Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Nếu Nga thất bại ở Ukraine, sẽ nảy sinh nhiều câu hỏi về lãnh đạo độc tài lâu dài.

Liên minh cá nhân giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Putin đang cản trở đường lối ngoại giao của Trung Quốc. Điều đó đang được thể hiện ngày càng rõ khi cuộc chiến ở Ukraine tiếp diễn.

tap1

Cả hai người đã đặt xong nền móng để duy trì quyền lực của mình cho đến giữa thập niên 2030. Cả hai đều có tham vọng lãnh thổ : Putin muốn tái lập vùng ảnh hưởng của Liên Xô cũ, còn Tập muốn có Đài Loan.

Nhưng mối dây liên kết này đi kèm với rủi ro đáng kể.

Cách đây vài tuần, các quan chức an ninh và đối ngoại Trung Quốc còn vô cùng rạng rỡ tự tin. Sau khi Tập và Putin gặp nhau tại thủ đô Trung Quốc vào ngày 04/02 và hứa hẹn về một tình bạn không giới hạn, Trung Quốc dần nhận thức được rằng một chiến dịch ở Ukraine đã gần kề. Họ đã thu thập thông tin tình báo thông qua các mối quan hệ ở Nga, cả chính thức lẫn không chính thức, vốn đã được thiết lập từ nhiều năm qua.

Nhưng Trung Quốc đã mong đợi Nga sẽ kiềm chế hành động quân sự cho đến khi Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh bế mạc vào ngày 13/03. Nhận định này dựa trên trao đổi của Putin với Tập trong một cuộc trò chuyện riêng.

Những kỳ vọng của Trung Quốc nay đã được chứng minh là không thực tế. Putin hóa ra chỉ quan tâm nửa vời đến chủ nhà Olympic. Cuộc xâm lược Ukraine bắt đầu sau khi Thế vận hội Mùa đông bế mạc vào ngày 20/02, nhưng trước khi Thế vận hội Dành cho Người khuyết tật bắt đầu vào ngày 04/03.

Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn hy vọng cuộc tấn công sẽ diễn ra nhanh chóng, và khi Paralympic khai mạc, lực lượng Nga đã thiết lập được quyền kiểm soát ở Ukraine.

Thế nhưng, nhiều điều bất ngờ đã xuất hiện, và thay vì tạo ra sự chia cắt giữa Mỹ và Châu Âu, cuộc xâm lược của Nga lại củng cố tình đoàn kết của phương Tây. Washington sẽ không sa lầy ở Đông Âu, và sẽ không có sóng gió địa chính trị để Bắc Kinh tận dụng.

Trên thực tế, Trung Quốc còn đang ở thế yếu.

Khi tổ chức một cuộc họp trực tuyến với các nhà lãnh đạo Liên minh Châu Âu vào ngày 01/04, Tập yêu cầu họ đưa ra các quyết định ngoại giao về Trung Quốc "một cách độc lập" với Mỹ.

Nhưng yêu cầu ấy đã bị ngó lơ. Về phần mình, EU kêu gọi Trung Quốc không hỗ trợ kinh tế và quân sự cho Nga. Người Châu Âu cũng không cho thấy dấu hiệu phê chuẩn một hiệp định đầu tư với Trung Quốc, vốn là vấn đề còn bỏ ngỏ.

Đã một tháng rưỡi kể từ khi cuộc chiến Ukraine bắt đầu, Tập hiện lo ngại về "tác động mà nó có thể gây ra cho chính trị trong nước của Trung Quốc", một nguồn tin chính trị Trung Quốc cho biết.

Một kịch bản ác mộng đối với Tập – người đang tìm cách đảm bảo một nhiệm kỳ thứ ba bất thường, với tư cách là nhà lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc, vào mùa thu này – sẽ là việc chiến dịch của Putin thất bại và truyền đi thông điệp rằng một nhà lãnh đạo độc tài tại vị quá lâu sẽ có xu hướng đưa ra những quyết định sai lầm vào những thời điểm quan trọng.

Điều này sẽ gây thiệt hại khôn lường cho Tập trước thềm đại hội toàn quốc của Đảng cộng sản Trung Quốc.

Ngay cả khi Tập tái đắc cử lần này, một thất bại của Nga ở Ukraine có thể khiến việc ông ở lại đại hội đảng tiếp theo vào năm 2027 trở nên không chắc chắn. Trong trường hợp đó, Tập sẽ ngay lập tức trở thành một "con vịt què", hủy hoại nỗ lực hàng chục năm qua của ông, nhằm củng cố con đường của mình trong thập niên tới.

Tập và Putin là những đồng minh kỳ lạ. Cả hai không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải giữ chặt quyền lực sau khi đã tạo ra rất nhiều kẻ thù. Họ cần ngăn không cho chiếc thuyền của mình bị lật, cho đến khi tới được đích vào những năm 2030.

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đoán đúng vị trí của Tập trong chuyến thăm Bắc Kinh vào tháng 11/2017.

"Ông là chủ tịch trọn đời, và do đó ông là vua", cựu Tổng thống Mỹ nói với Tập tại Tử Cấm Thành, nơi các hoàng đế Trung Quốc từng sống.

Tử Cấm Thành là một trong những điểm du lịch nổi tiếng nhất của Bắc Kinh và là Di sản Thế giới được UNESCO công nhận, nhưng nó đã bị đóng cửa với du khách, trong ngày Tập tiếp đón Tổng thống Mỹ và Đệ nhất Phu nhân.

Cuộc trao đổi này diễn ra 4 tháng trước khi Tập bất ngờ thông qua việc sửa đổi hiến pháp vào tháng 3 năm tiếp theo, loại bỏ giới hạn hai nhiệm kỳ 5 năm đối với vị trí chủ tịch nước.

Để có thể trở thành nguyên thủ quốc gia trọn đời, Tập cần được bầu lại vào ghế Tổng Bí thư sau mỗi 5 năm. Đặt mục tiêu tái đắc cử nhiệm kỳ thứ ba trong năm nay là bước đầu tiên trong hành trình hướng tới một triều đại kéo dài.

Năm 2035 được đặt làm mục tiêu để Trung Quốc đuổi kịp Mỹ. Hầu hết các kế hoạch dài hạn và tầm nhìn xây dựng đất nước hiện nay của Trung Quốc đều sử dụng mốc năm 2035. Và các dấu hiệu đều cho thấy Tập dự định sẽ điều hành chính phủ cho đến năm đó.

Một con đường tắt cho mục tiêu của Tập là tạo ra một vị trí hàng đầu mới, có thể được nắm giữ suốt đời. Nó sẽ tương tự như chức vụ chủ tịch đảng mà Mao Trạch Đông đã nắm giữ cho đến khi ông qua đời. Nhưng kế hoạch có thể sẽ gặp khó khăn, vì hiện tại đảng đang cấm việc xây dựng ‘sùng bái cá nhân’. Hơn nữa, việc này có thể trở nên bất khả thi, trong trường hợp Putin thất bại ở Ukraine và người dân bắt đầu đặt câu hỏi về sự cai trị dài lâu của bất kỳ nhà lãnh đạo nào.

Trong khi đó, tại Nga, Putin cũng đã cho sửa đổi hiến pháp vào năm 2020, đi theo bước chân của Tập, mở đường cho đương kim Tổng thống Nga tại vị đến năm 2036.

