Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Chiếc tàu Hải Dương Địa Chất 8 từ mấy tháng nay vẫn ngang dọc trên bãi Tư Chính thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, hôm qua 24/10/2019 đã tạm rời đi, nhưng mối đe dọa xâm lấn Biển Đông vẫn luôn đè nặng.

vnh1

Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng (Photo courtesy of Thanh Nien) Thanh Niên

Vừa qua tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng, ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa 11, nguyên phó ban Tuyên giáo Trung ương, đã có hai bài viết đầy tâm huyết về tình hình Biển Đông, gây tác động rộng rãi, đã được lan truyền nhanh chóng trên mạng. RFI hân hạnh được trao đổi với ông Vũ Ngọc Hoàng về vấn đề này.

RFI : Kính chào tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng, trước hết xin rất cảm ơn ông đã vui lòng dành thì giờ cho thính giả RFI hôm nay. Thưa ông, trong bài viết ông đã phản bác lý lẽ nếu kiện Trung Quốc sẽ tạo cớ cho Bắc Kinh gây chiến với Việt Nam…

Vũ Ngọc Hoàng : Trước đây trong bài viết đầu tiên tôi cũng đã nói về việc này. Quan điểm của tôi là phải kiện, nhưng cũng có những ý kiến khác. Người ta bảo mình và Trung Quốc đang "hữu nghị" với nhau, kiện là tạo cớ cho Trung Quốc lấn tới. Nhưng tôi phản bác, bây giờ họ chẳng cần hữu nghị gì cả, họ cứ đến lấn chiếm biển rồi xâm phạm liên tục như thế, còn mình cứ lệ thuộc vào "tình hữu nghị", không dám kiện người ta.

Mình càng nhân nhượng họ càng lấn tới ! Có thể có những lúc nhân nhượng với nhau việc này việc khác, nhưng không thể vi phạm nguyên tắc tôn trọng chủ quyền. Và việc nhân nhượng cũng phải dựa trên tình hữu nghị thực lòng, chứ không theo cái kiểu để cho một bên cứ lấn tới thì không được. Tôi không đồng ý với quan điểm đó và đã có nêu trong bài viết.

RFI : Thưa ông, có nghĩa đây là quyền tự vệ chính đáng của Việt Nam…

Vũ Ngọc Hoàng : Đúng thế, quyền tự vệ chính đáng, chứ đâu ai muốn kiện ai làm gì. Tự vệ thì phải dựa vào luật pháp quốc tế, vào dư luận của cộng đồng quốc tế, có người làm trọng tài một cách khách quan…Chứ chỉ còn giữa hai bên Việt Nam và Trung Quốc với nhau thì không xong.

Họ thì muốn song phương, không muốn đa phương. Nhưng thực tế đã chứng minh là song phương không giải quyết được, mà Trung Quốc thì cứ cưỡng ép. Thế nên phải quốc tế hóa, phải đa phương, chứ song phương không giải quyết được gì.

RFI : Nhưng nhiều người lo ngại về hệ quả của việc kiện trong khi Việt Nam đang lệ thuộc Trung Quốc về nhiều mặt ?

Vũ Ngọc Hoàng : Tôi nghĩ thế này. Trong quá trình quan hệ, có những mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau, có chuyện đó thật. Nhưng về cơ bản đến nay Việt Nam vẫn là một quốc gia độc lập có chủ quyền, chứ không phải là một thuộc quốc của Trung Quốc. Việt Nam có tự do độc lập của Việt Nam, nên có quyền kiện Trung Quốc chứ.

RFI : Thưa ông có ý kiến cho là Philippines đã kiện và đã thắng Trung Quốc, nhưng rốt cuộc Bắc Kinh đâu có chấp hành cho nên đi kiện làm gì, ông nghĩ thế nào ?

Vũ Ngọc Hoàng : Tôi nghĩ điều quan trọng nhất của việc kiện là làm cho rõ chân lý, đúng sai thuộc về bên nào, để làm cơ sở cho những cuộc đấu tranh tiếp theo. Trung Quốc cố tình không chấp nhận kết quả xử kiện, đó là việc của họ. Nhưng dư luận thế giới tiến bộ, dư luận loài người sẽ đứng về bên ứng xử có văn hóa, chứ không về phía liều lĩnh, bất chấp, ngang tàng…Đừng nghĩ rằng tòa xử cho thắng, sau đó Trung Quốc chấp hành hết, không có ý kiến gì, chuyện đó không thể có. Chúng ta đã quá biết bản chất của Trung Quốc rồi !

Tôi nghĩ là kiện sớm thì tốt hơn, càng sớm càng tốt, nhưng bây giờ vẫn chưa muộn. Đừng nghĩ là đã trễ nên không đặt vấn đề kiện nữa

RFI : Ông có thấy là báo chí và chính quyền Việt Nam rất ít nói về tình hình bãi Tư Chính, người dân Việt Nam không được thông tin về chủ quyền đất nước ?

Vũ Ngọc Hoàng : Tôi thấy gần đây báo chính thống đã bắt đầu nói, và thỉnh thoảng bộ Ngoại Giao lên tiếng. Theo quan điểm của tôi, đáng lý báo chí Việt Nam phải đưa tin nhiều hơn, đầy đủ và kịp thời, liên tục hơn. Vừa rồi thì báo chí Việt Nam cũng khá dè dặt. Cho đến bây giờ nhờ các kênh khác, thông tin trên mạng cộng với báo chính thống nên nhân dân Việt Nam cũng hiểu nhiều về tình hình đấy.

RFI : Nhưng trên mặt trận tuyên truyền hình như Trung Quốc đang chiếm ưu thế ?

Vũ Ngọc Hoàng : Đúng là Trung Quốc đẩy mạnh tuyên truyền, không phải mới gần đây mà nhiều năm nay họ đã nói về đường lưỡi bò, nói rằng Biển Đông là của họ… Bây giờ trên thực địa họ đưa tàu thăm dò đến, neo đậu ở đó. Trung Quốc tuyên truyền nhiều hơn Việt Nam.

Có người cho rằng điều quan trọng là lẽ phải thuộc về ta, nhưng tư duy đó không đúng. Cần phải nói cho mọi người hiểu, và cần phải nói nhiều hơn nữa cho rõ thông tin, để cộng đồng để người dân trong nước, kể cả nhân dân Trung Quốc và nhân dân thế giới biết. Nhân dân Trung Quốc nhiều người hiểu không đúng bởi vì lâu nay Bắc Kinh tuyên truyền một chiều. Thế nên tuyên truyền cho họ là điều rất cần. Tôi tiếc là các cơ quan chức năng, báo chí chưa làm thật tốt việc này.

RFI : Lúc trước trong vụ giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 Việt Nam lại tuyên truyền rất tốt, có các cơ quan báo chí quốc tế trong đó có báo chí Pháp đến tận nơi chứng kiến, còn lần này thì không thấy có động tĩnh gì.

Vũ Ngọc Hoàng : Tôi không biết vì sao bây giờ lại không mời báo chí nước ngoài, tôi cũng không rõ lý do. Chứ còn quan điểm của tôi là ngửa bài hết cho báo chí biết càng rộng rãi càng tốt thái độ và hành vi của Trung Quốc. Không việc gì mà phải hạn chế thông tin. Và tôi nghĩ chắc cũng có lý do khách quan nào đó.

RFI : Giờ đây Trung Quốc có vẻ lại càng ngang ngược hơn trước. Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam mà Bắc Kinh lại nói rằng thuộc chủ quyền của họ, và mới đây tại diễn đàn Hương Sơn còn tuyên bố là "lãnh thổ cố hữu" của Trung Quốc, "của tổ tiên để lại, không thể để mất một tấc"…

Vũ Ngọc Hoàng : Rất là ngạo mạn, ngang ngược, họ nói không biết ngượng ! Những người tự trọng không thể nói như thế được. Trước đây thì ít hơn, bây giờ ngay bãi Tư Chính họ cũng nói là của họ. Tất tần tật Biển Đông là của họ hết, và họ bảo Việt Nam là xâm phạm ! Vu cáo Việt Nam như thế mà họ nói một cách tự nhiên được. Tôi coi đó cũng là vấn đề văn hóa.

