Vừa có bước đột phá xong với Mỹ, ông Trọng và bộ sậu lại phải đối đầu với một thách thức mới. Chủ tịch Tập Cận Bình nhận lời mời thăm Việt Nam nhưng đòi phải "nâng cấp" bang giao Trung – Việt lên "tầm cao mới".
Trong khó khăn ấy, càng phải thấy CSP Việt – Mỹ sẽ là cơ hội mang lại thế trung lập và tự cường cho đất nước. Việt Nam tự cường sẽ có lợi cho bản thân mà cũng đồng thời có lợi cho Mỹ và các đối tác.
Tái cơ cấu cấp cao vẫn vướng mắc
Ngày 8/10/2023, bế mạc Hội nghị Trung ương 8, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ : "Quy hoạch xong Ban Chấp hành trung ương mới làm quy hoạch Bộ Chính trị, Ban Bí thư". Nhưng đồng thời Tổng bí thư cũng lại nói : "Lấy quy hoạch Ban chấp hành trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước làm cơ sở cho công tác nhân sự Ban chấp hành trung ương Đảng tại Đại hội lần thứ 14" (1).Vậy chốt lại thì công đoạn nào là khâu cơ sở ? Cách lập luận như "gà mắc tóc" này phản ánh "quy hoạch Ban chấp hành trung ương khóa 14" như một nội dung quan trọng của khóa họp vừa qua đang dang dở. Sự rối rắm này còn thể hiện ở chỗ, sau Hội nghị, Tổng bí thư Trọng vẫn không thành công trong việc tái cơ cấu Bộ tứ. Tại khai mạc hôm 6/10, Tổng bí thư giáo đầu thế này : "Hội nghị lần này xem xét, quyết định nhiều vấn đề trọng đại, phức tạp, nhạy cảm, có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa 13 từ nay đến hết nhiệm kỳ" (2).
"Nhiều vấn đề trọng đại, phức tạp, nhạy cảm…" nhưng kết quả cuối cùng chỉ thấy Hội nghị bổ sung được duy nhất Trưởng ban Đối ngoại Lê Hoài Trung vào Ban bí thư. Chuyện này mọi người đã dự báo trước. "Đối ngoại" Đảng lập thành tích "nổi trội" hơn Ngoại giao trong vụ dàn xếp chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Mỹ Biden, đặc biệt là cú đột phá vượt cấp quan hệ Việt – Mỹ lên CSP. Còn các việc "phức tạp, nhạy cảm" khác ? Ghế Phạm Minh Chính vẫn vững vàng, tuy người tiếp quản vị trí của ông Chính thời Quảng Ninh là Nguyễn Văn Đọc vừa bị đánh te tua. Kế hoạch "trám" hai chỗ trống khác do Nguyễn Xuân Phúc và Phạm Bình Minh để lại cũng không thành công. Đặc biệt việc bỏ phiếu đối với tân Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vào Bộ Chính trị cũng thất bại !Điều này cho thấy, tuy "credit" của Tổng Trọng ở kỳ họp này có cao hơn các kỳ họp trước (do đột phá trong quan hệ với Mỹ), nhưng riêng về vấn đề nhân sự , không phải ông muốn mà được. Và cũng với cái đà ấy, việc "trục" Tô Lâm khỏi Bộ Công an để cho Phan Đình Trạc "trám" vào đấy, theo dự kiến của Tổng bí thư, cũng không đạt được.
"Cái uy" của Tổng Trọng lần này đã bị sứt mẻ khá nhiều thể hiện ngay ở bài báo "vô tiền khoáng hậu" trên trang mạng của VOV (Đài Tiếng nói Việt Nam) ngày 5/10/2023. Bài viết bắt đầu bằng câu chuyện cụ thể : "Gần đây nhất, việc Ban chấp hành trung ương cách tất cả các chức vụ trong Đảng đối với ông Lê Đức Thọ (Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre) hay cho thôi giữ chức vụ Ủy viên Trung ương Đảng khóa 13 đối với ông Điểu K'ré – Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Đắk Nôngđã cho thấy quy trình chặt chẽ nhưng vẫn còn lỗ hổng". Liền đó là phê phán :"Ở nhiều nhiệm kỳ vừa qua, nhiều cán bộ không đủ đức, đủ tài vẫn lọt vào Ban Chấp hành Trung ương". Phó Giáo sư Tiến sĩ Lê Minh Thông, Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương thì cho rằng, quy trình (của ông Trọng) có thể đúng nhưng thực hiện máy móc, hoặc quy trình về kỹ thuật là đúng nhưng triển khai trong những bối cảnh khác nhau cũng không mang lại kết quả mong muốn.Quy trình đúng chỉ phát huy hiệu quả… trong đó không thể thiếu yếu tố rõ ràng, minh bạch của công tác tổ ch ức cán bộ (3).Mà công tác này thì Tổng bí thư là người "đứng mũi chịu sào".
