Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Nhng điu trình bày v văn hóa và chính tr Phi trên dường như vn tht khó hiu. Có l khi có cơ hi đến nước Phi đ sng và cm nhn v người Phi, tri nghim thc tế đó mi giúp cho chúng ta thu hiu hơn chăng ?

phi1

Ông Ferdinand "Bongbong" Marcos Jr.

Vào cui tháng Hai năm 1986, nhà đc tài Ferdinand Marcos Snr. phi lánh nn sang Hawaii sau khi M, qua lp trường ca Tng thng Ronald Reagan, không còn ng h s cai tr ca Marcos ti Phi Lut Tân. Marcos đã cai tr nước Phi hơn 20 năm, t năm 1965 đến 1986, trong đó 9 năm, t 1972 đến 1981, đã nm dưới thiết quân lut. Thượng Ngh sĩ Paul Laxalt, mt chính tr gia thân cn vi Reagan, tư vn cho Marcos là nên "dt và dt sch" (cut and cut cleanly). Marcos mang theo v, hai con cùng vi tài sn khng l, gm hàng trăm triu tin mt, vàng bc châu báu, được phi cơ ca Không quân M ch đi. Mt trong hai người con, có cùng tên cha, là Ferdinand Romualdez Marcos Jnr., bit hiu Bongbong, lúc đó 28 tui. Nước Phi k t đó đã bước sang mt giai đon mi, sáng sa hơn, bt tham nhũng và đc tài hơn. Người Phi, nht là phong trào dân ch, tin rng thi đi Marcos đã ra đi vĩnh vin, nhường ch cho s chuyn tiếp sang nn dân ch.

Nhưng đúng 30 năm sau, vào tháng Năm năm 2016 người Phi đã bu chn Rodrigo Duterte lên làm Tng thng th 16. V mt hình thc, nn dân ch ca Phi vn còn đó, nhưng v mt pháp quyn (rule of law), Duterte đã đng trên lut trong sut 6 năm qua đ cai tr nước Phi. Ngày 9 tháng Năm năm 2022 va qua, người con trai đã cùng cha mình chy trn khi nước Phi 36 năm v trước đã được người Phi bu chn làm Tng thng th 17. Con gái ca Duterte, Sara Duterte, liên minh vi Marcos trong cuc bu c này, s làm Phó Tng thng. Tuy kết qu bu c chưa chính thc công b, kết qu đăng trên t Rappler cho biết, vi tng s phiếu đếm đến nay là 98,35%, Marcos được hơn 31 triu phiếu, chiếm 58,74% ; và Sara Duterte cũng hơn 31 triu phiếu bu cho Phó Tng thng, chiếm 61,29%.

Kết qu cuc bu c tháng 5 va qua không có gì l. Tht ra nó ch phn ánh văn hóa chính tr và tư duy ca người Phi v mu người lãnh đo được người dân ti quc gia này chn. Mt, quyn lc chính tr ti Phi phn ln b thao túng bi nhng gia đình quyn thế, không nm trong tay người dân. Hai, truyn thông xã hi ngày càng đóng vai trò quan trng trong quyết đnh ca lá phiếu c tri ti Phi. Ba, lch s đóng vai trò then cht trong mi xã hi, do đó không nm vng lch s thì mi quyết đnh hin ti s b đnh hình bi cuc chiến thông tin gia. Kết qu có khi đi rt xa, và tht lùi, ch không nht thiết là tiến b.

Trước hết, câu hi cn đt ra là làm thế nào con ca mt nhà đc tài tng lánh nn sang quc gia khác có th tr li Phi đ tham chính và bây gi tr thành tng thng ?

Sau khi Marcos chết ti Hawaii năm 1989, v và hai con Marcos được cho hi hương năm 1991, và sau đó c ba người đu được tham chính.

