Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

1. Đối ngoi 2017, mt mng tươi vi vài chm đen

Ni bt nht trong quan h đi ngoi ca Vit Nam năm 2017 là các chuyến thăm qua li gia lãnh đo cp cao nht Vit Nam vi 2 cường quc M, Trung Quc.

motnam1

Tổng Thng M, Donald Trump và Ch Tch Nước Vit Nam, Trn Đi Quang, ti hi ngh APEC, Đà Nng.

Đầu năm, Tng Bí thư Nguyn Phú Trng thăm Trung Quc, sau đi hi đng ca Vit Nam. Tương t, ông Tp Cn Bình thăm Vit Nam vào tháng 11. Hai bên tha thun tăng cường tin cy, hu ngh, thúc đy hp tác, duy trì cc din hòa bình, n đnh.

Gần gia năm, Thủ tướng Nguyn Xuân Phúc thăm M, gp tân Tng thng Donald Trump. Sáu tháng sau, ông Trump thăm Vit Nam. Mt c vn cp cao ca Ngoi trưởng M nói chuyến thăm ca ông Trump "làm sâu đm mi quan h rt quan trng đi vi M". Hà Ni, ông Trump tái khẳng đnh cam kết ca M hp tác sâu rng hơn v quc phòng, nhn mnh tm quan trng chiến lược ca vic tiếp cn m trên Bin Đông.

motnam2

Ông Nguyễn Phú Trng đón Tp Cn Bình tại Hà Nội.

Chuyến thăm ca hai lãnh đo M, Trung din ra ngay sau hi ngh APEC, mt đim nhn khác trong hot đng đi ngoi ca Vit Nam. Bt chp M rút khi TPP, Vit Nam và 10 thành viên APEC khác đng thun thông qua Hip đnh Đi tác Toàn din và Tiến b xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Bc tranh đi ngoi Vit Nam 2017 hn s tươi hơn nếu không có mng ti là v Đc cáo buc Vit Nam bt cóc ông Trnh Xuân Thanh, khi ông này đang xin t nn. Vit Nam ph nhn cáo buc đó, nói rng ông Thanh b truy nã đã "tự thú". V này làm căng thng quan h hai nước nhưng dường như đã lng xung sau khi ông Thanh b kết án v ti tham ô vào đu năm 2018.

2. Các bà mẹ Vit rơi vào vòng lao lý

Trong năm 2017 Việt Nam gia tăng bt b và xét x các nhà tranh đu nhân quyn, vi ít nht 23 nhà hot đng trong tng s 53 người b bt và kết án vì lên tiếng ôn hòa.

motnam3

Blogger Mẹ Nm - Nguyn Ngc Như Quỳnh.

Trong số này có blogger Nguyễn Ngc Như Quỳnh (M Nm) và nhà tranh đu Trn Th Nga (Thúy Nga), là nhng bà m có con nh, rơi vào vòng lao lý vi án tù dài hn. M Nm b chính quyn Vit Nam kết án 10 năm tù vi ti danh "tuyên truyn chng phá nhà nước ;" vi cùng tội danh, nhà hoạt đng Trn Th Nga b tuyên án 9 năm tù và 5 năm qun chế.

motnam4

Bà Trần Th Nga b bt ti Hà Nam ngày 21 tháng Giêng.

Vào tháng 10/ 2017, em Nguyễn Bo Nguyên, còn gi là Nm, con gái blogger Nguyn Ngc Như Quỳnh, viết thư cho Đ nht Phu nhân Hoa Kỳ, Melania Trump, nh can thip đ m con được đoàn t. Con gái 11 tui ca Như Quỳnh nói vi VOA rng "vi bc thư này, con hy vọng bà Melania s hiu được và giúp đưa m v vi con. Con và em rt nh m. Rt mong bà giúp m có th tr v vi con".

Trước đó, bà Melania Trump đã vinh danh và trao gii thưởng (khiếm din) "Ph n Cam đm Quc tế’ cho M Nm ti Washington D.C.

3. Người Vit ‘gây rúng đng’ phi trường quc tế

Nghi can "vồ" ly nn nhân t phía sau, nhanh chóng ra tay, ri b đi như không có chuyn gì xy ra. V giết hi ông Kim Jong-nam, anh trai cùng cha khác m ca lãnh t Bc Hàn, ngay gia thanh thiên bch nht phi trường quc tế Kuala Lumpur đu năm 2017, với mt trong các n nghi can là cô Đoàn Th Hương, nhanh chóng lan truyn khp thế gii. Cô Hương b cáo buc s dng cht đc thn kinh đ sát hi ông Kim, dù cô nói mình b la, tưởng tham gia mt chương trình truyn hình thc tế. Nhiu câu hi hin vn chưa có li đáp và din biến v giết người đã được hé l phn nào trong phiên tòa vn đang tiếp din.

motnam5

Nghi can Đoàn Thị Hương (gia) ra tòa ti Kuala Lumpur.

Một v khác xy ra cui năm liên quan ti doanh nhân b Vit Nam truy nã vì ti "tiết l bí mt nhà nước" : ông Phan Văn Anh Vũ, tc Vũ "Nhôm". Ông này b chn ti phi trường Changi Singapore trong khi chun b tìm đường ti Đc đ xin t nn. Dù có lut sư c Singapore và Đc tìm cách ngăn không đ ông b đưa v Vit Nam, chính quyn quc gia Đông Nam Á vn trc xut người được cho là "sĩ quan tình báo ca Vit Nam" vì vi phạm lut xut nhp cnh. V vic cũng tn giy mc ca báo chí khp nơi nhưng h ly ca nó như thế nào hin vn chưa rõ.

motnam6

Phan Văn Anh Vũ, người "gây rúng đng" phi trường ti Singapore. (Photo by VnExpress)


4. BOT, Đồ
ng Tâm, và làn sóng bt tuân dân s

Bất bình vì tin phí vô lý dn đến bt tuân dân s kéo dài ca gii tài xế ti nhiu trm thu phí BOT trong năm qua.

motnam7

Tài xế vui mng sau khi Th tướng Nguyn Xuân Phúc ra lnh tm dng thu phí trm BOT Cai Ly.

