềm tin rằng khác với những vụ việc trước, lần này nạn nhân và gia đình sẽ được trả lại công lý.

Đó là nội dung của nhiều bình luận để lại trên bài viết được đăng ở trang Facebook Thông tin Chính phủ.

Kết quả điều tra như thế nào, dư luận sẽ cần phải kiên nhẫn chờ đợi.

Nếu điều tra xác minh Trần Đức Đô bị đánh đập và giết hại, và những kẻ thủ ác phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, đó có thể xem là một niềm an ủi cho gia đình nạn nhân.

Tuy vậy, vẫn còn đó hàng trăm, hàng ngàn những nạn nhân oan ức, không có nguồn lực lẫn ý chí để đấu tranh cho sự thật, không được dư luận chú ý đến. Công lý đối với họ vẫn là một thứ xa xỉ.

Ngày nào chân lý còn nằm trong tay một nhóm người, ngày đó bất kỳ người dân nào cũng có thể trở thành nạn nhân bị bắt nạt.

Yên Khắc Chính

Nguồn : Luật Khoa, 01/07/2021

************************

Tình nguyện đi bộ đội, nhưng bị đồng đội đánh chết ?

Saigonnhonews, 30/06/2021

Một thanh niên đi bộ đội chưa được một năm thì gia đình được tin anh tự tử. Khi lên đơn vị nhận xác, gia đình phát hiện thân thể anh tím bầm, nhiều nơi còn tụ máu, tạo nghi vấn bất thường về nguyên nhân cái chết. Do vậy, gia đình không đồng ý với kết luận nạn nhân tự tử của đơn vị bộ đội và yêu cầu giải phẫu tử thi tìm nguyên nhân, đòi công bằng cho người thân.

bodoi4

Anh Trần Đức Đô bị nhiều vết thương hiểm ác trên đầu, cổ và ngực dẫn đến cái chết tức tưởi, nhưng vẫn bị cho là tự tử - Ảnh : Facebook Trang Lin’s

Nạn nhân xấu số đó là Trần Đức Đô (sinh năm 2002), con của ông Trần Đức Hội (sinh năm 1980), nhà ở thôn Đa Hội, Phong Khê, Từ Sơn, Bắc Ninh.

Ông Hội cho biết, đầu năm 2021, Đô viết đơn xung phong đi bộ đội. Sau ba tháng huấn luyện tại Bắc Giang, nửa tháng nay Đô được chuyển đến Tiểu Đoàn 4, Đại Đội 14, Trường Quân Sự Quân Khu 1, đóng tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Ông kể : "Khoảng 17h chiều 28/6, tôi có nhận được điện thoại của người xưng là thủ trưởng của cháu gọi đến thông báo cháu bị đột quỵ tại thao trường, đang cấp cứu tại Bệnh viện Gang thép Thái Nguyên. Ngay lập tức, gia đình tôi đi lên đó. Đi được nửa đường, tôi lại nhận được điện thoại, họ hỏi con tôi có mâu thuẫn gì không mà thắt cổ tự tử. Khi đến nơi, tôi thấy thi thể cháu đã lạnh cóng, cứng đơ, tím ngắt".

"Kiểm tra thì thể cháu, gia đình phát hiện đầu cháu có chỗ bị lõm, miệng sưng tím, sau gáy bị phù sưng to chảy máu ; chân tay có dấu hiệu bị trói ; có vết hằn dây thừng ở sau gáy và mồm. Mạn sườn, phần ngực của cháu cũng bị sưng tím, lưng hằn vết dây thừng thắt chặt và bầm tím cộng với nhiều vết thương bầm dập khắp cơ thể".

Ông Hội cho biết thêm, khi đó gia đình được bệnh viện thông báo là Đô tử vong ngoài viện nên bệnh viện không cấp cứu, xác nhận gì. Ông Hội cũng trực tiếp chứng kiến cơ quan chức năng khám nghiệm tử thi và được thông báo phổi nạn nhân phù nề, có dịch ; cổ và gáy có vết dây thừng ; phế quản và thanh quản sưng, đầu chảy máu, có dịch tràn ở mũi.

Từ những kết luận khám nghiệm tử thi của cơ quan chức năng, gia đình ông Hội khẳng định anh Đô đã bị đồng đội đánh đập đến chết. Ông nói :

"Nhìn các dấu vết trên thi thể cho thấy con tôi bị đánh, thậm chí là bị nhiều người cùng đánh hội đồng dẫn đến thiệt mạng. Tuy nhiên, lúc thì họ nói con tôi bị đột tử, lúc lại nói là tự tử nên gia đình rất bức xúc, cho rằng có người cố tình dựng hiện trường giả nên chúng tôi đề nghị điều tra, làm rõ. Tuy nhiên đến nay, họ chưa hề tới làm việc, có ý kiến trao đổi rõ ràng với gia đình tôi".

Mặc dù những chứng cứ đã cho thấy nghi vấn cái chết của nạn nhân không thể do tự tử gây ra, thế nhưng, Trung Tướng Dương Đình Thông, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân khu 1, Bộ Quốc phòng, vẫn cho rằng : "Nguyên nhân tử vong ban đầu được xác định là do tự tử. Quân nhân Trần Đức Đô được phát hiện tử vong trong tư thế treo cổ. Sau khi phát hiện vụ việc đã được đưa đi cấp cứu nhưng đã tử vong".

Ông Thông cũng biết việc gia đình ông Hội đã quay video, chụp hình đưa lên mạng xã hội, nêu nghi vấn anh Đô có thể bị đồng đội đánh đến chết, nhưng ông Thông vẫn cho rằng "thực tế sự việc không hẳn như thế. Cơ quan pháp y của Công an và Viện hình sự của Bộ Quốc phòng đang vào cuộc điều tra. Quan điểm của tôi là phải điều tra rõ ràng, khách quan".

bodoi5

Trang Facebook đưa tin về cái chết đầy nghi vấn của anh Trần Đức Đô từ gia đình – Ảnh : Facebook Trang Lin’s

Những hình ảnh cùng video được gia đình anh Hội đưa lên facebook đã nhận được nhiều thương cảm và bức xúc của cộng đồng mạng. Rất nhiều người chia sẻ và bày tỏ sự thương xót với gia đình anh Hội khi mất đi một người con. Cộng đồng mạng cũng lên án những kẻ thủ ác, và yêu cầu cơ quan chức năng vào cuộc.

Tuy nhiên, nhiều người không tin gia đình ông Hội có thể đòi lại được công lý cho con trai, vì với cách xác định nguyên nhân tử vong của anh Đô là "tự tử" ngay từ đầu của Trung Tướng Dương Đình Thông, nhiều người lo ngại sự việc sẽ bị "chìm xuồng" như những vụ án tương tự.

Nguồn : Saigonnhonews, 30/06/2021

Additional Info

  • Author Trường Sơn, Yên Khắc Chính, Saigonnhonews
Published in Diễn đàn

Ảnh hưởng chính trị của Quân đội Việt Nam gia tăng do vấn đề an ninh Biển Đông

Trong kỳ Đại hội 13 Đảng cộng sản Việt Nam, lần đầu tiên trong vòng 20 năm qua, Bộ Chính trị có hai sĩ quan cấp tướng. Số lượng đại diện quân đội trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng cũng tăng lên. Trên tờ South China Morning Post, nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp, cho rằng ảnh hưởng ngày càng lớn của quân đội Việt Nam trong đời sống chính trị phản ảnh những lo ngại về an ninh Biển Đông.

quandoi1

Đại tướng Lương Cường, một trong hai đại biểu Quân đội trong Bộ Chính trị, Đảng cộng sản Việt Nam. Ảnh chụp ngày 01/02/2021 tại Hà Nội (Việt Nam).  AP - Minh Hoang

Đầu tiên, tác giả nhắc lại câu nói nổi tiếng của Mao Trạch Đông, đưa ra năm 1938 : "Mỗi người cộng sản phải nắm rõ chân lý, "quyền lực chính trị nảy sinh từ họng súng". Nguyên tắc của chúng ta là Đảng điều khiển nòng súng và họng súng không bao giờ được chỉ huy Đảng".

Nguyên tắc này cũng được Đảng cộng sản Việt Nam áp dụng tương tự và Quân đội nhân dân Việt Nam luôn đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ, ngay cả khi Việt Nam đã thực hiện chính sách Đổi Mới năm 1986, rút quân khỏi Cam Bốt năm 1989 và bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc năm 1991.

Vào thời điểm đó, Việt Nam bước vào giai đoạn hòa bình và phát triển. Kinh tế trở thành mối ưu tiên hàng đầu cho đất nước, do vậy quốc phòng ít được quan tâm hơn. Hệ quả là vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam trong nền chính trị ngày càng suy giảm, được thể hiện rõ qua việc lực lượng này giảm đại diện trong Bộ Chính trị.

Nhưng trong 10 năm gần đây, tình hình này có xu thế đảo chiều. Quân đội Việt Nam tăng đều số đại diện trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Và trong kỳ đại hội lần thứ 13, quy định chỉ bầu một đại biểu quân đội vào Bộ Chính trị đã bị phá vỡ, khi thượng tướng Phan Văn Giang, Tổng Tham mưu trưởng, bộ trưởng Bộ Quốc phòng và đại tướng Lương Cường, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam đã trúng cử.

Ông Lê Hồng Hiệp đưa ra hai lý do chính giải thích cho sự hiện diện ngày càng nhiều của quân đội trong lĩnh vực chính trị. 

Thứ nhất, căng thẳng gia tăng ở Biển Đông có xu hướng nâng cao khả năng đàm phán của quân đội Việt Nam. Bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia là điều cốt lõi cho tính chính đáng của Đảng cộng sản Việt Nam. Điều này có nghĩa là tiếng nói của quân đội Việt Nam có nhiều trọng lượng hơn khi an ninh và chủ quyền đất nước bị đe dọa.

Đó là những gì từng xảy ra trong quá khứ, ảnh hưởng của quân đội tăng mạnh trong cuộc chiến biên giới với Trung Quốc và chống Khmer Đỏ. Thái độ xác quyết của Bắc Kinh tại Biển Đông trong vòng một thập kỷ qua đã làm cho mối lo ngại về an ninh của Đảng cộng sản Việt Nam thêm sâu sắc, và điều này đã cho phép Quân đội nhân dân Việt Nam không chỉ có được nhiều đòn bẩy ở những cơ quan ra quyết định của Đảng mà còn có thêm nhiều nguồn ngân sách.

Thứ hai, vị thế chính trị của Quân đội nhân dân Việt Nam ngày càng lớn là còn nhờ vào vai trò kinh tế ngày càng mở rộng của quân đội trong nhiều lĩnh vực, từ sản xuất, viễn thông, công nghệ thông tin, ngân hàng, vận tải cho đến cả xây dựng.

Câu hỏi đặt ra là liệu việc bầu hai đại diện quân đội vào Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam chỉ là xảy một lần hay đây là một quy định mới, sẽ được lặp lại trong các kỳ Đại hội Đảng tiếp theo ? Liệu quân đội Việt Nam có sẽ tiếp tục duy trì sự hiện diện đông đảo và liên tục trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng trong tương lai hay không ?

Tuy nhiên, nếu tranh chấp Biển Đông gia tăng và các doanh nghiệp do quân đội điều hành vẫn có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam, thì trong tổng thể, ảnh hưởng của quân đội đối với chính sách đối ngoại của Việt Nam vẫn sẽ mạnh mẽ. Nhưng điều đó cũng không có nghĩa là sẽ dẫn đến những thay đổi lớn trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam.

Trong vấn đề Biển Đông, lập trường của quân đội có thể cứng rắn hơn, nhưng Việt Nam không nhất thiết phải có cách tiếp cận mạo hiểm. Trải qua bao cuộc chiến tốn kém, xu hướng giải quyết hòa bình các tranh chấp và tránh xung đột vũ trang vẫn chiếm ưu thế.

Tác giả kết luận, nếu như sự hiện diện của quân đội Việt Nam trong các cơ quan hoạch định chính sách hàng đầu của Đảng cộng sản Việt Nam ngày càng đông và có thể có một số tác động đến triển vọng chính trị, kinh tế và chính sách đối ngoại, nhưng những tác động đó chỉ ở mức vừa phải và có giới hạn. Khi nào Đảng cộng sản Việt Nam tiếp tục chỉ huy, ảnh hưởng của Quân đội nhân dân Việt Nam vẫn sẽ nằm trong ranh giới do Đảng vạch ra.

