Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Mười năm trước, tức năm 2014, trong một quán cà phê tại thành phố Sài Gòn, những con người, (cũng có thể gọi họ là những con người vĩ đại), họ là những nhà văn, nhà thơ, những nghệ sĩ đã chính thức rời bỏ Hội Nhà Văn Việt Nam, có vài người từng là đảng viên Cộng sản kỳ cựu nhưng đã chính thức rời bỏ các sinh hoạt đảng... Họ đã ngồi lại với nhau, lên kế hoạch, thành lập Văn Đoàn Độc Lập - nơi gặp nhau của những tác phẩm văn chương cởi mở, tự do, không bị ràng buộc bởi ý thức tuyên truyền và không bị khuôn giới trong ý hệ của đảng cầm quyền, phát triển các giá trị tiến bộ, nhân văn... Đương nhiên, với mục đích như vậy, họ gặp vô vàn các trắc trở.

vandoan1

Cuộc gặp của nhóm Văn đoàn Việt Nam tại Sài Gòn hồi tháng 1/2014. Courtesy FB Phạm Đình Trọng.

Những trắc trở lớn nhất mà họ gặp, nghe ra có vẻ rất buồn cười, bởi ngay thời đại toàn cầu, giữa thế kỉ 21, thế kỉ của mọi giá trị dân chủ, tự do và tiến bộ được tôn vinh, các nghệ sĩ của Văn Đoàn Độc Lập phải luôn đối mặt với các rắc rối nghe ra chẳng có chút gì để gọi là văn hóa bởi an ninh văn hóa.

Từ việc luôn bị theo dõi, trong các quán cà phê, bất kì nơi nào họ có thể gặp nhau, dường như đã bị đánh dấu từ trước để theo dõi cho đến những khôi nguyên giải Văn Việt (trang chính thức của Văn Đoàn Độc Lập) gặp vô số các rắc rối, thậm chí bị xúc phạm, bị dùng bạo lực... mà khi người ta đặt câu hỏi : Vì sao nên cớ sự ? Thì không tài nào có câu trả lời thỏa đáng.

Lạ ở chỗ, nếu như ban đầu, Văn Đoàn Độc Lập bị vu khống rằng đây là "cánh tay nối dài của đảng Cộng sản", hay rằng đây là tổ chức nhằm hợp thức hóa tính đảng trong văn chương bằng chiêu bài phản biện, trong đó, bài viết của một người khá là uy tín trong làng báo tự do, đương kim Chủ tịch Hội nhà báo độc lập, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng đã không ngần ngại khi đặt thẳng vấn đề về "tính hai mặt" của Văn Đoàn Độc Lập.

Và đương nhiên mọi nghi vấn về Văn Đoàn Độc Lập là có cơ sở, bởi ngay trong văn đoàn này cũng có tính hai mặt của nó, cũng giống như một số cơ quan truyền thông, ngôn luận bên ngoài Việt Nam vậy, tức ngay trong tổ chức đã bị cài cắm một số thành phần đỏ mà người tham gia không biết được ai đang là đỏ, ai đang là xanh và rốt cuộc mình là đỏ hay xanh hoặc giả rất có thể mình là quân xanh thuần túy nhưng đang bị người ta biến mình thành quân đỏ một cách thụ động, không ai đoán định được.

Điều đó lý giải vì sao thông tin trong nước, các thông tin thuộc hàng thâm cung bí sử vẫn được khai thác rất nhanh ở bên ngoài và ngược lại, mọi thông tin bí mật từ bên ngoài, trong một nhóm nhỏ hoặc một nhóm truyền thông lại bị rò rỉ một cách đáng sợ và an ninh Việt Nam nắm được khá là chi tiết.

vandoan2

Các thành viên Ban Vận động Văn Đoàn Độc Lập và thân hữu kỷ niệm một năm thành lập.

Tình trạng của Văn Đoàn Độc Lập cũng vậy, qua các giải thơ, giải văn của Văn Việt trao cho các khôi nguyên, người ta dễ dàng nhận thấy sự rò rỉ thông tin một cách đáng sợ, hầu hết các khôi nguyên giải Văn Việt hằng năm đều rất rõ chuyện này. Và càng về sau, mức độ gắt gao của an ninh văn hóa nhắm vào các nhà văn, nhà thơ được nhận giải Văn Việt càng đáng sợ hơn.

Trường hợp nhà thơ Thái Hạo bị đánh trên đường ra sân bay để vào Sài Gòn nhận giải thơ của Văn Việt chỉ là một ví dụ điển hình và Thái Hạo đã công khai chuyện này ra trước công luận, trên thực tế, hầu hết các khôi nguyên giải hằng năm của Văn Việt đều gặp rất nhiều khó khăn từ phía an ninh văn hóa nhưng họ chọn im lặng.

Sự chọn lựa (im lặng) của các khôi nguyên này có thể được diễn dịch theo hai hướng : Im lặng chịu đựng vì cần bình an hoặc ; Im lặng chịu đựng để nuôi chí lớn.

