Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Số phận của tôi

Hồi trẻ - cách đây khoảng 40 năm về trước - tôi không tin vào những gì mà người đời thường gọi "điềm lành" hay "điềm gở". Cũng như nhiều thanh niên khác, tôi hăm hở lao vào công việc và kinh doanh thêm bên ngoài, để đủ tiền săn sóc cho vợ con.

thaychua01

Hiện nay, tôi hài lòng với cuộc sống xế chiều, dù không giàu có nhưng cả gia đình riêng vẫn được bình an - mạnh khỏe và không đói, cùng sự an vui bên con cháu.

Tôi không đoái hoài gì tới xung quanh. Hầu như chẳng bao giờ quan tâm đến xã hội, đang diễn ra những gì. Tình hình thế giới cũng gần như mù tịt. Tôi chỉ cố gắng làm sao kiếm được càng nhiều tiền càng tốt. Dĩ nhiên, cho đến tận thời nay, mục tiêu kiếm tiền của thế hệ trẻ cũng hoàn toàn chánh đáng. Có lẽ chỉ khác nhau một chút...

Sau nhiều năm đụng chạm ngoài xã hội, tôi kiếm được kha khá tiền. Bên cạnh thành công nổi trội đó, không thiếu những thất bại đau đớn. Đó cũng là Luật Bù Trừ của tạo hóa. Âu cũng công bằng.

Trời thương ! Hai con chữ ngắn gọn như vậy, cho tới gần 30 năm về trước, tôi mới biết... bật ra ! Điều đó có nghĩa : Không thể giải thích nổi, tại sao tôi có thể thoát khỏi một vài tai nạn thảm khốc.

Trời thương ! Hai con chữ ngắn gọn như vậy, cho tới gần 30 năm về trước, tôi mới biết.... bật ra ! Điều đó có nghĩa : Có những lúc tôi phải đi mượn tiền bạn, để mua sữa cho con.

Trời thương ! Hai con chữ ngắn gọn như vậy, cho tới gần 30 năm về trước, tôi mới biết.... bật ra ! Điều đó có nghĩa : Tôi đã đủ thấm thía, con người không là gì cả, dù đó có thể là một nhà bác học cho đến một tỷ phú lừng danh thế giới.

Và Trời thương ! Điều đó có nghĩa : Tôi xác định được mục tiêu xài tiền. Cho đến nay, điều mà tôi hài lòng nhứt đối với bản thân mình, chính là mục tiêu xài tiền. Một số người quen, ban đầu họ lạ lẫm và không tin nhưng sau nhiều lần họ biết đó là sự thật. Sự thật gì ? Tôi không bao giờ thích lái xe hơi, dù khi làm ra nhiều tiền nhứt, tôi dư sức mua vài chiếc hạng sang. Tôi không bao giờ cảm thấy thích thú, khi phải bước vô những nhà hàng sang nhứt, dù tại Thành phố Hồ Chí Minh hay tại New York, Paris... Điều đó có nghĩa : Tôi không thích những gì mà trong mắt tôi, trong óc tôi, chúng nó hoàn toàn phù phiếm. Chúng nó không thể làm cho tôi giàu hơn - sang hơn - hiểu biết hơn. Đó cũng là... Trời thương !

Hiện nay, tôi hài lòng với cuộc sống xế chiều, dù không giàu có nhưng cả gia đình riêng vẫn được bình an - mạnh khỏe và không đói, cùng sự an vui bên con cháu. Tôi nghĩ số phận của mình quá may mắn.

Số phận của thầy chùa

Hai ông thầy chùa : Thích Chân Quang và Thích Nhuận Đức vẫn đang choán chỗ khá nhiều trong dư luận những ngày qua. Ông Thích Chân Quang đã bị cấm thuyết pháp 2 năm. Ông Thích Nhuận Đức - mới đây - bị cấm thuyết pháp vô thời hạn, vì có những lời lẽ xúc phạm người Khmer, như báo VnExpress đưa tin ngày 10/7/2024 [1].

thaychua02

Ông Thích Nhuận Đức - mới đây - bị cấm thuyết pháp vô thời hạn, vì có những lời lẽ xúc phạm người Khmer

Tất cả những người xuất gia - hàng chục năm qua - cùng với địa vị "đại đức", "thượng tọa", "hòa thượng" phải khổ công tu học mới đạt được. Chứng tỏ "đức hạnh" của họ phải trong sáng và "trí hạnh" của họ tất nhiên phải uyên bác.

Bá tánh ngày nay chỉ được dạy cúng dường thiệt nhiều tiền phước báu càng lớn và trong một clip [2] ông Thích Nhật Từ cầm mảnh giấy dạy rằng : Chúng sanh hoàn toàn dễ dàng dùng app để bày tỏ thiện tâm và để được phò hộ với mức giá, do ông ta đưa ra hẳn hoi : Nộp 20.000 đồng, được phò hộ trong một ngày. Nộp 50.000 đồng, được phò hộ trong một tháng. Càng choáng váng hơn gấp bội, khi Thích Nhật Từ hớn hở quảng cáo rằng : Mua gói càng lớn khuyến mãi càng cao (!). Ông ta cũng nhấn mạnh, các loại phò hộ này đều hợp pháp, bởi từ... sự tự nguyện của bá tánh. Chắc chắn, ông ta muốn khẳng định với chúng sanh, cứ an tâm khi "mua hàng" như vậy (!). Quả là vừa khôi hài vừa lố bịch. Chưa bao giờ, người Việt Nam chứng kiến cái loại "thầy chùa bán hàng" khôn ngoan không hề thua kém bất cứ một "seller" chuyên nghiệp nào (!).