RFI : Thưa ông phải chăng như vậy họ đã quyết liệt hành động, vì họ cảm thấy Việt Nam có vẻ nhu nhược ?

Vũ Ngọc Hoàng : Họ quyết liệt, họ thô bạo, liều lĩnh và vô văn hóa. Họ nghĩ rằng như thế là thắng, nhưng tư duy của họ đã sai về chiến lược rồi ! Lịch sử nhân loại không thể được dẫn dắt bởi sự hung bạo. Tư duy họ sai, nhưng vì có sức mạnh nên họ cứ làm càn.

RFI : Trong tình trạng mạnh được yếu thua như thế này, Việt Nam có vẻ quá cô đơn trong việc bảo vệ chủ quyền của mình trên Biển Đông ?

Vũ Ngọc Hoàng : Cho nên tôi mới đề nghị là phải kiện, phải có liên minh và hợp tác với các nước, với những nước tôn trọng chủ quyền của Việt Nam. Cần phải kiện, phải đưa ra Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, cần phải làm cho cả thế giới biết chính nghĩa thuộc về đâu, kể cả liên minh để khai thác và bảo vệ vùng biển.

RFI : Dạ, nhưng người ta vẫn sợ nếu liên minh với một nước nào khác, đặc biệt là Mỹ chằng hạn, thì Trung Quốc có thể lấy cớ đó để tấn công Việt Nam…

Vũ Ngọc Hoàng : Tôi nghĩ không phải cứ có liên minh thì họ tấn công. Và thật ra liên minh kinh tế có thể tiến hành bất kỳ lúc nào, còn liên minh chiến đấu thì chỉ khi nào có xung đột mới xảy ra. Việc xung đột thì đó là Trung Quốc chủ động mà ? Họ muốn dùng sức mạnh quân sự để chiếm biển, còn Việt Nam là tự vệ, chứ không phải do Việt Nam gây ra. Có điều rất vô lý là khi tự vệ chính đáng thì lại bảo là "do anh tạo cớ nên tôi phải tấn công anh". Tự vệ sao lại là tạo cớ ? Đó là một lý lẽ chẳng khoa học gì cả.

RFI : Trong đảng Cộng Sản Việt Nam liệu có còn tư tưởng Trung Quốc dù sao cũng là nước xã hội chủ nghĩa, trong khi Mỹ là kẻ thù cũ ?

Vũ Ngọc Hoàng : Tôi nghĩ rằng cách suy nghĩ đó bây giờ cơ bản hết rồi, nếu có thì cũng cá biệt, ít thôi, chứ mọi người đã hiểu rồi. Mỹ thì đã là đối tác lâu nay. Chiến tranh giữa Việt Nam với Mỹ xảy ra cách đây đã nửa thế kỷ rồi, và còn cũ hơn cuộc chiến tranh với Trung Quốc ở biên giới phía bắc. Cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược ở biên giới còn mới hơn, và sau đó còn kéo dài mười năm nữa.

Với Mỹ thì lâu nay đã gọi nhau là đối tác toàn diện rồi. Từ ngày thiết lập đối tác toàn diện đến nay thì chúng tôi thấy là Mỹ cũng đàng hoàng, và quan hệ ngày càng tốt lên - tới giờ này tôi có nhận xét như vậy.

RFI : Như vậy chính Trung Quốc bằng sự hung hăng của mình đã đẩy Việt Nam về phía khác ?

Vũ Ngọc Hoàng : Đúng rồi, chính Trung Quốc chứ không ai khác đã đẩy cho Việt Nam xa ra. Họ vừa đẩy Việt Nam ra vì muốn chiếm biển, nhưng họ cũng không muốn xa hẳn mà vẫn trong tầm tay của họ. Tuy nhiên anh không thể muốn đủ thứ như vậy được, rẩt vô lý.

RFI : Tóm lại theo ông hiện tại Việt Nam cần phải làm những gì ?

Vũ Ngọc Hoàng : Trong bài viết  tôi cũng đã nói. Thứ nhất, Việt Nam phải tiếp tục thông tin cho nhân dân trong nước, nhân dân Trung Quốc và thế giới hiểu rõ. Thứ hai là đưa ra Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thảo luận, rồi kiện lên các tòa án trọng tài quốc tế. Đó là những công việc phải làm trước mắt.

RFI : Bên cạnh đó Việt Nam còn phải dân chủ hóa nữa phải không ạ ?

Vũ Ngọc Hoàng : À, phải nói như thế này. Dân chủ hóa là vấn đề chiến lược rất quan trọng, tôi cho đó là một trong những vấn đề cốt lõi mà đất nước Việt Nam phải quan tâm.

Từ ngày thành lập nước năm 1945 đã nêu ra khẩu hiệu, hồi đó đã đặt tên nước với từ "dân chủ" rồi mà. "Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa", mục tiêu đã được đưa ra sớm như vậy. Từ đó đến nay trên thực tế cũng có những bước tiến đáng ghi nhận, chứ không phải là không có tiến bộ gì.

Nhưng vẫn chưa xong, còn phải tiếp tục dân chủ hóa. Và chỉ có dân chủ mới tập hợp được cả dân tộc này để bảo vệ Tổ quốc và phát triển quốc gia. Dân chủ quan trọng như vậy đó, vừa là bản chất của một chế độ tốt đẹp, vừa là sức mạnh của dân tộc để giữ nước được trường tồn, vừa để phát triển tiến lên.

Muốn xây dựng xã hội tốt đẹp cũng là do nhân dân xây, và xây cho nhân dân, cho nên dân chủ là vấn đề của hiện tại và của tương lai. Đừng nghĩ chỉ giải quyết mấy bữa, mấy năm là xong. Không, đó là một câu chuyện dài và phải phấn đấu liên tục, tích cực để đạt được mục tiêu dân chủ.

RFI : Chúng tôi xin chân thành cảm ơn tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng, nguyên phó ban Tuyên giáo Trung ương, đã vui lòng dành thì giờ trả lời phỏng vấn của RFI Việt ngữ.

Thụy My thực hiện

Nguồn : RFI, 26/10/2019

Tham khảo :

1. Vũ Ngọc Hoàng, Trao đổi tiếp về chuyện Biển Đông

2. Vũ Ngọc Hoàng, Trao đổi nhanh về chuyện Biển Đông

Published in Diễn đàn
mardi, 10 octobre 2017 12:42

Kiểm soát quyền lực

Phần 1

Có những người bán rẻ Tổ quốc vì quyền lợi cá nhân

Có những người lúc đầu khi chưa có quyền lực thì tốt, nhưng sau đó, khi đã có quyền lực trong tay thì dần dần trở nên hư hỏng, thành người xấu ; thậm chí đến mức có thể phản bội nhân dân, bán rẻ Tổ quốc vì ngai vàng của cá nhân.

quyenluc1

Có những người có quyền lực trong tay trở nên tha hóa. Ảnh minh họa : Shutterstock/Thanh niên

Quyền lực như "con ngựa" bất kham, người không đủ nhân cách mà giao cho họ cầm cương thì nó sẽ tung phá, gây đổ ngã và làm chết cả người ngồi trên yên ngựa. Quyền lực là "con dao" hai lưỡi, có thể phục vụ cho đời và cũng có thể làm hại đất nước nếu rơi vào tay những kẻ bất tài, tham lam.

Năm 2011, Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề cập, dù là mới thoáng qua, việc kiểm soát quyền lực. Rất tiếc là chủ trương đó chưa được triển khai thực hiện cụ thể. Trước và trong Đại hội XII, Tổng Bí thư của Đảng ít nhất đã hai lần nhấn mạnh phải kiểm soát quyền lực.

