Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

"Thời của chúng tôi là 'dùng xẻng xúc vàng'," doanh nhân Trần Quốc Quân vui vẻ cười, nói đùa.

trieuphu1

Thời gian hai năm Liên Xô vẫn bị cấm vận trong lúc Ba Lan đã chuyển đổi thể chế, 1989-1991, được cho là 'thời cơ vàng' để hình thành nên một thế hệ triệu phú người Việt ở các nước thuộc khối Cộng sản ở Đông Âu

Ngồi trong văn phòng làm việc đặt tại Trung tâm Thương mại Á-Âu EACC ở ngoại vi thủ đô Warsaw của Ba Lan mà ông là đồng sở hữu chủ, ông Trần Quốc Quân hào hứng kể về thời "bắt đầu khởi nghiệp" của mình và nhiều 'tướng', 'soái' người Việt ở Đông Âu hồi cuối thập niên 1980 cho đến cuối thập niên 1990.

"Lúc Ba Lan mới chuyển đổi sang kinh tế thị trường, đó là thời cơ ngàn vàng để chúng tôi làm giàu rất nhanh."

"Có thể chia ra làm hai giai đoạn kinh doanh của người Việt tại Đông Âu và Liên Xô."

"Thời kỳ đầu là khi cả Ba Lan và khối xã hội chủ nghĩa, gồm cả Việt Nam, vẫn đang là tập trung quan liêu bao cấp. Khi đó buôn lậu là chính, quy mô nhỏ."

"Giai đoạn thứ hai là khi Việt Nam cũng như Ba Lan, sau đó là Liên Xô rồi Nga chuyển sang kinh tế thị trường, cởi mở tự do."

Buôn lậu thời bao cấp

Sang Warsaw làm nghiên cứu sinh từ năm 1988, ông Quân nói ông "khởi nghiệp" bằng việc buôn lậu thuốc tây về Việt Nam, cách kiếm tiền đem về lợi nhuận "khủng" 200-300%.

Buôn lậu là cách kiếm tiền "phổ biến ở tất cả các thị trường" Đông Âu của người Việt thời đó, ông Quân cười, nói với BBC vào một chiều tháng 10/2019.

Nhiều người Việt trở nên giàu có, được gọi là 'tướng', 'soái' với số tiền kiếm được lên tới hàng chục, thậm chí hàng trăm ngàn đô la, tại thời điểm mà một căn hộ đắt tiền ở trung tâm thủ đô Warsaw chỉ có giá vài ngàn đô la.

Mọi chuyện thay đổi nhanh chóng khi Ba Lan chuyển đổi thể chế vào năm 1989, trở thành một thị trường cởi mở.

trieuphu2

Doanh nhân Trần Quốc Quân nói người Việt trải qua hai giai đoạn kiếm tiền ở Đông Âu, 'buôn lậu' thời bao cấp và kinh doanh quy mô lớn thời mở cửa

Những người nhanh nhạy trong cộng đồng người Việt tại Đông Âu khi đó lập tức thích ứng hoàn cảnh.

"Lúc chuyển sang kinh tế cởi mở tự do thì không còn bị hạn chế về mặt số lượng. Lúc đó, từ quy mô buôn với khối lượng hàng ở mức 'túi ba tầng' (loại túi du lịch được người Việt dùng phổ biến để đóng gói hàng hóa từ Việt Nam sang Đông Âu) lên một khoang tàu hỏa đã là hàng trăm lần rồi, từ khoang tàu hỏa lên đến container lại là hàng trăm lần nữa," ông Quân nói.

"Cho nên với một container, chỉ cần lãi vài chục phần trăm đã thu về gấp bao nhiêu lần những túi du lịch mình lén lút đi, dù đi buôn với túi du lịch thì đem lại tỷ suất lợi nhuận rất cao."

Làm giàu nhờ thị trường Liên Xô

Năm 1989, Liên Xô vẫn đang trong mô hình xã hội chủ nghĩa, bị các nước phương Tây cấm vận.

Thời còn hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, mỗi năm từ Việt Nam có hàng chục sinh viên, còn gọi là 'lưu học sinh', và một số nhỏ hơn 'nghiên cứu sinh tiến sĩ' sang Ba Lan, Đông Đức, Tiệp Khắc, Romania và Bulgaria.

Số đi sang học tại các nước cộng hòa thuộc Liên Xô thì luôn đông hơn, lên tới hàng trăm mỗi năm.

Mạng lưới quan hệ của người Việt tại các quốc gia này còn gồm cả công nhân xuất khẩu lao động sang Liên Xô, Tiệp Khắc, Đông Đức, Bulgaria (không có Ba Lan).