Vụ phn đi đu tiên n ra hi tháng Tư, 2017 Hà Tĩnh, lan ti Qung Nam, Khánh Hòa, Bình Thun, Sóc Trăng, Cn Thơ, Tin Giang.

"Chiến thut" ph biến nht là tài xế tr tin l, gây ùn tc, buc mt s trm gim hoc min phí. Phn ng này được xem là ôn hòa, thông minh.

"Chiến thng" ni bt nht là đu tháng 12/2017, Th tướng Nguyn Xuân Phúc ch đo trm Cai Ly tm dng thu phí mt tháng.

Nhưng đu năm 2018, có l do e s h ly khó lường, chính quyn tr nên cng rn. Th tướng Phúc ch th xnghiêm những ai li dng cuc phn đi đ "chng phá, làm mt an ninh trt t, phá hoi chính sách ca Đng, Nhà nước".

Gần thi đim n ra phn kháng BOT, nông dân Đng Tâm, mt xã ca Hà Ni, cũng đng lên hi gia tháng Tư, chống li vic cưỡng chế đt bt công.

Người dân nói quân đi "nhp nhèm" đ ly 59 ha đt nông nghip dưới chiêu bài "mc đích quc phòng".

Tiếc phn đt canh tác ít i còn li, người dân chng lc lượng cưỡng chế, bt gi 38 cán b, cnh sát trong nhiu ngày, chỉ th ra sau khi ch tch Hà Ni cam kết không truy cu trách nhim hình s nhân dân Đng Tâm.

motnam8

Một cnh sát cám ơn người dân Đng Tâm khi được tr t do, 22 tháng Tư, 2017.

Sau 2 tháng, chính quyền ra quyết đnh khi t điu tra v "bt người trái lut" xã. Nhưng do có nhiu phn ng t xã hi, chưa có b can nào b khi tố.

5. Người Vit vi nguy cơ trc xut

Từ Campuchia...

Cuối năm 2017, chính quyn Campuchia do Thủ tướng Hunsen lãnh đo ra chiến dch tước giy t nhm vào 70.000 người gc Vit. Trong tun đu ca tháng 12/2017, hơn 1.700 gia đình gc Vit ti tnh Kampong Chhnang b thu hi giy t.

motnam9

Trường hc t thin cho tr em Vit trên Bin H, Campuchia. (nh Báo Lao đng)

Kampong Chhnang là tỉnh đu tiên thí đim thc hin chiến dch vì là nơi có nhiu người Vit sinh sng trên các làng bè Bin H. Mt người Vit sng khu vc này nói vi VOA rng chiến dch có th có "đng cơ chính tr" nhm vn đng cho ông Hunsen tái đc c thêm mt nhim kỳ na trước làn sóng đng đi lp chỉ trích ông "là con ri" ca Hà Ni.

Bộ Ni v Campuchia nói s không trc xut người b tch thu giy t, nhưng khng đnh nếu mun tiếp tc lưu trú ti, h phi đóng thuế theo quy chế di dân.

… tới M

2017 cũng đánh dấu âu lo ca cng đng người M gc Vit, vi chiến dch truy quét gt gao chưa tng có đi vi người b lnh trc xut ca chính ph M.

motnam10

Biểu tình phn đi chính sách di dân ca Tng thng Trump Bc California trong năm 2017. (Ảnh : Bùi Văn Phú)

Luật sư Khanh Phm t văn phòng BPSOS cho VOA Vit Ng biết đi tượng bị nhm đến là người chưa có quc tch M, phm ti hình s, tng b tuyên án, hay người vi phm lut di trú ti M bt hp pháp, lưu trú trái phép sau khi visa du hc, du lch, hay làm vic hết hn.

Việt-M vào năm 2008 ký biên bn ghi nh trong đó Hà Nội đng ý nhn người gc Vit ti Hoa Kỳ sau năm 1995 và có lnh trc xut. Trên thc tế, con s Vit Nam đã tiếp nhn không nhiu và tin cho hay M đang áp lc Vit Nam nhn thêm, k c nhng người ti M trước năm 1995.

6. Doanh nhân Trịnh Vĩnh Bình kin Chính ph Vit Nam

Từ ngày 21/8 – 27/8/2017, Tòa Trọng tài Quc tế (ICC) Paris x kín v mt công dân Hà Lan gc Vit, doanh nhân Trnh Vĩnh Bình, kin Chính ph Vit Nam vi cáo buc vi phm tha thun mà hai bên đã ký kết năm 2006.

motnam11

Doanh nhân Trịnh Vĩnh Bình năm 1990.

Ông Bình, người được mnh danh "Vua Ch Giò", về Vit Nam đu tư t rt sm, mang theo 2.328.250 đôla và 96 ký vàng. Sau mt thi gian thành công, ông li tr thành mt phm nhân b cáo buc ti trn thuế, b chính ph Vit Nam tch thu toàn b tài sn. Trước cáo buc này, ông Bình "vượt biên" ra khỏi Vit Nam, tr v Hà Lan. Sau đó, ông kin nhà nước Vit Nam ra Tòa trng tài Quc tế năm 2005. Hai bên đt tha thun ngoài tòa năm 2006, ký kết ti Singapore. Theo tha thun này, ông Bình cho biết, Chính ph Vit Nam đng ý bi thường 15 triu USD và trả li toàn b tài sn đã tch thu ca ông trước đây.

Gần 10 năm sau, vi cáo buc Vit Nam vi phm tha thun vì không tr li tài sn, tháng 1/2015, ông Trnh Vĩnh Bình li kin Chính ph Vit Nam ra tòa ICC ln 2.

Cho tới nay, ICC chưa đưa ra phán quyết chính thc cho v kin này.