Ở khía cạnh im lặng chịu đựng vì cần bình an, hầu hết các nhà văn, nhà thơ được trao giải đều là những trí thức đang làm việc tại các cơ quan nhà nước hoặc giả đang dạy học, bất kì sự cố nào đối với họ, đến với họ đều không đơn thuần chỉ diễn ra với bản thân họ mà còn ảnh hưởng đến gia đình, công việc, nhưng sâu xa hơn là ảnh hưởng, tác động xấu đến học trò, sinh viên của họ. Họ chọn im lặng như là một thông điệp gửi đến các thế hệ về sự bất lực cũng như sự yếu đuối của con người nói chung và người trí thức, người nghệ sĩ nói riêng trước thế lực đen tối mà họ không mảy may có chút tương quan sức lực nào để đối phó và nếu đối phó với nó, mối nguy đến không chỉ với riêng họ.

Điều này cũng đồng nghĩa với việc đưa ra thông điệp không đồng tình, bất mãn nhưng chưa đến mức độ phản kháng, vì phản kháng chỉ thêm tuyệt vọng.

Ở khía cạnh khác, im lặng để nuôi chí lớn, đây là trường hợp một số nhà thơ, nhà văn đã chọn không lên tiếng để tiếp tục viết tác phẩm theo khuynh hướng tự do tuyệt đối, không phụ thuộc vào tiêu chí thẩm mỹ hay tiêu chuẩn tư tưởng của bất kỳ tổ chức, văn đoàn nào, kể cả Văn Đoàn Độc Lập, tác phẩm của họ chọn xuất bản bên ngoài lãnh thổ Việt Nam và họ sẵn sàng đối mặt với các qui chụp chính trị (nếu có) từ phía chính quyền. Đã có nhiều tác phẩm được xuất bản theo hướng này và gần đây nhất là một tiểu thuyết của một tác giả từng nhận giải khôi nguyên của Văn Việt, từng đối mặt với rất nhiều rắc rối, nhiêu khê, thậm chí sự xúc phạm trắng trợn từ phía an ninh văn hóa, nhưng ông đã chọn im lặng và tiếp tục làm việc trong im lặng. Trường hợp như vậy không phải ít trong các cây bút hiện nay, gồm trong và ngoài Văn Đoàn Độc Lập.

Trường hợp khác, người ta chọn thái độ phản kháng mạnh mẽ, nhà thơ Thái Hạo là một ví dụ điển hình, và ông vẫn tiếp tục sáng tác những tác phẩm mang dấu ấn phản tư, phản ánh hiện trạng xã hội Việt Nam một cách sâu sắc. Tuy nhiên, rất khó để đặt câu hỏi vì sao ông được bình yên để tiếp tục nói những điều muốn nói và cũng rất khó để trả lời rành mạch tại sao những người dũng cảm lên tiếng như ông trong quãng thời gian kéo dài khá lâu vẫn không bị hề hấn gì.

Bởi có một số trường hợp như đại biểu quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, cho đến phút giây ông bị bắt, bị tra còng vào tay, người ta vẫn tin ông là một nhà phản biện công tâm, mạnh mẽ nhất, người ta chỉ giật mình khi vợ của ông mang gần chục tỉ đồng đến tòa bồi thường thiệt hại (hay nói khác đi là giao nộp tiền đã vi phạm). Tình trạng xôi đậu trong chính trị, văn hóa, kinh tế và văn nghệ tại Việt Nam là tình trạng có tính kinh niên và rất khó lường.

Đương nhiên, mọi giả định đều có thể đặt ra, nhưng chưa chắc đã đúng với sự thật, nhưng dẫu sao, trong cơ chế chính trị và văn hóa hết sức hà khắc hiện nay, mọi tiếng nói quá mạnh, quá rền vang đều đáng sợ theo mọi nghĩa.

Có một vấn đề để thấy rằng tình trạng xôi đậu có mặt trong mọi lĩnh vực có liên quan đến kinh tế, văn hóa và chính trị Việt Nam, đó là rò rỉ thông tin. Trường hợp các nhà thơ, nhà văn được nhận giải khôi nguyên của năm đều bị phía an ninh văn hóa đến thăm nhà, ngồi uống nước trà, rỉ tai và đặt thẳng vấn đề, yêu cầu người đó không được đến nhận giải xuất hiện sớm hơn rất nhiều so với công bố của ban giám khảo Văn Việt.

Ban giám khảo Văn Việt công bố giải vào ngày 3 tháng 3 hằng năm, thì trước đó một tuần, an ninh văn hóa đã đến nhà tác giả được công bố giải để "thương thuyết" về việc họ không được tới nơi nhận giải. Trường hợp này xảy ra thường niên ở giải Văn Việt.

Mười năm nhìn lại, phải công nhận một điều, Văn Việt đã làm được rất nhiều điều, trong đó, tôn vinh các giá trị văn chương tự do, không biên giới, không biên kiến và kích hoạt ý hướng sáng tạo tự do cho rất nhiều cây bút. Và, bên cạnh đó, sự rò rỉ thông tin không rõ từ đâu luôn là trái phá đối với Ban vận động Văn Đoàn Độc Lập cũng như các văn nghệ sĩ liên đới.