Đối phó với thách thức mới
Vừa có bước đột phá xong với Mỹ, ông Trọng và bộ sậu lại phải đối đầu với một thách thức mới. Chủ tịch Tập Cận Bình nhận lời mời thăm Việt Nam nhưng đòi phải "nâng cấp" bang giao Trung – Việt lên "tầm cao mới". Theo truyền thông quốc tế, Trung Quốc đang tìm cách đặt 800 phòng tại các khách sạn sang nhất ở thủ đô Hà Nội, một cách trưng diễn kiểu "thiên hạ đệ nhất đoàn", phù hợp với chuyến thăm cấp nhà nước của đại quốc (4). Tuy nhiên, có một số yêu cầu của ông Tập gây khó cho ông Trọng.Thứ nhất là lần này, Trung Quốc sẽ yêu cầu Việt Nam khẳng định dứt khoát, cụm từ "cộng đồng có chung vận mệnh" (community of shared destiny/ CSD) phải được ghi rõ vào Tuyên bố chung. Đây là thành tố quan trọng trong "tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thời đại mới", đồng thời, theo quan niệm của Bắc Kinh, CSD sẽ là "sự nâng cấp" bang giao Trung – Việt, và nó sẽ cao hơn CSP với Mỹ. Trước nay, Việt Nam thận trọng khi đư a cụm từ này vào các văn kiện và thường dùng các uyển ngữ khác nhau để tránh "dây thòng lọng" này. Thứ hai là Trung Quốc sẽ yêu cầu Việt Nam phải tái khẳng định việc tham gia vào đại chiến lược "Vành đai con đường" (BRI). Đấy là chưa nói tới hàng loạt các yêu cầu "khó nuốt" khác mà các nhóm văn kiện giữa hai bên sẽ phải vật vã từ nay cho đến khi tân-cựu Ngoại trưởng Vương Nghị sang Hà Nội vào giữa tháng này để "chốt" mọi văn bản sẽ ký.
Yêu cầu "nhạy cảm" khác là khả năng Trung Quốc sẽ đòi Hà Nội phải hưởng ứng các "sáng kiến thế kỷ" mà ông Tập từng PR tại các diễn đàn quốc tế. Đó là GSI, GDI, GCI (Sáng kiến về An ninh, Phát triển và Văn minh toàn cầu). Đòi hỏi nâng "tầm cao mới" này đối với bang giao Trung – Việt cắc cớ ở chỗ, tất cả những thứ ấy đều là trụ cột của "Trật tự Trung Hoa", một kiểu bá quyền mới trên bộ khung cũ của bang giao giữa thiên triều và thuộc quốc. Hơn nữa, Trung Quốc không hề dấu diếm, với Trật tự này, Bắc Kinh quyết tâm loại Mỹ ra khỏi Thái Bình Dương, trước hết là đẩy ra khỏi Biển Đông. Trong khi đó, Việt Nam vừa trở thành "đối tác mới nổi" của thế giới dân chủ trong không gian Ấn Thái Dương tự do và rộng mở (FOIP). Cùng với Mỹ, các nước khác là Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc… đều có quy chế "đối tác chiến lược toàn diện" (CSP) với Hà Nội.Liệu "ngoại giao cây tre" sẽ còn hữu hiệu ? Đã có phân tích thấu đáo cho thấy, Hà N ội cần đột phá tiếp, nếu không, thành tích ngoại giao khó khăn lắm vừa đạt được dễ bị vô hiệu hóa. Bởi vì, cổ nhân nói không sai, hãy cho tôi biết anh chơi với ai, tôi sẽ nói anh là người thế nào. "Tre pheo" gì mặc lòng, cũng không che giấu được thực chất quan hệ (5).
Đánh giá tình hình quốc tế, cũng như quốc nội của kỳ họp lần này tuy nằm rải rác ở từng nội dung, nhưng khi tổng kết Hội nghị, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, thế giới hiện đang có nhiều biến động nhanh chóng, phức tạp, khó lường, chưa từng có tiền lệ : trong nước thì gặp nhiều khó khăn, thách thức bất thường, phức tạp hơn nhiều so với dự báo. Ngày 8/10 hôm nay, theo trang mạng VnExpress, năm tới, Chính phủ dự kiến phải đi vay hơn 676.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 27,5 tỷ USD, để bù đắp bội chi, trả nợ gốc và vay về cho vay lại (6). Trong khó khăn ấy, càng phải thấy CSP Việt – Mỹ sẽ là cơ hội mang lại thế trung lập và tự cường cho đất nước. Việt Nam tự cường sẽ có lợi cho bản thân mà cũng đồng thời có lợi cho Mỹ và các đối tác. CSP Việt – Mỹ lần này là đòi hỏi tất yếu và khách quan, không thể có chuyện "tuồng – kịch" ở đây. Nếu vị thế bết bát, Đảng sẽ mất tính chính danh, quốc gia sẽ không hội đủ tiềm lực làm ăn với các đối tác, đặc biệt là để đối trọng với Trung Quốc. "Noel một năm chỉ đến một lần…".
