Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Ông Nguyễn Phú Trọng muốn trao ghế Phó Thủ Tướng thường trực cho ai nếu Trương Hòa Bình rút đi ?

Trường hợp ông Trương Hòa Bình là một trường hợp rất bất thường. Nó không theo khuôn mẫu nào cả. Việc Đảng cộng sản chà đạp luật pháp là việc làm quen thuộc của họ. Tuy nhiên việc chà đạp luật lệ của đảng thì ít gặp hơn. Khi trung ương đấu đá khốc liệt thì họ thường xé rào và phá vỡ mọi quy tắc cản đường họ.

truonghoabinh1

Ông Trương Hòa Bình, cố bám ghế ?

Việc ông Trương Hòa Bình rớt ủy viên bộ chính trị mà còn tại vị phó thủ tướng thường trực cho thấy, vị trí này sẽ không yên ổn. Ghế ngồi của Trương Hòa Bình sẽ gặp sóng to gió lớn trong những ngày sắp tới. Chưa chi mà Nguyễn Phú Trọng có tham vọng kiểm soát Phạm Minh Chính rồi. Nói theo ngôn ngữ bóng đá thì ông Nguyễn Phú Trọng cho kèm cặp Phạm Minh Chính sát quá. Như cầu thủ bị kèm sát thì tiền đạo dù có hay cũng khó mà ghi bàn được.

Việc ông Trương Hòa Bình sẽ rời ghế phó thủ tướng quyền lực chỉ là vấn đề thời gian, có thể ngay trong năm 2021 và cũng có thể vào giữa nhiệm kỳ, không ai có thể đoán định được. Nó cũng tựa như bóng đá vậy, không ai có thể dự đoán nổi khi nào cầu thủ sẽ ghi bàn cả.

Chính trường Việt Nam từ khi diễn ra đại hội 13 có khá nhiều bất ngờ, mà đặc biệt là các vị trí trong chính phủ, nó xáo trộn liên tục. Ban đầu là dự tính Nguyễn Hòa Bình về chính phủ làm phó thủ tướng, nhưng sau đó lại thay đổi, ông Nguyễn Hòa Bình vẫn ngồi ghế chánh án tòa án nhân dân tối cao với chức ủy viên Bộ Chính trị. Sau đó có tin ông Lương Cường sẽ vào Quốc hội nhưng cuối cùng ông Lương Cường lại ngội lại chiếc ghế cũ, chiếc ghế chỉ dành cho ủy viên trung ương đảng. Tiếp theo là ông Trương Hòa Bình, ai cũng nghĩ là chắc chắn về vườn nhưng phút chót lại bám được ghế.

Quan những chuyển biến bất thường như vậy, cho thấy tuy thời điểm kết thúc ăn chia theo quy định đã qua nhưng chuyện ăn chia không đều mà đấu nhau vẫn còn đang tiếp diễn. Chính trường Việt Nam sẽ hứa hẹn nhiều pha gay cấn.

Ai là người đang nhắm vào ghế phó thủ tướng thường trực ?

Phải khẳng định chắc chắn, người nhắm vào ghế phó thủ tướng thường trực phải là ủy viên bộ chính trị. Vì vậy trong 4 phó thủ tướng còn lại chỉ duy nhất ông Phạm Bình Minh là người có đủ tư cách cạnh tranh một xuất. Ngoài ra, còn có hai người nữa đang là ủy viên Bộ Chính trị nhưng ngồi không đúng chỗ hoàn toàn có khả năng trám vào ghế mà ông Trương Hòa Bình để lại.

Hai người ngồi không đúng chỗ ấy là, Nguyễn Hòa Bình đang là chánh án tòa nán nhân dân tối cao và Lương Cường đang là chủ nhiệm tổng cục chính trị. Cả 3 người này đều có thể, tuy nhiên thứ tư ưu tiên là ứng viên số một phải là ông Phạm Bình Minh, ứng viên số hai phải là ông Nguyễn Hòa Bình, và ứng viên số ba là ông Lương Cường.

Nhiều người cho rằng, ông Trương Hòa Bình phải đợi đến ngày 13/4/2021 ông mới nghỉ hưu vì đó là ngày sinh nhật của ông, trong khi đó bầu phó thủ tướng là ngày 8/4 nên lúc bầu ông Trương Hòa Bình vẫn chưa đủ tuổi nghỉ hưu. Chính vì vậy nhiều người cho rằng, đến hội nghị Trung ương 3 của trung ương đảng khóa 13 này thì người ta sẽ chọn phó thủ tướng thường trực mới thay cho ông Trương Hòa Bình và sau đó kỳ họp quốc hội đầu tiên khóa 15 sẽ bầu người thay thế ông Trương Hòa Bình theo hình thức. Cách lập luận này không ổn, vì thực chất điều lệ đảng chỉ quy định ứng viên tái cử ủy viên bộ chính trị không quá 65 tuổi ngay tại thời điểm quốc hội chuẩn thuận danh sách nội các thôi, còn sau đó là không tính.