7. Chiến dch ‘đ h dit rui’

Việc ông Đinh La Thăng, y viên ca B Chính Tr đy quyn lc, "ngã nga" gia năm 2017 vì các sai phm thi còn nm Tp đoàn Du khí Vit Nam (PVN) gây rúng đng chính trường.

motnam12

Đinh La Thăng (trái) và Trịnh Xuân Thanh ti tòa Hà Ni.

Nhưng trước đó, sóng gió đã ni lên, khi ông Trnh Xuân Thanh, vn làm dưới quyn ca quan chc tng được tung hô là "Đinh Tư lnh", b truy t "c ý làm trái quy đnh ca nhà nước gây hu qu nghiêm trng" và "tham ô" thi còn làm Tng công ty Xây lắp du khí Vit Nam, công ty con ca PVN.

Trong khi cựu quan chc này "cao chy xa bay" sang Đc, Tng bí thư Nguyn Phú Trng tuyên b ông Thanh "không thoát được", gây nhiu ng vc v kh năng truy bt nhân vt tng "gp nn" t v chiếc xe sang cá nhân mang biển ca cơ quan nhà nước tr giá nhiu t đng. Nhưng ít lâu sau đó, phía Đc cáo buc Vit Nam "bt cóc" ông Thanh ngay th đô Berlin, ri đưa v nước, trong khi Hà Ni nói ông ra "đu thú". Khi ông Thanh đã "lt lưới", sinh mnh chính trị của ông Thăng cũng đến hi kết.

Nhng tình tiết t v Thăng - Thanh khiến nhiu người liên tưởng ti chiến dch "đ h dit rui" không khoan nhượng ca Ch tch Trung Quc Tp Cn Bình. Nhưng quyết tâm ca Tng bí thư kiêm Trưởng ban chng tham nhũng của Việt Nam còn mnh ti đâu và liu nó có đng cơ chính tr như nhiu nhà phân tích nhn đnh hay không, thi gian mi có câu tr li.

8. Nhiều ‘thái t Đng’ b ‘trm’

Năm 2017 chứng kiến nhiu v x lý các "thái t Đng", trong đó ni bt nht là v cách chc Bí thư Thành y Đà Nng, y Viên Trung Ương Đng, Nguyn Xuân Anh, xóa tên đng viên, bãi tt c các chc v ; và v hy b các quyết đnh b nhim đi vi Giám đc Sở Kế hoch-Đu tư tnh Qung Nam, Lê Phước Hoài Bo.

motnam13

Nguyễn Xuân Anh, lúc còn là Bí Thư Đà Nng.

Ông Nguyễn Xuân Anh sinh năm 1976, con trai cu y viên B Chính tr, Nguyn Văn Chi.

Cùng với Bí thư tnh Kiên Giang Nguyn Thanh Ngh, con trai cu Th tướng Nguyn Tn Dũng, ông Nguyn Xuân Anh được báo chí ca tụng là mt trong hai bí thư tnh tim năng và tr nht Vit Nam khi tr thành Bí thư Thành y Đà Nng nhim kỳ 2015-2020.

Tháng 9/2017, Ủy ban Kim tra Trung ương kết lun ông Nguyn Xuân Anh chu trách nhim chính trong nhiu sai phm v mt Đảng, nhưng dư lun đ ý nht là v ông nhn và s dng xe hơi và 2 căn nhà do tư doanh biếu.

Ngay sau vụ Nguyn Xuân Anh là đến "ht ging đ" Nguyn Phước Hoài Bo, con trai nguyên Bí thư tnh Qung Nam, Lê Phước Thanh, b y ban Kim tra Trung ương xóa tên đảng viên, hy b các quyết đnh b nhim khác.

motnam14

Lê Phước Hoài Bo (gia), được b nhim giám đc S khi 30 tui. nh : S Kế hoch Qung Nam.

Ông Bảo được xem là tnh y viên tr nht Vit Nam, vi quan l "thn tc", leo lên chc Giám đc S Kế hoch-Đu tư tnh Qung Nam ch trong vòng 5 tháng, tui 30.

Ngoài Nguyễn Xuân Anh, Lê Phước Hoài Bo, mt s "thái t Đng" khác, trong đó có Huỳnh Minh Phong, con trai nguyên bí thư tnh y Hu Giang Huỳnh Minh Chc cũng b chú ý vì "quan l thn tc".

Nguồn : VOA, 15/02/2018

Published in Diễn đàn

Chuyện buồn vui của người dân Việt Nam trong năm 2017 (RFA, 29/12/2017)

Ban Việt ngữ điểm lại những sự kiện tại Việt Nam được dư luận đặc biệt quan tâm trong năm 2017, qua ghi nhận của Diễm Thi, Hòa Ái và Chân Như :

langkinh1

Hàng ngàn người tập trung trước trụ sở UBND huyện Lộc Hà yêu cầu chính quyền giải quyết vụ công an đánh dân. Courtesy : Facebook Bạch Hồng Quyền

Hòa Ái : Kính thưa quý khán thính giả, chúng ta vừa chào đón năm mới 2018 và từ biệt năm cũ 2017 với nhiều cảm xúc buồn vui, hạnh phúc, lo lắng, trông mong những điều tốt đẹp nhất đến với mọi người. Dân chúng tại Việt Nam trải qua 365 ngày trong những nỗi niềm như thế ra sao ? Hãy cùng Ban Việt ngữ chúng tôi điểm lại những câu chuyện được dư luận đặc biệt quan tâm trong năm vừa rồi. Theo ghi nhận của chị Diễm Thi và anh Chân Như thì sự kiện nào đáng chú ý nhất đã xảy ra tại Việt Nam trong những ngày đầu năm 2017 ?

