Xin lỗi quý Đài Truyền hình Quốc gia Việt Nam, nhưng xú danh này của quý đài, chắc hẳn bất cứ nhân viên nào đeo thẻ VTV đều biết. Tuy có hơi vơ đũa cả nắm - dư luận xã hội mà, nhưng ngẫm kỹ thì sự thể cũng không oan cho quý Đài là mấy.
Trẻ H'mong đang ăn trưa miễn phí ở một nhà trẻ ở Mèo Vạc, Hà Giang hôm 3/4/2015 – Hoang Đình Nam / AFP
Mấy ngày vừa qua có một phóng sự trên VTV, rất có đầu có đuôi, ghi lại bữa ăn của một trong những em bé học sinh tại điểm trường Màng Mủ, trường mầm non Mồ Dề, xã Mồ Dề, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái. Trọng tâm của phóng sự này là hình ảnh dưới đây :
Cặp lồng cơm trộn gừng của trẻ (ảnh chụp từ màn hình). VTV
Phóng viên VTV cho biết chén cơm với (một thúng) gừng trong hình ảnh nói trên là của cháu bé A., năm tuổi, mang đi ăn trưa tại trường.
Vẫn theo phóng viên VTV, do hoàn cảnh quá khó khăn, gia đình không có thức ăn nào khác nên các bé học sinh ở điểm trường này thường xuyên phải ăn cơm trắng với gừng chấm muối như thế. Một số cháu khác ăn cơm với đường. Trường có 141 cháu từ hai tuổi đến năm tuổi. 98% dân số huyện này là người Mông.
Trong một hình ảnh khác, cô giáo chủ nhiệm của em bé ăn gừng nói trên vừa khóc vừa nói nhà trường hôm nay có bốn cái bắp cải, thái ra nấu canh loãng cho 138 bé ăn để được ngon miệng hơn.
Ối chu cha răng mà tội nghiệp ri bay ?
Nhưng mà khoan, dừng lại khoảng chừng là hai giây.
Thần đồng ăn gừng ?
"Bé mới năm tuổi ăn cơm trưa mà gừng trong cặp lồng (cà mèn, cà mên) gấp ba lượng cơm thế kia á ? "Gừng cỡ ấy thì phải chấm đến hai con vịt mới hết"- cư dân mạng bình luận.
Mà nếu chỉ có mỗi đường với gừng chấm muối để ăn trưa thì sao trong phóng sự trông các cháu đều mũm mĩm, phúng phính, hai cái má nom yêu như hai cái bánh đúc đắp vào thế kia ? Lại còn ăn mặc rất gọn gàng sạch đẹp tươm tất từ học sinh đến phụ huynh ?
Điểm trường cũng rất sáng sủa khang trang, phòng học lát gạch bóng loáng, cô giáo xinh xắn khỏe mạnh.
Người xem VTV khóc tu tu thương cho hoàn cảnh bọn trẻ miền núi vô cùng thiếu đói. Trên má thì lệ tuôn, tay thì sờ ví xem còn đồng nào móc nốt gửi lên trên trường ấy, tặng các cháu một bữa cơm có thịt. Chứ xót xa quá, như đứt từng khúc ruột.
Tiếng khóc trước màn hình VTV vang lên đến tận nhà anh Hờ A Dê, cha của em bé năm tuổi kiêm thần đồng ăn gừng đã nói. Hôm sau, trước ống kính của các phóng viên khác, anh Dê hồn nhiên nói hôm ấy anh đang chuẩn bị chiên trứng cho con mang đi ăn thì phóng viên VTV hỏi có gừng không, thái một ít bỏ vào cặp lồng cơm cho cháu. Anh Dê bèn vác cuốc ra vườn (xanh ngắt) sau nhà đào thêm gừng. Thái một ít.
"Chưa đủ, thái nhiều vào anh"-phóng viên yêu cầu.
Thế là anh Dê thái phóng khoáng bỏ vào cặp lồng cho con, trông số lượng thì ước khoảng mấy lạng gừng. Của nhà trồng được mà, tiếc gì với nhà báo Trung ương ? Thái gừng xong thì đến giờ anh đưa cháu đi học rồi nên vội không kịp cả chiên trứng.
Thế là đến trường, cháu thì khóc vì mở cặp lồng cơm ra ngửi hơi gừng đã cay sặc cả mũi. Còn cô thì khóc vì các cháu còn bé tí tị tì ti mà cứ phải toàn ăn cơm với gừng chấm muối thôi, thương nhắm !
Mồ Dề-vùng động lực kinh tế của huyện
Nào thế Mồ Dề ở đâu, Mù Cang Chải là cái chỗ nào nào ?
Theo báo Yên Bái ngày 18/8/2023 : "Mồ Dề được biết đến là một trong những điểm du lịch nổi tiếng của huyện Mù Cang Chải với Thác Mơ, rừng trúc, nhà ngô, võng lúa ruộng bậc thang" (trích). Còn theo Cổng thông tin quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị Việt Nam của Bộ Xây dựng thì "xã Mồ Dề là vùng động lực kinh tế nông - lâm nghiệp đặc sản phía Đông Bắc của huyện Mù Cang Chải".
Đặc biệt, "xã Mồ Dề nằm tiếp giáp với thị trấn Mù Cang Chải, cách thị trấn 3,5km, các bản đều có đường giao thông liên thông với thị trán nên thuận lợi cho việc đi lại, giao lưu buôn bán, trao đổi hàng hóa, phát triển một số ngành nghề truyền thống như : Rèn, đúc, chế tạo khèn,... Kinh tế nơi này cần được đẩy mạnh phát triển du lịch gắn với Danh thắng Quốc gia đặc biệt Danh lam thắng cảnh ruộng bậc thang Mù Cang Chải ; xây dựng và phát triển các Tour du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm gắn Khu tham quan du lịch gắn với bảo vệ cảnh quan thiên nhiên trên địa bàn xã".
À ra thế, túm lại nghe tên thì có vẻ tít mù rừng thẳm, nhưng hóa ra chỗ ấy lại là vùng du lịch trọng điểm, giao thông thì thuận tiện đến mức xe máy phóng vù vù từ thị trấn vào xã chỉ mấy phút.
Còn anh Hờ A Dê thì tuy nhà có nhiều gừng nhưng anh lại vẫn còn trồng thêm lúa, thu hoạch đều đều mỗi năm 30 bao thóc (chắc đủ ăn). Anh còn siêng năng đi làm thuê kiếm thêm tiền và có "lương chức vụ" là 1,3 triệu đồng/tháng do anh kiêm chức tổ phó an ninh của bản.
Năm nay, gia đình anh Dê có tên trong danh sách được chính quyền hỗ trợ 60 triệu đồng để làm nhà mới. Còn hàng ngày con anh vẫn được ăn cơm với cá, thịt, trứng…
Tôi hỏi thăm những người bạn dân tộc Mông đang sinh sống ở miền Bắc Việt Nam. Các bạn tôi nói hồi trước nhà nghèo thì có ăn cơm với muối gừng. Gừng giã nát ra với muối như muối mè, muối lạc của người Kinh để ăn cùng cơm. Nhưng sau này thì còn ít người ăn như thế lắm. Lưu ý : gừng cũng phải giã nhỏ ra với muối chứ không ai thái lát gừng to oạch thế kia để ăn, nhất là lại cho cháu bé mới năm tuổi, răng còn chưa mọc đủ, ăn. Miếng gừng miền núi cay ứa nước mắt, bố cháu ăn thế cũng khóc đầm đìa còn hơn cả cô giáo chứ nói gì đến cháu !
https://youtu.be/Fkz57a72a_U
Bữa ăn mì tôm chan mèn mén của học trò vùng cao | VTV24
Trẻ em miền núi thiếu ăn, ăn không đủ dinh dưỡng là sự thật. Nguyên nhân có thể từ gia đình chúng, hoặc từ chính nhà trường, hay sự bất cập trong chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Nhưng, trong vụ việc cụ thể này, không thể lấy điều đó để lấp liếm việc VTV đã dựng lên một câu chuyện không có thật.
Chỉ sau một ngày khi "phóng sự" của VTV lên sóng, Đoàn kiểm tra của huyện Mù Cang Chải, đặc biệt là phóng viên các báo khác đều đến tìm hiểu. Sự thật phơi bày. VTV đã xóa video trên tất cả các nền tảng xã hội.
Tuy nhiên, bất ngờ vẫn còn ở phía trước. Trên trang Facebook của mình, VTV khẳng định có đủ chứng cứ chứng minh phóng sự trên hoàn toàn là sự thật và "sẽ sớm liên hệ với UBND huyện Mù Cang Chải để làm rõ".
Thôi thì trong khi chờ VTV "làm rõ sự thật" kinh ngạc về cháu bé thần đồng ăn gừng, chúng ta nhẩn nha xem lại trong quá khứ họ từng có bao nhiêu vụ tương tự.