Thực ra hiện nay trong Bộ Chính trị có hai người quá tuổi quy định vẫn tái cử là ông Nguyễn Phú Trọng và ông Nguyễn Xuân Phúc đang làm gương xấu đấy.

Đã mất chức ủy viên bộ chính trị mà còn bám được ghế thì chứng tỏ bàn tay của ông Trương Hòa Bình sẽ bám chắc hơn, ông sẽ không buông nếu áp lực không đủ mạnh.

Khả năng nào cho Phạm Bình Minh ?

Trường hợp của ông Phạm Bình Minh là khá chua chát, ông Phạm Bình Minh được xem như nắm được vàng mà để vàng rơi. Ở Chính Phủ, ngoài 2 ủy viên bộ chính trị nắm bộ quốc phòng và bộ công an thì chỉ còn có một mình Phạm Bình Minh là ủy viên bộ chính trị. Việc sắp xếp ghế phó thủ tướng thường trực tưởng như đã đâu vào đấy, nhưng cuối cùng lại vuột mất vào phút chót.

Phạm Bình Minh sinh ngày 26 tháng 3 năm 1959, hiện nay ông 62 tuổi còn thừa đến 3 tuổi để có thể ở lại Bộ Chính trị. Cái yếu điểm duy nhất của ông là chỉ giỏi ngoại giao không có kinh nghiệp quản lý đa ngành như vai trò của phó thủ tướng cần.

Cho đến giờ người ta cũng chưa rõ Phạm Bình Minh thuộc phe nào. Ông đi lên nhờ lý lịch đỏ của cha và biết vâng lời ông Nguyễn Phú Trọng phải nhường nhịn Bắc Kinh. Tuy nhiên biết vâng lời ông Trọng chưa chắc gì được ông Trọng sủng ái. Ông Trọng chỉ sủng ái những ai vừa vâng lời vừa giúp ông Trọng chiến với đối thủ chính trị khác. Ví dụ như Nguyễn Bá Thanh mà không bị hạ độc thì có thể nói đến bây giờ Nguyễn Bá Thanh đã là công thần trong mắt ông Nguyễn Phú Trọng rồi. Đấy là mẫu người mà ông Nguyễn Phú Trọng cần thực sự, còn ấn tượng của Phạm Bình Minh thì khá nhạt nhòa, đấu đá không giỏi thì khó mà được ông Nguyễn Phú Trọng trọng dụng. Có thể nói, ông Phạm Bình Minh đang ở rất gần chiếc ghế phó thủ tướng thường trực nhưng ông Minh là con người mà cả Nguyễn Phú Trọng và Phạm Minh Chính không ưng ý cho lắm.

truonghoabinh2

Phạm Bình Minh đã cầm vàng mà để vàng rơi

Tuy nhiên, ông Phạm Bình Minh cũng có thế mạnh, đó là ông đã qua hai nhiệm kỳ làm phó thủ tướng, trong khi hai ứng cử viên kia chưa một ngày làm chức vụ này. Ông Nguyễn Hòa Bình thì đã từng làm trong ngành công an, viện kiểm sát và ngành tòa án. Vì thế xét về điều kiện tổng hợp thì Phạm Bình Minh vẫn hơn.

Hiện nay chức vụ của ông Phạm Bình Minh chỉ ngang bằng chức vụ của cha ông khi còn tại vị. Những tưởng Phạm Bình Minh vượt mặt cha nhưng ông đã không làm được. Có lẽ chính điều này mà nó thúc đẩy ông Phạm Bình Minh bằng mọi giá phải chiếm lấy chiếc ghế thứ hai trong chính phủ.

Lý lịch ông Phạm Bình Minh có chút tì vết, đó là cha của ông – ông Nguyễn Cơ Thạch có tư tướng không thuần phục Trung Quốc nên bị đảng cho nghỉ hưu sớm. Tuy nhiên nhiều người cho rằng, ông Phạm Bình Minh đã khắc phục được điều này khi chính ông đã rất vâng lời ông Trọng trong chính sách ngoại giao.

Khả năng nào cho hai ứng cử viên còn lại ?

