Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

lundi, 31 juillet 2023 15:52

Bài học đằng sau một cái chết

Như vậy là ngày hôm nay, Hoàng Phủ Ngọc Tường, một nhà giáo, một nhà văn nghệ đã được đưa về Huế để tổ chức tưởng nhớ và sẽ an táng tại Huế.

chet1

Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh ngày 9/9/1937, mất ngày 24/7/2023 ; thọ 87 tuổi

Đến dự buổi tưởng niệm Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Khoa Điềm, một quan chức cộng sản chuyên về văn nghệ, từng là Ủy viên Bộ Chính trị, trưởng ban Văn hóa – Tư tưởng Trung ương của Đảng cộng sản Việt Nam đã viết vào sổ tang : 

"…Hơn 50 năm, cứ thế đi mãi

Người Nam kẻ Bắc

Bây giờ anh chị lại về

nghỉ lại trên những dãy đồi ngày xưa

Ôm mãi giấc mơ thanh bình cho Huế

Khi lòng mình còn xót xa".

Sở dĩ phải sau hơn 50 năm, chỉ đến khi đã chết, đã thiêu chỉ còn nắm tro thì Hoàng Phủ Ngọc Tường mới trở lại Huế được, mặc dù ông ta được coi là một người xuất thân từ Huế, mặn mà nặng lòng với Huế xưa nay.

Và vì sao Nguyễn Khoa Điềm lại viết rằng kể cả cho đến khi đã trở về bằng một nắm tro, thì Hoàng Phủ Ngọc Tường vẫn "Ôm mãi giấc mơ thanh bình cho Huế’ và "Khi lòng mình còn xót xa" ?

Đó là một câu chuyện khá dài mà những ngày gần đây, sau cái chết của ông ta, cộng đồng mạng mới dậy lên những lời khen, chê, bình phẩm và đủ mọi loại từ ngữ để nói đến ông : Hoàng Phủ Ngọc Tường

Cái chết và nhiều tranh cãi

Nghe tin nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ mất sau một thời gian dài vào tình trạng thiếu minh mẫn và không tự chủ được bên cạnh ông chồng Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng đã bị tai biến hai mươi lăm năm, ngồi xe lăn rồi nằm liệt giường, tin này được mạng xã hội chú ý.

Người ta chú ý đến Lâm Thị Mỹ Dạ là một nhà thơ thì đã đành, nhưng họ chú ý bởi bà là vợ của một nhà văn, một người gây tranh cãi suốt mấy chục năm nay có liên quan đến cuộc chiến và những tội ác. Và sự chú ý đến nữ nhà thơ này của dư luận xã hội, rồi cũng dần chuyển sang nhân vật chính là Hoàng Phủ Ngọc Tường, phu nhân của bà.

Thậm chí, người ta còn chú ý và tỏ ra ngạc nhiên hoặc giả vờ ngạc nhiên khi được biết rằng có cả con gái út từ Mỹ về dự lễ tang của bà. Chỉ riêng chi tiết con gái của một nhà thơ chống Mỹ, con của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường nổi tiếng "Chống Mỹ đến cùng" lại đi định cư ở Mỹ, đất nước của bọn Thực dân mới" – Theo lời Hoàng Phủ Ngọc Tường – cũng đã là một đề tài để người ta nhắc đến mấy hôm nay.

Thế rồi đến khi cái chết của Hoàng Phủ Ngọc Tường được loan báo, thì mạng xã hội lại có dịp sôi sục.

Ngoài những báo chí nhà nước đưa tin, viết bài ca ngợi một Hoàng Phủ Ngọc Tường đã suốt đời theo đảng, làm chiến sĩ trên mặt trận văn nghệ của đảng một cách xuất sắc với những thành tích nọ kia, chức vụ này khác… Thì cũng có nhiều tiếng nói ngược lại, có lắm tiếng nói căm hờn, có nhiều tư liệu được đưa lên bàn cãi, mổ xẻ.

Trước hết, có thể nói rằng thế hệ chúng tôi sinh ra rồi lớn lên ở Miền Bắc Việt Nam với hệ thống tuyên truyền hùng hậu và phương thức tuyên truyền hiếm có : Bịt tai, bịt mắt người dân lại để buộc nghe, buộc phải tin.

Vì thế, cuộc chiến Nam – Bắc chúng tôi chỉ được chứng kiến bom rơi, đạn nổ, nhà cháy, người chết và mọi sự khốc liệt, bạo tàn của chiến tranh. Cộng với đó, sự tàn bạo của Mỹ - Ngụy, sự bất lương của chính quyền miền Nam, sự tài tình của đảng và sự sáng suốt của Hồ Chí Minh… Tất cả những điều đó đến với chúng tôi qua hệ thống tuyên truyền cộng sản. Chừng đó, cũng đủ cho người dân Miền Bắc Việt Nam lớn lên, sống và cuồng tín với đảng bằng mọi cách, mù quáng bằng mọi giá.

Thế nên, với chúng tôi, Mậu Thân 1968 là chiến thắng, đồng bào Miền Nam thì rên xiết dưới ách kìm kẹp của đế quốc Mỹ là thực dân mới, là kẻ xâm lược.

Và cũng vì thế những nhân vật như Hoàng Phủ Ngọc Tường là những lãnh đạo, là những nhà văn tài tình…

Cuốn phim tài liệu "Việt Nam – Một thiên lịch sử truyền hình" được cho là có nhiều nhân chứng, nhiều tư liệu về cuộc chiến Việt Nam. Ở đó có nhân vật Hoàng Phủ Ngọc Tường trả lời một phóng viên nước ngoài về cuộc chiến với tư cách là một nhân chứng sống.

Những tư liệu và những dẫn chứng, kết luận của Hoàng Phủ Ngọc Tường về tội ác của chế độ thực dân mới đã gây ra cho đồng bào Miền Nam, nhất là tội ác của Mỹ trong việc đã giết người tập thể trong Tết Mậu Thân, rằng anh ta đã đi trên những đoạn đường mà tưởng rằng bùn lầy dưới đất nhưng khi bấm đèn pin lên thì mới biết đó là máu của 200 đồng bào Huế bị Mỹ giết hại. Rằng thì là Ngô Đình Diệm là một độc tài phát xít… đủ cả mọi tội lỗi và đáng ghê tởm.

Và với Hoàng Phủ Ngọc Tường thì không hề có chuyện thảm sát ở Mậu Thân do quân đội cộng sản tiến hành. Ở đó chỉ là người dân tự trừng trị một số tên ác ôn đã giết gia đình họ, mà con số bị dân trừng trị đó chưa xứng với những người thân của họ bị giết – nghĩa là theo Hoàng Phủ Ngọc Tường thì lẽ ra dân số của Huế phải chết nhiều hơn mới tương xứng với việc người Huế đã giết Việt Cộng.

Cũng theo đoạn video đó, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã cho rằng : Hàng loạt người bị chôn tập thể là do Mỹ - ngụy gây ra. Chúng giết xong chôn tập thể rồi đổ tội cho cách mạng. Bởi trong số người bị chôn tập thể đó còn có nhiều người mang mũ tai bèo. Cái nguy hiểm của thực dân mới khác với thực dân cũ là nó làm xong rồi đổ cho Việt Cộng.

Điều đáng nói ở đây, là Hoàng Phủ Ngọc Tường nói và tạo cho người nghe một cảm giác rằng anh ta đã đứng ở đó, đã tham gia ở đó và những điều anh ta nói, chỉ có thể là sự thật. Anh ta nói rất rành rọt, rất trơn tru và không hề có bất cứ một điều gì tỏ ra bối rối. Nói theo cách nói của dân gian, thì anh ta nói "trơn như chó liếm thớt".

Và chẳng ai nghi ngờ gì về vai trò của anh ta ở Huế lúc bấy giờ khi anh ta tính công với cách mạng, với chính quyền cộng sản khi mới chiếm được miền Nam.

Và có lẽ với những chiến công ấy, thì anh ta đã có được những chức vụ quan trọng trong lĩnh vực văn nghệ. Ông ta đã là Tổng thư ký Hội Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên-Huế, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên, Tổng biên tập tạp chí Cửa Việt. Năm 2007, ông ta được trao Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật và trước đó được nhiều giải thưởng khác.

Nếu không có những hoạt động, những công lao kia như ông đã kể lại, thì thử hỏi ông ta có leo lên được những chức vụ đó thời bấy giờ không ?

chet2

Hai anh em Hoàng Phu Ngọc Phan và Hoàng Phủ Ngọc Tường năm 1981 - Ảnh minh họa

Thế rồi hàng loạt các bài viết, các tư liệu đã nói về Mậu Thân và những tội ác của quân Cộng sản đối với đồng bào Huế lúc bấy giờ. Và ở đó, những tài liệu, nhân chứng nói rất rành rọt, với những người làm chứng rõ ràng, thì Hoàng Phủ Ngọc Tường đã trở thành một nhân vật không chỉ quan trọng mà bàn tay anh ta vấy máu đồng bào mình như một tội phạm chiến tranh.

Trên mạng lưu truyền bức thư của một học trò cũ Hoàng Phủ Ngọc Tường, nói về tội ác của ông ta đối với đồng bào Huế, về những vụ "xử án", về những tội ác tầy trời của ông ta qua vụ Mậu Thân.

Có lẽ đến khi đó, Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng hoảng với những tư liệu được đưa ra.

Thế rồi, người ta đọc ở trên mạng xã hội một bản văn. Bài viết tự xưng là của Hoàng Phủ Ngọc Tường đọc cho con gái viết vào năm 2018. Có nội dung làm nhiều người sửng sốt. Nội dung đó lại phủ nhận chính những điều Hoàng Phủ Ngọc Tường đã nói rõ ràng trong bộ phim nói trên.

Rằng ông ta không có mặt ở Huế tết năm Mậu Thân đó.

Rằng ông ta đã bịa, đã tự nhân vơ khi trả lời phóng viên nước ngoài quay phim cứ như chính mình trong cuộc. Rằng anh ta đã đổ "những tang tóc thê thảm mà nhiều gia đình người Huế đã phải gánh chịu, do hành động giết oan của quân nổi dậy trên mặt trận Huế năm Mậu Thân" sang cho Đế Quốc Mỹ.

Và ông ta tự đánh giá rằng : "Đó là sự ngụy biện. Không thể lấy tội ác của Mỹ để che đậy những sai lầm đã xảy ra ở Mậu Thân 1968".

Điều ngạc nhiên của nhiều người, khi đọc bức thư này, lại là sự tráo trở nhanh chóng của Hoàng Phủ Ngọc Tường nếu những lời trong bản văn này là đúng, là sự thật. Sự tráo trở này cũng trơn tru như khi ông ta trả lời truyền hình trước đây vậy.

Liệu lần này, lời ông ta nói lại có đáng tin ?

Ông ta đổ tại bởi "sự hăng hái bảo vệ cách mạng" đã làm nên sự dối trá của ông ta ? Điều đó, đồng nghĩa rằng những lời lẽ, những tư liệu, những bài viết và những nhân chứng đang hăng hái bảo vệ cách mạng" là những kẻ, những điều không đáng tin, là dối trá ?

Ông ta chửi bới, nguyền rủa Mỹ là đế quốc thực dân mới tàn ác và bẩn thỉu, là đáng ghê tởm, nhưng con ông ta lại định cư ở chính hang ổ của bọn đế quốc thực dân mới thì điều đó có ý nghĩa gì ?

Người ta nói rằng : Cái gọi là sám hối, là bức thư nhận lỗi của ông ta sở dĩ nó có, bởi ông ta thấy rằng mình không đủ sức để gánh chịu những tội ác mà các nhân chứng đã đưa ra bằng các tư liệu, chứng cứ cho ông ta trong vụ Mậu Thân 1968.

Người ta cũng có thể nghĩ rằng : Những điều ông ta nói bây giờ, bởi cái thời ông ta cần có công với cách mạng để được lên chức, có quyền thì đã qua. Giờ về hưu nằm một chỗ thì cái tâng công, cái thành tích kia chẳng còn tác dụng.

Bởi ở Huế chuyện bịa thành tích, dối trá để nhận thưởng, để lên chức đã thành chuyện thường. Tay Hồ Xuân Mãn, Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên – Huế bị tước danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang là một ví dụ điển hình. Ở đó, câu chuyện anh ta ném lựu đạn vào đám cưới trong xóm, giết chết cả chục hàng xóm đang dự tiệc cưới, đã bị anh ta biến thành chiến công giết giặc, giết tay sai Mỹ - Ngụy, để anh ta tiến thân đã bị đồng đội anh ta vạch trần đấy thôi.

Thế nên, chuyện Hoàng Phủ Ngọc Tường có nói lại, có thanh minh, thanh nga, có bỏ hết mọi công sức, mọi thành tích với đảng, với cách mạng thì cũng chẳng có gì là lạ. Bởi những chuyện đó đã không còn tác dụng cho đến khi đã nghỉ hưu.

