Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Lời đe dọa từ phát biểu của Vương Nghị

Cầm Bá Thước, RFA, 10/03/2021

Thông điệp chính mà Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đưa ra trong cuộc họp báo kéo dài 100 phút ngày 7/3 vừa qua, trong bối cảnh Đảng Cộng sản Trung Quốc sắp tròn 100 tuổi, là "chiêu dụ các nước láng giềng gần, thẳng tay tấn công những nước phương Tây, kể cả Mỹ - những nước dám công kích chính sách của Bắc Kinh trên mọi hồ sơ đối nội lẫn đối ngoại".

vuongnghi1

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị trong cuộc họp báo trực tuyến bên lề kỳ họp Quốc hội ở Bắc Kinh hôm 7/3/2021 - Reuters

Phát biểu bên lề kỳ họp Quốc hội, Ngoại trưởng Vương Nghị đã đưa ra một thông điệp rất rõ ràng : Trung Quốc không sẵn sàng nhượng bộ một ai và trong bất kỳ hồ sơ nào.

Cuộc họp báo của Ngoại trưởng Vương Nghị hôm qua đã để lộ rõ những "khác biệt", thậm chí là những "hố sâu" ngăn cách Bắc Kinh với các nước phương Tây. Đối với tất cả những vấn đề "nóng" mà Trung Quốc đang bị thế giới công kích, từ tham vọng thống nhất Đài Loan đến nhân quyền ở Tân Cương, từ các quyền tự do của người dân Hong Kong đang bị bóp nghẹt đến tranh chấp chủ quyền Biển Đông và Biển Hoa Đông, hay tranh chấp lãnh thổ trên bộ ở đường biên giới với Ấn Độ... Bắc Kinh "không sẵn sàng lùi bước". Ngoại trưởng Vương Nghị đã gián tiếp cảnh báo rằng cột mốc 100 năm tuổi của Đảng Cộng sản Trung Quốc là "khúc dạo dầu cho một thiên niên kỷ vĩ đại" sắp mở ra.

Về tham vọng chiếm đoạt toàn bộ Biển Đông, ngoại trưởng Trung Quốc tuyên bố Bắc Kinh không có vấn đề với các nước láng giềng, đồng thời tố cáo "chính Mỹ và một vài nước phương Tây muốn phá hoại hòa bình ở Biển Đông và gây bất ổn trong khu vực". Ngoại trưởng Trung Quốc cũng cho biết Trung Quốc đang thúc đẩy các cuộc đàm phán Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC).

Liên quan đến tranh chấp ở Biển Hoa Đông với Tokyo, ông Vương Nghị tuyên bố một cánh nhã nhặn, nhưng cũng không kém phần cứng rắn, rằng ông mong muốn "Nhật Bản có một tầm nhìn khách quan và đúng đắn về Trung Quốc". Một trong những lo ngại lớn của Nhật Bản là nước này có thể là mục tiêu của Luật Hải cảnh mới của Trung Quốc, theo đó cho phép các tàu tuần duyên Trung Quốc bắn vào các tàu nước ngoài và phá dỡ các công trình được xây dựng trong vùng biển tranh chấp mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Ngày 7/3, ông Vương Nghị khẳng định rằng luật này chỉ là "luật thông thường ở trong nước" và "không nhằm vào bất kỳ quốc gia cụ thể nào".

Về khu vực Đông Nam Á, ông Vương Nghị nói rằng Trung Quốc sẽ thúc đẩy thương mại với các quốc gia Đông Nam Á và đề nghị sẽ giúp đỡ trong việc triển khai tiêm phòng vaccine ngừa Covid-19. Tuy nhiên, ngoại trưởng Trung Quốc cũng đã gián tiếp nhắc nhở công luận quốc tế rằng hiện tại có trên dưới 100 quốc gia đang trông cậy vào vaccine của Trung Quốc để đối phó với Covid-19, trong số này có nhiều nước Đông Nam Á, đứng đầu là Philippines và Indonesia.