Nếu Putin có thể cầm quyền đến lúc ấy, ông ta sẽ 83 tuổi. Nếu Tập trị vì đến năm 2035, ông ta cũng sẽ 83 tuổi, ít nhất là theo cách tính truyền thống của Trung Quốc. Đó cũng là tuổi mà Mao Trạch Đông qua đời, khi đang là nhà lãnh đạo đương nhiệm của Trung Quốc.

Liệu có giải pháp nào cho Tập ?

Khi thời điểm cho một lệnh ngừng bắn Nga-Ukraine chín muồi, Trung Quốc có lựa chọn tham gia vào một khuôn khổ an ninh để đảm bảo hòa bình. Tập có thể tổ chức một cuộc điện đàm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nhằm hỗ trợ triển khai kịch bản này.

Cuộc điện đàm của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hồi đầu tuần với người đồng cấp Ukraine Dmytro Kuleba, cuộc điện đàm thứ hai giữa hai người kể từ khi Nga xâm lược, có thể là một bước đi theo hướng đó. "Truyền thống lịch sử và văn hóa của Trung Quốc, cũng như chính sách đối ngoại nhất quán của chúng tôi, là bảo vệ hòa bình và phản đối chiến tranh", Vương nói.

Tuy nhiên, ông cẩn thận tránh đưa ra bất kỳ nhận xét nào có thể bị phía Nga coi là áp lực vô lý đến từ Trung Quốc.

Vì không biết rõ toàn bộ kế hoạch của Putin, việc Trung Quốc xác định lập trường rõ ràng sẽ là quá nguy hiểm. Hơn nữa, bị ràng buộc bởi tuyên bố chung Tập-Putin vào ngày 04/02, trong đó cả hai lãnh đạo đã công khai phản đối việc NATO mở rộng hơn nữa, nên Trung Quốc không thể hoàn toàn đứng về phía Ukraine.

Tập cần Putin để tồn tại. Nếu đồng chí người Nga của ông ngã xuống, Tập có khả năng sẽ ngã theo. Sự sống còn của Putin là tối quan trọng đối với Tập, nhưng không nhất thiết là quan trọng đối với Trung Quốc.

Katsuji Nakazawa

Nguyên tác : "Xi risks stumbling with Putin if he plays his cards wrong",  Nikkei Asia, 07/04/2022

Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 11/04/2022

Katsuji Nakazawa là nhà báo và biên tập viên cao cấp của Nikkei, hiện sinh sống tại Tokyo. Ông đã dành bảy năm làm phóng viên thường trú ở Trung Quốc và sau đó trở thành trưởng văn phòng Trung Quốc. Ông đã nhận Giải Nhà báo Quốc tế Vaughn-Ueda năm 2014.

Additional Info

  • Author Katsuji Nakazawa, Nguyễn Thị Kim Phụng
Published in Diễn đàn

Chiến tranh Ukraine : Liên kết với Putin, Tập Cận Bình đứng ở mặt tối Lịch sử

Nga xâm lăng Ukraine, vai trò của Trung Quốc, Hoa Kỳ và Châu Âu trong cuộc chiến này là chủ đề chính của các tuần báo Pháp, cuộc bầu cử tổng thống sắp tới chỉ chiếm rất ít diện tích mặt báo.

lienket1

Ngoại trưởng Trung Quốc, Vương Nghị. Bắc Kinh lúng túng vì chiến tranh Ukraine ? Ảnh tư liệu, 12/09/2021. AP - Kith Serey

Những đồn đãi về sự "mất tích" của bộ trưởng quốc phòng Nga

Trước hết về thời sự, trang web của L'Express phân tích về sự "mất tích" bí ẩn của bộ trưởng quốc phòng Nga. Ông Sergey Shoigu và cả tổng tham mưu trưởng Valery Guerassimov không thấy xuất hiện trước công chúng kể từ ngày 11/03. Nạn nhân bị Vladimir Putin thanh trừng chăng ? Hôm nay ông Shoigu tái xuất trong một video không đề ngày do hãng tin Nga công bố, nhưng vẫn còn không ít nghi ngờ.

Moskva hôm thứ Sáu 24/03 tung ra một video dài 11 giây nhằm dập tắt những tin đồn, trong đó Putin họp hội đồng an ninh trực tuyến với khoảng 12 thành viên trong đó bộ trưởng quốc phòng xuất hiện bên trái màn hình. Nhưng nhiều tờ báo độc lập Nga đang lưu vong lập tức nhận thấy những cử chỉ của Shoigu y hệt cuộc họp trước, và cho rằng đã được cắt dán. Chuyện gì đã xảy ra ?

Theo nhà sử học Françoise Thom, Putin không thể cách chức công khai vì như vậy mặc nhiên nhìn nhận đã thất bại trong cuộc chiến. Nhà báo điều tra Andreï Soldatov cho rằng Kremlin bắt đầu tự hỏi vì sao tình báo Mỹ lại có những thông tin cụ thể như thế, phải chăng có rò rỉ ?

Ông Shoigu có thể bị nghi ngờ vì con gái ông là Knesia công khai phản đối chiến tranh, còn tổng tham mưu trưởng Valery Guerassimov có khả năng bị vạ lây vì tướng về hưu Leonid Ivashov khẳng định chiến tranh với Ukraine là hồi kết của Nga. Những người thân cận Shoigu nói rằng ông "có vấn đề về tim", nhưng sử gia Françoise Thom nhắc nhở, thời Stalin, cũng từng có trường hợp bị thất sủng với lý do chính thức là bị "bệnh tim".

Trung Quốc đang đứng về phía mặt trái của Lịch sử

Trang bìa L'Express đăng ảnh Tập Cận Bình và Vladimir Putin, bao quanh là xe tăng, máy bay, chạy tựa "Trung Quốc-Nga, những kẻ muốn phá hoại phương Tây". Tuần báo đặt vấn đề "Chiến tranh ở Ukraine : Liệu Trung Quốc có đứng về phía mặt tối của Lịch sử ?". Vẫn luôn đối địch với Mỹ, chế độ Bắc Kinh từ chối lên án cuộc xâm lăng của Nga.

Ngay cả chương trình nghị sự, đôi bên cũng không thỏa thuận được. Trong khi Mỹ muốn cảnh báo Trung Quốc là sẽ bị trừng phạt nặng nề nếu cung cấp vũ khí cho Vladimir Putin, phía Trung Quốc chỉ muốn yêu cầu Mỹ thôi ủng hộ "lực lượng ly khai" Đài Loan. Cuộc họp bảy tiếng đồng hồ giữa ông Jake Sullivan, cố vấn an ninh của Joe Biden và Dương Khiết Trì, lãnh đạo ngoại giao Trung Quốc hôm 14/03 tại Roma không có tiến bộ nào.

Bắc Kinh vẫn cố tìm cách bớt lệ thuộc vào Hoa Kỳ, đặc biệt về công nghệ. Ngược lại, trong thời kỳ đại dịch, phương Tây ý thức được là phải đưa về sản xuất trong nước các sản phẩm chiến lược như chất bán dẫn. Cuộc khủng hoảng Ukraine càng làm tăng thêm xu hướng này. Cộng với cuộc chiến ý thức hệ và căng thẳng địa chính trị, chiến tranh ở Ukraine khiến một cuộc chiến tranh lạnh mới thêm rõ nét, giữa Hoa Kỳ và các đồng minh dân chủ với cặp Nga-Trung. Trừ phi sự sụp đổ của Nga khiến Bắc Kinh và Washington mặt đối mặt trực tiếp trong tương lai.