Với trường hợp ông Nguyễn Hòa Bình thì có thể nói ông này là mẫu người lí tưởng cho cả ông Nguyễn Phú Trọng và Phạm Minh Chính. Ông này rất giỏi chà đạp luật pháp và quyết theo lệnh cấp trên. Tuy nhiên mẫu người ông Nguyễn Hòa Bình tuy rất có ích cho người nào muốn sử dụng ông chánh án này vào mục đích xấu xa, tuy nhiên ông Nguyễn Hòa Bình cũng tỏ ra là một con người nguy hiểm đối với phe đối thủ. Có nghĩa là Nguyễn Hòa Bình mà theo Phạm Minh Chính thì rất hữu ích cho ông Chính nhưng lại rất nguy hiểm cho ông Trọng. Đó là lý do tại sao từ sau đại hội 13 ông Nguyễn Phú Trọng và ông Phạm Minh Chính giành nhau trường hợp của ông Nguyễn Hòa Bình là vậy.

Còn về phần ông Nguyễn Hòa Bình thì hiện nay tạm ở nguyên chỗ cũ và quan sát, nếu ông Nguyễn Hòa Bình thấy ông Phạm Minh Chính mạnh hơn thì ông sẽ không ngại quay lưng lại với ông Trọng.

truonghoabinh3

Nguyễn Hòa Bình, con người dễ dàng chà đạp luật pháp

Trường hợp ông Lương Cường thì khó nhất trong 3 ứng viên. Ông Lương Cường chỉ là tướng quân đội mà lại chuyên về công tác tuyên huấn nên ông Lương Cường là không thích hợp cho vị trí phó thủ tướng thường trực. Và lich sử cho thấy, trong chính phủ của chính quyền cộng sản qua các thời cũng chẳng thấy ai nhảy từ tuyên huấn quân đội lên làm phó thủ tướng thường trực.

Được biết, ông Lương Cường cho đến bây giờ cũng chưa được rõ là ông đang theo phe nào cả. Vì trung dung không theo phe nào nên cũng khó để mà ông Lương Cường có được sự ủng hộ của ông Trọng hay ông Chính. Nói chung, theo lý thuyết thì có thể nhưng thực tế thì Lương Cường gần như không thể ngồi vào chiếc ghế này.

Thực sư chưa biết ông Nguyễn Hòa Bình ngồi đấy bao lâu. Bởi trước đây cũng có bà Nguyễn Thị Kim Tiến rót ủy viên trung ương nhưng vẫn ngồi ghế bộ trưởng gần 4 năm. Với Đảng cộng sản thì không gì là không thế vì họ thích chà đạp lên luật thì mọi dự đoán đều thể không đúng.

Trần Hoàng (tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 12/04/2021

**********************

Bị tước Ủy viên Bộ Chính trị, vì sao "Chí Phèo" Trương Hòa Bình quyết bám ghế ? Ai đã hậu thuẫn ?

Có thể nói, bất ngờ nhất là Trương Hòa Bình, người đã bị đánh bật ra khỏi Ủy viên Bộ Chính trị nhưng lại vẫn trụ ở ghế phó thủ tướng thường trực. Một trường hợp có thể nói là bất ngờ nhất từ trước đến nay. Nó phá vỡ nguyên tắc lâu nay của đảng cộng sản.

truonghoabinh5

Trường hợp Trương Hòa Bình chưa có tiền lệ, ông là "chí phèo" thành công

Phó thủ tướng thường trực là một chức vụ do ủy viên bộ chính trị nắm. Nhân vật thứ hai trong chính phủ sau phó thủ tướng là người sẽ thay mặt thủ tướng điều hành chính phủ khi thủ tướng đi vắng hoặc bị bệnh.

Được biết chính phủ là nơi triển khai chủ trương của bộ chính trị. Vì vậy khi họp Bộ Chính trị nhận chủ trương thì cả thủ tướng và phó thủ tướng thường trực đều phải họp cùng. Đó là nguyên tắc từ xưa đến giờ. Tuy nhiên khi mà ông Trương Hòa Bình rớt ủy viên Bộ Chính trị mà vẫn còn giữ chức phó thủ tướng thường trực trong nhiệm kỳ mới thì việc này dẫn đến rủi ro cho chính phủ. Phó thủ tướng thường trực lại không họp Bộ Chính trị để nhận chủ trương và từ đó có thể liên quan đến vấn đề trách nhiệm và đồng thời quyền lực của phó thủ tướng thường trực cũng bị hạn chế.

Được biết ông Trương Hòa Bình và ông Phạm Minh Chính là đối thủ của nhau cạnh tranh chức thủ tướng trước đại hội 12, bây giờ hai đối thủ mà người làm trưởng và người làm phó thì công việc sẽ trở nên cản chân của nhau. Đây là điều ngoài sự tiên liệu của ông Phạm Minh Chính. Trước mắt, ông Phạm Minh Chính là người tưởng như thành công mỹ mãn khi giành được ghế thủ tướng nhưng ông đang bị vấp phải viên đá tảng Trương Hòa Bình cản đường trong các công việc chính phủ. Điều này cho thấy quanh ông Phạm Minh Chính vẫn còn kẻ thù rất nhiều chứ không phải là ông đã loại bỏ sạch những vật cản trên đường sự nghiệp đâu.