Liên quan đến Đài Loan, trả lời câu hỏi của một phóng viên Hong Kong, ngoại trưởng Trung Quốc đã thẳng thắn tuyên bố đây là "một vấn đề rất nhạy cảm", nguyên tắc một Trung Quốc là "không thể vượt qua lằn ranh đỏ". Ông Vương Nghị cũng phát biểu trong cuộc họp báo bên lề kỳ họp Quốc hội thường niên đang diễn ra : "Chính phủ Trung Quốc sẽ không thỏa hiệp. Chúng tôi yêu cầu chính quyền mới của Mỹ hiểu đầy đủ về tính nhạy cảm cao của vấn đề Đài Loan và phải thay đổi hoàn toàn các động thái nguy hiểm của chinh quyền trước đây khi 'vượt qua lằn ranh' và 'đùa với lửa'". Ông Vương Nghị tuy không nói rõ Bắc Kinh sẽ phản ứng như thế nào nếu ông Biden không thay đổi cách tiếp cận, nhưng Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đe dọa tiến hành xâm lược nếu Đài Loan tuyên bố chính thức độc lập hoặc trì hoãn các cuộc đàm phán về việc thống nhất với Đại lục.

Vào lúc các nước Châu Âu và Mỹ tố cáo Trung Quốc phạm tội diệt chủng ở Tân Cương, đàn áp dân chủ Hong Kong, rồi Washington có những hành động chống lại việc Bắc Kinh bành trướng ở Biển Đông, Ngoại trưởng Vương Nghị đã điềm nhiên lên án phương Tây đạo đức giả, muốn áp dụng một mô hình "đa phương" một cách có chọn lọc, làm công luận "hồi tưởng lại thời kỳ mà thế giới còn bị bức màn sắt ngăn đôi hai khối Đông Tây".

Đánh giá về cuộc họp báo của ông Vương Nghị, giới phân tích đã đưa ra nhận định : Trung Quốc giờ đây đủ tự tin vào sức mạnh của chính mình để đòi chiếm một vị trí ngang hàng với bất kỳ cường quốc nào khác. Điều này đã được phản ánh qua tất cả những phát biểu trong chính sách ngoại giao của Bắc Kinh.

Đây có lẽ là thời điểm mà các quốc gia có các tranh chấp biển với Trung Quốc hết sức lo ngại trước khả năng Trung Quốc sẽ gia tăng các hành động hung hăng. Trong một lần trả lời phỏng vấn báo chí Việt Nam hồi đầu năm, Đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội Hùng Ba đã khẳng định : "Trung Quốc sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với Việt Nam, duy trì chủ nghĩa đa phương và hệ thống quốc tế lấy Liên hợp quốc làm trung tâm và dựa trên luật pháp quốc tế. Là nước Ủy viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Trung Quốc sẽ phát huy trách nhiệm và vai trò nước lớn mang tính xây dựng, tích cực tham gia giải quyết các vấn đề nóng của khu vực, thúc đẩy giải quyết tranh chấp bằng hòa bình, hiệp thương, đối thoại, đóng góp lớn hơn nữa cho hòa bình và an ninh quốc tế" (1).

Mặc dù phát biểu như vậy, nhưng với hành động ban hành Luật Hải cảnh mới, Trung Quốc bị quốc tế đánh giá là "một đế quốc tấn công vào Luật biển" ; "Trung Quốc đe dọa chiến tranh bằng luật hải cảnh"…, các nhà nghiên cứu dự báo rằng với thái độ cứng rắn của Bắc Kinh như vậy, tình hình biển Đông sắp tới chắc chắn sẽ "dậy sóng". Các quốc gia tại biển Đông như Việt Nam sẽ phải đối mặt với các thách thức và đe dọa nghiêm trọng từ Trung Quốc. Chính vì vậy, các quốc gia ASEAN có tranh chấp tại biển Đông với Trung Quốc cần có chiến lược cụ thể để có thể chống trả lại được sự đe dọa từ Trung Quốc.