Tập Cận Bình đã tính sai nước cờ

Le Point nói về "Những tính toán sai lầm của Tập Cận Bình". Tuy cả Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc đều không tham gia, nhưng cuộc chiến tranh Ukraine sẽ định dạng lâu dài sự đối địch giữa hai đại cường. Việc Nga xâm lăng Ukraine đang vẽ lại bản đồ địa chính trị thế giới.

Sau một tháng gây chiến, tình hình xem chừng bất lợi cho Vladimir Putin, hy vọng đánh nhanh thắng nhanh tan thành mây khói. Hậu quả cũng tai hại cho Tập Cận Bình, đã sai lầm làm chỗ dựa cho kẻ chuyên quyền ở điện Kremlin. Một tính toán thiển cận, có nguy cơ khiến gậy ông đập lưng ông. Chủ tịch Trung Quốc đã trải thảm đỏ đón Putin hôm 04/02, chưa đầy ba tuần lễ trước khi đoàn xe tăng Nga hùng hổ tiến vào Ukraine.

Tập ngầm cá cược vào chiến thắng của Nga, coi đó là phương cách để lăng nhục phương Tây và phô bày sự yếu kém của NATO - buộc phải đứng ngoài bất lực nhìn Ukraine bị xâu xé. Dưới mắt Tập Cận Bình, đó sẽ là bài học cho tất cả những nước nào mon men xích lại gần phương Tây, thiết lập chế độ dân chủ. Ông Tập có lẽ cũng thú vị nhìn thấy đe dọa dùng vũ khí nguyên tử của ông chủ điện Kremlin khiến mọi nguy cơ phương Tây can thiệp xa dần. Ông ta coi Putin như đối tác chiến lược quan trọng để đối phó với Washington, và làm mọi cách để tránh cho cuộc xung đột đi đến thất bại, hoặc tệ hơn, Putin bị lật đổ - sẽ là tiền lệ nguy hiểm cho ông.

Tuy nhiên khả năng hành động của Tập Cận Bình không có mấy. Gần hết hai nhiệm kỳ, thành tích ông không nhiều, mà đại hội đảng sắp đến. Trong nước, dịch Covid lại bùng phát, kinh tế ì ạch, trừng phạt của phương Tây với Nga khiến mục tiêu tăng trưởng 5,5% không thể nào đạt nổi. Hoàng đế đỏ không thể tự cho phép quốc gia xuất khẩu số một thế giới và cũng là nơi nhận được đầu tư nhiều nhất thế giới, mất đi lợi ích từ toàn cầu hóa từ ba thập niên qua. Các đối tác thương mại chính của Trung Quốc là Liên Hiệp Châu Âu và Hoa Kỳ chứ không phải Nga. Nếu phương Tây nói cùng một tiếng nói, rằng Bắc Kinh sẽ trả giá đắt cho việc hỗ trợ Moskva, mới có thể buộc Trung Quốc giữ khoảng cách với cuộc chiến của Putin.

Vladimir Putin, "ông bạn" vướng víu của Tập Cận Bình

Theo L'Express, Vladimir Putin là "người bạn rắc rối" của Tập Cận Bình. Dù siết chặt quan hệ trong những năm gần đây, cuộc xâm lăng Ukraine có thể thay đổi thế cờ.

Tổng thống Nga và chủ tịch Trung Quốc đã gặp nhau 38 lần, và nay Putin đang trong ngõ cụt. Nga có thể mất khả năng chi trả, và tại Ukraine quân Nga chịu thiệt hại nặng nề, đến nỗi nhà độc tài phải muối mặt nhờ Bắc Kinh giúp đỡ về quân sự và tài chính. Nếu thông tin được báo chí tiết lộ là đúng và nếu Tập Cận Bình chấp nhận, thì cuộc chiến sẽ chuyển sang một tầm vóc khác.

Tập Cận Bình đứng trước chọn lựa khó khăn. Liệu có thể liên kết với một nhà lãnh đạo bị Washington lên án là "tội phạm chiến tranh", liệu vẫn tiếp tục lặp lại luận điệu của Nga trong khi luôn nhấn mạnh nguyên tắc chủ quyền lãnh thổ ? Theo chuyên gia Bonnie Glaser, "đây là thời điểm quan trọng trong quan hệ Mỹ-Trung và cho chính sách đối ngoại của Trung Quốc".

Bắc Kinh cần đến Moskva trong cuộc so găng lâu dài với địch thủ chính Washington, do đã ấn định mục tiêu trở thành lãnh đạo toàn cầu vào năm 2049. Trong giới tinh hoa ở Hoa lục, có một số tiếng nói - đã bị nhanh chóng kiểm duyệt - cảnh báo nếu hỗ trợ Vladimir Putin trong cuộc chiến điên cuồng của ông ta sẽ khiến Trung Quốc gánh chịu những nguy cơ to lớn. Hồ Vĩ (Hu Wei), giảng viên đại học Thượng Hải hôm 05/03 đã viết "Trung Quốc cần nhanh chóng cắt đứt với Putin". Nhưng ông khó có khả năng được lắng nghe, và theo nhà nghiên cứu Alexander Gabuev của trung tâm Carnegie, Bắc Kinh biết rằng không thể cải thiện quan hệ với phương Tây với bảng "thành tích" đàn áp Duy Ngô Nhĩ, Hồng Kông, quân sự hóa Biển Đông.

Trung Quốc "đi dây" vì chưa đến lúc đối đầu trực diện với Mỹ

Nhà sử học François Godement nhắc nhở, hai nhà độc tài cùng có những điểm chung. Vladimir Putin đã chứng kiến Liên Xô sụp đổ, còn Tập Cận Bình đã trải qua Cách mạng Văn hóa ; cả hai đều mơ rửa được "nỗi nhục" quá khứ và tái lập vinh quang đế quốc cũ, kể cả viết lại lịch sử và trừ khử mọi tiếng nói chỉ trích. Mục tiêu chung là tạo lập một trật tự thế giới mới, trong đó các nền dân chủ ở thế yếu.

Cũng như Nga, Trung Quốc coi NATO là liên minh quân sự bành trướng, nên cũng đã lên án AUKUS. Vladimir Putin rất ấn tượng với độc tài kỹ thuật số của Tập Cận Bình và đã bắt chước "Vạn lý Hỏa thành" để kiếm soát xã hội Nga, còn Tập Cận Bình coi Putin là con người mạnh mẽ, dám đối đầu với Hoa Kỳ.

Hai hiện tượng đang diễn ra khá giống thời chiến tranh lạnh : thế giới đang trở nên lưỡng cực với sự đối địch ý thức hệ. Trung Quốc của Tập Cận Bình công khai tham vọng xúc tiến hệ thống chính trị toàn trị của mình trước các nước phương Tây đang "suy tàn".

Theo nhà phân tích Triệu Thông (Zhao Tong), Bắc Kinh lo sợ nếu Nga sụp đổ, sẽ khuyến khích phương Tây dùng biện pháp trừng phạt tương tự hoặc mạnh mẽ hơn với Trung Quốc, và Bắc Kinh sẽ cô đơn hơn. Trung Quốc cũng cần công nghệ và thị trường phương Tây để duy trì tăng trưởng, nên đang phải "đi dây". Chuyên gia Steve Tsang cho rằng Bắc Kinh sẽ làm mọi cách để giúp đỡ Putin ở chừng mực không bị trả đũa, có thể thuận theo một số trừng phạt nhưng vẫn duy trì quan hệ kinh tế với Nga. Hợp đồng mua dầu khí cũng giúp Moskva giảm nhẹ thiệt hại từ trừng phạt.