Gần hai năm trước, trong bài "Tham vọng quyền lực và sự tha hóa", tôi có viết ý kiến về kiểm soát quyền lực và trả lời phỏng vấn của báo chí về việc này. Thời gian gần đây một số tờ báo có đặt vấn đề phỏng vấn tôi yêu cầu nói tiếp ý kiến về kiểm soát quyền lực. Đó là lý do khiến tôi viết tiếp bài này trao đổi thêm để bạn đọc tham khảo.

Câu hỏi trước tiên cần nói thêm là vì sao phải kiểm soát quyền lực ? nếu không kiểm soát quyền lực thì sẽ thế nào ?

Mặt tiêu cực của quyền lực

Quyền lực vốn là của cộng đồng nhân dân, khởi đầu là thế, và mãi mãi cũng là thế, không phải của thần linh, không phải của bất kỳ cá nhân ai, của một gia đình trị hoặc một tộc họ nào ; cũng không phải của bất kỳ một tổ chức nào khác.

Từ lâu Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận thức được và đã nhiều lần khẳng định trong các Nghị quyết rằng quyền lực thuộc về nhân dân. Nhân dân không trực tiếp nắm giữ tất cả, mà chỉ nắm giữ một số vấn đề then chốt (sẽ nói sau), còn lại là ủy quyền cho nhà nước quản lý và sử dụng quyền lực để bảo vệ và phục vụ nhân dân, kiến tạo một quốc gia phát triển.

Tuy nhiên, trong lịch sử, đã từng có không ít trường hợp những người (hoặc nhóm người) bằng các thủ đoạn chính trị đã cướp đoạt quyền lực của nhân dân, biến nhân dân thành đối tượng bị cai trị. Nhân dân sau khi ủy quyền thì mất quyền, còn người được ủy quyền thì dần dần bị quyền lực làm tha hóa. Họ sử dụng quyền lực không phải để bảo vệ và phục vụ nhân dân như mục đích ban đầu, mà để phục vụ lợi ích của cá nhân, gia đình, dòng họ, cho một nhóm người, họ quay lại ức hiếp nhân dân, biến nhân dân từ chủ nhân của quyền lực thành đối tượng bị chèn ép, bị ức hiếp, bị tước đoạt.

Ở bất kỳ đâu và bất kỳ lúc nào, quyền lực cũng luôn có hai mặt. Mặt tích cực, nó là công cụ hữu hiệu bậc nhất để tập hợp lực lượng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng một xã hội tốt đẹp, nếu như quyền lực ấy được trao cho những con người có nhân cách tốt.

Mặt tiêu cực, nó luôn làm tha hóa những con người và bộ máy sử dụng quyền lực nhưng lại yếu kém về nhân cách và không có cơ chế tốt để kiểm soát quyền lực. Sự tha hóa như vậy có từ trong bản chất tự nhiên của con người và quyền lực. Có những người lúc đầu (khi chưa có quyền lực) thì tốt, nhưng sau đó, khi đã có quyền lực trong tay thì dần dần trở nên hư hỏng, thành người xấu ; thậm chí đến mức có thể phản bội nhân dân, bán rẻ Tổ quốc vì ngai vàng của cá nhân.

Cá biệt có những người thay đổi bản chất rất nhanh, chỉ sau một lần bỏ phiếu, họ gần như trở thành một người khác hẳn, từ dáng đi, cách nói, cách bắt tay. Họ khệnh khạng hơn, có vẻ "oai vệ" hơn, "bề trên" hơn. Khi người ta đến được đỉnh cao của "chiến thắng" trong quyền lực thì đấy là lúc người ta bắt đầu thua, mà trước tiên là thua chính mình.

Trên đỉnh cao của quyền lực ít ai nhìn thấy tai họa ẩn chứa vốn có từ bên trong quyền lực ấy, nếu không phải là người lãnh đạo có nhân cách lớn, minh triết uyên thâm, có khả năng vượt qua chính mình và ma lực cám dỗ của quyền lực, để tịnh tâm nhìn xa trông rộng. Khi đã có trong tay tất cả thì đấy cũng là lúc tự mình bắt đầu đánh mất dần.

Tha hóa quyền lực dẫn đến sụp đổ chế độ

Việc kiểm soát quyền lực trước tiên là để bảo đảm cho quyền lực luôn thuộc về đúng chủ nhân của nó, tức là thuộc về nhân dân, được sử dụng đúng mục đích, không bị lợi dụng, lạm quyền. Khi quyền lực bị lạm dụng thì tất yếu sẽ tha hóa bộ máy cầm quyền, và cũng là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến tha hóa đạo đức xã hội.

Sự tha hóa quyền lực tất yếu sẽ dẫn đến sụp đổ chế độ chính trị. Nếu sự tha hóa ấy không dừng lại và lành mạnh hóa thì sụp đổ là không thể khác, chỉ còn là vấn đề thời gian. Sự sụp đổ ấy chính là tự đổ, không phải do ai phá và cũng không ai cản nổi.

Có những suy nghĩ rất ấu trĩ sai lầm khi cho rằng nắm cho chắc lực lượng vũ trang là có thể đẩy lùi sự sụp đổ. Không đâu ! Liên Xô ngày trước cả quân đội và lực lượng an ninh KGB còn rất mạnh, bậc nhất thế giới, vậy mà đến một lúc, khi sự tha hóa đã đến ngưỡng, thì cả một chế độ được cho là thành trì ấy bỗng chốc đổ ào, đến mức không tưởng tượng được, không hiểu nổi.

Nhiều người đã giải thích rằng do địch phá bằng "diễn biến hòa bình"... Không phải như thế đâu ! Đấy là cách giải thích miễn cưỡng, không có cơ sở khoa học, tự trấn an mình. Địch thì lúc nào mà chả phá ta ? Do phá ta nên nó mới là địch. Địch mà không phá ta mới là chuyện lạ.

Phá là việc của địch, còn ngã đổ là chuyện của ta. Nếu cử đổ lỗi cho địch thì rồi chẳng biết cách nào mà sửa. Địch phá Liên Xô ư ? Phá sao bằng thời kỳ trước đó, khi 14 nước đế quốc tập trung bao vây nhà nước nhân dân còn non trẻ, rồi nội chiến, rồi chủ nghĩa phát-xít đã tập trung cao độ lực lượng với nửa nghìn sư đoàn thiện chiến trong đại chiến thế giới lần thứ 2 để tiêu diệt Liên Xô, nhưng không tiêu diệt được.

Ngược lại, Liên Xô đã lớn mạnh thành một cường quốc hàng đầu thế giới. Sao bây giờ địch giỏi vậy, tài tình vậy, chẳng tốn một viên đạn mà Liên Xô vẫn đổ ào không cứu vãn được, cứ như một cơn đột quỵ dữ dội và bất ngờ. Địch mà giỏi như vậy thì thật đáng kính phục ?

Những nhà tuyên truyền "ngây thơ" đã vô tình tâng bốc địch, vậy mà cứ tưởng thế mới là có lập trường địch - ta. Bản chất của vấn đề Liên Xô đổ là tự đổ, do tha hóa quyền lực mà đổ, do không thể tự đứng được nữa mà đổ, do thối nát mà đổ, chứ chẳng phải ai xô ngã được.

Tham nhũng, lợi ích nhóm lan cả vào chốn thiêng liêng

Đặc điểm chính trị quan trọng nhất của xã hội xã hội chủ nghĩa chân chính là quyền lực thật sự và luôn luôn thuộc về nhân dân. Chỉ khi ấy mới có một nền chính trị thật sự tốt đẹp và bền vững.

