Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Năm mươi năm mô hình Trung Quốc dựa trên tư tưởng thực dụng đã thay đổi và đang tạo ra chu kỳ thịnh suy. Việt Nam cũng vận hành theo quỹ đạo này và bài học cho cải cách.

mohinh1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ở Bắc Kinh hôm 25/4/2019 – AFP

50 năm mô hình Trung Quốc

Mô hình Trung Quốc từng hấp dẫn đối với nhiều nước đang phát triển bởi thành tích tăng trưởng kinh tế thần kỳ, và còn hơn thế đối với Việt Nam bởi sự tương đồng chế độ chính trị. Tuy nhiên, việc áp dụng có hiệu quả đến đâu tuỳ thuộc vào các yếu tố khách quan và chủ quan, bối cảnh quốc tế cũng như sự thực hành chính sách dựa trên tư tưởng thực dụng – điểm cốt lõi của mô hình Trung Quốc. Một số đặc trưng khái quát dưới đây của mô hình vẫn còn ý nghĩa như bài học cải cách chuyển đổi cho Việt Nam.

Một là, mô hình Trung Quốc có khởi đầu liên quan đến chính sách can dự của Mỹ, có khởi nguồn cách đây tròn nửa thế kỷ, gắn với sự kiện cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Richard Nixon và Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông vào ngày 21/2/1972. Một sự thỏa thuận hai bên cùng có lợi, Mỹ muốn kiềm chế sự ảnh hưởng bành trướng của hệ thống xã hội chủ nghĩa đứng đầu là Liên Xô, còn Trung Quốc cần nguồn lực tư bản để cứu chế độ khỏi sụp đổ khi nền kinh tế bị kiệt quệ sau những chính sách sai lầm và đặc biệt là cách mạng văn hóa.

Với chính sách can dự, Mỹ đã "bật đèn xanh" cho làn sóng đầu tư tư bản vào Trung Quốc, không chỉ từ Mỹ mà cả các nước phương Tây và các nước công nghiệp mới nổi khác. Chính sách này sau đó được thúc đẩy bởi quá trình toàn cầu hóa sôi động, đặc biệt trong thời kỳ sau chiến tranh lạnh kể từ khi hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa sụp đổ hoàn toàn ở Đông Âu và Liên Xô cũ.

Hai là, mô hình Trung Quốc vận hành dựa trên tư tưởng thực dụng, gắn liền với tên tuổi Đặng Tiểu Bình (1904-1997) từ khi ông lên nắm quyền lực sau khi Mao Trạch Đông chết năm 1976. Những phát ngôn nổi tiếng mang tính biểu tượng vẫn còn hay được nhắc lại : "Mèo trắng hay mèo đen không quan trọng, miễn là nó bắt được chuột".

Tư tưởng thực dụng nhấn mạnh bốn nguyên tắc "hồng y" (theo diễn ngôn của các nhà nghiên cứu Trung Quốc ở trong nước) và hai ý tưởng cốt lõi. Bốn nguyên tắc nhằm duy trì chế độ, đó là : Chủ nghĩa Mác- Lênin, Sự trung thành với đảng, Phục tùng lãnh đạo, Tư tưởng Mao Trạch Đông. Hai ý tưởng cốt lõi để triển khai chính sách : Đảng cộng sản có thể duy trì quyền lực chỉ duy nhất bằng cách thúc đẩy phát triển kinh tế, và đất nước chỉ có thể hiện đại hóa dưới một chế độ độc đảng mạnh.

Bởi vậy, đảng mặc dù sau này ủng hộ việc cải cách pháp lý để hiện đại hóa, nhưng không được phép hạn chế quyền lực của đảng và chối bỏ dân chủ dưới bất kì hình thức nào. Cố Thủ tướng Triệu Tử Dương (1919-2005), người được cho bị ảnh hưởng dân chủ đã bị đã bị thanh trừng vì có "tình cảm" với những sinh viên tham gia biểu tình trên Quảng trường Thiên An Môn năm 1989.

Đảng cộng sản Trung Quốc đã quy định giới hạn tuổi và hai nhiệm kỳ làm lãnh đạo để tránh lạm quyền. Các quy định này được duy trì qua một cách liên tục qua bốn thế hệ lãnh đạo từ Đặng cho đến Tập cho thấy sự chuyển giao quyền lực nhưng không bị gián đoạn, đã phần nào phản ánh "sự dẻo dai" của chế độ.

Ba là, mô hình Trung Quốc được hỗ trợ bởi thuyết chủ quyền quốc gia mang tính dân tộc đại Hán. Các nhà phân tích chính trị cho rằng ông Vương Hộ Ninh, một trong bảy Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị hiện nay của Đảng cộng sản Trung Quốc, có vai trò chính xây dựng chủ thuyết cho tư tưởng thực dụng. Ông Vương được mệnh danh là "nhà lý luận cung đình", "am hiểu" nhược điểm của chế độ dân chủ kiểu phương Tây và đã phát triển ý tưởng về nhà nước có chủ quyền hiện đại rằng năng lực của nhà nước và của người dân mà nhà nước ấy đại diện cho quyền lợi của họ trong nỗ lực trung lập hóa mọi thế lực có thể chia rẽ và làm suy yếu khối nhân dân. Sự nghiệp của ông Vương phản ánh thay đổi chính trị ở Trung Quốc, để lại dấu ấn về trong các chính sách của ba đời Tổng bí thư. Như thời Giang Trạch Dân với "Thuyết Ba Đại diện", Hồ Cẩm Đào với "thuyết phát triển khoa học" cho đến Tập Cận Bình với "Giấc mộng Trung Hoa", dự án "Con đường tơ lụa mới" và "cộng đồng thịnh vượng chung (phú dụ)". Chủ thuyết này duy trì ổn định, nhất quán chính sách giúp cho tăng trưởng kinh tế cao trong thời gian dài.Cho đến bây giờ ông Vương Hộ Ninh vẫn là nhân vật có uy quyền về ý thức hệ chỉ sau Tập Cận Bình…

mohinh2

Đồ lưu niệm có hình Chủ tịch Tập Cận Bình và lãnh tụ Mao Trạch Đông được bày bán ở một cửa hiệu ở Bắc Kinh hôm 9/11/2021. AFP

Bốn là, mô hình Trung Quốc tăng tốc "chu kỳ thịnh suy" dưới thời Tập Cận Bình. Mới đây, lịch sử Đảng cộng sản Trung Quốc được viết lại lần ba. Hai lần trước viết dưới thời Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình. Để có thể làm điều này cần phải có "tư tưởng mới". Mao cầm quyền để chuyển trạng thái từ chiến tranh giải phóng sang thời bình với khát vọng ảo tưởng chủ nghĩa xã hội. Đặng sửa sai chính sách thời Mao bằng "tư tưởng thực dụng". Tập tự phong là "hạt nhân" sánh ngang với Mao và Đặng với "Tư tưởng về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới". Liệu tư tưởng thực dụng của Đặng đã "lỗi thời" ?

