Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Thủ tướng phê duyệt kế hoạch vay của Chính phủ năm 2018 (RFA, 23/04/2018)

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Quyết định 437/QĐ-TTg về kế hoạch vay, trả nợ của Chính phủ và các hạn mức vay nợ năm 2018.

vay1

Những người bán hàng bày bán rau quả trên xe đạp ở một chợ tại trung tâm Hà Nội vào ngày 16 tháng 8 năm 2017. Những người bán hàng bày bán rau quả trên xe đạp ở một chợ tại trung tâm Hà Nội vào ngày 16 tháng 8 năm 2017.

Báo Chính Phủ loan tin cho biết, kế hoạch vay của Chính phủ năm 2018 là 384 ngàn tỷ đồng bao gồm : vay trong nước gần 276 ngàn tỷ đồng và vay nước ngoài khoảng 108 ngàn tỷ đồng.

Kế hoạch trả nợ của Chính phủ được Thủ tướng phê duyệt trong năm 2018 là gần 257 ngàn tỷ đồng. Trong đó, trả nợ trực tiếp của Chính phủ là khoản trên, tức 257 ngàn tỷ đồng ; phần khác là trả nợ của các dự án vay lại khoảng 18 ngàn tỷ rưỡi.

Trước đó, báo Vnexpress vào ngày 11 tháng 3 loan tin cho biết Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước chuyên đề kiểm toán nợ công công bố nợ công của Việt Nam tính đến cuối năm 2016 là gần 2,9 triệu tỷ đồng. Trong đó, nợ của Chính phủ là 2,37 triệu tỷ đồng, chiếm 83% nợ công. Riêng nợ nước ngoài của Chính phủ là 947 ngàn 500 tỷ đồng, chiếm khoảng 40% nợ công.

Kiểm toán nhà nước cũng nói, đến cuối năm 2016, dư nợ công bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương của Việt Nam bằng 63,7% GDP.

Cơ quan này của Chính phủ Việt Nam còn nhận định trên tờ Vnexpress rằng : Chính phủ vẫn đảm bảo thanh toán nợ ; tuy nhiên, tình trạng nợ công tiếp tục gia tăng so với năm 2015 và hệ số thanh toán trả nợ cao, có xu hướng gia tăng đang gây áp lực cho ngân sách.

*******************

Thuốc giả lan tràn, thuốc thật bị hủy (RFA, 23/04/2018)

2 triệu VND cho 1 lọ thực phẩm chức năng "made in Vietnam" được quảng cáo có công dụng chữa và hỗ trợ điều trị ung thư ống tiêu hóa số 1 thế giới hiện nay. Thế nhưng, thay vì bao gồm thành phần carbon nano như quảng cáo trên bao bì nhãn mác, nguyên liệu chủ yếu của loại thực phẩm chức năng này lại được sản xuất từ bột than tre, tại một cơ sở sản xuất vô cùng mất vệ sinh và được đóng gói thủ công bởi những công nhân không chút kiến thức về sản xuất dược liệu.

vay2

Sản phẩm điều trị ung thư Vinaca được làm từ bột than tre tại một cơ sở tư nhân tại Hải Phòng - youtube.com

Điều đáng nói là loại thực phẩm chức năng này trong một thời gian ngắn đã được tiêu thụ ra thị trường không ít thông qua các đại lý mở rộng từ Bắc vào Nam. Bao nhiêu bệnh nhân nhẹ dạ đã dốc hầu bao để mua loại thuốc giả mà họ kỳ vọng là có thể chữa lành căn bệnh hiểm nghèo đang mắc ? Đã bao nhiêu gia đình đang dần khánh kiệt bởi mua phải những loại thuốc giả không hề giúp người thân thuyên giảm bệnh tật mà thậm chí còn mắc bệnh nặng hơn bởi sử dụng thuốc độc hại, kém chất lượng ?

Nhiếp ảnh gia Lê Thế Thắng từ Hà Nội lên án đó là một hành động vô cùng độc ác, vô cảm và tàn nhẫn :

"Người bị bệnh ung thư thì đã giống như là một lần tuyên án rồi và người ta cần một cơ hội để chữa bệnh. Việc chữa được hay không đó là một cơ hội may rủi, nhỏ nhoi để sống sót và họ có duy nhất cơ hội đó để hy vong. Việc làm thuốc giả giống như là tước đi nốt cơ hội cuối cùng của họ mà thêm vào đó còn là nhát dao bồi vào cơ thế vốn đã yếu đuối đó"

Về góc độ chuyên môn, bác sĩ Trần Thị Thuận, nguyên Giám đốc bệnh viện Giao thông- Vận tải Hà Nội cho biết thuốc giả là những loại thuốc hàm lượng không đạt tiêu chuẩn cũng như nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng, khi sử dụng có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của người bệnh :

"Đáng nhẽ ngày nào người ta cũng phải có thuốc uống thì mới ngăn chặn được căn bệnh nhưng không có thuốc thì làm cho bệnh nó phát triển nặng thêm và tạo gánh nặng cho người bệnh mà trong khi đó tiền người ta vẫn phải bỏ ra thuốc mà lại không có tác dụng. Chưa kể là những cái tác dụng phụ của thuốc, nó gây nên những rối loạn về khí huyết, về mạch máu, thể dịch, kháng thể... ở người bệnh vô hình chung làm cho bệnh tăng thêm".

