Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Một số ý kiến của các học giả trẻ cho rằng sẽ còn nhiều con đường khác để đưa tri thức thế giới tới độc giả Việt Nam sau khi Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh ngừng hoạt động.

quy1

Quỹ Phan Châu Trinh đóng cửa vài tháng sau ồn ào vụ Giáo sư Chu Hảo, một trong những người đồng sáng lập quỹ, bị khai trừ khỏi Đảng cộng sản Việt Nam

Việc Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh (Phan Châu Trinh) ngưng hoạt động xảy ra chỉ vài tháng sau ồn ào Đảng Cộng sản Việt Nam tuyên bố khai trừ Giáo sư Chu Hảo, một trong những người đồng sáng lập Quỹ.

'Sự kiện đáng buồn'

Nhà báo Bill Hayton của BBC nhận định rằng đây là "bước thụt lùi của tự do tri thức" ở Việt Nam.

Nguyễn Vi Yên, một trí thức trẻ hiện là Chủ nhiệm nhóm Tinh Thần Khai Minh và từng có thời gian làm việc cho Giáo sư Chu Hảo, nhận định với BBC hôm 25/2 rằng "đây là một sự kiện đáng buồn cho xã hội nói chung".

"Tôi từng tham gia vào các hoạt động của Quỹ như Trao giải Sách hay, sinh hoạt học thuật, trao giải văn hóa Phan Châu Trinh, giao lưu với các anh chị cô chú trong Quỹ. Trong thời gian đó tôi thấy một điều là thực sự trong giới trí thức, học thuật của Việt Nam thì Quỹ Phan Châu Trinh hoạt động tốt nhất, mạnh nhất trong việc ủng hộ giới trí thức. Họ dấn thân vào công cuộc khai dân trí và xa hơn nữa là thúc đẩy phong trào dân chủ ở Việt Nam".

"Cá nhân tôi thực sự rất trân trọng hoạt động của Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh. Bước ngoặt đầu tiên khiến tôi bước chân vào con đường hoạt động dân chủ là khi tôi đọc cuốn Bàn về Tự do của John Stuart Mill do NXB Tri Thức ấn hành. Cuốn sách này cũng nằm trong dự án Tủ sách Tinh hoa Thế giới do Quỹ Phan Châu Trinh bảo trợ".

"Từ đó tôi thấy chính từ những hành động, công việc nho nhỏ như vậy của Quỹ Phan Châu Trinh đã thúc đẩy người trẻ dấn thân vào các công việc xã hội như thế nào, mà tôi chính là một trường hợp điển hình".

"Ngoài việc ngoài việc xuất bản, Quỹ còn vinh danh cách cuốn sách và các nhân vật có ảnh hưởng, có tầm vóc đối với xã hội. Những công việc như vậy của Quỹ Phan Châu Trinh trong suốt 11 năm vừa qua đóng góp không hề nhỏ trong việc thúc đẩy xã hội Việt Nam phát triển từ tầng sâu".

"Việc đóng cửa Quỹ, theo tôi, không tạo ra bước ngoặt hay đà mới cho một nhóm khác hình thành, mà thậm chí còn gây ra cảm giác tiêu cực về việc đàn áp những người đấu tranh ở trong nước", Vi Yên nói.

Tuy nhiên, Vi Yên cũng như một số trí thức khác ở Việt Nam vẫn nhìn thấy những con đường khác để đưa kiến thức, văn hóa và tinh hoa của thế giới về cho độc giả Việt Nam.

Con đường khác ?

quy2

Nguyễn Vi Yên, chủ nhiệm nhóm Tinh Thần Khai Minh, nói sách của Nhà xuất bản Tri Thức đã giúp cô mở mang kiến thức và quyết định đi theo con đường đấu tranh cho dân chủ

Nhìn lại việc kỷ luật Đảng, sau đó là khai trừ Đảng Giáo sư Chu Hảo do xuất bản một số sách được cho là "có nội dung sai phạm, trái quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng", cùng với việc cấm một số hoạt động giao lưu học thuật khác, Vi Yên cho rằng "từ nay trở đi, những hoạt động sinh hoạt văn hóa, học thuật như vậy sẽ còn bị đàn áp nhiều hơn nữa".

Dù vậy, Vi Yên nói còn có những cách khác để đưa tri thức về Việt Nam trong bối cảnh "đàn áp hiện nay" mà nhóm Tinh Thần Khai Minh do cô khởi xướng là một ví dụ.

"Có thể nhắc đến NXB Giấy Vụn là một NXB độc lập. Hay NXB Vô Danh không cần đăng ký ở Việt Nam nhưng sách của họ vẫn được dịch thuật, ấn loát và lưu hành tại Việt Nam. Đó là cách hay mà không phải phụ thuộc vào nhà nước".

"Một cách khác là thành lập doanh nghiệp xã hội không đăng ký với nhà nước, sau đó nhận quỹ từ các nguồn nước ngoài, hoặc tự gây quỹ tư nhân trong nước để mình hoạt động. Nhóm Tinh Thần Khai Minh cũng hoạt động theo kiểu này. Hiện những nhóm, tổ chức như thế đang trăm hoa đua nở. Các nhóm sinh hoạt chung với nhau và có thể tự dịch thuật, xuất bản theo cách của mình".

"Tôi nghĩ rằng có thể gặp một số khó khăn như sự cản trở của chính quyền, Nhưng cứ gặp khó khăn này thì mình sẽ có cách khác và cá nhân tôi thì khá lạc quan với những công việc như vậy".