Minh Anh

Nguồn : RFI, 03/05/2021

Additional Info

  • Author Minh Anh
Published in Diễn đàn

Giới thiệu

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng cộng sản Việt Nam, kết thúc vào đầu tháng 2/2021, đã dẫn đến một số sắp xếp nhân sự bất ngờ. Một trong số đó là việc bầu Thượng tướng Phan Văn Giang, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam kiêm Thứ trưởng Quốc phòng, và Đại tướng Lương Cường, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, vào Bộ Chính trị. Đây là lần đầu tiên sau 20 năm hai đại diện của Quân đội cùng được bầu vào Bộ Chính trị. Ngoài ra, số lượng đại biểu quân đội trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng cũng tăng từ 20 lên 23, củng cố thêm vị trí khối bỏ phiếu lớn nhất trong Trung ương Đảng của các đại biểu quân đội.

qdnd1

Thượng tướng Phan Văn Giang (phải), Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam kiêm Thứ trưởng Quốc phòng, và Đại tướng Lương Cường, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, vào Bộ Chính trị.

Điều gì giải thích cho việc Quân đội tăng cường đại diện trong các cấp lãnh đạo hàng đầu của Đảng cộng sản Việt Nam và theo đó là ảnh hưởng ngày càng tăng của Quân đội ? Xu hướng này có ý nghĩa như thế nào đối với triển vọng chính trị, kinh tế và chính sách đối ngoại của Việt Nam ?

Bài viết này tìm hiểu những vấn đề trên. Bài viết bắt đầu bằng việc điểm lại vai trò truyền thống của Quân đội trong chính trị Việt Nam trước khi phân tích các yếu tố dẫn đến ảnh hưởng ngày càng tăng của Quân đội trong thập niên qua. Cuối cùng, bài viết đánh giá các tác động của xu hướng này đối với Việt Nam.

Đảng kiểm soát Quân đội

Năm 1938, nhà lãnh đạo cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông từng nói một câu nổi tiếng "Mọi người cộng sản phải nắm được chân lý, ‘Quyền lực chính trị nảy sinh từ họng súng’. Nguyên tắc của chúng ta là Đảng chỉ huy quân đội, và quân đội không bao giờ được phép chỉ huy Đảng". Đảng cộng sản Việt Nam cũng tuân theo nguyên tắc đó và luôn đặt Quân đội nhân dân Việt Nam dưới sự kiểm soát chặt chẽ của mình. Các quan chức và các nhà tư tưởng của Đảng thường xuyên chỉ trích ý tưởng phi chính trị hóa quân đội và hình thành một "quân đội quốc gia" độc lập với Đảng cộng sản Việt Nam, điều họ coi là một âm mưu của "các thế lực thù địch" nhằm phá hoại sự lãnh đạo của Đảng.

Điều lệ của Đảng cộng sản Việt Nam quy định rằng Đảng lãnh đạo Quân đội nhân dân Việt Nam "tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt". Đảng thực hiện điều này thông qua các cơ chế khác nhau, trong đó quan trọng nhất là Quân ủy Trung ương do chính Tổng bí thư đứng đầu. Quân ủy trung ương giám sát công tác đảng trong Quân đội và do Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam làm đại diện ở cấp trung ương. Tất cả các đơn vị của Quân đội nhân dân Việt Nam từ trên xuống tới cấp đại đội đều chịu sự kiểm soát của Đảng, một cơ chế được thực hiện thông qua một hệ thống các chính ủy và chính trị viên.

Đảng cần duy trì sự kiểm soát chặt chẽ đối với Quân đội vì Quân đội đóng một vai trò thiết yếu không về quốc phòng mà còn về an ninh chế độ. Mặc dù Đảng chưa bao giờ phải đối mặt với mức độ đe dọa như những gì ĐCS Trung Quốc gặp phải vào năm 1989 khi họ phải huy động binh lính và xe tăng để dẹp tan các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở Quảng trường Thiên An Môn, nhưng Đảng cộng sản Việt Nam luôn coi Quân đội như là một công cụ quan trọng giúp Đảng đối phó với các mối đe dọa tiềm tàng đối với an ninh chế độ. Hơn nữa, Quân đội cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Ngoài việc điều hành hơn 20 doanh nghiệp nhà nước (DNNN) lớn, Quân đội còn quản lý 28 khu kinh tế – quốc phòng nằm ở các khu vực biên giới. Các khu này do các đoàn kinh tế – quốc phòng phụ trách, là một phần quan trọng trong chiến lược của Đảng nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia và thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội ở những khu vực kém phát triển này.

Tầm quan trọng của Quân đội đối với đất nước và Đảng cộng sản Việt Nam được thể hiện qua số lượng đại diện mạnh mẽ của Quân đội trong các cơ quan nhà nước và các cơ quan đảng. Quân đội được phân bổ một lượng lớn ghế trong Quốc hội cũng như Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị của Đảng cộng sản Việt Nam, biến Quân đội thành một chủ thể có ảnh hưởng trong nền chính trị quốc gia. Mức độ đại diện của Quân đội trong các cơ quan này thường đặc biệt cao trong các thời kỳ chiến tranh hoặc có căng thẳng an ninh quốc gia.

Ví dụ, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng năm 1951, Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Bộ trưởng Quốc phòng) và Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị) cùng được bầu vào Bộ Chính trị, lúc đó chỉ gồm 7 người. Họ tiếp tục được bầu vào Bộ Chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ ba năm 1960. Ngoài ra, Đại tướng Văn Tiến Dũng (Tổng Tham mưu trưởng) cũng được bầu làm Ủy viên dự khuyết trước khi được bầu làm ủy viên chính thức vào năm 1972, thay cho tướng Nguyễn Chí Thanh, người đã qua đời năm 1967. Đại hội lần thứ tư của Đảng cộng sản Việt Nam vào năm 1976, được tổ chức một năm sau khi đất nước thống nhất, chứng kiến ​​nh hưởng ngày càng tăng ca Quân đội vi 3 trong s 14 y viên B Chính tr là đại din quân đội, bao gm Đại tướng Võ Nguyên Giáp (B trưởng Quc phòng), Đại tướng Văn Tiến Dũng (Tng Tham mưu trưởng) và Đại tướng Chu Huy Mân (Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị). Quân đội tiếp tục duy trì ảnh hưởng mạnh mẽ tại Đại hội Đảng lần thứ V tổ chức năm 1982. Cụ thể, Đại tướng Văn Tiến Dũng (Bộ trưởng Quốc phòng), Đại tướng Chu Huy Mân (Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị) và Thượng tướng Lê Đức Anh (Thứ trưởng Quốc phòng) đã được bầu làm ủy viên chính thức Bộ Chính trị mới. Ngoài ra, ông Đồng Sỹ Nguyên, nguyên là trung tướng, thứ trưởng quốc phòng, cũng được bầu làm ủy viên dự khuyết. Mức độ đại diện mạnh mẽ của Quân đội có thể được giải thích bởi việc từ năm 1979, Việt Nam đã bị cuốn vào các xung đột vũ trang kéo dài dọc biên giới với Trung Quốc và tại Campuchia, khiến vấn đề quốc phòng một lần nữa trở thành ưu tiên hàng đầu của đất nước.

Sau khi thực hiện cải cách kinh tế theo chính sách Đổi mới năm 1986, rút ​​khi Campuchia năm 1989 và bình thường hóa quan h vi Trung Quc năm 1991, Vit Nam bước vào mt giai đon hòa bình và phát trin. Phát trin kinh tế tr thành ưu tiên hàng đầu ca đất nước và quc phòng ít được quan tâm hơn. Điều này dần dần dẫn đến việc vai trò của Quân đội trong nền chính trị quốc gia ngày càng giảm, thể hiện qua việc giảm số đại biểu Quân đội trong Bộ Chính trị. Tại Đại hội Đảng lần thứ 9 năm 2001, Bộ trưởng Quốc phòng Phạm Văn Trà là đại biểu quân đội duy nhất được bầu vào Bộ Chính trị, hình thành một thông lệ mới kéo dài suốt 20 năm tiếp theo.

Tái gia tăng ảnh hưởng

Tại Đại hội Đảng lần thứ 13, thông lệ chỉ bầu một đại biểu quân đội vào Bộ Chính trị đã bị phá vỡ khi cả Thượng tướng Phan Văn Giang và Đại tướng Lương Cường đều được bầu làm ủy viên Bộ Chính trị. Ngoài ra, số đại biểu Quân đội trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng cũng tăng đều đặn trong 10 năm qua. Năm 2011, 18 trong số 175 ủy viên chính thức của Ban chấp hành trung ương (tỉ lệ 10,3%) là đại biểu quân đội. Năm 2016, khi số lượng ủy viên chính thức của Ban chấp hành Trung ương tăng lên 180 người, số lượng đại biểu của Quân đội cũng tăng lên 20 người (11,1%). Tại Đại hội 13, tổng cộng 23 đại biểu quân đội được bầu vào Ban chấp hành Trung ương, chiếm 12,8% tổng số ủy viên trung ương chính thức. Do đó, Quân đội hiện đang là khối đại biểu lớn nhất trong Ban Chấp hành Trung ương, cơ quan điều hành tối cao của Đảng giữa hai kỳ đại hội. Hai yếu tố chính có thể giải thích cho xu hướng này.

Thứ nhất, căng thẳng gia tăng ở Biển Đông có xu hướng nâng cao vị thế ảnh hưởng của Quân đội. Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và an ninh quốc gia luôn là nền tảng quan trọng cho tính chính danh của Đảng, có nghĩa là Quân đội thường có tiếng nói lớn hơn mỗi khi an ninh và chủ quyền của đất nước bị đe dọa. Như đã thảo luận trong phần trước, mẫu hình này đã được quan sát rõ trong quá khứ khi Quân đội có nhiều ảnh hưởng hơn trong các thời kỳ chiến tranh và trong những năm 1980 khi đất nước phải đối mặt với các mối đe dọa an ninh nghiêm trọng từ Trung Quốc và Khmer Đỏ. Sự hung hăng ngày càng tăng của Trung Quốc ở Biển Đông trong thập niên qua đã làm sâu sắc thêm các lo ngại an ninh của Đảng, cho phép Quân đội không chỉ gia tăng đòn bẩy trong các cơ quan ra quyết định hàng đầu của Đảng mà còn có thêm nguồn ngân sách. Ví dụ, từ năm 2010 đến năm 2018, chi tiêu quốc phòng của Việt Nam trung bình tương đương 2,62% GDP. Năm 2018, Việt Nam là quốc gia chi tiêu quân sự lớn thứ 35 trên thế giới với tổng ngân sách quốc phòng khoảng 5,5 tỷ đô la Mỹ.

Thứ hai, vị thế chính trị của Quân đội dường như cũng được hưởng lợi từ vai trò kinh tế ngày càng mở rộng của lực lượng này. Ngoài việc giúp phát triển kinh tế địa phương ở các vùng sâu vùng xa, vai trò kinh tế của Quân đội còn mở rộng ra nhiều hoạt động khác, bao gồm sản xuất – chế tạo, viễn thông, công nghệ thông tin, ngân hàng, giao thông vận tải và xây dựng. Có hai nhóm doanh nghiệp chính do quân đội điều hành. Thứ nhất là các công ty quốc phòng chủ yếu sản xuất vũ khí và trang thiết bị, vật tư quốc phòng cho Quân đội do Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng thuộc Bộ Quốc phòng quản lý. Nhóm thứ hai bao gồm các doanh nghiệp phục vụ cả Quân đội và khách hàng dân sự. Sách trắng Quốc phòng năm 2009 của Việt Nam đã liệt kê mười doanh nghiệp lớn trong nhóm này, trong đó đáng chú ý nhất có Viettel, một tập đoàn viễn thông và công nghiệp; Ngân hàng Quân đội; và Tân Cảng Sài Gòn, nhà vận hành cảng container lớn nhất Việt Nam. Trong những năm gần đây, thành công thương mại của các công ty này và sự đóng góp ngày càng tăng của họ vào sự phát triển kinh tế quốc gia đã giúp nâng cao uy tín và ảnh hưởng của Quân đội. Ví dụ, Viettel được coi là doanh nghiệp dẫn đầu quốc gia trong việc phát triển công nghiệp quốc phòng và nâng cao năng lực công nghệ cao của Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực 5G. Năm 2016, Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng, khi đó là Tổng giám đốc Viettel và hiện là Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông, đã được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, là lần đầu tiên một lãnh đạo doanh nghiệp quân đội được nhận vinh dự này. Tại Đại hội 13, Trung tướng Trần Hồng Minh, Tổng cục trưởng Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, cũng đã được bầu làm ủy viên Trung ương Đảng.

