Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Rồng Trung Quốc sẽ chết sau dịch bệnh ?

Hoàng Quân, VNTB, 18/04/2020

Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình đang lột dần từng chiếc mặt nạ đạo đức và văn minh ra khỏi khuôn mặt.

rong01

Tập Cận Bình tham vọng đưa Trung Quốc trở thành cường quốc, nhà lãnh đạo toàn cầu, trực tiếp cạnh tranh quyền lực, sức ảnh hưởng trên toàn cầu.

Đừng đánh thức con rồng Trung Quốc dậy’ là những gì mà nhà quân sự – chính trị Nã Phá Luân (Napoleon) cảnh báo. Thế nhưng con Rồng đó đã tự thức giấc khi Tập Cận Bình rời bỏ chính sách ‘náu mình’ và không bao giờ thể hiện ‘dẫn đầu’ của nhà lãnh đạo Trung Quốc trước đó, Đặng Tiểu Bình. Tập Cận Bình tham vọng đưa Trung Quốc trở thành cường quốc, nhà lãnh đạo toàn cầu, trực tiếp cạnh tranh quyền lực, sức ảnh hưởng trên toàn cầu.

Corona có thể là chiến lược của Trung Quốc và ngày càng trở thành một phần trong chuỗi chiến lược đưa Bắc Kinh nắm quyền lãnh đạo thế giới, bên cạnh cơ cấu người Trung Quốc có liên hệ mật thiết với chính quyền vào các tổ chức quốc tế lớn.

Ứng phó với Trung Quốc từng được nhiều nhà lãnh đạo chính sách Hoa Kỳ đặt ra, nhưng nhu cầu của toàn cầu hóa đã khiến nhu cầu ‘chế ngự’ trở thành thứ cấp so với ‘hợp tác’ với thị trường nội địa lớn, nhân công đông và rẻ, và một chính quyền sẵn sàng hy sinh các giá trị môi trường để đón nhận làn sóng xuất khẩu tư bản từ các quốc gia Âu-Mỹ.

Khi Tổng thống Donald Trump lên tiếng nhắc lại về sự kiện nước này hỗ trợ Trung Quốc vào WTO và sau đó Bắc Kinh đã quay ngược lại lạm dụng Hoa Kỳ, người đứng đầu Nhà Trắng cũng đồng thời tái nhắc lại quan điểm ‘kiềm chế và trừng trị’ Trung Quốc. So với quan điểm đối phó Trung Quốc cổ điển trước kia bằng biện pháp tăng cường liên minh phòng thủ giữa các nền dân chủ, cởi mở với Bắc Kinh và thực hiện chiến lược kiên nhẫn dựa trên biến đổi nhân khẩu học, và sự thay đổi đến từ bên trong Trung Quốc thì Hoa Kỳ sẽ có thể tiến hành trừng phạt theo đúng phong cách ‘sen đầm quốc tế’.

Hoa Kỳ khởi đầu bằng cuộc chiến thương mại Hoa – Mỹ với nhượng bộ lớn từ Bắc Kinh.

Hãy nhớ rằng Bắc Kinh đã tiến hành hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ, thao túng tiền tệ, thực hành thương mại không công bằng, quân sự hóa các vùng biển và đàn áp bất đồng chính kiến, đe dọa Hồng Kông, Đài Loan.

Hãy nhớ thêm rằng thời kỳ Tổng thống Donald Trump là thời kỳ mà các quan chức, đặc biệt là ngoại giao đã chỉ thẳng sai phạm và tội lỗi của Đảng cộng sản Trung Quốc không một chút kiêng dè.

The Hill mới đây đăng tải bài viết ngụ ý đối sánh Tổng thống Donald Trump với Thủ tướng Anh Quốc Winston Churchill.

"Tổng thống Trump nói rằng Hoa Kỳ đang chiến đấu với một cuộc chiến chống lại ‘kẻ thù vô hình – cuộc chiến chống lại virus, đó là cuộc chiến’. Ông tự coi mình là "một tổng thống thời chiến", ngầm gợi lên hình ảnh của Franklin Roosevelt trong Thế chiến II hoặc có lẽ là George W. Bush sau ngày 9/11".