Ngược thi gian, trong lúc Marcos Snr. làm tng thng hơn hai thp niên, ước đoán khong10 t đô la b bin th. Ngoài tham nhũng ca quyn, chế đ Marcos đã b tù, tra tn, giết hi, và th tiêu vài chc ngàn người, nhưÂn xá Quc tế hay nhiu t chc nhân quyn khác ghi nhn. Sáu năm cm quyn dưới thi Duterte, chính quyn Phi chính thc ghi nhn hơn 6,200 người b giết hi trong cuc chiến chng ma tuý (war on drugs). Con s gn vi s tht hơn nm gia 8,000 đến 30,000, theo t chcTheo dõi Nhân quyn. Duterte đã tng nói nhng câu hàm ý khuyến khích lc lượng an ninh, cnh sát bn giết càng nhiu càng tt, và ông s bo v h. Khi làm th trưởng Davao, Duterte đã hình hành toán đc nhim có tên Đi T thn Davao (Davao Death Squad/DDS) đ truy lùng và th tiêu nhng ai nm trong danh sách ca Duterte. Ngay c khi nhng người đng đu hay tng tham gia DDS, nhưArturo Lascañas hay Edgar Matobato ra truy t Duterte là ch mưu đng sau, vi nhiu bng chng mà ch có người tay trong mi biết được, thế mà dân Phi vn bu và vn tiếp tc ng h Duterte làm tng thng. Không nhng thế, vào cuc bu c gia nhim k din ra năm 2019, Duterte được s ng h mnh m,gn 80% dân Phi, đến đ phía đi lp không có mt người thng ghế thượng vin, mt k lc chính tr trong 80 năm. Khi gn hết nhim k, vi bao nhiêu tai tiếng v cuc chiến ch ng ma tuý, Duterte vn được67% dân Phi ng h.

Điu này cho thy mt quc gia chìm đm trong nhiu vn nn xã hi, đc bit là ti phm ma tuý, và mt nn kinh tế què qut b thao túng bi tp đoàn tài phit cu kết vi ngoi bang như Trung Quc, thì mi lo canh cánh hàng đu ca người dân vn là s sng còn : vt cht và an ninh. Bt chp lãnh đo có trc tiếp hay gián tiếp giết ai, có bàn tay nhum máu ra sao, phn ln người Phi không quan tâm, và không thy quan trng ưu tiên. Người Phi sn sàng b phiếu cho nhng lãnh đo h nghĩ là mnh m (strongman). Phn ln tin rng ch có nhng người mnh m như Duterte hin nay, hay Marcos trước đây, mi có th điu hành lãnh đo quc gia đ đi phó gii quyết vn nn xã hi, đt nước. Tht ra thì mt phn vì h tin, nhưng phn khác h b tuyên truyn và đnh hướng đ tin tưởng và ng h như thế. Nhng Strongmen này cam kết gii quyết vn nn ma túy trong nhim k ca h, hay chm dt nghèo đói và bt công ; h ha hn chm dt quân phiến lon, khng b và cộng sản phía Nam ca nước Phi (Mindanao). Ch có điu khi Strongman còn ti chc, người dân vn khn kh. Và khi ra đi thì cái gc vn đ vn còn nguyên. Sau đó khi đến cuc bu c khác thì vn ch là nhng s ha h n khác hoc mi được ban ra.

Nhng người có th mang li thay đi và dân ch, như Phó Tng thng và là ng viên Maria Leonor Robredo, thì cũng ch được gn 15 triu phiếu, chưa bng phân na ca Marcos Jnr.

Làm thế nào mà người dân Phi c b các chính tr gia như Duterte hay Marcos qua mt mãi ?