- Năm 2011, VTV đăng phóng sự về "cô Lượm", một phụ nữ bất hạnh bị mẹ bỏ rơi từ khi mới sinh, được một bà cụ ăn xin nuôi nấng, lớn lên có mối tình lại tiếp bất hạnh, có con thì con bị bệnh tim bẩm sinh. Lượm phải kiếm tiền chữa bệnh cho con bằng cách buôn bán ma túy hay làm cave…
Sự thật là một phụ nữ tên D. (được ăn học, có gia đình đàng hoàng) đã dàn dựng lại toàn bộ câu chuyện này. Khi VTV liên lạc để quay hình, D sắp xếp người phụ diễn như thật trước ống kính.
Khi bị phanh phui, D. tỏ ra sám hối trước báo chí : "Hai anh chị ở VTV hẹn tôi quay phóng sự (…) Khi về quay, hai anh chị không hỏi gì nhiều để thẩm định thông tin mà chỉ bảo tôi cứ làm những công việc hàng ngày để họ quay (…) Hai dì cháu tôi diễn rất nhịp nhàng (…) Khi được mời giao lưu tại trường quay, phóng viên soạn sẵn câu hỏi để tôi trả lời. Tôi được khá nhiều người viết thư chia sẻ, động viên và ủng hộ tiền".
VTV bị phạt 18 triệu đồng.
- Năm 2015, VTV đăng một clip cảm động về chuyện tình và điều ước của cô gái khiếm thị nghèo khó và một chàng trai công tử con một, tốt nghiệp khoa thanh nhạc Nhạc viện quốc gia. Dù gia đình chàng trai phản đối, họ cương quyết cưới nhau rồi cùng nhau đi hát rong, sống rất hạnh phúc.
Phát sóng xong, người dân địa phương và báo chí phát hiện nhiều điểm đáng nghi ngờ trong câu chuyện. Lúc đó VTV mới "lập tức cho xác minh thông tin" và "thấy hoàn cảnh cũng như câu chuyện của hai nhân vật không đúng như thực tế". Lần này VTV bị phạt 40 triệu đồng vì đưa tin sai sự thật.
- Năm 2016 lại vẫn VTV đăng một phóng sự quay cảnh nông dân miền Bắc dùng chổi chà quét trên vườn rau và hồn nhiên kể : "Giờ phải quét để giả sâu ăn, chứ không người ta không ăn (dân Việt Nam tin rằng rau sạch không bón phân thuốc thì mới có sâu-NV). Một nông dân khác còn nói thẳng : "Mình dùng chổi quét xuống nhìn cũng giống rau rách. Quét thế chẳng qua để lừa người tiêu dùng".
Phóng sự trên gây chấn động xã hội. Người dân địa phương bùng lên. Họ nói có ba phóng viên VTV về quay nhưng tự đưa chổi cho người dân nhờ quét trên ruộng rau và nói những câu thoại như trên.
VTV sau đó thừa nhận "phóng viên tập sự trình độ non kém, nhận thức yếu". Các phóng viên về địa phương xin lỗi trước toàn thể người dân trong xã nhưng không được chấp nhận.
-Vẫn trong năm 2016, phóng sự nhiều kỳ mang tên "Ký sự Syria" do VTV thực hiện bị phát hiện đường dây kịch bản giống hoàn toàn một phóng sự do một nữ nhà báo Nga thực hiện trước đó hai năm, vào năm 2014. Sự trùng lặp có trong tất cả các phân cảnh. "Phóng sự" cũng bị khán giả khắp nơi nhận xét rằng đã dàn dựng trong một không gian tài liệu chứ không ghi nhận thực tế.
"Vua Tin Vịt"
Trong nội bộ làng báo Việt Nam, VTV được gọi chết tên là Vua Tin Vịt hay Vơ Tiền Về, tùy thuộc vào nội dung nào. Nhiều phóng viên có thể chứng thực về cách quay "phóng sự" nhưng lại hoàn toàn sắp xếp, dàn dựng sai sự thật để phục vụ ý đồ của mình, của không ít phóng viên VTV.
Những vụ thông tin sai sự thật như đã biết của VTV như kể trên đều rất giống nhau : họ chọn những chủ đề hết sức nóng hoặc đánh thẳng vào trái tim giàu cảm xúc của người Việt Nam rồi dàn dựng, đạo diễn phân vai rất trực tiếp. Tuy thế những lỗi sai nghiêm trọng này khi được phát sóng rộng rãi lại rất dễ phát hiện, vì khán giả có thể tự mình đối chứng với sự thật, cho dù nó diễn ra ở miền núi hay nước ngoài.
Trong nhiều trường hợp, VTV biện bạch do phóng viên mới chỉ là phóng viên tập sự nên trình độ non kém, vì thế chỉ cần kỷ luật phóng viên đó là sự việc xem như an bài. Nhưng càng nói, VTV càng chứng tỏ không chỉ phóng viên non kém mà là cả hệ thống VTV, và đặc biệt họ phủi tay thật nhanh.
Trong nghề báo ai cũng biết một bài báo để được xuất bản hay phát sóng đều phải qua trung bình ba tầng biên tập. Đầu tiên là Biên tập viên, sau đó đến cấp Trưởng phòng ban, và trong các phóng sự nhạy cảm, gây ảnh hưởng lớn đến xã hội thì đích thân Ban Giám đốc của VTV phải trực tiếp họp bàn, quyết định. Nhưng diễn biến các vụ việc cho thấy họ đã không hề xác minh cho đến tận sau khi bị phát giác.
Không giống như báo viết hay báo điện tử, một chương trình truyền hình cần sự tham gia của rất nhiều người : phóng viên viết, quay phim, biên kịch, dựng phim, đạo diễn… Bất kể ai trong số này cũng có thể phát hiện ra những chi tiết quá sai sự thật trong các phóng sự trong quá trình làm việc. Thế nhưng tại sao chỉ khi bị khán giả phát hiện thì VTV mới nhận ra ?
Điểm chung thứ hai trong các vụ việc cho thấy tâm lý háo hức muốn tạo ra một tác phẩm chấn động dư luận của đội ngũ báo chí tại VTV đến nỗi họ bất chấp nguyên tắc cốt lõi của nghề nghiệp. Từ phóng viên tập sự đến giám đốc một kênh tin tức của hệ thống VTV trong vụ ký sự Syria, dù tay nghề chuyên môn non yếu nhưng tay nghề dàn dựng của họ lại rất chủ động và bài bản.
Nếu xã hội, khán giả không phát hiện và làm ầm lên, liệu VTV có tự phát hiện những thông tin sai sự thật của mình hay vẫn tiếp tục sừng sững là cơ quan báo chí quốc gia và kêu gọi tiền đóng góp ủng hộ cho các chương trình đẫm nước mắt, đầy nhân văn ?
Sai sót thì ai cũng có, cơ quan nào cũng có. Nhưng để sai sót một cách chủ động, nghiêm trọng, có hệ thống, ngang nhiên và bài bản như các vụ việc đã xảy ra trên VTV thì khó trách vì sao họ mãi được độc quyền cái tên Vua Tin Vịt.
Nguyễn Nhơn
Nguồn : RFA, 30/09/2024
Tham khảo :
https://www.baoyenbai.com.vn/13/299111/Cong-an-xa-Mo-De-xay-dung-tran-dia-long-dan.aspx
https://quyhoach.xaydung.gov.vn/vn/quy-hoach/12851/quy-hoach-chung-xay-dung-xa-mo-de--huyen-mu-cang-chai--tinh-yen-bai.aspx
https://vtcnews.vn/co-luom-ke-chuyen-dien-va-dung-cuoc-doi-tren-vtv-ar32254.html
https://tienphong.vn/nhung-chuyen-tai-bay-va-gio-cua-vtv-post752039.tpo
Hãng xe Thành Bưởi được chống lưng ?
Hoài Nguyễn, VNTB, 28/10/2023
Đến ngày 26/10/2023 thì lời nguyền "không ai dám bắt nhốt xe Thành Bưởi" (và có thể là cả… Phương Trang nữa !) mới dần… hết linh
Trụ sở và chi nhánh của Công ty trách nhiệm hữu hạn Thành Bưởi bị kiểm tra vào chiều 26/10.
Tháng 3/2017, hãng xe Thành Bưởi từng triệt buộc được một tờ báo phải ‘dừng’ việc ‘phanh phui’ dấu hiệu sai phạm của nhà xe này.
Khi đó, tư vấn pháp luật cho nhà xe này là một tổ hợp luật sư đến từ Đoàn Luật sư Hà Nội (không tiện nêu tên).
Đầu tháng 3/2017, Công ty trách nhiệm hữu hạn Thành Bưởi đã gửi đơn kiện nhiều cơ quan báo chí vì đã có các bài viết phản ánh về hoạt động trá hình, lách luật, né thuế của công ty này. Thành Bưởi cho rằng, khi chưa có bản án của Tòa án hoặc quyết định của một cơ quan có thẩm quyền, những thông tin trên là xuyên tạc, vu khống.