"Nhưng sự bùng phát đã cho thấy rằng Hoa Kỳ và thế giới phương Tây đang bị tấn công bởi một kẻ thù thực sự khá rõ ràng. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, với sự liều lĩnh bất chấp hậu quả".

Vì sao Tổng thống Donald Trump lại có thể được liên tưởng đến cố Thủ tướng Anh Quốc ?

"Vào những năm 1940, Winston Churchill kêu gọi Thế giới Tự do tập trung giải quyết cuộc chiến chống lại Đức quốc xã và Phát xít ở Châu Âu".

Trung Quốc đang được gọi là Chủ nghĩa xã hội phát xít – Nazichina. Và những gì mà Tổng thống Hoa Kỳ làm sẽ tương tự Winston Churchill. Đoàn kết và lãnh đạo lực lượng thế giới tự do tấn công và trừng phạt thành lũy của chủ nghĩa độc tài chuyên chế.

"Trong cuộc đối đầu hiện hữu với thời đại này, Trump là Tổng thống đầu tiên thể hiện quyết tâm đó – trên mặt trận kinh tế và thương mại, trên Đài Loan và về sự xâm lược trên biển của Trung Quốc ở Biển Đông".

Điều quan trọng những thành tựu (kinh tế) mà "Hoa Kỳ trên hết" của Tổng thống Donald Trump tiến hành gần 4 năm qua đã bị xóa sổ gần hết, trong khi số người chết ở Hoa Kỳ được ví như thương vong gây ra tại trận Trân Châu Cảng.

Có thể ‘Rồng Trung Quốc’ đã thức giấc vội vàng và đầy kiêu ngạo, nhưng khi Hoa Kỳ tuyên bố tình trạng tương đương với chiến tranh đối với virus được xác định từ Trung Quốc, thì sau khi giải quyết xong dịch bệnh, số phận của Bắc Kinh cũng sẽ không hề tươi sáng hơn so với phát xít Nhật sau trận ‘bom Trân Châu Cảng’ năm xưa.

Hoàng Quân

Nguồn : VNTB, 18/04/2020

******************

Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sụt giảm chưa từng thấy vì Covid-19

Trọng Nghĩa, RFI, 17/04/2020

Theo số liệu thống kê chính thức được Bắc Kinh công bố vào hôm nay, 17/04/2020, tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc, trong quý 1 năm 2020, đã sụt giảm dữ dội, - 6,8% tính theo tỷ lệ năm.

gdp1

Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sụt giảm ở mức chưa từng có, kể từ năm 1992. Reuters - Jianan Yu

Đây là lần đầu tiên kinh tế Trung Quốc giảm sút như vậy, ít ra là kể từ năm 1992. Tỷ lệ tăng trưởng thậm chí còn bị sụt giảm mạnh hơn so với dự báo là - 6,5%. Trong quý 4 năm 2019, tăng trưởng của Trung Quốc là 6%.

Thông tín viên RFI Stéphane Lagarde tường thuật từ Bắc Kinh :

"Trung Quốc chưa từng thấy tăng trưởng hàng năm của mình sụt giảm từ cuối thời kỳ cách mạng công nghiệp : âm 6,8% tính theo tỷ lệ năm. Đây là hậu quả trực tiếp của các biện pháp chống virus corona. Trong hơn hai tháng, các thành phố lớn của Trung Quốc đã bị hoàn toàn tê liệt, sản xuất bị đình chỉ.

Nhưng các con số của cơ quan thống kê Trung Quốc cũng nêu lên một điều là bộ máy kinh tế thứ nhì của thế giới khởi động lại một cách khó khăn. Vào tháng 3, sản xuất công nghiệp của Trung Quốc đã sụt giảm 1,1%, tính theo nhịp độ hàng năm, thấp hơn mức chờ đợi, trong lúc mà chỉ số về hàng bán lẻ cũng giảm 15,8% trong cùng thời kỳ. Đầu tư với vốn cố định tiếp tục đà đi xuống, giảm 16,1% từ tháng Giêng.