Thực tế lịch sử nhân loại đã cho thấy : nhà nước của chủ nô, của vua và các tập đoàn phong kiến, nhà nước của quan lại tha hóa (như Liên Xô giai đoạn sau chẳng hạn) và nhà nước của tài phiệt (tư bản hoang dã thời kỳ đầu) cuối cùng đều phải ngã đổ và kết thúc. Chỉ có nhà nước của dân, thật sự của dân, thì mới bền vững lâu dài, vì dân là vạn đại.

Vì vậy, việc kiểm soát quyền lực vừa là giá trị nhân văn của một xã hội tiến bộ, phòng chống sự tha hóa của Nhà nước và xã hội, đồng thời là để thực hiện mục tiêu xã hội chủ nghĩa chân chính, để có được một nhà nước bền vững lâu dài phục vụ nhân dân.

Khi quyền lực không được kiểm soát thì mặt trái của nó chính là tác nhân quan trọng nhất làm tha hóa cán bộ, tha hóa những con người được trao quyền lực, rồi tha hóa cả bộ máy, làm cho bộ máy bị biến chất, không còn là nhà nước của dân, mà dần dần thành nhà nước phản bội nhân dân.

Trong bất kỳ điều kiện nào, sự tha hóa quyền lực ở cán bộ và các cơ quan lãnh đạo quản lý, đều là nguyên nhân lớn nhất làm cho đạo đức xã hội xuống cấp, văn hóa suy đồi, dân tộc bị mất dần sức mạnh nội sinh, xã hội trì trệ và quốc gia không thể hưng thịnh, không có đủ sức mạnh để bảo vệ Tổ quốc, mục tiêu xã hội chủ nghĩa tốt đẹp mà nhiều người đã từng mong ước cũng trở nên xa vời và mơ hồ.

Lịch sử nước ta đã từng có nhiều lần do tha hóa quyền lực mà dẫn đến mất nước. Hầu hết các triều đại phong kiến Việt Nam đã từng bị sụp đổ vì tha hóa quyền lực. Triều đại sau được dân chúng ủng hộ lên thay, rồi cũng tha hóa tương tự, lặp lại như cũ. Ngay cả những triều đại đã một thời rất huy hoàng, có công lao to lớn bậc nhất với lịch sử dân tộc nhưng sau đó cũng tha hóa và sụp đổ (như nhà Lý, nhà Trần, Hậu Lê và Tây Sơn chẳng hạn).

Nhiều năm qua lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta đã rất nhiều lần đề ra chủ trương và kêu gọi phải chống tham nhũng, chống "lợi ích nhóm" tiêu cực, cũng đã mất nhiều công sức cho công việc khó khăn và vất vả này, nhưng kết quả vẫn còn rất hạn chế. Tình hình tham nhũng, "lợi ích nhóm" chẳng những không dừng lại, mà đang còn khá phổ biến và phức tạp, gây nhức nhối xã hội, đau đầu các cơ quan lãnh đạo đất nước. 

Nó cứ lan rộng dần vào tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, của công việc quản lý và quản trị quốc gia, vào ngay trong các lĩnh vực mà trước đến nay thường được cho là trong sạch, thiêng liêng (như lĩnh vực dạy người, cứu người, an ninh quốc gia, nắm cán cân công lý để bảo vệ sự nghiêm minh, kể cả cơ quan ở cấp cao, cả nhà thờ, chùa chiền, cả lĩnh vực làm từ thiện, nhân đạo, chính sách đền ơn đáp nghĩa…).

Điều đó có nguyên nhân trực tiếp quan trọng nhất là chưa làm tốt việc kiểm soát quyền lực, nói thẳng và mạnh hơn là quyền lực về cơ bản chưa được kiểm soát, từ đó dẫn đến tha hóa cán bộ và các tổ chức trong bộ máy lãnh đạo quản lý.

Vũ Ngọc Hoàng

Nguồn : TuanVietnamNet, 22/09/2016

***************

Phần 2

Nhiều việc bị lấy cớ là 'nhạy cảm' để không minh bạch thông tin

Ở Việt Nam còn rất nhiều việc chưa được minh bạch, kể cả việc nhỏ và việc lớn, kể cả những chủ trương, quyết định và những vụ việc tiêu cực, tham nhũng, sai lầm. Nhiều việc được cho là "nhạy cảm" để lấy cớ đó không minh bạch thông tin.

Trong phần 1, tôi đã nói về lý do phải kiểm soát quyền lực. Trong phần 2 này, tôi xin góp bàn về quyền lực cần được kiểm soát như thế nào, bằng cách nào ?

quyenluc2

Còn rất nhiều việc chưa được minh bạch, kể cả những chủ trương, quyết định và những vụ việc tiêu cực, tham nhũng, sai lầm. Ảnh minh họa

Trước tiên phải thấm nhuần sâu sắc quan điểm quyền lực tối cao thuộc về nhân dân. Lời ấy không phải là hô khẩu hiệu, mà phải được thấm sâu trong hệ thống chính trị và trong cộng đồng nhân dân. Mọi người phải ý thức rõ ràng và đầy đủ về quan điểm ấy, thường xuyên thể hiện bằng hành động thực tế.

Bảo đảm việc lập hiến là của toàn dân (thông qua cử tri toàn quốc), nhân dân phải trực tiếp quyết định những vấn đề cơ bản của Hiến pháp (chứ không phải là nhân dân góp ý để Quốc hội xem xét). Phải trưng cầu dân ý đối với những vấn đề quan trọng của đất nước. Tiến tới Chủ tịch nước phải do nhân dân trực tiếp bầu (chứ không phải Quốc hội).

Kiểm soát bằng chính quyền lực Nhà nước

Tiếp theo, quyền lực phải được kiểm soát bằng chính quyền lực Nhà nước, quy định trong Hiến pháp và các luật liên quan về cơ cấu và chức năng, nhiệm vụ của bộ máy nhà nước, trong đó có sự phân quyền giữa ba nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp, các nhánh ấy độc lập tương đối với nhau, giám sát chéo và điều chỉnh lẫn nhau, nhằm hạn chế sai lầm, hoặc khi có sai lầm thì được phát hiện và điều chỉnh, khắc phục sớm nhất.

Nói chung, các nhà nước phong kiến chưa giải quyết được việc kiểm soát quyền lực, mặc dù có lúc đã có một số quy định tiến bộ, manh nha của kiểm soát quyền lực. Luật lệ của triều đình có những quy định cấm các quan không được làm.

Một số triều đại đã từng có các quan ngự sử ghi chép trung thực, khách quan mọi việc liên quan đến các quyết định và ứng xử của nhà vua, của triều đình để lịch sử đánh giá, phán xét công, tội. Vua cũng không được kiểm duyệt các ghi chép này. Có các gián quan để can gián vua không làm việc sai ; có trống để thần dân kêu oan ; có "quan tòa" liêm chính để phán xử đúng sai…

Tuy nhiên, về cơ bản vẫn chưa giải quyết được vấn đề kiểm soát quyền lực. Nguyên nhân là do quyền lực tập trung vào tay vua và hoàng tộc, vua bảo chết thì phải chết, ý vua là ý trời, ý vua là pháp luật, còn nhân dân chỉ là đối tượng bị cai trị, không có quyền tự do, kể cả quyền sống, trái ý vua thì tùy theo mức độ và sự nóng giận của vua mà bị trị tội, kể cả tru di tam tộc.

Thời kỳ đầu của chế độ tư bản cũng vậy, quyền lực tập trung vào tay những người giàu có và cũng không được kiểm soát. Khi chế độ tư bản phát triển đến một mức độ nhất định, đáng kể, có những bước tiến quan trọng về dân chủ xã hội, cộng với sự phát triển của các hệ tư tưởng, nhất là lĩnh vực triết học, làm thay đổi nhận thức và tư duy chính trị, thì quyền lực mới được kiểm soát đáng kể, và ngày nay vẫn đang phải tiếp tục hoàn thiện.