Ngoài ra, sự cạnh tranh nội bộ giữa tướng Lương Cường và tướng Phan Văn Giang cho vị trí Ủy viên Bộ Chính trị và Bộ trưởng Quốc phòng cũng là một yếu tố quan trọng khác dẫn đến việc cả hai ông được bầu vào Bộ Chính trị. Ban đầu, tướng Cường có lợi thế hơn tướng Giang vì ông giữ hàm cao hơn và đã được bầu vào Ban Bí thư Trung ương Đảng năm 2016, trong khi tướng Giang chỉ là Ủy viên Trung ương. Hơn nữa, tướng Giang, sinh tháng 10 năm 1960, đã quá tuổi và ban đầu không đủ điều kiện ứng cử vào Bộ Chính trị lần đầu. Như vậy, tướng Cường có lợi thế hơn để trở thành Ủy viên Bộ Chính trị duy nhất đại diện cho Quân đội, điều đáng lẽ đã mở đường cho ông trở thành tân Bộ trưởng Quốc phòng. Tuy nhiên, trong ban lãnh đạo Quân đội ngày càng có sự nhất trí cho rằng nên giao vị trí Bộ trưởng cho tổng tham mưu trưởng thay vì chủ nhiệm tổng cục chính trị, đặc biệt là khi bộ trưởng sắp mãn nhiệm Ngô Xuân Lịch cũng từng là chủ nhiệm tổng cục chính trị. Theo đó, đã diễn ra một cuộc đua giữa tướng Giang và tướng Cường trước thềm Đại hội 13. Cuối cùng, để dần xếp cho cả hai bên, Đảng đã quyết định coi tướng Giang là một trường hợp đặc biệt, mở đường cho ông trở thành Ủy viên Bộ Chính trị và sau đó là Bộ trưởng Quốc phòng. Trong khi đó, tướng Cường vẫn giữ chức Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị.

Năm 2016 cũng từng diễn ra cuộc đua giữa Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, và Đại tướng Đỗ Bá Tỵ, Tổng Tham mưu trưởng, cho vị trí Ủy viên Bộ Chính trị và Bộ trưởng Quốc phòng. Tuy nhiên, cuối cùng chỉ có tướng Lịch được bầu vào Bộ Chính trị. Do đó việc lần này Đảng quyết định trao ghế ủy viên Bộ Chính trị cho cả tướng Cường và tướng Giang có thể coi là một dấu hiệu cho thấy ảnh hưởng và uy tín của Quân đội ngày càng tăng.

Tác động

Vẫn còn phải chờ xem liệu việc bầu hại đại biểu quân đội vào Bộ Chính trị có phải là một diễn biến đặc biệt chỉ diễn ra một lần hay là một thông lệ mới sẽ được lặp lại trong các kỳ đại hội đảng tiếp theo. Tương tự, vẫn chưa rõ liệu Quân đội có thể duy trì sự hiện diện mạnh mẽ chưa từng có trong các Ban Chấp hành Trung ương Đảng tương lai hay không. Tuy nhiên, nếu tranh chấp Biển Đông gia tăng và các doanh nghiệp do quân đội quản lý tiếp tục đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam, thì các tướng lĩnh Quân đội nhiều khả năng sẽ có thể sẽ tiếp tục duy trì được mức độ ảnh hưởng hiện tại của mình.

Có rất ít bằng chứng cho thấy ảnh hưởng ngày càng tăng của Quân đội sẽ dẫn đến những thay đổi lớn trong các chính sách chính trị, kinh tế và đối ngoại của Việt Nam. Tuy nhiên, có thể có những thay đổi nhỏ hoặc từ từ. Về mặt chính trị, mặc dù có ảnh hưởng ngày càng tăng, Quân đội vẫn sẽ chịu sự kiểm soát toàn diện của Đảng. Tuy nhiên, thường được coi là có xu hướng "bảo thủ" và nặng về tư duy an ninh, các tướng lĩnh Quân đội, với tiếng nói lớn hơn trong cả Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương, sẽ có xu hướng tán thành các cách tiếp cận thận trọng đối với các vấn đề chính trị, điều có thể làm chậm lại một số cải cách, đặc biệt là những cải cách theo hướng thúc đẩy tự do chính trị.

Về mặt kinh tế, có những dấu hiệu cho thấy việc "an ninh hóa" một số chính sách kinh tế có thể làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Ví dụ, Luật Đầu tư năm 2020 đã đề cập đến từ "quốc phòng" 12 lần so với sáu lần trong Luật Đầu tư năm 2014. Đặc biệt, Luật Đầu tư năm 2020 đưa ra các quy định mới, quy định một số dự án đầu tư hay việc mua lại cổ phần, đặc biệt là bởi các nhà đầu tư nước ngoài, sẽ phải được Bộ Quốc phòng thông qua. Do đó, đã xuất hiện phàn nàn từ một số nhà đầu tư về sự chậm trễ trong quá trình cấp phép. Nếu chính phủ Việt Nam không ban hành các văn bản pháp luật kịp thời để cung cấp hướng dẫn rõ ràng hơn và đơn giản hóa quy trình phê duyệt, các quy định đó có thể sẽ làm xấu đi môi trường kinh doanh của Việt Nam và ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế về lâu dài. Đồng thời, trong khi các doanh nghiệp quân đội đóng góp vào sự phát triển kinh tế chung của Việt Nam, thì sự tăng trưởng của chúng có thể gây "chèn ép" các nhà đầu tư tư nhân trong một số lĩnh vực nhất định và dẫn đến một sân chơi không bình đẳng. Điều này là do các công ty quốc phòng, thông qua mối quan hệ chặt chẽ với quân đội và chính quyền, thường được hưởng lợi thế lớn trong việc tiếp cận vốn, đất đai và các ưu đãi chính sách khác.

Cuối cùng, ảnh hưởng của Quân đội đối với chính sách đối ngoại tổng thể của Việt Nam vẫn sẽ rất lớn, nhưng vị thế gia tăng của Quân độ ở trong nước khó có thể dẫn đến những thay đổi lớn trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam. Tiếng nói mạnh mẽ hơn của Quân đội trong các cơ quan hoạch định chính sách hàng đầu của Đảng có thể khiến Việt Nam có lập trường cứng rắn hơn về vấn đề Biển Đông, nhưng điều này không nhất thiết có nghĩa là Việt Nam sẽ có một cách tiếp cận phiêu lưu hơn đối với tranh chấp. Mặc dù Việt Nam quyết tâm bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, nhưng các lãnh đạo Quân đội, những người đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh tốn kém trong quá khứ, có xu hướng ủng hộ giải quyết hòa bình các tranh chấp và tránh xung đột vũ trang nếu có thể. Điều này nhất quán với ưu tiên của Việt Nam là phát triển kinh tế trong nước, điều phụ thuộc vào khả năng duy trì hòa bình và ổn định của Việt Nam. Do đó, mặc dù Việt Nam quyết liệt phản đối việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của mình hồi năm 2014, điều Việt Nam coi là một hành vi xâm phạm nghiêm trọng đối với chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam, nhưng sau đó Việt Nam đã áp dụng một cách tiếp cận kiềm chế hơn đối với các hành động khiêu khích quy mô nhỏ hơn của Trung Quốc trong các vùng biển của mình.

Tóm lại, ảnh hưởng ngày càng tăng của Quân đội đối với các cơ quan hoạch định chính sách hàng đầu của Đảng cộng sản Việt Nam có thể có một số tác động đến triển vọng chính trị, kinh tế và chính sách đối ngoại của Việt Nam. Tuy nhiên, các tác động đó sẽ chỉ ở mức ôn hòa và hạn chế. Với việc Đảng tiếp tục kiểm soát Quân đội, ảnh hưởng của Quân đội dù ngày càng tăng trong những năm gần đây vẫn sẽ nằm trong các ranh giới do Đảng đặt ra. Trong tương lai, ảnh hưởng của các tướng lĩnh có thể giảm trở lại nếu tranh chấp Biển Đông hạ nhiệt hoặc nếu các lãnh đạo cao nhất của Đảng nhận thấy các vấn đề tiềm ẩn phát sinh từ ảnh hưởng ngày càng tăng của Quân đội.

Lê Hồng Hiệp

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 28/04/2021

Một phiên bản tiếng Anh của bài viết đã được xuất bản trên ISEAS Perspective.

Additional Info

  • Author Lê Hồng Hiệp
Published in Diễn đàn

Mục đích chung của các quân đội là chiến đấu, đánh bại kẻ thù, bảo vệ lãnh thổ và chiếm đóng lãnh thổ địch. Hình như các quân đội chính quy của quốc gia Việt Nam qua các thời đại từ thời dựng nước Văn Lang cho đến sau này không khác nhau bao nhiêu dù như khi Việt Nam bị phân chia như thời 12 sứ quân, thời Trịnh Nguyễn phân tranh. Riêng Quân đội Nhân Dân Việt Nam (Quân đội nhân dân Việt Nam) trong chế độ cộng sản lại khu biệt.

quandoi1

Quân đội nhân dân Việt Nam đặt đảng chính trị lên trên hết, trung thành với đảng cộng sản, với lý thuyết Mác Lê, Họ chiến đấu vì chủ nghĩa xã hội.

Quân đội Việt Nam Cộng Hòa tổ chức như một quân đội chuyên nghiệp, giữ gần như nguyên truyền thống ngàn xưa. Tín niệm của họ là Tổ Quốc-Danh Dự-Trách Nhiệm. Đối với người quân nhân Việt Nam Cộng Hòa tổ quốc là trên hết. Họ tự hào đem danh dự bảo vệ tổ quốc và hết sức hoàn thành trách nhiệm. Họ không bị đặt dưới một thể chế chính trị nào, lại càng không đặt mình dưới hay theo một đảng phái nào. Quân đội quốc gia Việt Nam tồn tại để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ các lợi ích của dân tộc, thực hiện các trách nhiệm quân sự quốc phòng và an ninh quốc gia.

quandoi2

Sĩ quan hải quân Việt Nam Cộng Hòa vừa tốt nghiệp Trường Sĩ quan Hải quân Nha Trang

Quân đội nhân dân Việt Nam thề trung với Đảng, hiếu với dân vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân. Quân đội đặt đảng chính trị lên trên hết, trung thành với đảng cộng sản, với lý thuyết Mác Lê, Họ chiến đấu vì chủ nghĩa xã hội. Quân đội nhân dân Việt Nam phục vụ ưu tiên cho mục tiêu chính trị, cho chủ nghĩa cộng sản và sự sống còn của đảng. Họ đặt mục tiêu và sẵn sàng giải phóng các nước không cùng chế độ, các nước không cộng sản. Vì có mục đích và được huấn luyện như công cụ của đảng cộng sản cho nên họ có cùng chung mục tiêu với các quân đội trong các quốc gia cộng sản khác và sẵn sàng tham gia cùng quân đội các quốc gia cộng sản bạn để thực hiện nghĩa vụ giải phóng. Giải phóng quân Trung Quốc từng giúp Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân đội nhân dân Việt Nam từng giúp quân Phathet Lào, quân Khmer Đỏ, quân Cuba và quân đội khối cộng từng giúp quân Bắc Việt xâm lược miền Nam Việt Nam.

Trong Chiến tranh giải phóng miền Nam, các lực lượng quân cộng sản quốc tế trợ giúp Bắc Việt đã góp phần đổ máu như Quân đội nhân dân Việt Nam. Quân Bắc Hàn 14 phi công chết, 2 cố vấn bị thương. Trung cộng 1.446 công binh bị chết. Khoảng 6.000 quân nhân Xô Viết từng có mặt ở Việt Nam trong thời gian chiến tranh với vai trò cố vấn kỹ thuật và huấn luyện ; 16 trong số đó thiệt mạng do bệnh tật hoặc tai nạn (*).