Cho dù bệnh dịch đã chững lại, người Trung Quốc vẫn giới hạn đi lại, tiêu thụ trở lại từ từ, các dây chuyền lắp ráp chờ đợi đơn đặt hàng cũng đang bị khựng lại do đại dịch ở Châu Âu và Bắc Mỹ. Do đó, tình trạng công ăn việc làm gây lo ngại, việc thu nhận nhân công đã giảm 27% trong quý đầu này.

Bị virus corona đánh ngất ngư, nền kinh tế thứ nhì thế giới phải mất một thời gian để đứng dậy được. Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế thông báo tăng trưởng Trung Quốc sẽ trỗi dậy… vào năm tới".

Vũ Hán điều chỉnh thống kê, số nạn nhân Covid-19 tăng gấp rưỡi

Báo chí Trung Quốc ngày 17/04/2020 cho biết chính quyền Vũ Hán vừa điều chỉnh số ca nhiễm bệnh và số ca tử vong vì virus corona ở thành phố này lên thành 3.869 người chết (so với 2.579 ca như trước đây) và 50.333 ca nhiễm tính đến hôm qua (tăng thêm 325 so với con số cũ).

Tính ra, số người chết vì Covid-19 tại Vũ Hán đã tăng vọt lên theo tỷ lệ 50% cao hơn số liệu thông báo cho đến gần đây. Theo chính quyền Vũ Hán, số liệu đã được điều chỉnh căn cứ vào việc xem xét, xác minh lại các số liệu từ nhiều bộ phận khác nhau ở Vũ Hán như nhà tang lễ, bệnh viện, nhiều người chết ở nhà mà không được thống kê...

Việc Vũ Hán nâng số thống kế diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc càng lúc càng bị nghi ngờ là đã giảm nhẹ các số liệu về Covid-19 khiến cho những nước khác không đánh giá được đúng tính chất nguy hiểm của virus corona chủng mới.

Chính quyền Vũ Hán cũng đã quyết định cho mở lại khu chợ bán đồ tươi sống, vốn bị cho là nơi dịch Covid-19 tại Trung Quốc xuất phát, trước khi tỏa ra toàn thế giới.

Trọng Nghĩa

*********************

Kinh tế Trung Quốc suy sụp chưa từng thấy từ thập niên 1960

VOA, 17/04/2020

Nền kinh tế ln th nhì thế gii co cm 6,8% trong quý 1- kết thúc vào tháng Ba, so vi cùng kỳ năm ngoái gia lúc các hãng xưởng, văn phòng và trung tâm mua sắm đóng ca đ khng chế dch, theo các s liu chính thc công b hôm th Sáu 17/4.

gdp2

Dịch Covid-19 tác đng nng n ti nông dân. (AP Photo/Ng Han Guan)

Tiêu thụ ni đa gim mnh và hot đng ca các nhà máy èo t hơn trông đi.

Trung Quốc, nơi đi dch xut phát t tháng 12 năm ngoái, là nn kinh tế ln đu tiên bt đu hồi phc sau khi Đảng cộng sản cm quy Trung Quc tuyên b đã kim soát được virus Covid-19.

Các nhà máy đã được phép m ca li vào tháng trước, nhưng các rp hát và các doanh nghip khác tng mướn hàng triu công nhân viên, vn đóng ca.

Các dấu hiu cho thy là qua đt tăng ban đu ngay sau khi các bin pháp kim soát chm dt, các hot đng phc hi đã chm li đáng k, theo báo cáo ca ông Julian Evans-Pritchard thuc Công ty Capital Economics.

"Trung Quốc s phi vượt qua mt chng đường rất dài trước khi có th hi phc", ông nói.