(6) https://vnexpress.net/chinh-phu-tinh-vay-gan-680-000-ty-dong-nam-2024-4662180.html
Đến hẹn lại lên, Hội nghị Trung ương 8 (Trung ương 8) giữa hai kỳ Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam sẽ diễn ra từ ngày 2/10 (hôm nay) cho đến ngày 8/10/2023. Về thời điểm, Hội nghị này diễn ra cũng đúng vào ngày 2/10 cách đây 5 năm (2018). Hồi bấy giờ, xã hội Việt Nam từng háo hức "ngóng" một luồng gió "sáp nhập" từ thượng tầng quyền lực để kích hoạt một chuyển động dân chủ từ dưới lên (bottom-up). Nhưng rồi "cái lồng quyền lực" từ bấy đến nay vẫn bất động (1).
Vượt lên sự phân hóa trong nội bộ Đảng để nâng bang giao với Mỹ lên "Đối tác Chiến lược Toàn diện" (CSP), Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có thể tự hào vì đã ghi được mốc son trong lịch sử.
Trung ương 8 chưa công bố nghị trình, nhưng dư luận đã râm ran về một số điểm nổi bật, và đấy cũng có thể là một trong những nội dung chính :thứ nhất là "trảm tướng" ; thứ hai là chuẩn bị nhân sự cho Đại hội 14 ; và thứ ba là bỏ phiếu tín nhiệm. Trung ương sẽ lấy phiếu tín nhiệm đối với một số vị lãnh đạo, gồm 44 chức danh, trong đó có Phạm Minh Chính, Vương Đình Huệ và thêm những vị nào đến tuổi hưu. Riêng Võ Văn Thưởng có thể được miễn bị lấy phiếu vì mới nhậm chức. Ai mà số phiếu tín nhiệm không được cho là đủ cao thì sẽ phải chuẩn bị "về vườn", không hy vọng sẽ được tham gia nhiệm kỳ tiếp.
Về các vụ "trảm tướng" lần này có khá nhiều "củi gộc". Ba vụ tày đình nhất là Trịnh Văn Chiến, Lê Đức Thọ và Nguyễn Văn Đọc. Chiến nguyên là Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa. Cùng với Chiến, gần như toàn bộ Ban lãnh đạo tỉnh đều "dính chàm". Tội của Chiến là do vi phạm về đạo đức, lối sống và dính tham nhũng hàng trăm tỷ từ Tập đoàn FLC (Chủ tich Tập đoàn hiện trong tù) (2). Lê Đức Thọ là đương kim Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre cùng với một số tay chân bị lên "thớt". Ông Bí thư này bị tố có khối tài sản lên đến hàng ngàn tỷ đồng (3). Điều khôi hài là Lê Đức Thọ thanh minh với Bộ Chính trị rằng, tài sản của ông còn thua xa khối tài sản của Chánh văn phong Lê Minh Hưng, cựu Chủ tịch Ngân hàng Nhà nước và là đương kim Chánh Văn phòng Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (4). Nguyễn Văn Đọc nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quảng Ninh, cùng nhiều cán bộ tỉnh bị đề nghị kỷ luật do cá c sai phạm liên quan đến Công ty AIC và Tập đoàn FLC (5).
Ông Nguyễn Phú Trọng và các lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII. Ảnh : TTXVN
Hội nghị Trung ương 8 được cho sẽ phê chuẩn danh sách quy hoạch nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa 14, theo đề cử của các cấp. Đây là "đầu vào" mới cho Đại hội vào năm 2026. Diện được quy hoạch gồm các bí thư tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy khối trực thuộc trung ương, Bộ trưởng và tương đương là các phó bí thư, Chủ tịch UBND, HĐND, trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, thành, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, cấp phó ban, bộ ngành, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị xã hội, cơ quan đơn vị trung ương, tư lệnh, chính ủy cấp quân khu. Hội nghị 8 cũng sẽ bầu các Trưởng Tiểu ban phục vụ cho Đại hội 14 (6). Kết thúc Hội nghị Trung ương 8 khóa 13, các đại biểu sẽ nghỉ ngơi ít ngày để rồi sẽ "diễn kịch" tiếp tại Quốc hội. Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 15 sẽ khai mạc vào ngày 23/10 và dự kiến bế mạc vào ngày 29/11/2023. Kỳ họp chia làm 2 đợt, đợt 1 từ ngày 23/10 đến ngày 10/11 ; đợt 2 từ ngày 20/11 đến ngày 29/11/2023.