Vi Yên cũng cho rằng chính quyền Việt Nam chỉ có thể ngăn chặn một vài tổ chức chứ không thể chặn toàn bộ, nhất là trong trào lưu hiện nay với nhiều nhóm dân chủ của giới trí thức trẻ được thành lập.

"Điều đó cho thấy khuynh hướng phát triển và vận động của giới tri thức Việt Nam sẽ càng ngày càng tăng lên chứ không thể nào cản trở được".

Nhà báo tự do Phạm Đoan Trang cũng chia sẻ chung quan điểm của Vi Yên về vấn đề này.

Trên trang Facebook cá nhân, bà Đoan Trang dẫn ý kiến của luật sư Trần Quý Vi rằng các tổ chức xã hội dân sự làm phải đăng ký với nhà nước và làm việc "dựa trên luật pháp" Việt Nam là đi vào "ngõ cụt".

Theo đó, luật sư Vi cho rằng cách hoạt động như Quỹ Phan Châu Trinh là cách làm 'của lớp người đi trước'. Trong khi đó, nếu thực sự muốn chia sẻ kiến thức tới người khác thì không cần phải lập quỹ trong giới hạn 'cho phép' của bất kỳ ai.

Bà Trang cũng bày tỏ ý kiến cá nhân của mình, rằng việc 'xin phép nhà nước' khiến nhiều trí thức Việt Nam tự giới hạn mình trong những việc 'nằm trong khuôn khổ nhà nước cho phép".

"Giả sử có lúc nào trong đầu tôi có ý nghĩ 'chờ xin giấy phép xuất bản', thì chắc chắn 100% là tôi sẽ không bao giờ viết sách Chính trị bình dân hay Học chính sách công qua chuyện đặc khu. Đấu tranh chống độc tài mà lại chỉ làm những việc độc tài ấy cho phép, thì nghĩa là gì ? Nghĩa là : Họ không hề có tư tưởng chống độc tài, giành lấy tự do, xây dựng dân chủ", nhà báo Đoan Trang viết.

Đóng cửa vì thiếu nhân lực hay do sức ép ?

Cuối tháng Hai, mạng xã hội lan truyền bức thư với chỹ ký được cho là của bà Nguyễn Thị Bình, nguyên phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quỹ Phan Châu Trinh, tuyên bố việc Quỹ ngừng hoạt động "vì lý do khách quan".

Ngay sau đó, Giáo sư Chu Hảo đã chính thức thừa nhận việc đóng cửa Quỹ.

Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh thành lập năm 2007. Chủ tịch Quỹ là bà Nguyễn Thị Bình, nguyên phó Chủ tịch nước, con gái ông Phan Châu Trinh.

Bên cạnh cách hoạt động tọa đàm, văn hóa, đào tạo nghiên cứu, Quỹ còn có Tủ sách Tinh hoa Thế giới nhằm "Du Nhập, Phục Hưng, Khởi Phát, Gìn giữ & Lan Tỏa những giá trị tinh hoa văn hóa nhằm góp phần canh tân văn hóa Việt Nam trong thế kỷ 21".

Ông Chu Hảo nói với RFA rằng Quỹ ngưng hoạt động không phải do áp lực nào, mà từ 'điều kiện khách quan' là sức khỏe của bà Bình nay 90 tuổi, giảm sút. Trong khi đó không thể tìm được người thay thế hội đủ các tiêu chí mà Quỹ đặt ra.

Dù vậy, Vi Yên nói với BBC rằng nhìn nhận từ các vụ việc với Giáo sư Chu Hảo nói riêng và phong trào dân chủ ở Việt Nam nói chung, "có thể thấy dù chính quyền không gây sức ép trực tiếp thì tất cả những hội nhóm, tổ chức ở Việt Nam đều đang gặp sức ép gián tiếp. Và không thể nói việc đóng cửa này không liên can đến chính quyền được".

Nhà báo Bill Hayton của BBC cho hay vào năm 2008, Đảng Cộng sản Việt Nam ngăn cản Quỹ Phan Châu Trinh trao giải thưởng vinh danh học giả có đóng góp nổi trội cho giáo dục Việt Nam cho Giáo sư người Mỹ Keith Taylor, tác giả cuốn A history of the Vietnamese.

Giáo sư Keith Taylor từng tổ chức các sự kiện nhìn nhận lại Chiến tranh Việt Nam từ quan điểm của miền Nam Việt Nam, được cho là "làm phiền lòng rất nhiều lãnh đạo của Hà Nội", theo Bill Hayton.

Trong khi đó, việc kỷ luật Giáo sư Chu Hảo bắt đầu từ cuối tháng 10/2018, khi trang web của Ủy ban Kiểm tra Trung ương có bài viết nhận định ông Chu Hảo khi làm Tổng Biên tập, Giám đốc Nhà xuất bản Tri thức đã cho in nhiều sách "có nội dung sai phạm, trái quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng".

Theo đó, từ 2005 đến 2009, ông Chu Hảo xuất bản 5 cuốn bị chính quyền cấm phát hành, như cuốn Đường về nô lệ của F.A. Hayek, cuốn Karl Marx của Peter Singer, cuốn Ông Sáu Dân trong lòng dân.