Theo bà Iris Pang của tp đoàn tư vn tài chính ING thì ln trước kinh tế Trung Quốc co cm ti mc tương đương như thế này là năm 1967, thi kỳ ca cuc "Cách mng văn hóa". Lúc đó kinh tế Trung Quốc gim 5,8%.

Các dự báo trước đó cho rng kinh tế Trung Quốc s sm hi phc, có th trong tháng này, tuy nhiên kỳ vng kinh tế s bung tr li theo hình ch V là điu không thc tế, da trên các s liu không my khích l v xut khu, bán l và các d kin khác,

Thay vào đó các nhà kinh tế d báo mt quá trình hi phc gian nan và chm chp trước khi kinh tế có th tăng trưởng tr li.

Đây sẽ là mt thách thc chính tr cho đng cng sn đang cm quy Trung Quốc, vn duy trì quyn lc da trên các thành qu kinh tế.

Đảng cộng sản Trung Quốc kêu gi các công ty duy trì lực lượng lao đng, tránh sa thi công nhân viên trong thi gian phong ta. Nhưng mt s công ty đã tht bi, làm tăng lo âu trong công chúng.

Theo đài NPR, Quốc v vin Trung Quc hôm th Sáu nói 99% các hãng sn xut đã bt đu làm vic tr li, trong khi 84% các doanh nghip c nh và c trung đã m ca hot đng.

Nhưng s liu đó không có nghĩa là hot đng kinh tế đã hoàn toàn tr li. Đa s các cơ s mướn nhân viên văn phòng nói h ch cho phép phân na s nhân viên làm vic vào bt c thời điểm nào.

Tại tnh H Bc và các khu vc nơi dch bùng phát mi đây, các nhà hàng ăn ch có th cung cp thc ăn mang đi. Hơn 240.000 doanh nghip nh đã b khánh tn trong đi dch.

Published in Diễn đàn

Tập Cận Bình và tự do mậu dịch giả hiệu

Trong bài bình luận mang tựa đề "Ông Tập Cận Bình, có đúng là ông nói ‘tự do mậu dịch’ hay không ?", nhật báo Les Echos nhận định, dù chủ tịch Trung Quốc tại Diễn đàn Davos lớn tiếng kêu gọi tự do thương mại, nhưng nước ông vẫn tiếp tục đối xử tệ hại với các nhà đầu tư ngoại quốc. Và ông Tập cũng vừa tung ra một kế hoạch công nghiệp quy mô để chống lại hàng nhập khẩu.

tcb1

Khu phố tài chính Phố Đông ở Thượng Hải. Ảnh chụp ngày 09/03/2017. REUTERS/Aly Song

Tác giả nhận xét, mối đe dọa chủ nghĩa bảo hộ không chỉ đến từ nước Mỹ của Donald Trump, mà còn từ Trung Quốc. Thay vì tiến đến tự do hóa kinh doanh, Tập Cận Bình lại củng cố dân tộc chủ nghĩa nhằm duy trì tăng trưởng. Những ngôn từ đẹp đẽ về tự do mậu dịch của ông Tập tại Diễn đàn Davos cho người ta cảm tưởng một thế giới đảo lộn – Trung Quốc dạy cho nước Mỹ một bài học. Nhưng thực tế không phải như thế.

Từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2001, Trung Quốc chỉ mở hé thị trường và tiếp tục thọc gậy bánh xe đối với các nhà đầu tư. Bắc Kinh lợi dụng điểm yếu của các đối tác, vốn đầy hy vọng về thị trường khổng lồ này. Đại hội Đảng lần thứ ba năm 2013 đã kêu gọi tự do hóa, thị trường phải đóng vai trò quyết định ; tuy nhiên Bắc Kinh cũng biết gieo rắc hỏa mù. Trong nội bộ đảng có những tranh luận gay gắt về chính sách kinh tế, nhưng không hề hé lộ cho những nhà quan sát nước ngoài. Hoàn toàn mù mờ, họ đành tiếp tục hy vọng.