Thực ra chức phó thủ tướng thường trực không nhỏ hơn chức thủ tướng là bao nên có thể thấy cản lực đối với ông Phạm Minh Chính không hề nhỏ.

Trường hợp Trương Hòa Bình chưa có tiền lệ

Trước đây là có trường hợp không trúng cử ủy viên trung ương đảng nhưng giữ chức bộ trưởng, đó là bà cựu bộ trưởng bộ Y Tế Nguyễn Thị Kim Tiến. Bà Nguyễn Thị Kim Tiến rớt ủy viên trung ương đảng khóa XII nhưng lại giữ chức bộ trưởng đến ngày 22/11/2019. Vì đến ngày đó bà mới hết tuổi nghỉ hưu.

Đó là trường hợp ủy viên trung ương đảng, còn ủy viên bộ chính trị như Trương Hòa Bình thì chưa có tiền lệ bao giờ. Thực chất của việc vin vào cớ "chưa đến tuổi" nghỉ hưu là cái cách để mà phe bà Nguyễn Thị Kim Tiến trước đây hay phe của Trương Hòa Bình bây giờ muốn người của mình ngồi lì tại chỗ bất chấp bị phe kia truất phế. Bà Nguyễn Thị Kim Tiến là người thuộc phe Nguyễn Phú Trọng, vậy Trương Hòa Bình là người thuộc phe nào ?

Như thoibao.de là người ủng hộ ông Trương Hòa Bình đó là Trương Tấn Sang. Tưởng rằng, Trương Tấn Sang đã hết thời và sự ảnh hưởng không còn vươn xa được nữa. Tuy nhiên, qua việc giữ được ghế phó thủ tướng thường trực cho ông Trương Hòa Bình ngay cả khi ông này đã mất ghế Ủy viên Bộ Chính trị thì cho thấy, phe Trương Tấn Sang không hề yếu chút nào.

Nếu nói ông Nguyễn Phú Trọng phá lệ cho mình để tạo suất đặc biệt thì cách làm này của phe Trương Tấn Sang cũng chẳng khác nào tạo suất đặc biệt cho ông Trương Hòa Bình. Trong trường hợp này, cần phải đánh giá lại năng lực của cả Trương Tấn Sang cũng như Trương Hòa Bình. Cả hai đều không đơn giản như nhiều người nghĩ.

Việc liên minh giữa Trương Tấn Sang và Trương Hòa Bình đã rõ nhưng liệu họ có còn liên minh với nai nữa ? Và nhân vật nào liên minh với họ ? Và liên minh với họ vì mục đích gì ? Đó là những bí ẩn mà Thoibao.de thấy rằng, mình cần phải phân tích rõ ràng để phục vụ khán giả đã ủng hộ kênh.

Nguyễn Phú Trọng lo ngại thế lực Phạm Minh Chính đang lên

Như đã nói nhiều bản tin trước, việc lấy gọn chiếc ghế thủ tướng của Nguyễn Xuân Phúc cho thấy thế lực Phạm Minh Chính đang lên. Trong khi đó chính ông Trọng đã để mất ghế chủ tịch nước mà ông đã dày công ủ mưu lập kế cướp lấy thì điều đó cho thấy, ông Trọng đang mất dần quyền lực. Với lại tuổi tác ngày một cao thì điều đó cũng sẽ dẫn tới việc sút giảm quyền lực là điều không thể tránh hỏi. Mà như mọi người biết, bản chất ông Nguyễn Phú Trọng là tham quyền cố vị. Vì vậy việc xuất hiện nỗi lo Phạm Minh Chính vượt mặt trong suy nghĩ của ông Nguyễn Phú Trọng là điều dễ hiểu.

Để không cho Phạm Minh Chính vượt mặt thì ông Nguyễn Phú Trọng có thể chọn một trong hai cách làm. Cách thứ nhất là thâu tóm thêm quyền lực để ông Trọng có thực quyền lớn hơn ông Phạm Minh Chính rất nhiều như 5 năm qua ông Trọng đã làm. Hoặc cách thứ hai là làm thế nào hạn chế quyền lực của Phạm Minh Chính.

Cách làm thứ nhất là ngoài khả năng của ông Nguyễn Phú Trọng, vì ở đại hội XIII này, ông Trọng đã để vuột chức chủ tịch nước thì làm sao ông tập trung quyền lực được ? Vì vậy chỉ còn cách làm gì đó để cản đường Phạm Minh Chính. Cách này là khả thi hơn hết.