Diễm Thi : Có lẽ chị Hòa Ái, anh Chân Như và quý khán thính giả vẫn còn nhớ đến câu chuyện của hàng ngàn người dân, ở huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, tập trung biểu tình tại Ủy ban Nhân dân huyện hồi đầu tháng 4, tức là tròn đúng một năm thảm họa môi trường biển do nhà máy Formosa gây ra, để yêu cầu được giải quyết việc đền bù cho họ là nạn nhân của thảm họa này. Một ngày sau đó, đại diện Ủy ban Nhân dân huyện Lộc Hà hứa hẹn sẽ gửi giấy mời đến dân chúng địa phương để giải quyết các yêu câu của họ đưa ra trong cuộc biểu tình ngày hôm trước. Tuy nhiên, 1 tuần sau nữa, chính quyền tỉnh Hà Tĩnh quyết định khởi tố vụ án đối với cuộc biểu tình của người dân ở huyện Lộc Hà.

Chân Như : Bên cạnh đó, Chân Như nhớ là cũng có 1 cuộc biểu tình khác tại thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, cũng vào đầu tháng 4 năm ngoái. Hàng trăm người dân mang theo ngư cụ ra chặn Quốc lộ 1A tại khu vực xã Kỳ Nam, đòi bồi thường thiệt hại do thảm họa môi trường Formosa. Cuộc biểu tình này cũng bị khởi tố vụ án hình sự gây rối trật tự công cộng.

Hòa Ái : Hòa Ái cũng xin lưu ý, chắc là hai anh chị còn nhớ thời điểm trước khi diễn ra 2 cuộc biểu tình mà chị Diễm Thi và anh Chân Như vừa nhắc đến, là hình ảnh Valentine đỏ tràn ngập trên mạng xã hội. Nhưng cư dân mạng tại Việt Nam chia sẻ ngày Valentine năm 2017 không có màu đỏ của những bông hồng tươi thắm mà nhuộm đỏ bởi máu của đồng bào miền Trung đổ xuống khi đoàn người nạn nhân của thảm họa Fomosa đang trên đường đi khởi kiện tập thể, đã bị lực lượng đông đảo công an ngăn cản. Họ đã sử dụng lựu đạn cay và bạo lực để trấn áp đoàn người đi khiếu kiện này.

Chân Như : Chưa hết nhé, Hòa Ái. Một câu chuyện khác gây chấn động dư luận trong và ngoài nước, đó là vụ Đồng Tâm. Dân chúng tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội, thể hiện sự phản kháng của họ đối với vấn đề cưỡng chế đất đai, đền bù, khiếu kiện, qua việc bắt giữ 38 cán bộ và cảnh sát cơ động làm con tin để yêu cầu được đối thoại với chính quyền thành phố.

Diễm Thi : Đúng rồi Chân Như ! Đây là một vụ việc lần đầu tiên xảy ra kể từ sau ngày 30/4/1975, Việt Nam do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Và ông Chủ tịch thành phố Hà Nội, Tướng Nguyễn Đức Chung đã phải viết tay bản cam kết, hứa hẹn sẽ thanh tra cũng như không khởi tố người dân Đồng Tâm. Nhưng, niềm hy vọng cuối cùng của người dân Đồng Tâm tin cậy vào chính quyền thành phố Hà Nội sẽ giải quyết thỏa đáng những bức xúc của họ hoàn toàn bị tắt ngúm, bởi vì…

Hòa Ái : Vì kết luận thanh tra, có thể nói nôm na rằng phản ảnh của người dân Đông Tâm là không đúng. Khu vực đất đó thuộc về Bộ Quốc Phòng. Các hộ dân đã lấn chiếm, xây dựng những công trình trái phép v.v. Và lời hứa của ông Chủ tịch thành phố Hà Nội trở thành "lời nói gió bay" do Công an Hà Nội ra quyết định khởi tố vụ án ở Đồng Tâm. Hồi tháng 10, Cơ quan An ninh Điều tra Công an Hà Nội và Viện kiểm sát Nhân dân Hà Nội kêu gọi những người dân xã Đồng Tâm, có liên quan vụ ‘bắt giữ người trái luật cũng như hủy hoại công sản’ hồi tháng 4 ra đầu thú.

Chân Như : Nói đến kêu gọi ra đầu thú, chị Hòa Ái và chị Diễm Thi chắc chắn không thể quên được nhân vật Trịnh Xuân Thanh. Ông Trịnh Xuân Thanh, một cựu quan chức cấp cao bị Chính phủ Việt Nam truy nã quốc tế. Tuy nhiên, đùng một cái sau gần 1 năm mất tích, ông Thanh xuất hiện trên kênh truyền hình quốc gia của Việt Nam để đầu thú, trong khi chính quyền Đức lên tiếng cáo buộc cho rằng mật vụ của Việt Nam đã bắt cóc ông Thanh mang về nước, khi ông Thanh đã nộp dơn xin quy chế tị nạn tại Đức.

Diễm Thi : Đây là một câu chuyện rất ly kỳ. Truyền thông Đức cho rằng vụ bắt cóc này giống như trong phim điệp viên thời Chiến tranh lạnh. Nhưng, tại Việt Nam, dư luận trong nước càng hồi hộp hơn vì công cuộc chống tham nhũng do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đề xướng từ hồi năm 2012 bắt đầu đi vào giai đoạn rốt ráo qua nhân vật Trịnh Xuân Thanh, với lời tuyên bố ví von "lò đã nóng lên rồi, củi tươi cũng phải cháy".

Chân Như : Có lẽ không chỉ câu chuyện của riêng ông Trịnh Xuân Thanh mà còn ông Đinh La Thăng bị bắt và khởi tố trong những ngày cuối cùng của năm 2017 là chưa bao giờ xảy ra đối với vị trí lãnh đạo cấp cao, Ủy viên Ban Thường vụ Quốc Hội Việt Nam. Không những thế, tiếp theo đó, các quan chức thuộc tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) cũng bị bắt giam và khởi tố. Chân Như nghe được không ít người dân tại Việt Nam cho biết họ theo dõi sát sao chiến dịch "đả hổ diệt ruồi" chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng có lẽ sẽ còn phát hiện rất nhiều những ‘con hổ" khác.

