Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Nói chuyn khiếm ht mu dch mt nước tương đi d, vì không ai thích mình b khiếm ht. Nói chuyn c thế gii hơi rc ri vì khi nước này khiếm ht có nghĩa là có nước khác được thng dư. Nhưng tình trng mt thăng bng kéo dài thì tt c các nước đu thit hi.

maudich0

Hình minh ha.

Trước cuc khng hong toàn cu 2007-2008, nhiu quc gia lâm cnh "ngp lt" vì tiết kim nhiu quá. Trung Quc là đin hình. Chính quyn Trung Quốc thúc đy sn xut nhưng ch mun xut cng, người dân không được tiêu th, c nước b cưỡng bách phi tiết kim. Giá du la tăng, các nước xut cng du cũng ngp vi s tin thu v. Tin tiết kim đó phn ln chy qua nước M, mu dch thâm thng nhưng dân M tha h tiêu xài nh lãi sut xung thp ! Tng s chênh lch mu dch c thế gii lên ti 5% kinh tế toàn cu. Trong thp niên 1990 có nhiu nước khiếm ht, nhiu nước thng dư mu dch, nhưng con s mt thăng bng đó ch chiếm 1,2% GDP thế gii.

Cuc khng hong tái lp thế cân bng, nh giá du xung và chính quyn Trung Quốc thúc đy cho dân tiêu th nhiu hơn. Nhưng cho ti nay, s mu dch mt thăng bng vn còn ln bng 3% GDP ca thế gii.

Năm 2017 Tng thng Donald Trump đi Châu Á v đã tuyên b : "Chúng ta b khiếm ht 800 t đô la khi buôn bán vi các nước khác. Không th chp nhn được". Giáo sư Peter Navarro, c vn kinh tế Tòa Bch c còn tiên đoán ti hết năm 2018 khiếm ht ca M s xung s không.

Covid 19 khiến nước M thâm thng mu dch nhiu hơn. Trong tháng Tám 2020, M nhp cng hàng hóa nhiu hơn xut cng 84 t đô la. Nh các dch v xut cng tăng lên nên cán cân thương mi ch khiếm ht 67 tỷ đô la ; cao nht trong 14 năm qua. Nhng thng kê do b Thương mi M công b ngày Th Ba 13 tháng 10 cho thy trong năm 2020 này cho thy cán cân thương mi ca M s khiếm ht 600 t đô la.

Mt lý do khiến khiếm ht mu dch M vn cao trong năm nay là vì Covid-19 ! S hàng M nhp cng tăng vt sau khi dân M được chính ph tr cp đ khuyến khích h tiêu th. Cho ti nay Quc hi đã chun chi 3,3 ngàn t đô la giúp tt c mi người dân đóng thuế, nht là my chc triu người mt vic vì bnh dch.

Nhưng chính ph M không th tiếp tc tr cp cho dân tiêu th mãi mãi, dù đng nào s thng trong cuc bu c sp ti. Các nước Châu Âu giu có cũng vy. Cho nên nhng nước thng dư mu dch đng trước mt mi lo.

Trong nn kinh tế thế gii, mt nước bán ra nhiêu hơn mua vào vì h sn xut nhiu, tiêu th ít hơn các nước khác. Các nước thng dư khi tin thu nh xut cng cao hơn tin mua hàng nhp cng, s đem s tin dư đó cho vay. Khi chính ph Trung Quốc mua các trái phiếu ca chính ph M, h đã cho c nước M vay n. Tin vô nhiu, lãi sut trong nước M s xung thp.

Các nước khiếm ht mu dch, như nước M, dân chúng được li hin nhiên, vì được tiêu xài nhiu hơn. S cu tăng lên, nhưng không hi gì vì h có th vay tin vi lãi sut thp. Lãi sut cao hơn s không là đng cơ chính làm cho dòng tin t luân chuyn : Các nước thu tin dư đem cho các nước khiếm ht vay, nh thế h c vic mua thêm và tiếp tc khiếm ht. Mi người đu vui v, bi vì hi đó lãi sut M còn cao hơn s không.

