Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Sáng 1/1/2010, đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết khẳng định : Vinashin thực sự đã sụp đổ mặc dù "có thể dùng từ ngữ nhẹ nhàng hơn theo truyền thống tu từ của mình".

vinashin1

Cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và nhóm thân hữu - Ảnh minh họa

Theo ông : Sự sụp đổ đó "đã trút lên vai đồng bào món nợ khổng lồ không dưới 100.000 tỉ đồng. Món nợ mà một tỉnh thu nhập cỡ 1.000 tỉ đồng một năm phải làm quần quật không mua sắm, ăn uống, may mặc gì suốt một thế kỷ mới trả nổi…".

Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết đã trân trọng đề nghị : "Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức để Quốc hội biểu quyết thành lập ủy ban lâm thời điều tra trách nhiệm của các thành viên Chính phủ. Trên cơ sở đó, vào thời gian cuối kỳ họp bỏ phiếu tín nhiệm Thủ tướng và một số thành viên Chính phủ có liên quan. Để tạo điều kiện cho công tác điều tra của ủy ban lâm thời, tôi đề nghị Quốc hội tạm đình chỉ chức vụ của các vị cần được điều tra".

Ủy ban thường vụ Quốc hội không những không thành lập Ủy ban Điều tra Độc lập mà còn để cho Chính phủ "tái cơ cấu" Vinashin thay vì để Vinashin phá sản.

Quyết định này chỉ cứu được Nguyễn Tấn Dũng chứ không cứu được Vinashin còn tiền của dân thì không chỉ mất 100.000 tỷ như các đại biểu Quốc hội kêu gào 13 năm trước [nhờ những lợi thế trước chủ nợ quốc tế khi phá sản và không làm phát sinh những khoản nợ mới].

Với một đất nước có bờ biển dài hơn 3.000km, phát triển ngành công nghiệp đóng tàu cũng là một hướng đi, nhưng vấn đề của Nguyễn Tấn Dũng là đã chủ trương để Vinashin cũng như để 19 tập đoàn, tổng công ty lúc ấy kinh doanh đa ngành. Riêng Vinashin đã lập 240 công ty thành viên, kinh doanh mọi ngành nghề và mặc sức chia chác khoản tiền 700 triệu USD từ nguồn bán trái phiếu chính phủ.

Theo ông Trần Xuân Giá : "Ông Nguyễn Tấn Dũng coi doanh nghiệp nhà nước như một động lực phát triển". Cho phép các tập đoàn kinh tế nhà nước kinh doanh đa ngành cũng như tháo khoán các kênh đầu tư mà nguồn vốn cho khu vực này lại thường bắt đầu từ ngân sách. Ông Phan Văn Khải giải thích : "Nguyễn Tấn Dũng muốn tạo ra một thành tích nổi bật ngay trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình. Tấn Dũng muốn hoàn thành kế hoạch 5 năm chỉ sau bốn năm".

Ngay trong năm 2007, ông Dũng đầu tư ồ ạt. Tiền đổ ra từ ngân sách, từ ngân hàng. Thậm chí, để có vốn lớn, dự trữ quốc gia, dự trữ ngoại tệ cũng được đưa ra. Bội chi ngân sách lớn, bất ổn vĩ mô bắt đầu".

Theo ông Trần Xuân Giá : "Thời Thủ tướng Phan Văn Khải, mỗi khi tổng đầu tư lên tới trên 30% GDP là lập tức thủ tướng được báo động. Trước năm 2006, năm có tổng đầu tư lớn nhất cũng chỉ đạt 36%. Trong khi, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ngay sau khi nhận chức đã đưa tổng mức đầu tư lên 42% và đạt tới 44% GDP trong năm 2007".

Khi ông Đỗ Mười nhận chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, để có ngoại tệ, Chính phủ phải cho một nhà đầu tư của Nhật thuê khu nhà khách ven hồ Thiền Quang. Khi ông Nguyễn Tấn Dũng nhận chức thủ tướng, Việt Nam có một khoản dự trữ ngoại tệ lên tới 23 tỷ đôla. Nhưng, di sản lớn hơn mà Thủ tướng Phan Văn Khải trao lại cho ông Dũng là một Việt Nam đã hoàn thành thủ tục để gia nhập WTO và một nền tảng chính sách nội địa đúng hướng.