Tập Cận Bình càng thận trọng khi sắp đến Đại hội 20 của Đảng. Xung đột với Hoa Kỳ không hề có lợi, nên ông Tập không hề muốn để "ông bạn" Putin áp đặt nghị trình. Chuyên gia Alice Ekman nhận thấy đối với Trung Quốc, chưa phải là lúc đối đầu trực diện với Mỹ.

Dù thắng hay bại ở Ukraine, Nga cũng lệ thuộc Bắc Kinh

L'Obs không ngần ngại nhấn mạnh "Chọn lựa của Trung Quốc ? Đó chính là Trung Quốc !". Trong tam giác chiến lược xung quanh cuộc chiến ở Ukraine, giữa phương Tây mới hình thành lại, kẻ tấn công là Nga và siêu cường tương lai Trung Quốc, rất đáng chú ý đến thái độ bối rối của Bắc Kinh. Đó là vì trong cuộc xung đột này, Trung Quốc đã chọn lựa... Trung Quốc.

Bắc Kinh có vẻ bất ngờ trước tầm vóc cuộc tấn công của Nga, và khởi đầu khó khăn của một quân đội có tiếng là vượt trội. Trung Quốc sẽ dễ chịu hơn nếu đó là một cuộc chiến chớp nhoáng như Crimea năm 2014. Lần này không chỉ là một cuộc chiến tranh kéo dài mà còn thảm sát thường dân, gây rối loạn kinh tế thế giới.

Hậu quả là Bắc Kinh phải nói nước đôi, vừa lặp lại tuyên truyền của Nga vừa kêu gọi "kềm chế" và "đối thoại", tuy không muốn dính líu. Một sự ủng hộ ngầm cuộc xâm lăng. Tập Cận Bình biết rằng nếu giúp Nga tránh né trừng phạt kinh tế, đến lượt mình sẽ bị trừng trị "vòng ngoài". Thế nên Trung Quốc đã từ chối cung cấp phụ tùng cho hàng không dân dụng Nga - tuy cũng có những cách luồn lách nhưng không hiệu quả bằng chính thức.

Trung Quốc muốn gì ? Trước hết, không làm điều gì có thể ảnh hưởng đến quá trình tiến lên siêu cường hàng đầu thế giới, hoặc gây tác động trở lại trong tương lai và cuối cùng, không làm sụp đổ quan hệ với Nga khiến uy tín Tập Cận Bình bị lung lay. Nhưng Bắc Kinh cũng chăm chú theo dõi diến biến cuộc chiến để rút ra bài học nhằm đối phó với Đài Loan. Song song đó chuẩn bị khống chế một nước Nga bị yếu đi, dù chiến tranh kết thúc như thế nào đi nữa.

Những đòn ngầm của Mỹ và vai trò tế nhị của Biden

L'Obs nói về "Cuộc chiến tranh ngầm của Biden". Theo tuần báo thiên tả, tuy luôn bị đảng Cộng Hòa chỉ trích, nhưng tổng thống của đảng Dân Chủ phải bảo đảm một nghịch lý : đứng ngoài hoạt động ngoại giao liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine, nhưng đồng thời vẫn đả kích dữ dội Putin.

Giáo sư Nina Tannenwald của đại học Brown nhận xét, chính quyền Biden quyết tâm giúp đỡ tối đa Ukraine, nhưng tránh không kích hoạt chiến tranh nguyên tử với Nga. Mỹ đã tuyệt vời khi thu thập và công bố những thông tin về âm mưu của Nga khiến Moskva không thể tạo cớ. Joe Biden không đến dự thượng đỉnh NATO hôm 24/03 với tay không : Mỹ viện trợ bổ sung 800 triệu đô la, tổng cộng từ đầu nhiệm kỳ đã giúp Ukraine 2 tỉ đô la. Gói quà mới đáp ứng nhu cầu khẩn thiết của Kiev : giao thêm 800 hỏa tiễn phòng không Stinger, 2.000 hỏa tiễn chống tăng Javelin, 1.000 vũ khí loại nhẹ và 6.000 hệ thống chống xe bọc thép.

Đó là phần nổi. Trong hậu trường, ngay từ trước chiến tranh phía Mỹ đã tăng cường trợ giúp quân sự như gởi cố vấn, cung cấp tin tình báo... Về việc trừng phạt, đã có một loạt cuộc họp ở Bruxelles, Paris, Luân Đôn, Berlin từ đầu tháng Hai để sắp xếp cuộc phong tỏa kinh tế lịch sử. Washington bí mật chuẩn bị việc phong tỏa tài sản ở nước ngoài của Ngân hàng Trung ương Nga, và nhanh chóng được các đồng minh thông qua khi cuộc xâm lăng bắt đầu, nhờ đó đóng băng được phân nửa trong số 600 tỉ đô la nguồn lực chiến tranh của Vladimir Putin.

Về chiến tranh tin học, việc không bị Nga tấn công cũng gây ngạc nhiên, có thể là Mỹ đã giúp Ukraine đối phó. Washington cũng đã tính đến khả năng Putin dùng vũ khí hóa học, sinh học, hạt nhân "chiến thuật". Đây là lần đầu tiên hai siêu cường nguyên tử gián tiếp đối mặt trong một cuộc chiến tranh "nóng".

Đối với tổng thống Mỹ, đó là một trò chơi phức tạp. Tại Hoa Kỳ, Joe Biden không thể hành động quá mạnh (chẳng hạn đưa quân sang) hay quá nhẹ (dây dưa trong việc giao vũ khí). Với các đồng minh, ông không thể đứng về phía các nước đòi thẳng tay vì chịu nhiều rủi ro trước Nga (như vùng Baltic, Ba Lan), cũng không thể nghe theo những nước muốn thỏa hiệp, đòi mở ra cho Putin "một lối thoát".

Châu Âu không còn bình yên, Pháp xem lại mô hình quốc phòng

Về phía Châu Âu nói chung và nước Pháp nói riêng, hồ sơ của Le Point đặt ra câu hỏi "Chúng ta còn biết tự vệ hay không". Với cuộc chiến ở Ukraine, Châu Âu tuy không tham chiến nhưng không còn bình yên.

Khi xâm lược Ukraine, Vladimir Putin đã bộc lộ thực tế một thế giới thô bạo của cường quyền. Chiến tranh không còn là sự chọn lựa mà là bị áp đặt. Cú sốc đã đánh thức nước Đức và sức mạnh của Châu Âu qua việc trừng phạt.

Đối với Pháp, sau khi Liên Xô sụp đổ, ưu tiên dành cho hoạt động viễn chinh, chống thánh chiến, đối phó với các địch thủ yếu hơn. Ngân sách quốc phòng từ 2000 đến 2015 đã bị cắt giảm đến 20 %, vũ khí, quân số đều giảm. Pháp chỉ có thể huy động 15.000 quân trong sáu tháng, trong khi tại Ukraine hiện có đến 150.000 quân Nga và 100.000 chiến binh tham gia phía Ukraine, thêm vào đó là dân quân và quân tình nguyện. Pháp cần xây dựng mô hình mới dựa trên bốn cột trụ : răn đe nguyên tử, chuyển đội quân viễn chinh thành lực lượng có khả năng chiến đấu cao độ, lập vệ binh quốc gia để bảo vệ lãnh thổ, và nắm vững lãnh vực thông tin.