Quân đội nhân dân Việt Nam sẵn sàng nuốt chửng bạn.Trước 1975, Quân Giải Phóng Miền Nam của lực lượng quân sự của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được sự "trợ giúp" của quân đội Bắc Việt giải phóng miền Nam. Ngày 15 tháng 02 năm 1961, lực lượng này bị sáp nhập Quân đội nhân dân Việt Nam, Tất cả các phiên hiệu đơn vị đều bị xóa bỏ.

Mười lời thề của quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam  rằng họ có nhiệm vụ "không ngừng nâng cao tinh thần yêu nước xã hội chủ nghĩa, tinh thần quốc tế vô sản, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội." Tất cả các cấp chỉ huy trong quân đội cộng sản đều phải là đảng viện, từng đơn vị lớn, nhỏ đều có chính ủy kèm sát, kiểm soát và điều chỉnh tư tưởng quân nhân. Người quân nhân cộng sản được võ trang thêm một bản năng ‘giải phóng’, bên cạnh các loại vũ khí tối tân và có sức sát thương mạnh nhất.

Trước chiến tranh ‘giải phóng miền Nam’ nhiệm vụ hàng đầu của quân đội nhân dân là phục vụ đảng, thi hành các chỉ thị của đảng. Từ cấp đại đội, tiểu đoàn trở lên đều có "2 thủ trưởng", ngoài thủ trưởng quân sự (đại đội trưởng, tiểu đoàn trưởng…), còn có thủ trưởng chính trị, được gọi là chính trị viên (ở cấp đại đội và tiểu đoàn) hoặc chính ủy (ở cấp trung đoàn trở lên). Chính ủy là người quyết định mọi việc trong đơn vị. Đảng ủy trong các đơn vị QĐND thực hiện nhiều chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, quản lý tư tưởng bộ đội.

Sau khi chiếm được miền Nam VN, đảng nghĩ có thể nới lỏng được sư kiểm soát chính trị trong quân đội, các cấp thủ trưởng chính trị này đã chuyển thành cấp phó phụ trách công tác chính trị. Tuy vậy, theo nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ X, chế độ chính ủy – chính trị viên lại được khôi phục trong toàn quân từ năm 2006. Có vẻ như đảng rất sợ quân đội tự diễn biến hòa bình, dần thoát ly khỏi sư kiểm soát của đảng, trở thành một thứ quân đội không còn ‘trung với đảng’, với chủ nghĩa xã hội.

Đảng ủy Quân sự Trung ương, gọi tắt là Quân ủy Trung ương, là cơ quan lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong Quân đội nhân dân Việt Nam, được thành lập vào từ ngày có quân đội, tháng 1 năm 1946 do Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp làm Bí thư Quân ủy Trung ương.

 Chủ tịch Hồ Chí Minh nói : "Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng".

Quân đội nhân dân Việt Nam được đảng CS chính trị hóa, quân nhân có quyền trở thành đại biểu quốc hội, tham gia bộ chính trị. Điều này hoàn toàn bị cấm với quân nhân thuộc QLViệt Nam Cộng Hòa. Quân nhân Việt Nam Cộng Hòa muốn ứng cử vào bất cứ chức vụ dân cử nào, kể cả ấp xã lên đến quốc hội đều phải xin xuất ngũ.

Hoàn toàn trái ngược với quân đội Việt Nam Cộng Hòa không được phép làm kinh tế hay sản xuất, chỉ giữ nhiệm vụ duy nhất là bảo vệ tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam được cho phép làm kinh tế. Nhiều đơn vị làm kinh tế của quân đội đã sản xuất và kinh doanh có hiệu quả, trở thành các tổ chức kinh tế lớn của đất nước, đi đầu trong kết hợp kinh tế với quốc phòng.

Các doanh nghiệp quân đội đã tham gia nhiều dự án công trình trọng điểm của quốc gia như đường Hồ Chí Minh, đường dây 500 KV Bắc – Nam, dịch vụ dầu khí và nhiều công trình thủy điện lớn như Sông Đà, Drây H’ling. Hiện có hàng trăm doanh nghiệp quân đội hoạt động trên nhiều lĩnh vực kinh tế như dịch vụ hàng không, hàng hải, công nghiệp đóng tàu, viễn thông, dầu mỏ.

Có nhiều công ty doanh nghiệp của quân đội vươn ra tới nhiều nước khác. Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ của các doanh nghiệp này ngày một tăng. Điều này khiến các chỉ huy đơn vị trở thành các doanh nhân đại gia có quyền lực rất lớn. Đất đai, căn cứ chiếm được trong chiến tranh được bán, chia chác lẫn nhau thay vì là công hữu quốc gia.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Đô đốc Nguyễn Văn Hiến bị truy tố về tội "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng", quy định tại khoản 3 điều 360 Bộ luật Hình sự, liên quan đến sai phạm tại khu ‘đất vàng’ trên đường Tôn Đức Thắng, P. Bến Nghé, Q.1, TP HCM. Việc làm của ông Hiến và những người liên quan dẫn đến Quân chủng Hải quân mất quyền quản lý, sử dụng 3 khu đất trên trong thời gian 49 năm, gây thất thoát cho ngân sách nhà nước 939 tỉ đồng. Thế lực của các đại gia có súng vô cùng lớn, họ ngầm khống chế tất cả các thế lực tranh giành quyền lợi của họ, nghiêng ngửa với công an cảnh sát.

Quân đội nhân dân cũng bị sử dụng một cách lãng phí, tổn hại ngân sách như việc khoảng 10.000 quân thuộc 4 lữ đoàn bảo vệ lăng chủ tịch Hồ Chí Minh và các cơ quan Trung ương. Điều này không hề có trong các chế độ dân chủ tự do, đa đảng. Không có lăng lãnh tụ nào, và không có các nhân vật cao cấp thuộc bất cứ đảng nào được quân đội bảo vệ.

Từ lúc tiến quân vào ‘giải phóng Miền Nam’ cho đến ngày 30/4/1975, Quân đội nhân dân Việt Nam đã thiệt mạng 849.018 người. Hàng trăm ngàn người trong số họ vĩnh viễn không tìm thấy thân xác. Bù vào đó, họ gây thương vong cho khoảng 3 trăm ngàn quân nhân QLViệt Nam Cộng Hòa và khoảng 60 ngàn quân đồng minh.

Nhưng họ đã chiếm được miền Nam.

Hơn 1 triệu người của cả hai bên đã hy sinh, con số này, Đảng cộng sản Việt Nam xem như rẻ mạt, quá hời để chiếm được và cai trị miền Nam trù mật và thanh bình. Nhưng với các bà mẹ của các người lính của hai bên chiến tuyến, và với cả dân tộc, thì đó là nỗi đau không bao giờ nguôi…Lịch sử sẽ ghi những trang khốc liệt, đẫm máu và vô cùng đen tối này của Quân đội nhân dân Việt Nam. Tôi có nhiều dịp tiếp xúc với các người lính trong quân đội nhân dân Việt Nam, khi họ bị bắt ngoài mặt trận trong thời chiến tranh, các sĩ quan, cán bộ trong các trại học tập cải tạo và sau nữa là các quân nhân, cựu quân nhân sau chiến tranh, thấy họ rất đáng thương và tôi thông cảm họ.

Nguyễn Đức Hạo Nhiên

Nguồn : VNTB, 27/04/2021

(*) https://vi.wikipedia.org/wiki/Tổn_thất_nhân_mạng_trong_Chiến_tranh_Việt_Nam

Additional Info

  • Author Nguyễn Đức Hạo Nhiên
Published in Diễn đàn

Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam : Quân đội tuyệt đối trung thành với Đảng

RFA, 24/01/2021

Chỉ một ngày trước Đại hội 13 Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch đã có cuộc gặp mặt với những đại biểu quân đội dự đại hội và cam kết quân đội tuyệt đối trung thành với Đảng.

quandoi1

Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch phát biểu trong buổi gặp mặt các đại biểu quân đội dự Đại hội 13 ở Hà Nội hôm 24/1/2021 mod.gov.vn

Theo truyền thông Nhà nước, phát biểu tại cuộc gặp mặt hôm 24/1 tại Hà Nội, Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch nói :

"Quân đội ta là Quân đội nhân dân, Quân đội của dân, do dân, vì dân và được đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng. Do vậy, Quân đội phải tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, gắn bó máu thịt với nhân dân".

Ông Ngô Xuân Lịch nhắc nhở các đại biểu phải quán triệt sâu sắc quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Quân uỷ Trung ương, đặc biệt là ý kiến chỉ đạo của Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội Đảng bộ Quân đội vừa qua.

Tại đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ 11 diễn ra hôm 20/9/2020, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu, trong đó ông nhấn mạnh : "Quân đội Việt Nam là quân đội nhân dân và được đặt dưới sự lãnh đạo "tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt" của Đảng. Do vậy, quân đội Việt Nam phải tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, gắn bó máu thịt với nhân dân".

Trong những tháng qua, báo chí Nhà nước Việt Nam, đặc biệt là các trang tin của quân đội và công an Việt Nam liên tục có nhiều bài bình luận khẳng định các lực lượng vũ trang phải gắn bó với đảng, trung thành với đảng. Các bài bình luận này phê phán quan điểm phi chính trị hóa quân đội và coi đây là "một thủ đoạn nguy hiểm mà các thế lực thù địch thực hiện, nhằm vô hiệu hóa công cụ bạo lực để bảo vệ Đảng, Nhà nước và chế độ".

Ngay trước đại hội Đảng, báo chí Nhà nước cho biết quân đội và công an Việt Nam đã huy động khoảng 6.000 quân cùng xe bọc thép tham gia bảo vệ an ninh cho Đại hội 13 diễn ra từ ngày 25/1 đến 2/2 tới.

Nguồn : RFA, 24/01/2021

***********************

Dân khiếu kiện lâu ngày ở Hà Nội bị xua đuổi, bắt bớ nhân đại hội đảng

Thanh Trúc, RFA, 23/01/2021

Xử lý, giải tỏa những vụ việc gọi là lợi dụng khiếu kiện để kích động, lôi kéo, gây mất trật tự công cộng, là thông báo ngày 20/1 của Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội để chuẩn bị chào đón Đại Hội Đảng XIII khởi sự ngày 25 và kết thúc ngày 2/2/2021 tới đây.

quandoi2

Hình minh họa. Một người phụ nữ đi qua tấm biển quảng bá cho Đại hội 13 ở Hà Nội hôm 18/1/2021 Reuters

RFA tìm cách kiểm chứng tin này khi nối đường dây về Ủy Ban Nhân Dân quận Hoàn Kiếm. Người nhận cuộc gọi đầu bên kia đã dập máy ngay lúc chưa nghe hết câu hỏi.

Hà Nội đang vào những ngày rất lạnh, rải rác và quen thuộc vẫn là những nhóm dân oan mỗi sáng thứ Ba trong tuần, co ro chầu chực trước trụ sở Nhà Tiếp Dân của chính phủ để tiếp tục khiếu kiện oan sai nhà đất mà họ là nạn nhân.

Cứ theo chỉ thị mới nhất của Ủy Ban Nhân Dân thành phố, một lệnh không phải lần đầu tiên mới có, thì xử lý đâu không thấy mà chỉ toàn mượn cớ nói dân kích động, lôi kéo, mất trật tự công cộng để bắt người, là khẳng định của ông Nguyễn Trường Chinh, bố tử tù Nguyễn Văn Chưởng, từ Hải Dương lên Hà Nội khiếu kiện :

"Bắt liên tục ! Mấy hôm nay là bắt bà Trương Thị Quí. Trước tôi cũng từng bị đánh phải đi nằm viện. Tôi đã kêu oan cho con từ 2007 đến giờ đã 14 năm. Năm 2014 tôi ra Hà Nội kêu oan. hàng tháng tôi vẫn gởi 2 đơn lên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, 4 đơn lên Thanh tra Quốc hội, Ban Dân nguyện, Chủ tịch nước và ban Nội chính Trung ương đảng".

"Dân oan chúng tôi người thì đòi đất, người đòi nhà, người đòi tài sản, người đòi công lý cho con, người đòi công lý cho bố mẹ. Chúng tôi hợp thành nhóm dân oan để trợ giúp nhau lúc ốm đau, lúc bị hành hung và bị bắt. Chúng tôi không có mục đích chống phá nhà nước gì cả. Cách đây một tháng tôi nằm trên Hà Nội một tuần . Tôi định ngày mai hay ngày kia đi nhưng họ đã canh me và điện ‘hỏi thăm sức khỏe’ Chắc chuẩn bị Đại Hội Đảng họ làm dữ đấy, nhưng kêu oan cho con thì không thể dừng được".