Cuốn Ông Sáu Dân trong lòng dân cho thấy Nhà Xuất bản có "dấu hiệu khuynh hướng tập hợp những bài viết về những người có quan điểm khác với chủ trương, đường lối của Đảng, nhằm "gợi ý", "gợi mở" một hướng đi khác, cách nhìn khác không có lợi cho sự nghiệp xây dựng đất nước". Trang web của Ủy ban Kiểm tra Trung ương viết.

Published in Diễn đàn

Khi cánh cửa khai dân trí ‘bị khép lại’

Hoa Nghi, VNTB, 27/02/2019

Một thông báo được ký vào ngày 20 tháng 2 năm 2019, do bà Chủ tịch Quỹ văn hóa Phan Châu Trinh ký, xác nhận việc "chấm dứt mọi hoạt động của Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh", mặc dù trong bản thông báo bà cũng nhấn mạnh rằng, 11 năm hoạt động của Quỹ đã trung thành với sứ mệnh góp phần phục hung, du nhập, khưởi phát, giữ gìn và lan tỏa những giá trị tinh hoa văn hóa nhằm phục vụ công cuộc canh tân văn hóa Việt Nam trong thế kỷ 21.

pct1

Lễ trao giải Quỹ văn hóa Phan Châu Trinh lần thứ 11, ngày 24/03/2018 - Ảnh minh họa

Thông báo này được một vài Facebooker đăng tải trên trang cá nhân, nhưng không nhận được quá nhiều sự chú ý. 

Facebooker Dao Tuan Anh bày tỏ về sự kiện : Khổ thế chứ, nước mình nó làm sao ấy nhỉ, cứ cái gì tử tế, đứng đắn chuyên nghiệp, thì bị đình bản, đóng cửa. Hỏi biết đến bao giờ mới khá lên được đây.

Lý do nào khiến Quỹ bị ngừng hoạt động ?. Trong thông báo dẫn "điều kiện khách quan", nghĩa là những người trong Quỹ vẫn tâm huyết với "hung dân trí, chấn dân khí", nhưng không nhận được sự ủng hộ từ bên ngoài. 

Quỹ Phan Châu Trinh, ở góc độ nào đó tôn trọng quyền tự do học thuật và tổ chức này bị "đánh" nhiều lần bởi các trang báo Nhà nước. Vào tháng 6 năm 2017, Tuần báo Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh – một trang tuần báo bị giới văn nghệ sĩ đánh giá là "hồng hơn chuyên" đã đăng tải một bài viết đả kích kịch liệt Quỹ Phan Châu Trinh, coi đây là "một trò về buôn bán tên tuổi nhà yêu nước", và chỉ thẳng ra rằng, công cuộc khai trí thực chất là "thúc đẩy đi theo mô hình dân chủ phương Tây" và "hợp lý hóa ngân sách để nuôi một đội ngũ trí thức chống đối chính quyền".

Những người đứng trong vai trò quản trị Quỹ Phan Châu Trinh, hay thậm chí những người nhận được giải thưởng này hầu như chính quyền Hà Nội đều ít nhiều thiếu sự thiện cảm, vì sự phê bình của họ đối với các chính sách – chủ trương của Đảng cộng sản Việt Nam, và thứ hai là họ cổ vũ – khuyến khích các giá trị nhân quyền, dân chủ Tây phương, trong đó đề cao sự tự do học thuật. Ở góc độ nào đó, họ có phần hao giống những gì mà nhóm Nhân văn – Giai phẩm thực hiện ở miền Bắc Việt Nam trong thời kỳ vào thập niên 50 – 60.

Sự kiện chấm dứt hoạt động của Quỹ khiến không ít người liên đới đến việc kỷ luật Giáo sư hu Hảo cũng như Nhà xuất bản Tri Thức trước đây, hay quan điểm "không để muốn nói gì thì nói" của Tổng bí thư – Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.

Trong một bài dịch thuật gần đây được đăng tải trên Việt Nam Thời Báo, có nội dung phản ánh một tư duy quản trị của người đứng đầu Đảng cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam hiện nay – ông Nguyễn Phú Trọng. Theo đó, ông Nguyễn Phú Trọng tập trung quyền lực để tìm cách giải quyết bài toán tham nhũng trong Đảng, nhưng đồng thời ông cũng tìm cách siết chặt cái gọi là "tự do, nhân quyền, dân chủ". Trong mắt ông Trọng, cả hai yếu tố (tham nhũng và nhân quyền) đều là những yếu tố "tự diễn biến, tự chuyển hóa", và gây ra sự thách thức với khả năng trường tồn trong lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Việc Quỹ chấm dứt hoạt động vì điều kiện khách quan có thể đến từ sức ép trong Đảng đối với những thành phần mà Đảng cho rằng là "bất hảo", và xu hướng này có thể được ủng hộ và bảo trợ bởi tư duy của ông Nguyễn Phú Trọng.

Trở lại với vấn đề, văn hóa Việt Nam hiện nay đang trở thành một nồi thập cẩm, và trong nồi đó – nó có những thứ lố lăng, bệnh hoạn, lệch pha. Và một đất nước mà nền văn hóa lạc hậu, lố lăng thì là một đất nước kém phát triển, cũng như một đất nước mà nền văn hóa bị chuyên chính, thì nền văn hóa đó là nền văn hóa máu lạnh. Đáng tiếc, nền văn hóa Việt Nam đang bị bỏ rơi, và phương diện duy nhất làm tốt là đánh đồng văn hóa với chính trị và ngược lại.