Dù là nói dối trước đây hay sau này, thì Hoàng Phủ Ngọc Tường vẫn là nhân vật dính líu rất sâu trong câu chuyện Mậu Thân.

Có thể có nhiều giả thiết mà chỉ có các nhân vật trong cuộc mới có thể lý giải. Nhưng, có một điều có thể khẳng định, rằng ông ta nhận thức được rằng với những sự dối trá của ông ta, cái gánh nặng với thế gian, với cuộc đời này của ông ta không dễ gì đền trả, không dễ gì gột rửa.

Và tôi tin rằng, điều đó sẽ ám ảnh ông ta không chỉ có 25 năm nằm trên giường bệnh sau khi đột quỵ, mà sẽ là cả cuộc đời còn lại của ông ta sau Mậu Thân, nghĩa là đã hơn nửa thế kỷ nay.

Và có lẽ câu chuyện vẫn chưa kết thúc, dù Hoàng Phủ Ngọc Tường đã nằm dưới đất.

Bài học nào cho hôm nay ?

Câu chuyện Hoàng Phủ Ngọc Tường chỉ là một trong muôn vàn ví dụ, muôn vàn câu chuyện của những người đứng trên chiếc ghế quyền lực, trong tay lăm lăm khẩu súng thì bất chấp mọi điều ác đức, mọi sự bất nhân với đồng loại, với con người, với lương tâm.

Trong cuộc sống, chúng ta đã chứng kiến những điều mà không như người xưa nói rằng : "Đời cha ăn mặn, đời con khát nước". Ngày nay, kẻ nào ăn mặn thì cũng khát nước nhãn tiền.

Chỉ riêng trong ngành quyền lực nhất hiện nay trong chế độ Công an trị, đã có biết bao tấm gương tày liếp đấy thôi.

Người ta còn nhắc đến một Phạm Quý Ngọ, Trần Đại Quang đã kết thúc bằng cái chết bất đắc kỳ tử. Hay như Nguyễn Bá Thanh một thời hung bạo, to mồm, để rồi sau đó, không chỉ thân bại danh liệt mà con cái cũng theo gió bay đi.

Người ta còn nhớ đến tướng Nguyễn Đức Nhanh, đã nhận được những hậu quả nhãn tiền sau khi huy động quân cán cướp đất tôn giáo, phá thánh giá, hoặc tướng Đỗ Hữu Ca, đại tá Dương Tự Trọng sau khi huy động quân cán tấn công nhà dân Đoàn Văn Vươn rồi tống họ vào tù.

Những cán bộ công an mới đứng trước vành móng ngựa hôm nay trong vụ "Chuyến bay Giải cứu" đã cho thấy rõ hơn điều đó. Người ta đặt câu hỏi rằng trong cuộc đời công an đến hàm Thiếu tướng Phó Giám đốc Công an Hà Nội, thì Nguyễn Anh Tuấn đã gây ra bao nhiêu tội ác với các nạn nhân của ông ta ? Kể cả Trung tá Trưởng phòng 05 Hoàng Văn Hưng, bao nhiêu vụ án anh ta phụ trách đã kết án những người mà anh ta không đủ chứng cứ như Tòa đang kết tội anh ta hiện tại.

Và điều rõ nhất, gây xúc động nhất và nhiều lời nguyền rủa nhất, gây tội ác lớn nhất thời gian qua, đó là lời quan chức Bộ Công an : "Lê Đình Kính là cường hào, ác bá". Liệu điều gì, tương lai nào đang chờ những kẻ gây ra tội ác ở Đồng Tâm ?

Người xưa vẫn nói : Con người ta khi ở thế "Thượng phong" chẳng mấy ai nghĩ đến ngày "Hạ mạt".

Và, "Lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà khó thoát".

J.B Nguyễn Hữu Vinh

Nguồn : RFA, 30/07/2023

Published in Diễn đàn

Đúng 50 năm trước đây, vào Tết Mu Thân 1968, quân đội cng sn Bc Vit đã đng lot m cuc tn công vào các đô thi Min Nam, vi phm trng trn lnh hưu chiến, phá tan bu không khí vui xuân đón Tết thiêng liêng c truyn ca người dân Vit, gây tàn phá, chết chóc tang thương cho toàn Min Nam.

mauthan1

Đêm mồng một Tết Mậu Thân 1968, quân cộng sản bất ngờ tràn vào tiến chiếm Đại Nội Huế - Hình minh họa.

Một trong những ti ác tày tri không th bin minh đi Việt Cộng và không th nào quên trong lòng người dân Min Nam xy ra trong cuc chiến tranh xâm chiếm Min Nam (1954-1975) cng sn hóa toàn cõi đt nước. Đó là nhng m chôn tp th Huế nm ri rác nhiều nơi tng cng lên ti khong 6000 người mà Việt Cộng đã gây ra trong cái gi là cu"Tổng tiến công và ni dy mùa xuân 68". Nạn nhân trong nhng ngôi m tp th này là nhng quân nhân, công chc Vit Nam Cng Hòa ngh phép ăn Tết vi gia đình, nhưng phần đông là nhng thanh niên, sinh viên hc sinh và dân thường b kết ti cng tác vi chính quyn quc gia, hay không chu hp tác hoc "chống li cách mng". Sau khoảng 28 ngày đêm chiếm đóng, trước khi rút chy, Việt Cộng đã x bn hay chôn sng nhng nạn nhân này và chôn trong nhng ngôi m tp th nhiu đa đim khác nhau.

mauthan2

Nhiều hố chốn tập thể đã được phát hiện sau khi bị quân cộng sản thảm sát Tết Mậu Thân Huế

Câu truyệ"người thoát chết tr v t m chôn tp th" mà chúng tôi viết li đây là chuyn người tht, vic tht, do li k ca em v mt người bn hàng xóm sát vách, có M ruột b giết và chôn ti mt trong 9 ngôi m tp th trong khuôn viên trường Tiu hc Gia Hi ni thành Huế. Người k truyn tên N. G. H. hin cùng nhiu người thân trong gia đình đnh cư ti Tân Tây Lan (New Zeland) trong đó có gia đình anh bn hàng xóm tên T. H. H, nguyên là một Thiếu tá quân lc Việt Nam Cộng Hòa tng b tù nhiu năm trong cái gi là "Trại lao đng hc tp ci to" của Việt Cộng . Em H. đã k cho tôi nghe trong mt đêm cùng ngi lan can ch đón Giao tha Tết năm nào sau 30/4/1975, ngày cng sn Bắc Việt xâm chiếm Min Nam, vi phm trng trn Hip Đnh Paris ngày 27/1/1973 do h bí mt hp son vi "đế quc M" đ ri sau đó chính ph quc gia Vit Nam Cng Hòa b ép buc phi ký vào như bn án t hình được tuyên và thi hành án vào ngày 30/4/1975.

Theo H. kể li, thì trước 30/4/1975 Cha M anh là mt nhà buôn giàu có buôn bán trm hương ni tiếng Huế, nhà có người ăn k . Đúng đêm 30 Tết Mu Thân 1968, Việt Cộng tn công vào thành ph Huế. Sau khi Việt Cộng chiếm đóng ít ngày, mi người trong nhà đều sng st khi thy mt ch giúp vic mc đ đen, đi nón tai bèo mang súng AK đi cùng hai người khác đến nhà yêu cu đưa người yêu ca ch gái anh, lúc đó là mt sinh viên trường võ b quc gia Đà Lt v ngh Tết (sau là Thiếu tá T.H.H là chng ca chị anh), phải ra trình din. Sau khi lc soát nhà không thy anh H. (đang trốn trên trn nhà), chị người làm yêu cu M anh đi theo làm con tin, nói là khi nào anh H. ra trình din s th m anh v.

Tất nhiên là anh sinh viên sĩ quan Đà Lt tên H. bn hàng xóm của tôi, không di gì ra trình din đ b giết và bà M b bt đi sau đó cũng không thy tr v nhà, ngay c sau khi Vit Cng đã rút hết khi Huế c tun l sau. Mi người trong gia đình anh H. vô cùng lo lng vì nghe nói nhiu gia đình có người thân cũng bị bt đi và b giết chôn trong nhng m chôn tp th. Nhng thân nhân h đang đi đào bi các ngôi m tp th đ tìm xác người thân. Mi người chia nhau đi hi tin tc và thm cu nguyn cho người thân trn thoát đu đó bình an tr v.

Trong khi mi người đang hoang mang, lo lng không biết s phn người M ra sao, thì mt hôm có mt anh thanh niên quen biết đến nhà báo tin cho hay người M đã b nht chung vi anh này ti Trường Tiu hc Gia Hi và cùng b Việt Cộng x bn chôn chung trong mt m tp thể trong khuôn viên nhà trường ; nhưng anh đã may mn sng sót tr v.

Theo thuật li ca anh thanh niên thì đêm hôm đó, Việt Cộng trói chung 10 người mt dây, đưa ra trước các h đã đào sn, ri ria mt tràng AK, xác người đ xung, khi dy thì lp đt lên một cách sơ sài, vi vã. Riêng anh thanh niên thì may mn thoát chết vì không trúng đn mà ch đ theo nhng người cùng dây trói. Khi tnh li, anh thanh niên nói là ngi thy nng nc mùi máu tanh ướt đm qun áo và mt. Nh bóng đêm anh thanh niên được thần chết b quên đã tìm cách thoát chy v nhà. Anh thanh niên v đến nhà tri còn ti, gõ ca và lên tiếng gi. Nghe tiếng em trai gi nh thu thào người ch gái vi ra m ca. Nhưng va nhìn thy mt và toàn thân em trai mình đy máu me thì s hãi đóng sập ca li khi người em chưa kp bước vào nhà. Phi đi người em năn n, nói là mình còn sng tht, hãy m ca mau cho anh vào nhàNgười ch như hoàn hn m ca li cho em vào nhà. Nhưng vn chưa tin là s tht, ch đưa tay s mt em như đ biết chc là em mình thật ch không phi hn ma bóng quế v báo mng cho biết.

Sau khi nghe anh thanh niên thoát chết tr v t m chôn tp th thut li, thế là c nhà ca bà M nn nhân theo ch dn ca người thanh niên này đi đào bi ngôi m tp th cùng nhiu người khác đi tìm xác người thân. Nh qun áo, trang sc và nhng du vết đc bit ca người chết, h đã nhn ra xác ca người v, người M xu s ca các con đem v mai táng.

Câu truyện va viết li trên đây là mt thm cnh tiêu biu ca hàng ngàn gia đình có nạn nhân b Việt Cộng x bn hay chôn sng trong các m chôn tp th Huế trong biến c Tết Mu thân 1968.

Riêng đi vi gia đình anh H. người em v ca người bn hàng xóm, thì thm cnh còn tái din sau ngày 30/4/1975. Vì vn theo li k ca anh H. trong đêm cùng ngồi đón Giao Tha năm đó, thì sau ngày "Giải phóng", Cha anh bị đánh tư sn. Vì quá ut c đã dùng dao chém vào đu t sát, con cháu kp đưa vào nhà thương nên cu kp. Nhưng sau khi hi tnh, li dng lúc anh H có bn phn chăm sóc và canh chng người Cha, xung sân ngi ghế đá hút thuc lá, Cha anh đã nhy lu t t. Anh nói, cái chết ca người Cha đã chn đng mnh khiến anh như b bnh thn kinh mt thi gian vì mang mc cm do mình lơ là đ Cha t t chết thm thương.

Tôi viết li câu truyn có tht này theo li k ca H. mt trong nhng người con ca mt Bà M nn nhân trong hàng ngàn nn nhân b Việt Cộng sát hi hay chôn sng trong các ngôn m tp th Huế trong biến c Tết Mu Thân 1968. Nếu tt c nhng câu truyn tht này được phơi bày, chắc phi in thành hàng ngàn trang sách. Ðó là mt ti ác ty tri mà ngày nay thế gii văn minh gi là "Tội ác chiến tranh" hay "Tội ác chng nhân loi", với nhng th phm phi b đem ra xét x và trng pht. Nhng phim nh tài liu đã ghi li ti ác vô tiền khoáng hu này đã đ bng chng và hi đ yếu t cu thành các ti ác va nêu.

Thế nhưng 50 năm đã qua, cá nhân nhng k ch mưu, th ác trc tiếp hay đng lõa gián tiếp thì hu hết đã đi vào lòng đt. Nhưng kế tha nhng k ch mưu, th ác đã gây ra cuộc thm sát Tết Mu Thân 68 Huế nay là đng và nhà cm quyn công sn Vit Nam ; đúng ra phi chu trách nhim hình s cũng như dân s. Hay ít ra phi có li công khai t li vi các nn nhân và thân nhân h. Thế nhưng tht đáng tiếc là hàng năm đng và nhà cầm quyn cng sn hin nay vn t chc ăn mng "Tổng tiến công và ni dy mùa xuân 68" như mt thng li, gây phn n cho người dân Min Nam, nht là nhng thân nhân các nn nhân đã chết trong cuc tm máu này. Vì hành đng ăn mng này làm người ta liên tưởng đến các cuc ung máu, nhy múa bên xác quân thù ca các b lc xa xưa còn man r khi chiến thng mt b lc yếu kém hơn mình.