Cũng trong tháng 3/2017, Tòa án nhân dân quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh thụ lý vụ Công ty trách nhiệm hữu hạn Thành Bưởi (gọi tắt là Thành Bưởi, trụ sở quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh) yêu cầu báo Giao Thông (trụ sở quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội) bồi thường thiệt hại về danh dự, uy tín.
Nguyên đơn khởi kiện cho rằng báo Giao Thông đăng tải những bài báo có nội dung liên quan đến công ty không đúng sự thật, xâm phạm quyền lợi của mình. Trong quá trình tòa đang giải quyết vụ kiện thì báo Giao Thông lại tiếp tục đăng bài gây thiệt hại cho nguyên đơn.
Tòa án nhân dân quận 5 đã ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo yêu cầu của phía nguyên đơn. Cụ thể, tòa buộc báo Giao Thông không đăng tải trên báo mạng, báo giấy hoặc các hình thức báo khác các bài báo mới liên quan đến Thành Bưởi về các vấn đề "xe hợp đồng trá hình, lách luật, né thuế, phí hay trốn thuế gây thất thu cho Nhà nước" trong quá trình giải quyết vụ án, cho đến khi tòa giải quyết xong vụ án.
Tòa vận dụng khoản 12 Điều 114 và Điều 127 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 về cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác thực hiện hoặc không thực hiện một hoặc một số hành vi nhất định làm ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có liên quan trong vụ án đang được tòa án giải quyết.
Đây là lần đầu tiên tòa án ra quyết định khẩn cấp tạm thời cấm một cơ quan báo chí đăng bài liên quan đến những nội dung đang bị kiện để chờ kết quả xét xử của tòa. Đây được đánh giá là sự kiện pháp lý chưa có tiền lệ.
Thẩm phán Đỗ Thị Ngọc Bích thụ lý vụ án này.
(Thời điểm đó, trang Thời Báo Việt Nam có tường thuật về vụ việc này, tiếc là sau biến cố hạ tuần tháng 11/2019, một phần nội dung bài vở trên trang Việt Nam Thời Báo đã không thể khôi phục như trước !).
Rất nhanh, phía đại diện theo Ủy quyền của báo Giao thông đã có đơn khiếu nại gửi Tòa án nhân dân quận 5, cho rằng Quyết định số 72 của thẩm phán Đỗ Thị Ngọc Bích vi phạm nghiêm trọng pháp luật về báo chí, vi phạm quyền tự do của báo chí, trái với đường lối của Đảng và Nhà nước.
Theo đó, tờ báo này khẳng định việc thẩm phán Tòa án nhân dân quận 5 áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời buộc báo Giao thông không được đăng tải các bài báo phản ánh hoạt động vận tải khách theo tuyến cố định nhưng núp bóng xe hợp đồng của Công ty trách nhiệm hữu hạn Thành Bưởi bất chấp các quy định pháp luật về vận tải là đi ngược lại với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, chỉ đạo của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia trong việc xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực, xóa bỏ tình trạng "bến cóc", "xe dù", "xe hợp đồng trá hình".
Với quyết định này, Tòa án nhân dân quận 5 đã bảo vệ cho các sai phạm của Công ty trách nhiệm hữu hạn Thành Bưởi, tạo điều kiện cho Công ty trách nhiệm hữu hạn Thành Bưởi tiếp tục vi phạm, ngăn cản báo Giao thông hoạt động báo chí trong công cuộc đấu tranh chống tiêu cực.
Hồ sơ vụ việc về xe Thành Bưởi khi đó, ghi nhận từ nhóm nhà báo cộng tác với trang Việt Nam Thời Báo ở thời điểm 2017, lại đến từ nhà xe… Phương Trang, tức ‘đối thủ’ của Thành Bưởi ở tuyến Sài Gòn – Đà Lạt.
Trong số tài liệu đó, có một báo cáo của UBND quận 10 với nội dung – trích lược : Thực chất việc đặt điểm kinh doanh của Công ty cổ phần Thương mại Thành Bưởi tại địa chỉ 419 Lê Hồng Phong có 3 điểm chính : Thứ nhất là nhập nhằng trong việc quản lý hoạt động giữa hai Công ty trách nhiệm hữu hạn Thành Bưởi và Công ty cổ phần Thương mại Thành Bưởi đều do ông Lê Đức Thành đứng tên ;
Thứ hai, gây ngộ nhận cho hành khách trong việc sử dụng dịch vụ của hai đơn vị "Thành Bưởi" cung cấp ; Cuối cùng là lách luật trong việc Công ty cổ phần Thương mại Thành Bưởi tiếp nhận thông tin đặt chỗ của hành khách nhằm hoạt động kinh doanh vận tải tuyến cố định (Thành phố Hồ Chí Minh - Đà Lạt) núp bóng dưới hình thức kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng.
Công ty cổ phần Thương mại Thành Bưởi có chức năng du lịch lữ hành, tiếp nhận thông tin đặt chỗ, ký kết với Công ty trách nhiệm hữu hạn Thành Bưởi có chức năng tổ chức hoạt động vận chuyển, bãi đỗ xe.
Khi đó, UBND quận 10 kiến nghị UBND thành phố chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư thu hồi "Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh doanh nghiệp" tại địa chỉ 419 Lê Hồng Phong đối với Công ty cổ phần Thương mại Thành Bưởi…
Hồi đáp kiến nghị trên của quận 10, một văn bản 945/TTS-TMTH gửi Chánh Thanh tra Bộ Giao thông vận tải, ông Vũ Việt Hà, Phó chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh đã xin ý kiến chỉ đạo về nghiệp vụ chuyên ngành để xử lý hành vi vi phạm "Xây dựng bến xe, bãi đỗ xe không theo quy hoạch hoặc không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền".
Tại văn bản trên, Thanh tra Sở Giao thông vận tải cho biết đã lập đoàn kiểm tra nhưng chưa phát hiện được hành vi vi phạm của Thành Bưởi như : Bán vé, thu tiền, xác nhận đặt chỗ cho từng hành khách…
Thời điểm đó giới hè phố Sài Gòn cho biết có lời nguyền "không ai dám bắt nhốt xe Thành Bưởi" (và có thể là cả… Phương Trang nữa !) ; và phải đến ngày 26/10/2023 thì lời nguyền này mới dần… hết linh, khi công an đã khám xét nhà xe này ở đầu bến Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Lạt, hứa hẹn sẽ là một vụ án hình sự mang dáng dấp của công cuộc ‘đốt lò vĩ đại’ do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khởi xướng.
Nhà xe Phương Trang có lẽ cũng trong tầm ngắm, bởi điểm chung được giang hồ đồn đoán : cả hai nhà xe đều có các cổ đông máu mặt là quan chức/ cựu quan chức ‘gửi gắm phần hùn’.
Lực lượng Công an và Thanh tra giao thông mà "tiến hành khám xét trụ sở chính Công ty trách nhiệm hữu hạn Thành Bưởi tại quận 5" thì số phận của Nhà xe này có vẻ như đã "ngàn cân treo sợi tóc". Nhưng, tối qua khi xem một phóng sự của VTV thì thật buồn.
Công an kiểm tra trụ sở Công ty Thành Bưởi. Ảnh : Thành Chung - TTXVN
Những "vi phạm" mà nhóm phóng viên VTV "điều tra" ra đều là những hoạt động công khai suốt nhiều năm. Chúng không những không đe dọa gì về trật tự công cộng mà còn cho thấy, cách tổ chức rất khoa học, rất tiện lợi cho hành khách của hãng xe được lựa chọn nhiều nhất trên tuyến Sài Gòn - Đà Lạt này.
Trong các năm 2014, 2015, tôi tham gia tổ chức các lợp tập huấn cho các nhà báo và các nhà vận động chính sách ở RED Communication, khi "xe dù" đang là một đề tài được rất nhiều báo đài "điều tra", phê phán. Và, chúng tôi đã lấy "xe dù" làm case-study [dưới sự hướng dẫn của Phó Giáo sư Võ Trí Hảo]. Và điều mà mọi người nhận ra, "xe dù" chỉ là vấn đề cạnh tranh giữa các nhà xe.
Việc Thành Bưởi dùng xe nhỏ trung chuyển ra một bãi đất trống ở ngoại ô Sài Gòn là cách làm đáng khen vì điều này giảm lượng xe lớn vào trung tâm thành phố. Xe trung chuyển của Thành Bưởi, "xe dù" cũng như mọi phương tiện khác đều phải tuân thủ Luật Giao thông. Nếu những xe này dừng, đỗ xe nơi cấm đỗ, phóng nhanh vượt ẩu thì sử dụng Luật Giao thông mà điều chỉnh.
VTV phê phán Thành Bưởi chạy tuyến cố định nhưng dưới hình thức "xe hợp đồng" là vi phạm "Nghị định số 10 năm 2020".