Chính trị gia lâu đời của Mỹ Jim Leach khái quát nền văn hóa hòa nhập nhưng không hòa tan của nước này bằng quan điểm : Văn hóa của chúng ta định hình bởi nghệ thuật và khoa học nhân văn hơn là bởi chính trị. Cả hai yếu tố định hình văn hóa đó của nước Mỹ ở Việt Nam đều không có. Nền văn hóa Việt Nam trở thành một nền văn hóa thừa lai căng, nhưng lại thiếu tính sáng tạo và nhân văn là vì vậy.

Quỹ Phan Châu Trinh ra đời, cũng chỉ là tìm cách "cứu rỗi" cái nền văn hóa bệ rạc và mất đi tính người này. Và 11 năm trôi qua, nó đã cố gắng mở được cánh cửa giáo điều, chuyên chế,… để văn hóa thực sự trở về với đúng nghĩa của nó. Nhưng chừng đó là chưa đủ, 11 năm quá nhỏ bé so với chu trình 100 năm cho sự cải tạo một nền văn hóa trở lại. Thế nhưng, cánh cửa khai dân trí, giải phóng dân trí này đã tiếp tục bị "khép lại", và chu trình 100 năm bạo lực của thời Phan Châu Trinh tiếp tục được tái hiện vào thời điểm năm 2019.

Sự kiện chấm dứt hoạt động là một tin buồn của không ít người, và là điểm dừng cho cả một sự thúc đẩy văn hóa quốc gia – dân tộc của giới văn nghệ sĩ có tâm.

Hoa Nghi

Nguồn : VNTB, 27/02/2019

***********************

'Buồn và tiếc' khi Quỹ Phan Châu Trinh tự thôi hoạt động

Nguyễn Viện, BBC, 27/02/2019

Trong một thông báo được ký ngày 20/2/2019, bà Nguyễn Thị Bình - Chủ tịch Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh cho biết, Quỹ này chính thức chấm dứt hoạt động sau 11 năm tồn tại.

pct2

Giáo sư Chu Hảo, giám đốc Nhà xuất bản Tri Thức và là thành viên của Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh, gần đây bị Đảng kỷ luật

Nếu nhìn một cách xuyên suốt quá trình phát triển các tổ chức xã hội dân sự trong những năm gần đây và phản ứng của chính quyền đối với các tổ chức này, đặc biệt sau vụ kỷ luật Giáo sư Chu Hảo, giám đốc Nhà xuất bản Tri Thức và là thành viên của Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh, chúng ta sẽ không ngạc nhiên về sự kiện đáng tiếc này.

Trước hết, điều không nên quên là bà Nguyễn Thị Bình cũng như các thành viên khác của Quỹ đều là đảng viên Cộng sản, không những thế, nhiều người trong số họ từng đã và đang giữ những trọng trách trong hệ thống nhà nước. Nói một cách khác, tất cả họ đều nằm trong guồng máy của chế độ.

Trong guồng máy ấy hay tính kỷ luật của Đảng, họ không thể hoạt động độc lập theo ý chí riêng của họ, cho dù bất cứ mục đích gì. Huống hồ, Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh đã có những hoạt động mang tính khai dân trí như tinh thần của nhà chí sĩ Phan Châu Trinh, những hoạt động ngoài khuôn khổ và định hướng của chế độ.

Nhìn vào bảng thành tích Quỹ này đã làm được trong vòng 11 năm như vinh danh những hoạt động hay cá nhân có đóng góp cho sự nghiệp khai dân trí.

Đặc biệt, "Dự án tôn vinh danh nhân văn hóa Việt Nam thời hiện đại" đã vinh danh Nguyễn Văn Vĩnh, Trương Vĩnh Ký, Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu, Phan Khôi, Phạm Quỳnh, hầu như đều là những nhân vật đã từng bị chế độ lên án. Chúng ta không thể không nhận ra cái "ý đồ" thoát ách nô lệ tinh thần, tư tưởng… của những người sáng lập.

Quy trình của sự giải thể này bắt đầu từ việc kỷ luật Giáo sư Chu Hảo, Giám đốc Nhà xuất bản Tri Thức, nơi đã phổ biến những tác phẩm "có vấn đề".

Không thể không liên hệ kết nối cái "vấn đề" này trong mối xung đột giữa tri thức của việc khai dân trí với chính sách của nhà cầm quyền.

Có thể bà Nguyễn Thị Bình, trong cương vị của mình, đã nhìn vấn đề một cách khác.

Tuy nhiên, cá nhân tôi không tin vào những điều giải thích của bà Bình như "do một số điều khách quan", mà tôi nghĩ bà Bình đã chịu áp lực của chính quyền.

Mở đầu năm 2019, với một chỉ dấu bằng sự chấm dứt hoạt động của Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh, như một điềm báo không lành với các tổ chức xã hội dân sự còn lại.

Song song với việc chống tham nhũng, Đảng Cộng sản mà đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chắc vẫn sẽ mạnh tay hơn với các tổ chức ngoài hệ thống chính quyền.

Nhưng sẽ sai lầm khi đồng hóa các tổ chức xã hội như một nguy cơ tiềm ẩn cho sự tồn tại của chế độ.

Bởi bản thân các tổ chức xã hội dân sự không bao giờ là "thế lực thù địch", thậm chí ngược lại, họ là động lực cho sự phát triển lành mạnh và sự cân bằng xã hội cần thiết, nếu chính quyền có thiện chí.

Dù sao, tôi vẫn tin vào mạch ngầm tốt đẹp của cuộc sống vẫn âm thầm được vận động nơi những người trẻ.