Trong khoảng thời gian 1996/2000, cho dù chịu mấy năm khủng hoảng kinh tế thế giới, Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng 7,5% trong khi lạm phát chỉ là 3,5%. Trong khoảng thời gian 2001/2005, lạm phát có cao hơn, 5,1%, nhưng tăng trưởng vẫn dương : 7%.

Chỉ sau mấy tháng nhận chức, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đưa GDP tăng trưởng tới mức kỷ lục : 8,5% vào tháng 12/2007 ; đồng thời cũng đã đưa lạm phát vào tháng 8/2008 lên tới 28,2%. Tháng 3/2009, tăng trưởng GDP rơi xuống đáy : 3,1%. Trong sáu năm ông Dũng giữ chứ Thủ tướng, mức tăng trưởng kinh tế luôn thấp hơn rất nhiều so với mức lạm phát.

Năm 2007 GDP tăng trưởng ở mức 8,48% trong khi lạm phát lên tới 12,63%. Năm 2008 mức tăng trưởng giảm xuống 6,18% trong khi lạm phát là 19,89%. Năm 2009 GDP chỉ tăng 5,32% lạm phát xuống còn 6,52% do các nguồn đầu tư bị cắt đột ngột. Năm 2010 GDP tăng đạt mức 6,78% nhưng lạm phát tăng lên 11,75%. Năm 2011 tăng trưởng GDP giảm còn 5,89% trong khi lạm phát lên tới 18,13%.

Năm 2012, nền kinh tế gần như ngưng trệ, lạm phát ở mức 6,81% nhưng GDP cũng xuống tới 5,03% thấp kỷ lục kể từ năm 1999. Nền kinh tế rơi vào tình trạng gần như không lối thoát.

vinashin2

Một xe tải Vinashin bị mắc kẹt dưới một cây cầu vì tài xế không lường được độ cao của xe, gây tắc nghẽn giao thông và cây cầu bị hư hại

Di sản tệ hại nhất của Nguyễn Tấn Dũng không phải là tham nhũng, là sự tha hóa của bộ máy mà là sự phản bội lại công cuộc cải cách theo hướng kinh tế thị trường.

Đổi mới của Việt Nam khởi đầu 12/1986 chỉ mới ở mức cho phép "phát triển kinh tế nhiều thành phần". Phải đến Đại hội VII, 1991, mới bắt đầu xuất hiện khái niệm "kinh tế thị trường". Tháng 1-1994, trước lo sợ "chệch hướng", "kinh tế thị trường" được thêm đuôi "có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa".

Mặc dù những người soạn thảo "Cương lĩnh ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000" tại Đại hội VII đã biết vai trò hạn chế của quốc doanh nhưng, "định hướng xã hội chủ nghĩa" đặt các chính sách không thể nằm ngoài nguyên tắc "quốc doanh là chủ đạo".

Từ 1991, cải cách, bắt đầu trên nền tảng Hiến pháp 1992, Luật Đất đai 1993, Bộ Luật Hình sự, Bộ Luật Dân sự 1995, đặc biệt, Luật Các Tổ chức Tín dụng 1998, Luật Doanh Nghiệp 1999… đều đưa đất nước theo hướng phát triển đúng đắn.

Nếu như Chính phủ Phan Văn Khải đã dùng mọi nỗ lực để bãi bỏ giấy phép con, trên nguyên tắc, nhà nước chỉ can thiệp khi cần thiết và "điều gì dân chúng làm được thì nhà nước không làm". Thì, Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, một mặt ồ ạt nâng các doanh nghiệp nhà nước lên tập đoàn, một mặt để các bộ ngành mặc sức cài cắm điều kiện kinh doanh, giấy phép [chỉ trong khoảng 2008/2014, xuất hiện mới khoảng 7000 giấy phép con]. Xu hướng này đã được cảnh báo từ 2014 nhưng cho đến nay vẫn chưa được ngăn chặn một cách hữu hiệu.