Cho đến giờ phút này, có thể nói rằng, Văn Việt tồn tại là một kỳ tích và cũng là một thử thách kì cục nhất trong nửa đầu thế kỉ 21 này. Văn Đoàn Độc Lập như một lời thách thức mà cũng ngầm chứa một cái bắt tay nào đó trước các giá trị tự do, dân chủ, độc sáng trong sáng tạo nghệ thuật. Một câu chuyện thật tế nhị, tinh tế và rất khó để nói một lời nào đó rành mạch về một chủ trương, một khuynh hướng và một sự tồn tại, phát triển.

Viết từ Sài Gòn

Nguồn : RFA, 23/01/2024

Published in Diễn đàn

Chỉ thị rút bỏ tác phẩm hội viên Ban vận động Văn Đoàn độc lập ra khỏi sách giáo khoa : hằn học chính trị ? (VNTB, 27/03/2018)

Vào ngày thứ Ba (13/3/2018), Ban Tuyên giáo của Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam ra chỉ thị do ông Phó Trưởng ban thường trực Võ Văn Phuông kí yêu cầu tổ chức đảng của Bộ Giáo dục và đào tạo : Rút toàn bộ tác phẩm của các tác giả tham gia tổ chức "Văn Đoàn Độc Lập" ra khỏi chương trình sách giáo khoa môn học ngữ văn mới.

vandoan1

Nhà văn Nguyễn Quang Lập : 3 câu hỏi gửi ban Tuyên giáo trung ương

Nhỏ nhen bởi định hướng lỗi thời !

Câu chuyện ‘rút toàn bộ tác phẩm’ chỉ vì những nhà văn, nhà thơ tham gia ‘Văn đoàn độc lập’ nó nhỏ nhen và ích kỷ. Thậm chí nếu một chương trình Ngữ văn bị rút bỏ như thế thì sau cùng, nó sẽ là loại hình ngữ văn nào. Là ngữ văn làm thêm yêu tổ quốc, yêu đồng bào, chia sẻ về những giá trị chân – thiện – mỹ (dài dòng hơn như tiêu chí của đề án văn là phải phản ánh tinh thần yêu nước, độc lập dân tộc, ý thức về chủ quyền quốc gia, tính nhân văn, lòng nhân ái, khoan dung), hay là ngữ văn cho thấy một tình yêu giai cấp, một sự thiếu bao dung, một chương trình nặng tính Đảng ?

Mà với học sinh, cái các em cần đọc là ‘ngữ văn’ chứ nào đâu phải là ‘văn kiện đảng’, với những bài thơ văn mô tả sự trung thành ?

Công văn này cũng cho thấy, cách thức hành xử có phần đối nghịch giữa lời nói và hành động của một cơ quan thuộc Đảng. Bởi cách đây không lâu, ông Võ Văn Thưởng - Trưởng ban Tuyên giáo trung ương (cơ quan phụ trách tuyên truyền của đảng) đã khẳng định rằng : Chúng ta không sợ đối thoại, không sợ tranh luận.

Quan điểm này gây ra nhiều tranh cãi, có người nghi ngờ, nhưng có người lại hy vọng và ủng hộ (vì tính chấp nhận đa chiều). Ông Thưởng chưa đề cập chi tiết đối tượng ‘không sợ’ là ai, nhưng có thể hiểu là các quan điểm chính trị và sự tồn tại đa nguyên của nó. Thậm chí, nhiều người còn kỳ vọng, nó sẽ mở ra cuộc đối thoại với các nhà văn, nhân sĩ – trí thức ở nước ngoài, tiến tới cái gọi là hòa hợp dân tộc. Nhưng với công văn lần này, có lẽ những hy vọng và kỳ vọng đó bị xé nát, bởi tính ‘thù hằn’ với ngay cả những nhân sĩ trong nước (chỉ vì lên tiếng hiện tình quốc gia, chỉ vì mong muốn một sân chơi với sự đổi mới và đẩy mạnh tính sáng tạo trong nghệ thuật). Giờ đây, ai còn dám tin rằng Ban tuyên giáo Trung ương sẽ ‘đối thoại ; tranh luận’ thẳng thắn được nữa !.

Cần nhấn mạnh một thực tế rõ ràng rằng, Ban tuyên giáo Trung ương với nhiệm vụ là ‘định hướng’ theo quan điểm của Đảng cộng sản Việt nam, nhưng định hướng trong thời đại này phải trên tinh thần ‘đối thoại’, chứ không phải là ‘định hướng không được thì cấm’. Cái tư duy cũ kỹ của thế kỷ XX đó đã là dĩ vãng, và có lẽ nó là thứ xứng đáng bị ‘đào thải’, nhất là trong bối cảnh Nhà nước Việt nam luôn nhấn mạnh tính pháp quyền của mình. 

Đê tiện vì hằn học chính trị lên đầu tác phẩm

Nếu hành xử theo hướng ‘chỉ thị’ thì có thể sử dụng lại hàm ý của học giả An Chi, và đó là sự ‘đê tiện’.

"Đê tiện nhất trong tranh luận là chụp mũ chính trị", học giả An Chi trong lần chia sẻ PLO ngày 20/03 cho hay.