Ông Tập Cận Bình đang nỗ lực cho mục đích tiếp tục nắm giữ quyền lực của Tổng bí thư đảng tại Đại hội 20 Đảng cộng sảnTrung Quốc vào cuối năm nay, trong đó tăng cường chiến dịch "Đả hổ diệt ruồi" và thúc đẩy Trung Quốc đang trỗi dậy trở nên hung hăng, ngoại giao chiến lang. Những động thái như nguồn gốc đại dịch Covid-19 xuất phát từ Vũ Hán, các dự án bẫy nợ "con đường tơ lụa", bành trướng quân sự trên biển…, đến các vấn đề nội bộ nhạy cảm như dân chủ ở Hồng Kông, sắc tộc ở Tân Cương và tôn giáo ở Tây Tạng… phản ánh mối đe dọa lớn nhất đối với cả thế giới không chỉ vì tính "cộng sản" mà còn đến từ các chế độ toàn trị kiểu mới.

Năm là, nguy cơ nội sinh hiện hữu đối với sự tồn vong của chế độ đang lớn dần, đó là sự suy giảm tăng trưởng và quốc nạn tham nhũng trầm trọng. Việc thiếu đi cải tổ chính trị để ngăn cản tầng lớp lãnh đạo khỏi việc phân chia không đồng đều miếng bánh của cải từ tăng trưởng khiến cho bất bình đẳng giàu nghèo gia tăng mang tính chính trị. Hơn thế, chiến dịch chống tham nhũng phản ánh sự tha hóa nghiêm trọng và mang tính hệ thống của quyền lực độc đảng không được kiểm soát, như một mối nguy lớn nhất không chỉ đối với sự sụp đổ của chế độ mà còn cho sự phát triển bền vững của đất nước.

Đặng Tiểu Bình từng phát biểu cứng rắn : "Không cải cách tức là đường cùng ! Ai không cải cách sẽ phải nhường bước ! Hãy để một số người làm giàu trước !". Tuy nhiên, "nhà nước tư bản thân hữu" đang lớn dần, như hậu quả từ vận hành thực dụng, đã không thể có câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi : Ai sẽ là những người làm giàu trước ? Quan chức của bộ máy thống trị đã giàu có nhờ quyền lực. Đây là điểm mấu chốt đang làm thay đổi bản chất của chế độ.

Sáu là, cuộc thương chiến Mỹ - Trung Quốc là nguy cơ lớn nhất kết thúc mô hình thực dụng. Mỹ đã thừa nhận sự "dại dột" theo đuổi chính sách can dự, và sự sai lầm này đã góp phần vào sự trỗi dậy về kinh tế và quân sự của Trung Quốc. Những động thái kiềm chế sự hung hăng của Trung Quốc đang thiết lập, từ chiến lược xoay trục sang Châu Á, trừng phạt Trung Quốc vì bất bình đẳng thương mại và vi phạm sở hữu trí tuệ, hình thành "Bộ tứ kim cương", "Liên minh AUKUS"… là nguy cơ lớn nhất kết thúc mô hình thực dụng.

Tóm lại, năm mươi năm mô hình Trung Quốc vận hành rõ rệt theo quỹ đạo thịnh suy, vốn đặc trưng cho chế độ tập quyền, giai đoạn khởi đầu vất vả, thành công kinh tế và hiện đang ở giai đoạn suy vong. Quỹ đạo vận hành có ý nghĩa thiết thực như bài học cải cách đối với Việt Nam.

Phạm Quý Thọ

Nguồn : RFA, 01/03/2022

Additional Info

  • Author Phạm Quý Thọ
Published in Diễn đàn

Cơn say thành tích

Năm vừa qua, báo chí Việt Nam được dịp ca ngợi hết lời về những thành tích của ngoại giao Việt Nam.

trungquoc1

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại Hà Nội hôm 10/9/2021 - AFP

Chính phủ Việt Nam và ngành ngoại giao còn hồ hởi "khoe công trạng" khi đại dịch Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp trên thế giới và trong nước, ngành Ngoại giao đã tiên phong cùng các bộ, ngành đẩy mạnh "ngoại giao y tế", "ngoại giao vắc xin", tranh thủ sự hỗ trợ kịp thời, hiệu quả của cộng đồng quốc tế về vắc xin, thiết bị y tế và thuốc điều trị, chung tay cùng cả nước phòng, chống dịch bệnh.

Cái tát bất ngờ

Tuy nhiên, đang say sưa trong men chiến thắng, vụ công an bắt bà Nguyễn Thị Hương Lan - Cục trưởng Cục Lãnh sự đã như một "cái tát" vào mặt ngành ngoại giao Việt Nam. Thực tế cho thấy, những âm mưu bẩn thỉu, những trò chơi tham nhũng vẫn còn đó, mà vụ bắt bà Lan chỉ mới là phần nổi của tảng băng chìm đối với tình trạng tham nhũng trong Bộ ngoại giao.

Tham nhũng trong bộ máy công quyền Việt Nam, được gọi bằng cái tên mỹ miều là "lợi ích nhóm" đã tồn tại từ rất lâu và rất sâu trong toàn bộ hệ thống chính trị Việt Nam, mà Bộ ngoại giao cũng không là ngoại lệ.