Mô hình doanh nghiệp nhà nước kinh doanh đa ngành đã chết nhưng những chính sách đi chệch khỏi định hướng kinh tế thị trường thì vẫn còn gây hậu quả sâu sắc và lâu dài. Nó không chỉ khiến cho doanh nghiệp luôn bị nhũng nhiễu mà còn làm cho bộ máy nhà nước càng ngày càng lộng quyền.

Việc thành lập Ủy ban Điều tra Độc lập để hạch tội Nguyễn Tấn Dũng và những người liên quan vẫn còn rất cần thiết. Nhưng, cách tiếp cận từ những vụ như Gang Thép Thái Nguyên hay Vinashin… không phải chỉ là đưa ai đó ra tòa. Chỉ cần so sánh Thép Thái Nguyên với Thép của Hòa Phát là đã đủ để thấy vai trò của nhân dân trong kinh tế thị trường.

"Định hướng xã hội chủ nghĩa" không phải là cản trở lớn nhất của kinh tế thị trường, "quốc doanh chủ đạo" mới là vấn đề của kinh tế thị trường. Nếu không thay "quốc doanh là chủ đạo" bằng nguyên tắc "hiệu quả của nền kinh tế mới là chủ đạo" thì Việt Nam chẳng những không có kinh tế thị trường mà cái "định hướng xã hội chủ nghĩa" Đảng muốn cũng không bao giờ có.

Huy Đức

Nguồn : fb.Osinhuyduc, 26/12/2023

Published in Diễn đàn

Số kiếp của ‘con tàu đắm’ Vinashin vẫn chưa hết thời mạt vận của nó. Lại thêm vài quan chức lãnh đạo của Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam đi thẳng từ ‘nhà tù lớn’ vào ‘nhà tù nhỏ’.

vinashin0

Cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Dương Chí Dũng và bộ sậu Đại công ty Vinashin - Ảnh minh họa

Trương Văn Tuyến - cựu Tổng giám đốc Vinashin, và Phạm Thanh Sơn - Phó tổng giám đốc SBIC (tập đoàn được đổi tên từ Vinashin), đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố bị can, các lệnh khám xét, lệnh bắt bị can để tạm giam vào ngày 10/12/2018 để điều tra hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt hơn 105 tỉ đồng tiền ngoài lãi suất từ Oceanbank (đồng phạm với Trần Đức Chính, Kế toán trưởng Tập đoàn Vinashin).

Một lần nữa, vụ án Ngân hàng Oceanbank và Hà Văn Thắm được khơi lại, nhưng đã chuyển sang giai đoạn 2.

Có thể xem vụ bắt Trương Văn Tuyến và Phạm Thanh Sơn là đợt bắt bớ thứ ba dành cho giới quan chức lãnh đạo ‘con tàu đắm’.

"Mọi nẻo đường đều dẫn đến Nguyễn Tấn Dũng"

Vào tháng Giêng năm 2018, chỉ vài ngày sau khi kết thúc phiên tòa "Thăng - Thanh" và vào lúc một phiên tòa khác xử Trịnh Xuân Thanh tội "tham ô" gần chấm dứt, chiếc xe thùng cảnh sát của Tổng bí thư Trọng lại tiếp tục đỗ xịch trước cửa nhà Nguyễn Ngọc Sự - cựu Chủ tịch Hội đồng Thành viên Vinashin.

Vào thời điểm đó, vụ khởi tố và tống giam đối với cựu quan chức Nguyễn Ngọc Sự đã đặt ra một dấu hỏi lớn về nước đi mới của Nguyễn Phú Trọng trên bàn cờ ‘đốt lò’ : vì sao vụ án Vinashin đã trôi qua đến 7 năm với vụ xử "Phạm Thanh Bình và đồng bọn", nhưng đến lúc đó được "xới lại" ? Việc bắt Nguyễn Ngọc Sự chỉ đơn thuần là phạm trù cá nhân đối với ông Sự hay còn mang ẩn ý muốn nhắm đến một "cái ô" nào đã che chắn cho ông Sự ?

Thêm vào đó, mặc dù vụ án "Phạm Thanh Bình và đồng bọn" đã trôi qua từ lâu và ông Bình đã phải nhận một mức án vài chục năm tù giam, nhưng vào tháng Tám năm 2017, việc Viện Kiểm sát Phú Yên bất ngờ phê chuẩn lệnh khởi tố bị can đối với ông Phạm Thanh Bình đã phát ra tín hiệu về vụ Vinashin chưa kết thúc mà vẫn còn cái hậu của nó.