Nếu hiểu biết, VTV phải phê phán cái Nghị định số 10 ấy vì nó vừa có dấu hiệu của "nhóm lợi ích" vừa là những thủ tục vô lý, tạo điều kiện nhũng nhiễu doanh nghiệp [cả khi làm thủ tục và cả khi đi trên đường]. Tại sao chạy xe dưới hình thức nào, tuyến nào lại phải "xin - cho" thay vì việc ấy là lựa chọn của các nhà xe [thị trường sẽ điều tiết chứ không phải nhà nước].
Điều quan trọng nhất với nhà nước là thuế. Nếu Thành Bưởi thực sự trốn thuế thì họ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật [tất nhiên, điều tra trốn thuế không đơn giản và võ đoán như VTV vừa làm].
Sài Gòn - Đà Lạt, mỗi ngày có hàng trăm chuyến xe khách. Có cả Phương Trang và Thành Bưởi thì mới có cạnh tranh, hành khách mới được phục vụ tốt như hai chục năm qua. Cũng hàng chục năm qua, Thành Bưởi luôn là đối tượng bị tấn công [nhất là thời Tất Thành Cang làm Giám đốc sở Giao thông vận tải]. Mất Thành Bưởi thì Phương Trang sẽ kinh doanh thuận lợi, "một mình một chợ". Nhưng, mất Thành Bưởi, hành khách sẽ đối diện với nguy cơ độc quyền, nguy cơ trở về thời "hành khách".
Huy Đức
Nguồn : fb.Osinhuyduc, 27/10/2023
PS : Hiện tượng xe khách phóng như điên bất chấp tốc độ là rất phổ biến trên tất cả các tuyến gần như từ Nam chí Bắc. Điều này, chắc Cảnh sát giao thông hiểu nguyên nhân đến từ đâu.
2. Một cái tên, một tiếng nói đã chết
2.1. Suốt mấy chục năm trời, tôi có một thói quen đã trở thành nếp sinh hoạt không thể thiếu như bữa ăn, như giấc ngủ hàng ngày. Thói quen 19 giờ ngồi trước màn hình ti vi xem chương trình thời sự đầy đủ nhất trong ngày của Đài Truyền hình Việt Nam, VTV. Cùng với chương trình thời sự 19 giờ, tôi còn quan tâm đến vài chương trình xã hội trên kênh truyền hình mang danh nghĩa quốc gia.
Nghi lễ đón Phó Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tại thủ đô Hà Nội từ 20 đến 22/11/2011 có sự cố khi đoàn thiếu nhi chào đón khách đã vẫy cờ có sáu sao thay vì năm.
Là tiếng nói chính thức của nhà nước cộng sản Việt Nam, chương trình thời sự của đài truyền hình quốc gia VTV vừa cho tôi thông tin về những sự kiện thời sự trong nước và thế giới của một thời đầy biến động, vừa cho tôi biết tiếng nói chính thức của nhà nước Việt Nam về những sự kiện, những biến động đó.
Cũng vì xem VTV đều đặn tôi sớm nhận ra từ cuối năm 2011 chương trình VTV bỗng sa sút, lệch lạc, nhảm nhí, rẻ tiền và méo mó đến thảm hại, đến kinh ngạc. Không còn là tiếng nói của hồn nước Việt Nam, không còn là tiếng nói của khí phách Việt Nam, không còn là tiếng nói của người dân Việt Nam yêu nước, VTV nói tiếng nói lạc lõng, xa lạ. VTV không còn tầm văn hóa một đài truyền hình quốc gia có nền văn hiến rạng rỡ, không còn là tiếng nói của dân tộc từ trong xa thẳm lịch sử luôn coi trọng giá trị nhân văn, luôn lấy yêu thương đùm bọc giống nòi làm sức mạnh tồn tại.
Chương trình thời sự 19 giờ tối 14/10/2011 trịnh trọng đưa tin về chuyến công cán hệ trọng của ông đảng trưởng vừa đắc cử Nguyễn Phú Trọng đến Bắc Kinh trình diện ông đảng trưởng đảng đàn anh Trung Quốc và đương nhiên phải bẩm báo về cả những gương mặt lãnh đạo mới của đảng cộng sản Việt Nam. Tôi vô cùng kinh ngạc thấy nền phía sau phát thanh viên Vân Anh, hai lá cờ đỏ Việt Nam và Trung Quốc mà lá cờ Trung Quốc có tới năm ngôi sao nhỏ chầu quanh ngôi sao lớn Đại Hán.
Trong chương trình thời sự 19 giờ tối 14/10/2011 của Đài truyền hình Việt Nam VTV, phía sau phát thanh viên Vân Anh có hai lá cờ đỏ Việt Nam và Trung Quốc, nhưng lá cờ Trung Quốc có tới năm ngôi sao nhỏ chầu quanh ngôi sao lớn Đại Hán.
Cờ Trung Quốc từ khi xuất hiện trong đời sống chính trị thế giới, từ năm 1949 đến nay chính thức chỉ có bốn sao nhỏ biểu trưng của bốn tộc người phiên thuộc Mãn, Hồi, Mông, Tạng chư hầu của Đại Hán. Bốn ngôi sao nhỏ của bốn xứ bị trị chầu quanh ngôi sao lớn Đại Hán cai trị. Nay ông đảng trưởng Trọng về chầu Bắc Kinh, VTV gắn thêm ngôi sao nhỏ thứ năm lên cờ Trung Quốc là VTV xác nhận và công bố thông tin rằng tộc người Việt là tộc dân bị trị thứ năm về chầu Đại Hán cai trị ư ?
Chương trình thời sự đài truyền hình quốc gia không chỉ đơn thuần là thông tin sự việc mà còn là thông tin quan điểm chính trị, là chương trình chính trị quan trọng nhất của truyền thông nhà nước, là tiếng nói chính thức của nhà nước về mọi sự kiện thời sự. Mỗi tin, bài đều được chỉ đạo, giám sát sát sao, từ ngôn từ đến hình ảnh đều được cân nhắc, đắn đo, được duyệt lên duyệt xuống thì không thể có sự vô tình, hớ hênh. Không thể có chuyện nói nhịu về lời. Không thể có việc sơ xuất đưa nhầm hình ảnh.
Gắn thêm ngôi sao nhỏ thứ năm trong chương trình thời sự chính thức của VTV phát sóng giờ vàng không thể là vô tình, không thể không có thông điệp gì. Gắn thêm ngôi sao nhỏ thứ năm chầu về ngôi sao lớn Đại Hán trong bản tin ông đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng về chầu Bắc Kinh, VTV đã gắn cho giống nòi Việt Nam thân phận chư hầu Đại Hán, đã chính thức thông tin với cả nước và với thế giới về tộc người Việt chư hầu thứ năm của Đại Hán.
Thông tin mang thông điệp xác nhận về thân phận tộc người Việt Nam chư hầu của Đại Hán không phải chỉ xuất hiện một lần ở chương trình thời sự 19 giờ tối 14/10/2011.
Ngay ngày mở đầu đợt tuyên truyền dài ngày, rầm rộ 70 năm truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam 1944 - 2014, chương trình Quốc phòng phát sóng ngày đầu tiên tháng 12 năm 2014, bản tin về chặng đường chiến đấu hi sinh của Quân đội nhân dân Việt Nam nhưng trên màn hình lại là hình ảnh rầm rập đội ngũ quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc.
Chương trình Quốc phòng phát sóng ngày 1/12/2014 về chặng đường chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam nhưng trên màn hình lại là hình ảnh rầm rập đội ngũ quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc. Ảnh minh họa
Ca ngợi chiến công và sự lớn mạnh của quân đội cộng sản Việt Nam nhưng lại đưa hình ảnh trùng trùng đội ngũ quân đội cộng sản Trung Quốc là thông điệp gì vậy ? Có phải lời nói gió bay về quân đội cộng sản Việt Nam, nhưng hình ảnh sẽ còn mãi là quân đội Trung Quốc để nói rằng quân đội cộng sản Việt Nam chỉ là cái xác, cái vỏ hình thức, chỉ là cái danh hão. Quân đội Trung Quốc mới là linh hồn, là cốt lõi nội dung, là thực chất chủ thể của bản tin, mới là điều chương trình muốn thông tin ? Chiến công và sự lớn mạnh của quân đội cộng sản Việt Nam là nhờ dựa vào sức mạnh quân đội Trung Quốc và mọi hoạt động, mọi chiến công của quân đội cộng sản Việt Nam đều trong chiếc bóng quân đội Trung Quốc ?