Cầm Bá Thước

Nguồn : RFA, 10/03/2021

(1) https://www.qdnd.vn/doi-ngoai/doi-ngoai/tiep-tuc-thuc-day-quan-he-viet-nam-trung-quoc-phat-trien-tich-cuc-on-dinh-607086

**************************

Nếu có chiến tranh với Mỹ, Trung Quốc sẽ đánh Việt Nam trước ?

Diễm Thi, RFA, 10/03/2021

Trung Quốc nhắc đến ‘Bẫy Thucydides’

Hôm 8/3/2021, tờ South China Morning Post có bài viết "China’s military must spend more to meet US war threat", tạm dịch là "Trung Quốc cần tăng chi tiêu quốc phòng chuẩn bị cho nguy cơ chiến tranh với Mỹ". Bài viết dẫn lời Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, Thượng tướng Hứa Kì Lượng nói Trung Quốc cần phải chuẩn bị sẵn sàng cho "Bẫy Thucydides".

vuongnghi2

Quân đồn trú của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc ở Hong Kong chuẩn bị đón Chủ tịch Tập Cận Bình trong buổi lễ kỷ niệm 20 năm Anh trả Hong Kong về cho Trung Quốc hôm 30/6/2017 - Reuters

Cụm từ "Bẫy Thucydides" được sử dụng rộng rãi để chỉ các cuộc xung đột vũ trang có thể xảy ra giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ và được Nhà khoa học chính trị Mỹ Graham T. Allison phổ biến dựa trên lời của nhà sử học Hy Lạp Thucydides. Nó mang hàm nghĩa rằng, chiến tranh là điều không tránh khỏi khi một trung tâm quyền lực mới nổi lên đe dọa thay thế trung tâm quyền lực cũ.

Câu chuyện chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc được các chuyên gia chiến lược nhắc đến nhiều trong mấy năm gần đây. Tại Diễn đàn An ninh Warsaw diễn ra tại Ba Lan vào tháng 10 năm 2018, cựu chỉ huy quân đội Mỹ tại Châu Âu, Trung tướng Ben Hodges đã cảnh báo về khả năng một cuộc chiến sẽ có thể xảy ra giữa Mỹ và Trung Quốc trong vòng 15 năm tới. Tướng Hodges đề cập đến việc tàu chiến Trung Quốc đi gần tàu chiến Decatur của Mỹ vào cuối tháng Chín năm 2018, khi Mỹ thực hiện hoạt động tuần tra trong chương trình tự do hàng hải ở Biển Đông.

Nhà phân tích chính trị, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp nhận định :

"Người ta dự đoán như thế khá là đúng, bởi Mỹ là nước có tiềm lực quân sự đang dẫn đầu thế giới. Bây giờ Trung Quốc có nhiều súng đạn, nhiều tiền hơn thì họ đòi chia quyền lực với Mỹ. Giới nghiên cứu, giới hoạch định chính sách và kể cả các chính khách dân sự đều phân tích và dự đoán rằng, việc này tất yếu sẽ dẫn đến chiến tranh. Trước đây có một học giả tên Thucydides nói rằng, trong tất cả các cuộc tranh chấp về quyền lực thì tỷ lệ chiến tranh xảy ra là 9/10.

Trung Quốc hiện nay đã rất mạnh về tiềm lực kinh tế và quân sự để có thể đối đầu trực tiếp với Mỹ. Quan điểm này là vô cùng nguy hiểm vì có thể dẫn đến chiến tranh bất kỳ lúc nào. Giới chiến lược đã dự đoán điều này từ cách đây hai năm rồi. Chuyện xảy ra hầu như không thể tránh khỏi".