Tháng Tám năm 2017 cũng là thời điểm mà ông Trọng - khi đó mới chỉ là tổng bí thư chứ chưa giành được chức chủ tịch nước - đã phát ra một quyết tâm để đời : ‘Lò đã nóng thì củi tươi đưa vào cũng phải cháy !’.

Cái hậu nào ? Và củi nào ?

Một chi tiết đáng mổ xẻ là khi đưa tin về vụ bắt Nguyễn Ngọc Sự, bản tin của báo Bảo Vệ Pháp Luật có đoạn "Trước đó, ngày 9/10/2012, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1868/QĐ-TTg, điều động, bổ nhiệm ông Nguyễn Ngọc Sự, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN), giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam. Tại PVN, ông Sự là Phó Tổng Giám đốc phụ trách Tài chính của cả tập đoàn. Tháng 8/2017, ông Sự đã nhận quyết định nghỉ hưu, thôi vị trí Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy".

Bảo Vệ Pháp Luật là tờ báo phát ngôn của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao - một cơ quan tư pháp mà trước đó được phụ trách bởi Trần Quốc Vượng - quan chức được xem là ‘đệ ruột’ của Tổng bí thư Trọng, và từ đó tới nay cơ quan này vẫn phát huy truyền thống ‘thân đảng’ chứ không phải ‘thân chính phủ’.

Cách đưa tin và có vẻ nhấn mạnh về "Thủ tướng Chính phủ" của báo Bảo Vệ Pháp Luật là khá đặc biệt, bởi thông thường báo chí Việt Nam khi đưa tin về quá tình của các nhân vật này kia thì chỉ viết ‘ông/bà được bổ nhiệm/trở thành…" mà không cần nêu rõ là ai bổ nhiệm.

Ở Việt Nam, nhiều người cũng biết rằng "Thủ tướng Chính phủ" vào năm 2012 là Nguyễn Tấn Dũng.

Đến khi đó và một lần nữa, "mọi nẻo đường đều dẫn đến Nguyễn Tấn Dũng".

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lại là quan chức cao cấp bị xem là phải chịu trách nhiệm về "quả đấm thép" mà sau đó đã trở thành "con tàu đắm" Vinashin.

Nguyễn Tấn Dũng đã ‘cứu’ Vinashin như thế nào ?

Vào thời Nguyễn Tấn Dũng, số nợ của Vinashin đã lên tới khoảng 86 ngàn tỷ đồng, tức khoảng 4 tỷ đôla, chiếm đến 2,5% GDP vào thời gian đó. Chẳng có cách gì trả nợ nổi, Vinashin đã trở thành một vụ án mang tầm cỡ quốc gia với thật nhiều quan chức tham nhũng và vô trách nhiệm. Nhưng phán quyết của tòa án đã chỉ dừng ở chính giới lãnh đạo Vinashin mà không có bất kỳ quan chức chính phủ nào phải trả giá.

Vào năm 2005, Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo chính phủ Việt Nam tìm cách phát hành trái phiếu quốc tế tại thị trường chứng khoán New York để vay 750 triệu đôla, với kỳ hạn 10 năm và lãi suất 7,125%/năm. Số trái phiếu này đến hạn trả nợ gốc và lãi vào năm 2016. Sau đó chính phủ đã cho Vinashin vay lại toàn bộ số trái phiếu nói trên. Nhưng khoản vay này không hiểu do nguồn cơn nào mà đã tiêu tán hết, để cuối cùng Vinashin hầu như không có khả năng trả nợ cho chính phủ. Tuy thế, hồ sơ vụ này gần như bị đóng lại. Báo chí chỉ dám hé môi rồi sau đó im bặt.