VTV3 bày đặt ra chương trình truyền hình thưc tế Điệp Vụ Tuyệt Mật để đưa lên màn hình bản đồ Việt Nam với biển Đông trải ra mênh mông chiếm gần nửa bên phải bản đồ. Trong mênh mông biển Đông, đảo Hải Nam của Trung Quốc không dính dáng gì đến biển trời nước Việt, vô hồn với người dân Việt thì có trên bản đồ, còn hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mang hồn cốt cha ông người Việt thì không có. Kinh hoàng hơn khi Điệp Vụ Tuyệt Mật được VTV3 phát sóng 20 giờ ngày 2/5/2015, hình bản đồ Việt Nam không phải chỉ không có Hoàng Sa, Trường Sa ngoài biển Đông mà trong đất liền Việt Nam không còn đường biên giới quốc gia. Dải đất Việt Nam hình chữ S "núi sông bờ cõi đã chia" rạch ròi với Đại Hán, nay liền một khối, chung một giang sơn với lục địa Trung Hoa và Điệp Vụ Tuyệt Mật đã vẽ chấm tròn thủ đô Hà Nội ngay phía trên bán đảo Hải Nam thuộc tỉnh Quảng Tây đất Trung Quốc.
Hình ảnh bản đồ trong chương trình "Điệp vụ tuyệt mật" trên VTV3 - Ảnh chụp lại màn hình
Chỉ có tâm thế chư hầu chầu về Đại Hán, những người lãnh đạo VTV hoàn toàn không có chút hồn Việt Nam, không có chút kiến thức lịch sử, địa lí và văn hóa Việt Nam khi họ duyệt cho Điệp Vụ Tuyệt Mật đưa vào khuôn hình bản đồ Việt Nam bị bóp méo về địa lí, bị phủ nhận về lịch sử. Bản đồ Việt Nam trong Điệp Vụ Tuyệt Mật là bản đồ của tộc người chưa định hình lãnh thổ và thủ đô còn đang trôi dạt, lưu vong.
Kinh đô nhiều ngàn tuổi Cổ Loa – Đại La – Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội ở trung tâm châu thổ sông Hồng, ở trung tâm nền văn minh lúa nước Việt Nam, ở trung tâm không gian huyền thoại và sử thi khi trong lòng đất Cổ Loa còn lưu giữ mũi tên đồng, vũ khí hiện đại, có sức mạnh thần linh và hiệu quả nhất thời đại đồ đồng chống giặc phương Bắc xâm lược và trong sương khói bảng lảng Hồ Gươm còn văng vẳng tiếng Nguyễn Trãi tuyên đọc Bình Ngô Đại Cáo. Kinh kì Hà Nội được định vị trong địa lí, trong lịch sử, trong khí thiêng sông núi Việt Nam và trong tâm thức người Việt Nam đã mấy ngàn năm. Nay Điệp Vụ Tuyệt Mật phủ nhận lịch sử Việt Nam, phủ nhận cương vực lãnh thổ Việt Nam, ném địa danh Hà Nội thiêng liêng vào đất Quảng Tây, Trung Quốc.
Tâm thế chư hầu Đại Hán của VTV ngang nhiên không cần giấu giếm đến nỗi VTV đã lấy hình ảnh dân Trung Quốc hớn hở học tập trước tác Mao Trạch Đông để làm hình nền lớn choán hết phông sân khấu trong suốt chương trình truyền hình trực tiếp lễ trao giải thưởng Tấm Gương Bình Dị Mà Cao Quý đêm 11/6/2016.
Từ tháng sáu 2018, tôi không bao giờ ngó ngàng đến các chương trình của VTV nữa. VTV đã thực sự chết trong tôi. Ảnh minh họa Chương trình phát hình của VTV1 ngày 07/09/2020
2.2. Từ cuối năm 2011 thông tin của VTV thể hiện rất rõ hai tâm thế. Tâm thế chư hầu Đại Hán là gương mặt chính trị của VTV. Tâm thế của quyền lực nhà nước cai trị ngạo ngược áp đặt thông tin, ngạo ngược đe nẹt dân, khinh bỉ dân là gương mặt văn hóa VTV. Chính trị nô lệ Trung Quốc, văn hóa thấp kém khinh dân, VTV đã mở cả chến dịch tuyên truyền xỉ nhục nhân dân khi nhân dân biểu tình phản đối dự luật đặc khu kinh tế dành thế đất hiểm yếu đón giặc Trung Quốc xâm lược vào nước ta.
Đặc khu kinh tế chỉ có tác dụng tích cực với nền kinh tế chưa phát triển. Nguồn vốn lớn, công nghệ hiện đại cùng với nhịp đập công nghiệp của đặc khu kinh tế sẽ đánh thức nền kinh tế đất nước. Đã có những khu công nghiệp hoạt động hiệu quả, ổn định và bền vững, đã thu hút được nguồn vốn dồi dào và công nghệ hiện đại nhiều ngành, tạo đà phát triển cho nền kinh tế thì đặc khu kinh tế hoàn toàn không còn vai trò, tác dụng gì nữa. Hơn nữa, dự luật ba đặc khu kinh tế đã dành cho nhà đầu tư những ưu đãi quá lớn như một nhượng địa là mối nguy hại khôn cùng cho an ninh quốc phòng và toàn vẹn lãnh thổ.
Bước sang thế kỉ 21, Việt Nam đã có hơn 140 khu công nghiệp trải rộng trên cả nước, thu hút vốn và công nghệ hiện đại của các nhà đầu tư từ những nước có nền công nghiệp phát triển trên khắp thế giới. Các khu công nghiệp đang hoạt động ổn định, lành mạnh, tạo được nhịp sống công nghiệp cho nền kinh tế đất nước. Đặc khu kinh tế hoàn toàn không cần thiết, không còn tác dụng tích cực nữa mà chỉ còn nguy cơ. Những nhà đầu tư chỉ nhằm lợi nhuận kinh tế, đã vào khu công nghiệp rồi. Chỉ những mưu đồ mượn cớ đầu tư nhằm mục đích lãnh thổ mới cần đặc khu kinh tế.
Nhưng với tâm thế chư hầu Đại Hán, năm thứ 18 thế kỉ 21, lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam vẫn quyết chọn ba thế đất hiểm yếu nhất ở hai địa đầu và chính giữa lãnh thổ Việt Nam làm ba đặc khu kinh tế mà mục đích chỉ để đón những nhà đầu tư nhiều mưu ma chước quỉ đến từ đất nước có "chung đường biên giới với tỉnh Quảng Ninh". Đất nước từ ngàn đời không khi nào nguôi tham vọng thôn tính Việt Nam. Đất nước vừa mới cướp toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và bảy bãi đá trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đất nước đã đưa hàng sư đoàn người lên chốt giữ trên cao nguyên miền Trung với danh nghĩa khai thác bô xít Tân Rai, Nhân Cơ. Đất nước đã đưa lực lượng lớn, mười ngàn người mặc áo thợ thường trực ở Vũng Áng, Hà Tĩnh.
Những sư đoàn người Tàu với danh nghĩa khai thác bô xit đã tạo ra lãnh địa riêng trên cao nguyên miền Trung. Mười ngàn người Tàu mặc áo thợ trong nhà máy luyện cán thép Formosa, trong cảng nước sâu Sơn Dương đã cát cứ một vùng lãnh thổ Việt Nam ở Vũng Áng, Hà Tĩnh. Đó là đội quân hùng hậu trong bụng con ngựa thành Troy. Nay có thêm ba đặc khu kinh tế đón dòng người mang tham vọng Đại Hán vào chốt giữ thêm ba vị trí chiến lược trên dải đất Việt Nam là thêm những khoảng trống, những tử địa trong thế trận giữ nước, là thêm nỗi lo lắng, bất an khôn cùng trong lòng dân.
Dự luật ba đặc khu kinh tế Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc đã đặt trước mặt bà Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân với một chỉ lệnh của Đảng cộng sản được bà Ngân thú nhận với báo chí : Bộ Chính trị đã kết luận rồi, dự thảo luật không trái Hiến pháp, phải bàn để ra luật chứ không thể không ra luật.
Lo lắng và phẫn nộ, người dân không thể ngồi yên. Liên tiếp hai chủ nhật 10/6/2018 và 17/6/2018, người dân cả nước dồn về ba điểm nóng Hà Nội, Sài Gòn và Bình Thuận rầm rộ biểu tình phản đối dự luật đặc khu kinh tế, phản đối dự luật an ninh mạng, áp đặt thêm một tầng kiểm soát, bóp nghẹt thêm quyền được thông tin, quyền tự do ngôn luận của người dân.
Đội ngũ biểu tình là lương tâm và khí phách Việt Nam. Là người thợ làm trong những khu công nghiệp quanh Hà Nội và Sài Gòn. Là dân oan bị nhà nước địa phương và lũ tư bản hoang dã cướp đất sống ở Dương Nội, Hà Nội, ở Thủ Thiêm, Sài Gòn. Là người dân đánh cá ở Phan Rí, Bình Thuận có người thân bị Trung Quốc giết chết ngoài Biển Đông và bản thân đã nhiều phen thoát chết khi bị tàu sắt Trung Quốc đâm nát thuyền cá, bị cướp tài sản nhưng vẫn bám biển, vẫn đang là tấm bia sống khẳng định chủ quyền Việt Nam ở biển Trường Sa, Hoàng Sa. Là những sinh viên và những trí thức đang khắc khoải với vận nước trước họa Bắc thuộc.