Trên diễn đàn này, hơn mt ln chúng tôi đã lên tiếng kêu gi đng và nhà cm quyn cng sn Vit Nam hãy chm dt ngay việc ăn mng các biến c quan trng trong cuc chiến tranh va qua ; như biến c Mu Thân 1968 và 30/4/1975… Vì nhng biến c y và tt c các biến c dn đến kết thúc cuc chiến tranh "nồi da sáo tht" vào ngày 30/4/1975, chẳng phi là thng li ca phe này (Việt Cng) với phe kia (Việt quc). Tất c đu là s tht bi và ni ô nhc chung ca người Vit Nam, thuc các bên tham chiến, vì đã tri tình (Việt Cộng ) hay ngay tình (Việt Quc) phải làm công c chiến lược mt thi (Chiến tranh ý thc h toàn cầu) cho ngoại bang.

Thiết tưởng, đúng ra Đng cng sn Vit Nam nm quyn 43 năm qua, phi sm nhìn ra thc cht cuc chiến tranh "Cốt nhc tương tàn" này, để có hành đng khác hơn hu ci sa li nhng sai lm quá kh ; khi mù quáng tin theo ch nghĩa cng sn không tưởng ; phát đng cuc chiến tranh cng sn hóa Min Nam vi cái giá núi xương, sng máu dân Vit ; đưa c nước tiến lên ch nghĩa xã hi tht bi, đ li hu qu nghiêm trng, toàn din và di hi lâu dài cho dân tc và đt nước. Chúng tôi ước mong nhng người lãnh đo đng và nhà cm quyn Vit Nam hin nay cn suy nghĩ li đ có hành đng thc thi có li cho dân cho nước, cho các thế h Việt Nam hiện ti cũng như mai sau.

Houston, ngày 4/2/2018

Thiện Ý

Nguồn  : VOA, 04/02/2018

Published in Diễn đàn

1968-2018. 50 năm xảy ra sự kiện Tết Mậu Thân. Trên báo chí truyền thông những ngày này lại thấy liên tục đưa tin, bài về việc nhà cầm quyền tổ chức kỷ niệm "cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1968". Ngôn từ cứ oang oang, lời lẽ sắt máu địch ta, không khác gì 50 năm trước :

"Lễ cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm Tổng tiến công xuân Mậu Thân", VietnamNet ;

"Xuân Mậu Thân 1968 : Thiên hùng ca bất diệt", báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh ;

"Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, Mãi là bản anh hùng ca bất tử", Tiền Phong ;

"Tổng tiến công Xuân Mậu Thân làm nên dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ", Thanh Niên ;

"50 năm Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 : Biểu tượng sáng ngời của lòng yêu nước", Thanh Niên "Diễn văn kỷ niệm 50 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968 - 2018)" (của ông Nguyễn Thiện Nhân), báo SGGP... 

Những hành động khủng bố lại được đưa ra ca ngợi : "Cuộc tấn công của Biệt động Sài Gòn 50 năm trước" (VnExpress), "Lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh thăm gia đình biệt động Sài Gòn có hàng loạt hầm vũ khí" (VnExpress), "Mật thư viết trên cánh tay cô gái", (Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh), "Những đòn sấm sét mang tên "Biệt động Sài Gòn - Gia Định", SGGP...

Rồi nào "Nhiều hoạt động khơi dậy Ký ức Xuân Mậu Thân 68", bao nhiêu vở kịch, tọa đàm, chương trình truyền hình thực tế khác.

Thật là một cuộc "ăn mừng" rầm rộ, quy mô.

hue1

Đã nửa thế kỷ trội qua, đảng và nhà nước cộng sản vẫn tiếp tục dối trá, bóp méo sự thật. Sự thật rằng quân đội Bắc Việt và Việt Cộng đã thảm bại về mặt quân sự, chỉ trừ Huế, cuộc chiến ngay tại Sài Gòn và các tỉnh thành khác đã bị Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa đánh trả và kết thúc nhanh chóng trong vài ngày, với tỷ lệ thương vong về phía những người cộng sản cao gấp bội so với quân Mỹ và quân Việt Nam Cộng Hòa (nhưng cuối cùng họ lại thắng trên mặt trận tâm lý chiến với những tác động trên chính phủ Mỹ và người dân Mỹ, điều mà chính những người cộng sản cũng không dự tính trước).

Sự thật là những người cộng sản đã tráo trở, lật lọng, vi phạm thỏa thuận ngừng bắn 36 giờ cho người dân ăn Tết để rồi tổ chức tấn công mong đánh úp đối phương nhưng lại đánh giá sai tiềm lực của đối phương, và cũng chẳng có người dân tại chỗ nào hưởng ứng, nổi dậy đi theo họ và chống lại "Mỹ ngụy" cả.

Và sự thật kinh khủng nhất là cuộc thảm sát tại Huế. Ở đó, không phải là sự đụng độ ngoài mặt trận giữa hai quân đội mà là một chiến dịch khủng bố với nạn nhân là những thường dân vô tội, với quy mô và sự man rợ chưa từng thấy. Sự kiện Mậu Thân đã bóc trần toàn bộ bản chất mông muội, cuồng tín, sắt máu, man trá của những người cộng sản, đã vẽ nên trang sử đẫm máu nhất, kinh khủng nhất của cuộc chiến tranh Việt Nam, với những xác người nằm vương vãi khắp nơi, những hố chôn tập thể với hàng trăm nạn nhân tay còn bị trói, bị đập đầu bằng cuốc, xẻng… với những người mẹ, người vợ khăn tang trắng xóa vật vã khóc chồng khóc con, với những những khuôn mặt người hóa đá, hóa điên dại vì đớn đau…

hue2

Còn lại đó, những hình ảnh, những thước phim tư liệu, còn lại đó, những bài hát như những dòng nhật ký, ký sự ra đời sau biến cố Tết Mậu Thân 1968 như bài "Cơn mê chiều" của nhạc sĩ Nguyễn Minh Khôi tức Vĩnh Khôi qua giọng hát Thái Thanh :

Chiều nay không có em, mưa non cao về dưới ngàn

Đàn con nay lớn khôn mang gươm đao vào xóm làng

Chiều nay không có em, xác phơi trên mái lầu

Một mình nghe buốt đau, xuôi Nam Giao tìm bóng mình

Đường nội thành đền xưa ai tàn phá  ?

Cầu Tràng Tiền bạc màu loang giòng máu

… Tôi là người khai hoang đi nhặt xác mình, xác người

Cho ruộng đồng xanh màu, cho đám mới lên cao

Và người ơi xin chớ quên, người ơi xin chớ quên…

Bài "Hát trên những xác người", sáng tác của Trịnh Công Sơn, một trong những nhân chứng có mặt tại Huế trong những ngày tháng kinh hoàng đó :

…Chiều đi lên đồi cao, hát trên những xác người

Tôi đã thấy, tôi đã thấy,

Bên khu vườn, một người mẹ ôm xác đứa con

Mẹ vỗ tay reo mừng xác con Mẹ vỗ tay hoan hô hòa bình

Người vỗ tay cho thêm nhịp nhàng

Người vỗ tay cho đều gian nan

Chiều đi qua Bãi Dâu, hát trên những xác người

Tôi đã thấy, tôi đã thấy,

Trên con đường, người cha già ôm con lạnh giá…

"Bài ca dành cho những xác người", cũng của Trịnh Công Sơn, cả hai bài đều được biết đến nhiều nhất qua giọng hát của Khánh Ly :

Xác người nằm trôi sông, phơi trên ruộng đồng

Trên nóc nhà thành phố, trên những đường quanh co.

Xác người nằm bơ vơ, dưới mái hiên chùa

Trong giáo đường thành phố, trên thềm nhà hoang vu…

v.v…

Nghe lại những bài hát này, nhìn lại những hình ảnh, những thước phim Mậu Thân 1968 ai còn có lương tri mà không thấy quặn lòng, xót xa cho thân phận người Việt Nam, cho những trang sử đau thương của dân tộc ?

Chính Chế Lan Viên, một trong những nhà thơ cộng sản từng viết bao nhiêu bài thơ ca ngợi chế độ, ca ngợi cuộc chiến tranh, Hố Chí Minh và cả Stalin, khi vể già cũng có những dòng thơ đầy dằn vặt :

Mậu Thân 2.000 người (bộ đội) xuống đồng bằng

Chỉ một đêm, còn sống có 30

Ai chịu trách nhiệm về cái chết 2.000 người đó ?

Tôi !

Tôi - người viết những câu thơ cổ võ

Ca tụng người không tiếc mạng mình trong mọi cuộc xung phong.

(Ai ? Tôi !)

Thế nhưng thay vì ăn năn, sám hối hay chí ít lặng im trong sự tôn trọng linh hồn của những người đã chết oan khuất, thì nhà cầm quyền lại tiếp tục ăn mừng, tụng ca, tiếp tục nhai lại những từ ngữ sắt máu, những luận điệu dối trá cũ rích… như chúng ta đang thấy !

Có gì đáng hân hoan cho một sự kiện đã dẫn tới hàng trăm ngàn người chết ? Mà tất cả đều là người Việt Nam máu đỏ da vàng, cùng chung nguồn cội tổ tiên, chung tiếng nói, chung một quê hương.

Ngược lại, với kẻ thù có mối ân oán lâu dài với dân tộc, lại mới gây ra những cuộc chiến tranh trên đảo, trên đất liền, chiếm thêm đảo, lãnh hải, lãnh thổ của Việt Nam, đồng thời vẫn đang tìm mọi cách để khống chế, kìm hãm, xâm lăng nước ta… thì đảng và nhà nước công sản lại rất mau quên, bắt tay làm lành, gọi nhau là "anh em", là "bạn vàng", tạo mọi điều kiện, thậm chí tiếp tay cho chúng vào làm ăn, cát cứ, vơ vét, phá hoại nền kinh tế, môi trường của Việt Nam.

Chủ nghĩa cộng sản nói chung và các đảng cộng sản nói riêng là thảm họa của lịch sử loài người, là tội đồ đối với dân tộc họ, đất nước họ. Nhưng không phải đảng cộng sản nào cũng vừa tàn ác với dân mình vừa ngu muội với kẻ thù suốt một thời gian dài như thế.

Tôi cho rằng trong sư tổ chức ăn mừng ồn ào, này thể hiện 2 điều. Một, nhằm khẳng định đảng cộng sản không bao giờ nhìn lại lịch sử, không bao giờ thừa nhận sai lầm cũng như không có cái chuyện gọi là hòa giải hòa hợp gì cả như chính họ kêu gọi bao lâu nay. Nhường ai, thua ai chứ không bao giờ thua dân, thua sự thật. Đó là nguyên tắc "sống còn" của mọi chế độ độc tài nói chung và chế độ độc tài do đảng cộng sản Việt Nam cầm quyền nói riêng.

Thứ hai, nếu thực sự tin mình có chính nghĩa, quyết định tổng tấn công miền Nam là một quyết định danh chính ngôn thuận, đúng đắn, biến cố Mậu Thân đúng là một thắng lợi vè cả quân sự, chính trị, và lòng người, đảng cộng sản có lẽ sẽ không phải ra sức ăn mừng, ra sức khẳng định như vậy. Chính vì biết rằng cuộc tổng tấn công vào dịp Tết nguyên đán 1968 là một sự tráo trở, lật lọng, một cú lừa vĩ đại, một tổn thất ghê gớm về con người, và là một tội ác kinh tởm, tội diệt chủng, nên đảng cộng sản phải sức xóa nhòa lịch sử, tẩy não các thế hệ dân chúng. Đảng cộng sản hy vọng rằng theo thời gian, nhân chứng dần dần nằm xuống hết thì họ sẽ chiến thắng trong sự dối trá đó.

Nhưng tất cả những người có lương tri sẽ tiếp tục lưu giữ bằng chứng, chia sẻ thông tin và tố cáo tội ác này.

Có người bảo tại sao cứ mãi nhắc lại quá khứ, tại sao không buông bỏ, tha thứ, nếu bên này cứ mãi ngợi ca chiến thắng còn bên kia cứ mãi hận thù ngút ngàn thì bao giờ mới hòa giải hòa hợp, bao giờ vết thương mới lành ? Đừng trách các nạn nhân và gia đình của họ chưa thể quên khi chính đảng cộng sản còn đang tiếp tục khoét sâu thêm vết thương.

Hơn nữa, báo chí truyền thông, sách vở, cho đến nền giáo dục của chế độ vẫn đang tiếp tục bóp méo lịch sử, tẩy não bao nhiêu thế hệ Việt Nam, thì những người có lương tri còn phải nói lên sự thật.