Với cộng đồng người Việt, "du học sinh ở Ba Lan giống như cái nôi lan tỏa chuyện làm ăn kiếm tiền ra cả Đông Âu và Liên Xô", ông Quân nhớ lại.

Vào buổi giao thời giữa hai mô hình, kinh tế tập trung, kế hoạch hóa xã hội chủ nghĩa, và kinh tế thị trường tư bản sơ khai, người Việt Nam nhờ mạng lưới bạn bè, đồng môn khắp Đông Âu, đã đóng vai trò trung gian cho kinh doanh ngoài luồng.

Mặt hàng đem lại lợi nhuận 'khủng' khi đó là đồ điện tử hiện đại do các nước tư bản sản xuất, như máy fax, máy tính cá nhân.

Người Việt trở thành người đảm nhiệm "nhiệm vụ trung chuyển từ thị trường tự do vào thị trường cấm vận".

Việc đưa các mặt hàng điện tử, máy tính mà Ba Lan nhập ồ ạt từ Đài Loan, Nam Triều Tiên và Singapore sang Liên Xô cũng hình thành nên một thế hệ 'tướng', 'soái' mới với quy mô, tốc độ kiếm tiền mạnh hơn hẳn so với thế hệ 'tướng', 'soái' thời buôn lậu.

"Du học sinh Việt Nam tại Ba Lan, tại Nga và các nước khác có thể chỉ cần một chuyến [buôn đồ điện tử, máy tính] đã có 20 ngàn đô, 50 ngàn đô la tiền lãi."

"Cái gọi là các 'soái' thời buôn lậu nếu không kịp thời chuyển đổi, thay đổi lối tư duy thì bị những người trẻ như tôi hoặc trẻ hơn tôi vượt qua chỉ bằng một cú nhích."

trieuphu3

Máy tính, máy fax từng là mặt hàng được người Việt đem từ Ba Lan sang Liên Xô trong những năm đầu thập niên 1990 (hình minh họa)

Một thế hệ triệu phú người Việt ở Đông Âu dần được hình thành.

Kể từ đó, nhiều người sau khi đã rất thành công về mặt kinh tế ở nước ngoài đã quay trở về đầu tư vào nhiều dự án đình đám ở Việt trong các lĩnh vực bất động sản, tài chính, ngân hàng.

Hai 'cú ngã' khét tiếng của các doanh nhân người Việt

Nhìn lại quá trình kinh doanh thời đó, doanh nhân Trần Quốc Quân nói bản thân ông kiếm được tiền nhanh, nhưng mất cũng nhanh.

"Tôi đã ba lần phá sản," ông nói, trong đó có hai lần hàng loạt các doanh nhân người Việt cùng chịu chung số phận như ông.

Đặc nhiệm OMON tấn công tòa nhà Dom 5 và Dom 11 ở Moscow, 5/1994

"Biến cố Dom 5 và Dom 11" là vụ mà theo ông Quân là "rất nhiều các đại gia, tỷ phú, các chủ ngân hàng, chủ doanh nghiệp, chủ kinh doanh bất động sản rất lớn ở Việt Nam ngày nay đều biết".

Hai trung tâm buôn bán của người Việt tại Moscow khi đó đã bị Omon, lực lượng đặc nhiệm Nga thuộc cảnh sát Nga, bố ráp và tịch thu toàn bộ tiền, hàng.

"Có lệnh từ Thành phố Moscow là xóa sổ nơi được gọi là 'ổ buôn lậu' của người Việt ở hai tòa nhà, ở Dom 5 và Dom 11 phố Aminiev, Moscow. Vụ đó, các 'soái' Ba Lan, trong đó có tôi, gần như trắng tay hết," ông Quân kể lại.

Áo da Trung Quốc và cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á, 1998

Vụ thứ hai xảy ra sau đó chỉ bốn năm, khi các 'đại gia' người Việt dính phải "khủng hoảng kép", do thua lỗ trong thương vụ buôn áo giả da và bị tác động của cuộc ảnh hưởng tài chính Châu Á 1998.

Mang tham vọng làm ăn lớn, nhiều người trong đó có ông Quân đã quyết định nhập các lô hàng áo giả da trị giá nhiều triệu đô la, chủ yếu là tiền vay mượn, từ Trung Quốc vào Đông Âu.

"Tôi lúc đó không có nhiều tiền nhưng 'đánh' rất lớn, vì tôi có nguồn hỗ trợ 'chống lưng' đằng sau," ông Quân kể về vụ phá sản thứ ba của mình.

"40, 50 container hàng là bốn, năm triệu đô la Mỹ. Mà bốn triệu, năm triệu đô thời 1997, 1998, tôi đào đâu ra?"

Nói về cách huy động vốn thời đó của các doanh nhân người Việt tại Đông Âu, ông Quân cho biết, "chỉ có hai hình thức".