Không đưa tin về tiếng nói trách nhiệm công dân, không đưa tin về sự bất bình chính đáng của lòng dân, tâm thế chư hầu Đại Hán cùng tâm thế quyền lực cai trị, VTV hằn học và láo xược vu khống và miệt thị người dân sử dụng quyền biểu tình chính đáng bộc lộ chính kiến là những kẻ tụ tập gây rối. Từ tối 10/6/2018 VTV đã mở chiến dịch mạt sát người dân sử dụng quyền biểu tình được bảo đảm trong Hiến pháp, phản đối dự luật đặc khu kinh tế và dự luật an ninh mạng.
Ngoài những bản mặt quen thuộc trong những chương trình truyền hình nhục nhã của tâm thế chư hầu Đại Hán, VTV còn huy động những nhân cách nô bộc mang danh nghệ sĩ, diễn viên, nhà báo cùng cất tiếng vu khống người dân biểu tình nói tiếng nói công dân là những côn đồ, là con nghiện ma túy đói thuốc bị các thế lực thù địch kích động đi biểu tình để được nhận ba trăm ngàn đồng mua mấy liều ma túy !
Họ không biết rằng chính thứ lí luận đấu tranh giai cấp của ông Mác và tư tưởng cuồng sát chuyên chính vô sản của những kẻ khát máu Lênin, Mao Trạch Đông mới là loại ma túy độc hại nhất và chính những người lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam kiên trì Mác Lê Mao sắt máu mới là những con nghiện thứ ma túy độc hại đó. Còn có thứ ma túy nào kinh khủng, mất tính người hơn là thứ ma túy làm cho con người say mê bạo lực, coi nhân dân là đối tượng phải lãnh đủ bạo lực chuyên chính vô sản.
Bạo lực tinh thần, dùng bộ máy tuyên truyền vu khống, phỉ báng người dân nói tiếng nói phản biện là thế lực thù địch. Bạo lực đàn áp dân. Bạo lực tòa án, nhà tù đẩy người dân vô tội vào ngục tù. Bạo lực nội chiến, phát động cuộc chiến tranh "đốt cháy cả dãy Trường Sơn", lùa người Việt vào cuộc bắn giết người Việt suốt mấy chục năm trời để áp đặt ách cai trị của bạo lực cộng sản với cả dân tộc Việt Nam.
Chương trình ngoại ngữ của VTV4 ngày 07/09/2020 - Ảnh minh họa
Tôi ghê tởm khi VTV huy động cả một dàn đồng ca những tâm thế chư hầu Đại Hán, những con người nô bộc cộng sản cùng cất giọng vu khống, phỉ báng những người dân yêu nước phản đối luật đặc khu kinh tế là thế lực thù địch, là côn đồ, là con nghiện ma túy. Từ tháng sáu 2018, tôi không bao giờ ngó ngàng đến các chương trình của VTV nữa. VTV đã thực sự chết trong tôi.
Không còn là tiếng nói của tâm hồn và khí phách Việt Nam. Từ cuối năm 2011, chỉ còn thấy ở VTV tiếng nói của đảng cầm quyền cai trị dân. Đảng cầm quyền đã say ma túy bạo lực, coi dân như cỏ rác, coi dân chỉ là đối tượng để đảng xả cơn phê bạo lực. Vì vậy mới có những cuộc đàn áp đổ máu dân biểu tình. Mới có hình ảnh công an, dân phòng xúm lại trút mưa đấm đá xuống đầu người biểu tình như đàn thú đói xúm lại xâu xé con mồi. Mới có những phiên tòa của bạo lực đẩy người dân tham gia những cuộc biểu tình chính đáng của lòng yêu nước vào ngục tù. Mới có những cuộc đàn áp đổ máu dân giữ đất ở Văn Giang, Hưng Yên, ở Thủ Thiêm, Sài Gòn, ở Đồng Tâm, Hà Nội.
Chỉ còn là tiếng nói của quyền lực cai trị dân, VTV cũng nhìn dân bằng con mắt ngạo ngược của quyền lực cướp quyền dân. Văn minh công nghiệp mang đến cho xã hội loài người báo giấy, báo nói, báo hình, thông tin cập nhật từng ngày là bước tiến ngoạn mục của xã hội loài người. Văn minh tin học lại mang đến cho xã hội những trang báo mạng và từng người dân cũng có trang báo mạng riêng cập nhật thông tin từng giây, từng phút. Trang báo mạng phổ cập nhất của mọi cá nhân là Facebook. Những trang báo mạng đã cho con người có một bước dài tới văn minh vì những trang báo mạng đã thẳng thừng tước bỏ quyền lực độc quyền thông tin của nhà nước độc tài cộng sản.
Hằn học với thế độc quyền thông tin bị mất đi, VTV đã đưa lên màn hình bà tiến sĩ cất giọng khàn khàn nửa đàn ông nửa đàn bà mạt sát dân : Năm mươi phần trăm người trên facebook là vô công rồi nghề. Đến chương trình phát sóng 7 giờ sáng 17/8/2020, VTV miệt thị người dân đến mức coi những người dân lao động bươn chải kiếm sống lương thiện bằng nghề bán hàng rong là những kí sinh trùng trên đường phố thì đông đảo người dân Việt Nam càng thấy rõ VTV không còn là tiếng nói trung thực của cuộc sống đất nước, không còn là tiếng nói của một dân tộc mà lịch sử sống còn là lịch sử của thương yêu đùm bọc, tạo nên sức mạnh chống xâm lược phương Bắc để tồn tại. Đạo lí tồn tại của Việt Nam là : Nhiễu điều phủ lấy giá gương. Người trong một nước phải thương nhau cùng. Chứ không phải liều ma túy của ông Mác: Đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của lịch sử!
Những lớp sóng dư luận phẫn nộ phản ứng dữ dội sự miệt thị người dân của VTV là những lớp đất chôn vùi một cái tên, một tiếng nói đã chết trong lòng người dân.
Phạm Đình Trọng
(07/09/2020)
Nhiều người hoan hỉ khi Biên tập viên Thu Hương của Đài Truyền hình Quốc gia tại Việt Nam (VTV) ngỏ lời xin lỗi "những người bán hàng rong và quý vị khán giả" (1). Sự kiện một Biên tập viên của VTV nhận định những người bán hàng rong ở Thành phố Hồ Chí Minh là… ký sinh trùng khiến nhiều người, nhiều giới phẫn nộ. Sau đó, Biên tập viên này ngỏ lời "xin lỗi" trên trang facebook của ông ta song công chúng không đồng tình. Theo công chúng, đó không đơn thuần là lỗi của cá nhân, do vậy, chính VTV phải xin lỗi…
Ngày 19/8, Biên tập viên Thu Hương thay mặt Ban Biên tập Chương trình để xin lỗi.
Tuy nhiên tưởng rằng VTV đã "xin lỗi" là tưởng… bở. Trong Bản tin Tài chính – Kinh doanh phát ngày 19 tháng 8, Biên tập viên Thu Hương chỉ thay mặt Ban Biên tập Chương trình để xin lỗi. Nếu thử nhìn vào cơ cấu tổ chức của VTV ắt sẽ thấy, Biên tập viên đã phạm lỗi khi thực hiệnBản tin Tài chính – Kinh doanh phát vào sáng 17 tháng 8 là nhân viên của Trung tâm Tin tức VTV24. Bộ phận này thuộc Ban Thời sự và VTV có chừng 40 bộ phận như Ban Thời sự (2).
Nói cách khác, xét theo cơ cấu tổ chức của VTV,Ban Biên tập Chương trình vừa đứng ra nhận lỗi chỉ là… cắc ké. Cho rằng VTV xin lỗi là nhận… xằng. VTV vốn nổi tiếng vì tạo ra vô số scandal : Từ những sai sót do lỗi về kiến thức, dựng và đưa tin giả, trích thượng xúc phạm nhiều giới (trẻ không may bị tự kỷ, người đồng tính…), xâm phạm tác quyền… và không phải tự nhiên Wikipedia có một mục riêng liệt kê những bê bối của VTV (3) nhưng gần như chẳng bao giờ nhận lỗi ! Trước đã vậy và giờ cũng thế mà thôi !
Dưới sự chỉ đạo tài tình và sáng suốt của ông Trần Bình Minh từ năm 2011 đến nay, VTV chưa bao giờ có sai sót đáng kể nào đến mức phải… xin lỗi. Có thể vì việc VTV lên tiếng nhận lỗi sẽ làm suy giảm giá trị của ông Minh – một Ủy viên Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam. Sự trịch thượng của VTV khiến "ký sinh trùng" trở thành giọt nước làm tràn ly phẫn nộ là điều có thể hiểu được nhưng đòi VTV xin lỗi và hài lòng khi Biên tập viên Thu Hương thay mặt… Ban Biên tập Chương trình nhận lỗi thì giống như… nhẹ dạ !