Việc đấu đá cung đình của Đảng cộng sản rất phức tạp, phe cánh biến đổi đến chóng mặt. Nay là bạn, mai là thù rồi mốt thành bạn là chuyện bình thường. Ông Trương Tấn Sang từng liên minh với ông Nguyễn Phú Trọng nhưng năm 2016 ông Trọng lại chỉ tạo suất đặt biệt cho mình ông và bỏ rơi Trương Tấn Sang. Bởi vì lúc đó, khi mà loại được Nguyễn Tấn Dũng ra khỏi vũ đài chính trị, ông Nguyễn Phú Trọng đã quá thực dụng nên bỏ rơi người đồng đội cũ một cách lạnh lùng.

Trò chơi chính trị là thế, tranh chấp vương quyền là thế. Từ ngàn xưa trò chơi vương quyền nó luôn khốc liệt và tàn nhẫn. Quyền lực nó khiến lòng tham con người trở nên mãnh liệt hơn là tiền bạc.

Trong trò chơi vương quyền trong nội bộ Đảng cộng sản, không ít người đã phải bỏ mạng, hay nhiễm bệnh lạ không thể tham gia chính trường được nữa thì đó cũng là chuyện bình thường. Từ năm 2014 đến nay, đã có nhiều mạng người đã ra đi vì trò chơi khốc liệt này. Những người có thể được kể ra như Phạm Quý Ngọ, Nguyễn Bá Thanh và Trần Đại Quang, còn Đinh Thế Huynh là người bổng nhiên trở nên mất trí nhớ và sau đó phải rời chính trường trong im lặng.

Ông Nguyễn Phú Trọng là người đa mưu túc kế thì ông Phạm Minh Chính cũng vậy. Tuy nhiên, về kinh nghiệm chính trường thì có thể thấy ông Chính chưa thể bằng với ông Trọng được và việc ông Trọng bất ngờ đi được nước cờ hiểm để cản chân ông Chính là trong tầm tay.

Tái hiện lại liên minh Sang – Trọng

Như đã nói, liên minh Sang – Trọng đã rã đám từ năm 2016. Chính vì lẽ đó mà việc ông Nguyễn Hòa Bình phải rời ghế phó thủ tướng thường trực là điều dễ thấy.

Được biết sau Đại hội Đảng XIII, khối Chính phủ có 9 thành viên không tham gia Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII.

Trong đó, 8 người hết tuổi tái cử gồm : Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình ; Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng ; Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch ; Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân ; Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà ; Bộ trưởng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường ; Bộ trưởng Văn hóa, thể thao và du lịch Nguyễn Ngọc Thiện và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng.

Trong 8 người quá tuổi nhưng có một người được giữ chức vụ cũ thì có khác nào "trường hợp đặc biệt" của ông Trọng ? Tuy nhiên ông Trương Hòa Bình không được thông báo suất đặc biệt công khai nhưng đến phút 90 lại được suất đặc biết thì điều đó cho thấy, đấu đá cung đình gay cấn cho đến phút chót. Không điều gì là không có thể.

Theo nguồn tin nội bộ cho biết, lo sợ ông Phạm Minh Chính vượt quyền, ông Nguyễn Phú Trọng đã vội kết nối với Trương Tấn Sang để làm sông dậy mối liên minh cũ. Mục đích là nhờ bàn tay của Trương Hòa Bình kìm kẹp Phạm Chính. Như vậy phe liên minh bây giờ không phải hai mà là người gồm Trọng – Sang – Bình cùng nhau chiến với Phặm minh Chính. Và kết quả là Trương Hòa Bình được giữ lại ghế thủ tướng thường trực ngay ở phút thứ 90 của trận đấu. Việc làm này của Trọng – Sang – Bình mang lại cái lợi cho cả ba, tuy nhiên chính liên minh vào phút chót như thế này nên đã đẩy Trương Hòa Bình ở vào thế đối đầu với cả Phạm Minh Chính và Phạm Bình Minh. Với Phạm Minh Chính, Trương Hòa Bình là kẻ lì lợm cản đường, với Phạm Bình Minh thì Trương Hòa Bình đã cướp lại chiếc ghế phó thủ tướng thường trực tưởng như đã nằm trong tay Phạm Bình Minh. Xem ra việc làm chí phèo ăn vạ không chịu giao ghế, Trương Hòa Bình gây thù chuốc oán khá nhiều người.

Phương Anh (tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 11/04/2021

Published in Diễn đàn

Ông Trương Hòa Bình sai căn bản về vụ án Hồ Duy Hải

Nguyễn Ngọc Già, RFA, 27/06/2020

Báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh ngày 26/6/2020 đưa tin ông Trương Hòa Bình tiếp xúc cử tri Long An với tư cách Phó Thủ tướng.

vuanhdh1

Ông Trương Hòa Bình tiếp xúc cử tri Long An với tư cách Phó Thủ tướng ngày 26/06/2020

Trước vụ án Hồ Duy Hải, ông Bình đã trả lời theo thắc mắc của nhiều người như sau :

1. Pháp luật quy định có thể xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao nếu phát hiện sai lầm nghiêm trọng hoặc có tình tiết mới làm thay đổi bản chất vụ án.