Trong bài phát biểu đầu tiên về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ vào hôm ba tháng Ba vừa qua, Ngoại trưởng Antony Blinken tuyên bố Mỹ sẵn sàng đối đầu với Trung Quốc ở bất cứ nơi nào cần thiết và gọi mối quan hệ với Bắc Kinh là thử thách địa chính trị lớn nhất trong thế kỷ này.

vuongnghi3

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken tại Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 3/3/2021. Reuters

Ông Blinken nhận định, Trung Quốc là đối thủ duy nhất có khả năng kết hợp sức mạnh kinh tế, ngoại giao, quân sự, công nghệ để tạo ra thách thức lâu dài đối với hệ thống quốc tế ổn định và cởi mở. Ngoại trưởng Hoa Kỳ lưu ý mối quan hệ Mỹ - Trung "sẽ mang tính cạnh tranh khi cần thiết, hợp tác khi có thể và đối thủ khi bắt buộc".

Trung Quốc sẽ đánh Việt Nam ?

Theo South China Morning Post, để chuẩn bị cho nguy cơ chiến tranh với Mỹ, Thượng tướng Hứa Kì Lượng đề nghị tăng ngân sách cho quân đội. Bộ Quốc phòng Trung Quốc thông báo kế hoạch tăng ngân sách quốc phòng lên hơn 208 tỉ đô la trong năm 2021, tức tăng gần 7% so với năm 2020.

Nếu có chiến tranh xảy ra thì Việt Nam có nằm trong tầm ngắm của Trung Quốc hay không ?

Trong một bài viết từ năm 2019, nhà báo David Hutt đã dựa trên các phân tích của các chuyên gia để kết luận rằng, nếu có một cuộc chiến tranh tại khu vực Biển Đông thì Việt Nam sẽ là mục tiêu đầu tiên mà Trung Quốc tấn công như là một cách để khởi động trước khi có một cuộc chiến lớn hơn với Mỹ trên vùng biển này.

Ông Derek Grossman, nhà phân tích quốc phòng của tổ chức nghiên cứu RAND Corporation, trong một bài viết trên tạp chí của tổ chức này vào tháng Năm năm 2019 cũng đưa ra lập luận tương tự rằng, nếu Trung Quốc tiến hành một cuộc tấn công quân sự ở Biển Đông, đối thủ được lựa chọn rất có thể sẽ là Việt Nam.

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp nhận xét về điều này :

"Nếu đánh thì trước hết Trung Quốc sẽ tấn công Đài Loan. Họ đổ bộ và đánh chiếm Đài Loan coi như tái thống nhất bằng vũ lực. Đấy là luận điểm và chính sách của Trung Quốc mà họ đã nói ra nhiều lần.

Song song đó, hoặc trước, hoặc sau, Trung Quốc sẽ đánh Việt Nam ở Biển Đông vì Việt Nam là nước cương cường nhất với Trung Quốc trong số các quốc gia tranh chấp ở Biển Đông. Nó phù hợp với các phân tích và dự đoán của các học giả chiến lược ở cả phương Tây, các nơi khác và ngay cả Trung Quốc.

Đánh Việt Nam thì chủ yếu là đánh ở Trường Sa chứ không thể có chuyện đánh Việt Nam trên đất liền. Việt Nam không mạnh trên phương diện đối chiếu về năng lực vũ khí hay về mặt lực lượng với Trung Quốc, nhưng Việt Nam rất mạnh về phòng thủ và tự vệ. Nếu Trung Quốc đánh Việt Nam thì Việt Nam sẽ đánh trả và sẽ có đồng minh. Việt Nam đã có sẵn nhưng không cần phải tuyên bố ra làm gì".

Ông Hợp nói thêm rằng, trước đây Mỹ công nhận Đài Loan và Trung Quốc là một quốc gia, nhưng về mặt thực tế, hai nước phải thống nhất một cách hòa bình chứ không được dùng vũ lực. Khi xảy ra chiến tranh thì người Mỹ sẽ giúp Đài Loan đánh lại Trung Quốc, bởi giữa Mỹ và Đài Loan có một thỏa thuận 18 điểm rất quan trọng. Trong trường hợp Đài Loan bị xâm lược thì Mỹ có thể giúp Đài Loan trực tiếp để chống lại quân xâm lược.