Khi lãi sut xung bng s không hin nay, có khi thp hơn s không như Châu Âu, thì tình hình khác hn trước. Dù các nước thng dư mu dch vn có th cho các nước khiếm ht vay tin, h có rt nhiu tin sn sàng đ cho vay, nhưng lãi sut đã s không ri không còn xung thp hơn ! Nhng nước thng dư mu dch như Trung Quc s phi đem s tin dư dùng vào các vic khác.

Ngân hàng Trung ương M đã báo trước s gi lãi sut mc zero trong nhiu năm ti. Dòng tin dòng luân chuyn trước đây bây gi không còn công hiu na. S cu M và các nước khiếm ht mu dch s không tăng lên mà còn có th đi xung, tc là có th đy các hot đng kinh tế đi xung.

Chính ph và quc hi M s chi thêm, tr cp cho người dân tiếp tc tiêu th, đ tránh cuc cho kinh tế suy thoái. S khiếm ht mu dch lên cao gn đâymt phn là hu qu ca chính sách đó. Khi chính ph M, và các nước Châu Âu, gim bt ri chm dt các chương trình tr cp này, thì các nước như Trung Quc, vn quen sng bng thng dư mu dch, s phi lo.

Mt bin pháp có th giúp các nước đó vn tiếp tc bán được hàng hóa, là tìm cách gim giá tr đng tin ca h. Đng tin xung giá s giúp bán hàng r hơn khi tính bng đô la M ! Nhiu nước Châu Á đã đi mua tin M v qu d tr, ct dìm giá tr đng tin nước h xung. Chính ph M đã cnh cáo mt s nước v m mưu lũng đon" này, trong đó có c Vit Nam !

Nhưng vì Ngân hàng Trung ương M đã báo trước s gi lãi sut s không trong nhiu năm, cho nên đng đô la M không lên giá mà còn có đà đi xung. K t tháng Năm 2020, đng đô la M đã xung giá 5% đi vi đng Nguyên ca Trung Quốc. Bc Kinh đang tìm cách kìm không cho đng tin ca h lên giá ; nhưng chính ph M cũng chun b s lên án Trung Quốc c tình h hi sut và đưa ra các bin pháp "trng pht". Cuc đi đu M-Trung s còn tiếp tc, đang bước qua giai đon "chiến tranh mu dch" đ đi vào các lãnh vc thc s quan trng : Cnh tranh trong các k thut tân tiến và các liên minh thương mi toàn cu. Đó mi là cuc chiến kinh tế thc s trong thế k 21 này.

Ngô Nhân Dụng

Nguồn : VOA, 14/10/2020

Published in Diễn đàn

Thương mại thế giới náo loạn vì Donald Trump

Washington chuẩn bị ban hành sắc lệnh áp thuế nhôm - thép phá vỡ "khung thương mại" do chính Hoa Kỳ đã lập ra. Việc cố vấn kinh tế của tổng thống Trump từ chức đẩy mậu dịch toàn cầu vào một tương lai vô định.

trade0

Tổng thống Mỹ Donald Trump trong một cuộc họp về tăng thuế nhôm-thép vào Mỹ tại Nhà Trắng, Washington, ngày 01/03/2018. Reuters/Kevin Lamarque

Nhật báo kinh tế Les Echos ghi nhận : Việc cố vấn kinh tế của tổng thống Donald Trump từ chức phản đối chính sách bảo hộ làm náo loạn Nhà Trắng, đảo lộn thế cân bằng trong dàn cố vấn của lãnh đạo Mỹ trên một hồ sơ quan trọng. Phe chủ trương đẩy mạnh giao thương quốc tế với những gương mặt hàng đầu như ngoại trưởng Rex Tillerson, bộ trưởng quốc phòng James Mattis hay cố vấn kinh tế Gary Cohn bị suy yếu.

"Chủ trương bảo hộ chia rẽ Nhà Trắng", tựa một bài báo trên Libération. Le Figaro đưa tin "Phe ôn hòa trong Nhà Trắng yếu thế". Thêm một cộng tác viên thân cận của tổng thống Trump giũ áo ra đi. Le Monde nói tới "một sự chảy máu" về nhân sự ở phủ tổng thống.