"Một là được doanh nghiệp ở Việt Nam hỗ trợ, họ là bạn bè, cùng 'đánh hàng' chung, cùng chịu rủi ro chung."

"Hai là có quan hệ tốt với công ty xuất nhập khẩu hoặc nhà máy tại Trung Quốc và được họ cho trả chậm."

"Nguồn tín dụng trả chậm đó vừa là đòn bẩy, vừa là bệ phóng để mình trở thành triệu phú đô la rất nhanh, nhưng nó cũng chính là cái bẫy nhấn chìm tất cả các triệu phú mới nổi."

Mùa đông và giấc mơ được diện áo giả da ở Đông Âu nhanh chóng qua đi khiến những lô hàng khổng lồ trở thành thứ không thể bán.

Cơn ác mộng thực sự ập xuống khi cuộc khủng hoảng Châu Á hồi 1998 lan rộng khiến đồng nội tệ của Nga mất giá 300% so với đô la Mỹ, tạo cú đánh kép giáng xuống giới doanh nhân người Việt tại Đông Âu.

"Không ai là không thấm đòn," ông Quân nhớ lại. Bản thân ông đã bị "nhấn xuống vực sâu" với những khoản nợ khổng lồ.

Không tiết lộ chi tiết quá trình thoát khỏi "vực sâu" một cách ngoạn mục để "tái xuất" thành một doanh nhân thành đạt vài năm sau đó, ông Quân chỉ nói vắn tắt đó là nhờ ông được sự giúp đỡ của bạn bè và việc ông chuyển sang kinh doanh bất động sản, lĩnh vực mà ông "luôn thành công rực rỡ và chưa thất bại lần nào" trong suốt gần 20 năm qua.

Bình Khuê

Nguồn : BBC, 01/03/2020

Additional Info

  • Author Bình Khuê
Published in Diễn đàn

Năm 1626 thực dân Hà Lan mua lại đảo Manhattan từ tù trưởng thổ dân da đỏ bản địa với giá 60 gulden tương đương với giá hơn 1050 đô la hiện giờ.

thuthiem1

Manhattan là nơi đặt tòa nhà trụ sở Liên Hiệp Quốc, là nơi có phố Wall

Từ một hòn đảo hoang vu, sau hàng trăm năm phát triển, Manhattan ngày nay vừa cổ kính, vừa hiện đại mà không kém phần lãng mạn với những công trình kiến trúc kỳ vĩ được ví như trái tim của thành phố New York, trung tâm tài chính, thời trang, báo chí lớn nhất của nước Mỹ và thế giới.

Manhattan là nơi đặt tòa nhà trụ sở Liên Hiệp Quốc, là nơi có phố Wall và sàn giao dịch chứng khoán New York, là nơi có những tòa nhà chọc trời và các trung tâm mua sắm sầm uất của nhiều thương hiệu thời trang nổi tiếng nhất toàn cầu.

Giá bất động sản Manhattan thuộc hàng đắt nhất thế giới. Cả đất, cùng nhà và hạ tầng của hòn đảo này năm 2013 được định giá khoảng 3 tỷ tỷ USD.

Ban đêm Manhattan lung linh soi hình dưới bóng nước ba con sông Đông, Hudson và Harlem.

Pudong

Pudong tiếng Việt nghĩa là phần đất phía đông sông Hoàng Phố đối diện với khu Phố Tây cũ nằm ở bờ tây sông Hoàng Phố của thành phố Thượng Hải. Tương tự như Thủ Thiêm của Sài Gòn, trước đây Pudong chỉ là một hòn đảo hoang vu được sông Hoàng Phố bao bọc phần phía tây và biển Đông Trung Hoa bao bọc phần phía đông.

Từ năm 1990, Pudong được đầu tư xây dựng để trở thành trung tâm tài chính, kinh tế và thương mại của Trung Quốc.

thuthiem2

Ban đêm Pudong lung linh soi hình dưới bóng nước sông Hoàng Phố

Hiện nay với hàng trăm tòa nhà chọc trời, trong đó nổi bật là tháp truyền hình Minh Châu Phương Đông cao 468 mét và tòa tháp Shanghai World Financial Centre 101 tầng cao 492 mét, Pudong đã trở thành biểu tượng phát triển của Thượng Hải và sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Sự thật về tấm bản đồ Thủ Thiêm ?

Từ trên cao nhìn xuống, bán đảo Thủ Thiêm trông giống viên ngọc nằm gọn ba bề trong miệng rồng đất Sài Gòn. Với vị trí đắc địa, chỉ cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh con sông rộng chừng 200 mét, bán đảo Thủ Thiêm trông giống "hòn ngọc trong đá" vô cùng quí giá chưa được mài giũa.