Diễm Thi : Diễm Thi ghi nhận một số nhà quan sát tình hình Việt Nam và người dân trong nước phần nào tỏ ra lạc quan rằng Đảng và nhà nước chỉnh đốn lại đội ngũ cán bộ quản lý qua các diễn tiến mới nhất trong chiến dịch chống tham nhũng tại Việt Nam. Nhưng trái lại, các chính phủ và các tổ chức nhân quyền thế giới lên tiếng cáo buộc nhà cầm quyền Hà Nội trong năm 2017 mạnh tay đàn áp người dân, bắt giữ hàng loạt các nhà hoạt động vì môi trường và xã hội, cũng như tuyên các bản án tù nặng nề đối với những người này, trong đó có Blogger Mẹ Nấm-Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và bà Trần Thị Nga, các bản án lên đến 10 năm tù giam.

Hòa Ái : Những câu chuyện mà cả ba chúng ta vừa điểm lại trong năm 2017, được dư luận đặc biệt quan tâm hầu như liên quan đến việc bắt bớ và khởi tố, cả quan chức từ cấp cao cho đến những thân phận bé mọn của người dân. Quý khán thính gỉa có nghĩ rằng một đất nước như thế bình yên hay không ? Trong năm qua, chúng tôi đã làm việc và trao đổi với các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực về chính trị, kinh tế, ngoại giao…Họ nhận định bức tranh xã hội Việt Nam trong năm 2017 không được sáng sủa cho lắm và những câu chuyện chúng tôi nhắc đến vẫn chưa có hồi kết.

Mong rằng năm mới 2018 đến với những điều tốt đẹp nhất và cầu xin một năm an lành cho người Việt khắp nơi.

********************

Nhìn lại vụ Đồng Tâm : Bài học về sức phản kháng của người dân (RFA, 28/12/2017)

Tức nước vỡ bờ

Vụ việc có thể khái quát như sau : mảnh đất hơn 100 ha tại Đồng Sênh, thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội theo chính quyền là đất quốc phòng và đòi thu lại cho Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel. Trong khi đó người dân lại nói chỉ có một phần đất là của quốc phòng, còn lại là đất nông nghiệp của họ.

langkinh2

Cảnh sát cơ động được người dân thả ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội vào ngày 22 tháng 4 năm 2017. AFP

Vào tháng 4 cơ quan chức năng nói mời đại diên người dân đến để đo đất ; nhưng sau đó xảy ra việc bắt giữ 4 người dân Đồng Tâm và gây thương tích cho một cụ già trong quá trình bắt giữ. Bức xúc trước cách hành xử của phía lực lượng chức năng mà người dân cho là bất chấp luật pháp, phi nhân ; người dân Đồng Tâm đã trả đũa bằng cách giữ 38 cán bộ và cảnh sát cơ động làm con tin từ ngày 15 đến ngày 22 tháng tư.

Đích thân ông Nguyễn Đức Chung – Chủ tịch thành phố Hà Nội phải về tận thôn Hoành để đối thoại với người dân và viết một bản cam kết trong đó có một nội dung là sẽ không khởi tố người dân Đồng Tâm.

Vụ việc gây xáo động dư luận một thời gian dài trước khi cơ quan chức năng công bố kết luận thanh tra chính thức khu đất tranh chấp với nội dung là khu đất đó là đất quốc phòng.

Bản kết luận tiếp tục khiến người dân phẫn nộ và yêu cầu thanh tra lại. Cho đến tận bây giờ, những căng thẳng giữa hai bên vẫn chưa nguôi ngoai, dân thì không chấp nhận kết luận thanh tra, còn cơ quan chức năng coi kết luận đó là văn bản chính thức, đất là của quốc phòng không còn gì chối cãi.

Sau khi kết luận thanh tra đất được công bố, công an Hà Nội liên tục có các động thái khiến nhiều người dân Đồng Tâm càng thêm bức xúc chẳng hạn như gửi giấy triệu tập đến cả trăm người dân, và thậm chí là kêu gọi họ ra đầu thú.

Tòa án Hà Nội cũng đã từng xét xử những quan chức và cựu quan chức có sai phạm liên quan đến đất đai ở Đồng Tâm, nhưng người dân Đồng Tâm nói với RFA rằng đó chỉ là một chiêu thức xoa dịu dư luận bởi vì những quan chức này không hề liên quan đến khu đất đang tranh chấp, mà là một khu đất khác.

Quyết định khởi tố vụ việc bắt giữ người trái phép và phá hoại tài sản ở xã Đồng Tâm mà phía công an đưa ra cũng khiến không chỉ người dân Đồng Tâm mà nhiều người quan tâm theo dõi cho rằng đó là một sự bội ước, thất hứa từ phía chính quyền, mà đại diện là ông chủ tịch thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung.

Anh Trịnh Bá Phương, cũng là một người đang khiếu kiện đất đai tại Dương Nội, quận Hà Đông, nhận định cuộc khủng hoảng Đồng Tâm là một minh chứng cho sức trỗi dậy của người dân khi quyền lợi chính đáng của họ bị xâm phạm một cách trắng trợn :

Vụ việc Đồng Tâm cũng là một bài học cho nhà cầm quyền Hà Nội khi mà hàng loạt cảnh sát cơ động, công an bị bắt giữ, đó là một bài học cho thấy sự phẫn nộ của người dân đã lên đến đỉnh điểm. Trong tương lai sẽ còn xảy ra nhiều vụ Đồng Tâm nữa, những người dân Việt Nam phải chịu ảnh hưởng bởi chính sách thu hồi đất, cướp đoạt đất đai của Nhà nước Cộng sản lên đến cả chục triệu người.

Tháng trước, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân xã Đồng Tâm bà Nguyễn Thị Lan đã bị bãi nhiệm với lý do là không làm tròn trách nhiệm của một người đứng đầu. Khi buổi bãi nhiệm diễn ra, hàng trăm người dân đã đứng ở bên ngoài trụ sở để "đón bà Lan về với dân" vì họ cho rằng bà là một người luôn đứng ra bảo vệ người dân giữa những căng thẳng xảy ra bấy lâu nay.