***
Chẳng phải VTV, chính phủ cũng vậy ! Cách nay khoảng ba tuần, khi đến dự buổi "Gặp mặt trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ", nhân dịpKỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Phúc đọc một diễn văn, trong đó ca ngợitám nhà văn đã ngã xuống khi kháng chiến chống Mỹ như chiến sĩ và công chúng đồng thanh cười ồ vì 5/8 nhà văn mà ông Phúc ca ngợi như những liệt sĩ chưa bao giờ… hy sinh ! Bốn người mới qua đời và một người vẫn còn đang… thở rất đều !
Sau scandal vừa đề cập, chỉ có Ban Tổ chức buổi "Gặp mặt trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ" nhận lỗi với Thủ tướng, các văn nghệ sĩ và thân nhân, bạn đọc vì đã có sai sót trong việc chuẩn bị thông tin, tư liệu về nhân thân một số văn nghệ sĩ để xây dựng dự thảo Bài phát biểu của Thủ tướng (4). Ban Tuyên giáo của Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam – cấp trên của Ban Tổ chức buổi "Gặp mặt trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ" nhận lỗi với Thủ tướng, cũng lên tiếng nhận lỗi nhưng chỉ nhận lỗi với Thủ tướng (5).
Còn Thủ tướng ? Ông Phúc không thèm nói tiếng nào. Dường như không chỉ ông Phúc mà cả hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam cùng thấy ông Phúc hoàn toàn vô can.
Nếu đoạn này không sai : …Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, không ít văn nghệ sĩ ngã xuống chiến trường trong tư thế người chiến sĩ như nhà văn Anh Đức, Nguyễn Thi, Nguyễn Sáng, Phan Tứ, Nguyễn Trung Thành, Trần Hiếu Minh, Lê Anh Xuân, Dương Thị Xuân Quý,… tạo nên ‘Dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ’ (Thơ Lê Anh Xuân), tô thắm hình tượng ‘Bộ đội Cụ Hồ’, ‘anh giải phóng quân’... đó chắc chắn sẽ là nhận định riêng của đồng chí Nguyễn Xuân Phúc để đính kèm những ý kiến chỉ đạo khác về trách nhiệm củatrí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ với đảng và chính phủ.
Còn khi những dữ liệu đó trong đoạn vừa dẫn được xác định là sai và trách nhiệm liên quan tới việc công khai truyền bá những thông tin sai lạc ấy tại một sự kiện chính trị chỉ được xác định là thuộc về phíachuẩn bị thông tin, tư liệuthì có khác gì xem Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng của chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ như một người đàn ông biết… đọc, xuất hiện là để chứng tỏ biết… đọc, chứ không có khả năng phân định đúng – sai, nên không thể và không bao giờ nhận trách nhiệm ?
***
Qua trường hợp Thủ tướng Việt Nam đột nhiên tặng danh hiệu… liệt sĩ cho năm nhà văn chưa bao giờ… hy sinh và trường hợp VTV nhập nhằng khi ngỏ lời "xin lỗi" để xoa dịu dư luận, có thể thấy ở Việt Nam, khó mà có thể xem những lời "xin lỗi" từ hệ thống chính trị, hệ thống công quyền, hệ thống truyền thông chính thức đơn thuần là… nhận lỗi. Những lời xin lỗi ấy mang dáng dấp những động tác kỹ thuật mà các cầu thủ bóng đá thường sử dụng trên sân cỏ để lách qua đối phương tiến về phía trước ghi bàn thắng !
Trân Văn
Nguồn : VOA, 20/08/2020
Chú thích
(1) https://tuoitre.vn/vtv-xin-loi-vi-noi-nguoi-ban-hang-rong-la-song-ki-sinh-trung-20200819091258789.htm
(2)https://vtv.vn/hoat-dong-vtv/gioi-thieu.htm
(3) https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh_sách_bê_bối_liên_quan_đến_Đài_Truyền_hình_Việt_Nam
(4) http://mnews.chinhphu.vn/story.aspx?di d=402848
(5) https://trithucvn.net/tin-tuc-vn/chuan-bi-tu-lieu-sai-trong-bai-doc-cua-thu-tuong-viet-nam-ban-tuyen-giao-xin-loi.html
Cuối cùng cũng có một cơ quan truyền thông chính thức chỉ trích VTV (Đài Truyền hình Quốc gia tại Việt Nam) vì cổ xúy những hành vi xúc phạm thuần phong mỹ tục.
VTV phát đi phát lại quảng cáo cho một loại nước tăng lực và một game show
Suốt tuần vừa qua, nhiều người sử dụng mạng xã hội đã chỉ trích kịch liệt việc VTV phát đi phát lại quảng cáo cho một loại nước tăng lực và một game show.
Quảng cáo loại nước tăng lực bị chỉ trích, giới thiệu một cặp vợ chồng người thiểu số với cô vợ liên tục thắc mắc : Mình đi đâu đấy ? Bất kể anh chồng đi đâu (lên núi, lên mái nhà hay… lên giường), cô cũng khuyến khích chồng uống loại nước tăng lực được quảng cáo cho… khỏe (1) !
Sau khi nhiều người sử dụng mạng xã hội bày tỏ sự bất bình về quảng cáo loại nước tăng lực vừa kể, tờ Tuổi Trẻ đã phỏng vấn và giới thiệu ý kiến của ba người. Ông Nguyễn Quang Minh (Giảng viên Đại học Xây dựng Hà Nội), nhận định, quảng cáo nước tăng lực đã đề cập là "đáng khinh", đồng thời là bằng chứng cho thấy VTV "thiếu tôn trọng khán giả" khi liên tục phát tán những hình ảnh, nội dung "phản văn hóa" như thế. Bà Hoàng Thu Thùy (nghiên cứu văn hóa của các sắc tộc thiểu số), nhấn mạnh, quảng cáo đó "miệt thị các sắc tộc thiểu số". Còn ông Vũ Quang Minh (viên chức ngoại giao) thì cho rằng VTV nên ngưng phát quảng cáo để giữ thể diện của Đài Truyền hình Quốc gia (2)...
Cần lưu ý, trong tuần vừa qua, VTV không chỉ khuấy động dư luận bằng quảng cáo nước tăng lực đã kể. Game show "Kèo này ai thắng" phát vào tối 12 tháng 3, tiếp tục làm công chúng sôi sùng sục khi chứng kiến một nữ người mẫu dùng miệng ngậm một củ cải trắng, sau đó dùng tay giữ củ cải này cho một nghệ sĩ xiếc phóng dao vào củ cải trắng. Xem tiết mục ấy, ai cũng thấy đạo diễn cố tình khai thác các góc quay để người xem phải liên tưởng đến những tình huống vốn chỉ xảy ra trên giường ! Tuy đã xin lỗi khán giả vì tiết mục dễ gây ngộ nhận nhưng một trong hai MC của game show vẫn mạnh miệng đề nghị khán giả ủng hộ cho các nghệ sĩ… tỏa sáng (3) !
Một nữ người mẫu dùng miệng ngậm một củ cải trắng, sau đó dùng tay giữ củ cải này cho một nghệ sĩ xiếc phóng dao vào củ cải trắng. Ảnh minh họa
***
Dẫu nhiều người băn khoăn trước hàng loạt dấu hiệu phản văn hóa mà nhiều người dựa vào đó để cho rằng VTV càng ngày càng đốn mạtn song đó chưa phải là điểm chính yếu. Điểm chính yếu nằm ở chỗ, nhiều năm nay, không chỉ VTV mà rất nhiều cơ quan truyền thông chính thức thi nhau khai thác rất tận tình những yếu tố dung tục, rẻ tiền.
Chẳng riêng hệ thống truyền thông chính thức, các tổ chức chính trị đảm nhận vai trò tập họp, hướng dẫn thanh niên tại Việt Nam như : Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam... cũng thế. Chẳng riêng công chúng thể hiên sự âu lo, bất bình của họ trên mạng xã hội, một số cơ quan truyền thông chính thức cũng phải… nhả tăm để lên tiếng, khi "đoàn, hội" sử dụng vô số "trò chơi tập thể" : Các thiếu nữ cặp bình sữa vào nách cho các chàng trai bú ! Các chàng trai kẹp dưa leo vào hạ bộ cho các thiếu nữ ăn ! Hoặc đặt một trái bong bóng lên hạ bộ cho các thiếu nữ ngồi lên, cố gắng nhún nhảy sao cho bóng bể... để "tuyên truyền, giáo dục thế hệ trẻ" (4) !