Thủ Thiêm là quỹ đất cuối cùng giáp Quận 1. Bởi vậy, từ lâu các cấp chính quyền đã có ý định mở rộng trung tâm thành phố sang đây.

Để cụ thể hóa ý định này, ngày 04/6/1996 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định QĐ367/TTg phê duyệt quy hoạch xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm, quy mô 930 ha, bao gồm Khu đô thị diện tích 770 ha (trong đó có 640 ha đất, 130 ha mặt nước) và Khu tái định cư 160 ha. Theo Quyết định này, Khu đô thị mới Thủ Thiêm sẽ được xây dựng thành trung tâm tài chính - thương mại hiện đại, trung tâm văn hóa cung cấp các dịch vụ nghỉ ngơi, giải trí cao cấp, bổ sung cho trung tâm thành phố vốn thiếu không gian phát triển.

Quyết định QĐ367/TTG đã được Thủ tướng phê duyệt, về nguyên tắc nhất thiết phải có bản đồ chi tiết kèm theo. Nhưng lạ một điều là nhiều năm nay, không ai biết bộ bản đồ qui hoạch đó ở đâu, từ Văn phòng Ủy ban Nhân dân thành phố, đến Văn phòng Chính phủ, và các cơ quan lưu trữ…

thuthiem3

Ồn ào về bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm 'thất lạc' gây chú ý về dự án phát triển ở đây

Ngày 5/5/2018, ông Võ Viết Thanh nguyên chủ tịch UBND thành phố đã bất ngờ công bố toàn bộ 13 bản đồ gắn với Quyết định QĐ367/TTg, nhưng không bản đồ nào có dấu giáp lai của Văn phòng Chính phủ.

Theo quyết định QĐ367/TTg, Khu Đô thị mới Thủ Thiêm chỉ có một khu nhà ở cao cấp ở phía bắc bán đảo và khu tái định cư, còn dọc đại lộ Đông - Tây là các cao ốc 30-100 tầng. Với vị trí cận kề Quận 1, đất bán đảo Thủ Thiêm phải được ưu tiên phát triển thành trung tâm tài chính, thương mại và dịch vụ, còn nhà ở có thể chọn nơi xây dựng xa hơn.

Nhưng thực tế đến nay, thành phố đã giao hàng trăm héc ta quĩ đất Thủ Thiêm cho nhiều công ty tư nhân đầu tư xây dựng nhà ở cao cấp và tái định cư, góp phần băm nát qui hoạch bán đảo.

thuthiem4

Cảnh Thành phố Hồ Chí Minh

Kế đó, vào ngày 22/3/2002 Văn phòng UBND thành phố đã vội vã ban hành 2 thông báo hoả tốc 77/TB-VP và 78/TB-VP giao cho Kiến trúc sư trưởng thành phố và Giám đốc sở Địa chính nhà đất có trách nhiệm giao đủ 770 ha đất khu trung tâm trái với tinh thần quyết định QĐ367/TTG tức là phải xoay đủ 130 ha đất để bù vào 130 ha mặt nước.

Đất không thể tự đẻ ra đất. Muốn làm được điều này thì hoặc là phải cắt bớt phần đất 160 ha tái định cư của dân, hoặc là phải lấp 130 ha mặt nước hồ trên bán đảo và sông Sài Gòn.

Chưa dừng lại ở đó, ngày 27-12-2005 UBND thành phố lại ban hành quyết định 6565/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung Khu đô thị mới Thủ Thiêm tỷ lệ 1/5000 và quyết định 6566/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch chi tiết Khu đô thị mới Thủ Thiêm tỷ lệ 1/2000. Mục đích là tự tạo ra khu đô thị chỉnh trang rộng 80 héc ta không có trong qui hoạch ban đầu của QĐ367/TTG nhằm hợp thức hoá 80 ha đất tái định cư của dân, trước đó đã giao trái phép cho 27 công ty tư nhân.

Để thực hiện được điều này, chính quyền thành phố đã thu hồi đất của dân, khiến cho không ít người mất đất phản ứng gay gắt.

Thủ Thiêm sau 22 năm qui hoạch

Các biện pháp "chữa cháy" này đã tiếp tay cho nhiều dự án ven sông Sài Gòn đắp kè, lấn chiếm lòng sông để mở rộng đất. Việc lấn sông lấy đất tạo nền này đã phá vỡ qui hoạch chỉnh trang công viên ven sông, làm thay đổi dòng chảy chủ lưu, khiến mặt cắt sông co hẹp, làm tăng khả năng sạt lở bờ sông thượng lưu và hạ lưu.

Việc giao đất cho các công ty bất động sản tư nhân cũng có những biểu hiện tiêu cực.