Một nhà quản lý trong ngành dược phẩm muốn giấu tên cho rằng việc sản xuất thuốc giả dưới mọi hình thức là rất nguy hiểm và cần phải truy cứu ở mức độ hình sự. Tuy nhiên, do nhu cầu sử dụng thuốc ở Việt Nam quá lớn nên đã có nhiều doanh nghiệp cố tình tìm kiếm lợi nhuận để sản xuất thuốc giả bất chấp điều đó gây ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ và cả sinh mạng của bệnh nhân.

"Các doanh nghiệp tuy là ngành kinh doanh có điều kiện nhưng việc thành lập rất dễ dàng vì nó là kinh tế thị trường mà. Trong khi đó lực lượng chức năng lại quá mỏng và quan trọng hơn nữa là cái đạo đức của doanh nghiệp, đạo đức nghề nghiệp của những người hành nghề. Họ cố tình chộp giật chắp vá khi mà có thể bị tội nhưng họ vấn cố tình làm để tìm kiếm lợi nhuận một cách không chính đáng".

Liên quan đến những chế tài đối với các doanh nghiệp sai phạm quy định của Bộ Y tế trong lĩnh vực này, ông Đỗ Trung Hưng, Vụ phó Vụ pháp chế Bộ y tế cho biết :

"Cái đấy thì bây giờ Luật Dược đã có quy định rồi thì Bộ Y tế đang sửa đổi về những trường hợp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế thì trong đó có cả trong lĩnh vực dược".

Tuy nhiên, ông này từ chối cung cấp thêm thông tin về các chế tài cụ thể được áp dụng đối với các trường hợp sản xuất, kinh doanh các sản phẩm dược phẩm không đúng với tiêu chuẩn của Bộ.

Trong khi đó tại Việt Nam xảy ra những vụ việc cụ thể là gần 20.000 viên thuốc chữa ung thư máu trị giá gần 14ty đồng được công ty Novartis (Thụy Sĩ) viện trợ cho các bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu mạn dòng tủy tại bệnh viên Truyền máu huyết học Thành phố Hồ Chí Minh lại bị đem thiêu hủy hồi tháng tháng 5/2017. Còn tại bệnh viên Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh, 267 viên thuốc Nexavar, trị giá hơn 250 triệu đồng được viện trợ để điều trị ung thư gan và thận cho bệnh nhân tại đây cũng gặp tình cảnh tương tự. Lý do được đưa ra là không đủ các giấy tờ cần thiết để hoàn tất thủ tục nhập cảnh dẫn tình trạng thuốc bị lưu kho quá lâu, đến khi phía bệnh viện cung cấp được đủ giấy tờ thì những loại thuốc nói trên đã quá thời gian sử dung, do đó buộc phải tiêu hủy. Là một người có nhiều mối quan tâm đến các vấn đề của xã hội, nhiếp ảnh gia Lê Thế Thắng cho rằng :

"Tôi nghĩ rằng ở Việt Nam có rất nhiều các đơn vị sản xuất và họ là sân sau của cơ quan quản lý nên họ cũng rất hạn chế lượng thuốc tốt cũng như những loại thuốc được cung cấp miễn phí đến cho người dân. Tất nhiên đây chỉ là thuyết âm mưu thôi nhưng chúng ta đều hiểu rằng họ đang gây cản trở để thuốc của họ đến với người bệnh thay vì những loại thuốc được cho tặng miễn phí kia".

Quay trở lại câu chuyện sản xuất thuốc ung thư giả bằng than tre Vinaca, sau những ồn ào xung quanh việc làm giả thành phần cho đến việc lọt vào top 10 thương hiệu hàng đầu Việt Nam của doanh nghiệp này, mới đây Bộ Y tế đã chính thức khẳng định, sản phẩm "Vinaca ung thư Co3.2" không được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nào cấp phép lưu hành và cũng không được cấp giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối với thực phẩm chức năng. Thế nhưng, người tiêu dùng đặt câu hỏi vì sao không đăng ký và không được phép lưu hành nhưng loại sản phẩm này lại được bán tràn lan trên thị trường thậm chí mở rộng địa bàn kinh doanh trên nhiều địa phương mà vẫn không bị một lực lượng chức năng nào "sờ gáy", gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và làm mất niềm tin của người tiêu dùng. Chúng tôi đã tìm cách liên lạc nhiều lần với ông Nguyễn Tất Đạt, Cục phó Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế để hỏi về vấn đề này tuy nhiên ông này đã không bắt máy.

Mỹ Lan

******************

Ngập tràn quảng cáo Tàu - Nga tại Nha Trang (RFA, 23/04/2018)

Những bảng hiệu tiếng Tàu, tiếng Nga gần đây trở nên nhan nhản ở thành phố biển Nha Trang khiến dư luận thắc mắc vì sao lại xảy ra tình trạng này.

vay3

Bảng quảng cáo một tiệm lẩu ở Nha Trang. RFA

Bảng quảng cáo chữ nước ngoài

Trên một tuyến đường nhộn nhịp ở trung tâm thành phố Nha Trang, người ta thấy các bảng hiệu quảng cáo chủ yếu là tiếng Nga và Trung Quốc.