Khi tranh luận không được thì chụp mũ phản động ; khi cấm không được thì ra công văn - rõ ràng, nó là sự ‘đê tiện’, là sự ‘hằn học chính trị’. Chính những yếu tố đó khiến Ban tuyên giáo Trung ương ‘mạnh dạn’ sử dụng quyền lực ‘ngăn sông cấm chợ’ để cắt bỏ những thứ vốn thuộc về giáo dục nhân văn (và bản thân chính tác phẩm chứa đựng tính nhân văn). Nói như Facebooker Trần Kim Thập thì : Rút hết các tác phẩm của các nhà văn thuộc văn đoàn độc lập ra khỏi các sách giáo khoa chỉ chứng minh cho sự thô bỉ của đảng đối với nền giáo dục nước nhà. Học sinh, sinh viên mà không có tư duy độc lập thì chỉ có thể làm những con vẹt ! Lấy gì làm hành trang để phát triển trí tuệ cho giới trẻ ?

Và nếu như ‘công văn’ lần này thành công và đề án giáo khoa ngữ văn mới không còn chứa đựng tác phẩm của những văn sĩ chính kiến thì sao ? Có lẽ như Facebooker Nguyen Nguyen, đó có thể là một sự may mắn khi nhìn nó trên một phương diện khác. Bởi ‘sự may mắn hơn nhân loại văn minh ở chỗ được tận mắt chứng kiến sự bẩn thỉu, đê tiện và hèn hạ của một nhà nước chuyên chế nhưng đầy bạc nhược’.

Và quả thật, chỉ thị đã tiếp tục cho thấy tinh thần ‘bẩn, đê, hèn’ của một sản phẩm đặc trưng thời chuyên chế bạo ngược. Là bước tiến cho sự điêu tàn trong giáo dục giá trị 'nghệ thuật và tự do' cho những chủ nhân tương lai đất nước.

Cuối cùng, đây sẽ là một phép thử, bởi nó sẽ cho thấy phản ứng của giới văn sĩ trong và ngoài nước (những con người nhạy cảm với thời cuộc) đến đâu. Bởi lên tiếng là lương tâm và cả trách nhiệm của người cầm bút, nó không cổ vũ cho một ‘văn đoàn độc lập’, mà nó nhấn mạnh cho một sự phân minh giữa tác phẩm văn học và chính kiến xã hội của chủ thể xã hội. Xã hội sẽ rất khó nếu cả xã hội im lặng, xã hội sẽ chao đảo nếu ngay cả những người nghệ sĩ chỉ vì yêu cầu được tự do sáng tác bị đe dọa, nạt uy và kìm hãm như thế mà không có những đồng nghiệp lẫn người dân đứng ra bảo vệ. Điều quan trọng, sẽ không ai nói về một tương lai tự do, một nền nghệ thuật chân chính và cởi mở nếu không ai đứng ra lên tiếng phản bác và bảo vệ chính những tác phẩm bị ‘chỉ thị’ loại bỏ.

Ánh Liên

*******************

Ban Tuyên giáo ‘công kích’ Văn đoàn Độc lập (VOA, 26/03/2018)

Ban Tuyên giáo trung ương ca Đảng cộng sản Vit Nam va ra ch th yêu cu t chc đng ca B Giáo dục và đào tạo phi rút toàn b tác phm ca các tác gi tham gia t chc "Văn Đoàn Đc Lp" ra khi chương trình sách giáo khoa môn hc ng văn mi.

vandoan2

Nhà văn Nguyên Ngọc, Trưởng ban vn đng Văn Đoàn Đc Lp. (nh : Vanviet.Info)

Nhà văn Phạm Đình Trng, mt thành viên ca Văn Đoàn Đc lp ti thành ph H Chí Minh, nói vi VOA rng vic loi b tác phm ca các nhà văn tham gia Văn Đoàn Đc lp ra khi sách giáo khoa ng văn trong nhà trường là "vic làm nh nhen, thin cn và rt phi chính trị ca nhng nhà chính tr cng sn".

"Đây là một quyết đnh ca Ban Tuyên giáo, mt vic làm nh nhen, hp hòi và phi chính tr, vì mt nn chính tr lành mnh thì phi hướng đến nhân dân, hướng đến mt nn văn hóa ca nhân dân ch không phi là ca đng phái, phe nhóm vì đó không phi là mt chính tr chân chính".

Cựu nhà văn quân đi tng phc v dưới chế đ cng sn nói thêm rng quyết đnh này ca lãnh đo Ban Tuyên giáo là hành đng "chng li nhân dân, chng li đt nước v văn hóa, làm méo mó, xu xí, nghèo nàn gương mt văn hóa đt nước vi thế h tr hôm nay và ngày mai".

Trong tuần, trang Văn Vit, mt din đàn ca Ban Vn đng Văn đoàn Đc lp và trang facebook ca nhà văn Nguyn Quang Lp có đăng ti ch th 4112 do Phó Trưởng ban Ban Tuyên giáo trung ương Võ Văn Phuông ký v vic "rút toàn b tác phm ca các tác giả tham gia T chc ‘Văn Đoàn Đc lp’ ra khi Chương trình sách giáo khoa".

vandoan3

Công văn của Ban Tuyên giáo trung ương v vic rút tác phm ca tác gi trong Văn Đoàn Đc Lp ra khi sách giáo khoa. (nh Facebook Nguyn Quang Lp)

Báo Văn Nghệ ca Hi nhà văn Vit Nam cho biết vào tháng trước, hi này đã t chc cuc Ta đàm v chương trình sách giáo khoa ng văn mi do B Giáo dc và Đào to đang tiến hành và xin ý kiến rng rãi. Trong đó, Hi nhà văn Vit Nam cho rng vic la chn tác phm đưa vào sách giáo khoa "phi hết sức lưu ý đến tác gi", t "nhân cách" đến "văn cách".