Bà Lan, dân oan Dương Nội, thuộc nhóm khiếu kiện đất mà đứng đầu là bà Cấn Thị Thêu đã bị bắt cùng 2 con trai, nói rằng dân oan chỉ có đơn từ và lòng kiên trì chứ không có ý kích động, lôi kéo ai theo mình cả :

"Ở Dương Nội tôi từ 2007, 2008 đã bị chính quyền thu đất. Chúng tôi theo đúng pháp luật làm đơn lên các cấp ngành. Chúng tôi đi trong ôn hòa đến bây giờ là 10 năm. Chả làm cái gì trái pháp luật cả"

"Đến bây giờ Trung ương đã thụ lý đơn của chúng tôi để giải quyết. Vừa rồi chúng tôi có ra Nhà Tiếp Dân ở Ngô Thì Nhậm quân Hà Đông nhưng khi vào thì dứt khoát người ta không cho cả 5 mà chỉ cho 1 người vào. Một người thì không thể chuyển tải được hết ý kiến của bà con nên chúng tôi đi về theo cách ôn hòa, không làm gì trái luật cả. Đấy là thứ Ba tuần trước".

Bao năm nay rất đông dân oan từ Bắc, Trung, Nam kéo ra Hà Nội để khiếu kiện, điển hình như bà Hương ở Bình Định hay ông Ba Đồ ở Lâm Đồng :

"Tôi đi khiếu kiện về đất đai và nhà cửa, có nhiều cái sai trái. Tại địa phương là từ 2005, ra Hà Nội là 2007, tính ra đi Hà Nội cũng trên chục năm rồi. Trong Đà Lạt Lâm Đồng này ra là mấy chục người luôn, không phải một mình tôi đâu. Khó khăn lắm, không thể trực tiếp đâu. Vừa rồi, cách đây mười mấy hai chục ngày, tôi ra thì họ không nhận đơn nữa".

"Tôi và nhóm chúng tôi thật sự không gây bạo động. Mình đi khiếu kiện, đi nhờ cấp trên giải quyết thì sao mà bạo động được. Tôi lấy danh dự để xác nhận chúng tôi không làm gì bạo động hết. Cái gì cho phép, chẳng hạn đi biểu tình theo Điều 25, nhưng ra ngoài đó mấy ông nói là chưa có luật".

"Tụi tôi lớn tuổi rồi, ăn nói cũng đàng hoàng không tiếng to tiếng lớn.Tức nước thì vỡ bờ nhưng tụi tôi khiếu kiện một cách ôn hòa, nhưng người ta bịt miệng không cho mình nói. Tôi về mà không giải quyết tôi trở ra lại".

Đối với blogger Phạm Thanh Nghiên, nếu triệt để xử lý và giải quyết những hồ sơ oan sai tồn đọng như lời thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng tuyên bố hồi 2018, thì chẳng cần phải giải tỏa các vụ việc bị cho là lợi dụng khiếu kiện để kích động, lôi kéo, gây mất trật tự công cộng như công văn của Ủy Ban Nhân Dân Hà Nội ngày 20/1 :

"Không oan ức thì không việc gì người ta phải đi kêu oan cả. Người ta bị oan ức mà người gây ra nỗi oan này chính là nhà cầm quyền cướp đất, cướp nhà, cướp tài sản và cướp cả quyền lợi chính đáng của người ta nữa".

"Nói rằng người dân lợi dụng việc đi khiếu kiện để kích động, xách động chống Nhà Nước vân vân là một sự vu khống. Lấy ví dụ vài năm trở lại đây, và mới nhất cách đây một năm, là vụ Đồng Tâm mà đến mức độ một ông cụ đảng viên bị giết một cách thảm hại, chưa kể những Dương Nội, Văn Giang hay Lộc Hưng mà tôi là một trong những dân oan Lộc Hưng. Cho nên điều nhà cầm quyền nói chỉ lá cái cớ để trấn áp phong trào đòi quyền lợi chính đáng của những người dân mất nhà mất đất thôi".

quandoi3

Công an đi tuần trên xe bọc thép ở Hà Nội ngay trước đại hội Đảng 13 hôm 21/1/2021. Reuters

Dân oan cũng là công dân bình thường, không giải quyết oan sai cho họ mà lại đòi giải tỏa dẹp bỏ họ đi thì liệu có chính đáng hay không, là vấn đề chủ tịch Hội Dân Oan, ông Nguyễn Trường Chinh, đặt ra :

"Cuộc đời dân oan Việt Nam là cuộc đời vất vả, xuống đáy tận cùng xã hội. Đi kêu oan từ sáng đến trưa, đói, khát, an ninh, mật vụ, côn đồ nó bắt nó đánh. Như chúng tôi tuổi cao sức yếu thế là cứ vật vạ ở những nơi có bóng mát. Khách bộ hành đi qua thấy cảm thông thì cho cái bánh mì hay chai nước"

"Tối đến thì vật vạ ở các vỉa hè, cắm lều bạt hoặc chui rúc vào gầm vào hiên nhà người ta để ngủ nhờ. Người nào tử tế họ còn cho ở nhờ, không tử tế thì họ đuổi".

Còn theo blogger Phạm Thanh Nghiên, đe dọa, đánh đập, bắt bớ dân oan không phải là biện pháp, bởi dẹp chỗ này thì nó mọc ra chỗ khác.

Chính quyền phải đổi cách xử lý, cô nói, phải cố gắng giải quyết hồ sơ khiếu kiện của dân oan như yêu cầu của thủ tướng chính phủ thì mới thôi bị dân đeo bám và chỉ trích.

Thanh Trúc

Nguồn : RFA, 23/01/2021

Additional Info

  • Author RFA tiếng Việt, Thanh Trúc
Published in Diễn đàn

"Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi" – Trích Điều 3.1, Luật phòng, chống tham nhũng.

tuong1

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với các tướng lĩnh, lãnh đạo Bộ Quốc phòng và Tổng cục II. Ảnh : Thống Nhất – TTXVN (21/01/2019)

Trong trường hợp là các quan chức trong bộ máy công quyền, thì những hành vi được gọi là tham nhũng bao gồm :

"a) Tham ô tài sản ; b) Nhận hối lộ ; c) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản ; d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi ; đ) Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi ; e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi ; g) Giả mạo trong công tác vì vụ lợi ; h) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi ; i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi ; k) Nhũng nhiễu vì vụ lợi ; l) Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi ; m) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi ; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi" – Trích Điều 2.1, Luật phòng, chống tham nhũng.

Từ cách hiểu như trên về mặt luật pháp, có thể hiểu bản tin tiếp theo đây là một báo động cho tình trạng tham nhũng trong quân đội Việt Nam ở hôm nay :

"Xem xét đề nghị thi hành kỷ luật của Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy, các đồng chí :

– Trung tướng Nguyễn Văn Thành, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, nguyên Tư lệnh Quân đoàn 4 ; Trung tướng Trần Xuân Ninh, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, nguyên Phó Tư lệnh Quân đoàn 4 ; Đại tá Mai Văn Hào, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, nguyên Phó Tham mưu trưởng Quân đoàn 4 và Đại tá Phan Văn Tiên, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, nguyên Cục trưởng Cục Hậu cần Quân đoàn 4 đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, Quy chế làm việc và pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai.

– Đại tá Nguyễn Xuân Đông, nguyên Phó Bí thư Chi bộ, nguyên Trưởng phòng Kỹ thuật công nghệ ; Đại tá Phạm Bảo, nguyên Phó Bí thư Chi bộ, nguyên Trưởng phòng Kinh tế – Kế hoạch và Đại tá Nguyễn Tuấn Anh, nguyên Phó Bí thư Chi bộ, nguyên Trưởng phòng Tài chính – Kế toán, Binh đoàn 15 đã có vi phạm, khuyết điểm trong tham mưu tổ chức thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh ; dự án đầu tư và quản lý, sử dụng đất đai tại đơn vị.

– Đại tá Nguyễn Văn Giang, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, nguyên Hệ trưởng Hệ 5, Học viện Quân y đã có vi phạm, khuyết điểm trong công tác quản lý, sử dụng Ký túc xá của Nhà trường.

Xét nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm ; căn cứ quy định của Đảng về xử lý kỷ luật đảng viên, Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo các đồng chí Trung tướng Nguyễn Văn Thành, Trung tướng Trần Xuân Ninh, Đại tá Mai Văn Hào, Đại tá Phan Văn Tiên và Đại tá Nguyễn Văn Giang ; khiển trách các đồng chí Đại tá Nguyễn Xuân Đông, Đại tá Phạm Bảo và Đại tá Nguyễn Tuấn Anh" – Trích "Thông cáo báo chí kỳ họp 47 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương", ngày 17/08/2020, đăng công khai trên trang thông tin điện tử của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương là cơ quan kiểm tra, giám sát chuyên trách của Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được quy định trong Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam ; tham mưu, giúp Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng.

Như vậy, lý do được viện dẫn để thi hành kỷ luật đối với "Trung tướng Nguyễn Văn Thành, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, nguyên Tư lệnh Quân đoàn 4 ; Trung tướng Trần Xuân Ninh, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, nguyên Phó Tư lệnh Quân đoàn 4 ; Đại tá Mai Văn Hào, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, nguyên Phó Tham mưu trưởng Quân đoàn 4 và Đại tá Phan Văn Tiên, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, nguyên Cục trưởng Cục Hậu cần Quân đoàn 4 ; Đại tá Nguyễn Xuân Đông, nguyên Phó Bí thư Chi bộ, nguyên Trưởng phòng Kỹ thuật công nghệ ; Đại tá Phạm Bảo, nguyên Phó Bí thư Chi bộ, nguyên Trưởng phòng Kinh tế – Kế hoạch và Đại tá Nguyễn Tuấn Anh, nguyên Phó Bí thư Chi bộ, nguyên Trưởng phòng Tài chính – Kế toán, Binh đoàn 15 ; Đại tá Nguyễn Văn Giang, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, nguyên Hệ trưởng Hệ 5, Học viện Quân y", đều nằm trong phạm vi điều chỉnh của Luật phòng, chống tham nhũng.

Ở đây cần thấy rõ rằng tất cả các hành vi được cho là sai phạm đưa đến ‘thi hành kỷ luật Đảng’ đối với các tướng lĩnh kể tên ở trên, đều xảy ra khi họ còn đương chức, nghĩa là không có từ "nguyên" đặt trước các chức tước như "Thông cáo báo chí kỳ họp 47 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương".

Các sai phạm đều được cho rằng liên quan đến đất đai, và liệu những "cựu tướng lĩnh" ấy có đối mặt với án hình sự về tội tham nhũng đất đai hay không, điều đó chưa thấy Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề cập.

Sức mạnh của "bộ đội cụ Hồ" sẽ thế nào khi mà có những tướng lĩnh như vậy ? Họ đã sai phạm vì tham, điều đó không gì bàn cãi. Cần làm rõ hơn là có phải nguyên do vì "đặc quyền" được ghi ở Điều 4, Luật đất đai : "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này".

Trong quân đội thì các tướng lĩnh là đại diện cho quyền lực Nhà nước. Bởi vậy nên khi quyền lực này được ban phát trong lãnh vực đất đai mà "Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý", dễ đưa đến hệ lụy như câu chuyện của bảng danh sách tướng lĩnh ‘chịu kỷ luật Đảng’ nêu trên ; và đó không phải là cá biệt.

Nguyễn Nam

Nguồn : VNTB, 19/08/2020

Additional Info

  • Author Nguyễn Nam
Published in Diễn đàn

Sau 75 năm có mặt trên đất nước, có bao giờ Quân đội cộng sản Việt Nam tự hỏi mình : Chúng ta là của dân hay của Đảng cầm quyền độc tài ?

quandoi1

Mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam chính là mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của Đảng cộng sản Việt Nam.

Câu hỏi đơn giản, nhưng trả lời thì khó vì Quân đội đã tình nguyện đặt mình dưới quyền lãnh đạo tuyệt đối của Đảng từ ngày thành lập 22/12/1944. Do đó, khẩu hiệu Quân đội nhân dân "từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, vì nhân dân phục vụ" như tuyên truyền, không phản ảnh đúng lịch sử của 30 năm chiến tranh huynh đệ tương tàn do Đảng chủ động.