Còn với Việt Nam thì sao ? Ông Hợp nhận định :

"Chiến lược của Việt Nam là không bị bất ngờ ; không bị động ; đã đánh địch thì phải đánh từ sớm và từ xa.

Đánh từ sớm nghĩa là phải có dự báo. Đánh từ xa là phải có đối ngoại. Mà đặc thù lớn nhất của đối ngoại là tình báo, là nghiên cứu, là phải hợp tác với các nước gần đối tượng. Dù Việt Nam không nói ra nhưng ai cũng hiểu Việt Nam đã có đủ hết".

Đầu năm 2021, ông Derek Grossman có bài bình luận  đăng trên tờ The Diplomat, đề cập đến mối quan hệ song phương giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, trong đó có đoạn : "Trong khi chính quyền Joe Biden có khả năng sẽ tiếp tục đà tích cực trong quan hệ song phương thì vẫn chưa rõ Hà Nội tìm kiếm điều gì cụ thể từ Washington để giúp họ bắn tiếng với Bắc Kinh một cách hiệu quả".

Theo ông Grossman, Việt Nam đang cố gắng cân bằng giữa việc hòa bình với Bắc Kinh và việc đẩy lùi sự bành trướng bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc tại Biển Đông. Do đó Việt Nam tránh công bố những mong chờ cụ thể từ quan hệ song phương với Hoa Kỳ.

Diễm Thi

Nguồn : RFA, 10/03/2021

Published in Diễn đàn

Cứ như một cuốn phim chiếu chậm, hướng về thì tương lai và xát muối lên nỗi đau nhục nhã của Hà Nội, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị lại vừa "thăm" Việt Nam.

vuongnghi1

Vương Nghị (trái) gặp Trần Đại Quang : quân tướng Việt Nam sẽ đối phó ra sao, hay lại tiếp tục "giương cờ trắng" ? Ảnh : Baomoi.com

Chuyến công du Việt Nam gần nhất của Vương Nghị là vào tháng 11/2017, nhưng không phải để "hai bên không làm phức tạp thêm tình hình" như cách nói của hai kẻ đồng đảng không cùng miếng ăn, mà là để chuẩn bị cho chuyến công du của Tập Cận Bình đến Hội nghị thượng đỉnh kinh tế APEC Đà Nẵng và sau đó có cuộc gặp "trà Trung Quốc ngon hơn trà việt Nam" với Nguyễn Phú Trọng.

Từ năm 2011 khi xảy ra vụ tàu hải giám Trung Quốc ngang ngược cắt cáp của tàu Bình Minh II của Việt Nam cho đến nay, Vương Nghị là một khuôn mặt xuất hiện thường xuyên ở Hà Nội và thường ngay sau các vụ Trung Quốc gây hấn với Việt Nam. Chiến thuật "vừa đánh vừa đàm" của Bắc Kinh là rất rõ, trong đó vai trò đe dọa và đàm phán của Bộ ngoại giao Trung Quốc luôn tỏ ra có tác dụng đối với tinh thần bạc nhược của giới chóp bu Việt Nam.

Vào lần này, chuyến đi Hà Nội của Vương Nghị diễn ra chỉ khoảng một tuần sau "nỗi nhục Bãi tư Chính lần 2", tức sau vụ Repsol - một công ty Tây Ban Nha liên doanh với PetroVietnam - lần thứ hai liên tiếp trong vòng 9 tháng - đã buộc phải rút khỏi dự án mỏ dầu khí 'Cá Rồng Đỏ' ở khu vực Bãi Tư Chính - nơi mà vào tháng Bảy năm 2017, cả PetroVietnam lẫn Repsol và chính quyền Việt Nam đều âm thầm "giương cờ trắng" lần đầu.