Đó không chỉ là trách nhiệm. Mà bởi vì, đất nước này chỉ có thể bước sang một trang sử mới một khi người dân học được những bài học của quá khứ, biết đau xót, phẫn nộ và biết sám hối. Ngược lại, nếu cứ tiếp tục sống trong dối trá, chấp nhận cho tội ác không bị phán xử và sự độc tài tiếp tục tồn tại, thì Việt Nam mãi mãi không thoát khỏi số phận tăm tối này.

Song Chi

Nguồn  : RFA, 03/02/2018 (songchi's blog)

Published in Diễn đàn
jeudi, 25 janvier 2018 15:41

Nghĩ về công lý

Cứ mỗi độ đến Tết, dịp Xuân về lòng tôi lại có những bùi ngùi khó tả khi nghĩ về hai sự kiện thảm sát xảy ra trên dải đất miền Trung. Đó là hai sự kiện thảm sát đã được diễn ra vào mùa Xuân năm Mậu Thân (1968) tại Huế và sự kiện thảm sát tại Mỹ Lai (huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi).

mauthan1

Những người phụ nữ khóc bên một nấm mộ tập thể tại Huế hôm 14/10/1969.- AP

Nếu những người đã chết ở Mỹ Lai phần nào được nguôi ngoai, vì hung thủ đã được xác định, những kẻ thủ ác đã vài lần phải ra tòa để đối diện tội ác của mình, thì tại Huế, những kẻ giết người vẫn sống nhởn nhơ, họ không chịu bất cứ sự trừng phạt của công lý. Những người đã khuất hay thân nhân còn sống của họ chẳng thể nào tìm được công lý cho dù thời gian đã trôi qua 50 năm.

Từ những con số cho biết, số người đã chết trong vụ càn quét ở Mỹ Lai (3/1968) lên đến 504 người, trong đó đa phần là trẻ con, phụ nữ và người già. Dù đã được giấu nhẹm nhưng chỉ hơn một năm sau (11/1969) vụ thảm sát đã bị vỡ lở, những kẻ đã xuống tay với đồng bào tại Mỹ Lai đã phải ra tòa, đối diện với công luận về những tội ác mà họ đã gây ra. Những người này đã chết bởi súng đạn của quân đội Hoa Kỳ, một dòng giống ngoại lai không cùng máu mũ với dân tộc Việt Nam.

Trong khi đó, một vụ thảm sát kinh hoàng hơn, số người chết và mất tích lên đến 7.600 người và điều đáng nói hơn, kẻ thủ ác không phải là người ngoại tộc, mà chính là người Việt gây ra. Cuộc thảm sát tàn khốc do quân đội Bắc Việt và Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, những lực lượng mà trước khi chết, những người bị thảm sát ở Huế vẫn gọi là "đồng bào".

Nếu ở Mỹ Lai chỉ hơn một năm sau sự việc vỡ lở, thì cho đến nay, những người chết ở Huế vẫn chưa thể nhắm mắt vì những kẻ thủ ác vẫn chưa trả giá cho những tội ác mà họ gây ra. Hay nói theo cách khác, công lý vẫn chưa được thực thi cho dù đã 50 năm trôi qua.

Chẳng những vậy, nhân 50 năm xảy ra thảm kịch tang thương Mậu Thân, chính quyền còn cho mở đợt tuyên truyền rầm rộ về cái mà họ gọi là chiến thắng "Tổng tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968". Hàng loạt tác phẩm thơ văn đã được tung ra trong dịp này nhằm mục đích tuyên truyền, ca ngợi cái mà chính quyền gọi là "chiến thắng". Những việc làm đó chẳng những không đem lại công lý cho người đã khuất, mà nó còn sát muối vào vết thương chưa kịp lành của những người còn sống sót. Đau đớn hơn, việc làm tổn thương ấy còn được thực hiện đều đặn hàng năm.

Trong vụ thảm sát Mỹ Lai, truyền thông, báo chí hàng năm lại rêu rao, kể chi tiết từng cái chết, sự đau thương của những người còn sống nhằm mục đích khơi gợi, nuôi dưỡng sự căm thù đối với chính quyền Hoa Kỳ ; thì trong vụ thảm sát tại Huế, chính quyền dường như câm bặt. Không một tờ báo nào nói đến những mất mát, con số thiệt hại mà người dân Huế phải gánh chịu sau khi bị quân đội Bắc Việt và Mặt trận Giải phóng miền Nam Việt Nam tấn công. Những người bị thảm sát đã phải chết một cách đau đớn, như bị chôn sống, dùng cuốc để giết. Bộ máy tuyên truyền coi việc giết chết hàng ngàn người dân bằng những hình thức hết sức man rợ như thời Trung cổ là "chiến thắng vẻ vang", được tung hô như là "thành quả cách mạng" và đều đặn trong vài chục năm đều rêu rao nhắc về chiến thắng vỹ đại ấy. 

Thật khó để có thể có công lý cho những người đã khuất, hoặc thân nhân của những người còn sống khi mà nhà nước cộng sản Việt Nam vẫn còn tồn tại. Vì chính nhà nước này là kẻ đã gây ra tấn thảm kịch tại Huế. Dù muốn, dù không họ cũng phải che giấu sự thật để bảo vệ sự chính danh của mình. Một khi mất đi sự chính danh, chính quyền này chẳng còn có thể trụ vững để tiếp tục cai trị người dân trong nước.

Đã rất nhiều lần trên các diễn đàn hay trong những lần ngồi nói chuyện với nhau, một số trí thức, văn nghệ sỹ tạm gọi là "cấp tiến" và có nguồn gốc từ miền Bắc nói rằng, họ mong rằng sau khi chế độ độc tài Cộng sản sụp đổ sẽ không có bất cứ cuộc trả thù nào đối với những người đã từng phục vụ cho chính quyền Cộng sản. Công an hay những người từng gây ra các vụ bắt bớ, tống giam, gây hàm oan cho giới đấu tranh dân chủ sẽ không bị trả thù. Tôi hoàn toàn ủng hộ ý kiến ấy. Trong lịch sử chúng ta đã từng chứng kiến sự trả thù dã man của phe chiến thắng đối với phía thua cuộc. Đó là kể từ sau 1975, khi cộng sản Bắc Việt cưỡng chiếm được miền Nam. Họ đã bắt hàng chục, hàng trăm ngàn quân-cán-chính của chính quyền Việt NamCH vào những nhà tù và hành hạ họ ở đó cho đến lúc chết. Tôi mong sao điều đó sẽ không tái diễn.

Tuy nhiên, công lý cần phải được thực thi. Một xã hội chỉ có dân chủ, tự do chỉ khi công lý được coi trọng. Những kẻ thủ ác gây ra cuộc thảm sát kinh hoàng ở Huế, những người đã gây ra cái chết cho anh Nguyễn Hữu Tấn (Vĩnh Long), những kẻ đã giết chết ông Hoàng Văn Ngài (Đắk Nông)... và rất nhiều nạn nhân hoặc thân nhân của họ đều phải được thấy công lý.

Nói cách khác, những kẻ thủ ác phải bị đưa ra tòa để đối diện với tội ác và trả giá cho những gì mà họ đã gây ra với đồng loại của mình. Vì không thể nào công lý xuất hiện ở Mỹ Lai, nhưng lại biến mất ở Huế ; công lý chỉ có ở với người này nhưng lại biến mất ở gia đình khác được.

© Tuệ Tâm

Nguồn : RFA, 25/01/2048 (phanh's blog)

----

Bài viết có sử dụng các con số từ Wikipedia nên khi đối chiếu với những số liệu từ các trang mạng, tài liệu khác sẽ có đôi chút khác biệt.

Published in Diễn đàn

Nhằm kỷ niệm 50 năm cái gọi là "cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968", đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam đã đồng loạt tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia với đề tài "Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 - Bước ngoặt quyết định và bài học lịch sử", và tung ra 2 bài viết ca tụng cái gọi là "chiến thắng" trong chiến dịch Mậu Thân 1968 của Chủ tịch nước Trần Đại Quang và của Đại tướng Bộ trưởng quốc phòng Ngô Xuân Lịch.

mauthan1

Xuân Mậu Thân 1968 là mùa xuân tang tóc của dân tộc Việt Nam, là trang đau buồn của lịch sử Việt Nam

Tại cuộc Hội thảo do Bộ Quốc phòng, Ban Tuyên giáo trung ương và Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp tổ chức ngày 29/12/2017 tại Thành phố Hồ Chí Minh, nơi có các mục tiêu quan trọng bị tấn công như Dinh Độc Lập, Tòa Đại sứ Mỹ và Đài Phát thanh Sài Gòn, các diễn giả đã tận lực khoe khoang cho điều gọi là "giá trị của cuộc tổng tiến công và nổi dậy ; khẳng định chủ trương đúng đắn, sáng suốt của trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh ; tái hiện diễn biến và những nét độc đáo của nghệ thuật quân sự Việt Nam trong cuộc tổng tiến công, trình độ chỉ huy, khả năng cơ động và phối hợp chiến đấu giữa các lực lượng trên chiến trường miền Nam…".

Nhưng mục đích Hội thảo để làm gì, ngoài mớ lý thuyết phô trương như thế ? Các báo Việt Nam trích lời Thượng tướng Lê Chiêm, Ủy viên trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cho biết mụch đích : "Hội thảo lần này là một trong những hoạt động quan trọng góp phần tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang và nhân dân, nhất là thế hệ trẻ phát huy truyền thống cách mạng, hun đúc tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, truyền thống đại đoàn kết trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".

À thì ra thế ! Nhưng có ai biết từ nội dung Hội thảo đến 2 bài viết của Quang và Lịch đã chứa đựng những dối trá để che đậy tội ác chiến tranh của Quân đội Nhân dân (miền Bắc) và của lực lượng tay sai được gọi là "lực lượng võ trang giải phóng" (của Mặt trận Giải phóng miền Nam do Đảng cộng sản Việt Nam dựng lên) đã gây ra cho đồng bào miền Nam nói chung, và đặc biệt đồng bào ở Cố đô Huế trong 25 ngày đềm cộng sản chiếm đóng chỉ để thảm sát dân lành ?

Do đó, Tướng Ngô Xuân Lịch đã không ngần ngại khoe đạt chiến thắng ở Huế bằng máu người dân vô tội. Lịch viết : "Đặc biệt, với 25 ngày đêm làm chủ thành phố Huế đã khẳng định sức mạnh của lực lượng vũ trang (lực lượng vũ trang) ba thứ quân, góp phần quan trọng vào thắng lợi cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 của quân và dân miền Nam anh hùng".

Lịch viết bố láo như thế là bôi nhọ lịch sử và chà đạp lên những vong hồn của các nạn nhân bị quân đội cộng sản thảm sát, chôn sống và hành quyết rồi đẩy xuống các hố mồ tập thể khắp nơi trong Thành phố Huế. Bởi vì trong suốt thời gian của biến cố Mậu Thân và ngay tại Thành phố Huế khi bị chiếm đóng, không nơi nào có "nổi dậy" của nhân dân như cộng sản tuyên truyền từ trước khi tiềng súng nổ đêm Giao thừa Mậu Thân (31 tháng 1  năm 1968). Và cũng chẳng có nơi nào dân bỏ vùng Quốc gia chạy vào rừng với quân cộng sản.

Như vậy rõ ràng Lịch và guồng máy tuyên truyền của cộng sản Việt Nam đã "bịa đặt một" chưa dủ còn tranh thủ "nói dối hai" mà mặt vẫn cứ trơ ra như đá !

mauthan2

Lễ cải táng xương cốt những nạn nhân bị quân đội cộng sản thảm sát, chôn sống và hành quyết rồi đẩy xuống các hố mồ tập thể khắp nơi trong Thành phố Huế

Nhưng không chỉ có thế, Lịch còn bịa thêm rằng : "Nhận thức rõ vai trò quan trọng của lực lượng vũ trang trong chiến tranh cách mạng, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên coi trọng xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân, nhất là xây dựng bộ đội chủ lực từng bước phát triển lớn mạnh. Theo đó, đến cuối năm 1967, lực lượng bộ đội chủ lực toàn miền Nam đã phát triển lên 278.000 người, được tổ chức thành 190 tiểu đoàn chiến đấu, bố trí bí mật trên khắp các chiến trường. Đây là một trong những nhân tố tạo sức mạnh trực tiếp, quyết định thắng lợi cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 ; đồng thời, thể hiện tầm nhìn và sự chỉ đạo chiến lược sắc sảo của Đảng ta về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân trong chiến tranh giải phóng dân tộc".