Người ta đã bàn tán từ lâu, mỗi một chức vụ trong các cơ quan ngoại giao đều có "giá" của nó. Từ các vị trí Vụ phó, Vụ trưởng đến các chức vụ Cục trưởng, Thứ trưởng đều có "giá" cụ thể. Các cơ quan đại diện tại nước ngoài cũng vậy, phải "chạy" mới được đi chỗ "ngon", "nước giàu". Từ đó mới "ra nhà, ra đất", chứ không thì "đói thối mồm".

Trong đợt Đại dịch Covid-19 vừa qua, "quyền lực" của cơ quan ngoại giao rất lớn trong việc quyết định danh sách những công dân Việt Nam đang ở nước ngoài, được nằm trong danh sách hồi hương trên những chuyến bay "giải cứu". Và những lợi ích phát sinh từ quyền lực này đã dẫn đến việc bà Cục trưởng Cục lãnh sự cùng ba thuộc cấp phải "xộ khám".

Những người quan tâm có thể đặt một câu hỏi : Nếu như nhiều quan chức ngoại giao "cần tiền" như thế thì việc tình báo Trung Quốc xâm nhập cơ quan ngoại giao Việt Nam sẽ không khó. Vì tình báo Trung Quốc sẵn sàng chi rất nhiều tiền để mua thông tin cũng như tạo ra những cách để chi phối đến chính sách đối ngoại của Việt Nam. Sẽ có những người bênh vực ngành ngoại giao nói rằng, đây chỉ là hoạt động "kiếm sống" của nhân viên ngoại giao nói chung, vì ngành ngoại giao rất đặc thù nhưng thu nhập lại rất ít ỏi, lãnh lương như tất cả các cán bộ công chức Việt Nam khác, nhưng sinh hoạt tại các cơ quan đại diện nước ngoài thì phải trả bằng ngoại tệ, nhưng các nhân viên ngoại giao này biết nên "ăn tiền" ở đâu để tránh khỏi bị tình báo nước ngoài mua chuộc. Thế nhưng, đã gọi là tình báo thì các biện pháp mua chuộc và xâm nhập là vô cùng đa dạng và phong phú, dễ gì các nhân viên "hám tiền" lại thoát được cơ chứ.

trungquoc2

Bốn lãnh đạo Cục Lãnh sự, Bộ ngoại giao vừa bị khởi tố và bắt giam về tội nhận hối lộ. RFA edit

Số phận hẩm hiu của ông Nguyễn Cơ Thạch

Câu chuyện tham nhũng của bà Lan cũng cho thấy vai trò của ngành ngoại giao chưa được đặt đúng mực trong hệ thống chính trị Việt Nam. Trong ba Bộ liên quan đến việc hoạch định chính sách đối ngoại, bao gồm : Bộ quốc phòng, Bộ công an và Bộ ngoại giao thì Bộ ngoại giao xếp hàng chót. Ngoại trưởng Việt Nam hiện nay còn chưa được vào Bộ Chính trị trong khi Bộ trưởng quốc phòng và Bộ trưởng công an luôn là Uỷ viên Bộ Chính trị. Lương của ngành công an và quân đội cao nhất trong bộ máy công chức Việt Nam, còn ngành ngoại giao thì lương không đủ sống, nên anh em phải đi "kiếm thêm".

Chưa kể đến việc trong quan hệ với Bắc Kinh, ngành ngoại giao luôn bị gạt ra khỏi những quyết định quan trọng ảnh hưởng đến vận mệnh đất nước.

Phóng viên Huỳnh Phan (tên thật là Hoàng Ngọc) có nhiều tư liệu về một nhân vật tài năng ngoại giao, đó chính là cố Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch. Những năm đầu 1990, vì Trung Quốc "không ưa" ông Thạch, nên Hội nghị Thành Đô, ông Thạch đã không được tham dự và không được cung cấp thông tin. Giáo sư Tiến sĩ Vũ Dương Huân - Người đã từng giữ chức vụ Giám đốc Học viện Ngoại giao, nguyên Trưởng ban Nghiên cứu Lịch sử Ngoại giao, cho biết : "Khoảng 2-3 tháng trước Đại hội VII (6/1991) có rộ lên tin tức là Trung Quốc đang tìm cách hạ bệ ông Thạch vì ông chống Trung Quốc. Nhưng thực tế là ông chủ trì Nghị quyết XIII, mà một trong những nội dung quan trọng là giải quyết vấn đề Campuchia và bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc. Để nói về giai đoạn lịch sử này, chúng ta cũng có thể dùng câu nói của ông là "thực tiễn sẽ trả lời" (1).

trungquoc3

Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam Nguyễn Cơ Thạch gặp Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain ở DC hôm 17/10/1990. AP

Tuy nhiên, có những góc khuất đằng sau những trang báo chính thống. Chính vì vậy, sau này phóng viên Huỳnh Phan có đưa lên Facebook của mình những lời kể về bài báo viết về ông Nguyễn Cơ Thạch của mình nhưng bị ngăn không cho đăng báo. Huỳnh Phan trích dẫn lời của Giáo sư Tiến sĩ Vũ Dương Huân cho biết : "quan điểm của Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch là muốn bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, nhưng Việt Nam phải bảo vệ được quyền lợi dân tộc của mình…" "Nguyên Bộ trưởng Nguyễn Dy Niên, lúc đó là Trưởng đoàn Đàm phán cấp chuyên viên chuẩn bị cho cuộc gặp Thành Đô (3-4/9/1990), nói rằng quan điểm của Việt Nam là trước bàn về bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, sau đó mới bàn về vấn đề Campuchia. Nhưng Trung Quốc phản đối, đòi làm ngược lại".

"Hai bên cãi nhau suốt hơn một ngày, cuối cùng tôi phải điện về nước xin ý kiến. Lãnh đạo cấp cao đã nhượng bộ với quan điểm của Trung Quốc", nguyên Bộ trưởng Nguyễn Dy Niên nói. Khi sắp đến Hội nghị Thành Đô, Đặng Tiểu Bình đã đánh tiếng với lãnh đạo chóp bu của Việt Nam, thông qua Tổng bí thư Đảng cộng sản Lào Kaysone Phomvihane thăm Trung Quốc, rằng Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch "có ý đồ gây rối". Vì quá muốn bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đã đồng ý không để Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch tham dự phái đoàn, mà chỉ cho Thứ trưởng Đinh Nho Liêm tham dự.