Câu tr li có th tóm gn vào hai ch : thông tin/tuyên truyn. Dưới thi Marcos, khi l ra ông phi ra đi sau hai nhim k (nay theo hiến pháp mi ch còn mt nhim k 6 năm), thì Marcos kéo dài s cai tr ca mình bng cách ban hànhthiết quân lut, kéo dài 9 năm. Truyn thông t do là nn nhân đu tiên. Duterte cũng dùng th thut tn công bt c cơ quan truyn thông nào phê bình ông, và tuyn m dư lun viên trên mng truyn thông xã hi đ đnh hướng dư lun.Maria Ressa, người sáng lp và điu hành truyn thông Rappler, được gii thưởng Nobel Hòa bình năm 2021, đóng vai trò tr ct trong vic thc hin ba tp phúc trình mang tên "Chiến tranh tuyên truyn : Vũ khí hóa Internet" (Propaganda War : Weaponizing the Internet, Ph12 và 3). Phúc trình này báo cáo chi tiết hành đng ca Tng thng Duterte và nhng người ng h ông đã huy đng đi quân troll được tr tin đ bt ming nhng người ch trích, đe da đi th và phát tán thông tin sai lch trc tuyến. Nhng cơ quan truyn thông đc lp đưa thông tin v bu c Phi năm 2022 b tn công mnh m. Nhngcuc tn công trc tuyến gi nhng phóng viên này bng nhng ngôn t thô tc như "bayaran", tc nhng người xâm nhp vào tài khon người khác được tr lương, hay "presstitute", tc nhng con điếm truyn thô ng. Ressa cũng b tn công, và mc tiêu là đ nhng người nhưRessa và nhng truyn thông như Rapplerim lng, không dám lên tiếng na.

Tn công truyn thông và gii ký gi đc lp thôi vn chưa đ đ to nh hưởng và thuyết phc. Bước kế tiếp ca Marcos Jnr., trong vài năm qua, là nhm vào mc tiêu thay đi lch s đ nm bt hin ti và đnh hướng tương lai.

Hin nay Phi có 67 triu người ln, tc 18 tui tr lên, trong dân s 112 triu. Khong mt na dân s sinh sau năm 1986. Nhm vào thành phn tr, và bng cách k câu chuyn khác đi, biến đi nhng t s (narrative), đ thu phc được s ng h ca h, là bí quyết thành công ca Marcos. Marcos Jnr. làm đúng như vy. Mun nhm vào thế h tr thì không th b qua truyn thông xã hi. Marcos đã tuyn dng đi ngũ dư lun viên ca mìnhtôn vinh nhng thành tu thi ca b ông, Marcos Snr., người có vin kiến ca mt Xã hi Mi, bi vì Marcos tng tuyên b s chm dt nghèo đói và bt công. Cho nên lch s được viết li rng k nguyên Marcos là thi đi cas tiến b và thnh vượng, mang li mt cuc sng mi. T s mi b qua nn tham nhũng và xâm phm nhân quyn nghiêm trng thi đó. Nó được lan truyn trên các nn tng như YouTube, nơi khá ph biến trong gii tr, cũng như nhng người có th truy cp min phí trên đin thoi ca h. Rappler đã theo dõi k đường đi nước bước này trước khi Duterte lên nm quyn. Cách đây 2 năm rưỡi, mt bài viết trên Rapplernhn đnh rng "Mt lượng ln thông tin tuyên truyn và thông tin sai lch được to ra và khuếch đi bi m t mng lưới rng ln gm các trang web, các trang và nhóm Facebook, các kênh YouTube và nhng người có nh hưởng trên mng xã hi dường như là mt phn ca chiến dch có h thng nhm đánh bóng hình nh ca giòng h Marcos và sa son cho h s tri dy thêm na trong chính tr Phi". Tuy nhng nhn đnh ca các ký gi Rappler đúng đn, cui cùng đa s người Phi cũng chn Strongmen như Marcos.

Tóm li, vn đ chính ca nước Phi là các thế tc quyn lc tiếp tc thao túng nn kinh tế và chính tr ti đây, không mong mun s ci t nào đ b mt đi quyn li ca h. Giáo sư Sheila S. Coronel viết trên Foreign Affairs ngày 5 tháng Nămbin lun rng thành phn quyn thế này ch mun tiếp tc hưởng li (rent-seeking). Rent seeking có nghĩa là bng cách thc tế hoc thc hành thao túng chính sách công hoc các điu kin kinh tế như mt chiến lược đ tăng li nhun.

Nhng điu trình bày v văn hóa và chính tr Phi trên dường như vn tht khó hiu. Có l khi có cơ hi đến nước Phi đ sng và cm nhn v người Phi, tri nghim thc tế đó mi giúp cho chúng ta thu hiu hơn chăng ? Người Phi khá tht thà d thương và chu đng. Có l s mt nhiu thế h và hy sinh đ chuyn đi và cng c nn dân ch ti đây. Vi 6 năm ti khi hai người con ca các nhà đc tài nm quyn ti đây, tiến trình dân ch hóa ca Phi Lut Tân chc còn nhiu căm go, th thách hơn na.