Làm gì có cái gọi là "lực lượng bộ đội chủ lực toàn miền Nam" do chính người miền Nam lập ra ? Có chăng là đa số trong đội ngũ này là người của miền Bắc được đào tạo đưa vào Nam rồi nhập chung vào với du kích miền Nam để cùng đội mũ tai mèo, mặc quần xà lỏn, đi chân đất trông rất tồi tệ. Đi đâu cũng khoe là "quân giải phóng" ! Trong khi bộ đội chính quy từ miền Bắc đi dép râu bằng vỏ xe hơi và mặc quần áo do Tầu Cộng cung cấp để cầm súng của Nga, các nước cộng sản Đông Âu và Trung Cộng cung cấp.

Sự thể bộ đội miền Bắc xâm lược Việt Nam Cộng Hòa và gây ra chiến tranh máu đổ thịt rơi từ 1955 đến 1975 thì ai không biết. Ngoài số quân "vượt Trường Sơn theo đường mòn Hồ Chí Minh" xuyên qua Lào và Cao Miên xâm nhập miền Nam từ 1960 thì trước đó, khoảng từ 30 ngàn đền 40 ngàn bộ đội cộng sản được giữ lại trong Nam mà không tập kết ra Bắc theo điều kiện của Hiệp định Geneve 1954.

Chính đạo quân "nằm vùng" này là lực lượng nồng cốt để Đảng cộng sản Việt Nam thành lập cái gọi là Quân đội Giải phóng và Mặt trận Giải phóng miền Nam tay sai do Đảng cộng sản Việt Nam thành lập ra đời ngày 10 tháng 12 năm 1960.

Nhưng đến khi xe tăng và bộ đội kéo vào các thành phố và Thủ đô Sài Gòn trước và trong ngày 30/04/1975 thì đâu đâu cũng mang cờ của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam : Hình chữ nhật, mầu đỏ trên và mầu xanh dưới. Ở giữa có ngôi sao Vàng, thay vì "cờ Đỏ Sao Vàng" của chế độ cộng sản miền Bắc.

Vì vậy, ngay sau khi vào Dinh Độc Lập trưa ngày 30/4/1975, quân cộng sản miền Bắc đã hạ lá Cờ Vàng 3 Sọc đỏ của Việt Nam Cộng Hòa xuống và thay vào lá Cờ của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, ngụy trang là cờ của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (!).

Nhưng sau ngày chính thức thống nhất đất nước tháng 7/1976, lá cờ của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam đã bị dẹp bỏ không kèn không trống để chỉ còn lại lá cờ Đỏ Sao Vàng của miền Bắc cộng sản chiếm ngự trên cả nước !

Bài Trần Đại Quang

Về phần mình, Chủ tịch nước Trần Đại Quang góp phần tuyên truyền gỉa dối trong bài "Phát huy tinh thần quyết chiến, quyết thắng của cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".

Quang ba hoa rằng :

"Cách đây tròn 50 năm, đúng vào dịp Tết Mậu Thân 1968, dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng cộng sản Việt Nam quang vinh và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, quân và dân ta đã đồng loạt mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy trên khắp chiến trường miền Nam. Đây là sự kiện có ý nghĩa lịch sử trọng đại, tạo ra bước ngoặt quyết định trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, viết thêm trang sử hào hùng trong lịch sử đấu tranh cách mạng vẻ vang của dân tộc ta…

…Đêm Giao thừa Tết Mậu Thân 1968, quân và dân ta đã bất ngờ đồng loạt tiến công và nổi dậy trên toàn miền Nam, đánh vào các cơ quan đầu não của địch ở Sài Gòn, Huế, các căn cứ quân sự của Mỹ - Ngụy, các thành phố, thị xã, đồng thời đánh địch khắp các vùng nông thôn bị tạm chiếm…".

Sự thật khó xóa đi

Như vậy, tất cả nội dung dành tung hô cho biến cố Mậu Thân đã không có một chữ hay con số nào nói lên sự thật tổn thất lớn lao của bộ đội miền Bắc và quân Việt Cộng trong Nam.

Vì vậy, mãi đến năm 2013, cuốn phim tài liệu dài 12 tập "Mậu Thân 1968" của nữ đạo diễn Lê Phong Lan, chủ Hãng phim Bản sắc Việt, mới bắt đầu chiếu trên đài Truyền hình Việt Nam từ ngày 25 tháng 01 năm 2013.

Lý do làm phim trễ vì Chính quyền cộng sản và Bộ Quốc phòng coi vụ Mậu Thân là "vấn đề nhạy cảm" không ai muốn nói đến.

Nhưng tại sao lại cho là "nhạy cảm", bà Lê Phong Lan nói : "Vì sao mọi người phía ta tránh nhắc đến Mậu Thân, đó là vì sự tổn thất của quân đội nhân dân Việt Nam ở sự kiện này quá nhiều. Tâm sự với tôi khi trả lời phỏng vấn, nhiều chỉ huy các sư đoàn dạn dày chiến trận còn khóc nức lên vì thương lính. Đó là lý do duy nhất".

Quả nhiên về phương diện quân sự thì cả quân miền Bắc và du kích trong Nam đã thiệt hại rất nặng. Theo các ước tính quân sự thì trong cuộc tấn công Tết Mậu Thân, cộng sản Việt Nam đã vận động từ 323.000 đến 595.000 quân chính quy và địa phương trong Nam để thực hiện kế hoạch chống lại khoảng 1 triệu 200 quân Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ với dự kiến chiếm đóng nhiều vùng lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hòa.

Tuy nhiên kế hoạch hồ hởi của Hà Nội đã bị quân và dân Việt Nam Cộng Hòa được sự yểm trợ của quân đội Hoa Kỳ đánh bại. Khoảng từ 85.000 đến 100.000 quân cộng sản bị loại khỏi vòng chiến, so với thiệt hại của đồng minh có trên 6.000 tử thương, ngót 30.000 bị thương và trên 1.000 quân bị mất tích.

Thương vong thường dân, tính riêng tại Huế cũng đã có từ 5.000 đến 6.000 người chết và mất tích, đa số bị quân cộng sản thảm sát bằng nhiều hình thức, kể cả chôn sống hay đập đầu cho chết vì muốn tiết kiệm đạn để chiến đấu.

Nhưng phiá cộng sản đã liên tiếp phủ nhận trách nhiệm và đổ lỗi cho bom đạn của Mỹ và quân đội Việt Nam Cộng Hòa gây ra.

Vì vậy, theo tường thuật của báo chí Việt Nam thì bà Lê Phong Lan cho rằng : "Thấy trên mạng có quá nhiều thông tin sai lệch về sự kiện lịch sử này, tới nỗi các thế hệ sinh sau 1975 không còn biết đâu là thông tin sai, đâu là thông tin đúng vì vậy Tổng thống lại càng quyết tâm để làm phim".

Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, thành viên của Liên minh các Lực lượng dân tộc dân chủ và hòa bình Thành phố Huế đi theo cộng sản trong vụ Mậu Thân, còn đối đáp vớ nhà báo Thụy Khuê của Đài Phát thanh Quốc tế Pháp (Radio France International, RFI) trong cuộc phỏng vấn gần 30 năm sau Mậu Thân như sau :

Thụy Khuê : Nhìn từ phía những dữ kiện lịch sử mà anh nắm bắt được, diễn biến Mậu Thân đã xẩy ra trong một trình tự như thế nào ?

Hoàng Phủ Ngọc Tường : Huế Mậu Thân đã xẩy ra cách đây gần 30 năm. Sách vở, tài liệu đã được công bố từ nhiều phía của cuộc chiến, khá đầy đủ, có thể làm cơ sở cho những phân tích khoa học để giải phẫu một cuộc chiến mà thật ra, không thể đơn giản tách riêng ra trong biến cố Mậu Thân. Điều quan trọng còn lại tôi xin ngỏ bầy ở đây, với tư cách là một đứa con của Huế, đã ra đi và trở về, ấy là nỗi thống thiết tận đáy lòng mỗi khi tôi nghĩ về những tang tóc thê thảm mà nhiều gia đình người Huế đã phải gánh chịu, do hành động giết oan của quân nổi dậy trên mặt trận Huế năm Mậu Thân. Đó là một sai lầm không thể nào biện bác được, nhìn từ lương tâm dân tộc, và nhìn trên quan điểm chiến tranh cách mạng.

Nhưng tôi tin rằng đây là một sai lầm có tính cục bộ, từ phía những người lãnh đạo cuộc tấn công Mậu Thân ở Huế, chứ không phải một chính sách toàn cục của cách mạng. Bởi vì tình trạng giết chóc bừa bãi như vậy, đã không xẩy ra ở những địa phương khác trong Tết Mậu Thân, ngay cả trên một địa bàn rộng lớn với tình trạng xen kẽ giữa những lực lượng đối địch rất phức tạp như ở Sài Gòn thời ấy.

Thụy Khuê : Vậy, theo anh, ai trách nhiệm những thảm sát ở Huế ?

Hoàng Phủ Ngọc Tường : Tôi không đủ thẩm quyền để phán xét bất cứ cá nhân nào. Xin trích dẫn theo trí nhớ một ý tưởng trong hồi ký của chính ông Lê Minh, tư lệnh chiến dịch Huế Mậu Thân : Dù bởi lý do nào đi nữa, thì trách nhiệm vẫn thuộc về những người lãnh đạo mặt trận Mậu Thân, trước hết là trách nhiệm của tôi. Qua bài hồi ký tâm huyết này, đã được công bố trên tạp chí Sông Hương, Huế, và sau đó, nếu tôi không nhớ lầm, đã được dịch và in toàn bộ trên báo Mỹ Newsweek, tác giả, Lê Minh (lúc đó đã nghỉ hưu), còn nhắc nhở rằng, điều quan trọng có thể làm, và phải làm bây giờ, là những người lãnh đạo kế nhiệm ở Huế, phải thi hành chính sách minh oan cho những gia đình nạn nhân Mậu Thân, trả lại công bằng trong sáng và những quyền công dân chính đáng cho thân nhân của họ".

Những tiếng nói khác

Ông Đinh Lâm Thanh, trong bài thuyết trình trong dịp Tưởng niệm 40 năm biến cố Mậu Thân tổ chức tại Paris ngày 02/03/2008, nói : "Tại Huế, cộng sản lùng bắt thành phần quân-cán-chính, tập trung dân để tổ chức đấu tố, bắn giết, chôn sống tại chỗ một số và dẫn những người còn lại theo làm tù dân - tôi nói tù dân, vì tù là những người dân vô tội - trước rút lui tháo chạy trước sức tấn công mãnh liệt của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và Đồng Minh.

Nếu tính nạn nhân tại Huế, ngoài số quân nhân, cảnh sát, nhân viên cán bộ hành chánh về nghỉ Tết cũng như những người sống tại địa phương làm việc cho chính quyền Sài Gòn bị cộng sản bắn ngay tại chỗ là 1.892 người. Ngoài ra người ta còn tìm được 2.326 tử thi thường dân trong 22 hố chôn tập thể tại những địa điểm như Trường Gia Hội, Chùa Theravada, Bãi Dâu, Cồn Hến, Tiểu Chủng viện, Quận tả ngạn, phía đông Huế, Lăng Tự Đức, Lăng Đồng Khánh, Cầu An Ninh, Cửa Đông Ba, Trường An, Ninh Hạ, Trường Vân Chí, Chợ Thông, Chùa Từ Quang, Chùa Từ Đàm, Lăng Gia Long, Đồng Di, Vịnh Thái, Phú Lương, Phú Xuân, Thượng Hòa, Thủy Thanh, Vĩnh Hưng và Khe Đá Mài.

mauthan3

Hàng năm, mỗi lần Mừng Xuân, không ai là không chạnh lòng nhớ tới mùa Xuân đầy máu và nước mắt, đầy khăn sô và xác người của Tết Mậu Thân

Mỗi hố chôn tập thể từ 5, 7 người đến trên 400 nạn nhân như ở Khe Đá Mài. Những nạn nhân nầy bị thảm sát một cách dã man như : Cột chùm nạn nhân lại với nhau và đốt cháy bằng xăng, bắt ngồi trên mìn rồi cho nổ tan xác, chặt đầu, bắn vào ót, đập chết bằng bá súng, đóng cọc từ dưới bàn tọa lên đến cổ, trói tay chân thành từng chùm rồi xô xuống hố chôn sống. Nạn nhân là thường dân vô tội tuổi từ 15 trở lên, gồm có sinh viên học sinh, 6 tu sĩ là các linh mục Bửu Đồng, Hoàng Ngọc Bang, Lê Văn Hộ, Guy và Urbain (dòng Thiên An), và Cressonnier (Hội Thừa sai Paris), 5 thầy dòng gồm 3 sư huynh dòng Thánh Tâm là Herman, Mai Thịnh và Bá Long, 2 sư huynh dòng Lasan là Agribert và Sylvestre. Hai thầy dòng Lasan bị bắt và bị chôn sống chung một hố với linh mục Bửu Đồng tại Sư Lỗ, quận Phú Thứ. Ngoài ra cộng sản còn giết các giáo sư đại học người nước ngoài trong lúc họ đang dạy ở đại học Y khoa Huế và thân nhân họ hàng của những người phục vụ dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Người ta ước lượng tại thành phố Huế có gần 5.000 người bị cộng sản giết trong vòng mấy tuần lễ. 

mauthan4

mauthan5

mauthan6

mauthan7

mauthan8

mauthan9

Những hình ảnh không thể nào quên

Những người lớn tuổi còn sống tại Huế là những nhân chứng sống.Trong đó có hai thanh niên nguyên là học sinh trung học, nay đã 56 tuổi, trả lời phỏng vấn của các nhà báo ngoại quốc. Người thứ nhất tên Tuấn cùng với những học sinh khác đã bị cộng sản Bắc Việt bắt đào lỗ chôn sống 5 người tại Gia Hội ngay trong ngày đầu tiên khi cộng sản vừa chiếm Huế. Học sinh thứ hai, xin giấu tên, ở Phủ Cam bị bắt đi theo đoàn tù dân đưa chôn sống ở Khe Đá Mài. Cả hai học sinh nầy nhờ một phép nhiệm mầu nào đó họ đã thoát được và sống sót đến ngày hôm nay"  (Khối 8406 Tự do Dân chủ cho Việt Nam, 01/2009).