"Phía Trung Quốc biết rất rõ Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch là một nhà đàm phán rất giỏi từ Hội nghị Geneva về Lào (1961-1962), đến Hội nghị Paris (giai đoạn 1972-1973), nên nếu ông tham gia Hội nghị Thành Đô, Trung Quốc khó ép Việt Nam phải chấp nhận Giải pháp Đỏ. Chính họ đã gây chia sẽ trong nội bộ cấp cao của chúng ta", nguyên Bộ trưởng Nguyễn Dy Niên đoán chắc.

Một nhà ngoại giao rất có tài năng của Việt Nam như ông Nguyễn Cơ Thạch nhưng trước sự "can thiệp" của "thiên triều", Đảng cộng sản Việt Nam đã sẵn sàng "hy sinh" nhà ngoại giao tài năng này để làm đẹp lòng Bắc Kinh. Nói thế để hiểu vai trò của ngành ngoại giao ở Việt Nam như thế nào.

Câu chuyện ông Trọng đi Bắc Kinh

Năm 2011, khi ông Nguyễn Phú Trọng mới đắc cử Tổng bí thư, đã có ngay chuyến đi ra mắt "thiên triều". Để tạo dấu ấn ngoại giao cho tân Tổng bí thư, Bắc Kinh đã cho người soạn sẵn bản Thỏa thuận về những nguyên tắc giải quyết tranh chấp trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc (2). Điều đáng nói là văn bản này hoàn toàn do Trung Quốc soạn thảo trước, phía Việt Nam chỉ có thể ký vào mà thôi. Thậm chí mấy chuyên gia về luật quốc tế của Bộ ngoại giao Việt Nam muốn vào theo để tham gia đàm phán những điều khoản bảo vệ lợi ích của Việt Nam thì bị đuổi ra ngoài, với lý do đây là do hai Đảng cộng sản quyết định, không có chỗ cho Bộ ngoại giao chen vào. Chính vì vậy, sau này Thỏa thuận này giữa bản tiếng Trung và bản tiếng Việt có một số khác biệt. Bản tiếng Trung ở Điều 4 khẳng định là hai quốc gia sẽ tìm kiếm giải pháp bằng cách "gác tranh chấp cùng khai thác", còn bản tiếng Việt thì ghi là "hợp tác cùng phát triển". Điều này cho thấy vai trò của ngoại giao bị lép vế trước cơ quan ngoại giao của Đảng, mà nhiều khi chính vì vậy, các văn bản mà Đảng cộng sản Việt Nam ký kết với Đảng cộng sản Trung Quốc đã đưa Việt Nam vào thế bất lợi trên rất nhiều lĩnh vực.

Kết luận

Với những "điểm nghẽn" về chế độ đãi ngộ cũng như vai trò tham gia hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam như vậy thì dù ngành ngoại giao Việt Nam có nhiều người tài giỏi đến mấy cũng chỉ có thể "múa tay trong bị" được mà thôi. Vì thế, có khi thời gian tới, người dân Việt Nam lại khám phá thêm được nhiều "thành tích đen tối" của ngoại giao Việt Nam khi chính các cơ quan công quyền khui ra thêm nhiều vụ "ăn bẩn" khác. Cứ như thế liệu thái độ chống cường quyền Bắc Kinh là thật hay lại là các bên diễn trò đây ?

Nguyễn Quang Khai

Nguồn : RFA, 06/02/2022

Tham khảo :

1. https://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/doithoai/30-nam-doi-moi-nhin-tu-nganh-ngoai-giao-ong-nguyen-co-thach-co-phai-la-nguoi-chong-trung-quoc-322982.html

2. https://nhandan.vn/theo-dong-thoi-su/thoa-thuan-ve-nhung-nguyen-tac-co-ban-chi-dao-giai-quyet-van-de-tren-bien-giua-nuoc-cong-hoa-xa-hoi-chu-nghia-viet-nam-va-nuoc-cong-hoa-nhan-dan-trung-hoa-178255/

Additional Info

  • Author Nguyễn Quang Khai
Published in Diễn đàn

Xung đột lính Trung Quốc ném đá vào công nhân Việt Nam xảy ra ở đâu tỉnh nào ?

Nhân Việt TV, 18/01/2022

Cửa khẩu Thiên Bảo trước kia đặt trên sông Lô (Trung Quốc gọi là Khai Hóa Hà). Ngày nay là cửa khẩu đường bộ, kế cận sông Lô.

Mốc giới cắm khu vực này mang số 261, mốc đôi (tức gồm có hai mốc 261(1) và 261(2)), là giao điểm giữa sông Lô và suối Ná La. Khu vực này nổi tiếng qua cuộc chiến tranh "Đông Dương lần thứ ba", cực kỳ đẫm máu, kéo dài từ năm 1984 đến năm 1989.

Tranh chấp khu vực này đến từ lập trường đối nghịch về biên giới giữa hai quốc gia Việt Nam và Trung Quốc. Trận chiến này Trung Quốc chiếm được một số lãnh thổ của Việt Nam (nổi tiếng) rải rác trên biên giới như Giải Âm Sơn, Lão Sơn…

Riêng khu vực cửa khẩu Thiên Bảo, Trung Quốc thành công dời đường biên giới về phía nam, phía hữu ngạn sông Lô, chiếm một đồi đất (tên gọi là Giải Âm sơn) có diện tích khoảng một vài cây số vuông. Phía tả ngạn sông Lô Trung Quốc cũng chiếm một vùng đất khá rộng lớn.

Nguồn : Nhân Việt TV, 18/01/2022

***********************

"Sự cố" lính Trung Quốc ném đá vào công nhân Việt Nam đang làm công tác "kè bờ" xảy ra ở đâu ?