Nhưng không chỉ có thế. Sự ra đi của ông cố vấn kinh tế Gary Cohn là một dấu hiệu cho thấy thế giới cận kề một cuộc chiến tranh thương mại.

Les Echos phân tích : có lẽ hồ sơ duy nhất mà từ khi bước vào Nhà Trắng, Donald Trump không hề thay đổi ý kiến là bảo hộ mậu dịch. Từ thép của Trung Quốc đến máy bay và gỗ nhập của Canada, từ máy giặt Hàn Quốc đến xe hơi Châu Âu... đều trong tầm ngắm của lãnh đạo Hoa Kỳ. Donald Trump không chỉ tăng thuế nhập khẩu, mà còn muốn phá vỡ luôn cả luật chơi thương mại từng do chính Hoa Kỳ đặt ra 70 năm về trước.

Vì muốn dành ưu tiên cho các thỏa thuận song phương thay vì đa phương, Donald Trump đã rút Mỹ ra khỏi Hiệp định Tự do Mậu dịch xuyên Thái Bình Dương TPP. Ông cũng là người ngăn chặn việc cho bổ nhiệm ba trong số bảy thẩm phán của tòa án trọng tài thuộc Tổ chức Thương mại có trọng trách giải quyết các xung đột giữa các thành viên. Donald Trump đang đẩy thương mại thế giới vào hoàn cảnh "hỗn loạn chưa từng thấy từ nhiều thế kỷ qua".

"Thế giới trong tình trạng hỗn loạn" cũng là cụm từ được Libération sử dụng trong bài viết mang tựa đề "Liên Hiệp Châu Âu sẵn sàng đọ sức với Trump" để trả đũa đòn Washington áp thuế nhôm-thép.

Tờ báo cho rằng, tổng thống Hoa Kỳ dùng "nhầm vũ khí để giải quyết một vấn đề có thực", chính vì vậy mà Liên Hiệp Châu Âu phản ứng mạnh mẽ và dọa trả đũa đích đáng, tức là đánh thuế vào quần Jean Levi's, vào rượu whisky Bourbon hay bơ đậu phộng của Mỹ nhập vào thị trường Châu Âu.

TPP hồi sinh

Le Monde dành một bài báo dài nói về một Thỏa thuận Thương mại xuyên Thái Bình Dương được hồi sinh. Nhà báo Marie de Vergès nhắc lại những nguyên tắc cơ bản của Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương - CPTPP - được 11 nền kinh tế cùng ký kết tại Chile.

Washington để ngỏ khả năng đàm phán để gia nhập câu lạc bộ này kèm theo một số điệu kiện. Có điều chính quyền Trump thiên về những thỏa thuận song phương, mà trước mắt "không một quốc gia nào muốn một mình đàm phán với Mỹ".

Viện nghiên cứu kinh tế Peterson Institute tại Washington đánh giá : với CPTPP giữa 11 nền kinh tế trong vành đai Thái Bình Dương, các doanh nghiệp Mỹ phải "đứng ngoài một tổ chức mà trớ trêu thay, do Hoa Kỳ từng là một trong những nhà kiến trúc". Rồi đây, với CPTPP, doanh nhân Mỹ mất lợi thế trên thị trường Nhật Bản so với các hãng của Canada hay Mexico.

Vì sao Kim Jong-un chọn giải pháp hòa hoãn ?

Tên tuổi người đàn ông thứ nhì xuất hiện nhiều trên các trang báo Paris trong ngày là Kim Jong-un. Kim Jong-un "mở mặt trận ngoại giao", tựa của Le Figaro.

Le Monde trên trang nhất đăng ảnh lãnh tụ Bắc Triều Tiên tiếp phái đoàn cao cấp của Hàn Quốc ở Bình Nhưỡng. Bên trên là hàng tựa : "Vì sao Kim Jong-un hòa hoãn ?".