Hai linh mục Phan Văn Lợi và Nguyễn Hữu Giải hiện còn sống ở Việt Nam kể lại như sau :

"…tại núi Ba Tầng (núi Bân), phía Nam thành phố Huế. Ngôi mộ này lưu giữ hơn 400 bộ hài cốt chủ yếu bốc từ Khe Đá Mài nhưng đã bị chính quyền cộng sản phá đổ trụ bia và để cho hoang phế suốt 32 năm trời…

Trong toàn bộ biến cố Tết Mậu Thân, có lẽ những gì xảy ra tại Huế là đau thương và đánh động hơn cả, có lẽ cuộc thảm sát tại Khe Đá Mài là rùng rợn, dã man và thê thảm nhất. Tiếc thay, theo sự am hiểu của chúng tôi, hình như người ta chỉ biết đến kết cục của nó là hàng trăm bộ hài cốt dồn lại một đống dưới khe sau khi thịt thối rữa bị nước cuốn đi lâu ngày, từ đó suy diễn ra sự việc hơn là biết rõ diễn tiến của toàn bộ sự việc kể từ lúc nạn nhân bắt đầu bị dẫn đi đến chỗ hành quyết".

(Đối Thoại online, 17/01/2008)

Hai linh mục Lợi và Giải cho biết họ họ gặp một nhân chứng sống lúc bấy giờ ông ta mới 17 tuổi cũng bị bắt theo đoàn người bị đưa đi giết ở Khe Đá Mài nhưng may mắn lợi dụng lúc đêm tối nên ông đã trốn thoát và hiện còn sống ở trong nước đã kể lại :

"Hồi ấy, tôi mới 17 tuổi, đang là học sinh trung học đệ nhị cấp. Vì tình hình bất an, gia đình tôi đã từ quê chạy về thành phố, cư ngụ tại giáo xứ Phủ Cam, thôn Phước Quả, xã Thủy Phước, tỉnh Thừa Thiên (nay gọi là phường Phước Vĩnh, thành phố Huế) từ mấy năm trước... Khuya mùng Một rạng mùng Hai Tết, tôi nghe tiếng súng nổ khắp nơi và được tin Việt Cộng đã chiếm nhiều nơi trong thành phố Huế... Cả gia đình tôi cũng như nhiều giáo dân ở Phủ Cam đều chạy đến ẩn núp trong nhà thờ để tránh bom đạn.Lính Nghĩa quân của xã và một số quân nhân về phép chiến đấu bên ngoài để bảo vệ đồng bào. Sau mấy ngày, không có tiếp viện nên chiều mùng 5 Tết (3 tháng 2/1968) phải rút chạy... Khuya mùng 5 Tết, Việt Cộng tràn vào nhà thờ bắt những người từ 15 tuổi đến ngoài 50 tuổi bất kể là học sinh hay thường dân... và tuyên bố cho đi học tập trong vòng 3 ngày sẽ trở về trong đó có tôi... Sáng hôm sau, chúng tôi bị dẫn đi theo đường xe lửa từ Phủ Cam ra Bến Ngự và đến chùa Từ Đàm... Tại đây tôi thấy Việt Cộng rất đông vừa du kích địa phương vừa bộ đội miền Bắc... Ngôi nhà 5 gian thì 4 gian đã đầy người bị bắt từ mấy ngày trước, còn một gian để giam giữ những người mới bị bắt... Tôi gặp những người quen như ông Tín (thợ chụp ảnh), ông Hồ (thợ hớt tóc), anh Trị (con ông Ngọc người đánh đàn trong nhà thờ), ông Hoàng (Đông y sĩ ở Chợ Xép), hai người con trai ông Thắng (làm nghề nấu rượu nuôi heo), hai người con trai ông Vang (nhạc sĩ thổi kèn đồng), anh Thịnh (con ông Năm), hai anh em Bình và Minh (con ông Thục), anh Minh 16 tuổi, con ông Danh nhân viên Công Ty Thủy Điện Huế) đều là học sinh... Chúng tôi ngồi tại chùa Từ Đàm suốt cả một ngày từ sáng tới tối không được ăn uống gì cả... Họ đưa cho chúng tôi mỗi người một tờ giấy để viết bản khai lý lịch tên, nghề nghiệp, tên cha mẹ, sinh quán ở đâu... Ai khai gian sẽ bị đem ra bắn... Tôi thấy một số người bị trói vào gốc cây bồ đề và bị đem ra bắn chôn ngay trong sân chùa, trong đó có anh Hoàng Sự (cảnh sát) mà tôi biết tên. Họ cho một vài người về nhắn với gia đình tiếp tế lương thực và quần áo, thuốc men cho những người đang bị giam giữ... Khi trời sẩm tối, họ bắt chúng tôi ra ngồi xếp hàng giữa sân chùa. Một anh cán bộ tuyên bố :

- Anh em yên tâm, Cách Mạng sẽ đưa anh em đi học tập trong 3 ngày rồi sẽ cho về với gia đình ! Bây giờ chúng ta lên đường !

Rồi họ dùng dây điện thoại trói tay chúng tôi ra phía sau lưng từng người một, rồi dùng dây kẽm gai nối 20 người làm một toán. Tôi đếm được trên 25 toán như thế (tất cả 500 người). Một người địa phương đi nhìn mặt anh em chúng tôi và nói với nhau :

- Không thấy Trọng Hê và Phú Rỗ trong số giáo dân Phủ Cam ở đây. 

(Anh Trọng con ông Hê và anh Phú là hai thanh niên ở Phủ Cam có võ nghệ mà giới du đãng ở Huế biết tiếng. Hai anh đã chạy theo lính Nghĩa Quân xã rút lui khi Việt Cộng vào nhà thờ ! Những người bị bắt đến đây đều là dân lành vô tội). 

Họ dẫn chúng tôi đi vào đường bên trái Đàn Nam Giao, vòng qua Dòng Thiên An, đến lăng Khải Định, vòng phía sau trụ sở Quận Nam Hòa, ra đến bờ sông Tả Trạch (Thượng nguồn sông Hương)... Đến bờ sông, Việt Cộng cho chặt cây lồ ô (nứa) làm bè để tất cả đoàn người vượt qua sông (khu vực lăng Gia Long), thuộc vùng núi Đình Môn, Kim Ngọc (vùng núi tranh). Từ đó, chúng tôi bắt đầu đi sâu vào rừng, ban đêm, trời lạnh lắm, khi lên đồi, lúc xuống lũng, lúc lội qua khe... Khoảng 30 bộ đội miền Bắc dẫn chúng tôi đi, họ dùng đèn pin hay đuốc để soi đường, chúng tôi đi trong rừng tre nứa và cây cổ thụ dày đặc... Khoảng nửa đêm, chúng tôi được dừng lại để nghỉ và mỗi người nhận được một vắt cơm.Chúng tôi đoán đã đi được trên 10 cây số rồi ! Chúng tôi ngồi gục đầu dưới cơn mưa, cố gắng ngủ một chút để lấy sức còn phải đi tiếp... Bỗng như có linh tính báo trước, người tôi run lên bần bật... Tôi nghe hai tên bộ đội nói nhỏ với nhau :

- Trong vòng 15-20 phút nữa sẽ thủ tiêu hết bọn nầy ! 

Tôi liền ghé miệng vào tai thằng bạn bị trói ngay trước mặt :

- Tụi mình ráng mở dây trốn đi ! Mười lăm phút nữa là bị bắn chết hết đó ! 

Trời mưa, dây điện trơn trợt, lát sau, chúng tôi mở được giây nhưng vẫn ngồi yên sợ chúng biết. Tôi nói nhỏ :

- Hễ tao vỗ nhẹ sau lưng là tụi mình chạy nghe ! 

Bọn Việt Cộng đánh thức chúng tôi dậy, một tên nói lớn cho mọi người nghe :

- Chúng ta sắp đến trại học tập rồi. Ai có vàng, tiền, đồng hồ, bật lửa... thì đem nộp, không được giữ trong người... Học tập xong sẽ được trả lại...". 

Thế là bọn chúng lột sạch và cho tất cả vào mấy cái ba lô vải. Tên bộ đội đứng gần chúng tôi còn mang trên vai cả chục cái radio mà chúng đã cướp được của dân ở thành phố... Một tay mang súng, một tay mang các thứ vừa cướp được, hắn đi chậm lại cách xa mấy tên kia một quãng... Chúng tôi bắt đầu xuống dốc, nghe tiếng nước chảy róc rách... Tôi vỗ nhẹ vai thằng bạn và cả hai chúng tôi vung tay và nhanh nhẹn phóng ra khỏi hàng. Tôi đá mạnh và tên bộ đội mang nhiều radio... Hắn ngã nhào ! Hai chúng tôi lao vào rừng... 

Trời tối, rừng già chúng không giám đuổi theo... Khi nghe tiếng đoàn người đi khá xa, chúng tôi mới bò ra khỏi chỗ ẩn núp và đi ngược trở lại... Chừng 15-20 phút sau, chúng tôi bỗng nghe từ phía dưới vọng lên tiếng súng AK, rồi lựu đạn nổ vang rền... Một góc rừng rực sáng ! Chen vào đó tiếng khóc la khủng khiếp... không hiểu sao lúc đó, tai tôi nghe rất rõ ràng... Lúc đó khoảng 12 hay 12 giờ 30 khuya... đầu ngày 8 Tết (6/2/1968). Về sau tôi mới biết chỗ đó là Khe Đá Mài…".

(Bài thuyết trình của cựu Dân biểu Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Lý Tưởng tại cuộc hội thảo về chiến tranh Việt Nam tổ chức tại Việt Nam Center (Lubbock, Texas) từ ngày 13 đến 15/3/2008).

Nhân chứng của sự thật

Ông Võ Văn Bằng, Trưởng ban Cải táng nạn nhân cộng sản Tết Mậu Thân nói với đài Á Châu Tự Do (RFA) năm 2008 : "Các hố cách khoảng nhau. Một hố vào khoảng 10 đến 20 người. Trong các hố, người thì đứng, nào là nằm, nào là ngồi, lộn xộn.Các thi hài khi đào lên, thịt xương đã rã ra.Trên thi hài còn thấy những dây lạc trói lại, cả dây điện thoại nữa, trói thành chùm với nhau.Có lẽ, họ bị xô vào hố thành từng chùm.Một số người đầu bị vỡ hoặc bị lủng. Lủng là do bắn, vỡ là do cuốc xẻng…".

Vẫn theo RFA thì Nhà báo Vũ Ánh (đã quá cố), nguyên phóng viên mặt trận hệ thống Truyền thanh quốc gia Việt Nam Cộng Hòa, đã có mặt tại Huế từ ngày 5 đến 29 Mậu Thân và đi theo nhiều nhóm tìm hầm chôn tập thể kể lại cảm giác của ông : "Vùng nhiều nhất là quận Phú Thứ và Dạ Lê Thượng có nhiều hầm chôn xác tập thể. Cảm giác của tôi lúc ấy rất lạ, như là bị tê liệt khi nhìn các hình ảnh đó…

"Ngay ở hầm Phú Thứ, chắc khoảng gần 1.000 người.Khui lên, đầu của họ phía sau sọ bị bể hết.Những thi hài bị nối nhau bằng dây điện thoại.Có những người không có vết thương, chứng tỏ bị chôn sống".