Còn đối với luật sư Hà Huy Sơn, người từng bào chữa nhiều vụ kiện tụng đất đai cho dân oan, thì vụ Đồng Tâm cho thấy một phần lỗi rất lớn của cơ quan chức năng :

Người dân thì không hiểu biết gì nhiều. Người ta chỉ thấy ai có cương vị, chức vụ, quyền hạn mà không cần biết họ là bên tư pháp hay hành pháp và người ta coi đó là tiếng nói của pháp luật.

Trong sự việc này có sự bất nhất từ khi ông chủ tịch Nguyễn Đức Chung về tuyên bố rằng không khởi tố người dân thì dân hiểu rằng không có chuyện gì nữa. Nhưng nay cơ quan điều tra và Viện Kiểm sát lại chiếu theo quy định của pháp luật lại khởi tố vụ án.

Tôi cho rằng trách nhiệm cuối cùng vẫn là cơ quan Đảng. Tại vì trong hiến pháp điều 4 nói rằng Đảng lãnh đạo tất cả mà lại để cho cơ quan hành pháp là ông Chung nói như vậy, còn cơ quan tư pháp lại nói khác đi.

Đầu tháng 11 vừa qua, trong một bài phát biểu trước Quốc hội và ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, đại biểu Dương Trung Quốc, tỉnh Đồng Nai đã nêu lên những nguyên nhân khiến vụ việc ở Đồng Tâm chưa thể kết thúc cũng như những bài học cho giới lãnh đạo qua sự việc này. Bài phát biểu của ông đã thu hút nhiều sự quan tâm và đồng tình của người dân, chúng tôi xin trích một đoạn như sau :

Chúng ta đã khởi tố những người dân Đồng Tâm vi phạm nhưng cho đến nay những cán bộ công an đánh dân, bắt dân bất hợp pháp hoàn toàn vẫn đứng ngoài pháp luật.

Tôi cho rằng chúng ta phải rút ra bài học để Đồng Tâm không còn là một vụ việc tiêu cực mà góp phần làm những việc tương tự không còn lặp lại nữa.

Câu chuyện Đồng Tâm rồi đi về đâu ?

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, người từng đưa ra nhiều hiến sách để cải thiện luật đất đai hiện hành ở Việt Nam nói rằng chừng nào Việt Nam còn chưa hạn chế quyền của Nhà nước trong việc thu hồi đất thì những sự việc đáng tiếc như Đồng Tâm sẽ còn diễn ra :

Riêng cá nhân tôi rất muốn gỡ bỏ điều trong luật hiện nay nói là nhà nước, trong những lý do thu hồi đất, thì có lý do là những dự án phát triển kinh tế xã hội khác, vì cái đó nó quá rộng, không làm rõ các dữ liệu khác nhau nên dẫn tới tình trạng thu hồi đất thuần nông của dân rồi giao cho một ông doanh nghiệp khác để làm. Người dân được đền bù một thì đối với ông doanh nghiệp giá đất sau đó có thể lên đến cả trăm lần. Từ đó gây nên những chuyện khiếu kiện đất đai tràn lan ở Việt Nam. Chuyện đất đai trở thành một trong những điều bất công nhất ở Việt Nam hiện nay".

Luật sư Hà Huy Sơn cũng cho rằng cuộc khủng hoảng Đồng Tâm chỉ là một ví dụ về hậu quả của luật đất đai hiện tại :

Tôi nghĩ Đồng Tâm cũng như chuyện của cả nước thu nhỏ lại thôi. Luật đất đai hiện hành là một bất công lớn ảnh hưởng đến người nông dân. Cho nên, chuyện lòng dân không yên cũng là tất nhiên thôi.

Một báo cáo nghiên cứu của hai Tổ chức tư vấn TMP Systems và Rights and Resources Initiative, trụ sở tại Anh Quốc, vừa được công bố cho thấy khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam là điểm nóng về tranh chấp đất đai trên thế giới.

Thanh tra Bộ Tài nguyên Môi trường hồi tháng 7 vừa qua cho biết trong tổng số hơn 1.500 lượt đơn khiếu nại trong nửa đầu năm 2017, có đến hơn 95% liên quan đến vấn đề đất đai.

Khi được hỏi rằng luật đất đai ở Việt Nam chưa có dấu hiệu sẽ được thay đổi, vậy thì câu chuyện Đồng Tâm rồi sẽ đi về đâu, anh Trịnh Bá Phương, người cũng đang hợp tác chặt chẽ với nhiều người dân Đồng Tâm đấu tranh đòi lại đất, đưa ra dự đoán :

Người dân vẫn đang cương quyết giữ mảnh đất của mình. Trong tương lại tôi cũng chưa biết kết quả sẽ đi đến đâu nhưng tôi tin rằng người dân Đồng Tâm sẽ có thể bảo vệ được mảnh đất của mình và phía nhà cầm quyền sẽ phải nhượng bộ trước tinh thần của người dân Đồng Tâm.

Trong một cuộc trao đổi gần đây giữa RFA và cụ Lê Đình Kình, một trong 4 người dân Đồng Tâm bị bắt giữ hồi tháng 4, cụ Kình đã khẳng định rằng dân Đồng Tâm sẽ quyết tâm bảo vệ đất đai đến cùng cho thế hệ mai sau, dù có phải đổ máu đi chăng nữa.