Nhà văn Phạm Đình Trng nói rng ch th ca Ban Tuyên giáo trung ương là nhm vào nhà văn Nguyên Ngc, Trưởng ban Vn đng Văn đoàn Đc lp.

"Tôi nghĩ rằng vic này nhm vào Nguyên Ngc bi vì trong Văn Đoàn Độc Lp vì Nguyên Ngc có nhiu tác phm trong sách giáo khoa nht. Nhng tác phm ca Nguyên Ngc là nhng tác phm rt xng đáng. Các tùy bút ca Nguyên Ngc thì sang sng và đy cm hng ngh sĩ, đy cht văn hóa. Rt xng đáng đ thế h tr hc v nhân cách con người, hc v lòng yêu nước, hc v cm ng vi cuc sng hay nhng vn đ ca cuc sng đt ra".

VOA đã liên lạc vi nhà văn Nguyên Ngc nhưng chưa nhn được phn hi.

Phản hi trước quyết đnh ca Ban Tuyên giáo, nhà báo Phm Chí Dũng cho biết trong mt bài viết cho Cali Today News :"Đây là hành động công kích chưa có tin l ca đng cm quyn nhm vào nhà văn Nguyên Ngc – người đang gi cương v "th lĩnh" ca Ban vn đng Văn Đoàn Đc Lp. Sau hành đng này, có th hiu là nhng tác phm "Đt nước đng lên" và "Rng xà nu" trong s nghip "chng M cu nước" ca ông Nguyên Ngc sẽ không còn được nhìn thy trong Sách giáo khoa môn hc Ng văn mi.

Trên trang Facebook cá nhân, nhà văn Phạm Đình Trng viết : "Rừng Xà Nu, Đường Chúng Ta Đi của nhà văn Nguyên Ngc, ch soái ca Văn Đoàn Đc Lp là hào khí ca mt thi lch s bi tráng. Hào khí đó đã nâng một dân tc đng lên trong máu và nước mt".

Ông Phạm Đình Trng nhn đnh thêm rng mt nn giáo dc c tình "loi b, ngăn chn nhng tác phm văn chương đó, loi b, ngăn chn nhng tư cách nhà văn đó trong sách giáo khoa ng văn chỉ chứng t đó là mt nn giáo dc thp kém, què qut và đc tài".

Nhà văn Nguyễn Quang Lp, mt nhà văn không thuc Văn đoàn đc lp, cũng không có tác phm trong sách giáo khoa, nhn đnh trên Facebook hôm 25/3 rng ông lên tiếng trước quyết đnh ca Ban Tuyên giáo trung ương vì cho rng đó là "chuyn nc cười và phi lý".

Trong một din biến liên quan, vào tun trước, nhà thơ Bùi Minh Quc, mt thành viên ca Ban vn đng Văn Đoàn Đc Lp nói vi VOA rng ông đã b công an ca khu sân bay Tân Sơn Nht hôm 20/3 cấm xut cnh sang M, vì lý do "an ninh".

vandoan4

Nhà thơ Bùi Minh Quc (nh : Hp Âm Vit)

Ngay từ khi thành lp vào năm 2014, Ban vận đng Văn Đoàn Đc Lp tng b vu là t chc "phn đng, do các thế lc thù đch git dây" ; các thành viên Ban vn đng Văn Đoàn Đc Lp b Ban Chp Hành Hi Nhà Văn Vit Nam xóa tên không cho tham d đi hi Hi Nhà Văn Vit Nam.

Vào tháng 5/2015, nhà văn Nguyên Ngọc cùng khong 20 nhà văn, nhà thơ ti Vit Nam ra tuyên b t b Hi Nhà Văn Vit Nam.

Trong một cuc phng vn vi báo Người Vit, nhà văn Nguyên Ngc nói ông "không coi văn hc và nhà văn là công c ca ai hết", các thành viên Văn Đoàn Độc Lp đã "tp hp nhng người cm bút đc lp, sng, viết mt cách đc lp và chu trách nhim v cái viết ca mình trước cuc sng, trước đt nước và công chúng ca mình".

Từ khi thành lp cho đến nay, nhiu thành viên ca Văn Đoàn Đc lp thường xuyên bị ngăn cn khi h hp mt hay t chc trao gii thưởng văn hc hàng năm.

Published in Việt Nam

Người đứng đầu Ban vận động Văn Đoàn Độc Lập và có thể cả vài thành viên của tổ chức xã hội dân sự này vừa bị đảng cầm quyền thiết lập "biện pháp ngăn chặn đặc biệt" mới lạ chưa từng có : ngày 13/3/2018, Ban Tuyên giáo trung ương đã gửi công văn yêu cầu Ban cán sự đảng Bộ giáo dục yêu cầu rút toàn bộ tác phẩm của các tác giả tham gia Văn đoàn độc lập ra khỏi Chương trình Sách giáo khoa môn học Ngữ văn mới.

vandoan1

Công văn số 4112 của ngày 13/3/2018 Ban Tuyên giáo trung ương. Ảnh từ FB Nguyễn Quang Lập

Thông tin trên, cùng ảnh chụp công văn số 4112 của ngày 13/3/2018 Ban Tuyên giáo trung ương được nhà văn Nguyễn Quang Lập đưa tin trên facebook của ông.