Phương pháp tiếp cận của nước ta lâu nay đối với vấn đề này chưa phải đã tốt, quyền lực nhìn chung chưa được kiểm soát chặt chẽ, thậm chí không ít trường hợp hầu như không có kiểm soát, và trên thực tế, việc lạm dụng quyền lực đã rất nhiều. Chính nó đã tạo nên sự tha hóa đến độ rất phức tạp.

Gần đây Tổng Bí thư nói nhiều lần về việc kiểm soát quyền lực. Chúng ta có thể không dùng cụm từ "Tam quyền phân lập", không tiếp thu theo kiểu bê nguyên, rập khuôn máy móc mô hình này của các nước phương Tây, vì mỗi quốc gia có đặc điểm văn hóa và ở giai đoạn phát triển khác nhau. Nhưng riêng về vấn đề kiểm soát quyền lực trong đó thì rất nên nghiên cứu một cách thật nghiêm túc.

Đồng thời với việc phân quyền một cách khoa học giữa ba nhánh nói trên, còn có sự phân công và kiểm soát lẫn nhau giữa các bộ phận trong cùng một nhánh, nhất là hành pháp và tư pháp.

Thật sự tạo điều kiện để nhân dân hạnh phúc

Tiếp theo, kiểm soát quyền lực thông qua việc thực thi rộng rãi quyền dân chủ ; kể cả hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện và dân chủ tham dự ; thông qua chế độ tranh cử, đề bạt và miễn nhiệm cán bộ ; minh bạch thông tin và trách nhiệm giải trình của các tổ chức và cá nhân được giao quyền lực ; sự giám sát của công luận, của nhân dân ; tự do tư tưởng và tự do ngôn luận để thể hiện chính kiến của những con người tham gia làm chủ đất nước.

Trong đó, cần phát huy tốt vai trò của xã hội dân sự lành mạnh. Ở đây, cần hiểu cho đúng xã hội dân sự với tư cách là các tổ chức và phong trào lành mạnh, hợp pháp, do nhân dân tự giác và tự nguyện lập ra. Nó không phải là một hình thái kinh tế - xã hội nào mà là một bộ phận hợp thành của xã hội hiện tại ; không phải là tổ chức của nhà nước mà ngân sách phải cấp kinh phí và cũng không phải là đơn vị kinh tế hoạt động vì mục đích lợi nhuận.

Các tổ chức này ra đời và tồn tại nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng xã hội ; nó là phương thức rất quan trọng để thực thi quyền dân chủ của nhân dân. Nó đã từng tồn tại và đang tồn tại trong xã hội Việt Nam truyền thống trước đây và trong xã hội Việt Nam hiện tại, tất nhiên là chưa hoàn chỉnh, chưa hiện đại.

Nhân dân có quyền chất vấn, yêu cầu cơ quan nhà nước phải giải trình ; có quyền phản đối những việc làm mà nhân dân cho là sai trái ; có quyền yêu cầu cán bộ từ chức hoặc bị cách chức… Các cơ quan nhà nước phải có trách nhiệm lắng nghe, điều tra xác minh, tiếp thu, trả lời, giải trình, không được ngăn cản cấm đoán nhân dân thể hiện chính kiến một cách ôn hòa.

Phải khuyến khích công luận lên tiếng phê phán, phản đối những việc sai trái (kể cả của lãnh đạo) để tăng sức đề kháng của cơ thể xã hội. Ở đâu và khi nào mà công luận bị hạn chế, ngăn cản thì ở đó và lúc ấy cơ thể xã hội đang giảm sức đề kháng (đến một lúc bệnh nặng dần, trở thành liệt kháng - đó chính là căn bệnh HIV chết người).

Trong một xã hội tiến bộ, việc minh bạch thông tin có vị trí rất quan trọng, mọi người dân đều có quyền tiếp cận thông tin, không ai được bưng bít thông tin, giống như "ánh sáng ban ngày" thay cho "đêm tối", để cái xấu, cái ác không còn nơi ẩn nấp, phải lộ rõ nguyên hình. Lâu nay ở Việt Nam ta còn rất nhiều việc chưa được minh bạch, kể cả việc nhỏ và việc lớn, kể cả những chủ trương, quyết định và những vụ việc tiêu cực, tham nhũng, sai lầm.

Chính sự không minh bạch này đã làm cho nhân dân nghi ngờ, mất lòng tin. Nghi ngờ dung túng, bao che, cùng "lợi ích nhóm". Nhiều việc được cho là "nhạy cảm" để lấy cớ đó mà không minh bạch thông tin. Chính việc không minh bạch ấy đã làm hạn chế hiệu quả của cuộc chiến chống tham nhũng và "lợi ích nhóm", nếu như không muốn nói rằng nó cản trở các công việc ấy.

Một nhà nước của dân, cớ sao không báo cáo đầy đủ cho nhân dân biết ? Nếu lãnh đạo không có ai dính dáng gì tiêu cực trong đó thì tại sao lại sợ minh bạch ? Muốn minh bạch thông tin thì lãnh đạo Đảng và Nhà nước phải mở rộng hành lang hơn nữa cho tự do ngôn luận và báo chí, còn bản thân báo chí cũng phải dũng cảm, bản lĩnh và nâng cao đạo đức nghề nghiệp, nhà báo dám dấn thân cho lẽ phải và không để bị mua chuộc.

Cũng có ý kiến lo ngại rằng, khi minh bạch thông tin về các vụ việc thì nhân dân sẽ mất lòng tin hơn nữa. Tôi không nghĩ như vậy ? Không minh bạch mới làm mất lòng tin. Ai cũng có quyền nghi ngờ cả. Và người lãnh đạo tốt cũng mang tiếng lây. Không dám minh bạch vì sợ mất lòng tin thì đó là thứ lòng tin bị đánh lừa, lòng tin nhầm lẫn.

Văn học nghệ thuật cũng cần phải tích cực tham gia "trừ gian" để góp phần "tải đạo" theo các giá trị nhân bản và phương pháp nghệ thuật phù hợp. Để thực thi dân chủ, việc đầu tiên là thật sự tạo điều kiện cho nhân dân được mở miệng. Đó là cách nói mộc mạc dễ hiểu nhưng là chân lý của Hồ Chí Minh.

Nhà nước rất cần nghiên cứu chỉnh sửa các điều luật về tội "Tuyên truyền chống nhà nước" để cho nhân dân với tư cách là "ông chủ" được tự do phê bình đối với bộ máy và cán bộ phục vụ nhân dân, không để cho "đầy tớ" lợi dụng những quy định chưa chặt chẽ mà quy chụp, tống giam "ông chủ", làm thay đổi bản chất của nhà nước nhân dân. Tất nhiên đồng thời phải chống loạn ngôn, chống vu cáo và xúc phạm các cá nhân và tổ chức, vi phạm tự do của người khác, kể cả nhân dân và người lãnh đạo.

Lãnh đạo chủ chốt phải qua tranh cử

Công tác cán bộ lâu nay, bên cạnh những mặt làm được, nhìn chung trong hệ thống chính trị chưa tuyển chọn và sử dụng được nhân tài. Lịch sử nước ta đã nhiều lần lặp đi lặp lại như vậy.

Trong chiến tranh, với sức mạnh thiêng liêng của hồn nước, nhân tài tụ về dưới cờ khởi nghĩa để chiến đấu vì mẹ hiền Tổ quốc. Đến khi hòa bình thì nhân tài, trung thần thưa vắng dần, còn nịnh thần thì chui vào ngày càng nhiều trong triều chính, dẫn đến tha hóa quyền lực và sụp đổ.

Cách làm công tác cán bộ chủ yếu là sắp đặt theo ý chí và cách tư duy còn nhiều chủ quan của người lãnh đạo. Không ít trường hợp sắp xếp cán bộ theo quan hệ, hậu duệ, "lợi ích nhóm" ; bị đồng tiền chi phối, thậm chí đồng tiền đã quyết định trong nhiều trường hợp ; đề bạt con cháu, đồ đệ và những người ăn cánh.