Nguyễn Viện

Nguồn : BBC, 27/02/2019

*********************

Cái chết của một tổ chức văn hóa 

Mặc Lâm, VOA, 25/02/2019

Đối vi nhng ai quan tâm ti lĩnh vc văn hóa hc thut Vit Nam chc không khi bun lòng khi nghe tin Qu văn hóa Phan Châu Trinh đã chính thc ngưng hot đng. Bn thông báo được bà Ch tch Nguyn Th Bình ký ngày 20 tháng 2 năm 2019 và phát hành rng rãi vào ngày 23 tháng này.

pct1

Gii thưởng Phan Châu Trinh tuy chưa mang mt tm vóc đ ln nhưng so vi các gii thưởng do nhà nước ch đo thì tht không th so sánh vi nó.

Một trong nhng ni dung cho biết "11 năm hot đng cho phép Qu Văn hóa Phan Châu Trinh vui mng trước nhng thành qu bước đu y trong vic khi phát tinh thn 'Hưng dân trí, chn dân khí'. Nay do mt s điu kin khách quan, chúng tôi xin trân trọng Thông báo chm dt mi hot đng ca Qu Văn hóa Phan Châu Trinh k t ngày công b Thông báo này".

Phải công nhn rng Qu Văn hóa Phan Châu Trinh là mt t chc được hình thành và hot đng rt bài bn chuyên nghip, tp trung mt s nhân sĩ trí thc cùng mc tiêu khai sáng tm nhìn ca người dân qua Gii thưởng văn hóa Phan Châu Trinh mt gii thưởng được Nhà xut bn Tri Thc và Qu Văn hóa Phan Châu Trinh trao hng năm cho các cá nhân có cng hiến xut sc trong các lĩnh vc giáo dục, nghiên cu văn hóa, Vit Nam hc và dch thut.

Bên cạnh gii thưởng là sinh hot xut bn sách do nhà xut bn Tri Thc cng tác vi Qu cho ra đi các loi sách nghiên cu, văn hc, chính tr, giáo dc giá tr được gii trí thc đánh giá cao và người đc tuy có s tuyn chn nht đnh nhưng đa s đu chp nhn hướng đi ca nhà xut bn.

Sau 11 năm duy trì hoạt đng có lúc khó khăn cùng nhiu khi thun tin nhưng hôm nay đã chp nhn vic đóng ca tht là mt mt mát cho nhng ai quan tâm ti vic khai dân trí, chấn dân khí như Phan Châu Trinh tng tha thiết. Tuy nhiên có mt điu l là Qu Văn hóa Phan Châu Trinh chưa tht s chiếm lĩnh mnh đt mà nó nhm ti : Nhng con người Vit Nam đang cn khai hóa. H là lp dân nghèo chiếm đi đa s trong xã hội Vit Nam. H là nam, n thanh niên la tui cn bi dưỡng tri thc trước khi bước chân vào đi sng. H là nhng tng lp khác hc hành dang d mun b xung kiến thc bng các tác phm bù đp vào thiếu thn cũng như gii thích nhng câu hi có tính hc thut. Nhng lp người y li không đng chung hay chí ít không tiếp cn được vi mt t chc xã hi dân s rt hu ích cho ti khi nó không còn hot đng na.

Vì không màng tới nó nên đi đa s dân chúng không cm thy mt mát đ mà tiếc nui. Xã hi dng dưng và cái thông báo hết sc quan trng trôi theo tng cái nhp chut trên nhng trang facebook.

Tuy nhiên có một b phn khác trong đám đông xô b y đã ht hng và cay đng khi đc được tin này. Tuy ít i và có thái đ im lng, h vn là nhóm người có tấm lòng vi nhng sinh hot văn hóa như Qu Phan Châu Trinh, bi đã quá lâu xã hi thiếu vng mt không khí hc thut đúng nghĩa cng vi mt gii thưởng tht s cn thiết cho nhng người còn thiết tha vi nn văn hóa nước nhà. Gii thưởng Phan Châu Trinh tuy chưa mang mt tm vóc đ ln nhưng so vi các gii thưởng do nhà nước ch đo thì tht không th so sánh vi nó. Mi mt gii thưởng được cp người ta thy c mt công trình xem xét và đánh giá. Nó làm người trúng gii hãnh din đã đành nó còn làm cho các tác giả quc tế biết thêm v Vit Nam sau chiến tranh và sau nhng ch thuyết khó thuyết phc.

Các tác giả trúng gii trong chuyên đ Vit Nam hc đu là người ngoi quc. Qua 11 năm nhng hc gi đot gii tăng thêm và sc lan ta ca gii đã thy trên nhiều trang báo nghiên cu quc tế.

Thông báo ngưng hot đng ch có my ch nói lên nguyên do làm cho người đc cm thy như chính mình đang b sách nhiu. " Do mt s điu kin khách quan" là nhóm ch cách điu hóa nhng khó khăn mà t chc xã hi dân sự này gp phi. Tuy không cn nêu rõ nhưng ai cũng biết nhng điu kin khách quan y là gì.

Đó là chế đ này cm thy cái gai Qu Văn hóa Phan Châu Trinh đến lúc cn phi nh sau bao nhiêu năm im lng theo dõi.

Bởi Ch tch ca nó là bà Nguyn Th Bình, một khuôn mt khó th áp chế hay tha hip. Bà Bình là người ph n duy nht đi din cho Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam ký vào Hip Đnh Ba Lê, nguyên Phó Ch tch nước trong hai nhim kỳ. Bà cũng là cháu ngoi ca Phan Châu Trinh.