Bức màn sắt mới tại Nga

Còn tại Nga, Courrier International dành hồ sơ cho "Bức màn sắt mới", trong loạt bài này tờ báo trích đăng bài viết "Một đất nước khép kín" của tờ Le Devoir xuất bản tại Montréal (Canada).

Dầu lửa và khí đốt Nga đã bị cấm tại Hoa Kỳ. Coca-Cola và McDonald's không còn phục vụ thực khách Nga. Máy bay Nga phải bay vòng tránh không phận các nước Châu Âu, các ngân hàng Nga không còn có thể kinh doanh ở nước ngoài. Báo chí quốc tế bị bịt miệng tại xứ sở của Putin, điện Kremlin phong tỏa mạng xã hội Facebook, Twitter.

Nga lún sâu vào cô độc trên đủ mọi phương diện : kinh tế, thể thao, văn hóa, internet... Những mối liên hệ bị cắt đứt : phương Tây trừng phạt, chính quyền Nga muốn kiểm soát thông tin, các tập đoàn đa quốc gia muốn duy trì tên tuổi của mình. Thậm chí với một môi trường vi mô chưa bao giờ bị ảnh hưởng ngay cả trong thời chiến tranh lạnh : giới cờ vua.

"Đó là điều chưa từng thấy !" - Richard Bérubé, tổng giám đốc Liên đoàn Cờ vua Québec nhận xét. Giải vô địch cờ vua thế giới lần thứ 44 lẽ ra tổ chức tại Moskva vào tháng Bảy sẽ dời sang nước khác, và Liên đoàn Cờ vua Quốc tế (FIDE) phê phán Nga. Đáng ngạc nhiên là chủ tịch FIDE, Arkadi Dvorkovitch từng là phó tổng thống trong chính phủ của ông Dimitri Medvedev.

Ví dụ ấn tượng từ giới cờ vua cho thấy chỉ trong vài ngày, bức màn sắt mới đã ập xuống như thế nào. Trong chiến tranh lạnh trước đây, những bức tường bê-tông và kẽm gai mọc lên để "bảo vệ" dân các nước cộng sản khỏi "đế quốc tư bản và bọn phát-xít", chận không cho chạy sang phương Tây. Giờ đây, người Nga không hẳn là không ra khỏi được đất nước, nhưng hiện đã rất khó khăn, và giá trị đồng rúp đang teo tóp dần. Họ sẽ cảm thấy tác động của cấm vận khi nào hàng hóa không còn thấy trên các kệ hàng, giá cả tăng lên.

Thụy My

Additional Info

  • Author Thụy My
Published in Châu Á

Quan hệ đối tác ‘không có giới hạn’ của Trung Quốc với Nga có nguy cơ mở ra cuộc đối đầu với phương Tây

tcbputin1

Ngay trước khi Nga xâm lược Ukraine, Vladimir Putin đã gặp Tập Cận Bình ở Bắc Kinh. Liền sau đó, hai nước đã công bố quan hệ đối tác "không giới hạn". Việc thực sự có quan hệ đối tác Trung – Nga không giới hạn hay không sẽ có thể rõ ràng trong vài ngày tới, sau các thông tin cho rằng Moscow đã yêu cầu Bắc Kinh viện trợ quân sự. Nếu ông Tập đáp ứng yêu cầu đó, Trung Quốc trên thực tế sẽ bước vào một cuộc chiến ủy nhiệm với Mỹ và các quốc gia Nato đang hậu thuẫn cho Ukraine. Quyết định đó có thể đánh dấu chấm hết cho hệ thống kinh tế toàn cầu hóa đã thúc đẩy sự trỗi dậy phi thường của Trung Quốc trong 40 năm qua.

Nga và Trung Quốc có chung sự thù địch sâu sắc với sức mạnh toàn cầu của Mỹ. Nhưng mỗi nước thể hiện sự kình địch ganh đua với Mỹ một cách khác nhau. Trung Quốc có đủ khả năng để chơi một "cuộc chơi dài", dựa vào sức mạnh kinh tế của mình để thay đổi cán cân quyền lực toàn cầu. Nhưng Nga, trong một vị thế kinh tế yếu hơn, đã đánh cược một cách thô bạo ở Ukraine. Cuộc cá cược của Putin hiện đang đe dọa cuộc chơi dài hơi của Bắc Kinh. Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc có thể đã hình dung được là cuối cùng quan hệ với Mỹ cũng rạn nứt, nhưng nhờ có Nga, hiện họ phải đối đầu với phương Tây sớm hơn nhiều.

Nếu Trung Quốc giúp Nga lách các lệnh trừng phạt của phương Tây, Trung Quốc có thể là mục tiêu của các lệnh trừng phạt thứ cấp – điều mà Jake Sullivan, cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ, sẽ nói với Dương Khiết Trì của Trung Quốc khi họ gặp nhau trong tuần này. Cung cấp vũ khí cho quân đội Nga sẽ thúc đẩy các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Trung Quốc, người tiêu dùng tẩy chay, rút đầu tư. Một cuộc chiến ngắn ngủi, thắng lợi của Nga sẽ đáp ứng nhu cầu của Trung Quốc. Câu chuyện được yêu thích của Bắc Kinh về sự suy giảm không dừng của sức mạnh Mỹ có vẻ còn đáng tin hơn. Trung Quốc đã chuẩn bị cho một cuộc tấn công của họ vào Đài Loan.

Thay vào chiến thắng nhanh, Nga đã sa lầy. Liên minh phương Tây hồi sinh, và Mỹ cùng các đồng minh công bố một phương cách trừng phạt kinh tế mới với Nga nhưng có vẻ rất đe dọa đối với Bắc Kinh. Trung Quốc hiện đang phải nghiền ngẫm thông tin về việc Nga đã mất khả năng tiếp cận hầu hết các nguồn dự trữ ngoại hối của mình do hậu quả của các lệnh trừng phạt của phương Tây. Như nhà kinh tế học Barry Eichengreen chỉ ra, một trong những lý do chính khiến các nước phải nắm giữ dự trữ ngoại hối vì "đó là quỹ dự trữ chiến tranh để dùng trong cuộc xung đột địa chính trị". Nhưng Trung Quốc, quốc gia có dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới, vừa phát hiện ra rằng họ có thể mất quỹ dự trữ chiến tranh của mình trong một sớm một chiều.

Trung Quốc gần như không tự cung tự cấp được năng lượng hoặc lương thực. Trong nhiều thập kỷ, nước này đã lo lắng về "Thế tiến thoái lưỡng nan ở Malacca" – mối đe dọa mà hải quân Mỹ có thể phong tỏa Trung Quốc bằng cách cắt đứt các tuyến vận tải biển quan trọng. Các khoản đầu tư khổng lồ của Trung Quốc vào hải quân một phần là nhằm ngăn chặn khả năng đó. Tuy nhiên, giờ đây Bắc Kinh phải xem xét khả năng đóng băng dự trữ ngoại hối của mình, đồng ý với các lệnh trừng phạt tài chính khác, cũng đe dọa như một cuộc phong tỏa hải quân.

Thật thất vọng cho Trung Quốc, không dễ để thoát khỏi điều này. Giải pháp rõ ràng là Trung Quốc sẽ giao dịch ngày càng nhiều bằng đồng tiền của mình, đồng Nhân dân tệ. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã né tránh việc đưa Nhân dân tệ có thể chuyển đổi tự do, vì lo ngại rằng điều này sẽ dẫn đến tình trạng tháo chạy vốn bất ổn.