Từ xưa tới nay, chế độ và triều đại nào cũng vậy, nạn mua bán chức quan là một trong các biểu hiện tha hóa quyền lực nguy hại nhất. Ở Việt Nam, nhiều năm rồi, cụm từ "buôn quan", "buôn vua" đã xuất hiện, tồn tại và lan truyền. Ngôn ngữ không ngẫu nhiên mà có. Nó ra đời để phản ánh một thực trạng trong đời sống chính trị - xã hội.

Đến nay nạn chạy chức, chạy quyền đã trở nên khá phổ biến, có những trường hợp cứ như là đương nhiên, rất đáng lo ngại, kể cả ở những lĩnh vực hệ trọng. Công tác cán bộ chưa có được một cơ chế khoa học để tuyển chọn và sử dụng được nhân tài, tư tưởng phong kiến còn ảnh hưởng nặng nề và những năm gần đây lại cộng với mặt trái của cơ chế thị trường và sự tha hóa quyền lực.

Cần đổi mới mạnh mẽ và căn bản công tác cán bộ theo hướng cán bộ lãnh đạo chủ chốt phải qua tranh cử trong môi trường thật sự tôn trọng ứng cử tự do và đề cử của các tổ chức chính trị - xã hội ; chọn cán bộ chuyên môn phải qua thi tuyển, thực chất và nghiêm túc, khách quan, vừa mở rộng dân chủ, vừa tăng trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác cán bộ.

Đó cũng là cách để nhân dân và đông đảo cán bộ tham gia giám sát quyền lực trong việc giao quyền lực cho cán bộ. Nâng cao chất lượng của đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp lựa chọn những người có năng lực và bản lĩnh làm đại biểu chân chính và xứng đáng của nhân dân, dám nói tiếng nói trung trực đấu tranh bảo vệ lợi ích của nhân dân.

Khi các đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp đã được nhân dân bầu chọn thì phải toàn tâm toàn ý, một lòng một dạ phục vụ nhân dân, lắng nghe nhân dân, nói tiếng nói của nhân dân, biểu quyết vì nhân dân. Tiến tới công khai cho nhân dân biết các đại biểu ấy biểu quyết thế nào đối với những công việc mà nhân dân bức xúc quan tâm, để giám sát sự trung thành với dân.

Tổ chức Đảng phải làm nòng cốt kiểm soát quyền lực

Nếu các đại biểu ấy là đảng viên thì càng phải gương mẫu thức hiện ý dân, coi lòng dân là sơ sở quan trọng nhất để hành động - đó là nguyên tắc cao nhất. Tổ chức Đảng đã giao cho đảng viên nhiệm vụ làm đại biểu chân chính của nhân dân, đảng viên cứ thế mà hành động ; tổ chức Đảng không cầm tay chỉ việc, không yêu cầu đảng viên phải biểu quyết và phát ngôn cụ thể theo ý kiến cấp ủy.

Trung thành với nguyện vọng của dân, nói tiếng nói của dân - đó chính là nhân cách và ý thức đảng viên chân chính. Đảng vì nhân dân mà hành động chứ không vì cái gì khác, không để cho "nhóm lợi ích" chi phối và thao túng.

Sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng lâu nay không ít trường hợp đã sử dụng biện pháp hành chính và quyền lực, thậm chí đã trở thành cơ quan quyền lực cao nhất trên thực chất, và cũng chưa có cơ chế kiểm soát quyền lực.

Với cách này, nếu kéo dài thì tổ chức Đảng sẽ bị quyền lực làm tha hóa, vừa hỏng công việc lãnh đạo đất nước, vừa hỏng bản thân tổ chức Đảng. Cần đổi mới một cách căn bản nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng theo hướng Đảng không làm thay, không chồng chéo với công việc Nhà nước, nhất là việc sử dụng quyền lực, mà chuyển mạnh sang lãnh đạo chủ yếu bằng các giá trị văn hóa, từ chủ trương hợp lòng dân đến noi gương và thuyết phục, không áp đặt một chiều bằng biện pháp tổ chức, hành chính và quyền lực.

Đảng phải đại diện chân chính và xứng đáng nhất cho ngọn cờ dân chủ ; phát hiện và chọn lựa cho được các hiền tài để giới thiệu với nhân dân. Đó cũng là cách làm truyền thống mà trước đây, trong điều kiện chưa cầm quyền, Đảng đã từng sử dụng để trở thành một Đảng lãnh đạo của nhân dân.

Bản thân trong tổ chức của Đảng cũng cần phải có cơ quan do đại hội cử ra để giám sát cán bộ lãnh đạo về nhân cách và việc sử dụng quyền lực. Tổ chức Đảng không đứng lệch về phía quyền lực và sử dụng quyền lực nhà nước, mà nghiêng về phía nhân dân, tập trung lãnh đạo và làm nòng cốt trong kiểm soát quyền lực, thực hành dân chủ rộng rãi và phát huy vai trò các tổ chức của xã hội dân sự lành mạnh để tham gia xây dựng, bảo đảm cho nhà nước thật sự là nhà nước của nhân dân - là mục tiêu xây dựng nhà nước mà Đảng nói lâu nay.

Vũ Ngọc Hoàng

Nguồn : TuanVietnamNet, 23/09/2017

Published in Diễn đàn
mercredi, 05 juillet 2017 19:06

Tự diễn biến có cả tốt và xấu

Cụm từ 'tự diễn biến, tự chuyển hóa' vốn thường được truyền thông ở Việt Nam nêu ra để răn đe và yêu cầu ngăn chặn, nhưng một cựu quan chức Đảng cao cấp vừa nêu 'tự diễn biến' có cả hướng tốt và hướng xấu.

tu1

Ông Vũ Ngọc Hoàng từng là Ủy viên trung ương Đảng, Phó Ban thường trực của Ban Tuyên giáo trung ương

Trong một bài trên báo Tuyên Giáo số tháng 6/2017, nguyên phó trưởng Ban Tuyên giáo trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, ông Vũ Ngọc Hoàng đã đặt lại và mở rộng vấn đề này để phê phán 'tự diễn biến, tự chuyển hóa theo hướng xấu' do các lợi ích nhóm gây nên.

Hiện nay ở Việt Nam có hai cách nghĩ, kể cả trong giới lãnh đạo về "tự diễn biến".

Một là niềm tin rằng đây là biểu hiện của "thoái hóa tư tưởng", khiến cán bộ cộng sản thụ động bị "đổi màu".

Hai là ý kiến nói có những thế lực thù địch nào đó đang thúc đẩy "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" một cách "thâm độc, nguy hiểm".

Nhưng ông Vũ Ngọc Hoàng, viết bài từ Quảng Nam, cho rằng tự diễn biến, tự chuyển hóa theo hướng tốt "là sự vận động tự nhiên, theo đúng quy luật khách quan".

Đặc biệt, ông bác bỏ một quan điểm khá phổ biến tại Việt Nam từ ngày Đổi Mới là cần ủng hộ cách làm "tham nhũng nhưng được việc".

"Mấy năm trước cũng có một số ý kiến cho rằng có những người tuy có "lợi ích nhóm" nhưng họ có khả năng đổi mới thì nên giao cho họ làm, tham nhũng đủ rồi thì không tham nhũng nữa, còn tốt hơn là không "lợi ích nhóm" nhưng bảo thủ trì trệ ?"

Ông cho rằng "chẳng thể nào có thể dẫn dắt xã hội đi theo hướng tốt bằng những động cơ xấu, cá nhân chủ nghĩa và bè phái vụ lợi".

Tuy thế, ông Vũ Ngọc Hoàng cũng phê phán cả phái quan phương, bảo thủ, giáo điều, và mạnh dạn cho rằng cứ như thế cũng sẽ dẫn tới sự tan rã của hệ thống.