Khuôn khổ bài báo có hạn, chỉ đơn cử một ví dụ. Theo số liệu chính quyền thành phố công bố, công ty Đại Quang Minh đã chi 8.265 tỷ đồng làm 4 tuyến đường chính, 3.082 tỷ đồng xây dựng cầu Thủ Thiêm 2 dưới hình thức BT, và đã nộp vào ngân sách thành phố 3.325 tỷ đồng. Tổng chi là 14.672 tỷ. Đổi lại, công ty này được giao 106 ha để xây dựng Khu đô thị Sala.

Như vậy với chi phí đó, diện tích đất đó, giá đất trung tâm bán đảo Thủ Thiêm mà Đại Quang Minh được chính quyền thành phố giao tương đương 14 triệu đồng/m2. Trong khi đất Thủ Thiêm như vị trí của Sala, hiện nay được thị trường định giá khoảng 100 triệu đồng/m2.

Suốt hơn 20 năm qua, những người nặng lòng yêu quí Sài Gòn luôn kỳ vọng trong viễn cảnh tương lai bán đảo Thủ Thiêm sẽ là Manhattan, Pudong lung linh soi bóng bên sông Sài Gòn.

Tuy nhiên, với tình hình những năm qua, có vẻ bán đảo Thủ Thiêm vẫn chỉ là hòn ngọc trong mơ.

Trần Quốc Quân (Warsaw, Ba Lan)

Nguồn : BBC, 10/05/2018

Published in Diễn đàn

Mấy ngày nay báo chí và cộng đồng mạng dường như quên đi những bức xúc về y tế, về BOT giao thông và thậm chí cả hậu quả cơn bão số 10 để tập trung vào những sai phạm của Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng mà Bí thư Nguyễn Xuân Anh là nhân vật trung tâm.

nxa0

Ông Nguyễn Xuân Anh đang là ủy viên trung ương đảng

Những năm gần đây, "hạt giống đỏ" Nguyễn Xuân Anh có tri thức, có sức trẻ với những tuyên bố mạnh mẽ đã nổi lên như một nhân tố mới trong đội ngũ kế cận vừa hồng vừa chuyên của Đảng.

Thế nhưng, do bị Ủy ban trung ương Đảng xác định có 'sai phạm nghiêm trọng' trong hai năm đầu đảm trách cương vị Bí thư thành ủy Đà Nẵng, có thể nói sự nghiệp chính trị của Nguyễn Xuân Anh kể như chấm dứt từ đây.

Lý do khiến cho Nguyễn Xuân Anh trong vòng 10 năm (2006-2016) tiến một lèo từ Trưởng ban Quốc tế của báo Thanh Niên lên Ủy viên trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng không nói ra thì ai cũng biết.

Nhưng điều làm cho dư luận không khỏi thắc mắc là, tại sao Nguyễn Xuân Anh bị chính Ủy ban Kiểm tra trung ương Đảng mà thân phụ ông là Nguyễn Văn Chi, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị từng làm Chủ nhiệm trước khi nghỉ hưu "sờ gáy" ?

Bản thân Nguyễn Xuân Anh "sai phạm nghiêm trọng tới mức phải thi hành kỷ luật", nhưng chắc hẳn phải có ai đó ở trên bật đèn xanh thì Nguyễn Xuân Anh mới bị điều tra và kết tội khẩn trương thế.

nxa2

Ông Nguyễn Xuân Ảnh (bên phải), em trai ông Nguyễn Xuân Anh, trở thành Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam ở tuổi 33

'Con ông cháu cha' xưa và nay

Cùng với nhiều "hạt giống đỏ" khác, Nguyễn Xuân Anh được bổ nhiệm quá nhanh vào các cương vị lãnh đạo đảng và chính quyền với kỳ vọng giao cho "trọng trách kế thừa, giữ gìn và phát huy truyền thống để kế tục sự nghiệp của cha ông".

Nhưng trải qua thực tế, thế hệ lãnh đạo trẻ này có thực sự là "điều hạnh phúc của dân tộc ta, của Đảng ta" như bà Nguyễn Thị Quyết Tâm phó chủ tịch Thành phố Hồ Chí Minh từng phát biểu không ?

Từ năm 1945 đến thời thập niên 1980, hầu như con cháu các vị lãnh đạo đảng và nhà nước Việt Nam không được cơ cấu vào bộ máy quyền lực cao cấp.

Giáo sư Đặng Xuân Kỳ nguyên Ủy viên Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa VI và VII, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học xã hội, con trai cố Tổng Bí thư Trường Chinh là một trường hợp hiếm hoi và ông hoàn toàn xứng đáng với cương vị đó.