Clip video chuyền qua chuyền lại trên các kênh YouTube từ đầu năm 2022 cho thấy lính Trung Quốc "ném đá" vào xe ủi đất của công nhân Việt Nam khi những người này đang thi công "kè bờ" trên một khúc sông (hay suối) biên giới. Vụ này báo chí quốc tế tiếng Việt có đăng tin. RFA đăng ngày 4 tháng Giêng 2022. VOA đăng ngày 15 tháng Giêng, nhân dịp phỏng vấn nhà nghiên cứu Hà Hoàng Hợp.

Lính biên phòng Trung Quốc ném đá, bắc loa yêu cầu Việt Nam dừng thi công kè biên giới, 04/01/2022 - Youtube RFA tiếng Việt

Vấn đề là mỗi tòa báo "mỗi bên nhìn một phía".

RFA giải thích nguồn gốc của clip Video : "Vụ việc không rõ xảy ra ở đoạn nào ở biên giới, tuy nhiên người đăng tải clip là tài xế xe ben chở đất dạo gần đây cho việc thi công các công trình xây dựng bờ kè biên giới ở Lào Cai".

Bài trên VOA , phỏng vấn nhà nghiên cứu Hà Hoàng Hợp. Ông này khẳng định rằng "sự cố" xảy ra ở Hà Giang.

Dẫn : "Một đoạn video mới đây ghi lại cảnh các binh sĩ Trung Quốc ném đá và chửi bới lăng mạ những công nhân xây dựng không vũ trang của Việt Nam ở tỉnh Hà Giang, khu vực giáp giới với Trung Quốc".

VOA dẫn tấm hình cửa khẩu Thanh Thủy (VN) - Thiên Bảo (Trung Quốc).

Cửa khẩu Thiên Bảo trước kia đặt trên sông Lô (Trung Quốc gọi là Khai Hóa Hà). Ngày nay là cửa khẩu đường bộ, kế cận sông Lô. Mốc giới cắm khu vực này mang số 261, mốc đôi (tức gồm có hai mốc 261(1) và 261(2)), là giao điểm giữa sông Lô và suối Ná La.

Khu vực này nổi tiếng qua cuộc chiến tranh "Đông Dương lần thứ ba", cực kỳ đẫm máu, kéo dài từ năm 1984 đến năm 1989. Tranh chấp khu vực này đến từ lập trường đối nghịch về biên giới giữa hai quốc gia Việt Nam và Trung Quốc.

Trận chiến này Trung Quốc chiếm được một số lãnh thổ của Việt Nam (nổi tiếng) rải rác trên biên giới như Giải Âm Sơn, Lão Sơn… Riêng khu vực cửa khẩu Thiên Bảo, Trung Quốc thành công dời đường biên giới về phía nam, phía hữu ngạn sông Lô, chiếm một đồi đất (tên gọi là Giải Âm sơn) có diện tích khoảng một vài cây số vuông. Phía tả ngạn sông Lô Trung Quốc cũng chiếm một vùng đất khá rộng lớn.

Bản đồ phân giới, dẫn từ Công báo các số 634, 635, 638 và 639 ngày 6 tháng 11 năm 2010. Vùng gạch xanh là đất Việt Nam mất cho Trung Quốc, nếu so sánh theo bản đồ do Sở Địa Dư Đông Dương của Pháp (bản đồ theo công ước Pháp-Thanh 1887). Vùng đất được xác định bởi 3 mốc giới mang số 259, 260 và 261.

VOA dẫn lời ông Hà Hoàng Hợp "Việt Nam và Trung Quốc cho tới nay không thể coi là có "hòa bình", vì dù không có tiếng súng đạn, nhưng hai quốc gia láng giềng lâu nay vẫn ở trong tình trạng "chiến tranh" trên rất nhiều mặt trận".

Ông Hợp còn khẳng định "hành động của binh sĩ Trung Quốc là do "nhận lệnh từ Bắc Kinh".

Ý kiến của ông Hà Hoàng Hợp cho thấy quan hệ hai bên Việt Nam-Trung Quốc căng thẳng, trong lúc tình hình cạnh tranh ảnh hưởng giữa Mỹ và Trung Quốc có vẻ ép buộc các quốc gia trong khối ASEAN phải "chọn bên". Việt Nam có chọn bên hay chưa ? Chuyện gì đã khiến Bắc Kinh phật lòng đến đỗi cho lính "ném đá" về phía Việt Nam, trong vụ "kè bờ", bên bờ phía Việt Nam, ở một con suối biên giới ?

Mọi người có thể tin hay không tin chuyện Bắc Kinh can dự vào chuyện Việt Nam "kè bờ" những con sông, con suối biên giới. Hiệp định phân định biên giới hai bên Việt Nam-Trung Quốc đã ký từ năm 1999. Việc cắm mốc cũng đã hoàn tất từ lâu. Các hiệp ước về việc bảo vệ biên giới cũng đã được ký kết. Bờ sông (suối) bên nào thì thuộc chủ quyền quốc gia bên đó. Mỗi bên có phận sự "kè bờ" để chống lũ, miễn là công việc kè bờ không làm thay đổi dòng chảy (tức thay đổi hướng đi của đường biên giới). Đường biên giới luôn là trung tuyến của dòng sông (hay suối).

Ông Hà Hoàng Hợp so sánh vụ "ném đá" ở biên giới Việt Nam-Trung Quốc với vụ "ném đá" ở biên giới Trung Quốc-Ấn độ theo tôi là hơi bị "so le". Biên giới Việt Nam-Trung Quốc đã được phân định rạch ròi còn biên giới Trung Quốc-Ấn độ thì chưa.

Điều tôi quan tâm là : Có thật vụ "ném đá" này xảy ra ở tỉnh Hà Giang, như ý kiến của ông Hà Hoàng Hợp ?

Bên nào nói đúng ? Lào Cai của RFA hay Hà Giang của VOA ?

Trả lời được câu hỏi ta có thể xác định tính "khả tín" về ý kiến của ông Hà Hoàng Hợp.

Đường biên giới Việt Nam-Trung Quốc có một số đoạn biên giới đi theo trung tuyến dòng chảy của con sông (hay suối). Nhưng cũng có một số đoạn biên giới đi ngược trung tuyến dòng chảy.