Ông Trương Hòa Bình không được phép dùng "bản chất vụ án", vì nó không hề được quy định trong Bộ Luật Tố Tụng Hình sự. Trong bộ luật này chỉ có khái niệm "xác định sự thật của vụ án" (điều 15).

Mặt khác, khái niệm "bản chất" và khái niệm "sự thật" khác nhau hoàn toàn.

"Bản chất" là một khái niệm trừu tượng, còn "sự thật" là khái niệm cụ thể. Triết Học là nền tảng căn bản cho Luật Học và các ngành khoa học khác.

2. Công lý vẫn từ tòa án ra phán quyết.

Ông Trương Hòa Bình không được phép nói như vậy. Bởi vì, trong các quyết định sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, Tòa các cấp chỉ dùng "nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam". Đậy là một khái niệm vô nghĩa, bởi "nước" là từ chỉ phạm vi lãnh thổ (ví dụ : nước Mỹ, nước Nga, nước Việt Nam v.v...) tức là "không có tính người" (thì làm sao kết án được) nhưng buộc chấp nhận vì các tòa đã dùng từ trước tới nay.

Theo phân tích trên, ông Bình phải nói "công lý vẫn từ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra phán quyết".

Tại sao nói "nước" không có tính người mà vẫn dùng ? Thưa rằng, lẽ ra tòa phải dùng chữ "nhân danh nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" mới đúng, vì "nhà nước" có tính người (tức là do người dân lập ra thông qua bầu cử).

Từ đó suy ra, việc kết án Hồ Duy Hải, Tòa (dù tối cao) không phải là phán quyết cuối cùng mà phải là Ủy ban thường vụ Quốc hội. Trong khi đó, Ủy ban thường vụ Quốc hội chịu sự điều khiển từ Bộ Chính trị Đcộng sản Việt Nam và phải phục tùng Bộ chính trị Đcộng sản Việt Nam.

Tóm lại, Bộ Chính trị có trách nhiệm ban hành nghị quyết hoặc ra chỉ thị yêu cầu Tòa Tối Cao phát hành phán quyết cuối cùng mà phán quyết đó phải trả tự do cho Hồ Duy Hải. Có như thế, mới đúng quy trình và hợp lý luận với cương lĩnh Đcộng sản Việt Nam.

Mặt khác, vì người cộng sản Việt Nam không (chịu) nhân danh công lý (công lý có "tính người" bởi chỉ có loài người mới có đủ lương tri để (mà) nhân danh đưa ra phán quyết cho một vụ án), nên cách nói "công lý phải từ tòa án ra phán quyết" biểu hiện tư tưởng bất tuân cương lĩnh Đcộng sản Việt Nam của ông Trương Hòa Bình trong tư cách Ủy viên Bộ Chính trị - Phó Thủ tướng thường trực nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Người cộng sản Việt Nam cần thay đổi về hình thức trình bày kết án. Cụ thể, phải hủy bỏ cái gọi là "nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" và thay bằng "nhân danh công lý".

Nhân danh công lý là khái niệm mà các nước văn minh đều dùng xưa nay.

Nguyễn Ngọc Già

Nguồn : RFA, 27/06/2020 (nguyenngocgia's blog)

*****************

Công lý chi bộ

Nguyễn Anh Tuấn, RFA, 28/06/2020

Một trong những hình ảnh ấn tượng nhất trong phiên xử giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải là việc 17 thẩm phán giơ tay biểu quyết y án tử hình. 

Không khác gì một phiên họp chi bộ đảng. 

vuanhdh3

Trong phiên xử giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải là việc 17 thẩm phán giơ tay biểu quyết y án tử hình.

Cũng dễ hiểu thôi khi mà 17 thẩm phán trong Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao, cũng như toàn bộ thẩm phán Việt Nam, đều là đảng viên - chỉ riêng thực tế này đã đủ để phủ nhận mọi lập luận về tính độc lập của hệ thống tòa án Việt Nam hiện nay. 

Bởi thế, đôi khi khó có thể phân định khi nào các thẩm phán đang nghị án, khi nào thì các "đảng viên làm công tác xét xử" đang họp chi bộ, vì tuy hai mà một. 

Nghĩa là án nào ở Việt Nam cũng tiềm ẩn thành án chính trị, được phân xử không dựa trên chứng cứ, mà là những cân nhắc về ảnh hưởng chính trị. 

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng việc giơ tay biểu quyết bản án cũng là bình thường, dẫn chiếu bộ phim nổi tiếng 12 Angry Men trong đó 12 bồi thẩm viên khi thì bỏ phiếu khi thì giơ tay quyết định nghi can có tội hay không. 