Ở trang trong, nhà báo Philippe Pons giải thích : ông Kim "cũng muốn thoát khỏi tình trạng bế tắc". Dù có khả năng chống chọi với hàng loạt các biện pháp trừng phạt của quốc tế, Bắc Triều Tiên bắt đầu mệt mỏi. Bình Nhưỡng sưởi ấm quan hệ với Seoul nhằm "nới lỏng gọng kềm" của quốc tế.

Yếu tố thứ nhì là sau một loạt các vụ thử nghiệm, Bắc Triều Tiên đã buộc cả thế giới, đứng đầu là Mỹ, phải công nhận khả năng răn đe của chế độ được cho là còn rất khép kín này. Giờ đây, Bình Nhưỡng có thể tự cho phép thông báo "tạm ngưng các vụ thử nghiệm" trong lúc diễn ra đàm phán.

Trong mọi trường hợp, theo lời một chuyên gia về hạt nhân Bắc Triều Tiên thuộc Viện Nghiên cứu Sejong tại Seoul, Bình Nhưỡng sẽ không bao giờ từ bỏ các chương trình hạt nhân vì ba lý do : Một là không có vũ khí hạt nhận, an ninh của Bắc Triều Tiên dễ bị đe dọa. Hai là trang bị vũ khí nguyên tử ít tốn kém hơn so với việc trang bị các loại vũ khí quy ước. Sau cùng từ bỏ tham vọng hạt nhân có thể hiểu như một tín hiệu mềm yếu của bản thân Kim Jong-un.

Philippe Pons kết luận : Điều chắc chắn là thái độ hòa hoãn của Bình Nhưỡng đang khiến chính sách của Mỹ đối với Bắc Triều Tiên thêm nan giải.

Nga và Trung Quốc, điểm tựa của Hàn Quốc ?

Trong bối cảnh hai nước Triều Tiên giành lại quyền tự định đoạt lấy tương lai, Seoul giữ khoảng cách với đồng minh truyền thống là Washington, Le Figaro nhận định : trên bàn cờ quốc tế, "nhà độc tài trẻ" Bắc Triều Tiên từng được đào tạo ở Thụy Sĩ này đang làm tổng thống Hoa Kỳ bối rối.

Các chiến lược gia ở Washington còn hoài nghi về thiện chí của Bình Nhưỡng. Biết đâu, tổng thống Moon "có thể trông chờ vào Nga và Trung Quốc" làm hạ nhiệt tình hình bán đảo Triều Tiên.

Mục tiêu lâu dài của Kim Jong-un là làm suy yếu liên minh Mỹ-Hàn, chấm dứt các đợt tập trận chung giữa hai đồng minh truyền thống này và sau cùng là đẩy 28.500 lính Mỹ ra khỏi bán đảo Triều Tiên. Một cách gián tiếp, tác giả bài báo muốn nói là Trung Quốc và Nga tán đồng cả ba mục đích mà Bình Nhưỡng hướng tới.

Có một điều chắc chắn là trước mắt, việc Seoul - Bình Nhưỡng nối lại đường dây điện thoại đỏ "tạm thời xua tan đe dọa kịch bản đánh phủ đầu và đang làm dấy lên hy vọng quốc tế giảm nhẹ cấm vận Bắc Triều Tiên".

Kim Jong-un, không chỉ là một "Rocket man" như biệt danh mà tổng thống Mỹ Donald Trump dành tặng cho lãnh đạo Bắc Triều Tiên, mà nhân vật số 1 ở Bình Nhưỡng còn là một "chiến lược gia" tầm cỡ.

Nữ ứng cử viên tổng thống Nga duy nhất

Trở lại với những bài báo nhân Ngày Quốc Tế Phụ Nữ, La Croix phác họa chân dụng nữ ứng cử viên tổng thống Nga duy nhất, đương đầu với Vladimir Putin, là Ksenia Sobtchak.

Năm nay 36 tuổi, Ksenia Sobtchak là con gái cố thị trưởng thành phố Saint Petersburg. Ông này là người từng đỡ đầu cho sự nghiệp chính trị của Vladimir Putin. Thành danh trong làng giải trí, Ksenia từng được mệnh danh là con búp bê của đài truyền hình. Thuở bé, cô từng thấy Vladimir Putin rất thường xuyên lui tới trong gia đình, khi còn là "cộng tác viên và dưới quyền của cha cô là Anatoli Sobtchak". Những người xấu miệng cho rằng, cô gái tóc vàng Ksenia Sobtchak là "một ứng cử viên được điện Kremlin điều khiển từ xa".