Hai thành viên chủ cht khác là Giáo sư Chu Hảo và nhà văn hóa Nguyên Ngc, nhng người đang to cho chế đ nhng bui hp liên miên đ tìm cách đi phó và mt trong hai người, Giáo sư Chu Ho đã b th chế chp nhn tai tiếng đ đp ông ra khi môi trường sách v mà ông và nhóm Qu Văn hóa Phan Châu Trinh hết lòng theo đui.

Giáo sư Chu Ho tng gi chc v Th trưởng B Khoa hc và Công ngh Vit Nam t 1996 đến 2005. Sau khi v hưu ông là giám đc Nhà xut bn Tri Thc và là phó hiu trưởng trường Đi hc Phan Châu Trinh. Năm 2018, y ban Kim tra Trung ương k lut ông bng hình thc khai tr Đng. Hành đng này đã châm du vào ngn la b đng trên toàn quc và hàng triu người đã lên án hành đng được cho là hèn nhược ca Hà Ni.

Nguyên Ngọc là mt nhà văn, nhà hot đng văn hóa ni tiếng. Tác phẩm văn hc ca ông được mang vào sách giáo khoa ging dy cho hc sinh. Ông là linh hn ca Qu Văn hóa Phan Châu Trinh sau khi thành lp Đi hc Phan Châu Trinh ti Hi an, ngôi trường tư có hướng đi rõ rt nhm vào ct lõi văn hóa Vit Nam.

Trong những năm nổi lên các cuc biu tình chng Trung Quc xâm lược người dân Hà Ni luôn thy ông xut hin bên cnh dân chúng biu tình đến ni đài truyn hình Hà Ni cho ông là mt phn t phn đng.

Ông đã xin rút tên khỏi danh sách đ c Gii thưởng H Chí Minh năm 2011, một gii thưởng được cho là cao quý ca Vit Nam. Ông là mt trong nhng thành viên thành lp "Văn Đoàn Đc Lp" và có l vì vy vào ngày 13 tháng 3 năm 2018, Ban Tuyên giáo Trung ương ra công văn yêu cu Ban cán s đng B giáo dc và đào to rút toàn bộ tác phm ca các tác gi tham gia T chc ‘Văn Đoàn Đc lp’ ra khi Chương trình sách giáo khoa.

Đó là những khuôn mt sng chết vi Qu Văn Hóa Phan Châu Trinh và "lý do khách quan" khiến t chc này phi t đóng ca không làm cho người ta ngc nhiên. Nếu công tâm mà suy xét thì vic đóng cánh ca bước vào căn nhà này đi tượng thit thòi không nhng ch là người dân, mà nhà nước cũng chu thit mt phn. Đó là hình nh tt đp ca Vit Nam trước mt các hc gi quc tế đã không còn đp na.

Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh dù sao cũng làm cho hình ảnh Vit Nam bt cn ci trong vn đ hc thut và các sinh hot văn hóa thuc sách v, tri thc. Nó t đóng ca dù vi lý do gì thì nhà nước này cũng mang tiếng là áp lc nó đi đến ch không còn đường hot động. Bi Qu này không cn mt ngân sách ln đ vn hành vì nó không nuôi ai trong hi đng chm gii. Nó đóng ca vì áp lc chính tr ca nhà nước là thêm mt vết nhơ cho chế đ khi hành x thiếu văn hóa đi vi mt t chc ly văn hóa làm đu.

Mặc Lâm

Nguồn : VOA, 25/02/2019

Published in Diễn đàn

Thứ Bảy, ngày 23/2, mạng xã hội Facebook lan truyền một thông báo được cho là của Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh về việc Quỹ này chấm dứt hoạt động.

pct2

Trang mạng Quỹ Văn Hóa Phan Châu Trinh

Thông báo được đề ngày 20/2 với chữ ký của bà Nguyễn Thị Bình, chủ tịch của Quỹ, nguyên Phó Chủ tịch nước.

Trong số các trang lan truyền thông báo này có trang cá nhân của nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên [1] và fanpage Salon Văn hóa Cà phê thứ Bảy [2].

Điều lạ thường là một thông báo như vậy lại chưa được công bố trên website của Quỹ (quyphanchautrinh.org), tính đến 6 giờ tối ngày 23/2.

Truy nguyên nguồn gốc của thông báo, người viết thấy rằng nơi đăng tải thông báo sớm nhất có lẽ là trang viet-studies.net của Tiến sĩ Trần Hữu Dũng (ngày 22/2) [3].

Dù thông báo chưa được công bố trên website của Quỹ, song theo một số nguồn đáng tin cậy, thông báo cũng như việc Quỹ chấm dứt hoạt động là có thật. Điều này càng được khẳng định khi Tuổi Trẻ và sau đó là nhiều báo khác đưa tin, tuy muộn hơn mạng xã hội [4].

Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh là một tổ chức phi chính phủ và vô vị lợi ra đời vào năm 2008, mà tiền thân là Quỹ Dịch thuật Phan Châu Trinh, ra đời vào năm 2006 [5].

Sứ mệnh của Quỹ là "góp phần phục hưng, du nhập, khởi phát, gìn giữ và lan tỏa những giá trị tinh hoa văn hóa nhằm phục vụ công cuộc canh tân văn hóa Việt Nam trong thế kỷ 21" [5], xuất phát từ con đường "Khai Dân trí – Chấn Dân khí – Hậu Dân sinh" mà nhà yêu nước, nhà cách mạng Phan Châu Trinh đã đưa ra cách đây hơn một thế kỷ.