Nâng cấp kỹ nghệ để chống nhập khẩu, thoát bẫy thu nhập trung bình

Nhưng trên thực tế, việc mở cửa vẫn chưa đầy đủ, bị kiểm soát, và không có tiến bộ nào so với kỳ vọng của phương Tây. Ngược lại, Sáng kiến China Manufacturing 2025 (CM 2025), một kế hoạch chiến lược được thai nghén từ lâu, cho thấy Bắc Kinh muốn tăng cường sức mạnh kỹ nghệ từ nay đến 2025 và sau đó đến 2049 – nhân kỷ niệm 100 năm Mao Trạch Đông giành chính quyền. Tài liệu này được Phòng Thương mại Châu Âu tại Trung Quốc phân tích kỹ lưỡng, cần được coi là lời cảnh báo. Kế hoạch CM 2025 nhắm đến sự độc lập trong các lãnh vực tương lai.

Danh sách rất cụ thể : kỹ thuật số, robot, hàng không, thiết bị hàng hải, xe hơi điện, máy nông nghiệp, vật liệu mới, dược phẩm, thiết bị y tế hiện đại…Mục tiêu cũng thế : chẳng hạn về phụ tùng phải từ 40% thị phần tăng lên 70%, robot từ 50% lên 70%, máy cày hạng nặng 30% lên 60%, năng lượng tái tạo từ 0% lên 80%... Làm thế nào đạt được ? Bằng cách tăng cường mạnh mẽ các phương tiện nghiên cứu, hợp tác chặt chẽ giữa Nhà nước, tư nhân và các trường đại học, một chiến dịch mua lại các công ty ngoại quốc có mục tiêu cụ thể, và xây dựng các doanh nghiệp hàng đầu.

Số tiền đầu tư vào kế hoạch này lên đến nhiều tỉ đô la, và theo tác giả, Bắc Kinh không có cách nào khác. Trung Quốc bị giam hãm trong "bẫy thu nhập trung bình". Công nghiệp hạng thấp đã giúp Trung Quốc phát triển với mức độ đáng nể, nhưng tiền lương đang ở mức "trung bình" khiến Bắc Kinh bị lọt vào gọng kềm. Một bên là sự cạnh tranh của các nước có tiền lương thấp hơn, bên kia là các nước phát triển vẫn kiểm soát các lãnh vực tiên tiến của mình.

Hô hào tự do mậu dịch, nhưng chỉ nâng đỡ sản xuất trong nước

Để thoát khỏi chiếc bẫy này, có hai cách : hoặc mở cửa cho nước ngoài để chuyển sang một nền kinh tế dịch vụ, hoặc nhanh chóng nâng cấp kỹ nghệ. Vì Đảng Cộng sản Trung Quốc không hề có ý định nhường lại quyền lực, Trung Quốc chọn lựa phương án thứ hai – duy trì căn bản công nghiệp bằng robot, song song đó tìm một chỗ đứng trong kỹ thuật cao.

Chiến thuật này, theo Les Echos, không phải là không nguy hiểm. Trước hết là nguy cơ thất bại : không dễ gì đánh bại được Apple. Sau đó, việc chiếm lĩnh thị trường thế giới không đơn giản : tuy Alibaba vượt qua Amazon tại Trung Quốc, nhưng vươn ra thế giới khó hơn nhiều. Nhưng rủi ro lớn nhất là gây ra xu hướng bảo hộ tại phương Tây. Nếu Trung Quốc tự cho phép mình tìm cách thay thế nhập khẩu (qua China Manufacturing 25), thì khó thể tiếp tục cao giọng đòi tự do mậu dịch và tránh né khỏi bị trả đũa.