Việc EU, Anh, Thụy Sĩ, Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapore cùng tham gia vào các lệnh trừng phạt tài chính đối với Nga đã tạo ra một mặt trận thống nhất của các nền kinh tế phát triển mà Bắc Kinh phải lo ngại. Trung Quốc đã nhiều lần tự so sánh mình với Mỹ, và đánh dấu các mốc quan trọng: sức mạnh thương mại lớn nhất, nền kinh tế có sức mua lớn nhất, lực lượng hải quân lớn nhất. Tuy nhiên, nếu bây giờ Trung Quốc phải đối đầu với không chỉ Mỹ, mà còn cả với EU, Anh, Nhật Bản, Canada và Australia, thì vị thế tương đối của họ có vẻ kém mạnh hơn nhiều.

Rõ ràng là việc cố gắng cô lập Trung Quốc về mặt kinh tế sẽ khó hơn nhiều so với việc áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga – điều hầu như không gây đau đớn. Trung Quốc đang hội nhập sâu rộng vào các chuỗi cung ứng của phương Tây. Nhiều công ty đa quốc gia phương Tây đã đặt Trung Quốc vào vị trí trung tâm trong các chiến lược kinh doanh của họ. Vì lý do đó, ngay cả một số người chống Trung Quốc của Mỹ cũng đã chấp nhận rằng sự phụ thuộc lẫn nhau về mặt kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc là một điều tất yếu. Nhưng một cuộc khủng hoảng toàn cầu khiến người ta phải kiểm tra lại những giả định cơ bản. Ý tưởng về sự cắt đứt kinh tế của Trung Quốc khỏi phương Tây, một khi không thể tưởng tượng được, đang bắt đầu có vẻ hợp lý hơn. Nó thậm chí có thể hấp dẫn thành phần cử tri theo chủ nghĩa dân tộc kinh tế ngày càng tăng ở phương Tây, những người hiện coi toàn cầu hóa là một sai lầm tai hại.

Các tính toán quân sự của Trung Quốc cũng đột nhiên trở nên phức tạp hơn. Nếu quân đội Nga giàu kinh nghiệm không thể dễ dàng thắng thế trong một cuộc xâm lược trên bộ vào Ukraine, thì làm sao Trung Quốc có thể thực hiện cuộc xâm lược Đài Loan bằng đường biển phức tạp hơn nhiều? Kinh nghiệm của Ukraine cho thấy rằng người Đài Loan sẽ chống trả và Trung Quốc sẽ phải chấp nhận thương vong nặng nề – khi phương Tây đổ viện trợ quân sự cho Đài Loan. Và trong khi Tổng thống Joe Biden nhiều lần loại trừ việc chiến đấu vì Ukraine, ông đã gợi ý rằng Mỹ sẽ bảo vệ Đài Loan.

Người ta thường cho rằng Trung Quốc sẽ là cộng sự cao cấp trong quan hệ đối tác "không giới hạn" với Nga, nhưng quyết định cổ vũ Putin của ông Tập Cận Bình lúc này có vẻ là một tính toán sai lầm. Thật khó để chơi trò chơi lâu dài nếu bạn buộc mình vào một con bạc liều lĩnh.

Gideon Rachman 

Nguyên tác : Xi Jinping faces a fateful decision on Ukraine, Financial Times, March 14, 2022

Nguồn : boxitvn.online, 17/03/2022

Additional Info

  • Author Gideon Rachman, Bauxite Việt Nam
Published in Diễn đàn

 

Khi quyết định xâm lược Ukraine, rõ ràng Vladimir Putin đã đánh giá sai mọi thứ. Ông đã phóng đại sức mạnh quân sự của quốc gia mình ; điều mà tôi từng viết vào tuần trước, rằng Nga là một "siêu cường giả", có sức mạnh kém hơn nhiều so với những gì chúng ta quan sát thấy, bây giờ lại càng đúng hơn nữa. Putin đánh giá thấp tinh thần và sức mạnh quân sự của Ukraine, cũng không lường trước được quyết tâm của các chính phủ dân chủ, nhất là chính quyền Biden, vốn đã làm được nhiều việc đáng chú ý trên tất cả mọi lĩnh vực, từ trang bị vũ khí cho Ukraine, đến tập hợp phương Tây ủng hộ các biện pháp trừng phạt tài chính.

putintcb01

Vladimir Putin và Tập Cận Bình duyệt đội bảo vệ danh dự trong lễ đón Tổng thống Nga – Ảnh Greg Baker EFE 

Tôi không thể thêm bất cứ điều gì vào thảo luận về bản thân cuộc chiến, nhưng tôi muốn lưu ý rằng nhiều bài bình luận tôi đọc đều nói rằng các lực lượng Nga sẽ tái tập hợp, và sẽ tiếp tục các bước tiến quy mô lớn trong một hoặc hai ngày tới – nhưng người ta đã nhắc đi nhắc lại điều ấy, ngày này qua ngày khác, suốt hơn một tuần.

Tuy nhiên, điều tôi có thể bổ sung là một phân tích về tác động của các lệnh trừng phạt, và đặc biệt là câu trả lời cho một câu hỏi mà tôi vẫn luôn nhận được : Liệu Trung Quốc, bằng cách trở thành đối tác thương mại thay thế của Nga, có thể cứu vớt nền kinh tế của Putin không ?

Câu trả lời là : Không, không thể.

Trước hết hãy nói về tác động của các lệnh trừng phạt đó.

Một điều mà phương Tây chưa làm là cố gắng chặn Nga bán dầu và khí đốt – những mặt hàng xuất khẩu chính của nước này (Lưu ý : ngày 8/3, Mỹ và Anh đã cấm vận dầu khí Nga – NBT). Vâng, Mỹ có thể cấm nhập khẩu dầu của Nga, nhưng đó chỉ là một cử chỉ mang tính biểu tượng : Dầu được giao dịch trên thị trường toàn cầu, vì vậy hành động này sẽ chỉ làm xáo trộn các trao đổi thương mại chút ít, và hơn nữa, xuất khẩu dầu sang Mỹ của Nga chỉ chiếm khoảng 5% tổng sản lượng của nước này.

Tuy nhiên, phương Tây đã cắt phần lớn quyền tiếp cận của Nga với hệ thống ngân hàng thế giới, đây là một vấn đề rất lớn. Các nhà xuất khẩu của Nga vẫn có thể đưa hàng hóa của họ ra khỏi đất nước, nhưng giờ rất khó để nhận được tiền. Quan trọng hơn, rất khó để Nga thanh toán tiền hàng nhập khẩu – xin lỗi, nhưng anh không thể tiến hành các giao dịch thương mại quốc tế hiện đại với những chiếc ca táp chứa đầy những tờ 100 đô la. Trên thực tế, ngay cả các hoạt động thương mại còn được cho phép của Nga dường như cũng đang yếu dần, khi các công ty phương Tây – lo sợ việc tăng cường các hạn chế và một làn sóng phản đối chính trị – đã tham gia vào việc "tự trừng phạt" Nga.