Vào năm 2010, Nguyễn Tấn Dũng lại chỉ đạo chính phủ Việt Nam phát hành 1 tỷ đôla trái phiếu kỳ hạn 10 năm tại Sở Giao Dịch Chứng Khoán Singapore với lãi suất 6,75%/năm. Số tiền này sau đó được chính phủ cho một số tập đoàn kinh tế lớn vay lại. Tuy thế, cũng không thấy tăm hơi nào từ số tiền "tái cơ cấu Vinashin". Doanh nghiệp được mệnh danh là "con tàu đắm" này cứ lần lượt nuốt chửng các khoản tiền khổng lồ.

Đến năm 2014, lần thứ ba chính phủ Việt Nam phải tìm cách phát hành 1 tỷ USD trái phiếu. Tuy nhiên lần này có vẻ không còn "thành công" như hai lần trước đó. Đây cũng là thời gian mà những xung đột chính trị trong chính trường Việt Nam trở nên quyết liệt hơn hẳn trên cung đường "lập thành tích chào mừng đại hội 12 của đảng".

Cuối năm 2015, chính phủ thêm một lần nữa cố gắng tạo ra kế hoạch "phát hành 3 tỷ USD trái phiếu đặc biệt ra quốc tế". Nhưng đến giữa năm 2016 thì kế hoạch này đã hoàn toàn tan vỡ.

Từ ‘quả đấm thép’ đến ‘kẻ đổ vỏ vĩ đại’

Đến cuối quý 1 năm 2017, phía chính phủ của ông Nguyễn Xuân Phúc cùng Bộ Tài Chính lại một lần nữa "tố" : dự phòng ngân sách nhà nước phải ứng trả thay cho Vinashin trong 10 năm tới lên tới 63,2 nghìn tỷ đồng, trong khi ‘con tàu đắm’ này tiếp tục cơn ác mộng lâu năm của nó khi tiếp tục lỗ đến 5.000 tỉ -7.000 tỉ đồng mỗi năm.

Sang năm 2018, Vinashin tiếp tục kéo chìm nền ngân sách đã cạn kiệt của chế độ cầm quyền khi lỗ gần 3.000 tỷ đồng.

Nhưng tình trạng hiểm nghèo ấn tượng hơn cả là tổng công ty này vẫn đang nợ tới 81,7 tỉ đồng tiền lương và 316 tỉ đồng tiền bảo hiểm xã hội.

Sau một con giáp, món nợ khổng lồ của Vinashin vẫn còn gần như nguyên vẹn, và trách nhiệm phải xử lý không ai khác là "tân chính phủ" của người vẫn còn bị một số dư luận xem là "tân thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc".

Lấy đâu ra số tiền 63 ngàn tỷ đồng để trả nợ cho Vinashin trong 10 năm tới ? Hay lại xuất ngân sách để ‘đổ vỏ’ ?

Tình thế hiện thời là vô cùng bế tắc đối với ‘quả đấm thép’ (từ ngữ mà thủ tướng trước đây là Nguyễn Tấn Dũng đã dùng để vinh danh Vinashin). Còn ‘kẻ đổ vỏ vĩ đại’ - một biệt danh mà dân gian đặt cho thủ tướng đương nhiệm Nguyễn Xuân Phúc - hẳn đang không kém bế tắc khi không biết làm cách nào để kiếm tiền trả nợ cho hậu quả để lại bởi thủ tướng Dũng.

Vinashin, Nguyễn Tấn Dũng và con tàu chế độ

Tình cảnh vẫn như cũ, vẫn hoàn cám cảnh. Vẫn không một khoản nợ đáng kể nào của Vinashin được xử lý. Tất cả vẫn nguyên trạng bế tắc.

Hẳn đó là nguồn cơn vừa sâu xa vừa trực tiếp mà đã khiến Nguyễn Phú Trọng không thể bỏ qua một chứng cứ rõ như ban ngày và mang tính lịch sử như Vinashin, để vào lúc này và khi cơ hội mở ra chưa từng có vào thời ‘hậu Trần Đại Quang’ nhằm mở rộng vụ Oceanbank hay bất kỳ một vụ án nào khác có liên đới trách nhiệm của thủ tướng tiền nhiệm, nhưng không phải với hy vọng quá lớn về sẽ làm cho ‘con tàu đắm’ khỏi chìm, mà muốn kiến tạo hình ảnh một con tàu sắp đắm khác - ‘con tàu’ mà vì nó ông Trọng đã phải nuốt lệ căm hận tại Hội nghị trung ương 6 vào cuối năm 2012.