Sắp đến Đại hội Đảng lần thứ 19 vào tháng 11, nhân đó 5/7 thành viên thường trực Bộ Chính trị sẽ được thay thế. Tập Cận Bình sẽ tiếp tục nhiệm kỳ 5 năm thứ hai, nhưng vấn đề là ông ta củng cố chủ nghĩa dân tộc ở mức nào. Các đối thủ của Tập Cận Bình cho rằng chính sách của ông trong đó có CM 25 sẽ khiến phương Tây giận dữ, đặc biệt là Donald Trump.

Phe nào sẽ thắng ? Chưa biết được, nhưng chủ nghĩa dân tộc có cơ tăng cường thay vì giảm sút. Trung Quốc chắc chắn không đứng về phía các nước chủ trương tự do hóa. Phòng Thương mại Châu Âu cảnh báo các nhà công nghiệp phương Tây nên thận trọng khi đầu tư vào Trung Quốc. Còn đối với Liên Hiệp Châu Âu và các quốc gia thành viên, cần phải nhìn nhận rằng, thời của chủ nghĩa tự do thương mại một cách hào hiệp rõ ràng đã chấm dứt.

Bắc Kinh mở cửa cho đế chế Trump

Cũng liên quan đến Trung Quốc, Le Figaro nhận định "Bắc Kinh mở cửa cho đế chế Trump", còn Le Monde mỉa mai "Bắc Kinh yêu thích thương hiệu Trump".

Bắc Kinh đã bật đèn xanh cho 38 thương hiệu Donald J.Trump được đăng ký, từ khách sạn, sân gôn, dịch vụ vệ sĩ, nhà hàng, spa cho tới bất động sản, bảo hiểm… Nhà tỉ phú có thể bảo vệ lợi ích của mình và gia đình, phát triển thương hiệu "Trump" tại thị trường khổng lồ Trung Quốc. Chẳng thấy loan báo gì trên Twitter. Donald Trump không thông báo tin vui này trên mạng xã hội, nhưng Trung Quốc lần này đã làm hài lòng tổng thống Mỹ, hay đúng hơn là tính cách doanh nhân đang tạm ngủ yên trong ông Trump.

Tân tổng thống Mỹ im lặng vì vẫn đang bị đe dọa bởi cáo buộc xung đột lợi ích. Quyết định của bộ Công Thương Trung Quốc chắc chắn là mang tính chính trị, vì trước đó phải được đảng cộng sản thông qua. Theo thượng nghị sĩ Ben Cardin, thành viên ủy ban ngoại vụ, Bắc Kinh muốn thủ lợi qua việc "duy trì quan hệ cá nhân tốt đẹp với tổng thống Hoa Kỳ".

Du lịch y tế mang lại nhiều tỉ đô la cho Ấn Độ

Cũng về Châu Á, trong bài phóng sự "Khi người Châu Phi sang Ấn Độ chữa bệnh", Le Monde cho biết các bệnh viện Ấn tiếp đón rất nhiều bệnh nhân từ Châu Phi. Một chính sách "du lịch y tế" được chính quyền ông Modi khuyến khích.

Thị trường này lên đến 3 tỉ đô la trong năm 2015 và có thể đạt đến 8 tỉ đô la vào năm 2020. Giá cả rẻ hơn so với các nước cạnh tranh trực tiếp là Thái Lan, Malaysia, Singapore ; dịch vụ đa dạng kể cả phiên dịch nhiều thứ tiếng, có đủ loại kỹ thuật y tế chuyên sâu ; đã khiến Ấn Độ thành đất hứa cho các bệnh nhân từ Kenya, Tanzania, Kenya... nói chung là hầu hết 54 quốc gia Châu Phi. Tổng cộng năm 2015, Ấn Độ đã cấp 233.918 visa du lịch y tế, so với 98.146 trong năm 2013, và chính quyền dự định sẽ cấp e-visa y tế cho thuận tiện.

Vụ Donald Tusk : Sự mù quáng của Ba Lan

Liên quan đến Châu Âu, Le Monde trong bài xã luận nói về "Vụ Donald Tusk : sự mù quáng của Ba Lan", khi nhất quyết phản đối việc ông Tusk tái đắc cử chức chủ tịch Hội đồng Châu Âu.