Điều này đúng nhưng chưa đủ. Đúng là 12 bồi thẩm viên có thể giơ tay biểu quyết, song cả 12 bồi thẩm viên này, theo luật Hoa Kỳ, đều là dân thường được chọn tham gia bồi thẩm đoàn như một nghĩa vụ bắt buộc của công dân. 

Nghĩa là giữa họ không ai có tư cách hơn ai, cả về quyền lực lẫn chuyên môn pháp lý, để có thể gây áp lực lên người khác và khiến kết quả biểu quyết thiếu khách quan. 

Điều này hoàn toàn khác với phiên nghị án vụ Hồ Duy Hải hôm trước khi mà 16 thẩm phán còn lại đều là cấp dưới của Chánh án Nguyễn Hòa Bình - người đã bị chỉ ra từng quyết định không kháng nghị vụ Hồ Duy Hải khi còn là Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao. 

Đó là chưa nói trong chi bộ đảng ở Tòa án Nhân dân Tối cao, tất cả các thẩm phán đều là đảng viên cấp dưới của của Bí thư Nguyễn Hòa Bình.

Vậy thì làm sao việc giơ tay biểu quyết khi nghị án như vậy có thể đảm bảo khách quan cho được ?

Hình thức nghị án kiểu chi bộ đảng này cần phải chấm dứt, và nếu phải sửa đổi thì không cần tìm đâu xa, hãy học từ Bộ luật Hình sự Tố tụng 1972 của Việt Nam Cộng Hòa :

"Điều thứ 348 - Chánh thẩm và các phụ thẩm lấy tấm phiếu có in tiêu đề tòa đại hình cùng hàng chữ : "Tôn trọng danh dự, thành thực với lương tâm, ý thức trách nhiệm trước nhân loại, chúng tôi xin trả lời như sau câu hỏi đã được đặt ra".

Các vị trên sẽ ghi trên phiếu chữ "có" hoặc "không" một cách thật kín đáo khiến không để lộ sự biểu quyết của mình. Sau đó, các tấm phiếu được gấp lại làm tư và trao cho chánh thẩm để vào thùng phiếu".

Nguyễn Anh Tuấn

Nguồn : RFA, 28/06/2020 (nguyenanhtuan's blog)

Published in Diễn đàn
samedi, 29 juin 2019 21:09

Tham nhũng vặt

Ông Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng thường trực, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng vừa lên tiếng cho rằng phải dẹp cho được "tham nhũng vặt" đang hoành hành trong guồng máy hiện nay.

truong1

Ông Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng thường trực, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng vừa lên tiếng phải dẹp cho được "tham nhũng vặt" đang hoành hành trong guồng máy hiện nay.

Trong 10 điều ông đưa ra để hướng dẫn cán bộ thực hành chống lại bọn tham nhũng vặt người dân thấy không có gì mới nhằm vô hiệu hóa lòng tham, tính bè phái hay liên minh của các phe nhóm mà chỉ thấy ông lập lại những luận đề quá cũ, quá lỗi thời người dân từng nghe hệ thống tuyên truyền hơn hai mươi năm qua từ thời ông Nguyễn Tấn Dũng khi vừa nhậm chức Thủ tướng đã hồ hởi tuyên bố nếu không diệt được tham nhũng thì ông ta sẽ từ chức. Lạ thay, tham nhũng chẳng những không dẹp được mà còn bùng phát như một cơn dịch, tràn lan mọi ngõ ngách từ hạ tầng tới thượng tầng, từ một tay công an khu vực tép riu cho tới những Thứ trưởng công an, thậm chí Ủy viên Bộ chính trị cũng tra tay vào còng vì tham nhũng.

Lời hô hào của ông Trương Hòa Bình không mới nhưng có cái mới là ba chữ "tham nhũng vặt" rất ấn tượng. Ông Trương Hòa Bình tỏ ra có năng khiếu dụng chữ rất chính xác nhưng phạm trù của ba chữ này thì ông chưa định hình được khi nào thì được gọi là "vặt" khi nào thì không.

Nếu một công an giao thông đưa tay nhận 200 ngàn do người dân chung chi thì rõ ràng là vặt, thế nhưng khi bị đòi vài trăm triệu cho một cuốn sổ đỏ thì có còn là vặt hay không ? Rồi nữa, nếu một vụ án được chạy với số tiền bao nhiêu thì được xem là vặt và con số bao nhiêu mới vượt qua lằn ranh ấy để được xem là nghiêm trọng ?

Nếu 200 ngàn mà một công an viên lấy của người dân so với hai trăm triệu để may một chiêc áo dài từ nguồn tiền không rõ ràng của bà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân có được xem là vặt hay không ?