Sau vụ trùm mafia tài phiệt và lưu manh Trần Bắc Hà - kẻ được xem là tay hòm chìa khóa của gia đình Nguyễn Tấn Dũng - bị bắt vào cuối tháng 11 năm 2018, cú đánh bồi vào giới cựu lãnh đạo Vinashin lại tiếp thêm một mồi lửa vào cái lò đang dần nóng lên của ‘Tổng chủ’ Nguyễn Phú Trọng.

Nhưng bất chấp cố gắng truy xét quá khứ lẫn truy thu tài sản tham nhũng của những người phe đảng cùng cái gật đầu của một thủ tướng mà đã quá mệt mỏi với cảnh ‘đổ vỏ’, tương lai của nền ngân sách độc đảng và của cả chế độ đính kèm sẽ là một hình ảnh khá tương đồng với "con tàu đắm" Vinashin hiện hồn cách đây hơn một con giáp.

Phạm Chí Dũng

Nguồn : VNTB, 15/12/2018

Published in Diễn đàn

Vào đầu năm 2017 khi Nguyn Ngc S phát ngôn đến mc trơ tráo ‘Tt c các khon n trước đây ca Vinashin gi B Tài chính đứng ra x lý’ - mt cách đ vy trách nhim lên đu ngân sách quc gia và cũng là lên đu dân đen phi è c đóng thuế đ nuôi mt b máy b xem là ‘ăn tàn phá hi’ chưa tng có, có l quan chc Ch tch Hi đng thành viên Vinashin này không th hình dung là chỉ mt năm sau đó ông ta đã phi tra tay vào còng, đ li mt ‘con tàu đm’ đang kéo chìm rt nhanh nn ngân sách chế đ ch còn tính bng tng năm thoi thóp.

tau1

Trang web của Vinashin hi 2013.

Và để li ‘k đ v vĩ đi’ - Nguyn Xuân Phúc - cho mt đi th tướng b xem là ‘phá chưa tng có’ - Nguyn Tn Dũng.

Những con s ‘phi thường’

Tại kỳ hp quc hi đang din ra vào tháng Năm năm 2018, ngh trường mt ln na nóng ry bi v vic có tin s là v án Vinashin : ‘con tàu đm’ này tiếp tc cơn ác mng dường như không bao gi chm dt ca nó khi tiếp tc l đến 5.000 t -7.000 t đng mi năm – tương đương đến 5% tng thu ngân sách quc gia.

Chính đại biu quc hi Nguyn Phi Thường, mt trong nhng giám sát viên ca Quc v kinh tế và tài chính, đã phi nói ra con s l lã ‘phi thường’ trên. Nhưng nguy him nht vn là ‘không có hướng ra’ cho Vinashin.

Đây là lần th hai liên tiếp trong hai năm, bộ phn giám sát tài chính doanh nghip ca Quc hi phi lôi tut thm cnh ca Vinashin ra đ kêu cu, trong bi cnh ngân sách đang không biết ly tin đâu đ trám vào l thng toang hoác ca ít nht 30% công chc viên chc ‘không làm gì c nhưng vẫn đu đu lãnh lương’.

Vào năm ngoái, khi chuẩn b cho kỳ hp quc hi mi vào cui quý 1 năm 2017, phía chính ph ca ông Phúc cũng đã phi mt ln na kêu than : d phòng ngân sách nhà nước phi ng tr thay cho Vinashin trong 10 năm ti lên ti 63,2 nghìn tỷ đng !

Nhưng t cái ln Nguyn Xuân Phúc như mun chi b trách nhim ‘đ v’ trên cho đến nay, tình cnh vn như cũ, vn hoàn cám cnh. Không mt khon n đáng k nào ca Vinashin được x lý. Tt c vn nguyên trng bế tc.

Quả là chưa có mt đi th tướng cng sn nào phi "đ v" ghê gm như thi ông Nguyn Xuân Phúc. Ch riêng trong khu vc các tp đoàn và doanh nghip nhà nước mà con s n vay đã lên đến 237 t USD, Chính ph đã bo lãnh đến bo lãnh 21 t USD và phi có trách nhim tr n cho số tiền mà vào thi bui này "không biết đào đâu ra".