Phạm Phú Khải

Nguồn : VOA, 18/05/2022

Additional Info

  • Author Phạm Phú Khải
Published in Diễn đàn

Phủ Tổng thống Philippines cải chính tuyên bố của ông Duterte về Liên Hiệp Châu Âu (RFI, 14/10/2017)

Phát ngôn viên của tổng thống Philippines Rodrigo ngày hôm qua 13/10/2017, đã lên tiếng xác định rằng không có chỉ thị nào được đưa ra về việc trục xuất các nhà ngoại giao Châu Âu, và lời đe dọa trục xuất các đại diện ngoại giao Châu Âu được ông Duterte công khai tuyên bố trước đó, chỉ là một phản ứng sai lầm trước thông tin báo chí.

phi1

Tổng thống Philippines Duterte trong một cuộc họp báo tại Manila, ngày 26/03/2017. Ảnh minh họa. Reuters/Romeo Ranoco

Lời cải chính được đưa ra sau bài diễn văn của ông Duterte hôm 12/10, chỉ trích mạnh mẽ các nước Châu Âu muốn khai trừ Philippines khỏi Liên Hiệp Quốc, đồng thời dọa trục xuất đại diện ngoại giao của các nước này trong vòng 24 giờ. Tuy nhiên, tổng thống Philippines đã không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào.

Ngay sau đó, ông Ernesto Abella, phát ngôn viên của tổng thống, đã ra thông cáo xác nhận lời đe dọa trục xuất, thế nhưng hôm qua, trước báo giới, quan chức này đã lên tiếng cải chính, tuyên bố không có bất kỳ một mệnh lệnh nào được đưa ra để thực thi việc trục xuất các đại diện ngoại giao.

Việc các nghị sĩ Châu Âu viếng thăm Manila và lên án cuộc chiến chống ma túy đẫm máu do ông Duterte khởi xướng từ khi lên nắm quyền vào năm 2016, đã khiến tổng thống Philippines phẫn nộ và đáp trả bằng bài phát biểu gay gắt kể trên.

Theo phát ngôn viên của phủ tổng thống, ông Duterte đã bày tỏ thái độ với những gì ông đọc được, và điều này cũng "giống như điều mà bất kỳ nhà lãnh đạo nào khác sẽ làm trong tình huống có sự xâm phạm chủ quyền quốc gia". Ông Abella cho rằng đây là một bài học cho chính quyền Manila về "sự cần thiết của việc tường trình và tiếp nhận thông tin có phản biện".

Liên Hiệp Châu Âu chưa bao giờ có ý kiến đòi khai trừ Philippines ra khỏi Liên Hiệp Quốc. Đại diện Châu Âu tại Philippines cho biết, chuyến thăm của các nghị sĩ Châu Âu không mang tính chất chính thức.

Tổng thống Philippines muốn có một "chính phủ cách mạng"

Cũng liên quan đến cuộc chiến chống ma túy đang bị phản đối, tổng thống Duterte hôm qua đã nêu lên khả năng xây dựng một "chính phủ cách mạng" cho tới cuối nhiệm kỳ, nhằm chống lại những chiến dịch "gây bất ổn".

Đương kim tổng thống Philippines đã nêu ví dụ của người tiền nhiệm, bà Corazon Aquino, đã cách chức các dân biểu, giải tán Quốc hội và thiết lập chính phủ cách mạng, sau khi lãnh đạo cuộc nổi dậy giành quyền lực từ tay nhà độc tài Ferdinand Marcos. Cho tới nay, cảnh sát Philippines thông báo đã giết 3850 tên tội phạm, tuy nhiên hàng nghìn người khác đã bị sát hại trong những tình huống không rõ ràng.