Khó thể hình dung được việc một nước thành viên có may mắn là một chính khách nước mình đứng đầu một định chế Châu Âu, lại phản đối kịch liệt như thế. Vị trí này vừa quý giá vừa là một loại "quyền lực mềm" cho Ba Lan.

Nhưng Jaroslaw Kaczynski, người đứng đầu đảng Pháp luật và Công lý (PiS) đang cầm quyền, cho rằng ông Donald Tusk phải chịu trách nhiệm về cái chết của người anh em sinh đôi là Lech Kacyznski trong vụ tai nạn máy bay năm 2010. Sau khi trách cứ ông Tusk không chịu đấu tranh cho lợi ích của Ba Lan tại Bruxelles – mà quên rằng đó không phải là nhiệm vụ của Donald Tusk, nay Kaczynski lại cáo buộc cựu thủ tướng phe trung hữu là muốn can thiệp vào chính trường Ba Lan.

Cách đây vài tháng, Jaroslaw Kaczynski đã phản đối việc ông Tusk tái cử, và mới đây lại đề cử một ứng cử viên Ba Lan khác không hề có kinh nghiệm chính trường. Vấn đề là đại đa số quốc gia thành viên EU ủng hộ ông Donald Tusk. Khi đề cử một người khác, Warsaw cho người ta cảm tưởng đương nhiên chức vụ này dành cho Ba Lan, và nhất là trở nên bị cô lập. Le Monde cho rằng đã đến lúc Ba Lan, quốc gia đông dân thứ sáu ở Châu Âu, phải đóng vai trò một thành viên có trách nhiệm, năng động và xây dựng.

Thủ lãnh IS trốn kỹ trong sa mạc

Nhìn sang Trung Đông, Le Figaro cho biết "al-Baghdadi trốn kỹ trong sa mạc". Bị lực lượng đặc biệt Mỹ truy lùng, thủ lãnh tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS, Daesh) đã bỏ trốn khỏi Mosul khi quân đội Iraq tiến gần đến thủ phủ của tổ chức khủng bố này.

Theo các nguồn tin quân sự Mỹ và Iraq, Abu Bakr al-Baghdadi trốn vào sa mạc chạy dài theo thung lũng Euphrates, do các bộ lạc Sunni trung thành với Daesh nắm giữ. Chuyên gia Hisham al-Hashimi nhận định : "Quân thánh chiến biết rất rõ cư dân vùng này. Thức ăn, nước uống, xăng dầu dễ kiếm, và tại khu vực bộ tộc những người do thám dễ bị nhận ra hơn ở thành thị".

Baghdadi đã rút kinh nghiệm từ vụ Usama bin-Laden bị đặc nhiệm Mỹ bắt giữ năm 2011, nên ra chỉ thị thông qua nhiều tầng nấc trung gian, và liên tục thay đổi xe trong cuộc hành trình để tránh bị trúng đạn từ các máy bay không người lái Mỹ. Hôm 13/2, một chiếc F-16 của Iraq đã oanh kích một căn nhà gần biên giới Syria, vì tình nghi Baghdadi đang chủ trì một cuộc họp tại đây. Trong tám tháng qua, đã có khoảng bốn chục thủ lãnh của Daesh bị không quân liên minh tiêu diệt.

Tựa chính báo Pháp

Libération hôm nay chú ý đến ứng viên tổng thống cánh tả, chạy tựa "Hamon, 10 ngày để xoay ngược tình thế", Le Monde nói về "Kế hoạch tái thúc đẩy Châu Âu của Benoit Hamon". Le Figaro nhận định "Châu Âu bất lực khi muốn vượt qua cú sốc Brexit", còn La Croix đề cập đến "Giấc mơ Châu Âu của người Romania". Trên lãnh vực kinh tế, Les Echos chú ý đến "sức khỏe dồi dào của các công ty hàng đầu trên thị trường chứng khoán Pháp".

Thụy My

Published in Quốc tế