Nguồn : RFA tiếng Việt, 28/12/2017

Published in Việt Nam

Có thể nói là chưa bao giờ chiến dịch chống tham nhũng trong giới lãnh đạo Việt Nam diễn ác liệt như trong năm 2017 này, trong bối cảnh đấu đá nộ bộ vẫn rất gay gắt. Chưa hết rúng động về vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh từ Berlin đem về Việt Nam vào tháng 7, chính trường Việt Nam lại nóng thêm với vụ bắt giữ ông Đinh La Thăng, một đương kim ủy viên trung ương Đảng, ngày 08/12/2017. Ông Thăng bị bắt với tội danh "Cố ý làm trái quy định nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng" và một số tội danh khác.

pvn1

Ảnh chụp cảnh ông Trịnh Xuân Thanh phát biểu trên TV Việt Nam, phát hình ngày 03/08/2017, cho biết là ông "đã ra đầu thú". Reuters/Kham

Cả hai nhân vật này đều là những cựu lãnh đạo của ngành dầu khí. Ông Trịnh Xuân Thanh nguyên là chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC), thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam), còn ông Đinh La Thăng, trước khi làm bí thư thành ủy Sài Gòn đã từng là Chủ tịch Hội đồng quản trị PetroVietnam. Cả hai đều liên quan đến vụ góp vốn 800 tỷ đồng của PetroVietnam vào Ngân Hàng Đại Dương Ocean Bank. Riêng ông Trịnh Xuân Thanh sẽ bị đưa ra xử vào đầu năm 2018.

Cùng với ông Thanh và ông Thăng, hàng loạt quan chức cao cấp khác trong ngành dầu khí và ngân hàng cũng đã bị bắt vì tội tham nhũng trong năm 2017.

Vụ bắt giữ ông Đinh La Thăng đã được báo chí quốc tế đặc biệt chú ý.

Hãng tin Reuters ngày 11/12 đã có bài viết tựa đề "What's behind Vietnam's corruption crackdown ?" (Đằng sau chiến dịch chống tham nhũng là gì ?)

Theo nhận định của Reuters, những vụ bắt giữ này cho thấy đang có một nỗ lực phối hợp nhằm bài trừ nạn tham nhũng khiến đảng ngày càng mất uy tín. Nhưng chiến dịch chống tham nhũng này cũng giúp cho tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng củng cố thêm vị thế, sau khi đã giành chiến thắng trong cuộc đấu đá tranh giành quyền lực với cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào năm ngoái. Cho dù có nhân vật nào cao cấp hơn bị bắt giữ hay không, ông Trọng đã nắm chắc thế thượng phong từ đây cho đến hết nhiệm kỳ vào năm 2021. Ngay cả sau thời điểm đó, phe Nguyễn Phú Trọng rất có thể sẽ tiếp tục duy trì thế áp đảo trên chính trường Việt Nam.

Nhân đây, hãng tin Reuters nhắc lại rằng, mặc dù bề ngoài có vẻ đoàn kết nhất trí, nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam có rất nhiều bất đồng về đủ mọi vấn đề, từ nhịp độ cải tổ cho đến chính sách đối ngoại nhằm giữ thế cân bằng của Việt Nam giữa Trung Quốc, Hoa Kỳ và các cường quốc khác.

Theo Reuters, điểm đặc trưng nhất của ban lãnh đạo hiện nay là họ bảo vệ quyền lãnh đạo tuyệt đối của đảng bằng việc gắn chặt với bộ máy an ninh. Đó là một sự thay đổi về phong cách lãnh đạo so với thời Nguyễn Tấn Dũng, khi mà một số nhân vật đã tự thân nổi bật lên và tỏ những dấu hiệu sẳn sàng mở cửa chính trị.

Chiến dịch bắt bớ các quan chức tham nhũng có ảnh hưởng gì đến tiến trình cải tổ và tư nhân hóa ở Việt Nam hay không ?

Theo Reuters, cho dù chiến dịch trấn áp tham nhũng sẽ củng cố quyền lực chính trị của đảng, nhưng ban lãnh đạo hiện nay sẽ vẫn giữ nguyên tốc độ cải tổ như chính phủ trước. Tuy vậy, do ngân sách Nhà nước ngày càng bị thâm thủng, chính phủ Hà Nội đang buộc phải đẩy nhanh tiến trình "thoái vốn", tức là bán cổ phần các tập đoàn Nhà nước "hấp dẫn" nhất như Sabeco hay Vinamilk.

Trang mạng Asia Times ngày 13/12/2017 cũng đã có một bài nhận định về vụ bắt giữ ông Đinh La Thăng, tựa đề "What the arrest of a top official says about Vietnamese politics" (Vụ bắt giữ một quan chức cao cấp nói lên điều gì về chính trị Việt Nam). Tác giả bài viết là ông Đoàn Xuân Lộc, một nhà nghiên cứu hiện làm việc tại Anh Quốc.

Theo ông Đoàn Xuân Lộc, sau khi ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam vào tháng 5/2017 khai trừ ông Đinh La Thăng ra khỏi Bộ chính trị, đồng thời cách chức bí thư thành ủy Thành Phố Hồ Chí Minh, sự nghiệp chính trị của ngôi sao đang lên này coi như tiêu tan và vụ bắt giữ ông Thăng phần nào chẳng có gì đáng ngạc nhiên.

Tuy nhiên, theo tác giả bài viết, vụ này vẫn thu hút nhiều chú ý và gây ra nhiều lời đồn đoán, bởi vì đây là lần đầu tiên một thành viên của cơ quan ra quyết định cao nhất của đảng (và của Việt Nam) bị truy tố công khai vì sai phạm về quản lý kinh tế và tham nhũng.

Giống như vụ Bạc Hy Lai và Tôn Chính Tài ở Trung Quốc, cũng là hai ủy viên Bộ chính trị, người ta cho rằng cuộc điều tra hình sự nhắm ông Đinh La Thăng là có động cơ chính trị. Hai cựu bí thư Trùng Khánh bị coi là đối thủ chính trị của chủ tịch Tập Cận Bình, trong khi cựu bí thư Thành phố Hồ Chí Minh là đồng minh thân thiết của cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhân vật được coi như một đối thủ của ông Trọng.

Một trong những tội mà ông Thăng bị cáo buộc là "cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và "lợi dụng chức vụ và quyền hạn để chiếm đoạt tài sản gây thiệt hại" khoảng 40 triệu đô la Mỹ trong thời gian làm chủ tịch Hội đồng Quản trị PetroVietnam, công ty, trong giai đoạn 2009-11.