Vương Nghị đã lần lượt có các cuộc gặp với Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh và sau đó là Trần Đại Quang - Chủ tịch nước, Nguyễn Phú Trọng - Tổng bí thư, với chủ đề chung "kêu gọi kiềm chế trong việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông".

Nhưng cũng như nhiều lần đối thoại song phương trước đây, giới quan chức Việt Nam vẫn chỉ "đọc bài" : "Chúng tôi đề xuất rằng đôi bên trong thời gian tới nghiêm túc triển khai nhận thức chung của lãnh đạo hai nước, kiểm soát tốt tranh chấp, không có các hành động làm phức tạp và mở rộng tranh chấp, tôn trọng quyền và quyền lợi chính đáng của mỗi nước theo luật pháp quốc tế".

Trong khi đó, Vương Nghị đã nói trắng : "Đôi bên không nên tiến hành các hoạt động đơn phương làm phức tạp tình hình và nên củng cố hợp tác hàng hải để xây dựng một môi trường lành mạnh nhằm đạt được một thỏa thuận chung cuộc về giải quyết tranh chấp trên biển".

Kết hợp với những tin tức trong vòng một năm qua về "hợp tác hàng hải" giữa Việt Nam và Trung Quốc, bản chất của những va chạm giữa hai chế độ "anh em" này chỉ là dầu khí và quyền được khai thác dầu khí.

Vào năm 2017, khoảng gần 2 tháng sau khi nổ ra vụ Bãi Tư Chính lần đầu tiên, một viên tướng Trung Quốc là Phạm Trường Long - Phó chủ tịch Quân ủy trung ương - đã đến Hà Nội. Khi đó, tin tức từ giới truyền thông quốc tế tiết lộ là Phạm Trường Long đã đòi Việt Nam hủy bỏ hoạt động dò tìm dầu khí tại các lô 118 (ngoài khơi Quảng Nam-Quảng Ngãi) và lô 136-3 (đông nam Vũng Tàu 200 hải lý). Những lô dầu khí này hoàn toàn nằm trong vùng thềm lục địa đặc quyền kinh tế của Việt Nam nhưng lại bị vạch chủ quyền hình "Lưỡi Bò" của Trung Quốc vắt chéo qua. Nhưng sau khi bị giới chóp bu Việt Nam phản đối, tướng Phạm Trường Long đã bỏ về thẳng mà không ở lại dự "giao lưu quân đội Việt - Trung".

Cần nhắc lại, vụ "nhục quốc thể" xảy ra vào cuối tháng 7/2017 khi chính quyền Việt Nam phải "giương cờ trắng" và yêu cầu ngừng hoạt động thăm dò khí đốt của Repsol ngay tại Bãi Tư Chính mà luôn được Bộ ngoại giao Việt Nam chiến đấu võ miệng "thuộc vùng chủ quyền không tranh cãi của Việt Nam". Dù chưa bao giờ giới tuyên giáo hay Bộ ngoại giao Việt Nam dám nói toạc về cái nguồn cơn sâu xa của vụ "nhục quốc thể" ấy, nhưng vụ "giương cờ trắng" này lại trùng hợp với tin tức quốc tế cho biết sau khi Bắc Kinh đe dọa sẽ tấn công một số căn cứ quân sự của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa nếu Việt Nam cho phép Repsol tiếp tục khoan thăm dò dầu khí.

Một thực trạng trần trụi là mỏ khí đốt Cá Rồng Đỏ ở lô 136/03 thuộc Bãi Tư Chính là một trong số ít tiềm năng cuối cùng có thể cứu vãn ngân sách Việt Nam đang cạn kiệt. Nếu Repsol khai thác thành công thì ngân sách cùng chế độ Việt Nam sẽ được chia phần không ít.