Bà Phượng, một người phụ nữ buôn bán gần đường Nguyễn Thiện Thuật, giải thích vì sao có tình trạng đó xảy ra :

"Có sao nói vậy à, tại vì cô thấy giờ chạy theo thị trường, Trung Quốc (Trung Quốc) nhiều quá, bây giờ con không làm bảng Trung Quốc nó đâu vô ăn đâu. Đó là cô nói thật. Đâm ra giờ Trung Quốc nhiều quá mà, giờ nó du lịch gì không, tính ra ngang ngửa người Việt Nam mình rồi. Cô nói thiệt nhiều lúc cô tưởng người Sài Gòn cô còn mời nó nữa".

Theo bà Phượng việc sử dụng bảng quảng cáo có tiếng Nga và Trung Quốc giúp cho việc buôn bán thuận lợi hơn, dù theo Luật quảng cáo ở Việt Nam biển hiệu phải viết bằng tiếng Việt ; trường hợp muốn thể hiện tên viết tắt, tên giao dịch quốc tế, tên, chữ nước ngoài phải ghi ở phía dưới, kích thước nhỏ hơn tiếng Việt.

"Phải có Tiếng Việt chứ, ví dụ như một cái bảng hiệu con muốn bán gì phải có tiếng Việt xong mới tới tiếng Tàu chớ. Tiếng Việt của mình phải trên hết".

Đó là qui định của cơ quan chức năng ; cũng như lâu nay khách hàng chủ yếu là người trong nước.

"Mình là người Việt mà, toàn tiếng Tàu ai đọc được ? Ví dụ như cô muốn ăn cô phải đọc tiếng Việt trước chứ vì cô là người Việt mà làm sao tiếng Tàu được !".

Nguyên nhân

Thế nhưng khi lượng khách nước ngoài, chủ yếu là người Nga và người Trung Quốc đến Nha Trang ngày một nhiều thì nhiều nhà hàng cho trưng bảng hiệu quảng cáo dùng tiếng Nga và tiếng Trung với mục tiêu thu hút khách.

Còn ra còn một thực tế khác nữa được bà Dung, một phụ nữ địa phương có thâm niên phục vụ nhà hàng hơn hai mươi năm ở Nha Trang tiết lộ :

"Tại vì bây giờ chủ yếu không thích bán cho người Việt, cho nên nó bán cho Nga với Trung (thì) chỉ để (chữ) Nga với Trung thôi.

Tại vì người Trung Quốc với người Nga bán nhiều tiền hơn, người Việt Nam nó vô nó ăn chê bai rồi bầy hầy dơ dáy. Người nước ngoài người ta ăn rất gọn gàng sạch sẽ mà nhanh gọn nữa. Còn người Việt Nam họ ngồi họ ăn bầy hầy dơ dáy rồi đòi hỏi đủ thứ, giả tỉ trái ớt miếng chanh vậy á. Không thích, Việt Nam không thích. Nói chung ra cô làm nhà hàng cô biết mà, Việt Nam vô nói chung họ không thích Việt Nam mấy".

Một người phụ nữ khác cho rằng có nhiều khách du lịch nước ngoài, dù là Trung Quốc đi chăng nữa thì cũng giúp cho việc buôn bán ở đây được tốt hơn :

"Kệ tới đâu hay tới đó chứ cô không biết. Bây giờ nó đi qua nhà nước cho qua, nó qua mình buôn bán cũng được, nói chung buôn bán nó ăn nó uống xả rác nhưng mà buôn bán cũng được. Chứ mà bây giờ nhà hàng khách sạn mở đầy mà không có nó ăn cũng chết".

Trong khi đó vẫn có người với tinh thần dân tộc tỏ ra bất bình với cách làm của nhiều chủ hàng khác.

"Bây giờ người Việt Nam mình vô mà nó không bán, nó bán người Tàu ai mà chịu. Như mình, mình đâu có chịu, nước mình mà sao mình làm vậy được. Thì ai cũng vậy thôi à, nếu con hỏi người nào cũng trả lời giống cô thôi. Bản thân con cũng vậy thôi. Chứ không lẽ con người Việt Nam mà vô nó không tiếp nó tiếp người Tàu, thấy kì không ? Mình người Việt mà".

Nhưng cũng có một số cửa hàng vẫn tiếp khách Việt.

"Như chẳng hạn quán này là Việt đó, Việt không đó : Cơm, phở, bún bò. Còn những quán người ta bán Trung Quốc với Nga thì không bao giờ người ta để".

Vấn đề các bảng quảng cáo tiếng Nga và tiếng Trung nở rộ tại thành phố Nha Trang lâu nay ; đến khi báo chí trong nước nêu ra với ông Nguyễn Sỹ Khánh, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Nha Trang, thì ông này lại tỏ ra bất ngờ cho rằng ông không hay biết gì.

*******************

Vinalines thanh lý hàng loạt tàu nhằm cắt lỗ (RFA, 23/04/2018)

Tổng công ty Hàng hải Việt Nam Vinalines đang tìm cách thanh lý hàng loạt tàu để cắt lỗ nhưng không thành công do không có đơn vị chào hàng nào đưa ra mức giá cao hơn giá chào hàng khởi điểm. Mạng báo của Thông Tấn Xã Việt Nam loan tin này hôm 23/4.

vay4

Tàu Vinalines Sky qua hai lần đấu giá vẫn chưa chào bán thành công - Vietnamfinance

Cụ thể, tàu Vinalines Sky có số hiệu IMO9168269, trọng tải 42.717 DWT đóng năm 1997 tại Ishikawa (Nhật Bản) được mua với mức giá 661 tỷ đồng và được tổ chức đấu giá và chào bán lần đầu tiên với mức giá 154,38 tỷ đồng tương đương 6,7 triệu USD. Tuy nhiên, đã không có khách hàng nào quan tâm mua hồ sơ và đặt cọc.