(RFA online ngày 1/2/2008)

Trong bài nói chuyện tại buổi 40 năm Tưởng niệm Tết Mậu Thân, Việt Báo Gallery, thứ Bảy 29-3-2008, Nhà văn Nhã Ca tác giả "Giải Khăn Sô Cho Huế" nói :

"Bốn mươi năm trước đây, đúng vào giờ trưa mùng Hai Tết, tại Cửa Đông Ba Huế, chỉ mấy tiếng đồng hồ sau khi đột nhập, cộng sản khai diễn cuộc tàn sát. Toán nạn nhân đầu tiên gồm 5 thường dân-không hề có người lính Cộng Hòa nào. Tất cả bị trói, bắt đứng quay lưng vào tường thành. Dân chúng đứng coi. Súng AK nổ. Từng người gục chết. Sau cuộc hành hình, thân nhân những người bị bắn nhào ra muốn ôm xác. Họ bị đánh, bị đá, bị đuổi. Xác người bị phơi ngày phơi đêm. Nắng. Máu. Ròi bọ…

"Và cuộc tàn sát tiếp tục. Không bằng súng đạn mà bằng cách chôn sống. Những nạn nhân bị cột trói bằng dây điện dính chùm xếp hàng bên hố. Một vài người bị đập đầu. Cả dây người đang sống bị đạp xuống hố đè lên nhau. Cái đầu nào ngóc lên bị đập bằng cuốc. Cứ thế mà chôn hàng ngàn người.Bạn tôi, chị Tâm Túy cũng đã bị chôn sống. Khi xác đào lên, thấy hai tay chị vói lên như đang cố cào bới đất. Móng tay, móng chân mọc dài hơn. Tóc mọc dài hơn… Bạn tôi bị chôn sống khi còn đầy sức sống".

"Huế Tết Mậu Thân. Hàng ngàn người đã bị chôn sống như thế".

(Việt Báo ngày 31/3/2008)

Cư sĩ Trí Lực, người đã chôn cất những xác chết nằm lại sau biến cố Mậu Thân kể lại với RFA về nỗi kinh hoàng của ông :

"Hai mươi sáu ngày sau, sau khi Cố đô Huế bình định trở lại thì tôi tận mắt chứng kiến những hầm chôn tập thể được khai quật lên từ vùng Bãi Dâu Gia Hội, những người xấu số đã bị trói quật lại sau lưng và có những mảnh xương sọ bị vỡ nát.Cảnh kinh hoàng là cộng sản đã chon sống bao nhiêu người dân vô tội".

Nhà văn Đinh Lâm Thanh, hiện sống ở Pháp, cũng là chứng nhân của biến cố Mậu Thân kể :

"Gia đình của tôi vùng Phủ Cam là một, vùng An Vân Thượng là hai, Gia Hội là ba. Bà con xa bà con gần của bên họ ngoại của tôi gồm cả thảy 12 người. Trong 12 người đó, có người bị chôn sống, có người bị bắn tại chỗ, có người bị chặt đầu, có người bị mổ bụng".

(RFA online ngày 7/2/2012)

Ông Nguyễn Lý Tưởng, cựu Dân biểu khu vực Thừa Thiên Huế kể lại trong"cuộc hội thảo về chiến tranh Việt Nam tổ chức tại Việt Nam Center (Lubbock, Texas) từ ngày 13 đến 15/3/2008" :

"Mồ chôn tập thể : Các nạn nhân bị thảm sát tại Huế và Thừa Thiên được tìm thấy tại trường tiểu học Gia Hội, chùa Therevada, Bãi dâu, Cồn Hến, Tiểu Chủng Viện, khu vực phía Tây Huế gần lăng Tự Đức và lăng Đồng Khánh, cầu An Ninh Thượng, cửa Đông Ba, trường An Ninh Hạ, trường Văn Chí, Chợ Thông, Lang Xá Cồn, gần lăng Gia Long, gần chùa Tường Vân, Đông Gi (Di), Vinh Thái, Thủy Thanh, Lương Viện, Phù Lương, Phú Xuân (Phú Thứ), Thượng Hòa, Vinh Hưng, Khe Đá Mài... tất cả 23 địa điểm tại tổng cộng 2326 xác chết (sọ người). Còn khoảng trên 3.000 nạn nhân thuộc tỉnh Thừa Thiên và Huế đã được thân nhân xác nhận là chết hoặc bị bắt đi thủ tiêu, mất tích... không biết họ đã bị giết chết và chôn xác ở đâu ?

Dã man nhất là tại Khe Đá Mài (thuộc vùng núi Đình Môn, Kim Ngọc, quận Nam Hòa, tỉnh Thừa Thiên) Việt Cộng đã dùng súng trung liên, đại liên, lựu đạn và mìn giết tập thể các nạn nhân, vất xác xuống dưới khe, lâu ngày thịt thối rữa bị nước cuốn đi, chỉ còn 428 sọ người, xương người dồn lại một đống. Người ta đã dựa vào các dấu vết còn lại của nạn nhân như áo len, tượng ảnh, giấy căn cước bọc nhựa(ID)... để biết được thân nhân của mình đã chết ở trong đống sọ và xương lẫn lộn đó. Đa số những nạn nhân nầy là giáo dân bị bắt ở nhà thờ Phủ Cam vào đêm mùng 5 Tết (3 2/1968). Người ta cũng tìm thấy vết tích của hai ông Lê Hữu Bôi (chủ tịch sinh viên Phật tử năm 1963) và Lê Hữu Bá (sĩ quan Quân Cảnh) tại Khe Đá Mài. Các em học sinh như Bùi Kha (16 tuổi), Phan Minh (16 tuổi), Nguyễn Duyệt(17 tuổi) và nhiều bạn trẻ khác thuộc giáo xứ Phủ Cam cũng bị Việt Cộng giết hại tại đây".

Bà Lê Phong Lan có nói thật ?

Trái với những lời kể này, nhà làm phim tuyên truyền cho đảng, bà Lê Phong Lan cho biết bà đã phỏng vấn ông Lê Khả Phiêu, Tổng bí thư đảng khóa VIII - người từng là chỉ huy một trung đội trong sự kiện Mậu Thân 1968 tại Huế ; lãnh đạo Thanh niên phật tử tranh đấu ở Huế theo cộng sản nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân ; nhà báo Mỹ Stanley Karnow, cựu phóng viên tờ Washington Post Don Lux ; Giáo sư sử học Larry Berman, và cả những người lính từ hai phía. 

Bà Lê Phong Lan nói : "Những dẫn chứng lịch sử cho thấy thông tin bị làm méo mó. Vào thời điểm đó, một số hãng thông tấn nước ngoài và các nhà báo độc lập đã tìm hiểu và xác định không tìm thấy hố chôn người tập thể như phía Việt Nam Cộng Hòa đưa ra. Câu chuyện của những nhân chứng có thẩm quyền đã làm sáng rõ : cái gọi là "cuộc thảm sát đẫm máu" chỉ là đòn tâm lý chiến mà Mỹ dựng lên, thực tế Huế đã bị bom Mỹ phá hủy làm nhiều thường dân chết cùng với quân giải phóng và lính Mỹ".

Nhưng, theo ông Trương Như Tảng (cựu Bộ trưởng Tư pháp Cộng hòa miền Nam Việt Nam, về sau ly khai chính phủ và vượt biên sang sống lưu vong ở Pháp), thì :

"Trong cuộc chiếm đóng Huế, một số lớn người đã bị xử tử vì thuộc thành phần phục vụ cho chính quyền Việt Nam Cộng Hòa (viên chức, cảnh sát, sĩ quan, chính trị gia, địa phương quân...) nhưng cũng có người bị giết mặc dù không tham gia chiến trận". Ông dẫn lời một người bạn rằng : "Do kỷ luật kém ở một số đơn vị, một số thường dân cũng nhân dịp hỗn loạn để trả thù nhau nên đã có những vụ giết hại vô cớ. Một bản báo cáo của Mặt trận Dân tộc Giải phóng bắt được ngày 25 tháng 4 năm 1968 ghi nhận, họ đã "diệt 1.892 nhân viên hành chánh, 38 cảnh sát, 790 tên ác ôn, sáu đại úy, 1 trung úy, 20 thiếu úy và nhiều sĩ quan trừ bị…" trong cuộc chiếm đóng Huế".

(Tài liệu trích theo Hồi ký của ông Trương Như Tảng trên Internet)

Ngoài ra, báo cáo chính thức sau Mậu Thân ở Huế còn cho biết : "Một vụ thảm sát gây phẫn nộ dư luận quốc tế là vụ giết 4 bác sĩ người Đức sang giảng dạy và làm việc tại trường Đại học Y khoa Huế. Trong bài viết "The Vietcong Massacre at Hue", xuất bản năm 1976, một bác sĩ có tên Elje Vannema, kể rằng ông bà bác sĩ Horst Gunther Krainick và hai bác sĩ Raymund Discher cùng Alterkoster đã bị giết trong tháng Hai năm 1968 tại chùa Tường Vân hoặc một vùng đất nhiều cây cối cách chùa chừng nửa dặm, nơi người ta tìm thấy thi hài của các nạn nhân. Bác sĩ người Pháp, có tên Le Hir khám nghiệm tử thi các nạn nhân cho biết có dấu vết đạn xuyên qua đầu và ót".

Giết người giữa đêm Giao thừa

Hồi tưởng lại biến cố Mậu Thân đẫm máu do cộng sản gây ra cho nhân dân miền Nam 50 năm trước, không một người Việt Nam nào có thể quên ngày ấy.

Giữa đêm Giao thừa Tết Mậu Thân (1968) thiêng liêng của dân tộc, quân đội cộng sản miền Bắc và lực lượng võ tranh tay sai Việt Cộng (của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam) đã tung quân tấn công 41 thành phố, thị xã và 72 Quận lỵ, kể cả Thủ đô Sài Gòn và cố đô Huế của Việt Nam Cộng Hòa.

Ít người Việt nào muốn gợi lại những đau thương, đổ vỡ của chiến tranh, nhất là cuộc thảm sát trên 3.000 trong số gần 6.000 thường dân bị thiệt mạng trong 25 ngày cộng sản chiếm đóng thành phố Huế của binh lính cộng sản. (có tài liệu nói 26 ngày)

Nhưng đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam lại coi biến cố đau thương này là một "chiến công" phải ăn mừng và tổ chức lễ hội như đã diễn ra trừ dạo kỷ niệm 40 năm.

Bằng chứng như ta thấy báo Công an Thành phố Sài Gòn loan tin ngày 13/11/2007 :

"Ban Bí thư trung ương Đảng có thông báo về việc tổ chức kỷ niệm trọng thể 40 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân - 1968. Bộ Quốc phòng được giao nhiệm vụ phối hợp với Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế tổ chức hội thảo khoa học cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Bộ Quốc phòng tổ chức mít tinh trọng thể cấp Nhà nước tại thành phố. Các tỉnh từ Quảng Trị trở vào tổ chức gặp mặt truyền thống, tọa đàm về chiến thắng này. Tổ chức các hoạt động văn hóa, du lịch, giúp đỡ cá nhân có thành tích trong cuộc Tổng tiến công Xuân Mậu Thân hiện còn khó khăn".

Nguyễn Đình Ước, Trung tướng cộng sản viết trên báo Nhân Dân ngày 8/1/2008 :

"Cuộc tiến công Tết Mậu Thân đi vào lịch sử là một sáng tạo độc đáo của cuộc chiến tranh cách mạng Việt Nam thể hiện một đỉnh cao ý chí và trí tuệ của Việt Nam trong cuộc chiến tranh nhỏ thắng lớn. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh quân và dân ta đã đánh thắng oanh liệt một cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất của một tên đế quốc lớn nhất trong thế kỷ thứ 20".

Có "độc đáo", "oanh liệt" hay không thì Ước cần đọc lại những lời tuyên bố nhìn nhận Bộ chỉ huy cộng sản đã tính toán sai lầm trong vụ tấn công quân sự Mậu Thân của Trần Văn Trà, Trung tướng.

Ước cũng nên tự vấn lương tâm tại sao Đảng cộng sản Việt Nam đã lên án, tuyền truyền rùm beng vụ Quân đội Mỹ can tội thảm sát người dân vô tội tại ấp Mỹ Lai mà không dám nhìn nhận cuộc tàn sát đẫm máu dân thường và các viên chức Việt Nam Cộng Hòa của lính cộng sản ở Huế.

Ông Douglas Pike, một chuyên viên về cộng sản Việt Nam nổi tiếng của Mỹ viết :

"Một cách tự nhiên, những điều xảy ra ở Huế là vài sự thống kê mau lẹ và nhạy cảm. Cuối cùng, lực lượng quân sự cộng sản lên tới 12 ngàn người đã tấn công Huế ngay đêm mồng một tết (30 tháng 1 năm 1968), chiếm thành phố 25 ngày và cuối cùng bằng hành động quân sự họ bị đánh bật ra khỏi nơi họ chiếm đóng.

Trong trận tấn công nầy, 5.800 dân thường bị giết và mất tích. Đến bây giờ tất cả họ coi như đã chết. Từ đó, thi hài họ được tìm thấy lẻ tẻ hay trong những ngôi mộ tập thể ở những vùng chung quanh Huế - Trung tâm văn hóa Việt Nam - thuộc tỉnh Thừa Thiên.