Thông báo ghi rằng qua 11 năm hoạt động, Quỹ đã luôn trung thành với sứ mệnh trên đây, đã giới thiệu nhiều tác phẩm tinh hoa của văn hóa thế giới, đã tổ chức nhiều buổi hội thảo, và đáng kể nhất là giữ gìn và lan tỏa những giá trị tinh hoa qua Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh hàng năm, v.v.

Lý do chấm dứt hoạt động, như thông báo cho biết, là "một số điều kiện khách quan".

Không rõ một số điều kiện khách quan ở đây là gì, song khi thông báo không nêu ra, nó khiến người đọc đặt câu hỏi về một số điều kiện khách quan đó.

Có thể đó là những khó khăn về các phương diện như nhân lực, tài chính (Quỹ có ít người trẻ và hạn chế về tài chính), như Giáo sư Chu Hảo, Phó Chủ tịch của Quỹ, đã có lần chia sẻ trong một chương trình truyền hình của VTV1 về văn hóa và giáo dục Việt Nam,[6] song liệu ngoài các điều kiện khách quan, có hay không các điều kiện chủ quan ?

Trong bối cảnh mà tự do học thuật ngày càng bị thắt chặt, nhất là sau sự kiện Giáo sư Chu Hảo bị kỷ luật đảng vì NXB Tri Thức – nơi ông làm giám đốc kiêm tổng biên tập – đã xuất bản một số cuốn sách "có nội dung trái với quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, vi phạm Luật Xuất bản" [7], liệu sự chấm dứt hoạt động của Quỹ còn vì áp lực của hệ thống chính trị ?

Nếu câu trả lời là 'Đúng', rõ ràng thông báo này còn là kết quả của sự lùi bước của Quỹ trước áp lực nêu trên. Nói cách khác, nó là kết quả của sự thoái trào của quyết tâm của những người đứng đầu, nhất là bà Nguyễn Thị Bình, trong việc thực hiện sứ mệnh mà bà và những người sáng lập đã đặt ra cho Quỹ vào 11 năm trước.

Nếu câu trả lời là 'Đúng', nó cho thấy cam kết của họ đã không đủ mạnh, bản lĩnh của họ đã không đủ vững, hay ý chí của họ đã không đủ cao, và do vậy mà họ không thể duy trì hoạt động của Quỹ lâu dài, như lẽ ra phải thế.

(Cần nói thêm rằng bà Nguyễn Thị Bình đã không hề lên tiếng trước sự kiện Giáo sư Chu Hảo bị kỷ luật đảng vì hoạt động nêu trên, vốn có liên quan đến Quỹ.)

Sự chấm dứt hoạt động của Quỹ gây nên nỗi buồn chán cho một số người, và mang lại tiếng thở dài cho một số người khác, nhất là những người trong giới sách vở và học thuật. Các hoạt động về sách vở và học thuật từ nay sẽ thêm phần khó khăn.

Dẫu vậy, có lẽ những người quan sát, kể cả những người đang buồn chán và thở dài, cần có một thái độ tích cực hơn rằng, nếu những người sáng lập Quỹ đã không thể đi tiếp con đường, dù vì lý do gì, thì những người khác – đặc biệt là những người trẻ – sẽ đi những con đường tương tự, song sẽ phải bền chí và kiên gan hơn, bới đó là những con đường phải đi, và việc đi trên chúng là đòi hỏi khách quan của công cuộc canh tân văn hóa Việt Nam trong thế kỷ 21.

Nguyễn Trang Nhung

Nguồn : RFA, 23/02/2019

Chú thích :

[1] Thông báo trên facebook của nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên

[2] Thông báo trên fanpage Salon Văn hóa Cà phê thứ Bảy

[3] Thông báo trên trang viet-studies.net của Tiến sĩ Trần Hữu Dũng

[4] Tin về sự kiện trên báo Tuổi Trẻ

[5] Thông báo ghi rằng Quỹ ra đời vào năm 2007, nhưng website của Quỹ ghi rằng Quỹ ra đời vào năm 2008 theo Quyết định số 1063 ngày 3 tháng 10 năm 2008 của UBND Thành phố Hà Nội.

[6] Giới thiệu tổng quan về Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh

[7] Giáo sư Chu Hảo nói về thực trạng văn hóa và giáo dục Việt Nam trên VTV1

[8] Xem xét thi hành kỷ luật nguyên thứ trưởng Bộ khoa học và công nghệ Chu Hảo

Published in Diễn đàn

Giáo sư Chu Hảo được nhiều người biết đến là Giám đốc kiêm Tổng Biên tập của Nhà xuất bản Tri Thức – nhà xuất bản do ông sáng lập vào năm 2005 nhằm cung cấp những tri thức nền tảng quan trọng nhất trong kho tàng tri thức của nhân loại cho dân tộc Việt Nam.

Tuy nhiên, có lẽ ít ai biết đến ông như một trong những người đồng sáng lập của Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh, một tổ chức phi chính phủ và vô vị lợi ra đời vào năm 2008, mà tiền thân là Quỹ Dịch thuật Phan Châu Trinh, ra đời vào năm 2006. 

quy1

Giáo sư Chu Hảo bắt tay chúc mừng Giáo sư Pierre Darriulat. Ảnh : Lao Động

Giáo sư Chu Hảo từ đó đến nay là Phó Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh, bên cạnh 4 thành viên khác của hội đồng, trong đó có nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình – Chủ tịch, và nhà văn Nguyên Ngọc – Ủy viên [1].