Duy Anh

*************************

Tổng thống Philippines đe dọa trục xuất các nhà ngoại giao Châu Âu (RFI, 12/10/2017)

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm nay 12/10/2017 đe dọa trục xuất đại sứ các nước Liên Hiệp Châu Âu, với cái cớ là các chính phủ Châu Âu âm mưu làm Manila bị trục xuất khỏi Liên Hiệp Quốc.

phi1

Biểu tình phản đối tổng thống Rodrigo Duterte tại Manila ngày 21/09/2017. Reuters/Romeo Ranoco

Trong một bài diễn văn thô bạo, ông Duterte nói rằng ông không chấp nhận việc Châu Âu chỉ trích chính sách chống ma túy của Philippines. Chiến dịch được tung ra từ lúc ông Duterte trở thành tổng thống năm 2016, đã dẫn đến việc cảnh sát giết chết ít nhất 3.850 người.

Ông Duterte tố cáo các nước Liên Hiệp Châu Âu (EU) can thiệp vào việc nội bộ của Philippines. Ông tuyên bố trước báo chí : "Các vị ấy nói với chúng tôi là sẽ bị loại khỏi Liên Hiệp Quốc. Đồ chó đẻ, cứ làm tới đi !". Cho rằng các nước Châu Âu bắt bí một Philippines nghèo khổ, ông nói : "Quý vị cho chúng tôi tiền rồi bắt đầu bảo rằng phải làm gì, hay không được làm những gì…Nhưng bây giờ không còn là thời thuộc địa nữa".

Tổng thống Philippines cảnh báo các đại sứ Châu Âu : "Chúng tôi có thể ngưng các kênh ngoại giao ngay ngày mai, và tất cả các vị phải rời lãnh thổ nước tôi trong vòng 24 tiếng đồng hồ".

Liên Hiệp Châu Âu chưa bao giờ đưa ra lời bình luận về khả năng Philippines bị đặt ra ngoài lề Liên Hiệp Quốc. Nhưng trong một nghị quyết năm ngoái, Nghị viện Châu Âu đã bày tỏ quan ngại trước "số lượng quá lớn những người bị sát hại trong chiến dịch của cảnh sát" trong khuôn khổ cuộc chiến chống khủng bố. Nghị quyết kêu gọi ông Rodrigo Duterte "chấm dứt làn sóng hành quyết không thông qua xét xử, và sát nhân".

Trong thông cáo hôm nay, phái đoàn EU tại Philippines, ngược lại, nhấn mạnh sự hợp tác với chính quyền Manila. "EU và Philippines cùng làm việc một cách xây dựng và hiệu quả trong nhiều lãnh vực, tất nhiên nhất là trong bối cảnh Liên Hiệp Quốc".

Trong chiến dịch tranh cử tổng thống trước đây, ông Duterte đã hứa hẹn diệt trừ nạn buôn ma túy, có thể hạ sát thậm chí đến 100.000 nghi can buôn bán ma túy và con nghiện.

Thụy My

*************************

Các tổ chức dân sự Phillipines phản đối trò chơi bạo lực của Apple (RFA, 13/10/2017)

Hàng trăm tổ chức xã hội dân sự Philippines đã gửi thư yêu cầu tập đoàn Apple xóa bỏ các trò chơi kích động bạo lực và giết chóc mô phỏng cuộc chiến chống ma túy của Tổng thống Phi Rodrigo Duterte.

phi2

Game 'Duterte knows Kung Fu'. Hình chụp từ app store của Apple.  Apple app store

Bức thư do Mạng lưới người sử dụng ma túy Châu Á ANPUD soạn thảo với sự đồng tình của 131 tổ chức trên toàn thế giới, trong đó có những tổ chức về cải cách chính sách về quyền con người, thanh thiếu niên và ma túy.

Các tổ chức này nêu tên những trò chơi với các nhân vật như ông Duterte và ông cảnh sát trưởng Ronaldo "Bato" dela Rosa trong các trò bắn súng hay đấm bốc chẳng hạn như "Fighting Crime 2", "Duterte knows Kung Fu", "Duterte Running Man Challenge" hay "Tsip Bato".