Trong đó, những cái tên như Vinalines, Vinashin (Tp đoàn Công nghip tàu thy Vit Nam) vn là ni ám nh thường trc.

Thật tr trêu, Nguyn Xuân Phúc li phi ‘đ v’ cho th trưởng trc tiếp ca ông Phúc vào nhiệm kỳ trước là Nguyn Tn Dũng.

Nguyễn Tn Dũng đã ‘sáng tác’ gì ?

Vào thời th tướng cũ là Nguyn Tn Dũng, s n ca Vinashin đã lên ti khong 86 ngàn t đng, tc khong 4 t USD, chiếm đến 2,5% GDP vào thi gian đó.

Không thể rút ra ngân sách để "bù đp khó khăn" cho Vinashin, vào năm 2005, chính ph Vit Nam đã tìm cách phát hành trái phiếu quc tế ti th trường chng khoán New York đ vay 750 triu đôla, vi kỳ hn 10 năm và lãi sut 7,125%/năm. S trái phiếu này đến hn tr n gc và lãi vào năm 2016. Sau đó chính phủ đã cho Vinashin vay li toàn b s trái phiếu nói trên, nhưng khon vay này không hiu do ngun cơn nào mà đã tiêu tán, đ cui cùng Vinashin hu như không có kh năng tr n cho chính ph. Tuy thế, h sơ v này gn như b đóng lại. Báo chí ch dám hé môi ri sau đó im bt.

Về sau này, mt chuyên gia tài chính là ông Bùi Kiến Thành đã phi nói rng vic chính ph giao toàn b 750 triu đôla vào tay Vinashin mà không cn có các d án c th đ gii ngân là "li cc kỳ ln".

Đến năm 2010, số dư n ca Vinashin đã lên đến 80 ngàn t đng và tr nên "vô phương cu cha".

Vào năm 2010, chính phủ Vit Nam li phát hành 1 t đôla trái phiếu kỳ hn 10 năm ti S giao dch chng khoán Singapore, vi lãi sut 6,75%/năm. S tin này sau đó được chính ph cho mt s tp đoàn kinh tế ln như du khí, đin lc, Vinalines… vay li. Tuy thế, cũng không thy tăm hơi nào t s tin "tái cơ cu Vinashin". Doanh nghip được mnh danh là "con tàu đm" này c ln lượt nut chng các khon tin khng lồ.

Vào năm 2014, lần th ba chính ph Vit Nam tìm cách phát hành 1 t USD trái phiếu. Tuy nhiên ln này có v không còn "thành công" như hai ln trước đó. Đây cũng là thi gian mà nhng xung đt chính tr trong chính trường Vit Nam tr nên quyết lit hơn hẳn trên cung đường "lp thành tích chào mng đi hi 12 ca đng".

Cuối năm 2015, chính ph thêm mt ln na c gng to ra kế hoch "phát hành 3 t USD trái phiếu đc bit ra quc tế". Nhưng đến gia năm 2016 thì kế hoch này đã hoàn toàn tan v.

Bóp dân để tr n cho Vinashin ?

Còn bây giờ là năm 2018. Tình thế hin thi là vô cùng bế tc đi vi ‘qu đm thép’ (t ng mà th tướng trước đây là Nguyn Tn Dũng đã dùng đ vinh danh Vinashin).

Món nợ khng l ca Vinashin vn còn gn như nguyên vn, và trách nhiệm phi x lý không ai khác là "tân chính ph" ca người vn còn b mt s dư lun xem là "tân th tướng Nguyn Xuân Phúc".

Lấy đâu ra s tin 63 ngàn t đng đ tr n cho Vinashin trong 10 năm ti ? Hay li xut ngân sách đ ‘đ v’ ?

Nhưng ngân sách lại đang ‘tiến nhanh, tiến mnh, tiến vng chc’ vào thai kỳ cui cùng trước khi xut ra mt quái thai đúng nghĩa.