Sau khi việc tổ chức đấu giá không được như kỳ vọng, Vinalines đã chuyển hình từ hình thức đấu giá sang chào hàng cạnh tranh theo thông lệ quốc tế. Dù nhận được 11 thư chào giá nhưng mức giá cao nhất chỉ là 72,8 tỷ đồng (tương đương 3.1 triệu USD)

Lần thứ hai, Vinalines đưa ra mức giá khởi điểm là 93.4 tỷ đổng (tương đương 4.1 triệu USD chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng). Vinalines nhận được 8 thư chào giá nhưng vẫn không có người mua nào đưa ra giá bằng và cao hơn giá khởi điểm phê duyệt. Người mua trả giá cao nhất gần sát với giá khởi điểm là Công ty cổ phần Vật tư Hàng hải H.P.C với giá chào là 89.5 tỷ đồng, tương đương 3.9 triệu USD chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.

Mặc dù Vinalines đã liên hệ với Công ty H.P.C để đàm phán đề nghị người mua tăng giá, nhưng công ty này cho biết đây là mức giá tốt nhất mà họ có thể trả và không thể tăng thêm.

Thông Tấn Xã Việt Nam dẫn lời lãnh đạo Vinalines cho biết việc bán tàu càng chậm thì càng gây thiệt hại lớn cho Vinalines và tàu ngày càng xuống cấp do quá hạn đăng kiểm, sửa chữa lớn, giảm giá trị và tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn cho thuyền viên, nhất là trong mùa mưa bão sắp tới.

Trong thời gian tàu neo chờ bán, Vinalines vẫn phả trả chi phí duy trì tàu khoảng 2000 USD/ngày (khoảng hơn 40 triệu đồng/ngày chưa tính phí quản lý)

Theo tính toán của Vinalines, nếu tiếp tục bán vòng 3, thời gian tối thiểu sẽ mất thêm khoảng 1 tháng rưỡi nữa sẽ tiếp tục tăng thêm nhiều lần chi phí neo tàu, tối thiểu khoảng 100 ngàn USD, tương đương 2.2 tỷ đồng. Do đó, Vinalines đã thống nhất điều chỉnh, phê duyệt giá khởi điểm mới theo mức giá chào của công ty H.P.C là 89.5 tỷ đồng, tương đương 3.92 triệu USD để làm cơ sở đàm phán bán tàu.

Trước đó, năm 2016, Vinalines cũng đã xin bán gấp 6 tàu gồm Vinalines Global, Vinalines Trader, Vinalines Fortuna, Vinalines Star, Vinalines Ocean và Vinalines Ruby với trọng tải 125.000 DWT khiến quy mô đội tàu giảm chỉ còn 92 chiếc với tổng trọng tải 1.8 triệu DWT.

*********************

Chính quyền Hà Nội họp về các dự án BOT (RFA, 23/04/2018)

Chính phủ Việt Nam cho biết đã rà soát nhiều dự án thu phí đường bộ (gọi tắt theo tiếng Anh là BOT- Build- Operate- Transfer) và số tiền phải chi trả cho các nhà đầu tư thấp hơn 20% so với tổng số tiền được dự tính phải chi trả cho các dự án này.

vay5

Cảnh sát cơ động được điều đến BOT Cai Lậy, cuối năm 2017. Courtesy of Facebook Bạn hữu đường xa.

Thông tin vừa nêu được đưa ra trong buổi họp của Chính phủ Việt Nam với một số địa phương và Bộ Giao Thông- Vận Tải vào chiều ngày 23/4 tại Hà Nội.

Tin dẫn phát biểu đánh giá của ông Nguyễn Xuân Phúc về con số 20% và cho rằng số tiền chi trả cho các nhà đầu tư được giảm đi sau khi các dự án được kiểm tra lại loại bỏ những chi phí bất hợp lý khi xây dựng.

Người đứng đầu chính phủ Hà Nội đưa ra kết luận rằng việc cho các công ty tư nhân đấu thầu các dự án BOT, còn gọi là xã hội hóa việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, là một việc làm đúng đắn, nhưng cần khắc phục những yếu kém trong thời gian qua như thời gian thu tiền, mức thu tiền, quá dài và quá cao, không tính đến người dân ở tại chổ.

Theo hình thức BOT, nhà thầu bỏ tiền xây dựng cầu đường, thu phí rồi sau một thời gian sẽ trao lại cho nhà nước.

Tuy nhiên đã có nhiều phản đối trong cả nước trong hai năm qua vì các chủ đầu tư không xây dựng bao nhiêu, mà lại cố tình đặt trạm sai vị trí để thu nhiều tiền, ngoài ra số tiền phải tra khi qua các trạm cũng bị người dân phản đối cho là quá cao.

Giới lái xe trong cả nước đã phản ứng bằng cách dùng tiền lẻ để trả khi qua trạm, làm kẹt xe nhiều giờ. Đỉnh điểm của phong trào phản đối này là vào cuối năm 2017 tại trạm BOT Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Chính quyền đã phải đưa cảnh sát cơ động đến để giữ trật tự. Và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phải ra lệnh tạm dừng trạm này trong vài tháng để bàn phương cách giải quyết.

Vào cuối tuần qua, nhiều ý kiến từ Tiền Giang cho rằng phải đưa trạm phu phí BOT Cai Lậy vào tuyến tránh là giải pháp hợp lý nhất.