Các chàng trai kẹp dưa leo vào hạ bộ cho các thiếu nữ ăn ! - Ảnh minh họa
Năm 2018, sau khi xem video clip ghi lại cảnh học sinh trường Trung học Thực hành sư phạm thuộc Đại học Cần Thơ chơi "chuyền thẻ" : Nam sinh và nữ sinh nằm đè lên nhau, mặt úp vào nhau, cố giữ cho tấm thẻ đặt giữa miệng của cả hai không rớt khi cùng lăn trên đất để chuyền tấm thẻ ấy cho cặp khác... nhiều phụ huynh đã yêu cầu Ban Tuyên giáo của Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, Bộ Giáo dục và đào tạo, Ban chấp hành trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, chấm dứt việc sử dụng các "trò chơi tập thể này" nhằm khắc phục tình trạng "nhạt đảng, khô đoàn" (5) !
Trong khi các viên chức hữu trách ở Cần Thơ khẳng định, "chuyền thẻ" là một trong những "trò chơi tập thể" được Ban chấp hành trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh cho phép (6) thì Ban chấp hành trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh vừa phủ nhận, vừa lên án vì "không đúng thuần phong mỹ tục, không phù hợp với văn hóa, truyền thống của người Việt" và chỉ đạo tổ chức Đoàn Thanh niên cộng sản ở Cần Thơ phải rà soát lại. Cũng phải đến lúc đó – lúc phụ huynh nổi giận vì trường học trở thành nơi đầu độc, tha hóa con cháu của họ - Bộ Giáo dục và đào tạo mới ra lệnh chấn chỉnh (7).
***
Vì sao hệ thống truyền thông chính thức có thể thoải mái khai thác, phát tán những thông tin dung tục, cổ súy sự sùng bái các ngôi sao ca nhạc, điện ảnh, thời trang, ca ngợi chơi ngông… ở cả trong lẫn ngoài Việt Nam, không bỏ sót bất kỳ chi tiết nào liên quan đến đời tư của những nhân vật thuộc dạng này, tự do đào xới các vụ cướp, hiếp, giết... song công chúng hỗ trợ nhau hiểu biết tường tận, chính xác về cuộc chiến tranh vệ quốc ở biên giới phía Bắc (1979 – 1989), về chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa ở biển Đông, về nội dung các tuyên ngôn liên quan tới nhân quyền, dân quyền của Liên Hiệp Quốc thì bị xem là "tiếp tay cho các thế lực thù địch, phản động" (8) ?
Vì sao có thể dễ dàng khai triển các hoạt động đầu độc nhận thức, tha hóa nhân cách thiếu niên, thanh niên kiểu như "trò chơi tập thể", biến công chúng trở thành mê muội kiểu như vận động "tu tập hồi hướng nhằm hóa giải dịch do virus corona gây ra" nhưng không được phép thực hiện những cuộc vận động nâng cao nhận thức về môi trường, hay tổ chức tưởng niệm những người Việt đã đền nợ nước ở biên giới phía Bắc, ở Hoàng Sa, Trường Sa, thậm chí ngoài cấm đoán, có những thời điểm, những hoạt động này còn bị đàn áp thẳng tay bởi các cáo buộc kiểu như "lợi dụng bảo vệ môi trường để gây rối" (9), "xuyên tạc, kích động nhằm chống phá" (10) ?
Nếu quan sát kỹ những nghịch lý như vừa phác họa và đối chiếu những nghịch lý này với thực trạng xã hội, liệu đã đủ để tự vấn : "Mình" đi đâu đây ? Việc tạo ra – gìn giữ và phát triển những nghịch lý này là vô tình hay cố ý và cứ như thế "mình" còn cơ hội vượt lên, hay cả kinh tế - xã hội lẫn đạo đức – nhân cách của nhiều thế hệ cùng lao xuống đáy ?
Trân Văn
Nguồn : VOA, 18/03/2020
Chú thích
(1) https://www.youtube.com/watch?v=rLnQorFaH4c&ab_channel=WorldofDrinks
(4) http://vannghethainguyen.vn/2018/05/28/nhung-tro-choi-tho-tuc/
(5) https://www.datviet.com/sinh-hoat-tap-the-cua-doan-vien-doan-tncs-dung-tuc-la-chinh/
(9) https://vtv.vn/trong-nuoc/canh-giac-voi-am-muu-loi-dung-moi-truong-de-gay-roi-2019110318331383.htm
(10) http://cand.com.vn/Van-de-hom-nay-thoi-su/Thuc-long-tuong-niem-hay-muon-co-gay-roi-kich-dong-585894/
Thể thao không phải chỉ là sức khỏe, là thể lực của một con người, của một cộng đồng. Thể thao cũng không phải chỉ là giải trí. Nền thể thao của một đất nước trên đấu trường quốc tế là màu cờ sắc áo của một quốc hiệu, là danh dự của một quốc gia, là sĩ khí của một dân tộc, là vị thế, là tên tuổi của một đất nước trong trái tim những công dân thế giới.
Đài truyền hình phải coi phát sóng những cuộc đua tranh cao cả đó là nhiệm vụ chính trị hàng đầu của đài.
Hầu như rất it người dân trên thế giới biết đến sự có mặt của đất nước Croatia bé nhỏ ở góc khuất Nam Trung Âu. Nhưng ở Word Cup 2018, đội bóng đá của đất nước Croatia nhỏ bé đã thắng những đội bóng lừng lẫy của những đất nước rộng lớn và hùng mạnh. Thắng Nigeria nước lớn ở Châu Phi. Thắng Argentina nước lớn ở Nam Mỹ. Thắng England nước lớn ở Châu Âu. Vượt qua những tên tuổi sừng sững, đội bóng đá Croatia đi tới trận chung kết và giành cúp bạc thế giới thì người dân trên khắp hành tinh phải ngả mũ kính chào đất nước Croatia và ghi nhớ tên dân tộc Croatia trong gia đình nhân loại.
Vì màu cờ sắc áo, vì vị thế, danh dự, sĩ khí của đất nước chính là vì lòng yêu nước. Nhưng thể thao không chỉ là lòng yêu nước. Thể thao có sức thu hút rất lớn, có năng lực tập hợp lực lượng dân chúng khổng lồ. Thu hút, tập hợp người dân, kích thích lòng yêu nước của người dân tạo lên sức mạnh tinh thần to lớn, đó là chính trị. Về mặt này, thể thao đã làm cả chức năng tuyên giáo của các cơ quan thông tấn báo chí.
Để thể thao làm được như vậy, nhà nước đã phải đầu tư mỗi năm hàng ngàn tỉ tiền thuế của dân cho thể thao để thu về danh dự, sĩ khí cho đất nước, thu về niềm hưng phấn, lòng tự hào dân tộc cho người dân. Cũng như hàng năm, nhà nước đã đầu tư hàng ngàn tỉ tiền thuế của dân cho các cơ quan truyền thông nhà nước như Thông Tấn Xã, Đài Phát Thanh Tiếng Nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, VTV, để thu về cho nhà nước, cho thể chế khoản lãi vô giá về chính trị.
Nhắc đến điều này để nhớ rằng đài truyền hình quốc gia không phải là đơn vị kinh doanh, hạch toán lỗ lãi bằng giá trị đồng tiền.mà phải hạch toán bằng giá trị văn hóa, giá trị tinh thần, giá trị chính trị. Người dân xem các chương trình thể thao không phải chỉ để giải trí và đài truyền hình phát sóng chương trình thi đấu của đội tuyển thể thao quốc gia không được phép tính toán lỗ lãi bằng đồng tiền.
Các đội tuyển thể thao của đất nước đổ mồ hôi sôi nước mắt đua tranh ở đấu trường quốc tế vì lòng yêu nước, vì danh dự tổ quốc. Vì vậy đài truyền hình phải coi phát sóng những cuộc đua tranh cao cả đó là nhiệm vụ chính trị hàng đầu của đài.
Vận động viên thể thao ra đấu trường quốc tể đổ mồ hôi sôi nước mắt vì danh dự quốc gia như người lính ra trận. Họ rất cần có tấm lòng của hậu phương, của gia đình quê hương luôn đồng hành cùng họ. Đó là liều đô pinh tinh thần vô cùng to lớn. Hành trình thi đấu của họ được truyền hình trực tiếp về quê nhà là sự đồng hành vô cùng cần thiết và quí giá đó.
Người đứng đầu đài truyền hình quốc gia tính toán rằng gói truyền hình Asiad 2018 phải mua với giá X tỉ đồng. Thu quảng cáo chỉ được Y tỉ đồng. Còn lỗ đến Z tỉ đồng. Từ đó cho rằng mua gói truyền hình Asiad 2018 là xa xỉ thì đó là tính toán của người chỉ quen buôn bán cò con, buôn đầu chợ, bán cuối chợ của một tư duy quá nhỏ nhen, thiển cận, lạc lõng, không xứng phương diện quốc gia của người đứng đầu VTV, nơi mỗi năm nhận hàng trăm tỉ tiền thuế của dân để làm công tác chính trị, văn hóa, tinh thần cho nhân dân, cho đất nước.