Ông Trương Hòa Bình trong vai trò Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng chắc cũng biết câu chuyện của cán bộ Tỉnh Hà Giang ăn chặn hơn 181 triệu đồng của nhà nước hỗ trợ cho trẻ tàn tật nhưng cuối cùng công an tỉnh lại xếp hồ sơ vì ông Lý Quang Thái, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Giang cho rằng không nên khởi tố các cán bộ này để "góp phần ổn định chính trị địa phương". Xin hỏi ông 181 triệu là vặt hay không vặt ?

Mới đây nhất đoàn Thanh tra Bộ Xây dựng bị Công an tỉnh Vĩnh Phúc lập biên bản về hành vi "vòi tiền" trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tại một số dự án ở huyện Vĩnh Tường, vậy ông có chỉ đạo gì trong vụ lùm xùm này nhằm chống tham nhũng một cách hiệu quả như ông đang thuyết phục toàn dân về "tham nhũng vặt" mà ông đưa ra ?

Nếu nhìn cho kỹ, "tham nhũng vặt" chẳng qua để nuôi "tham nhũng cụ" mà thôi, nếu tham nhũng cụ không tác động, tổ chức, cầm đầu thì tham nhũng vặt làm gì còn đất sống ?

Tham nhũng cụ là thượng tầng tham nhũng, nơi ấy chân rết được bung ra nhằm giữ vững chiếc ghế bằng đồng tiền mà tham nhũng vặt thu được rồi "đóng hụi chết" cho tham nhũng cụ. Một công an giao thông phải chung chi cho cấp trên bao nhiêu một tháng cả nước đều biết. Quốc hội biết, Bộ Công an biết, Bộ Chính trị biết và dĩ nhiên cơ quan chống tham nhũng của ông phải biết. Biết nhưng đứng nhìn vì tất cả các cơ quan cao cấp ấy đều tham nhũng như nhau, thiếu tham nhũng làm sao các ông sống được với đồng lương ngang một bác xe ôm hàng tháng ?

Dĩ nhiên chức phận càng cao lợi ích càng lớn. Lợi ích ấy trích từ những tham nhũng vặt, từ những nhóm thân hữu sân sau, từ tham nhũng chính sách, từ nâng đỡ không trong sáng hay từ các hợp đồng, dự án bất minh….Chống tham nhũng vặt như ông Trương Hòa Bình thật ra là chặt vây cánh của các tay tổ tham nhũng trong guồng máy và việc làm này khả thi hay không chính ông Trương Hòa Bình biết rõ hơn ai hết. Biết rõ vì ông từng ngồi ghế Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao ròng rã trong 9 năm ông đã xử được vụ đại án nào chưa mặc dù hàng trăm vụ có số tiền tham ô lên đến hàng tỷ đô la ?

Khi ông lên tiếng đòi xử lý các vụ tham nhũng vặt cũng là lúc tham nhũng cụ tại thành phố HCM đang có dấu hiệu cấu kết với thanh tra chính phủ nhằm nhẹ hóa mức độ tham nhũng trong đại án Thủ Thiêm. Là một người đứng đầu trong chính phủ về chống tham nhũng liệu sự lên tiếng này có làm dịu tình hình bất mãn của người dân Thủ Thiêm hay chỉ như lửa đổ thêm dầu vào lòng uất hận của họ ?

Tham nhũng vặt là những kẻ tay sai cho những tên tuổi như Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân, Tất Thành Cang, Nguyễn Văn Đua….sá gì bọn chúng nếu cấp trên của chúng vẫn phủ phê trên đống hồ sơ mà người dân Thủ Thiêm gửi đi kêu oan gần hai mươi năm nay ? Tham nhũng vặt nói cho cùng chỉ làm dân bực mình, xót của nhưng tham nhũng cụ mới là thành tố làm cho đất nước kiệt quệ, lầm than. Cái đầu tham nhũng cụ bị chặt thì lấy đâu ra tham nhũng vặt vốn là tay sai, là chân rết mà tham nhũng cụ tạo ra để thu lợi ?

Vì vậy thay vì chặt bỏ bọn tham nhũng vặt cho tốn công sức vì chúng quá nhiều, quá khó ông Trương Hòa Bình nên tập trung chặt bọn tham nhũng cụ từ trung ương chặt xuống, lúc ấy may ra bọn ký sinh tham nhũng vặt sẽ bị triệt tiêu mà không cần học tập, thực thi nghị quyết như ông hướng dẫn.

Có điều chặt hết bọn tham nhũng trong guồng máy thì lấy ai làm việc như lời ông Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng từng thỏ thẻ ?

Cánh Cò

Nguồn : RFA, 28/06/2019 (canhco's blog)

Published in Diễn đàn