"Nếu như chủ quan, bảo thủ, bất chấp khoa học, không đủ nhạy bén và thông minh để nhìn ra lẽ đúng thì cũng có thể sai lầm, dẫn xã hội đi theo hướng xấu, thậm chí là đến bờ vực của sụp đổ, dù không cố tình như vậy".

Ông lên tiếng bảo vệ cho tư duy tự do, và cảnh báo việc quy kết cho những ý tưởng mới là sai trái, dù chưa có hành động.

"Suy nghĩ, tư tưởng của con người là cái tự do. Xã hội không thể không có tự do về tư tưởng. Chỉ có chế độ toàn trị mới quản lý, giám sát tư tưởng của con người".

"Mà toàn trị là thứ chống lại tự do - giá trị thiêng liêng đối với cuộc sống của con người. Toàn trị không phải là chế độ dân chủ và tiến bộ, mà là một chế độ lạc hậu, xa lạ và trái ngược với chủ nghĩa xã hội".

Đánh chú ý hơn, dù làm việc nhiều năm trong ngành tuyên giáo của Đảng Cộng sản, ông cho rằng "những ý muốn chủ quan, giáo điều, bảo thủ, không đủ cơ sở khoa học, thì chưa phải là căn cứ khoa học, cùng lắm thì đó cũng mới là ý kiến tư biện có lô-gich".

"Nếu diễn biến và chuyển hóa theo hướng tốt thì chẳng có gì đáng phải lo ngại..".

Ám ảnh Liên Xô tan rã

tu2

Ba lãnh đạo, Leonid Kravchuk (Ukraine), và Stanistav Shushkevich (Belarus - ngồi bên trái), cùng Boris Yeltsin (Nga- bìa phải) ký văn bản giải tán Liên bang Xô Viết

Chủ đề 'tự diễn biến' được bộ máy của Đảng Cộng sản nêu ra ở Việt Nam chủ yếu để phòng ngừa chính các cán bộ từ cao cấp trở xuống bị mất đi ý chí "cách mạng" theo mô hình cũ.

Trang Quân đội Nhân dân hôm 15/06/2017 nêu ra 'Một số giải pháp phòng, chống "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong cán bộ, đảng viên'.

Bài báo cho rằng cần "thường xuyên tăng cường giáo dục Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh...nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên về mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ; về tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội và những hạn chế không thể tránh khỏi trên con đường phát triển".

Dù Việt Nam đang nỗ lực để được công nhận là nền kinh tế thị trường, luồng tư tưởng này vẫn phê phán chủ nghĩa tư bản và khẳng định "loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội", theo trang Quân đội Nhân dân.

Cách đặt vấn đề này vẫn còn bị ảnh hưởng nặng của tư duy "Liên Xô sụp đổ" và cho rằng chính vì nội bộ hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu khi đó không "vững vàng" nên nền chính trị của họ bị tan rã.

Nguyên Trưởng ban Văn hóa Tư tưởng trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Hà Đăng, viết hôm 16/01/2017 rằng khối Đông Âu tan rã là 'cơn động đất chính trị' của thế kỷ 20.

Trước đó, Tiến sĩ Hà Ngọc Tấn viết trên Quân đội Nhân dân rằng sự sụp đổ của Liên Xô và khối Đông Âu xã hội chủ nghĩa là "bài học đau đớn không chỉ cho những người cộng sản, mà còn cho nhân loại tiến bộ".

Nhưng báo chí chính thống ở Việt Nam không nói đến các số liệu rằng nhiều năm sau khi hệ thống xã hội chủ nghĩa kiểu cũ tan rã, các nước Đông Âu đều có nền kinh tế phát triển mạnh và thu nhập tiếp tục cao hơn Việt Nam.

Theo Ngân hàng Thế giới, tính đến hết năm 2015, Ba Lan có GDP đạt 545 tỷ đôla trên 38 triệu dân, Slovakia : 87,2 tỷ (5,4 triệu dân), Hungary : 121 tỷ (9,8 triệu dân), Romania : 177 tỷ (19,8 triệu dân), và Bulgaria : 50 tỷ (7,1 triệu dân).

tu3

Thu nhập bình quân đầu dân của Việt Nam so với một số nước xã hội chủ nghĩa cũ tại Đông Âu

Nước cựu cộng sản Albania nghèo nhất Châu Âu cũng có GDP 11,3 tỷ đôla cho 2,8 triệu dân, thu nhập bình quân đầu người là 4.280 đôla vẫn cao hơn Việt Nam (1.990 đôla).

Là quan chức tuyên giáo, ông Vũ Ngọc Hoàng thừa nhận tác động của tư duy cũ từ Liên Xô đến bộ máy ở Việt Nam, mà ông cho là có nhiều điều sai tư tưởng của Marx :

"Như tôi hiểu, trong tư duy cũ, từ Liên Xô và Trung Quốc đã tác động vào Việt Nam ta, cách hiểu, cách nghĩ về chủ nghĩa xã hội có nhiều điều không đúng khoa học, không đúng theo cách tư duy của K. Marx, đến nay qua đổi mới ta đã điều chỉnh khá nhiều...".

Đây không phải là lần đầu tiên ông Vũ Ngọc Hoàng nêu ý kiến rõ rệt về các vấn đề mang tính hệ thống ở Việt Nam.

Hồi đầu năm 2016, khi còn ở cương vị Ủy viên trung ương Đảng, phó Trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo trung ương, ông đã nói trên tờ Tuổi Trẻ rằng "nhà lãnh đạo phải trong sạch và đổi mới".

Nguồn : BBC, 05/07/2017

Published in Diễn đàn
vendredi, 14 avril 2017 21:52

Sự dũng cảm còn nửa vời

Gần đây có mt nhân vt trong h thng lãnh đo ca Đảng cộng sản dám lên tiếng ngay tht, thng thn, lên án t tham nhũng tha hóa trong b máy ca đng và nhà nước do Đảng cộng sản lãnh đo và đ ra nhng bin pháp khc phc, nhân bàn đến ch đ rt cp bách : "Làm thế nào đ kim soát quyn lc".

Đó là Tiến Sĩ Vũ Ngc Hoàng, y viên Ban chp hành trung ương đng, tng là Phó trưởng Ban Tuyên giáo trung ương. Ông có hai bài báo đăng trên VietNamNetTun Vit Nam, bàn v các vn đ quyn lc, kim soát quyền lc, tha hóa

dungcam0

Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng : 'Việt Nam ta đến già vẫn còn nghèo'. Hình minh ha.

Đây là hai bài lý luận đáng quý rt nên đc k, vì tác gi dám nhìn thng vào s tht và nói lên điu mình nghĩ, có tư duy đc lp, có tinh thn dũng cm ca người t tế, lương thin, dù cho trái vi lung suy nghĩ ph biến trong b máy lãnh đạo còn rt nng tính cht bo th giáo điu hin là lung tư tưởng chính thng.

Do điề
u trên đây nên các báo Nhân Dân, tp chí Xây Dng Đng không đăng, nói thng ra là không dám đăng.

Ông Vũ Ngọ
c Hoàng có chung mt thái đ ca mt nhà trí thc tử tế vi ông Bùi Quang Vinh - cũng là y viên Ban chp hành trung ương, tng là B trưởng Kế hoch và đu tư, dám khng đnh dt khoát, rng "chúng ta c nghiên cu mô hình đó, mà mãi có tìm ra đâu. Làm gì có cái th đó mà đi tìm", khi được hi v mô hình kinh tế thị trường đnh hướng Xã Hi Ch Nghĩa.

Ông Vũ Ngọc Hoàng đã dũng cm nói lên s tht và có nhng chính kiến b ích như sau :

– Quyền lc là yếu t quan trng nht có ý nghĩa sinh t ca mt quc gia t thi xưa. Quyn lc là con nga bt kham, là con dao 2 lưỡi, va có tác dng tích cc xây dng đt nước, va có tác dng tiêu cc phá hoi nếu không b kim soát và km chế có hiu qu.