Sau vụ "giương cờ trắng" lần đầu ở Bãi Tư Chính vào tháng Bảy năm 2017, trong cơn quẫn bách mất ngủ lẫn mất ăn, Hà Nội đã một lần nữa phải "cầu viện" Hoa Kỳ, mà cụ thể là kêu gọi một sự hỗ trợ từ hải quân Hoa Kỳ. Tướng Ngô Xuân Lịch - Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam - được giao nhiệm vụ sang Washington để thuyết phục Bộ trưởng quốc phòng Mỹ James Mattis hỗ trợ hải quân.

Nhưng điều cay đắng mới nhất là sau cuộc viếng thăm của hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson của Mỹ tại Đà Nẵng vào đầu tháng Ba năm 2018, bản lĩnh "dựa Mỹ khai thác dầu" của Hà Nội vẫn chẳng có gì cải thiện, để chỉ cần vài động tác đe dọa của Bắc Kinh là Việt Nam đã vội vàng "cuốn gói" ngay trên vùng biển của mình.

Chắc chắn là các chuyên gia phân tích tâm lý chính trị ở Bắc Kinh đã nắm rất rõ tinh thần "văn dốt võ nhát" và "chưa đánh đã chạy" của một số quan chức cao cấp Việt Nam.

Chuyến "thăm Việt Nam" của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị không ngoài mục đích vừa thương thảo vừa đe dọa, buộc Hà Nội phải chia phần cho Bắc Kinh nếu muốn được để yên khai thác dầu khí ngay trong nhà mình.

Thế còn quân tướng Việt Nam sẽ đối phó ra sao, hay lại tiếp tục "giương cờ trắng" ?

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 02/04/2018

************************

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị gặp Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng (VOA, 02/04/2018)

Ngoại trưởng Trung Quc Vương Ngh đã gp Tng Bí Thư Vit Nam Nguyn Phú Trng hôm 2/4 ti Hà Ni, hai bên cùng bày t thin ý mun tăng cường quan h hp tác song phương.

vuongnghi2

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Ngh gp Tổng bí thư Việt Nam Nguyn Phú Trng ti Hà Ni, ngày 2/4/2018.

Tân Hoa Xã trích lời ông Trng nói Vit Nam luôn coi trng phát trin quan h láng giềng hu ngh, hp tác tt đp vi Trung Quc.

Ông Trọng nhn mnh, trong thi gian ti, hai bên cn tăng cường quan h hu ngh, thúc đy mnh hp tác, tương trng h ln nhau, cùng nhau phát trin.

Thông Tấn Xã Vit Nam trích li người lãnh đo cao nhất ca Đảng cộng sản Vit Nam đ ngh hai bên nghiêm túc thc hin "tha thun v nhng nguyên tc cơ bn ch đo gii quyết vn đ trên bin", kim soát tt bt đng, không có hành đng làm phc tp tình hình, cùng nhau n lc duy trì hòa bình, n đnh trên Biển Đông.

Tuy nhiên, truyền thông trong nước không nêu rõ các tha thun này là gì.

Ông Vương Ngh khng đnh, Đng, Chính ph và nhân dân Trung Quc hết sc coi trng quan h vi Vit Nam ; bày t vui mng trước nhng bước phát trin mi c v chiu rộng và chiu sâu, trên tt c các lĩnh vc hp tác trong quan h gia hai nước ; mong mun hai bên tiếp tc tăng cường trao đi chiến lược, đy mnh hp tác, kim soát tt bt đng trên bin.

Ông Vương Ngh còn đ ngh hai bên cn nm bt cơ hi đ thúc đy s kết hp gia Sáng kiến 'Mt Con đường và Vành đai' ca Trung Quc vi kế hoch "Hai Hành lang và mt Vòng kinh tế" ca Vit Nam, và cùng khám phá các tim năng hp tác mi nhm tăng cường quy mô và cht lượng hp tác song phương thiết thc.

Published in Diễn đàn