Bá tánh ngày nay đi chùa - ngoài việc cúng tiền cho thiệt nhiều - đều được rao giảng rộng rãi về "Đức Hiếu Sanh" và "Luật Nhơn Quả" nhưng không mấy người được dạy về "Luật Bù Trừ" - một khái niệm Triết học thuộc trường phái Duy Lý. Nói cho dễ hiểu nhứt về "Luật Bù Trừ", tức là "được cái này phải mất cái kia", bởi "nhơn vô thập toàn". Không hiểu tại sao những ông thầy chùa danh tiếng toàn cõi Việt Nam, không bao giờ dạy cho quảng đại bá tánh về "Luật Bù Trừ" (?!). Hay là không ông nào hiểu, dù họ nắm trong tay vô số các loại bằng cấp, từ trong cho đến ngoài nước (?).

Chắc chắn ông Thích Chân Quang và Thích Nhuận Đức cũng rao giảng như vậy. Trong cuộc đời hành đạo, vốn nhàn hạ và đầy chất điện ảnh, có lẽ họ chưa bao giờ thấm thía Luật Bù Trừ, đủ để chiêm nghiệm cho việc bị "kỷ luật" ngày nay.

Tạm kết

Người đời có triết lý : Tư tưởng tạo ra hành vi. Hành vi được nuôi dưỡng sẽ trở thành thói quen. Thói quen tạo ra tính cách. Tính cách tạo nên số phận. Hồi còn trẻ tôi thấy nó đúng. Nhưng sau hơn 40 năm lăn lộn trường đời, tôi đã thay đổi suy nghĩ : Ông Trời tạo nên số phận. Số phận tạo nên tính cách. Tính cách tạo thành thói quen. Thói quen tạo ra hành vi. Hành vi gầy dựng nên tư tưởng.

Giá như những ông thầy chùa thông suốt về Luật Bù Trừ và chiêm nghiệm về sự huyền diệu của Trời Đất, ít nhứt họ không "khuyến mãi" hàm hồ và không phải chịu "kỷ luật" như họ đang nhận. Dù vậy, không có đủ căn cứ để tin "hậu sám hối", các ông thầy chùa "sáng mắt ra", dù họ vẫn tiếp tục dạy dỗ về "Đức Hiếu Sanh" và "Luật Nhơn Quả".

Nam Gia

Nguồn : RFA, 15/07/2024

[1] https://vnexpress.net/dai-duc-thich-nhuan-duc-bi-cam-thuyet-giang-khong-...

[2] https://www.facebook.com/reel/449261371349254

Published in Diễn đàn
jeudi, 27 juillet 2023 21:43

"Thầy chùa" ăn thịt chó

Cơ quan chức năng khẳng định các huân chương, huy chương, bằng khen của lãnh đạo Nhà nước, Chính phủ là do ông Phúc tự làm giả

thaychua1

Ông Nguyễn Minh Phúc tự in danh thiếp xưng là "Hòa thượng Thích Tâm Phúc, trụ trì chùa Hoằng Pháp Trung Ương

Vụ việc được "xới lại" khi mới đây có một vị trong trang phục nhà sư hiện diện ở một buổi tiệc có dấu hiệu sử dụng ma túy.

Theo đó, khuya 22/7/2023, Công an quận Gò Vấp Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp các đơn vị liên quan kiểm tra nhiều cơ sở kinh doanh nhà hàng, quán nhậu trên địa bàn. Clip có sự xuất hiện của một người đàn ông đầu trọc, mặc đồ giống nhà sư gây xôn xao dư luận.

Sau đó một ngày, ông Nguyễn Minh Phúc (người đàn ông mặc đồ giống nhà sư) xuất hiện trên mạng xã hội kể lại vụ việc. Theo lời ông Phúc, ông được một người "đệ tử" mời đến chơi sinh nhật tại đây. Sau khi vào quán ông Phúc được nhiều người nhận ra, xin chụp hình chung. Tại đây, người đàn ông chỉ ngồi chơi, uống nước lọc.

Từ đầu năm 2021, ông Nguyễn Minh Phúc được nhiều người biết đến với biệt danh "thầy chùa ăn thịt chó". Thời điểm đó, ông này được nhiều YouTuber tìm đến và quay lại các video với nội dung ăn thịt chó, bún đậu, vịt quay, hột vịt lộn… Trong các video clip, ông này tự xưng mình là đại đức Thích Tâm Phúc và là trụ trì chùa Hoằng Pháp Trung Ương trên địa bàn huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh.