– Ở nước ta, quyn lc, v nguyên tc là thuc v nhân dân, không th thuc v bt c mt t chc nào khác,

– Quyền lc không được kim soát, kim chế cht ch, có tác dng t hi làm tha hóa b máy cm quyn, làm cho người và nhóm người có quyn lc biến nhân dân thành đi tượng đ khai thác, tước đat, c hiếp, nhm tham vng li ích cá nhân, gia đình, phe nhóm, có th dn đến nguy cơ bán nước và phn bi dân.

– Tha hóa quyền lc nghiêm trng nht có th dn đến s sp đ ca chế đ cm quyn do b mt lòng tin ca nhân dân, như Liên Xô có Hng quân, có cơ quan KGB hùng mnh vn sp đ, không phi do k đch bên ngoài nào.

– Kiểm soát quyn lc như thế nào, bng cách nào ? - Quc hi phi do toàn dân bu, qua t do ng c, bu c, có tranh c hn hoi, theo đnh kỳ thay đi, thc hin 3 quyn hoc 3 nhánh lp pháp, hành pháp, tư pháp phân lp, kim soát ln nhau, giám sát chéo ; phải t chc Trưng cu dân ý các vn đ h trng ca quc gia, nên đi đến toàn dân s bu ra Ch Tch Nước.

– Việc xây dng b máy nhà nước phi qua kim tra trình đ, tuyn la cán b qua th thách, thi c, tranh c, có đ bt, có min nhim. Kiên quyết tr t nn mua quan bán chc, chy chc chy quyn, đưa người thân vào cơ quan. Cn minh bch thông tin và khuyến khích s hình thành rng rãi các t chc xã hi dân s t nguyn. Nhân dân có quyn đ ngh, kiến ngh, cht vn, yêu cu cơ quan Nhà Nước gii trình, các cơ quan này phi lng nghe, điu tra, xác minh tr li đy đ.

– Đảng không làm thay, chng chéo vi công vic Nhà nước, lãnh đo ch yếu bng làm mi vic hp lòng dân, bng nêu gương và thuyết phc.

– Cần chnh sa điu lut v "Tuyên truyn chống Nhà nước", khuyến khích nhân dân "m ming", đ mi công dân t do lên tiếng khen ngi biu dương cơ quan đng, Nhà Nước, và khi cn, được phn đi phê phán các cơ quan này t thp lên cao.

Ông Vũ Ngọc Hoàng đã nói lên được nhiu điu b ích. Làm được những điu trên s là mt cuc đi mi sâu sc, thay đi hn bn cht chế đ. Nhưng tht ra ông Hoàng vn chưa nói lên được nhng yêu cu trit đ đ kim soát tht s quyn lc quc gia, ông vn còn tránh mt s điu quan trng hơn na, có l còn gi li để bàn lun sau.

Đó là cần nói thng là Quốc hội hin nay chưa đúng là Quốc hội ca nhân dân, mà là "Đng hi", vì tt c đu do đng chn, dân bu ch v hình thc, 90% là đng viên, s t ng c được trúng c đếm chưa đến s ngón ca mt bàn tay. Làm sao Quốc hội sp ti là ca dân ?

Điều 4 Hiến Pháp v Đảng cộng sản lãnh đo duy nht là do Đảng cộng sản t đt, không qua trưng cu ý dân, cn hy b ngay đ thc hin chế đ dân ch đa nguyên đa đng. Chế đ đc đng là th lai phát xít, là phn dân ch hiện không còn trên thế gii, tr vài nước, ít hơn s ngón mt bàn tay. Điu 4 mâu thun, trái ngược vi điu ''toàn b quyn lc thuc v nhân dân".

Nhân dịp này, toàn th nhân dân ta nên m ra mt cuc tho lun, tranh lun rt ráo v quyn dân ch của toàn dân.

Hiện nay, dưới "chế đ xã hi ch nghĩa" do Đảng cộng sản t đt ra, Quốc hội do Đảng cộng sản la chn sau lưng nhân dân và dân phi bu do không có s la chn nào khác, theo Hiến Pháp và lut pháp, đu do Quốc hội ca đng tho ra và thông qua, khi cả 3 quyn lp pháp, hành pháp, tư pháp, cơ quan kim soát, thanh tra ca đng và chính ph đu do đng nm hết, thì đt nước này còn có chút nào "dân ch" hay không ? Trong trường hp như thế này mà dùng 2 ch "dân ch" thì ch là la di, là điều mỉa mai cay đng. Vì đây ch là Quốc hội ca đng, chính ph ca đng, hiến pháp, lut pháp, chính sách ca đng nhm phc v đng và tr dân, không có mt ý nghĩa nào khác. Tt c đu do đng làm, người dân đng ngoài.

Nế
u như có bu c dân ch tht sự, có tự do ng c và t do đ c, có vn đng tranh c đ công dân t do la chn, thì lúc y Quốc hội mi là ca dân, do dân, vì dân, Hiến pháp, lut pháp do Quốc hội này tho ra mi tht là đ phc v dân ; nếu có Đảng cộng sản và các đng khác tham gia chính quyền thì Quốc hội ca dân này s kim soát gt gao quyn lc ca mi đng, không cho đng nào được lng quyn, mi đng đu bình đng trước pháp lut. Mt Quốc hội như vy mi tht s đúng theo Hiến pháp "mi quyn lc ca Nhà Nước là thuc v nhân dân".

Có Quốc hội tht s ca dân như thế mi to nên Chính Ph ca dân, do dân, vì dân tht s. Mt quc hi và chính ph ca dân như thế s không bao gi có chuyn cưỡng bc xã hi hy b quyn tư hu tài sn, thc hin chính sách "rung đt là tài sn ca toàn dân" đ nông dân b cướp đt trên quy mô ln, bn cường hào viên chc cộng sản ăn cướp đt ca nông dân mi nơi như hin nay ; s không bao gi có cái chính sách ly "nn kinh tế quc doanh là ch đo" đ nuông chiu quá đáng các tng công ty quốc doanh, đổ vào đó tt c vn liếng nhà nước, tt c vin tr ODA và FDI đ vào đó như vào thùng không đáy, to cho bn tham quan ô li tn lc vơ vét hàng trăm nghìn t đng, đ ri có truy t vài tên thì cũng không thu hi được gì, đ cho chúng chèn ép các nhà tư doanh va và nh thuc giai cp trung lưu - tiu tư sn đông đo, vn là nn móng kinh tế vng chãi rng ln ca mi quc gia cường thnh.

Đây mới chính là kết lun rt ráo cn rút ra khi bàn v vn đ "kim soát quyn lc". Cn thy rõ ràng là Đảng cộng sản đã là nguyên nhân ch cht ca tha hóa quyn lc, Đảng cộng sản đã tht bi trit đ trong th thách cm quyn và cai tr đt nước, đã cướp chính quyn cho riêng mình và đc quyn chiếm gi hơn 70 năm nay, nay đã t ra hoàn toàn bt lc và rất nên rút lui tự nguyn hoc cùng vi nhân dân tham gia mt cuc cách mng ôn hòa tr v tay toàn dân quyn lc đã b tha hóa trit đ, đ toàn dân to nên mt chính quyn hoàn toàn mi, ca dân, do dân và vì dân.

Mong rằng ông Vũ Ngc Hoàng lên tiếng cho biết v nhng ý kiến trên đây trong mt cuc tho lun chân thành và xây dng. Tôi rt khâm phc lòng dũng cm ca ông và hy vng ông s còn t vượt bn thân mình hơn na. Xin đa t.

Bùi Tín

Nguồn : VOA, 14/04/2017

Additional Info

  • Author Bùi Tín
Published in Diễn đàn