Trong thư, ANPUD đã lên án những trò chơi này, cho rằng chúng bình thường hóa chế độ của ông Duterte, một chế độ coi thường các nguyên tắc nhân quyền. Tổ chức này giải thích rằng những trò nêu trên tưởng như vô hại nhưng thực chất mang tính xúc phạm và gây ra những phiền phức trong bối cảnh cuộc thanh trừng ma túy của ông Duterte đang diễn ra gay gắt.

Đại diện trò chơi "Tsip Bato" đã đáp lại bức thư, nói rằng trò này không hề kích động bạo lực mà được thiết kế để ngăn chặn việc sử dụng ma túy với những biểu ngữ phản đối ma túy người chơi có thể nhìn thấy.

Trong khi đó, Reuters cho biết người dùng không thể tải trò Duterte Running Man Challenge vào ngày 13/10.

Published in Châu Á

Vào ngày này cách nay đúng một năm, ông Rodrigo Duterte chính thức nhập chức tổng thống Philippines. Trong một năm qua, ông đưa người dân Philippines vào hành trình "sóng gió" với các vụ giết người trong cuộc chiến chống ma túy, chống khủng bố và chuyển hướng ngoại giao. Thế nhưng, một năm sau, tuyệt đại đa số người dân Philippines vẫn tin tưởng vào vị tổng thống 72 tuổi này.

phi1

Tổng thống Philipppines Rodrigo Duterte phát biểu trước các lãnh đạo Hồi giáo, nhân lễ Eid al-Fitr kết thúc mùa chay. Ảnh tại Manila ngày 27/06/2017. REUTERS/Romeo Ranoco

Trong lễ tuyên thệ nhậm chức cách đây một năm, ông đã cảnh báo : "Hành trình sẽ đầy sóng gió. Nhưng hãy sánh bước cùng tôi !".

Sóng gió bắt đầu với lời tuyên chiến chống tệ nạn buôn bán ma túy. Theo thống kê chính thức, 3.171 tội phạm và người nghiện ma túy đã bị cảnh sát triệt hạ. Ngoài ra, còn có 2.098 người bị sát thủ nặc danh giết hại vì liên quan đến ma túy và khoảng 8.200 người bị giết mà không rõ động cơ. Giới bảo vệ nhân quyền cảnh báo tổng thống Duterte đang phạm phải tội ác chống nhân loại, đồng thời cáo buộc ông xúi giục cảnh sát tham nhũng và các biệt đội tử thần ra tay giết người hàng loạt.

Cho đến nay, cuộc chiến bài trừ ma túy vẫn là ưu tiên hàng đầu của tổng thống Philippines. Thế nhưng, từ cuối tháng Năm vừa qua, ông Duterte phải đối phó với một thách thức khác : Đó là khủng bố, với việc các nhóm Hồi Giáo cực đoan vũ trang tuyên thệ trung thành với tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo - Daech, đánh chiếm nhiều khu vực ở thành phố Marawi, phía nam đảo Mindanao.

Với cáo buộc quân thánh chiến muốn lập đế chế Hồi Giáo "califat", tổng thống Duterte ban hành ngay thiết quân luật trên khắp vùng Mindanao, nơi có đến 20 triệu người sinh sống. Dù tăng cường oanh kích với sự hỗ trợ của chiến đấu cơ Mỹ và Úc, quân đội Philippines vẫn chưa diệt trừ tận gốc ổ thánh chiến này, trong khi có đến 400 người thiệt mạng.

Về mặt đối ngoại, chính sách ngoại giao nguyên trạng trong vài thập kỷ qua bị thay đổi hoàn toàn. Ông Duterte không ngại tung những lời thóa mạ nhắm vào đồng minh Hoa Kỳ truyền thống, gọi tổng thống Mỹ Barack Obama là "đồ chó đẻ".

Tạm gác tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc tại Biển Đông, từng làm quan hệ song phương trở nên căng thẳng trong nhiệm kỳ trước, tổng thống Philippines cố hâm nóng quan hệ với Bắc Kinh. Sau chuyến công du Trung Quốc năm 2016 của ông Duterte, Trung Quốc hứa đầu tư khoảng 24 tỉ đô la Mỹ vào Philippines, trong đó có 15 tỉ đô la dành cho đầu tư và 9 tỉ đô la cho vay với lãi suất ưu ái.