Biên tập viên, người dẫn chương trình Nhã Quỳnh, nhận xét : "Khi xem các video nói về ông Nguyễn Minh Phúc trong vụ "thầy chùa ăn thịt chó", tôi thấy sợ những người tạo ra các kênh YouTube kiếm tiền kiểu giật gân câu khách này. Tôi sợ họ gây tạo nghiệp quá lớn, hậu quả gánh chịu khó nghĩ bàn. Và trước mắt, những nội dung đại loại như vậy có thể dẫn đến mất niềm tin đối với Phật tử sơ cơ hoặc gây hiểu lầm về Phật giáo, về người tu đối với người thế gian, chưa hiểu đạo.

Đa số công chúng khi xem một thông tin liên quan tới tôn giáo thường đánh đồng cá nhân với tập thể, tò mò với những thông tin sốc siếc… Do vậy, ngoài đòi hỏi sự trung thực, tính chọn lọc nội dung của các kênh YouTube thì chính mỗi người tiếp cận thông tin cũng cần có cái nhìn sâu sắc.

Chẳng hạn, khi xem các biểu hiện, cách nói chuyện của ông Minh Phúc, phải nhận ra ngay đây là người có vấn đề ; đồng thời thấy được cách thể hiện, phô bày nội dung của các YouTuber là giật gân, câu khách, không đáng quan tâm…".

Tháng 4/2022, ông Nguyễn Minh Phúc lại làm mạng xã hội xôn xao với hình ảnh trong trang phục cử nhân, cầm bằng tốt nghiệp của trường Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Đại diện Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh đã lên tiếng về vụ việc này. Theo đó, ông Phúc có đến chúc mừng một sinh viên của trường này trong ngày tốt nghiệp rồi thuê đồ của những người làm dịch vụ chụp ảnh dạo bên ngoài trường để chụp ảnh.

Tuy nhiên, đại diện Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh cho biết lễ phục mà ông Phúc thuê không phải là lễ phục của nhà trường.

Một báo cáo do thượng tọa Thích An Thường, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Củ Chi ký, cho biết : Thời gian qua trên mạng xã hội truyền tải rất nhiều video clip ông Nguyễn Minh Phúc, ngụ tại nhà số 174/13A ấp Láng Cát, xã Tân Phú Trung (tự xưng là "chùa Hoằng Pháp Trung Ương") giả dạng tu sĩ Phật giáo.

Ủy ban Nhân dân huyện Củ Chi đã triệu tập các cuộc họp xử lý vụ việc, với sự tham dự của đại diện các cơ quan chức năng như Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Công an ; Phòng Tài chính – Kế hoạch, Phòng Tư pháp, Phòng Lao động Thương binh và Xã hội, Phòng Văn hóa và Thông tin, Chi cục thuế huyện Củ Chi và xã Tân Phú Trung cùng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Củ Chi.

Qua thẩm tra khẳng định các loại giấy tờ chứng minh là tu sĩ, các quyết định bổ nhiệm đối với ông Nguyễn Minh Phúc (sinh năm 1983) với chữ ký của hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Hòa thượng Trưởng ban Tăng sự Trung ương, khuôn dấu của Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp cho ông Nguyễn Minh Phúc đều do ông Phúc tự làm, giả mạo.

Các huân chương, huy chương, bằng khen của lãnh đạo Nhà nước, Chính phủ cũng được cơ quan chức năng khẳng định là do ông Phúc tự làm giả.

Cũng theo thượng tọa Thích An Thường, vụ việc ông Nguyễn Minh Phúc, từ năm 2014, được thượng tọa Thích Chân Tính, trụ trì chùa Hoằng Pháp (huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh) xác nhận không phải là tu sĩ xuất gia ở chùa Hoằng Pháp và thông báo rộng rãi lưu ý đừng để Nguyễn Minh Phúc lừa gạt.

Tuy nhiên với những gì diễn ra suốt thời gian dài sau đó, nếu đặt trong một so sánh với nhóm tu sĩ Phật giáo ở tịnh thất Bồng Lai - Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ (Đức Hòa, Long An), cho thấy hành vi của ông Nguyễn Minh Phúc dường như được "dung dưỡng – nuôi dưỡng" nhằm tạo một cái nhìn méo mó, phản cảm về tu sĩ Phật giáo.

Một so sánh : Những tu sĩ ở tịnh thất Bồng Lai không thấy phạm giới, chỉ là không thuận theo việc gia nhập vào Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cũng như từ chối việc phụ thuộc vào trụ trì chùa Giác Ngộ, quận 10 Thành phố Hồ Chí Minh, vậy là họ bị dàn dựng với nhiều cáo buộc theo điều luật hình sự 331.

Còn với người khoác áo nhà sư như Nguyễn Minh Phúc, mặc dù cũng có nhiều phát ngôn cho thấy nằm trong chế tài của điều 331 Bộ luật hình sự, nhưng nhà chức trách lại… làm lơ (!?).

Ngọc Lan

Nguồn : VNTB, 27/07/2023

Additional Info

  • Author Ngọc Lan
Published in Diễn đàn