Đây là hành động công kích chưa có tiền lệ của đảng cầm quyền nhắm vào nhà văn Nguyên Ngọc – người đang giữ cương vị "thủ lĩnh" của Ban vận động Văn Đoàn Độc Lập. Sau hành động này, có thể hiểu là những tác phẩm "Đất nước đứng lên" và "Rừng xà nu" trong sự nghiệp "chống Mỹ cứu nước" của ông Nguyên Ngọc sẽ không còn được nhìn thấy trong Sách giáo khoa môn học Ngữ văn mới.

Ban vận động Văn Đoàn Độc Lập ra đời vào tháng Ba năm 2014 gồm nhà văn Nguyên Ngọc, cùng thành viên là những cây bút khác như Bùi Chát, Bùi Minh Quốc, Bùi Ngọc Tấn, Dương Tường, Đặng Tiến, Đỗ Lai Thúy, Đỗ Trung Quân, Giáng Vân, Hoàng Hưng, Nguyễn Duy, Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Quang Lập, Phạm Đình Trọng, Phạm Xuân Nguyên, Lưu Trọng Văn, Võ Thị Hảo, Vũ Thư Hiên, Ý Nhi v.v…

Mục đích của Văn Đoàn Độc Lập là "đoàn kết tương trợ giữa những người viết văn tiếng Việt trong và ngoài nước", "tạo điều kiện nâng cao về nghề nghiệp, thúc đẩy sáng tạo cá nhân, khuyến khích đổi mới trong sáng tác và nghiên cứu phê bình văn học và ngôn ngữ" và "bảo vệ mọi quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng, hợp pháp của hội viên, đặc biệt là quyền tự do sáng tác và công bố tác phẩm, cũng như quyền tự do tiếp cận tác phẩm văn học của mọi người."

Ngay từ ngày thành lập, Ban vận động Văn Đoàn Độc Lập đã bị vu là tổ chức phản động, do các thế lực thù địch giật dây ; các thành viên Ban vận động Văn Đoàn Độc Lập bị Ban chấp hành Hội Nhà Văn Việt Nam gạch tên không cho tham dự đại hội Hội Nhà Văn.

Tuy nhiên, việc Ban Tuyên giáo trung ương chỉ đạo rút toàn bộ tác phẩm của các tác giả tham gia Văn Đoàn Độc Lập ra khỏi Chương trình Sách giáo khoa môn học Ngữ văn mới là lần đầu tiên xảy ra.

Cùng trong thời gian xảy ra chỉ đạo trên, một thành viên của Ban vận động Văn Đoàn Độc Lập là nhà thơ Bùi Minh Quốc đã bị công an cửa khẩu cấm xuất cảnh sang Mỹ, dù mục đích chuyến đi thuần túy là việc gia đình và dù trước đó – năm 2015 – ông Bùi Minh Quốc vẫn đi Mỹ thăm con mà không bị chặn.

Hai sự việc xảy ra gần như đồng thời trên cho thấy một khả năng là vào đầu năm 2018, đảng cầm quyền và công an đã quyết định sẽ có một chiến dịch, hoặc dùng một số biện pháp đơn lẻ để sách nhiễu Ban vận động Văn Đoàn Độc Lập cùng các thành viên của tổ chức này.

Thực tế những năm qua cho thấy Ban vận động Văn đoàn độc lập Việt Nam có thể được xem là tổ chức ít bị công an trấn áp, đàn áp và sách nhiễu nhất trong số các tổ chức xã hội dân sự độc lập.

Ngày 7/2/2017 tại Hội An, Quảng Nam, Viện Phan Chu Trinh đã ra đời cùng người điều hành chủ yếu là nhà văn Nguyên Ngọc và một số lãnh đạo chủ chốt của viện này là bà Nguyễn Thị Bình, cựu Phó Chủ tịch nước ; ông Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ; ông Nguyễn Sự, cựu Bí thư Thành ủy Hội An, ; ông Vũ Thành Tự Anh, giảng viên trường Đại học Fulbright. Sự kiện này đã được một số tờ báo nhà nước thông tin, đặc biệt không quên nhấn mạnh việc Viện Phan Chu Trinh chịu sự quản lý của Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Nam và chịu sự chỉ đạo của Thường trực tỉnh ủy Quảng Nam.

Tuy nhiên sau 4 năm thành lập tính từ năm 2014, cho tới nay Ban vận động Văn đoàn độc lập Việt Nam vẫn còn nguyên là… ban vận động. Cho tới nay, đây là tổ chức xã hội dân sự duy nhất vẫn duy trì hình thức "ban vận động" trong khoảng ba chục tổ chức xã hội dân sự độc lập ở Việt Nam.