Hồi thập niên 1990, ông Phan Diễn nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư con của nhà cách mạng Phan Thanh, hay ông Nguyễn Khoa Điềm nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bộ trưởng Bộ Văn hóa - thông tin, nguyên Trưởng Ban Tư tưởng văn hóa trung ương con của nhà cách mạng Nguyễn Hải Triều, đều có bề dày phấn đấu và được đánh giá là có năng lực thực sự.

Nhưng từ năm 2000 tới nay, bất chấp nguyên tắc tổ chức đề ra trong Điều lệ Đảng, nhiều "hạt giống đỏ" chưa trải qua đào tạo, thử thách được đảm trách quá nhanh và quá sức các cương vị lãnh đạo, để lại nhiều tai tiếng và hậu quả đáng tiếc.

Ngoài Nguyễn Xuân Anh vừa "ngã ngựa", hãy thử điểm qua một vài "hạt giống đỏ" gần đây được gieo mầm "đúng quy trình" như thế nào.

Thăng tiến bằng đôi chân của ai ?

Nông Quốc Tuấn, sinh năm 1963 từng là công nhân xuất khẩu lao động tại Cộng hòa dân chủ Đức, con trai nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh.

Ông Tuấn vẫn được cơ cấu vào các vị trí lãnh đạo từ Phó Bí thư thường trực Ban chấp hành Hội liên hiệp Thanh niên, Ủy viên Ban Bí thư trung ương Đoàn Thanh niên, Phó chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Phó Bí thư tỉnh ủy rồi Bí thư tỉnh ủy Bắc Giang để được bầu làm Ủy viên trung ương Đảng tại Đại hội XI.

Năm 2012 ông lại được điều về đảm trách cương vị Phó chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc. Tại Đại hội XII ông Tuấn không được tái bầu cử vào Ban Chấp hành trung ương Đảng.

Hiện nay ông Nông Quốc Tuấn là thành viên Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm.

nxa3

Ông Nguyễn Thanh Nghị hiện là Bí thư tỉnh ủy Kiên Giang

Nguyễn Thanh Nghị, sinh năm 1976 là con trai cả nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Năm 2011, đang là Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh, tuy không được cử đi dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI nhưng ông Nguyễn Thanh Nghị vẫn được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành trung ương.

Ngay sau đó ông được bố bổ nhiệm làm Thứ tưởng Bộ Xây dựng, sau đó là Phó Bí thư rồi Bí thư tỉnh ủy Kiên Giang.

Tại Đại hội lần thứ XII, ông Nghị được bầu làm Ủy viên chính thức Ban chấp hành trung ương.

Lê Trương Hải Hiếu, sinh năm 1981 là con trai ông Lê Thanh Hải, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.

Năm 2015, Lê Trương Hải Hiếu được cử giữ chức Chủ tịch Quận 12. Năm 2016, ông Hiếu được bầu vào Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố.

nxa4

Ông Lê Trương Hải Hiếu không đủ phiếu bầu để vào Ban chấp hành hồi tháng 10/2015

Tô Linh Hương, sinh năm 1988 là con gái ông Tô Huy Rứa nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tổ chức trung ương.

Năm 2012, khi 24 tuổi, mới tốt nghiệp Học viện Báo chí và tuyên truyền được 3 năm, Tô Linh Hương được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty đầu tư xây dựng Vinaconex PVC có hơn 2 nghìn lao động, doanh số hàng năm đạt hơn 2 nghìn tỷ đồng. Do áp lực của dư luận xã hội, chỉ 2 tháng sau Tô Linh Hương đã rời bỏ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty PVC.

Vũ Quang Hải, sinh năm 1986 là con trai nguyên Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng.

Năm 28 tuổi, Vũ Quang Hải được lãnh đạo Bộ Công Thương ký quyết định bổ nhiệm làm Phó tổng giám đốc, thành viên Hội đồng quản trị Tổng Công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) với lý do để trẻ hóa đội ngũ lãnh đạo Tổng công ty có doanh số 4 tỷ USD/năm.

Con ông cháu cha tham gia chính trường thực ra không chỉ có ở Việt Nam hay Trung Quốc mà ngay cả ở các nước phương tây việc này cũng khá phổ biến.

Tại Mỹ, các gia tộc Kennedy, Bush, McCain... nổi tiếng có nhiều chính trị gia thành công trên đỉnh cao quyền lực. Nhưng khác với ở ta, con cháu các dòng họ này ngoài tài năng thật sự, họ kế thừa được truyền thống hoạt động chính trị chuyên nghiệp của gia đình và trên hết, họ được chọn lựa ra thông qua bầu cử dân chủ, minh bạch và công khai.