Vào năm 2017, nếu không tính đến phn bán vn Tng công ty Rượu bia – nước gii khát (Sabeco), thu được chn 5 t USD, tương đương 110.000 tỷ đng, kết qu thu ngân sách năm 2017 ch là 1.173 ngàn t đng, tc ch đt 96,8% d toán thu đu năm 2017.

Kết qu 96,8% thu ngân sách năm 2017 không nhng không được xem là thành tích mà còn b coi là mt tht bi, bi đây là ln đu tiên sau nhiu năm, thu ngân sách quốc gia không đt so vi d toán. Cũng là năm th ba liên tiếp, thu ngân sách t khi trung ương không đt d toán.

Giờ đây, mt phn ln phn được xem là ‘tăng thu’ ca ngân sách ch biết da vào… thuế đt.

Trong khi dó, toàn bộ ba khi doanh nghiệp đu tư nước ngoài, doanh nghip nhà nước và doanh nghip tư nhân đu bc nhược trong chu kỳ suy thoái kinh tế kéo dài sut t năm 2008 đến nay.

Đó chính là nguồn cơn sâu xa và chua chát v vic ti sao trong năm 2018, Chính ph phi tiếp tc đè dân thu thuế và tìm cách "bán mình" ti mt s tp đoàn được xem là "bò sa" luôn mang li li ích cho chính th và cm hơi cho đng cm quyn, khiến cho tăng giá và thuế má tr thành mt trong nhng biu đt cc đoan nht trong giai đon cui ca mt cơ chế cưỡng bc và cưỡng đot Vit Nam.

Nhưng vn còn mt gii pháp khác mà Tng bí thư Trng đang lp lóe hy vng : bt quan chc đ thu hi tài sn tham nhũng.

Thu hồi t ai ?

Chỉ vài ngày sau khi kết thúc phiên tòa "Thăng – Thanh" và vào lúc mt phiên tòa khác x Trnh Xuân Thanh ti "tham ô" gn chm dt vào đu năm 2018, chiếc xe thùng cnh sát ca Tng bí thư Trng li tiếp tc đ xch trước ca nhà nguyên Ch tch Hi đng Thành viên Vinashin Nguyễn Ngc S.

Vụ khi t và tng giam đi vi cu quan chc Nguyn Ngc S đã khiến bt ra nhng du hi ln v ý đ mi ca Tng bí thư Trng : vì sao v án Vinashin đã trôi qua đến 7 năm vi v x "Phm Thanh Bình và đng bn", nhưng đến gn đây được "xi li" ? Vic bt Nguyn Ngc S là nhm đến trách nhim ca quan chc này vào thi còn làm lãnh đo Vinashin hay PVN ? Vic bt Nguyn Ngc S ch đơn thun là phm trù cá nhân đi vi ông S hay còn mang n ý mun nhm đến mt "cái ô" nào đã che chắn cho ông S ?

Một chi tiết đáng m x là trong bn tin v bt Nguyn Ngc S ca báo Bo v pháp lut có đon "Trước đó, ngày 9/10/2012, Th tướng Chính ph ký Quyết đnh s 1868/QĐ-TTg, điu đng, b nhim ông Nguyn Ngc S, Phó Tng Giám đốc Tp đoàn du khí Vit Nam (PVN), gi chc Ch tch Hi đng thành viên Tp đoàn Công nghip tàu thy Vit Nam. Ti PVN, ông S là Phó Tng Giám đc ph trách Tài chính ca c tp đoàn. Tháng 8/2017, ông S đã nhn quyết đnh ngh hưu, thôi v trí Ch tch Hi đng thành viên Tng công ty Công nghip tàu thy".

Cách đưa tin và có v nhn mnh v "Th tướng Chính ph" là khá đc bit, bi thông thường báo chí Vit Nam khi đưa tin v quá tình ca các nhân vt này kia thì ch viết ‘ông/bà được b nhim/trở thành…" mà không cn nêu rõ là ai b nhim.

Vit Nam, nhiu người cũng biết rng "Th tướng Chính ph" vào năm 2012 là Nguyn Tn Dũng, cũng là quan chc cao cp b xem là phi chu trách nhim v "quá đm thép" mà sau đó đã tr thành "con tàu đm" Vinashin.

Phạm Chí Dũng

Nguồn : VOA, 31/05/2018

Published in Diễn đàn