Việc tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với 44 chức danh lãnh đạo khá đụng chạm. Trong này có Phạm Minh Chính, Vương Đình Huệ và một số vị khác đang ở danh sách chờ về hưu. 44 chức danh này là những vị từng được Quốc hội bầu và phê chuẩn (7). Có thể sẽ có ngoại trừ đối với các nhân sự mới nhậm chức như Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, hai Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Trần Lưu Quang, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Đặng Quốc Khánh và Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính và Ngân sách Lê Quang Mạnh. Một Ban chấp hành Trung ương trước đây từng được ca tụng là "đội ngũ ưu tú", là "tinh hoa của đảng", nay đang tả tơi như "áo vũ cơ hàn" mà không thấy ai đứng ra nhận trách nhiệm (8). Rất nhiều Trung ương Ủy viên không đăng đàn, nhưng ngầm hướng chỉ trích, quy "trách nhiệm người đứng đầu" thuộc về Nguyễn Phú Trọng, bởi ông là Tổng bí thư Đảng cộng sản và là Trưởng Tiểu ban nhân sự của hai khóa 12 và 13.
Ba đảng viên "tinh hoa" Chiến – Thọ – Đọc cùng với các lâu la của họ lần này đang gây cho Tổng bí thư và Ban chấp hành trung ương rất nhiều phiền não. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là lãnh tụ tối cao của Đảng, luôn kêu gọi phải khách quan, đặc biệt là phải rất tỉnh táo, tinh tường trong lựa chọn nhân sự cho khóa 13 và nay sẽ là khóa 14. Tổng bí thư còn thuyết giảng, "đừng nhìn gà hóa cuốc", "đừng thấy đỏ tưởng chín", "đừng chỉ thấy cái mã bên ngoài, nó che đậy mất cái sơ sài bên trong"… Nhưng như thực tế đã phơi bày, Tổng bí thư đã lựa chọn đội ngũ của Đảng "quá xuất sắc" như thế, để đến hôm nay đảng viên và người dân trong nước có thể nhìn thấy rõ bộ mặt nhân sự "tinh tú" chủ chốt từ địa phương đến cung đình, đều là các ê-kíp tham lam vô độ, ăn cắp thậm chí là ăn cướp trắng trợn… Tính đến thời điểm hiện nay, Ban chấp hành trung ương khóa 13 mới đi được gần nửa đoạn đường. Nhưng từ 180 ủy viên chính thức, hiện chỉ còn 167 ủy viên. Đã c ó 13 ủy viên "đứt gánh" nửa đường, trong đó có 2 ủy viên Bộ Chính trị. Qua các cuộc chiến tranh ác liệt trước đây cũng chưa bao giờ Đảng từng bị tổn thất cán bộ lãnh đạo nặng nề như thế.
Trung ườn 8 lần này đặc biệt "nóng" đối với cả Tổng bí thư lẫn Thủ tướng. Vượt lên sự phân hóa trong nội bộ Đảng để nâng bang giao với Mỹ lên "Đối tác Chiến lược Toàn diện" (CSP), Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có thể tự hào vì đã ghi được mốc son trong lịch sử. Nhưng ông Tổng cũng đang bị tai tiếng về cái gọi là "đội ngũ tinh hoa" do đích thân ông lựa chọn từ các Đại hội 11, 12 và 13. Phạm Minh Chính tuy tỏ ra năng động và xốc vác nhưng thành tích lãnh đạo kinh tế của Thủ tướng khá bết bát, cộng thêm cái xì-căng-đan về vụ Madam Nhàn AIC khiến ông cũng xấc bấc xang bang.
Sau Trung ương 8, nếu Tổng bí thư Trọng không "tái cấu trúc" được một Bộ tứ như ý thì vẫn chưa an tâm "rời lưng hổ". Trung ương 8 có thể xử hàng loạt các "đồng chí đã bị lộ" để rồi, sau khi tước hết mọi cương vị, Tổng bí thư sẽ chất họ "vào lò bát quái".
Trần Đông A
Nguồn : VOA, 02/12023
Chú thích :
(1) https://www.bbc.com/vietnamese/forum-45711003
(2) https://vtc.vn/bo-chinh-tri-de-nghi-ky-luat-nguyen-bi-thu-thanh-hoa-trinh-van-chien-ar809082.html
(4) https://www.youtube.com/watch?v=ugxC0JUxtrg
(8) https://baotiengdan.com/2023/09/29/hoi-nghi-trung-uong-8-cua-dang-csvn-va-nhung-bat-ngo/