Trong 30 năm ấy (1945-1975), Quân đội nhân dân, lực lượng nồng cốt của Lực lượng vũ trang nhân dân bao gồm cả Công an nhân dân và Dân quân tự vệ, tổng số trên 3 triệu người, phải chịu trách nhiệm trong hai cuộc chiến đẫm máu giữa những người Việt với nhau.

Từ nghĩa vụ tiên phong cao đẹp ban đầu "chống thực dân Pháp giành độc lập", Đảng cộng sản Việt Nam đã biến quân đội thành đội quân xâm lăng chống đồng bào ruột thịt ở miền Nam Việt Nam từ 1954 đến 30/04/1975.

Qua chiêu bài "chống Mỹ cứu nước", Quân đội nhân dân đã để cho Đảng Lao động Việt Nam (sau đổi thành Đảng cộng sản Việt Nam), dưới quyền lãnh đạo của ông Hồ Chí Minh, sử dụng như một công cụ để xâm lược phá hoại cuộc sống thanh bình của nhân dân miền Nam.

Nhưng sau 21 năm nội chiến tương tàn, tuy Quân đội nhân dân đã giúp Đảng cộng sản Việt Nam thống nhất đất nước, lại gây ra mối hân thù Nam-Bắc và chia rẽ dân tộc sâu thẳm hơn giữa hai miền đất nước, từ cuộc gọi là chiến thắng ngày 30/04/1975.

Bây giờ, sau 44 năm kết thúc chiến tranh và 35 năm gọi là "đổi mới", nhân dân Việt Nam vẫn còn đói nghèo và lạc hậu, trong một số lĩnh vực, sau cả nhân dân Campuchia.

Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới (World Bank) năm 2018, lợi tức đầu người của Việt Nam là 2.563 USD, đứng sau Lào với 2.567 USD, nhưng ở trên Campuchia : 1.512 USD và Miền Điện (Myanmar) : 1.279 USD. Trong khi đó, lợi tức của người Singapore : 64.581 USD, Malaysia : 11.239 USD, Brunei là 31.627 USD, và Nam Hàn với 37.849 USD.

Trách nhiệm về ai ?

Như vậy, Quân đội nhân dân có trách nhiệm gì với nhân dân không, hay "quốc nạn" Tham nhũng và những tệ nạn xã hội khác như : xì ke-ma túy, trẻ hóa tội phạm trong thanh-thiếu niên mỗi ngày một gia tăng ; đạo lý suy đồi, phai nhạt lý tưởng và thiếu kiến thức và khả năng bảo vệ đất nước là trách nhiệm của ai ?

Hỏi nhau như thế vì Quân đội được quy định là "lực lượng chính trị", vừa có công tác Đảng" và công tác chính trị.

Theo báo Quân đội nhân dân ngày 18/02/2019 thì hai nhiệm vụ này "trở thành "linh hồn, mạch sống" của quân đội ; góp phần giữ vững, tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với quân đội".

Ngoài ra, báo Quân đội nhân dân còn khoe Quân đội đã : "Thực hiện tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ, bảo vệ bí mật, bảo đảm an ninh, an toàn. Tình hình chính trị, tư tưởng toàn quân ổn định ; cán bộ, chiến sĩ có bản lĩnh chính trị vững vàng, trách nhiệm chính trị cao".

Bài viết "Xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị trước yêu cầu mới" của Quân đội nhân dân còn khẳng định rằng : "Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với quân đội. Đây là giải pháp then chốt, quyết định, có tính bao trùm, xuyên suốt quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội ta".

Như thế rõ ràng Quân đội đã có trách nhiệm chung với Đảng trong cả thành công lẫn thất bại, cũng phải gánh vác trách nhiệm với Đảng về những hành động sai trái trong mọi lĩnh vực, nhất là trong nhiệm vụ bảo vệ và yểm trợ nhà nước độc tài chống lại đòi hỏi dân chủ và các quyền tự do của nhân dân đã được quy định trọng Hiến pháp.

Ngoài ra Quân đội còn ra sức, cùng với Đảng kiên định Chủ nghĩa cộng sản, một sản phẩm ngoại lai do ông Hồ du nhập vào Việt Nam từ 1930, đã làm băng hoại đất nước và hủy hoại tiềm năng dân tộc trong 30 năm chiến tranh.

Bằng chứng đã phơi ra trong bài báo của Quân đội nhân dân, theo đó : "Ðảng ta luôn trung thành và nắm vững bản chất khoa học, cách mạng của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng sáng tạo các quy luật vận động, phát triển của xã hội, các quy luật của chiến tranh để đề ra đường lối chính trị, đường lối quân sự, quốc phòng, đường lối chiến tranh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang và Quân đội nhân dân".

Cũng đang "tự diễn biến" ?

Nhưng trước những khoe khoang thành tích và tái khẳng định tuyệt đối trung thành với Đảng, những dư luận viên quân đội và tuyên giáo cũng không che giấu nổi nỗi lo sợ "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" đang lan nhanh trong hàng ngũ quân nhân.

Dưới tiêu đề "Xây dựng Đảng bộ quân đội vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức", báo Quân đội nhân dân yêu cầu : "Kiên quyết đấu tranh phê phán các quan điểm sai trái, bác bỏ các luận điểm thù địch, phản động ; đấu tranh với những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa". Chỉ đạo cấp ủy, tổ chức đảng các cấp xem xét, xử lý nghiêm các trường hợp cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật nhà nước, kỷ luật đảng, kỷ luật quân đội ; không để một vài vụ việc cụ thể làm ảnh hưởng đến uy tín của quân đội ; phải đặc biệt giữ vững niềm tin yêu của nhân dân đối với quân đội".

Ngoài ra, báo này còn lên mặt chỉ thị phải : "Tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ và chủ động đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ vững chắc trận địa tư tưởng của Đảng trong quân đội. Các cấp ủy phải thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ ; chú trọng bảo vệ tổ chức, con người an toàn tuyệt đối về chính trị ; phòng, chống sự xâm nhập, móc nối, cài cắm, lộ lọt thông tin. Chủ động đấu tranh làm thất bại chiến lược "diễn biến hòa bình", âm mưu "phi chính trị hóa" quân đội của các thế lực thù địch ; từ đó phòng, chống có hiệu quả những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa".

Đối với các phương tiện truyền thông, bài viết đề xướng : "Các cơ quan báo chí quân đội tiếp tục chủ động triển khai những bài viết có tính lý luận, tính chiến đấu cao, kịp thời phản bác các quan điểm sai trái, kiên quyết bác bỏ những luận điệu xuyên tạc, kích động, đi đôi với khẳng định tính khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, thành tựu của cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của quân đội. Các đơn vị văn hóa-nghệ thuật quân đội tăng cường nghiên cứu, sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị nghệ thuật, tính chính trị cao, theo đúng đường lối văn hóa của Đảng ; tôn vinh hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc".

Tuyên giáo tiếp tay

Song song với cơn bão tâm thần hoảng loạn, Ban Tuyên giáo trung ương đảng cũng hiệp lực bảo vệ Quân đội qua bài viết "Không có và không bao giờ có "quân đội trung lập", "đứng ngoài chính trị", ngày 13/12/2019.

Bài viết có đoạn gay gắt như đỉa phải vôi : "Quân đội trung lập", "đứng ngoài chính trị" là một trong những thủ đoạn nham hiểm, thâm độc trong chiến lược "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch. Đây là luận điểm vô chính trị, phản khoa học, lừa bịp đã có từ lâu, nhằm tách quân đội ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, nhằm vô hiệu hóa và làm lạc hướng quân đội cách mạng. Thực tiễn tổ chức và hoạt động của quân đội trong lịch sử đã khẳng định : Không có "quân đội trung lập", "đứng ngoài chính trị".

Cuối cùng Tuyên giáo khuyến cáo : "Luận điểm "quân đội trung lập", "đứng ngoài chính trị", "trả quân đội về cho nhà nước"... thực chất là một mũi tiến công chủ yếu nhằm làm cho quân đội xã hội chủ nghĩa mất phương hướng, rơi vào quỹ đạo chính trị phản động mà các thế lực tư bản, đế quốc đã thực hiện đối với quân đội các nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu trước đây".

Trước đó, vào ngày 7/12/2019, Tuyên giáo còn công bố bài "75 năm keo sơn gắn bó "như cá với nước" để lộ ra nỗi sợ bị đánh phá bởi "thế lực thù địch".

Bài viết bắt đầu : "Nhận rõ sức mạnh của Quân đội nhân dân Việt Nam chính là sức mạnh chính trị, là từ sự lãnh đạo của Đảng, các thế lực thù địch, phản động ngày càng tăng cường thực hiện chiến lược "diễn biến hòa bình", "bạo loạn lật đổ", đòi "phi chính trị hóa" quân đội, thúc đẩy "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ, âm mưu muốn xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đối với quân đội. Chúng không ngừng kích động gây mâu thuẫn giữa quân đội với nhân dân, với công an ; cán bộ đảng, chính quyền với cán bộ, chiến sĩ trong quân đội ; giữa cán bộ với chiến sĩ, hòng phá hoạt sự đoàn kết, thống nhất nội bộ, làm mai một truyền thống quân dân "như cá với nước" và sự đoàn kết hợp đồng các lực lượng trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa của quân đội ta".

Theo tiết lộ của bài viết thì : "Chúng còn cổ súy tâm lý "tự do", ngại kỷ luật chặt chẽ, nghiêm minh trong quân đội, lối sống thực dụng, buông thả, vị kỷ để không chỉ nhằm kích động tư tưởng công thần, địa vị, bè phái, cục bộ, đòi hưởng thụ đãi ngộ của các "bậc công thần" ; kêu gọi quân đội liên minh với quân đội một số nước để tiến lên hiện đại, trở thành quân đội "nhà nghề" như quân đội các nước tư bản mà còn thúc đẩy sự tha hóa, biến chất, "tự diễn biến" trong nội bộ quân đội theo ý đồ của chúng".

Thì ra tình hình đâu có "Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay" như Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tự khoe ngày 01/02/2019.

Đến Quân đội, tổ chức phải kỷ luật và tuân lệnh hàng đầu mà còn nhiễu nhương như thế thì lực lượng Công an và các tổ chức đảng như thế nào ?

Nói khác với lời khoe của ông Trọng thì "nội bộ phải thế nào thì mới lắm chuyện rối ren như thế chứ", phải không ?

Phạm Trần

(19/12/2019)

Additional Info

  • Author Phạm Trần
Published in Diễn đàn
mercredi, 06 novembre 2019 11:00

Mở cửa chờ… giặc !

Tuần trước B Quc phòng M công b mt video clip tng hp t năm video clip khác ghi li din biến cuc đt kích hôm 26 tháng 10 ca mt toán Delta thuc lc lượng đc bit M, vào mt tòa nhà mà Abu Bark al-Baghdadi (th lĩnh ISIS) n náu (Idlib - thuc lãnh thổ Syria, giáp vi biên gii Syria – Th Nhĩ Kỳ).

Video cuộc đột kích Abu Bakr al-Baghdadi do B Quc phòng M công bố - Nguồn : The Guardian

Clip thứ nht ghi li cnh toán Delta tiếp cn tòa nhà. Clip th hai ghi li cnh lc lượng không ym s dng phi cơ không người lái (drone) tiêu dit mt nhóm cn v ca al-Baghdadi đang tun tra ngoài sân, đồng thi phá hy tường bao, m đường cho Delta đt nhp… Clip th ba ghi li cnh lc lượng không ym s dng drone hy dit khu nhà sau khi Delta hoàn thành nhim v và đã trit thoái. Clip th tư và clip th năm ghi li hin trường sau khi b không kích cả bng ha tin ln bom (1)…

Theo dõi các diễn biến ca mt chiến dch quân s, k c khi chiến dch y din ra lúc na đêm bên kia trái đt đã tr thành chuyn… bình thường. Khoa hc k thut đã tiến b đến mc, thiên h có th t chc vin thám, không ym, không kích bng nhng phi cơ không người lái vi sai s đã được gim xung trong phm vi tính bng… mét !

***

Quý vị nên dành 1 phút 17 giây xem video clip va k và sau khi xem xong, nên dùng t khóa "din tp khu vc phòng th", tìm trên Google hoc YouTube nhng video clip giới thiệu vic luyn tp ca Quân đi nhân dân Vit Nam vi các đơn v đa phương quân t tnh đến xã đ… xem và so sánh.