Rất nhiều người trực tiếp đấu tranh dân chủ nhân quyền và người ủng hộ phong trào này đã đặt câu hỏi về việc tại sao sau một thời gian quá dài, Ban vận động Văn đoàn độc lập Việt Nam vẫn như cố giữ một tư thế an toàn thái quá trong đối sách và trong quan hệ với chính quyền, cho dù nếu tổ chức này có dũng khí hơn để cắt bỏ cụm từ "ban vận động" thì chắc chắn cũng không bị công an đàn áp mạnh.

Trước "biện pháp ngăn chặn đặc biệt" mới đây của Ban Tuyên giáo trung ương đối với Ban vận động Văn Đoàn Độc Lập, ngày càng nhiều ý kiến cho rằng sở dĩ chính quyền có thể gia tăng sức ép đối với tổ chức này là do "nắm thóp" được tổ chức này không dứt khoát chia tay với từ "ban vận động" để không bị xem là "đối đầu với nhà nước".

Cũng là câu hỏi của nhiều độc giả hoặc không phải độc giả của tác phẩm "Đất nước đứng lên" : đã bị công kích và xúc phạm đến mức bị rút tác phẩm này khỏi sách giáo khoa, tác giả Nguyên Ngọc và các đồng sự của ông còn chờ gì nữa mà không thẳng thừng tuyên bố chấm dứt giai đoạn "ban vận động" để chính thức trở thành "Văn Đoàn Độc Lập" ?

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 25/03/2018

Published in Diễn đàn
dimanche, 25 mars 2018 10:43

Văn Đoàn Độc Lập

Ngày thứ ba, 13/03/2018, ban Tuyên giáo của Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam ra chỉ thị do ông Phó Trưởng ban thường trực Võ Văn Phuông kí yêu cầu tổ chức đảng của Bộ Giáo dục và đào tạo : Rút toàn bộ tác phẩm của các tác giả tham gia tổ chức "Văn Đoàn Độc Lập" ra khỏi chương trình sách giáo khoa môn học ngữ văn mới.

vandoan1

Ngày chủ nhật 25/03/2018, Văn Đoàn Độc Lập tổ chức cuộc họp mặt đầu xuân tại Sài Gòn. Nhiều nhà văn đã bảo nhau dành rượu sang, bánh quí, dành của ngon vật lạ từ Tết Mậu Tuất như dành tấm lòng thơm thảo mang đến với nhau trong ngày vui gặp mặt đầu xuân. Nhưng y như rằng mỗi lần Văn Đoàn Độc Lập hẹn gặp nhau thì đám an ninh nhà nước cộng sản lại kéo cả đám, cả bầy đến chặn cửa trước nhà các nhà văn thành viên Văn Đoàn Độc Lập.

Điểm mặt lũ công cụ rải trước nhà, tôi ngao ngán phôn cho ông bạn Lời Ai Điếu. Những lần Văn Đoàn Độc Lập họp mặt trước đây, ông viết lên lời ai điếu thảm thiết của xã hội Việt Nam dưới chế độ cộng sản vẫn vượt qua được sự ngăn chặn của đám sai nha đến cụng li rượu với bầu bạn Văn Đoàn Độc Lập. Lần này ông cũng đành chịu chung cảnh bị cầm tù tại nhà như tôi.

Chặn cửa, trắng trợn vi phạm pháp luật, ngang nhiên tước đoạt quyền cơ bản của con người, quyền tự do đi lại, hèn hạ mang cả đám công cụ nhà nước nhiều như giăc cỏ và hung hăng như bầy kiến lửa bị phá ổ, quyết phá đám một sinh hoạt hợp pháp, bình thường của một tổ chức xã hội dân sự hiền lành, bé nhỏ.

Loại bỏ tác phẩm của các nhà văn tham gia Văn Đoàn Độc lập ra khỏi sách giáo khoa ngữ văn trong nhà trường là chống lại nhân dân, chống lại đất nước về văn hóa, làm méo mó, xấu xí, nghèo nàn gương mặt văn hóa đất nước với thế hệ trẻ hôm nay và ngày mai.

Lặng lẽ né tránh lối làm ăn nô lệ, làm thuê, giả dối, dong công chấm của hợp tác xã nông nghiệp, những người nông dân chân chính hăm hở nhận khoán chui vừa để giải phóng sức sản xuất, vừa để được thực sự làm chủ mảnh đất máu thịt, làm chủ con người mình và điều quan trọng hơn cả là được thực sự làm người nông dân, giữ được nhân cách, giữ được những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân truyền thống, được làm thiên chức lao động sáng tạo ra của cải, làm ra nhiều nhất, tốt nhất hạt lúa củ khoai nuôi xã hội.

Những nhà văn rời bỏ hợp tác xã văn chương của ông chủ nhiệm Hữu Thỉnh không còn nhân cách văn hóa, không còn nhân cách nhà văn, chỉ còn là nô bộc cho chính trị cũng là để thực sự được làm nhà văn có nhân cách, có lương tri, có trách nhiệm với nền văn hóa đất nước, có trách nhiệm với nhân dân, với đất nước.