*****************

Việt Nam bắt giữ nghi phạm Lào vận chuyển ma túy (RFA, 23/04/2018)

Lực lượng Biên Phòng Việt Nam gần đây bắt giữ một người đàn ông quốc tịch Lào 62 tuổi do buôn lậu và vận chuyển một số loại ma túy tổng cộng lên đến khoảng 885.000 đô la Mỹ.

vay6

Một nghi phạm vận chuyển ma tuý bị bắt công an Việt Nam bắt giữ ở Cao Bằng ngày 25/2/2018. AFP

Tân Hoa Xã dẫn lời lực lượng biên phòng của tỉnh Sơn La hôm thứ Hai 23/4, cho biết người đàn ông này đã bị giam giữ tại một khu vực biên giới Việt - Lào vào cuối tuần trước, khi ông này đang chuẩn bị chuyển thuốc cho một trùm buôn bán ma túy người Việt Nam.

Lực lượng chức năng địa phương cho biết ma tuý đá đang được nhập lậu vào Việt Nam ngày càng nhiều. Loại ma tuý này đang được sản xuất với khối lượng lớn ở khu Tam Giác Vàng thuộc biên giới Lào, Thái Lan và Myanmar với giá thấp hơn,

Giá bán ma tuý đá tại Tam Giác Vàng hiện đang ở mức 200- 250 triệu đồng (tương đương từ 8.800 đến - 11.000 đô la Mỹ) một kilogram, giảm ba lần so với vài năm trước đây.

Luật pháp Việt Nam qui định, những người buôn lậu hơn 600 gram heroin hoặc hơn 2,5 kg ma tuý đá có thể bị kết án tử hình. Tương tự, tội phạm sản xuất hoặc kinh doanh 100 gram heroin hoặc 300 gram các loại ma tuý bất hợp pháp khác cũng phải đối mặt với án tử hình.

*******************

Cứu ba phụ nữ bị lừa bán sang Trung Quốc (RFA, 23/04/2018)

Ba phụ nữ Việt Nam bị lừa bán sang Trung Quốc được công an Quảng Ninh giải cứu kịp thời hôm 20/4/2018.

vay7

Một poster tại Thành phố Hồ Chí Minh tuyên truyền ngăn chặn nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em. AFP

Truyền thông trong nước cho biết ba phụ nữ trú tại Đồng Tháp và Kiên Giang đồng ý sang Trung Quốc theo hứa hẹn nếu tham gia may gia công sẽ được hưởng mức lương 15 triệu đồng một tháng hoặc nếu lầy chồng Trung Quốc sẽ có một khoản tiền lớn.

Trên đường đi, một phụ nữ sinh nghi do hành trình khác với thỏa thuận ban đầu nên báo gia đinh và được công an giải cứu kịp thời.

Theo công an tỉnh Quảng Ninh, thời gian gần đây việc phát hiện và ngăn chặn nạn buôn người rất khó khăn do những người chủ mưu liên tục thay đổi phương thức hoạt động.

Cách thức mới là những người tổ chức không đi cùng nạn nhân mà dùng điện thoại hướng dẫn nạn nhân đến khu vực biên giới. Những nạn nhân bị lừa đa số là phụ nữ trẻ, nghèo ở miền quê bị dụ dỗ sang Trung Quốc lấy chồng hay làm việc với mức lương hấp dẫn.

Thượng úy Phạm Xuân Đức, cán bô phòng Cảnh sát hình sự công an Quảng Ninh cho biết cần truyền tải thông tin đến với những người dân nghèo vùng sâu- vùng xa để họ hiểu biết vấn đề và tự bảo vệ mình trước. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cần phối hợp chặt chẽ với nhau, trao đổi thông tin nhằm ngăn chặn loại tội phạm này.

Theo thông tin từ Pphòng cảnh sát hình sự công an Thành phố Hà Nội, từ năm 2012 đến năm 2017, số vụ mua bán người sang Trung Quốc chiếm hơn 81% tổng số vụ mua bán người bị phát hiện.

Published in Việt Nam

Trục Âu-Phi tạo thế chân vạc với Mỹ-Trung (RFI, 30/11/2017)

Không phải vì muốn phô diễn mà thượng đỉnh Âu-Phi lần thứ năm được tổ chức rầm rộ tại Abidjan, Côte d'Ivoire. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron muốn thúc đẩy Liên Hiệp Châu Âu và Liên Hiệp Châu Phi thành lập trục Châu Phi-Địa Trung Hải-Châu Âu để không bị Hoa Kỳ và Trung Quốc bóp ngẹt.

auphi1

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron họp báo về Hội nghị Thượng đỉnh Âu-Phi lần thứ 5 tại Abidjan, Côte d'Ivoire, ngày 29/11/2017 Reuters/Philippe Wojazer

Thượng đỉnh Abidjan trong hai ngày 29 và 30/11/2017 với 54 nguyên thủ Châu Phi và 27 vị tổng thống, thủ tướng 27 quốc gia Liên Hiệp Châu Âu có một mục tiêu chiến lược. Tổng thống Pháp tìm cách ghi dấu ấn trong bàn cờ thế giới : Không để mất thời giờ để giải quyết các hồ sơ trung hạn mà phải tập trung nhìn về tương lai.