Điều này quan trọng đến mức nào ? Giới tinh hoa Nga có thể sống thiếu túi xách Prada, nhưng dược phẩm phương Tây lại là một vấn đề khác. Trong mọi trường hợp, hàng tiêu dùng chỉ chiếm khoảng một phần ba hàng nhập khẩu của Nga. Phần còn lại là tư liệu sản xuất, hàng hóa trung gian – các thành phần được sử dụng để sản xuất các hàng hóa khác – và nguyên liệu thô. Đây là những thứ mà Nga cần để duy trì nền kinh tế, và thiếu chúng có thể khiến các lĩnh vực quan trọng phải ngừng hoạt động. Chẳng hạn, đã có những ý kiến cho rằng việc cắt giảm phụ tùng thay thế và dịch vụ bảo dưỡng có thể nhanh chóng làm tê liệt hàng không nội địa của Nga, một vấn đề nghiêm trọng ở một quốc gia rộng lớn.

Nhưng liệu Trung Quốc có thể trở thành giải pháp kinh tế cho Putin ? Tôi sẽ nói là không, vì bốn lý do.

Thứ nhất, Trung Quốc, mặc dù là một cường quốc kinh tế, nhưng không có khả năng cung cấp một số thứ mà Nga cần, ví dụ như phụ tùng cho máy bay và chip bán dẫn cao cấp do phương Tây sản xuất.

Thứ hai, mặc dù bản thân Trung Quốc không tham gia vào các lệnh trừng phạt, nhưng nước này đã hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Điều này có nghĩa là các ngân hàng Trung Quốc và các doanh nghiệp khác, tương tự như các tập đoàn phương Tây, có thể tham gia vào việc tự trừng phạt Nga – nghĩa là họ sẽ không dám giao dịch với Nga, vì sợ phản ứng dữ dội từ người tiêu dùng và cơ quan quản lý ở các thị trường quan trọng hơn.

Thứ ba, Trung Quốc và Nga thực ra xa cách nhau về mặt địa lý. Đúng, họ có chung đường biên giới. Nhưng phần lớn nền kinh tế Nga nằm ở phía tây dãy Ural, trong khi phần lớn nền kinh tế Trung Quốc nằm gần bờ biển phía đông của nước này. Bắc Kinh cách Moscow tận 3.500 dặm, và cách duy nhất để vận chuyển mọi thứ đi qua khoảng cách rộng lớn đó là bằng những tuyến tàu hỏa vốn đã quá tải.

Cuối cùng, một điểm mà tôi nghĩ đã nhiều người chưa nói tới nhiều, là sự khác biệt lớn về sức mạnh kinh tế giữa Nga và Trung Quốc.

Một số chính trị gia đang cảnh báo về một "vòng cung chuyên chế" (arc of autocracy) có thể gợi nhớ đến phe Trục trong Thế chiến 2 – và với những hành động tàn bạo đang diễn ra, đó không phải là một sự so sánh vô căn cứ. Tuy nhiên, quan hệ đối tác trong bất kỳ một vòng cung nào như vậy cũng sẽ rất bất bình đẳng.

Putin có thể mơ ước khôi phục lại sự vĩ đại thời Liên Xô, nhưng nền kinh tế Trung Quốc, vốn có quy mô gần bằng nền kinh tế Nga cách đây 30 năm, giờ đã lớn gấp 10 lần. Để so sánh, tổng sản phẩm quốc nội của Đức chỉ gấp hai lần rưỡi của Ý khi phe Trục ban đầu được hình thành.

Vì vậy, nếu chúng ta thử tưởng tượng sự ra đời của một liên minh tân phát xít nào đó – và một lần nữa, xin nhắc lại điều đó giờ có vẻ như không còn là ngôn ngữ cực đoan – thì đó sẽ là một liên minh nơi Nga là đối tác cấp dưới, gần như là một quốc gia phụ thuộc (client state) của Trung Quốc. Có lẽ đó không phải là điều mà Putin, với những giấc mơ đế quốc của mình, muốn nghĩ đến.

Do đó, Trung Quốc không thể bảo vệ Nga trước hậu quả của cuộc xâm lược Ukraine. Đúng là sức ép kinh tế đối với Nga sẽ còn mạnh hơn, nếu Trung Quốc gia nhập cùng thế giới dân chủ trừng phạt hành vi xâm lược. Nhưng sức ép có lẽ đã rất lớn rồi ngay cả khi không có sự tham gia của Trung Quốc. Nga sẽ phải trả một cái giá rất đắt, bằng tiền và bằng máu, cho ảo tưởng quyền lực của Putin.

Paul Krugman

Nguyên tác : Why China Can’t Bail Out Putin’s EconomyNew York Times, 07/03/2022

Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch

Nghiên cứu quốc tế, 14/03/2022

Paul Krugman là chuyên gia bình luận của New York Times từ năm 2000, đồng thời là giáo sư tại Viện Cao học Đại học Thành phố New York. Ông giành Giải thưởng Nobel Kinh tế năm 2008 cho công trình nghiên cứu về thương mại quốc tế và địa lý kinh tế.

Additional Info

  • Author Paul Krugman, Nguyễn Thị Kim Phụng
Published in Diễn đàn

Quân Nga đang b dân Ukraine ngăn chn ; c thế gii bt đu đánh Nga bng kinh tế, quân Nga s sa ly. Tp Cn Bình s thy mt cơ hi đóng mt vai trò hòa gii Nga vi Ukraine

tcbputin1

Tp Cn Bình đang i dây" trong v Ukraine nhưng không dám đng hn v phía Nga.

Trong tiếng Nga, đi danh t đ gi người thân là "ty" còn người ngoài gi là "Vy". Ông Vladimir Putin thường gi nhng người lãnh đo nước khác như Donald Trump, Angela Merkel, Emmanuel Macron, là "Vy". Riêng ông Tp Cn Bình được gi thân mt là "ty". Khi lên làm ch tch Trung Quc, chuyến xut ngoi đu tiên ca Tp là đi gp Putin. Ti Bc Kinh ngày 4 tháng 2, hai người đã tuyên b tình hu ngh gia hai nước là "vô gii hn".

Putin tn công Ukraine, Tp phi i hàng đôi". Bc Kinh không chng cuc xâm lăng ; nhưng vn kêu gi mi nước phi tôn trng ch quyn ca các quc gia khác. Tp Cn Bình không mun chm dt quan h thương mi vi M và Âu Châu, nh đó Trung Quc đã phát trin ; nhưng cũng không mun thy kinh tế Nga sp đ và chế đ Putin chm dt.

Putin cho rng kinh tế Nga có th chu đng được các đòn cm vn ca Tây phương nh vn còn mua bán vi 1.4 t dân Trung Hoa. Tp Cn Bình cũng tìm cách giúp.

Mt bin pháp cm vn mnh nht là không cho các ngân hàng Nga s dng SWIFT, mt h thng thông tin giúp các ngân hàng khp thế gii thanh lý tài khon vi nhau. Thí d, mt ngân hàng Maroc nhn được ngân phiếu (đô la M) t mt ngân hàng Chile, thì SWIFT giúp vic thanh toán. Mt s tin được ghi thêm vào chương mc ca ngân hàng Maroc, đng thi ct đi trong tài khon ca ngân hàng Chile. Thế là xong, coi như "tin trao cháo múc" – qua computer. Nếu không được dùng SWIFT, tt c nhng v mua bán ca Nga vi nước ngoài s bế tc vì tin không chuyn qua chuyn li được.

M dn đu và các nước ln nht Âu Châu, Á Châu đã cm các ngân hàng Nga dùng SWIFT. Nhưng n Đ và Trung Quc thì không.