Bình đẳng nam nữ, mục tiêu còn xa vời

Để đánh động công luận về phân biệt đối xử - nam nữ tại Pháp, báo Libération đặc biệt có hai giá báo khác nhau. Bán cho phụ nữ chỉ có 2 euro, và 2,5 euro cho các ông. Tờ báo giải thích : "Đây không phải để phạt nam giới mà chỉ nhằm xoáy vào cách biệt về mức lương giữa hai giới tính. Cùng công việc, cùng bằng cấp, lương phụ nữ thấp hơn so với các đồng nghiệp nam 25%". Les Echos chạy trang nhất : "Tổng thống Macron hứa bình đẳng về mức lương", một mục tiêu tờ báo đánh giá là "đầy tham vọng".

Bạo hành với phái đẹp

Le Figaro nhân ngày 8 tháng 3 dành trang nhất để nói về "dư âm từ vụ án Weinstein" trước hiện tượng phụ nữ bị bạo hành. Xã luận của tờ báo không phủ nhận những đóng góp của các phong trào bảo vệ nữ giới, của những sáng kiến từ các hội đoàn, từ những cá nhân... vạch trần những hành vi khiếm nhã dưới mọi hình thức của phái nam. Nhưng theo Le Figaro thì chìa khóa cho phép chấm dứt hiện tượng tiêu cực đó, là giáo dục. Le Monde đưa ra cùng quan điểm : Giáo dục là chìa khóa chống các hình thức kỳ thị và phân biệt giới tính.

Công trình dài hơi đó phải được thực hiện từ rất sớm, gần như là từ khi đứa trẻ mới lọt lòng. Không thể dậy cho con gái những đức tính như là dịu dàng, nhẫn nhục, hòa nhã... Còn con trai thì phải hùng, dũng, xông pha... Thậm chí, một số sách dành cho trẻ nhỏ bị chỉ trích là đưa ra một cái nhìn sai lệch về vai trò của nữ giới. Tại sao những nghề như cảnh sát, phi công, lính cứu hỏa... lại chỉ hướng về mấy cậu con trai ? Còn con gái thì được đọc sách về thần thoại, thiên nhiên, và được hướng về những ngành nghề như làm cô giáo, hay y tá ?

Tôn giáo không là lá bùa hộ mệnh cho phụ nữ

La Croix dành ba trang báo nhường lời cho những sáng kiến san bằng "bất bình đẳng" nam nữ. Người thì cho rằng, giải pháp hay nhất là bắt các ông tham gia nhiều hơn vào công việc nhà, vào việc dậy dỗ con cái. Người thì coi việc bảo đảm cho nữ giới độc lập về mặt tài chính là thượng sách. Nhưng có rất nhiều tiếng nói quan niệm, kiến thức và học vị là hai lá chắn khá hiệu quả, giới hạn rủi ro phụ nữ bị bạo hành hay bị lạm dụng.

Les Echos, trong một bài báo nhỏ mang tựa đề "Làn sóng phản kháng từ các nữ tu sĩ tại Vatican" cho biết, trong số báo gần đây nhất, nguyệt san Femmes Eglise Monde, tạm dịch là Phụ nữ Giáo hội Thế giới, được ấn bản chung với hãng thông tấn của Tòa Thánh, ba nữ tu sĩ lên tiếng về hiện tượng trọng nam khinh nữ trong Giáo hội Công giáo. Các vị nữ tu bị bóc lột. Nhiều người phải nhận lấy những công việc như là dọn bữa điểm tâm cho các "cha", quét dọn tu viện, giặt chăn màn... mà không được trả lương và giờ giấc làm việc của họ cũng không được ấn định rõ ràng như những quy định về luật lao động trong đời thường ngoài xã hội.

Hiện tượng bất bình đẳng về giới tính đã len lỏi vào cả các tu viện !

Thanh Hà

Published in Quốc tế