Ngoài vấn nạn thuyền nhân, di dân, khủng bố, cần hợp sức giải quyết, Châu Âu và Châu Phi cùng các nước vùng Địa Trung Hải phải làm gì trong gọng kềm cạnh tranh kinh tế của Trung Quốc và Hoa Kỳ ? Theo nhận định của Huffingtonpost, trong thế chân vạc đang định hình, hai Châu lục này đứng trước ba thử thách.

Trước tiên là địa chính trị.

Thế giới thường trực tìm một hình thức điều chỉnh sinh hoạt qua nhiều tầng, nhiều lớp : từ Liên Hiệp Quốc, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, Tổ Chức Thương Mại Thế Giới cho đến G7, G8, G20 nhưng vẫn bất toàn. Trong bối cảnh này, xuất hiện nguy cơ G2, chỉ có Mỹ và Trung Quốc cùng lãnh đạo địa cầu, áp đặt luật chơi thương mại và kinh tế.

Đứng đầu nghiên cứu và phát triển, Hoa Kỳ thu hút hầu hết nhân tài thế giới. Trong số 579 khôi nguyên Nobel từ năm 1901 đến nay, 350 vị làm việc tại siêu cường kinh tế, tài chính địa cầu. Ở phương đông, Trung Quốc không che giấu tham vọng chinh phục Châu Âu, Địa Trung Hải và Châu Phi qua các kế hoạch đầu tư khổng lồ vào hạ tầng cơ sở, hải cảng, giao thông.

Với ảnh hưởng áp đảo, Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc, mỗi nước, còn tạo được một "vùng ảnh hưởng đặc quyền" qua các khối cấp vùng như ALENA, MERCOSUR và ASEAN. Để không bị G2 áp đảo, ngày 29/08/2017, tổng thống Pháp đề xuất xây dựng một trục thứ ba gồm Âu-Phi và Địa Trung Hải.

Để đạt được mục tiêu này, cần phải xóa tan những "ân oán" lịch sử mẫu quốc-thuộc địa. Do vậy Paris đưa ra một chính sách mới mà trong buổi nói chuyện với sinh viên Burkina-Faso, tổng thống Macron nhấn mạnh "tôi là người trẻ, các bạn là người trẻ, quan hệ bình đẳng, hợp tác chứ không chỉ đạo".

Hợp tác kinh tế là thế cờ chiến lược thứ hai.

Đối với Châu Âu, cần phải liên kết, đối tác với Châu Phi, tận dụng sức lực năng động của tuổi trẻ, của xu hướng tăng trưởng cao và với lợi thế gần gũi địa lý, văn hóa và hành chánh để cùng phát họa một mô hình phát triển chung. Châu Phi cũng có lợi nếu biết dựa vào kiến thức, kinh nghiệm, và mức sống cao của Châu Âu để phát triển xí nghiệp của mình và xuất khẩu. Một lá chủ bài khác hai bên cùng có đó là : Cộng đồng kiều dân đông đảo ở mỗi bên.

Phát triển bền vững để bảo vệ môi trường

Trục Âu-Phi và Địa Trung Hải còn hữu dụng cho nỗ lực bảo vệ sinh thái trong bối cảnh hành tinh xanh đang bị đe dọa vì ô nhiễm và biến đổi khí hậu. Trục bắc-nam phối hợp những biện pháp, những vận hội tối ưu thì đó cũng là cơ may lớn cho nhân loại. Thông điệp lý tưởng này rất hợp với tâm lý tuổi trẻ, người định đoạt tương lai.

Tuy nhiên, tổng thống Pháp được cảnh báo : Lời nói phải đi đôi với hành động. Tương lai bế tắc, tuổi trẻ Châu Phi đang tìm lối thoát ở thiên đường Châu Âu. Đừng làm họ thất vọng.

Tú Anh

***************

Ở các nước nghèo, 11% thuốc men là ‘đồ giả’ (VOA, 30/11/2017)

Khoảng 11% thuc cha bnh ti các quc gia đang phát trin là thuc gi và có th là nguyên nhân gây t vong cho hàng chc ngàn tr em mc các chng bnh như st rét hay sưng phi mi năm, T chc Y tế Thế gii WHO ngày 28/11 cho biết.

2222222222222222

Thuốc gi cnh sát tch thu được ti ch Adjame Abidjan ngày 3/5/2017.

Đây là nỗ lc ln đu tiên ca cơ quan y tế Liên hip quc đ đánh giá vn đ này. Các chuyên gia duyt xét 100 cuc nghiên cu liên h đến 48.000 thuc cha bnh. Trong s các loi thuc gi, thuc cha tr st rét và nhim trùng chiếm gn 65%.

Tổng giám đc WHO nói vn đ này ảnh hưởng hu hết các nước nghèo. Có khong t 72.000 đến 169.000 tr em chết vì sưng phi mi năm sau khi được điu tr bng thuc gi. Thuc gi cũng có th là nguyên nhân gây t vong thêm 116.000 ca mc bnh st rét, hu hết ti tiu vùng-Sahara Châu Phi, theo các nhà khoa học thuc Trường đi hc Edinburgh và Trường V sinh và Thuc Nhit đi London.

Thuốc gi bao gm nhng sn phm chưa được các nhà ban hành qui đnh chp thun, không đt tiêu chun cht lượng hay c ý ghi sai các thành phn trong thuốc, theo hai phúc trình ca T chc Y tế Thế gii.

WHO nói những trường hp thuc gi được phát hin ch là "mt phn nh" và vô s trường hp có th đã không được báo cáo. WHO ước tính các nước tiêu tn khong 30 t đô la cho thuc giả.