Tp Cn Bình có th giúp kinh tế Nga né tránh đòn tài chánh này như thế nào ? Trung Cng đã chun b t năm 2015, thiết lp mt h thng thanh lý gia các ngân hàng quc tế gi tên tt là CIPS (Cross-Border Interbank Payment System). Mc đích ca h là làm cho đng Nguyên ca Trung Quc quan trng hơn, không l thuc vào đô la M trong các giao dch thương mi quc tế.

CIPS có th là mt cái phao cu các ngân hàng Nga khi b SWIFT ty chay. Nhưng thc tế không đơn gin như vy.

S ngân hàng trên thế gii s dng CIPS rt nh, s giao dch quá ít. Trong quý th ba năm 2021 mi ngày trung bình ch có 13,000 v trao đi quc tế đi qua CIPS ; cùng thi gian đó, SWIFT thc hin 40 triu v mi ngày. Chưa k, 80% các v trao đi trong CIPS vn phi đi qua SWIFT, nếu không thì đô la và quc gia euro không di chuyn được !

Nhưng đó không phi là tr ngi ln nht cho các ngân hàng Nga. Nguy him nht là các bin pháp "cm vn vòng ngoài". Bt c doanh nghip hoc ngân hàng ca nước nào còn giao dch vi Nga s b chính ph M cm vn theo. Chúng ta còn nh v bà Mnh Vãn Chu, phó ch tch công ty Huawei b cnh sát Canada gi li hơn mt năm. M yêu cu Canada dn đ Mnh Vãn Chu qua M đ xét x. Lý do là Huawei đã bán hàng cho Iran, vi phm lnh cm vn ca M. Tương t, bt c ngân hàng nào ca Trung Quc giao dch vi mt ngân hàng Nga cũng s b "cm vn vòng ngoài".

Các ngân hàng Trung Quc không mun b M cm vn s phi ty chay Nga. Theo nht báoFinancial Times, ngày Th Năm 3 tháng 2, hai ngân hàng phát trin Trung Quc đã ngưng mi d án đu tư Nga và Belarus, hai nước đang b M cm vn. Hai ngân hàng thương mi ln là Trung Quc Ngân hàng (Bank of China) và Ngân hàng Công Thương (Industrial and Commercial Bank of China) cũng ngưng không cho vay tin mua nông sn ca Nga.

Miếng võ "cm vn vòng ngoài" rt nguy him, vì ràng buc các ngân hàng c thế gii, tr nhng ngân hàng quá nh ch hot đng trong mt đa phương. Năm 2020 chính ph M đã cm vn bà Lâm Quách Nguyt Nga (Carrie Lam), trưởng quan hành chánh Hng Kông khi bà áp dng Lut An Ninh ca Trung Cng. Tt c các ngân hàng, k c ngân hàng Trung Quc hay Hng Kông, đu thi hành, không dám vi phm. Theo bn tin Bloomberg, Bà Nguyt Nga phi lãnh lương ($5.2 triu đô la Hng Kông, bng $672,000 m kim mt năm) bng tin mt vì, bà nói, "Tôi không th dùng chương mc mt ngân hàng nào c !" Bt c ngân hàng nào cho bà Nguyt Nga ký ngân phiếu s b ct đt khi mng lưới tài chánh dùng đô la M trên thế gii.

Vì áp lc "cm vn vòng ngoài", các đnh chế tài chánh Trung Quc s phi chm dt mi quan h vi các ngân hàng Nga, t đng theo lnh cm vn ca M. H cn đô la và đng euro, không cn đng rúp.

Putin đã làm cho c thế gii đng v cùng mt phía, bênh vc Ukraine. Các nhà lãnh đo Anh, Australia, Nht Bn chính thc gi tên mt "mt trn đc tài chuyên chế" ca Trung Cng vi Nga. Cuc xâm lăng Ukraine đánh thc c các nước Á Châu, lo lng an ninh ca chính mình. Ln đu tiên k t năm 1978 đã cm vn Vit Cng vì đánh Campuchia, Singapore cũng ra lnh cm vn vi Nga.

Câu hi ln Á Đông là : Liu Trung Cng có bt chước Putin mà đánh Đài Loan hay không ? Không biết, nhưng các nước đu phn ng trước, nht trí ng h Ukraine.

Th tướng Nht Fumio Kishida kết án Nga dùng vũ lc thay đi chính quyn mt nước khác, là vi phm "mt quy tc quc tế căn bn". Chính ph Nht cho phép 210,000 tn khí đt lng (LNG) mà Nht đã mua được chuyn đường sang Âu Châu, đáp ng li kêu gi ca M giúp Âu Châu bt l thuc vào khí đt nhp cng t Nga. Cu th tướng Nht Shinzo Abe còn nói rng nước Nht phi chp nhn cho M đem vũ khí hch tâm vào nước mình ! Đây là mt ý kiến quá táo bo. Shinzo Abe mun báo cho Tp Cn Bình biết hành đng ca Putin có th gây nhng hu qu nào.

Mt bài hc cho M và Âu Châu là đáng l phi vin tr nhiu vũ khí t v, ha tin chng chiến xa và bn máy bay, cho Ukraine sm, trước khi Putin tn công. Chính ph M mun chng t mi quan tâm đến Đài Loan, đã gi mt phái đoàn các cu viên chc quân s qua thăm.

Tp Cn Bình đang i dây" trong v Ukraine nhưng không dám đng hn v phía Nga. Trước đây Trung Cng vn giao ho vi Ukraine, là x đã bán cho Trung Cng mt hàng không mu hm cũ đ tân trang. Ukraine cung cp 70% s du nu ăn Trung Quc nhp cng. Ukraine nm gia Nga và Âu Châu, cũng gi mt v trí chiến lược trong kế hoch Nht Đi Nht L ca Tp Cn Bình. Nhiu đường xe la, xa l, ng dn du ni Âu Châu và Nga chy qua Ukraine.

Tp Cn Bình có th tiếp tc ng h Vladimir Putin nếu tin rng Ukraine s biến mt, b nhp vào nước Nga. Nếu nghi rng Putin s tht bi, nước Ukraine s còn đó mãi mãi, Tp Cn Bình s dn dn xoay chiu.

Ngày 1 tháng Ba, ngoi trưởng Trung Cng Vương Ngh đin thoi cho ngoi trưởng Ukraine, nói vi ông Dmytro Kuleba rng Trung Quc luôn luôn tôn trng nguyên tc bo v ch quyn lãnh th các quc gia. Trước đây Trung Cng t ý thông cm vi Nga, lo lng v an ninh khi thy NATO bành trướng. Bây gi, Vương Ngh nhn mnh vi Dmytro Kuleba rng "Không th bo v an ninh mt vùng bng cách bành trướng quân s".

Quân Nga đang b dân Ukraine ngăn chn ; c thế gii bt đu đánh Nga bng kinh tế, quân Nga s sa ly. Tp Cn Bình s thy mt cơ hi đóng mt vai trò hòa gii Nga vi Ukraine, mà gn đây Pháp và Đc đã c làm nhưng tht bi. S đến lúc Putin mun rút ra khi Ukraine, ch cn vn gi được th din. Âu Châu, Ukraine và M cũng ch mun hòa bình. Tp Cn Bình có th mi các phe ti Bc Kinh đàm phán. Tp ch cn chn, gi thư mi trước hay sau ngày đng Cng sn Trung Quc hp đi hi vào cui năm 2022 thì li hơn ?

Ngô Nhân Dụng

Nguồn : VOA, 06/03/2022

Additional Info

  • Author Ngô Nhân Dụng
Published in Diễn đàn