Phe đối lập cảnh báo Manila vẫn chưa nhìn thấy những đồng tiền đó và chưa chắc đã được hưởng trọn vì tình trạng tham nhũng, thiếu minh bạch và các thỏa thuận song phương có nhiều điều khoản bí mật có lợi cho Trung Quốc.

75% dân Philippines hài lòng về tổng thống

Thế nhưng, người dân Philippines vẫn không ngừng ủng hộ tổng thống Duterte. Theo kết quả cuộc thăm dò vào tháng 03/2017, 75% người dân hài lòng về tổng thống, trong khi chỉ có 9% không ủng hộ. Bỏ qua những tuyên bố bốc đồng và cục cằn của ông Duterte, người dân Philippines cho ông là gương mặt phản hệ thống, một người có đầu óc thực tế, đồng cảm và sẵn sàng hành động, với quy mô lớn, để làm thay đổi mọi việc.

Trả lời AFP, giáo sư Ricardo Abad, thuộc đại học Ateneo tại Manila, nhận xét : "Dân chúng yêu mến người đàn ông này". Họ "có thể không đồng tình hoặc có thể vẫn lưỡng lự với chính sách của ông, nhưng vì họ quý trọng ông, nên họ vẫn tin vào tổng thống".

Một lý do khác giải thích sự ủng hộ của người dân là "ông Duterte mở đầu một phong cách quản lý hoàn toàn mới và người dân có thể nghĩ rằng họ cần mô hình này", theo giáo sư khoa học chính trị Edmund Tayao, thuộc đại học Santo Tomas.

Dấu hiệu cuối cùng cho thấy sự nổi tiếng của tổng thống Philippines là ông có đa số gần tuyệt đối ở Hạ Viện với 296 ghế, trong khi phe đối lập chỉ có 7 ghế.

Một trong số lãnh đạo thuộc phe đối lập, Edcel Lagman, cũng phải khen ngợi "tổng thống Duterte duy trì được đoàn kết quốc gia theo cách riêng khó hiểu của ông". Thế nhưng, vẫn theo ông Lagman, những lời hứa "thay đổi" này không được thể hiện qua việc làm. Và nếu còn tiếp tục tình trạng này thì "đa số gần như tuyệt đối" của tổng thống có thể vỡ tan.

Thường thì trong thời gian đầu nhiệm kỳ, đại diện các phe phái chính trị thường tập trung quanh vị tổng thống nổi tiếng. Nhưng khi gió đổi chiều, họ sàng rời thuyền ra đi.

Thu Hằng

Published in Châu Á

Tổng thống Philippines Duterte bị tố cáo là kẻ sát nhân hàng loạt (RFI, 21/02/2017)

phi1

Thượng nghị sĩ Leila de Lima họp báo tại Thượng viện Philippines ngày 22/09/2016. REUTERS/Romeo Ranoco

Một thượng nghị sĩ Philippines hôm nay, 21/02/2017, tố cáo ông Rodrigo Duterte là kẻ sát nhân hàng loạt và kêu gọi phế truất vị tổng thống này.

Tiếp theo lời cáo buộc của một cựu cảnh sát Philippines về việc ông Duterte khi còn làm thị trưởng vùng Davao, ở miền nam, đã đích thân ra lệnh và khuyến khích cảnh sát thẳng tay trấn áp, giết chết những người bị nghi ngờ dính líu đến ma túy và hạ sát các nhân vật đối lập chính trị, hôm nay, đến lượt bà Leila de Lima, một thượng nghị sĩ thuộc phe đối lập Philippines, tuyên bố với giới báo chí rằng, "không còn gì nghi ngờ nữa, vị tổng thống của chúng ta là một kẻ bệnh hoạn, giết người hàng loạt". Bà de Lima khẳng định, Hiến Pháp cho phép chính phủ, với đa số ủng hộ, cần phải khẩn trương buộc ông Duterte từ chức vì về mặt tinh thần, ông không đủ khả năng đảm nhiệm chức vụ tổng thống.