Theo AP

Published in Quốc tế
mardi, 05 septembre 2017 19:43

Thuốc giả và văn hóa từ chức

Chung quanh vụ việc công ty VN Pharma giả mạo giấy tờ nhập thuốc trị ung thư giả, đã có nhiều dư luận đòi bà bộ trưởng bộ y tế phải từ chức.

thuoc1

Bộ Trưởng Y Tế Nguyễn Thị Kim Tiến.  AFP

Trách nhiệm của người đứng đầu

Những ngày gần đây, dư luận xôn xao về vụ công ty cổ phần VN Pharma làm giả con dấu, buôn lậu 200.000 hộp thuốc trong đó có 9.300 hộp thuốc trị ung thư H capita 500 mg với chất lượng kém, không đủ tiêu chuẩn làm thuốc trị bệnh cho người. Thuốc giả có ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe con người, Nhà báo Từ Thức, và cũng là một nhân viên làm việc lâu năm trong công ty dược phẩm ở Pháp cho biết quá trình kiểm tra thưốc trước khi được đưa vào sử dụng :

"Sau khi đã có giấy phép rồi thì cũng phải theo những điều kiện rất là khó khăn, chỉ sơ sót không đúng tiêu chuẩn, không đúng số lượng trong thành phần của thuốc đã là một lỗi quan trọng rồi, nhưng mà làm giả là một chuyện cực kỳ nghiêm trọng. Làm thuốc giả, bán thuốc giả hay đồng lõa với chuyện buôn bán thuốc giả coi như tội giết người, còn hơn cả tội giết người vì liên hệ tới một số nạn nhân rất lớn".

Việc để thuốc nhập lậu làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, trách nhiệm cuối cùng vẫn là người đứng đầu ngành y tế : trong trường hợp này là bà Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến. Nhiều dư luận cũng yêu cầu bà Kim Tiến từ chức, có cả một trang fan page lập ra để lấy ý kiến về việc bà bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nên từ chức. Luật sư Lê Trọng Quát, một cựu công chức trong chính phủ Pháp đồng tình :

"Bà bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đáng lẽ phải từ chức, cái đó quan trọng lắm. Sức khỏe của nhân dân, Tây họ gọi là "Santé publique" là một trong hai, ba điều quan trọng nhất của chính phủ mà phải thực hiện. Đây là sự an toàn, an ninh, sức khỏe của nhân dân. Cái đó rất quan trọng".

Về văn hóa từ chức cũng đã từng được Đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc đề cập đến thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi xảy ra những sai lầm nghiêm trọng ảnh hưởng đến quốc gia. Gần đây, ông Dương Trung Quốc cũng đặt lại vấn đề này với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Theo ông Dương Trung Quốc, tại Việt Nam khái niệm "từ chức" thường được coi như là "mất chức", ông nói :

"Các hiện tượng gần đây mà các bạn ở nước ngoài cũng theo dõi được về những lợi ích nhóm, việc mua quan bán chức tạo ra những lợi ích cá nhân trong cơ quan công quyền thì vấn đề từ chức nó không những chỉ là một sức ép mà cố gắng tạo thành một giá trị của xã hội. Có rất nhiều người trong lòng họ không muốn làm việc nữa vì có nhiều cái bức xúc, nhưng đôi khi họ cũng rất khó để tự xử vì người ta vẫn cảm giác đồng nhất cái "từ chức" với cái "mất chức", chứ tôi chưa nói đến chuyện mất đi quyền lợi, kể cả danh vị, danh nghĩa, danh dự thôi".

Ở các nước tự do dân chủ, việc từ chức thường để chứng tỏ trách nhiệm của mình. Năm 2013, Bộ y tế Saudi Arabia đã sa thải một số viên chức cao cấp khi một đứa bé bị nhiễm HIV do truyền máu. Tại Pháp, vào thập niên 90, một bệnh nhân đã bị nhiễm virus HIV khi truyền máu, các nhân viên liên hệ cũng đã bị trừng phạt, nhà báo Từ Thức kể lại :

"Sự thực thì lúc đó người ta không biết nhiều về virus Sida (HIV) hết đó nên xảy ra sự sơ xuất đó và chính phủ lúc đó không có một trách nhiệm gì trực tiếp hết vì việc đó là việc của nhà thương, của các bác sĩ. Nhưng, mặc dù vậy, Thủ tướng Pháp thời đó là ông Laurant Fabius và bộ trưởng y tế cũng bị đưa ra tòa. Về vụ thuốc giả, bà Kim Tiến có liên hệ rất là trực tiếp, Về phương diện luân lý thì đáng lẽ bà Bộ trưởng Kim Tiến đã phải từ chức từ lâu rồi. Bà phải chịu trách nhiệm trực tiếp. Trước nhất là bà phải từ chức và không thể làm khác hơn được".

Văn hóa từ chức

Ở các nước khác, từ chức là một hình thức nhận trách nhiệm của mình, nhưng tại Việt Nam từ chức đồng nghĩa với hình phạt, ông Dương Trung Quốc nói :

"Người ta từ chức vì một lý do rất chính đáng nhưng người ta vẫn có cơ hội được thăng chức khi họ có đóng góp, công tội rất rõ ràng. Nhưng cơ chế ở Việt Nam anh mà đã từ chức thì rất khó có cơ hội ngóc lên được".