Những nhà văn chân chính đều thấy bị xúc phạm khi ông Hữu Thỉnh chủ nhiệm hợp tác xã văn chương quốc doanh nhân danh các nhà văn nằn nì thảm thiết với Thủ tướng xin từ chiếc xe ô tô sớm đi tối về đến kì kèo xin bằng được từ tiền thuế nghèo của dân hết chục tỉ tiền này đến chục tỉ tiền khác chỉ để làm tha hóa các nhà văn. Những chục tỉ tiền rủng rỉnh từ thuế mồ hôi nước mắt của dân rót về hội Nhà Văn, hợp tác xã văn chương quốc doanh Hữu Thỉnh, đã tạo ra những cuộc chạy đua hối hả và bất tận.

Chạy đua vào hợp tác xã nhà văn Hữu Thỉnh để được vênh váo mang danh nhà văn, mang thẻ nhà văn. Chạy ! Chạy ! Chạy ! Nhiều cái tên quá xa lạ với văn chương, nhiều người viết vè, viết ngâm vịnh nhạt nhẽo bỗng trở trở thành "nhà văn" trong hợp tác xã văn chương Hữu Thỉnh.

Chạy ! Chạy ! Chạy ! Những người được hợp tác xã văn chương Hữu Thỉnh trao giải thưởng văn chương thực ra chỉ là những người có thế lực trong cuộc chạy đua còn quyết liệt, đông đảo và ồn ào hơn cả cuộc chạy đua vào hợp tác xã văn chương Hữu Thỉnh. Những nhà văn chân chính làm sao không bị xúc phạm khi những tập sách văn chương kém cỏi được tôn vinh chỉ vì người viết là kẻ thắng cuộc trong cuộc chạy đua ngoài văn chương đó.

Văn chương đòi hỏi sự phong phú đa dạng. Phong phú, đa dạng trào lưu, phong cách nghệ thuật. Phong phú, đa dạng cả quan niệm thái độ của nhà văn với cuộc sống, với thời cuộc, với chính trị. Sự phong phú, đa dạng là bản chất của nghệ thuật. Như tình yêu là bản chất của cuộc sống. Văn Đoàn Độc Lập xuất hiện chỉ làm phong phú thêm đời sống văn hóa đất nước, làm lành mạnh, khỏe khoắn nền văn học đang xanh xao, còi cọc, thiếu sự sống dưới sự trùm lớp của nền chính trị độc tài cộng sản. Văn Đoàn Độc Lập trả nhà văn về vị trí đích thực của nhà văn. Văn Đoàn Độc Lập đòi hỏi nhà văn phải là gương mặt văn hóa của đất nước, tác phẩm của nhà văn phải là tiếng nói chân thực của nhân dân, của cuộc sống chứ không phải là thứ minh họa nhạt nhẽo, thứ tụng ca sáo rỗng của chính trị.

Loại bỏ tác phẩm của các nhà văn trong tổ chức Văn Đoàn Độc Lập ra khỏi sách giáo khoa ngữ văn là việc làm nhỏ nhen, thiển cận và rất phi chính trị của những nhà chính trị cộng sản. Cũng như sách giáo khoa ngữ văn trong nhà trường suốt bao năm qua không có một chữ nhắc đến Hoàng Sa, Trường Sa, không một dòng nhắc đến lịch sử mở cõi của cha ông người Việt ở Hoàng Sa, Trường Sa là những người làm sách giáo khoa ngữ văn đã rắp tâm bán nước, loại bỏ Hoàng Sa, Trường Sa trong tâm hồn những thế hệ trẻ.

Rừng Xà Nu, Đường Chúng Ta Đi của nhà văn Nguyên Ngọc, chủ soái của Văn Đoàn Độc Lập là hào khí của một thời lịch sử bi tráng. Hào khí đó đã nâng một dân tộc đứng lên trong máu và nước mắt.

Với kí sự ngổn ngang tư liệu lịch sử viết lên Lời Ai Điếu, văn Lê Phú Khải là văn Tư Mã Thiên của thời bóng tối cộng sản trùm lên đất nước Việt Nam, đè lên số phận dân tộc Việt Nam đau thương.

Những đội binh nhà Lê, nhà Nguyễn vượt biển dữ đến nhận đất Hoàng Sa hôm qua, những người lính hải quân Việt Nam có mặt ở Trường Sa hôm nay là sự khẳng định chủ quyền Việt Nam với Hoàng Sa, Trường Sa trong lịch sử. Tiếng hát à ơi ru con :

Chiều chiều sóng dậy Biển Đông

Thương gái có chồng đi lính Hoàng Sa

là sự khẳng định chủ quyền Việt Nam ở Hoàng Sa, Trường Sa trong tâm hồn người Việt.

Những truyện ngắn và bút kí chân thực với hiện thực và giàu cảm xúc văn học viết về biển đảo, viết về Trường Sa trong những tập truyện ngắn Rừng Và Biển, Sự Tích Những Hòn Đảo và trong những tập bút kí Đảo Vàng, Một Thuở của Phạm Đình Trọng là sự khẳng định chủ quyền Việt Nam ở Hoàng Sa, Trường Sa trong văn học.

Nền giáo dục loại bỏ, ngăn chặn những tác phẩm văn chương đó, loại bỏ, ngăn chặn những tư cách nhà văn đó trong sách giáo khoa ngữ văn chỉ chứng tỏ đó là một nền giáo dục thấp kém, què quặt và độc tài.

Phạm Đình Trọng

(25/03/2018)

Published in Diễn đàn