Hướng chung đường biên giới là Tây sang Đông. Mốc số 1 cắm tại ngả ba biên giới Việt-Trung Quốc-Lào. Mốc cuối cùng ngoài cửa sông Bắc Luân, số 1378. Một số đoạn biên giới theo hướng chung Đông-Đông Bắc hoặc hướng chung Đông-Đông Nam.

Coi lại clip video của VOA và RFI. Xét "vị trí tương đối" giữa lính Trung Quốc (phía bắc) và công nhân Việt Nam (phía nam). Để ý dòng chảy của con suối đăng trong 2 clip video.

Từ bờ Việt Nam nhìn sang bờ Trung Quốc ta thấy dòng nước chảy "từ phải sang trái". Điều này rất quan trọng để xác định vụ việc xảy ra ở đâu.

Nếu việc "ném đá" xảy ra ở khúc sông mà dòng chảy con sông theo hướng chung từ "đông sang tây". Như vậy dòng sông "chảy ngược".

Chảy ngược bởi vì, nói "sến súa" một chút, "cho tới dòng sông mệt mõi nhứt cuối cùng cũng chảy ra biển cả". Hướng biển của Việt Nam là hướng Đông. Mệt mõi cách nào thì dòng sông cũng phải chảy từ Tây sang Đông.

Ý kiến của cá nhân tôi hôm đầu năm cho rằng "sự cố" ném đá có thể xảy ra trên sông Bắc Luân.

Theo Công ước phân định biên giới Pháp Thanh 1887, hầu như toàn bộ đường biên giới giữa tỉnh Quảng Ninh và Đông Hưng là "đường biên giới nước", là trung tuyến sông Ka long (Bắc Luân) và vài con suối khác. Đường biên giới này có hiệu lực cho đến khi hai bên Việt Nam và Trung Quốc ký Hiệp định phân định biên giới ngày 30 tháng 12 năm 1999 để thay thế. Hiệp ước biên giới 1999 tái khẳng định hiệu lực biên giới cũ 1887.

Chiều dài tổng cộng đoạn "biên giới nước" ở tỉnh Quảng Ninh khoảng 89 cây số.

Lịch sử Việt Nam ghi lại, thời điểm từ 1954 đến 1975, hai bên Việt Nam và Trung Quốc có rất nhiều tranh chấp trong đoạn "biên giới nước" thuộc tỉnh Quảng Ninh. Vì lý do "kè bờ". Việt Nam tố cáo Trung Quốc nhiều lần đơn phương kè bờ bằng bê tông với mục đích chuyển đổi dòng chảy, khiến bên lỡ bên bồi, đem lại lợi ích cho phía Trung Quốc.

Ngay cả sau khi phân định và cắm mốc lại biên giới, tranh chấp do "kè bờ" thường xuyên xảy ra.

Theo đại biểu Đỗ Thị Lan, đơn vị Quảng Ninh, nói tại Quốc hội, dẫn lại từ RFA : "biên giới Việt - Trung tại Móng Cái, Quảng Ninh, hệ thống kè biên giới của chúng ta mới hoàn thành 10%, phía nước bạn đã xây dựng kiên cố và có cống thoát lũ tiết diện lớn xả thẳng ra sông vào mùa mưa làm xói lở bờ sông và thay đổi vị trí tâm điểm xác định ranh giới hai nước".

Dầu vậy "sự cố" lính Trung Quốc ném đá vào công nhân Việt Nam đang làm công tác "kè bờ", theo clip video mà RFA và VOA đã dẫn, địa điểm khó có thể thuộc về tỉnh Quảng Ninh. Tất cả sông và suối biên giới khu vực tỉnh Quảng Ninh đều chảy theo chiều "thuận", từ Tây sang Đông.

Đoạn biên giới này ta có thể loại ra ngoài.

Biên giới tỉnh Lào Cai có đoạn nào là dòng sông "chảy ngược" ?

Theo tôi, "sự cố" ném đá có thể xảy ra ở khúc sông thuộc đoạn biên giới Lào Cai, từ giao điểm Sông Hồng với sông Nậm Thi.

Ta thấy sông Nậm Thi là "sông biên giới" giữa Lào Cai và Vân Nam. Sông này từ thời Pháp thuộc đã được hai bên Pháp-Thanh sử dụng làm "biên giới" hai nước. Hiệp định phân định biên giới trên đất liền ký ngày 30 tháng 12 năm 1999 giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng lấy lại sông Nậm Thi để làm ranh giới. Sông Nậm Thi có đoạn "chảy ngược", từ đông sang tây, hợp lưu với sông Hồng (tại Lào Cai) rồi đổ ra biển.

Theo các biên bản phân giới và cắm mốc (Hiệp ước 30/12/1999), từ cột mốc số 100, là giao điểm sông Hồng và sông Nậm Thi, đến mốc số 106 đường biên giới đi ngược trung tuyến dòng chảy sông Nậm Thi.

Mốc số 106 là giao điểm hai sông Nậm Thi và sông Bá Kết. Vùng khoanh đỏ trong bản đồ là sông Nậm Thi. Ta thấy sông Nậm Thi, trong đoạn này, chảy từ đông sang tây.

Bản đồ giao điểm sông Hồng và sông Nậm Thi trong khoanh đỏ. Biên giới trong đoạn này là sông Hồng và sông Nậm Thi. Sông Hồng chảy về hướng Đông-Nam. Sông Nậm Thi "chảy ngược", hướng chung từ Đông sang Tây.

"Sự cố" cũng có nhiều xác suất xảy ra ở đoạn biên giới thuộc Lào Cai, kế đó một chút trên bản đồ, từ mốc 106 đến mốc 111. Đoạn này biên giới đi ngược trung tuyến dòng chảy sông Bá Kết. Sông Bá Kết chảy theo chiều Bắc xuống Nam-Tây nam.

Cũng thuộc tỉnh Lào Cai, "sự cố" có nhiều xác suất xảy ra tại đoạn biên giới từ mốc 111 đến mốc 112, đường biên giới "ngược trung tuyến dòng chảy một con suối không tên". Suối này cũng chảy theo hướng Bắc xuống Nam.

Ngoài ra, cũng thuộc tỉnh Lào Cai (huyện Mường Khương), từ mốc 163 đến mốc 171 biên giới theo trung tuyến dòng chảy của Sông Xanh, hướng chung Đông-Đông Nam.