Theo nhà báo Từ Thức, văn hóa từ chức không phải một ngày, một buổi mà có được, mà nó bắt đầu từ sự ý thức trách nhiệm của mỗi con người.

"Văn hóa thì không thể nào nhập cảng được, đó là bổn phận của mỗi người. Thí dụ như ở Nhật Bổn, khi Bộ trưởng có lỗi, họ không những từ chức, họ còn ra trước đài truyền hình xin lỗi nhân dân, rồi họ từ chức. Đại Hàn chẳng hạn, xảy ra một tai nạn đắm đò, ông Phó hiệu trưởng cảm thấy có trách nhiệm trong vụ đó, ông ấy đã tự tử. Đó là chuyện xảy ra rất thường ở nước ngoài, ở những xứ mà họ còn có luân lý, họ còn có tinh thần trách nhiệm".

Mặc dù Việt Nam cũng là một trong những nước có những giá trị đạo đức lâu đời, thế nhưng ở cơ chế hiện tại, ý thức trách nhiệm hầu như không được coi trọng. Luật sư Lê Trọng Quát chia sẻ :

"Quan niệm từ chức thay đổi rất lớn tùy theo trình độ dân chủ và ý thức trách nhiệm của những người lãnh đạo trong quốc gia đó. Ý thức trách nhiệm đó đã cho thấy nhiều lần ở Nhật bản, Đại Hàn, Ở Âu Châu hì có những vụ từ chức nhưng ít hơn. Ngược lại, ở Việt Nam xã hội chủ nghĩa bây giờ thì chuyện đó không bao giờ đặt ra cả. Ông Bộ trưởng hoặc ông Thủ tướng có làm bậy đi, thiệt hại cho quyền lợi nhân dân thì họ cũng lờ đi, không có ý thức trách nhiệm của mình".

Đây không phải là lần đầu tiên, bà bộ trưởng y tế Nguyễn Thị Kim Tiến bị đòi phải từ chức. Năm 2013, vụ bệnh viện thẩm mỹ Cát Tường làm chết người hoặc tiêm thuốc chích ngừa giả làm chết 3 trẻ sơ sinh năm 2014, đã nhiều ý kiến đòi bà Tiến từ chức. Nhưng bà vẫn né tránh, cho rằng không từ chức vì còn nhiều việc phải làm. Hoặc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không từ chức vì còn phải thực hiện nhiệm vụ Đảng giao cho. Đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc cho rằng đó không thể là lý do để biện hộ :

"Có lẽ ở Việt Nam có nhiều lý do khiến từ "từ chức "không bình thường, thí dụ như một lập luận rất đơn giản, tưởng rất là hay, đây là "nhiệm vụ cách mạng", một người làm cách mạng phải đến hơi thờ cuối cùng, cấp trên cho nghĩ thì mới nghĩ, hoặc là cách chức thì mới được thôi".

Nếu phương pháp sự tự xử không được áp dụng thì theo ông Dương Trung Quốc, cần phải có biện pháp dứt khoát :

"…thì cách chức thôi ! Và tôi nhắc lại câu chuyện từ chức không phải còn lâu, tôi không nói lâu, nhưng nó phải có một quá trình, ngắn hay dài tùy theo quá trình vận động của Thủ tướng".

Nhà báo Từ Thức đồng tình :

"Ít nhất là chính phủ phải cách chức, không cách chức vĩnh viễn thì cũng cách chức tạm thời trong khi chờ đợi kết quả của cuộc điều tra. Nhưng ở Việt Nam không có cuộc điều tra nào hết, không có chuyện từ chức, không có chuyện cách chức, điều đó chứng tỏ những người lãnh đạo Việt Nam hoàn toàn vô trách nhiệm, coi sinh mạng người dân rẻ như bèo".

Văn hóa từ chức, thật ra không phải là một điều gì xa lạ trong xã hội Việt Nam, ông Dương Trung Quốc chia sẻ :

"Các bạn sống ở Pháp hay các nước khác, từ chức là chuyện rất bình thường. Ngay ở Việt Nam, từ chức đâu phải là chuyện mới mẻ, xa xưa các cụ nhà mình từ quan chẳng hạn, đôi khi vì những lý do, bây giờ thì rất bình thường nhưng ngày xưa thì rất là hệ trọng như về cư tang Cha mẹ chẳng hạn, về chăm sóc phụng dưỡng Cha Mẹ để làm tròn chữ hiếu. Cái tự xử là quan trọng lắm, để bảo vệ cái uy tín của mình. Các cụ hay dung chữu "liêm sĩ". Cái đó phải nói thật là thiếu".

Nếu ở Việt Nam ngày xưa, văn hóa từ chức đã là một chuyện bình thường, thế tại sao trong xã hội Việt Nam hiện tại, việc từ chức không thể được coi là một hình thức trách nhiệm để bảo vệ cái liêm sĩ của mình ?

Theo nhà báo Từ Thức, chính thể chế hiện tại đã làm mất đi cái liêm sĩ vốn có của người xưa :

"Cái tinh thần trách nhiệm, cái luân lý đó hoàn toàn mất ở Việt Nam. Bây giờ phải tạo một xã hội mới. Mà không thể nào có một xã hội mới nếu mà chế độ này còn tiếp tục, bởi vì cái xã hội đó là hậu quả của cái chế độ này từ mấy chục năm nay ở Việt Nam".

Tường An, thông tín viên RFA

Nguồn : RFA, 05/09/2017

Published in Diễn đàn