Thượng nghị sĩ de Lima còn nhắc đến cuộc cách mạng "Quyền lực nhân dân", cách nay ba thập niên, đã lật đổ chế độ độc tài Marcos vào năm 1986.

Bà de Lima là cựu quan chức phụ trách vấn đề nhân quyền. Tuần trước, chính phủ của ông Duterte đã cáo buộc bà khi còn làm bộ trưởng Tư Pháp, đã có dính líu đến buôn lậu ma túy.

Thượng nghị sĩ de Lima, cùng những người ủng hộ bà và các tổ chức nhân quyền cho rằng đây là một thủ đoạn của chính phủ nhằm bịt miệng bà và đe dọa những ai muốn lên tiếng chống lại tổng thống Duterte.

Kể từ khi nhậm chức vào tháng Sáu năm ngoái, ông Duterte đã phát động một chiến dịch xóa bỏ tệ nạn ma túy, cho phép áp dụng các biện pháp bạo lực, làm hàng ngàn người thiệt mạng. Theo cảnh sát Philippines, 2555 người đã bị giết chết, và khoảng 4000 trường hợp tử vong khác chưa rõ nguyên nhân.

RFI tiếng Việt

***************************

Philippines : Một cựu cảnh sát tố tổng thống Duterte chỉ đạo giết người (RFI, 20/02/2017)

phi2

Cảnh sát về hưu Philippines Arturo Lascanas trong cuộc họp báo tại trụ sở Thượng Viện, Manila, ngày 20/02/2017. Reuters

Hôm nay, 20/02 /2017, một cảnh sát về hưu đã tố tổng thống Philppines Rodrigo Duterte khi còn là thị trưởng đã lãnh đạo biệt đội tử thần tham gia sát hại nhiều người ? trong đó có một nhà báo và một phụ nữ mang thai.

Theo AFP, cựu nhân viên cảnh sát là Arthur Lascanas. Hôm nay, ngồi giữa ba luật sư bảo vệ nhân quyền trong một cuộc họp báo tại Manila, ông đã bật khóc khi kể lại hàng loạt các vụ giết người tại Davao, thành phố lớn phía nam Philippines, nơi ông Duterte làm thị trưởng hơn 20 năm trước khi đắc cử tổng thống Philippines,

Nhân chứng tố cáo ông Duterte đã chỉ đạo các vụ sát hại như vậy vừa để chống tội phạm, vừa nhằm loại bỏ đối lập.

Cựu cảnh sát Lascana còn khẳng định chính ông đã giết hai anh em dính líu đến ma túy chỉ vì "lòng trung thành mù quáng" đối với ông Duterte và để lĩnh thưởng.

Ông Lascanas khẳng định, hồi năm 2003, ông Duterte đã chi 3 triệu peso ( gần 60 000 đô la Mỹ) cho ông và một số cảnh sát để hạ thủ ông Jun Pala, một nhà báo nổi tiếng vì chống đối thị trưởng.

Năm ngoái, trước ủy ban điều tra của Thượng Viện Philippines, một người đàn ông được cho là sát thủ đã khai chính ông Lascanas là một trong số các chỉ huy của biệt đội tử thần. Khi đó, ông Lascanas đã phủ nhận trước Thượng Viện. Giờ đây ông giải thích, sau khi về hưu cảm thấy lương tâm cắn rứt và cần phải nói lên sự thật.

Đây không phải là lần đầu tiên tổng thống R. Duterte bị tố cáo đã chỉ huy biệt đội tử thần của thành phố Davao.

Thời gian qua, có lúc ông Duterte thừa nhận, nhưng có khi lại phủ nhận về sự tồn tại của biệt đội tử thần ở Davao. Gần đây ông cũng đã khoe từng đích thân bắn chết một đối tượng ma túy để làm gương cho cảnh sát.

Phát ngôn viên của phủ tổng thống, Martin Anadanar, đã bác bỏ các tố giác của ông Lascanas và coi đó là hành vi tiếp tay cho âm mưu lật đổ tổng thống và chính phủ.

Anh Vũ

Published in Châu Á