Có tài, có đức cứ mặc sức thăng tiến để cống hiến cho đất nước. Nhưng sự thăng tiến ấy không được tùy tiện "thăng hoa" do tác động từ quyền lực bên ngoài mà phải từ nỗ lực phấn đấu của bản thân theo đúng tiến trình quy định của pháp luật.

Trần Quốc Quân

Nguồn : BBC, 20/09/2017

Tác giả hiện đang sống tại Warsaw, Ba Lan

Published in Diễn đàn

Ngày này 32 năm trước, 14/9/1985, nhà nước Việt Nam đã tiến hành đổi tiền trên cả nước.

Đây là lần đổi tiền thứ hai kể từ sau ngày thống nhất đất nước 1975, nhằm thực hiện một trong ba nhiệm vụ quan trọng của cải cách giá - lương - tiền, chuyển nền kinh tế từ tập trung, quan liêu, bao cấp sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa mà thực chất là vận hành theo qui chế thị trường.

Nhưng quan trọng hơn là để cứu nền kinh tế kế hoạch hóa bị kiệt quệ vì sản xuất đình trệ và phải duy trì hai cuộc chiến tranh với Campuchia và Trung Quốc.

Đây cũng là lần thứ hai trong đời, tôi biết đến đổi tiền.

Lần đổi tiền đầu tiên là ngày 3/5/1978 với mục đích thống nhất tiền tệ lưu hành tại hai miền Bắc, Nam.

Khi ấy, đang là sinh viên năm thứ 3 Đại học Kinh tế Quốc dân, tôi được trường phân công trợ giúp một bàn đổi tiền tại Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Là sinh viên hưởng trợ cấp 18 đồng một tháng, tôi không có nổi đến 100 đồng là lượng tiền tối đa để đổi cho mỗi người độc thân theo quy định. Tuy thế, tôi nhất định không "tiếp tay" đổi hộ các gia đình bạn bè tiểu thương để kiếm chút tiền tiêu.

Hồi đó hầu hết sinh viên đều có ý nghĩ trong sáng thế.

Sau cuộc đổi tiền này, từ năm 1979 đến 1985 đời sống khó khăn cùng với lạm phát tăng cao khiến đổi tiền trở thành thông tin nhạy cảm đối với cả xã hội. Toàn dân luôn trong tư thế thấp thỏm nghe ngóng mỗi khi có tin đồn thổi "đổi tiền".

Bí mật và tin đồn

Đổi tiền là chủ trương có tác động rất lớn lên đời sống kinh tế, xã hội. Do đó, cuộc đổi tiền lần thứ hai vào ngày 14/9/1985 được giữ bí mật đến phút chót với mục đích "cho bọn nhà giàu không kịp trở tay".

doitien1

Trong tháng 11/2016, người dân Ấn Độ choáng váng khi giới chức công bố ngưng lưu hành các tờ tiền mệnh giá 500 rupee (tương đương 7 đô la) và 1.000 rupee (tương đương 14 đô la) để 'chống tham nhũng'

Ngày 12/9/1985, báo Tuổi Trẻ vẫn đăng trên trang nhất bài viết "Bẻ gãy thủ đoạn tung tin đổi tiền của gian thương", trong đó có nội dung "Với sự tăng cường hiệu lực của bộ máy chuyên chính vô sản, mọi hậu quả tin đồn phải được thanh toán triệt để".

Thế nhưng chỉ hai ngày sau, sáng sớm 14/09/1985, hệ thống phát thanh, truyền hình và báo chí trong cả nước bất ngờ đưa tin thời sự nóng hổi "Đổi Tiền".

Lần đổi tiền này, tuy chỉ là công chức nghèo nhưng tôi cũng trở thành nạn nhân cùng với "đối tượng bị tước đoạt" là giới giàu có tiểu thương và tư sản.

Càng gần đến ngày N, tin đồn đổi tiền càng lan rộng, thậm chí công khai khiến nhiều người hoang mang lo lắng. Nhưng những bài viết, bài phát biểu phủ nhận trên báo chí, truyền hình đã củng cố lòng tin cho tôi.

Ngày 13/9/1985, tôi bay vào thành phố Hồ Chí Minh trong một chuyến công tác định trước với số tiền mang theo tương đương một tháng lương. Tôi ở nhà khách của Văn phòng 2 Tổng cục Thống kê tại 40E Ngô Đức Kế, cửa sổ phòng ngủ quay ra đường Nguyễn Huệ.

Sáng sớm hôm sau, đang ngủ sâu, bỗng nhiên tôi nghe ngoài cửa sổ vang lên tiếng loa truyền thanh loan báo thông tin đổi tiền. Tôi bừng tỉnh, lo lắng. Ơ ! Sao mới bảo "Đập tan thủ đoạn tung tin đồn thất thiệt" cơ mà.