Ta thấy thuộc tỉnh Lào Cai, các đoạn biên giới đi ngược sông Nậm Thi, ngược sông Bá Kết hay ngược con suối "không tên"... đều là các đoạn có thể xảy ra "sự cố" ném đá. Ngoại trừ đoạn "biên giới nước", từ mốc 163 đến mốc 171, "sự cố" khó có thể xảy ra vì biên giới xuôi theo trung tuyến dòng chảy.

Còn tỉnh Hà Giang có sông nào tạo thành biên giới ?

Từ mốc 171 đến mốc 172 biên giới đi ngược theo trung tuyến dòng chảy của Sông Chảy, hướng chung Đông, Đông Nam.

Từ mốc 208, biên giới theo trung tuyến dòng chảy "con suối không tên", hướng chung Đông Bắc, qua mốc 209 là giao điểm "con suối không tên" với suối Hồ Pả, rồi xuôi theo dòng chảy suối Hồ Pả đến mốc 210, hướng chung Đông-Đông Bắc.

Từ mốc 216 đến mốc 217 biên giới theo trung tuyến dòng chảy của mương nước Cốc Cái, hướng chung là hướng Đông.

Từ mốc 221 biên giới có một đoạn theo trung tuyến dòng chảy của một "con suối không tên", hướng chung Bắc-Đông Bắc, đến giao điểm suối này với Suối Đỏ là cột mốc 222. Từ mốc 222 biên giới xuôi theo trung tuyến dòng chảy Suối Đỏ, hướng chung Nam-Đông Nam đến mốc 223 và mốc 224.

Từ mốc 224, giao điểm Suối Đỏ với suối Nậm Cư, biên giới đi ngược trung tuyến dòng chảy suối Nậm Cư, hướng chung Bắc-Đông Bắc cho đến mốc 225.

Từ mốc 260 đến mốc 261 biên giới có một đoạn xuôi theo dòng chảy suối Ná La, hướng chung Đông-Bắc. Từ mốc 261 biên giới xuôi theo trung tuyến dòng chảy suối Ná La đến giao điểm giữa suối này với sông Lô, mốc 262.

Từ mốc 428 đường biên giới cs một đoạn theo trung tuyến dòng chảy sô Nho Quế để đến mốc 429.

Trong các đoạn biên giới nước ghi trên thuộc tỉnh Hà Giang, đoạn nào có khả năng xảy ra "sự cố" lính Trung Quốc ném đá ?

Một điều chắc chắn là sự việc không xảy ra tại cửa khẩu Thanh Thủy-Thiên bảo, mặc dầu đây là khu vực "chiến trường" của cuộc chiến "Đông Dương lần thứ ba". Đơn giản vì ở đây đường biên giới xuôi theo trung tuyến dòng chảy suối Ná La, hướng Đông-Bắc.

Sự việc có thể xảy ra ở đoạn từ mốc 224, biên giới đi ngược trung tuyến dòng chảy suối Nậm Cư. Hướng chung biên giới là Bắc-Đông Bắc. Dòng chảy suối Nậm Cư phải là Nam-Tây Nam. Vị trí tương đối lính Trung Quốc là phía Tây-Tây Bắc và công nhân Việt Nam ở phía Đông-Đông Nam. Phía Việt Nam sẽ thấy dòng chảy từ "phải qua trái".

Kết luận lại. Theo tôi nhiều khả năng "sự cố" lính Trung Quốc ném đá vào công nhân Việt Nam đã xảy ra trên biên giới tỉnh Lào Cai. "Thống kê" chiều dài biên giới "đi ngược trung tuyến dòng chảy" cho thấy vùng Lào Cai "nhiều" cây số hơn vùng Hà Giang.

Nhưng dầu thế nào thì sự im lặng của nhà cầm quyền Việt Nam trên các vấn đề chủ quyền lãnh thổ, hải phận biển đảo… là không phù hợp. Chỉ một "sự cố" ném đá trên biên giới người ta có thể suy diễn ra thành một tranh chấp "đổ máu", tương tự vụ "ném đá chết người" giữa Ấn độ và Trung Quốc nhiều tháng trước.

Trên VOA ông Hà Hoàng Hợp còn tiết lộ những tin "giật gân", cho rằng vụ lính Trung Quốc ném đá là "nhận được lệnh từ Bắc Kinh". Càng "giật gân" khi ông Hợp cho rằng Việt Nam và Trung Quốc "vẫn còn trong tình trạng chiến tranh", trên "nhiều mặt trận".

Theo tôi để tránh tình trạng suy diễn, nhà cầm quyền Việt Nam cần loan tải những tin tức trung thực. Mù mờ là một "chiến lược đấu tranh" nhưng việc dấu nhẹm tin tức thì không phải là hành vi khôn ngoan.

Để việc "chọn phe" được chính xác, người phân tích thời sự cần những dữ kiện trung thực.

Trương Nhân Tuấn

Nguồn : Facebook. nhantuan.truong, 17/01/2022

************************

Biên gii Vit-Trung : Hết chn ca khu đến ‘ném đá’, Trung Quc đang làm gì vi Vit Nam ?

Mt đon video mi đây ghi li cnh các binh sĩ Trung Quc ném đá và chi bi lăng m nhng công nhân xây dng không vũ trang ca Vit Nam tnh Hà Giang, khu vc giáp gii vi Trung Quc. S kin din ra gia bi cnh xut khu nông sn ca Vit Nam đang b điêu đng khi hàng ngàn xe ti ch nông sn b tc nghn nhiu tun l biên gii vì chính sách phòng dch mi ca Trung Quc.

biengioi2

Biên phòng Trung Quc tại cửa khẩu Thiên Bảo (phía Trung Quốc) - Thanh Thủy (tỉnh Hà Giang, Việt Nam).

Đon video do tài khon tên "Lee Ann Quan" đăng lên trang Twitter vào ngày 3/1 cho thy hàng chc lính Trung Quc đang ném đá v phía nhng chiếc xe xúc đt được cho biết là ca nhóm công nhân Vit Nam đang làm công trình dc b sông phía Vit Nam đ chng xói l.