Bởi đài truyn hình nào cũng có chương trình "Quc phòng toàn dân" nên trên Internet có hàng chc ngàn video clip gii thiu "din tp khu vực phòng th". Nhìn mt cách tng quát, hot đng "din tp khu vc phòng th" nào cũng có khán đài, nơi Bí thư các đa phương, Tư lnh Quân khu, viên chc đ ngành, đ cp ngi… thưởng lãm.

mocua1

Đặc công, b đi, công binh, cnh sát... tham gia bui din tp quy mô ln v chng khng b, cu con tin và ngăn chn biu tình, bo lon (nh chp t trang tuoitre).

"Diễn tp khu vc phòng th" nào cũng có b đi, dân quân,… lưng git lá ngy trang, chy lúp xúp gia đng trng, xa xa, sau vài tiếng n lt đt là vài bng khói, giàu trí tưởng tượng mi có th liên tưởng đến chiến trường, đa s ch nghĩ đó là nhng k "đâm hà bá, phá sơn lâm", dùng thuc n phá núi trm… đá !

Sở dĩ "Diễn tp khu vc phòng th" t Bc vào Nam, t tnh đến xã ging ht nhau vì đó là kch bn do B Quc phòng son. Xem các clip gii thiu hot đng "Din tp khu vc phòng th" chc chn s thy ngay, trong nhn thc ca các ông tướng Vit Nam, chiến tranh hết sc đơn gin, d dàng.

Sắp hết thp niên th hai ca thế k 21, vn có th "vận dng linh hot các hình thc chiến thut, vn dng ngh thut quân s Vit Nam trong các tình hung đánh đch, hành đng mưu trí, dũng cm, biết kết hp gia vũ khí hiện đi vi vũ khí t to như… chông, cm by, th hin đúng ý đnh ca Ban Ch đo" (2) !

***

Có một đim đáng lưu ý, tuy các hot đng "Din tp khu vc phòng th" thuc lĩnh vc quc phòng và ai cũng biết, đi th ca quc phòng là ngoi bang nhưng đc k các tin, bài, xem cn thn nhng video clip liên quan đến vic luyn tp, phi hp ca Quân đi nhân dân Vit Nam vi các lc lượng vũ trang nhân dân khác thì đi tượng mà các ông tướng quân đi nhm đến không phi là nhng k xâm hi đc lp, xâm phm chủ quyn quc gia. Đi th ca các ông tướng quân đi ch là nhng thế lc chng… đng !

Cũng vì vai trò của quân đi ch như vy nên đu tư ca đng cho công an… tt hơn do công an… chính danh hơn trong đi phó vi… "phn đng". Nhng hình nh, video clip giới thiu hot đng din tp ca quân đi cho thy, trang b dành cho nhng cá nhân mà v lý thuyết là đm nhn vai trò v quc, hết sc khiêm tn : mũ vi, nón ci, không ai có giáp h thân… So vi "lc lượng đc nhim chng khng b" hoc cnh sát cơ đng của B Công an thì thua xa t trang b cá nhân đến vũ khí, phương tin (3).

mocua0

Cảnh sát cơ động diễn tập khả năng sẵn sàng chiến đấu. Ảnh : Ngọc Thành (VnExpress)

Việt Nam có l là quc gia duy nht cung cp các phương tin quc phòng cho công an – lc lượng mà v lý thuyết ch bo v… trt t tr an ! Tháng 12/2014, y ban Thường vụ Quc hi Vit Nam thông qua "Pháp lnh Cảnh sát cơ động", cho phép mua sm phi cơ, tàu thy, xe bc thép cho lc lượng này (4). Đến gia năm 2018, B Công an Vit Nam ban hành mt thông tư (Thông tư 17/2018), quyết đnh trang b đi liên, súng ci, súng chng tăng, đại bác không git, trc thăng vũ trang,… cho công an cp… huyn (5).

Tuần trước, B Công an tiến thêm mt bước, trình D lut Cảnh sát cơ động thay thế Pháp lnh Cảnh sát cơ động. Theo đó, chính ph Vit Nam có trách nhim đu tư cho B Công an thành lp mt… Trung đoàn Không quân và một… Trung đoàn K binh (6). Đó chính là ví d mi nht cho thy, trong nhn thc ca h thng chính tr, h thng công quyn Vit Nam, phòng - chng ngoi xâm là chuyn th yếu, chuyn chính yếu là dn ni lc quc gia vào vic phòng – chng… ni phản, đe da quyn lãnh đo, toàn din tuyt đi ca đng !

***

Trong vài tháng vừa qua nhng din biến trên bin Đông và phn ng ca h thng chính tr, h thng công quyn Vit Nam đi vi s càn r ca Trung Quc đã làm nhiu người Vit va phn n, vừa lo âu. Tại Hi tho v Bãi Tư Chính và lut pháp quc tế, din ra hôm 6 tháng 10 Hà Ni, ông Lê Mã Lương (Thiếu tướng, Anh hùng các lc lượng vũ trang) ch trích gay gt cách hành x ca h thng chính tr, h thng công quyn Vit Nam khi ch quyn quc gia b xâm hi (8).

mocua3

Các đơn vị chiến đấu trong quân đội không thay đổi biên chế. (Ảnh Trọng Đức - Pháp Luật Việt Nam) - Ghi chú thêm : những bộ đội chỉ mang vớ để không không bị gai cỏ gây thương tích vì... không có giầy

Ông Lương cũng là người đu tiên tiết l v kh năng ca nhng ông tướng lãnh đo B Quc phòng : B trưởng Quc phòng không biết s dng bn đ quân s, không biết đc bn đ quân s. Các ông tướng quân đi ch có mt… mt mnh là… rt nhiu tin ! Nhiu người tin như thế ! Khi được phép kết hp "làm kinh tế" vi… quc phòng, Quân đi nhân dân Vit Nam t phi như thế ! Khi phong tướng ch đ "anh em" khi… "tâm tư" thì dt khoát v quc tr thành vn đ… phc tp và nhy cm !

Bộ trưởng Quốc phòng không biết s dng bn đ quân s, các ông tướng ch… mnh ch rt nhiu tin hoàn toàn logic vi tình trng đt quc phòng thi nhau đi ch, vi s kin mt ông tướng được bit phái sang làm Ch nhim y ban Quc phòng và An ninh ca Quc hi phải un lưỡi nhiu ln mi bt ra được vài t như… "gu g", "bê tê bc" đ cnh báo các đng vin v tác hi ca Internet, thúc gic h thông qua D lut an ninh mng, nht trí… dch chuyn đám mây đin toán, đám mây o v Vit Nam (8).

***

Cần phi đt các tin, bài, hình ảnh, video clip gii thiu vic luyn tp ca Quân đi nhân dân Vit Nam, ca các đơn v thuc lc lượng vũ trang đa phương bên cnh nhng video clip kiu như video clip mà B Quc phòng M mi công b hi tun trước, tóm lược din biến cuộc đt kích nhm tiêu dit Abu Bark al-Baghdadi đ… git mình !

Khi hiệu qu ca các hot đng quân s gn cht vi nhng tiến b khoa hc k thut và tc đ, kh năng ng dng thành tu c trong trang b cá nhân ln phương tin quân s ging như bão, thay vì nên cười, hãy khóc sau khi nghe nhng… "gu g", "bê tê bc", xem nhng tuyên truyn v "quc phòng toàn dân", vn kết hp nhng vũ khí t to như… chông, by… ch đ răn đe đng bào và trn an nhau rng khi hu s, "ta nht đnh thng, đch nht đnh thua" có khác gì… mở ca ch gic !

Trân Văn

Nguồn : VOA, 06/11/2019

Chú thích

(1) https://www.militarytimes.com/news/your-military/2019/10/30/centcom-commander-releases-video-of-raid-on-baghdadi-compound-which-now-looks-like-a-parking-lot-with-large-potholes/

(2) https://www.youtube.com/watch?v=6yuAUH6RAZQ

(3) https://vnexpress.net/phap-luat/dac-nhiem-dien-tap-chong-khung-bo-3981641.html

(4) https://thuvienphapluat.vn/van-ban/bo-may-hanh-chinh/Phap-lenh-Canh-sat-co-dong-2013-221735.aspx

(5) https://vnexpress.net/phap-luat/cong-an-huyen-co-the-duoc-xem-xet-trang-bi-truc-thang-vu-trang-3762420.html

(6) https://vnexpress.net/phap-luat/canh-sat-co-dong-se-co-trung-doan-khong-quan-ky-binh-4005896.html

(7) https://www.youtube.com/watch?v=Zxq9kWwzaG4

https://www.militarytimes.com/news/pentagon-congress/2019/06/11/us-troops-civilian-defense-workers-get-political-reminder/

(8) https://www.facebook.com/Osinhuyduc/videos/1647633148605193/

Additional Info

  • Author Trân Văn
Published in Diễn đàn

‘Những thằng hèn’

Thường Sơn, VNTB, 01/11/2019

Cám cảnh trước tình cảnh của ‘quân đội nhân dân Việt Nam’ bao nhiêu, người ta càng thấm thía với mô tả của tướng Lê Mã Lương về giới tướng lĩnh quân đội là ‘chỉ giỏi nhiều tiền’, hoặc riêng Ngô Xuân Lịch còn ‘không biết đọc bản đồ thực địa’.

hen2

Đại tướng Ngô Xuân Lịch còn ‘không biết đọc bản đồ thực địa’.

"Thật không thể tưởng tượng nổi !" - một cán bộ lão thành trên 50 năm tuổi đảng thốt lên nhưng giọng như nghẹn lại - "Đến nước này mà thằng Khoa còn không dám há miệng cái tên Trung Quốc, mà vẫn là mấy cái từ ‘nước ngoài’ với ‘họ’ như vào thời còn chưa bị Tàu ngồi xổm trên đầu như bây giờ. Rồi lại cả thằng Lịch sếp của thằng Khoa, họp quốc hội cũng không há nổi một từ về Trung Quốc thì quân đội mình còn tinh thần ý chí đâu mà đánh chác nếu bị Tàu tấn công ! Đúng là một lũ mặc váy mang lon tướng ! Đúng là những thằng hèn !".

hen1

Trung tướng Trần Việt Khoa, Giám đốc Học viện Quốc phòng, phát biểu tại phiên thảo luận sáng 30/10/2019 của Quốc hội về "bối cảnh phức tạp của tình hình an ninh thế giới, đặc biệt trên Biển Đông".

‘Thằng Khoa’ và ‘thằng Lịch’ mà người cán bộ lão thành trên nói đến là Trung tướng Trần Việt Khoa, Giám đốc Học viện Quốc phòng, và Đại tướng Ngô Xuân Lịch - Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam, lồng trong bối cảnh hai quan chức này phát biểu tại phiên thảo luận sáng 30/10/2019 của Quốc hội về "bối cảnh phức tạp của tình hình an ninh thế giới, đặc biệt trên biển Đông". "Nước ngoài’ và ‘họ’ là những từ ngữ được cố định trên miệng viên tướng Khoa, cho dù cuộc họp quốc hội này đã được thông báo là ‘họp riêng’, mà về thực chất là một cách họp kín để báo chí và người dân chỉ được biết tin tức ở mức tối thiểu.  

"Đến nước này mà thằng Khoa còn không dám há miệng cái tên Trung Quốc, mà vẫn là mấy cái từ ‘nước ngoài’ với ‘họ’ như vào thời còn chưa bị Tàu ngồi xổm trên đầu như bây giờ. Rồi lại cả thằng Lịch sếp của thằng Khoa, họp quốc hội cũng không há nổi một từ về Trung Quốc…".

Toàn bộ chứng tự kỷ chính trị câm nín ấy diễn ra trong bối cảnh đã gần bốn tháng kể từ ngày Trung Quốc điều tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8 và các tàu hộ vệ cho tàu này xâm phạm Bãi Tư Chính như vào chốn vô chủ quyền, nhưng lực lượng cảnh sát biển và hải quân Việt Nam vẫn chưa một lần dám nổ súng cảnh cáo. Trong khi đó, toàn bộ chóp bu Việt Nam từ Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thị Kim Ngân trở xuống vẫn kiên định ‘câm như hến’ mà không một lần dám nêu tên Trung Quốc, càng không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy giới ‘văn dốt, võ dát’ này dám kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế.