Cả thành phố như thức dậy theo, ngơ ngác, hoảng loạn.

"Nạn nhân"

Lắng nghe thông báo hướng dẫn qua loa truyền thanh, không kịp ăn sáng, tôi vội lao ra bàn đổi tiền xế bên cổng chợ Bến Thành. Ở đó đã có đám đông hàng trăm người xếp không ra hàng ra lối, ồn ào nhốn nháo đang chầu chực sẵn.

doitien2

Việc đổi tiền thường được áp dụng ở những thời điểm kinh tế, chính trị có nhiều biến động

Vừa đến giờ mở cửa, ai cũng cố ào ạt xông lên để chen bằng được vào bên trong hàng rào sắt. Dưới ánh nắng, trong cái nóng nhễ nhại mồ hôi, người đổ đến bàn đổi tiền càng ngày càng đông.

Chen chúc một lúc, tôi bị bật ra vòng ngoài.

Quay sang, tôi thấy vợ chồng nữ diễn viên điện ảnh nổi tiếng Tr. G. đang đứng bên cạnh. Nhìn đám đông một lúc lâu, họ ngao ngán lắc đầu rồi lững thững bỏ đi.

Chờ đến giữa trưa, thấy đám đông không hề thuyên giảm, với cái bụng đói meo tôi đành bỏ về nhà khách. Trong túi tôi lúc đó chỉ có cuộn tiền cũ không còn giá trị lưu hành.

Chưa tìm ra cách đổi được tiền cũ sang tiền mới, tôi đành ngồi nghĩ kế cứu đói cho mình trước tiên.

Chợt nhớ ra loa truyền thanh buổi sáng hướng dẫn, tiền lẻ mệnh giá thấp vẫn có giá trị trao đổi, tôi tìm trong ví được số tiền lẻ đủ mua một bữa ăn đạm bạc.

Hôm sau, vẫn chưa đổi được tiền, tôi tìm đến nhà người bạn để ăn chạc bữa trưa. Bạn tôi dân thành phố, tuy thổ công nhưng cũng không đổi được tiền. May là khi mở các ngăn kéo trong phòng riêng, bạn tôi tìm được khá nhiều tiền lẻ, đủ nuôi hai người đến khi đổi được tiền mới.

Đổi tiền hay tước đoạt tiền có tổ chức ?

Như đã nói, Nhà nước Việt Nam tổ chức đổi tiền lần 2 mục đích là chuyển nền kinh tế sang hạch toán kinh doanh "vận hành theo quy chế thị trường" và để trang trải cho những khó khăn của nền kinh tế.

doitien3

Tháng 12/2016, Tổng thống Maduro của Venezuela tuyên bố đổi tiền đối với toàn bộ các tờ mệnh giá 100 bolivar để chống nạn buôn lậu

Với qui định tiền đang lưu hành phải nộp lại trong vòng 3-5 ngày với tỷ lệ 1 đồng mới ăn 10 đồng cũ và số lượng bị hạn chế như sau : Mỗi gia đình chỉ được đổi 20.000 đồng cũ lấy 2.000 đồng mới ; mỗi người độc thân chỉ được đổi 15.000 đồng cũ lấy 1.500 đồng mới ; mỗi hộ kinh doanh công thương nghiệp chỉ được đổi 50.000 đồng cũ lấy 5.000 đồng mới, thì bản chất cuộc đổi tiền năm 1985 không khác gì nhà nước thi hành chính sách cướp tiền dân.

Thế nhưng, y như không khí ngày đổi tiền, đời sống kinh tế xã hội Việt Nam những năm sau đổi tiền rơi vào hỗn loạn với mức lạm phát cao tới ba con số : năm 1986 là 774%, năm 1987 là 323%, và năm 1988 là 393%.

Với mức gia tăng lạm phát như trên, chỉ trong ba năm từ 1986 đến 1988, trước khi tôi đi du học Ba Lan, giá cả hàng hóa và dịch vụ ở Việt Nam đã tăng gần 100 lần.

Tôi còn nhớ rõ, cái xe máy Simson S50 anh tôi dành dụm tiền mua được trong thời gian du học Đông Đức, đem về bán trước đổi tiền năm 1985, má tôi gửi vào tiết kiệm, đến năm 1990 rút ra số tiền không mua nổi một chiếc lốp xe đạp.

Đổi tiền rồi phát hành tiền vô tội vạ khiến lạm phát gia tăng ở mức cao là đỉnh cao nghệ thuật nhà nước tước đoạt tiền của nhân dân.

Trần Quốc Quân

Nguồn : BBC, 14/09/2017

Tác giả, hiện đang sống tại Warsaw, Ba Lan

Published in Diễn đàn