Nhn đnh v s vic, Tiến sĩ Hà Hoàng Hp, mt nhà nghiên cu cao cp khách mi thuc Vin ISEAS (Vin Nghiên cu Đông Nam Á) ca Singapore, nói vi VOA rng có th khng đnh hành đng ca binh sĩ Trung Quc là do "nhn lnh t Bc Kinh".

Ông cho biết thêm : "Trung Quc h không đng ý cho công nhân Vit Nam đp ch b bên này ca sui nước. Lý do ca h là nó s cn dòng nước và (làm cho) dòng nước chy v phía b ca Trung Quc, làm xói b phía Trung Quc và làm đ hàng rào mà Trung Quc xây đó. H nói rt rõ và còn trưng c khu hiu phn đi bng tiếng Vit ln tiếng Trung Quc".

Phía Vit Nam sau đó đã gii thích rng vic đp b không nh hưởng đến Trung Quc và tiếp tc làm công trình nên dn đến v "ném đá" trên, vn theo Tiến sĩ Hà Hoàng Hp.

"Phía bên kia, Trung Quc h nói không được thì h đưa người dân ra biu tình, đ đo, nhưng cũng không được na thì h ném đá. H không ném vào công nhân Vit Nam nhưng h ném vào my chiếc xe xúc. Không mt người Vit Nam nào b thương c" - Tiến sĩ Hà Hoàng Hp cho biết.

Hành đng "ném đá" ca người Trung Quc đi vi Vit Nam, theo ông, ging ht như nhng gì đã din trong giai đon đu cuc xung đt biên gii gia Trung Quc và n Đ.

"Lúc đu, người Trung Quc ch ném đá vào các lu ca người n Đ biên gii thôi, là nhng lu không có người, nhng lu mà lính n Đ tr thc phm, go, thc ăn và my con heo Nhưng sau đó (xung đt) tăng lên rt nhanh, (Trung Quc) bt đu ném vào nhng lu mà lính (n Đ) , ri ném đá vào nhau, đánh nhau, đy nhau xung vc chết" - Tiến sĩ Hà Hoàng Hp nói, đng thi cho rng đây là mt du hiu "không tt", mc dù kh năng xy ra xung đt vũ trang như trong trường hp ca n Đ là không cao, "nhưng không phi là không có".

Theo nhn đnh ca nhà nghiên cu ca Vin ISEAS, Vit Nam và Trung Quc cho ti nay không th coi là có "hòa bình", vì dù không có tiếng súng đn, nhưng hai quc gia láng ging lâu nay vn trong tình trng "chiến tranh" trên rt nhiu mt trn.

"Không đánh nhau bng súng đn, mà đánh nhau th nht là bng thông tin : chiến tranh thông tin" -Tiến sĩ Hà Hoàng Hp nói. Ông dn chng s vic gn nht xy ra trong tun này là mt Vin trưởng Vin Nghiên cu Bin Đông ca chính quyn Trung Quc đã đăng mt bài viết trên nht báo ln nht ca nước này là t "Trung Quc Ngày Nay", nói rng dân binh bin Vit Nam đã đóng các tàu st 400 tn, thay vì tàu g truyn thng, trong đó có trang b vũ khí như vòi rng, súng, máy bn cung và thm chí hành đng như cướp bin, đánh cướp và đe dọa tàu cá ca các nước khác.

"H vu khng Vit Nam, và đy là chuyn đơn gin nht ca chiến tranh thông tin" - Tiến sĩ Hà Hoàng Hp nói.

Mt cuc chiến khác "rt mnh" cũng đang xy ra gia Vit Nam và Trung Quc là cuc chiến không gian mng. Hàng chc ngàn cuc tn công t bên ngoài, mà ch yếu là t Trung Quc, vào các mng lưới máy tính ca Vit Nam mi tun là mt dn chng, vn theo Tiến sĩ Hà Hoàng Hp.

Mt đim khá đc trưng là Trung Quc thường áp dng "chiến thut vùng xám" trong các cuc chiến trên mi lĩnh vc đi vi Vit Nam, t vic đưa các tàu gi là "tàu nghiên cu" đi ngang dc các vùng bin mà Vit Nam tuyên b ch quyn cho đến s kin gn đây là dùng chính sách "Zero Covid", mà Tiến sĩ Hà Hoàng Hp nói là mt "lý do di trá" đ bin minh cho các hành đng gây sc ép ca Bc Kinh nhm chn đng khu vc biên gii, gây điêu đng cho nông sn Vit Nam.

Tu trung li, nhng hành đng trên thc tế cho thy Trung Quc có mt kế hoch tn công tng hp và cht ch trên mi lĩnh vc nhm vào các quc gia láng ging có tranh chp ch quyn vi h, đc bit là Vit Nam.

Riêng trong lĩnh vc biên mu, ngoài các lý do theo kiu "kiếm c" ca Trung Quc, Tiến sĩ Hà Hoàng Hp cho rng phía Vit Nam cũng cn phi nhìn nhn và điu chnh cung cách làm ăn kinh doanh ca mình cho phù hp vi các tiêu chun quc tế, đ có th đi phó vi mt Trung Quc "rt chu khó hc hi" các quy đnh quc tế k t sau khi nước này được vào T chc Thương mi Quc tế (WTO).

Ông nói : "T phía Vit Nam cũng phi nhìn thy rng mình cn phi hc và thc hin các quy chế thương mi, t cht lượng hàng hóa cho đến v sinh, tiêu chun ký như thế nào thì phi làm đúng như thế, ch không phi sang đó ri cười vi nhau ri bo Gim giá ri ông mua đi cho tôi. Không phi thế !".

Tuy nhiên, Tiến sĩ Hà Hoàng Hp lưu ý ngay c khi các doanh nghip Vit Nam thc hin nghiêm chnh theo các tiêu chun thương mi quc tế, thì vn không loi tr kh năng phía Trung Quc tiếp tc dùng các chiêu trò đ gây sc ép và làm thit hi cho Vit Nam.

Khánh An

Nguồn : VOA, 15/01/2022

Additional Info

  • Author Nhân Việt TV, Trương Nhân Tuấn, Khánh An
Published in Diễn đàn