Đó chỉ là những dữ kiện chính yếu, những thống kê quan trọng, chẳng vui gì khi nói về Huế, là điều được viết xuống bằng thứ ngôn ngữ bình thường của báo chí, rõ ràng chẳng gây được ấn tượng gì cho tinh thần và lương tâm của nhân loại. Chẳng có tiếng thét đầy uất hận nào ! Và các tòa đại sứ của cộng sản Bắc Việt Nam trên thế giới đều im hơi lặng tiếng".

(Tuệ Chương dịch)

Như vậy, dù muốn che giấu cho bằng được để lãng quên, nhưng lịch sử và sự thật của máu đổ thịt rơi ở Thành phố Huế 50 năm trước vẫn còn tươi rói. Lời kể của các nhân chứng đã nói lê sự thật không thể chối cãi.

Vì vậy, dù có mồm loa mép giải đến đâu thì 50 năm sau thảm họa Mậu Thân, người cộng sản vẫn không thể xóa đi tội ác họ đã gây ra cho nhân dân miền Nam, vì những dòng máu oan khiên của hàng ngàn đồng bào vẫn chưa khô trên thành phố Huế.

Phạm Trần

(đầu năm 2018)

Published in Diễn đàn
jeudi, 02 février 2017 13:34

Những ký ức không bao giờ cũ

Đó là một ngày mùa xuân lạnh lẽo bất thường ở Huế. Mùa xuân 1968. Một người cảnh sát tên Dũng bất ngờ khi thấy những người lính đối phương cầm AK tràn khắp thành phố Huế.

hue1

Ngày 30/01/1968, quân cộng sản tiến vào Thành Nội, có đô Huế dịp Tết Mậu Thân 1968

Cuộc tiến chiếm và bắt giữ rất nhiều thường dân và viên chức chính quyền thành phố đã người diễn ra nhanh chóng trong vài ngày Tết, mà nhiều tài liệu sau này ghi lại, cho biết các thành phần Việt Cộng nằm vùng đã âm thầm lên danh sách theo từng tổ, từng tuyến và từng khu vực. Tính bất ngờ khiến cho những người lính phía Bắc Việt nắm ưu thế ngay lập tức. Nhưng Dũng là một người khá may mắn trong phút đầu, vì ông được người nhà nhanh chóng đưa ra sau vườn, đào một cái hố nhỏ và núp ở dưới trong nhiều ngày.

Vào đêm 30 Tết, tức ngày 29/1/1968, được quân đội Bắc Việt ký kết với phía miền Nam Việt Nam và bắt đầu nghỉ ngơi, đốt pháo ăn Tết, thì rạng sáng mùng 1 tết, những tiếng súng đầu tiên hòa lẫn với tiếng pháo đã khởi đầu cho một sự kiện đẫm máu trong lịch sử chiến tranh Việt Nam : thảm sát Mậu Thân tại Huế.

Mỗi bên đều có ngôn ngữ riêng để nhắc lại giờ phút quan trọng này. Chính quyền Sài Gòn thì diễn đạt rằng Việt Cộng đã "phản bội lại hiệp ước đình chiến" ba ngày Tết đã ký. Còn phía Hà Nội thì diễn giải rằng hành động đó, là "cướp thời cơ".

Không chỉ có Huế. Tết Mậu Thân 1968 ghi dấu một cuộc tấn công bất ngờ và đồng loạt của quân đội Bắc Việt vào 25/44 tỉnh lỵ và thị trấn của phía miền Nam Việt Nam lúc đó. Vào sáng ngày mùng 1 Tết (30/1/1968), trên đài phát thanh quốc gia Sài Gòn, cố Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã tuyên bố phía miền Bắc đã vi phạm việc ký kết hưu chiến trong dịp Tết, và ngay sau đó tuyên bố hủy bỏ lệnh ngưng bắn của phía Việt Nam Cộng Hòa để chính thức mở các cuộc phản công.

Cuộc chiến này, do sự hỗn loạn về truyền thông mà nhiều năm sau, người ta mới có được những số liệu tương đối chính xác. Vào khoảng 3 giờ 40 sáng ngày 30/01/1968, những tiếng súng pháo cối từ phía núi nã vào thành phố Huế, chính là hiệu lệnh cho khoảng 80.000 binh lính chính quy Bắc Việt và quân nằm vùng đã tràn vào kinh đô cổ kính của Việt Nam, nơi có khoảng 140.000 dân sinh sống ở đó.

hue2

Những gì còn lại của thành phố Huế sau gần một tháng bị quân cộng sản chiếm đóng

Lực lượng tương quan được xem là bất cân xứng, vì thuận theo hiệp ước đình chiến ngày Tết, Huế lúc đó - được sách The Tet Offensive : A Concise History and Abandoning Vietnam ghi lại - chỉ có khoảng 200 lính Mỹ và các nhân viên người Úc thuộc sư đoàn 1 đồn trú ở đó, cùng một số cảnh sát và binh lính địa phương không đáng kể.

Suốt trong nhiều ngày, người nhà của ông Dũng đã kinh hoàng chứng kiến các vụ xử bắn ngay trước hiên nhà mình, được gọi là "trừng trị bọn phản cách mạng", mà trong đó có cả những thường dân không hề biết sử dụng vũ khí. Hàng loạt các vụ bắt và đem đi mà người ta không biết là về đâu. Mùng 7, là ngày diễn ra rất nhiều các vụ bắt bớ mang đi mất tích. Khiến rất nhiều gia đình ở Huế, cho đến tận hôm nay vẫn chọn ngày mùng 7 Tết để làm giỗ chung cho người thân cho mình.

Phía trước nhà ông Dũng là một khoảng ruộng. Tiếng súng nổ giật bắn thỉnh thoảng từ đó vang lên, như báo hiệu cho những người sống quanh đó rằng đã có ai đó bị hành hình, chôn vội… mà không có tòa án hay một tội danh đúng.

hue3

Những cuộc đào bới tìm xác nạn nhân

Khắp nơi trong thành phố như vậy. Sau 25 ngày, Huế bị tạm chiếm bởi quân đội Bắc Việt, người ta tìm thấy nhiều hố chôn người tập thể, nhiều nơi xác người bị chôn sống. Các con số tổng kết tại Huế cho thấy các nạn nhân bị thảm sát được tìm thấy tại trường tiểu học Gia Hội, chùa Therevada, Bãi Dâu, Cồn Hến, Tiểu Chủng Viện, khu vực phía Tây Huế gần lăng Tự Ðức và lăng Ðồng Khánh, cầu An Ninh Thượng, cửa Ðông Ba, trường An Ninh Hạ, trường Văn Chí, Chợ Thông, Lang Xá Cồn, gần lăng Gia Long, gần chùa Tường Vân, Ðông Gi (Di), Vinh Thái, Thủy Thanh, Lương Viện, Phù Lương, Phú Xuân (Phú Thứ), Thương Hòa, Vinh Hưng, Khe Ðá Mài... tất cả 22 địa điểm, tìm thấy được tổng cộng 2.326 sọ người trong số 6.000 nạn nhân thuộc tỉnh Thừa Thiên và Huế đã được thân nhân xác nhận là chết hoặc bị bắt đi thủ tiêu, mất tích...

hue4

hue5

Tội ác của quân cộng sản để lại : sọ của những nạn nhân bị thảm sát

Không chỉ có người Việt Nam giết người Việt Nam. Trong quyển Tet của nhà báo Don Oberdorfer, xuất bản năm 1971, cho biết có những người như Stephen Miller (28 tuổi) nhân viên Sở ngoại vụ và thông tin Hoa Kỳ bị trói mang ra sau một chủng viện Công giáo để hành hình. Các bác sĩ người Đức Raimund Discher, Alois Alteköster, và Horst-Günther Krainick cùng vợ của ông với công việc là giảng dạy về y tế cũng bị dẫn đi. Sau khi quân đội miền Nam Việt Nam tái chiếm Huế, người ta tìm thấy xác những người này bị chôn ở một khu ruộng gần đó. Một tài liệu tiết lộ vào năm 2011, còn cho biết rằng người ta tìm thấy các móng tay của người vợ ông Krainick bị gãy và đầy đất cát, có nghĩa bà đã bị chôn sống và tuyệt vọng tìm cách thoát ra. Hai linh mục người Pháp là Urban và Guy cũng không tránh khỏi thảm nạn : ông Urban thì bị trói và chôn sống. Còn ông Guy thì may mắn hơn với một viên đạn vào sau gáy.

Khi ông Dũng đang trốn trong cái hố của mình, được phủ đầy lá cây lên trên, vô tình ông nghe được người nhà nói với nhau rằng vợ của ông đang vào bệnh viện do đau đẻ sớm. Sốt ruột, ông Dũng tìm cách lẻn đến bệnh viện để nhìn vợ và con, nhưng khi vừa ra khỏi cổng bệnh viện, ông đã bị một nhóm người ập đến giải đi.

hue6

hue7

hue8

hue9

Nỗi đau của những bà me, người vợ và con tìm được xác người thân

Mồng 13, khi có ai đó nói rằng ông Dũng đã bị bắn, xác chôn ở một khu ruộng gần nhà, mẹ ông Dũng cùng gia đình chạy đến để đào, tìm xác. Nhưng đó là một khu ruộng lớn, chỉ nhìn thôi cũng có cảm giác kiệt sức. Điều kỳ diệu đã xảy ra khi mọi người đã hoàn toàn tuyệt vọng. Mẹ của ông Dũng đã tung đồng xu lên, cầu nguyện rằng nếu ông chết và bị vùi thây nơi đây, hãy để đồng xu rơi xuống nơi đó. Khi mọi người đến nơi đồng xu rơi, đào lên, thì thấy ông nằm dưới xác một người đồng sự của ông. Cả hai đã chết, không biết là bị bắn hay bị chôn sống. Và cũng vì vậy, đám giỗ của ông Dũng hàng năm được tổ chức vào mùng 13 Tết, một ngày vu vơ tạm bợ nào đó, nhưng hàng ngàn gia đình ở Huế đã cắn răng chọn cho người thân của mình, sau vụ thảm sát.

Tôi ngồi nghe câu chuyện của ông Dũng, từ một người thân của ông. Đó là một người đàn ông năm nay đã gần 70 tuổi. Giọng kể chậm rãi, trầm trầm, giống như câu chuyện đọc trước giờ đi ngủ cho trẻ con. Chỉ khác rằng nó sẽ khiến bạn đi vào những cơn ác mộng không bao giờ chấm dứt, vì đó là sự man rợ mà những người Việt đã hành động trên quê hương mình, nhân danh những nấc thang lên thiên đường từ Nga Sô hay Trung Cộng.

Mỗi năm, Tết về, tôi vẫn có thói quen hay tìm hỏi những người đã sống, đã biết, đã chứng kiến thảm sát Mậu Thân, như một cách mặc niệm cho số phận người Việt Nam bị chà đạp bởi hận thù và những lý tưởng xa vời với tình yêu quê hương và dân tộc. Tôi để avatar của mình trên Facebook không màu, như một cách để tang cho những con người đã vô vọng trước họng súng và sự điên cuồng của đồng loại cùng màu da, tiếng nói. Đơn giản vì tôi thương dân tộc mình, và tôi yêu sự thật.

Trịnh Công Sơn đã viết trong tạp Ca khúc Da vàng : Xác người nằm trôi sông, phơi trên ruộng đồng, trên nóc nhà thành phố, trên những đường quanh co". Không có gì mô tả chân thực như bài hát đó. Lịch sử Việt Nam hôm nay cũng bị bẻ quanh co, quanh những xác người vô tội như vậy, bởi những người cầm quyền.

hue10

hue11

hue12

Xác người nằm phơi trên ruộng đồng, trên những đường quanh co...

Suốt nhiều năm, những người cộng sản miền Bắc vẫn vỗ tay và gọi đó là một chiến thắng oanh liệt, còn một trong những trí thức nổi tiếng đi trong vũng máu thảm sát 1968 đó, thì nói một cách kiêu hãnh trên loạt phim tài liệu Vietnam : A History của Stanley Karnow rằng "cần thì cũng phải giết, vì đó là những con rắn độc". Nhưng không có đạo lý nào công nhận loại chiến thắng chấp nhận dẫm đạp lên sinh mạng của nhân dân mình. Đó chỉ là một tên gọi khác của thứ tội ác ghê tởm.

Những mùa xuân thật buồn từ đó. Khi tôi đến Huế. Tôi lần bước đến sân vận động, ra trường Gia Hội cũ… và nghĩ về những ngày không bao giờ cũ. Mãi mãi không bao giờ cũ. Nếu người cầm quyền có lòng tự trọng và nhân cách, họ sẽ ghi chép sự thật và được mai sau nhìn nhận. Còn nếu không, chính nhân dân sẽ chép lại, lưu truyền ngàn đời bằng tất cả lòng khinh khi và oán hận.

Tuấn Khanh

Nguồn : RFA tiếng Việt, 02/02/2017

(tuankhanh's blog)

Published in Diễn đàn