Điều này đặt ra nhiều câu hỏi. Ví dụ, tại sao một vi phạm nghiêm trọng như vậy lại không được phát hiện sớm và những cáo buộc đã được đưa ra trước đó ? Tại sao một quan chức có những sai phạm như vậy được đề bạt lên lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải năm 2011, lên tới Bộ chính trị quan trọng và sau đó nắm chức bí thư thành ủy Thành Phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế lớn nhất nước, vào năm 2016 ?

Trong một quốc gia minh bạch và dân chủ hơn, ông Thăng lẽ ra đã không thể có những vi phạm như vậy và nếu có, thì ông đã bị ngăn chận hoặc bị truy tố sớm hơn nhiều.

Theo cái nhìn của ông Đoàn Xuân Lộc, nạn tham nhũng quy mô lớn, sâu rộng và các vấn đề liên quan khác, chẳng hạn như nạn gia đình trị và quản lý yếu kém về kinh tế, đặc biệt là trong các doanh nghiệp Nhà nước, sẽ không thể bị hạn chế đáng kể, chưa nói đến chuyện bị ngăn chận, trừ phi Việt Nam thực hiện các cải cách triệt để về chính trị và thể chế.

Nhưng nạn tham nhũng ở Việt Nam sâu rộng như thế nào ? Trong bài viết tựa đề "How deep is Vietnam’s rot ?" (Sự thối nát sâu rộng đến mức nào ?), đăng trên trang Asia Times ngày 05/12, tức là trước vụ bắt giữ ông Đinh La Thăng, nhà báo Davit Hutt nhắc lại vụ Trịnh Xuân Thanh và trích lời giáo sư Carl Thayer, một chuyên gia về Việt Nam thuộc đại học New South Wales của Úc, cho rằng các vụ xét xử những quan chức cao cấp và những bản án nặng nề chính là nhằm xoa dịu sự phẫn nộ của dân chúng trước nạn tham nhũng.

Nhưng các nhà phân tích cũng nghi ngờ động cơ chính trị của vụ này, một phần là do sự thất sủng của ông Đinh La Thăng, một đồng minh thân cận của cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Một số người nghĩ rằng ông Trọng nay tiến hành thanh trừng những tay chân thân tín của ông Dũng.

Cũng theo Davit Hutt, một lý do khác giải thích cho chiến dịch chống tham nhũng ngày càng quyết liệt của ông Nguyễn Phú Trọng đó là tương lai của đảng Cộng sản Việt Nam. Nạn tham nhũng, quản lý kém cõi và biển thủ trong các tập đoàn Nhà nước đã gây rất nhiều tổn hại cho ngân sách nhà nước. Theo một báo cáo của Uỷ ban Pháp luật Quốc Hội đệ trình vào tháng trước, trong một thập niên qua, ít nhất 2,6 tỷ đôla đã bị thất thoát, một con số có lẽ thấp hơn thực tế, nếu chỉ dựa trên những số liệu được tiết lộ qua những vụ án gần đây.

Hiện giờ, Hà Nội đang cố huy động nguồn vốn cho các dự án cơ sở hạ tầng lớn, rất cần thiết để duy trì mức tăng trưởng kinh tế cao. Tính chính đáng của đảng Cộng Sản Việt Nam, vốn không phải là từ lá phiếu của người dân, phụ thuộc phần lớn vào mức tăng trưởng tiếp tục cao.

Vấn đề là theo David Hutt, cho tới nay, nỗ lực của chính phủ nhằm chống tham nhũng trong các doanh nghiệp nhà nước và khu vực nhà nước vẫn rất hạn chế, nhất là trong việc thu hồi số tiền thất thoát do tham nhũng. Trong số 2,6 tỷ đôla thất thoát trong một thập niên qua, chỉ có 8% được thu hồi, theo báo các của Uỷ Ban Pháp Luật Quốc Hội.

Chiến dịch chống tham nhũng hiện nay của chính quyền Việt Nam cũng chính là nhằm khôi phục thanh danh của khu vực kinh tế nhà nước, một điều rất cần thiết để tiến trình "thoái vốn" các tập đoàn nhà nước thành công và các doanh nghiệp nhà nước thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài.

Nhưng theo giáo sư Carl Thayer, các bản án có tác động rất ít đến nạn tham nhũng ở Việt Nam, bởi vì nguyên nhân sâu xa của nó là sự quản lý kém cõi : thiếu hệ thống kiểm toán độc lập, thiếu một nền tư pháp không bị ảnh hưởng chính trị. Theo giáo sư Thayer : "Cú sốc của các bản án sẽ phai dần theo thời gian".

Trong năm 2017, chưa bao giờ quan hệ giữa Việt Nam với Đức lại trở nên căng thẳng như thế kể từ khi chính phủ Berlin tố cáo mật vụ của Hà Nội, với sự trợ giúp của sứ quán Việt Nam tại Đức, đã bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh đem về nước.

Đây là một vụ bắt cóc mà báo chí Đức mô tả là không khác hgì vào thời Chiến tranh lạnh. Berlin đã đòi Hà Nội xin lỗi, nhưng phía Việt Nam vẫn bác bỏ cáo buộc đó, khẳng định ông Thanh đã "tự nguyện" trở về đầu thú nhà chức trách.

Theo hãng tin Đức PDA ngày 04/12, các luật sư của Trịnh Xuân Thanh xem thân chủ của họ là "nạn nhân của đấu đá quyền lực trong đảng Cộng sản Việt Nam". Khi còn ở Đức, ông Trịnh Xuân Thanh đã nộp đơn xin tị nạn chính trị, cho nên các luật sư của ông tin chắc là ông không hề tự nguyện trở về nước. DPA cũng bày tỏ mối quan ngại về khả năng ông Trịnh Xuân Thanh lãnh án tử hình.

Thanh Phương

Nguồn : RFI, 25/12/2017

Published in Diễn đàn