Không chỉ người cán bộ lão thành đã công phẫn, mà quá nhiều ý kiến của người dân và trí thức trên mạng xã hội đã chỉ đích danh Trần Việt Khoa và Ngô Xuân Lịch là ‘hèn’, ‘hèn tướng’, ‘sợ đến đái ra quần’, ‘không xứng đáng là tướng’, ‘phải bị cách chức’… Không khí phẫn nộ đến mức chỉ chực chờ bùng nổ.

Lại thêm một chuyện bi phẫn khác. Đúng vào ngày khai mạc kỳ họp quốc hội 21/10, lại có "đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam do Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu tham dự Diễn đàn Hương Sơn Bắc Kinh lần thứ 9 khai mạc tại Bắc Kinh, Trung Quốc". Ở nơi đó, Ngô Xuân Lịch trong khi vẫn như bó miệng mà không thốt nổi từ nào về Bãi Tư Chính, thì vẫn cười cợt xã giao với giới tướng lĩnh Tàu  như không có chuyện gì xảy ra !

Nhưng Trần Việt Khoa và Ngô Xuân Lịch không hề cô độc, bởi trước ‘họ’ đã có những quan chức cao cấp bị người dân biệt danh là ‘thằng hèn’.

Tại phiên họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York, Mỹ vào cuối tháng 9 năm 2019, đã có một cơ hội dành cho tân thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc là Việt Nam để cầu cứu cộng đồng quốc tế hỗ trợ vụ khủng hoảng Bãi Tư Chính. Thế nhưng Phó thủ tướng kiêm bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh lại chỉ ấp úng ‘các bên liên quan’ về căng thẳng ở Biển Đông mà không một lần dám nhắc đến cái tên tàu Hải Dương 8 hay kẻ nào đứng sau hoạt động thách thức của tàu này. Và cũng rất đồng điệu với Nguyễn Xuân Phúc, không một lần Minh dám nhắc đến cái tên Trung Quốc. Thái độ cúi đầu cam chịu ấy đã khiến Minh cùng sếp của ông ta là Nguyễn Phú Trọng bị mạng xã hội chỉ trích lên án dữ dội và bị đặt cho danh hiệu ‘Thằng hèn’.

Vậy nếu nổ ra ‘tình huống xấu nhất’, tức bị Trung Quốc tấn công, Bộ Quốc phòng và hải quân Việt Nam sẽ đánh chác ra sao ? Sẽ tiếp tục phát cờ cho ngư dân để "thuyền ra biển lớn" và lại khiến rộ lên câu vè dân gian "Chống giặc bằng cờ, chống ngập bằng lu, đứa nào nói đảng ngu là thằng phản động" ?

Cám cảnh trước tình cảnh của ‘quân đội nhân dân Việt Nam’ bao nhiêu, người ta càng thấm thía vớimô tả của tướng Lê Mã Lương về giới tướng lĩnh quân đội là ‘chỉ giỏi nhiều tiền’, hoặc riêng Ngô Xuân Lịch còn ‘không biết đọc bản đồ thực địa’.

Trong khi đó, 6 tàu ngầm lớp Kilo của Hải quân Việt Nam - mua của Nga với giá hàng tỷ USD từ tiền đóng thuế của dân Việt - được cho là còn phải đi chống ngập ở Hà Nội và Sài Gòn. Còn các tàu chiến khác, kể cả ‘tàu buồm hiện đại nhất thế giới’ mang tên Lê Quý Đôn tuyệt đối mất dạng, phần lớn lực lượng hải quân Việt Nam vẫn phủ phục trong tư thế bất lực và kiên định… bám bờ.

Cũng trong khi đó, viên đô đốc hải quân Nguyễn Văn Hiến bị khởi tố bởi tội ‘ăn đất’…

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 01/11/2019

*****************

Tướng quân đội không dám nêu tên Trung Quốc : Không thể chấp nhận !

Diễm Thi, RFA, 30/10/2019

Biển đảo Việt Nam bị Trung Quốc xâm phạm lâu nay nhưng lãnh đạo đảng và chính phủ vẫn rất dè dặt không nêu đích danh Trung Quốc là kẻ xâm phạm. Điều này khiến người dân quan tâm bất bình.

hen3

Lực lượng quân đội Việt Nam.  AFP

Không dám nêu đích danh Trung Quốc

Tại phiên họp Quốc hội sáng 30/10/2019, Trung tướng Trần Việt Khoa, Giám đốc Học viện Quốc phòng, đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội chỉ gọi là "nước ngoài" chứ không nêu đích danh "Trung Quốc" khi đề cập đến tình hình biển đảo bị xâm phạm chủ quyền suốt 4 tháng qua. Ông nói :

"Từ tháng 5, khi chúng ta hoạt động dầu khí trên biển, và đặc biệt là đầu tháng 7 đến những ngày cuối tháng 10 vừa qua, chúng ta thấy nước ngoài đưa lực lượng xuống phản đối chúng ta một cách rất phi lý. Đây là những cái mà có thể chúng ta không thể chấp nhận được.

Ngoài ra, họ đưa tàu xuống khảo sát xuống thăm dò. Có những thời điểm đưa đến 35 - 40 tàu để bảo vệ. Trước tình hình đó, Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Quốc phòng phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an, Bộ Ngoại giao tiến hành đấu tranh ngoại giao trên cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của chúng ta".

Nhà nghiên cứu Biển Đông Đinh Kim Phúc không chấp nhận lời phát biểu của Trung tướng Trần Việt Khoa khi cho rằng người dân Việt Nam cũng như quốc tế đều biết Trung Quốc đang xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Quan chức của nhiều nước trên thế giới cũng nhắc đến tên Trung Quốc là nước đang đe dọa an ninh và chủ quyền lãnh thổ Việt Nam. Ông nói :

"Tôi rất tiếc khi một trung tướng, Giám đốc Học viện Quốc phòng, nơi đào tạo ra các sĩ quan cao cấp nắm các đường lối chiến lược quốc phòng của Việt Nam lại không dám nêu đúng tên Trung Quốc là kẻ đang xâm phạm chủ quyền Việt Nam trước Quốc hội. Tôi cho đó là điều không thể chấp nhận được !".

Trung Quốc là nước đang có ý đồ xâm chiếm vùng Biển Đông của cả khu vực Đông Nam Á chứ không chỉ riêng Việt Nam. Điều này đe dọa hòa bình an ninh khu vực, đe dọa việc tuân thủ luật pháp quốc tế mà Trung Quốc là một thành viên của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc ký công ước luật biển năm 1982.

Ông Đinh Kim Phúc nêu một loạt câu hỏi cho vị Giám đốc Học viện Quốc phòng Việt Nam :

"Sợ gì mà không dám nêu tên Trung Quốc trên diễn đàn Quốc Hội ?

Sợ gì mà không dám chỉ thẳng tên người đang đe dọa an ninh chủ quyền của Việt Nam ?

Nhân dân sẽ nghĩ gì khi một Trung tướng, Giám đốc Học viện Quốc phòng không dám nêu tên Trung Quốc ?"

Thạc sĩ Hoàng Việt, một thành viên của Quỹ Nghiên Cứu Biển Đông đưa nhận định đây là điều khó hiểu :

"Ở Việt Nam có những vấn đề chúng ta cảm thấy khó hiểu khi một mặt, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Việt Nam tuyên bố phải kiên quyết và khéo léo, nhưng mặt khác lại rất dè dặt và ngại đụng chạm khi nhắc đến tên Trung Quốc.

Ngay cả một vị trung tướng mà lại dè dặt không dám nhắc đến tên Trung Quốc thì không tin được chính sách đối ngoại của Việt Nam với Trung Quốc trên Biển Đông kiên quyết tới mức nào. Đó là vấn đề cần đặt ra".

Trước đó hai ngày, sáng 28 tháng 10, tại buổi họp kín của Quốc hội để nghe Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ báo cáo về công tác đối ngoại của Nhà nước năm 2019, đại biểu Dương Trung Quốc đánh giá việc giữ gìn hoà bình, hữu nghị với Trung Quốc là quan trọng. Nhưng Quốc hội phải thể hiện thái độ rõ ràng với những hành vi xâm phạm chủ quyền trên biển Đông.

Vấn đề khó hiểu

hen4

Tại phiên họp Quốc hội sáng 30/10/2019, Trung tướng Trần Việt Khoa, Giám đốc Học viện Quốc phòng, đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội chỉ gọi là "nước ngoài" chứ không nêu đích danh "Trung Quốc" khi đề cập đến tình hình biển đảo bị xâm phạm chủ quyền suốt 4 tháng qua.

Cũng tại phiên họp Quốc hội sáng 30 tháng 10, Trung tướng Trần Việt Khoa lập luận rằng trong tình hình hiện nay, với những đặc điểm, yếu tố tác động đến sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc đòi hỏi Việt Nam phải có giải pháp phù hợp để đấu tranh giữ vững môi trường hòa bình, độc lập để phát triển đất nước.

Tuy phát biểu như thế nhưng thực tế cho đến nay, người dân Việt Nam không được biết giải pháp đấu tranh bảo vệ chủ quyền là giải pháp gì khi một vị tướng quân đội không dám nêu đích danh tên kẻ xâm lược như vậy.

Thạc sĩ Hoàng Việt phân tích :

"Đó là vấn đề rất khó hiểu, vì thông thường giới quân đội phải là giới lên tiếng mạnh mẽ nhất, nhưng dường như thời gian qua những tướng quân đội lại phát biểu rất nhẹ nhàng. Tôi không hiểu những bước đi của Việt Nam như thế nào cũng như chính sách của Việt Nam ra sao ? Nó cho thấy cho thấy chính sách của Việt Nam đặc biệt trong vấn đề Biển Đông thiếu sự nhất quán và rõ ràng".

Theo ông Hoàng Việt, người dân nói chung đang thiếu những thông tin một cách công khai và đầy đủ về chính sách cũng như hành động cụ thể của Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán như thế nào, bởi một mặt các lãnh đạo tuyên bố Việt Nam sẽ làm tới cùng, nhưng người dân lại không biết làm tới cùng là như thế nào và bằng cách nào chúng ta làm được.

Có thể dẫn chứng một ví dụ về tuyên bố của lãnh đạo Việt Nam vào sáng 15 tháng 10 vừa qua, tại buổi tiếp xúc cử tri Hà Nội trước kỳ họp 8 của Quốc hội, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định "Chúng ta cố gắng giữ quan hệ cho tốt nhưng những gì thuộc về độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ thì chúng ta không bao giờ nhân nhượng".

Ông Đinh Kim Phúc nhận xét, một khi tướng quân đội không dám "chỉ mặt đặt tên" kẻ xâm lược thì liệu có cho người dân đủ lòng tin về nhiệm vụ và trách nhiệm bảo vệ đất nước hiện nay của lực lượng vũ trang hay không ? Ông cũng nêu lý do mà theo ông, vị trung tướng Việt Nam gọi Trung Quốc là "nước ngoài" :

"Tôi nghĩ họ không muốn tách ra khỏi Trung Quốc, vẫn còn liên minh về ý thức hệ, về 4 tốt, về 16 chữ vàng. Nhưng không nói ‘Trung Quốc’ thì nhân dân Việt Nam và cả thế giới cũng dư biết là Trung Quốc".

Phương châm 16 chữ vàng và 4 tốt trong quan hệ hai nước từ khi Việt Nam và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ khoảng cuối những năm 1990 và đầu 2000. Theo phương châm này, hai nước cam kết tuân thủ "Ổn định lâu dài, hướng tới tương lai, láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện", và "láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt".

Trong bài phát biểu khai mạc kỳ họp Quốc hội thứ 8 khóa 14 vào sáng ngày 21 tháng 10 năm 2019, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc khẳng định : "Đảng và Nhà nước ta đã nhất quán chủ trương những gì thuộc về độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ chúng ta không bao giờ nhân nhượng, đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển đất nước".

Cũng vào ngày 30 tháng 10, ông Nguyễn Lân Hiếu, đại biểu Quốc hội An Giang lên tiếng cho rằng các phương pháp Việt Nam sử dụng trong thời gian qua để đấu tranh trên Biển Đông không làm giảm đi lòng tham của Trung Quốc. Do đó, cần có thêm những biện pháp mới.

Diễm Thi

Nguồn : RFA, 30/10/2019

Published in Diễn đàn
Trang 1 đến 2