Tôn chỉ, mục đích hoạt động của Quỹ là nâng cao dân trí, góp phần hiện đại hóa đất nước, đưa dân tộc Việt Nam hòa nhập vào dòng chảy văn minh và tiến bộ của nhân loại [2].

Các hoạt động chính của Quỹ bao gồm dự án "Tủ sách Tinh hoa Thế giới", dự án "Tôn vinh Danh nhân Văn hóa Việt Nam hiện đại", Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh thường niên, Giải thưởng Sách Hay thường niên, và các hoạt động đào tạo & nghiên cứu, hội thảo & tọa đàm [3].

Dự phần vào các hoạt động của Quỹ là Nhà xuất bản Tri Thức của Giáo sư Chu Hảo, với dự án "Tủ sách Tinh hoa thế giới" và các hội thảo & tọa đàm được tổ chức hàng tháng tại trụ sở của Nhà xuất bản Tri Thức và một số địa điểm khác, như Salon Văn hóa Cà phê thứ Bảy và Trung tâm Văn hóa Pháp.

Trong các hội thảo & tọa đàm của Nhà xuất bản Tri Thức, Giáo sư Chu Hảo thường là người chủ trì và các diễn giả là các vị khách từ các trường đại học, viện nghiên cứu, nhóm học thuật, v.v. Đôi khi, ông cũng đóng vai trò diễn giả, chẳng hạn, trong các tọa đàm về triết lý Phan Châu Trinh – chủ đề mà ông tâm huyết.

Các hội thảo & tọa đàm với các chủ đề đa dạng về triết học, khoa học, văn hóa, giáo dục, v.v. đã tạo ra một không gian học thuật tương đối cởi mở và sinh động cho mọi người, đồng thời giúp nảy nở và nuôi dưỡng những mầm xanh của trí thức tương lai. Những ai đã từng tham gia các hội thảo & tọa đàm của Nhà xuất bản Tri Thức hẳn ít nhiều biết đến các nhóm học thuật như Tinh thần Khai Minh, Book Hunter, Hope Lab do các bạn trẻ khởi xướng.

Tôn chỉ, mục đích hoạt động nêu trên của Quỹ xuất phát từ sứ mệnh "phục hưng, du nhập, gìn giữ và lan tỏa những giá trị tinh hoa văn hóa nhằm phục vụ công cuộc canh tân văn hóa Việt Nam trong thế kỷ 21".[4] Cội rễ của sứ mệnh này chính là con đường mà nhà yêu nước, nhà cách mạng Phan Châu Trinh đã đưa ra cách đây hơn một thế kỷ : "Khai Dân trí – Chấn Dân khí – Hậu Dân sinh". 

Những người sáng lập Quỹ, trong đó có Giáo sư Chu Hảo, hẳn đã nhận thức sâu sắc rằng đây là con đường đúng đắn để phát triển đất nước, rằng không thể phát triển đất nước mà lại thiếu vắng nền tảng Dân trí và Dân khí. Mặc dù cả ba yếu tố có vai trò hỗ tương và không yếu tố nào nhất thiết có trước, song Dân trí và Dân khí đóng vai trò cốt yếu trong việc thúc đẩy Dân sinh.

Đến nay, trải qua chặng đường 10 năm, Quỹ đã để lại những dấu ấn tốt đẹp. Nhiều cuốn sách đã được dịch, nhiều tên tuổi đã được vinh danh, nhiều hoạt động đào tạo, nghiên cứu, hội thảo, tọa đàm, v.v. đã được thực hiện – tất cả đều nhắm đến tôn chỉ, mục đích và sứ mệnh đầy ý nghĩa mà Quỹ đã đề ra. Những thành tựu này có một phần đóng góp quan trọng của Giáo sư Chu Hảo. 

quy2

Hình : Giáo sư Chu Hảo trong Lễ trao Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh năm 2017

Tuy còn nhiều khó khăn về nhiều phương diện, như về nhân lực và tài chính, Quỹ sẽ tiếp tục thực hiện tôn chỉ, mục đích và sứ mệnh của mình, nhờ có "những người quan tâm và dấn thân vì sự nghiệp chấn hưng văn hóa – giáo dục nước nhà", theo cách nói của Giáo sư Chu Hảo trong diễn văn mở đầu Lễ trao Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh năm trước [5].

Có thể thấy sự tham gia của Giáo sư Chu Hảo vào Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh là một bước trong nhiều bước đồng hướng và nhất quán mà ông đã đi để thực hiện khát vọng của mình về một nền văn hóa – giáo dục tốt đẹp hơn cho Việt Nam. Với ông, chấn hưng văn hóa và giáo dục nước nhà đã trở thành sự nghiệp, và chắc chắn rằng điều khiến người đời ngày nay và cả về sau nhớ tới ông chính là sự nghiệp vinh dự và cao cả ấy. 

Nguyễn Trang Nhung

Nguồn : RFA, 11/11/2018 (NguyenTrangNhung's blog)

Chú thích

[1][2][3][4] Giới thiệu tổng quan về Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh

http ://quyphanchautrinh.org/gioi-thieu/22

[5] Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh và sứ mệnh canh tân văn hoá
https ://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/phan-chu-trinh-culture-award-n-m...

Published in Diễn đàn