Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

02/04/2018

Vương Nghị 'thăm' Việt Nam để làm gì ?

Thiền Lâm

Cứ như một cuốn phim chiếu chậm, hướng về thì tương lai và xát muối lên nỗi đau nhục nhã của Hà Nội, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị lại vừa "thăm" Việt Nam.

vuongnghi1

Vương Nghị (trái) gặp Trần Đại Quang : quân tướng Việt Nam sẽ đối phó ra sao, hay lại tiếp tục "giương cờ trắng" ? Ảnh : Baomoi.com

Chuyến công du Việt Nam gần nhất của Vương Nghị là vào tháng 11/2017, nhưng không phải để "hai bên không làm phức tạp thêm tình hình" như cách nói của hai kẻ đồng đảng không cùng miếng ăn, mà là để chuẩn bị cho chuyến công du của Tập Cận Bình đến Hội nghị thượng đỉnh kinh tế APEC Đà Nẵng và sau đó có cuộc gặp "trà Trung Quốc ngon hơn trà việt Nam" với Nguyễn Phú Trọng.

Từ năm 2011 khi xảy ra vụ tàu hải giám Trung Quốc ngang ngược cắt cáp của tàu Bình Minh II của Việt Nam cho đến nay, Vương Nghị là một khuôn mặt xuất hiện thường xuyên ở Hà Nội và thường ngay sau các vụ Trung Quốc gây hấn với Việt Nam. Chiến thuật "vừa đánh vừa đàm" của Bắc Kinh là rất rõ, trong đó vai trò đe dọa và đàm phán của Bộ ngoại giao Trung Quốc luôn tỏ ra có tác dụng đối với tinh thần bạc nhược của giới chóp bu Việt Nam.

Vào lần này, chuyến đi Hà Nội của Vương Nghị diễn ra chỉ khoảng một tuần sau "nỗi nhục Bãi tư Chính lần 2", tức sau vụ Repsol - một công ty Tây Ban Nha liên doanh với PetroVietnam - lần thứ hai liên tiếp trong vòng 9 tháng - đã buộc phải rút khỏi dự án mỏ dầu khí 'Cá Rồng Đỏ' ở khu vực Bãi Tư Chính - nơi mà vào tháng Bảy năm 2017, cả PetroVietnam lẫn Repsol và chính quyền Việt Nam đều âm thầm "giương cờ trắng" lần đầu.

Vương Nghị đã lần lượt có các cuộc gặp với Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh và sau đó là Trần Đại Quang - Chủ tịch nước, Nguyễn Phú Trọng - Tổng bí thư, với chủ đề chung "kêu gọi kiềm chế trong việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông".

Nhưng cũng như nhiều lần đối thoại song phương trước đây, giới quan chức Việt Nam vẫn chỉ "đọc bài" : "Chúng tôi đề xuất rằng đôi bên trong thời gian tới nghiêm túc triển khai nhận thức chung của lãnh đạo hai nước, kiểm soát tốt tranh chấp, không có các hành động làm phức tạp và mở rộng tranh chấp, tôn trọng quyền và quyền lợi chính đáng của mỗi nước theo luật pháp quốc tế".

Trong khi đó, Vương Nghị đã nói trắng : "Đôi bên không nên tiến hành các hoạt động đơn phương làm phức tạp tình hình và nên củng cố hợp tác hàng hải để xây dựng một môi trường lành mạnh nhằm đạt được một thỏa thuận chung cuộc về giải quyết tranh chấp trên biển".

Kết hợp với những tin tức trong vòng một năm qua về "hợp tác hàng hải" giữa Việt Nam và Trung Quốc, bản chất của những va chạm giữa hai chế độ "anh em" này chỉ là dầu khí và quyền được khai thác dầu khí.

Vào năm 2017, khoảng gần 2 tháng sau khi nổ ra vụ Bãi Tư Chính lần đầu tiên, một viên tướng Trung Quốc là Phạm Trường Long - Phó chủ tịch Quân ủy trung ương - đã đến Hà Nội. Khi đó, tin tức từ giới truyền thông quốc tế tiết lộ là Phạm Trường Long đã đòi Việt Nam hủy bỏ hoạt động dò tìm dầu khí tại các lô 118 (ngoài khơi Quảng Nam-Quảng Ngãi) và lô 136-3 (đông nam Vũng Tàu 200 hải lý). Những lô dầu khí này hoàn toàn nằm trong vùng thềm lục địa đặc quyền kinh tế của Việt Nam nhưng lại bị vạch chủ quyền hình "Lưỡi Bò" của Trung Quốc vắt chéo qua. Nhưng sau khi bị giới chóp bu Việt Nam phản đối, tướng Phạm Trường Long đã bỏ về thẳng mà không ở lại dự "giao lưu quân đội Việt - Trung".

Cần nhắc lại, vụ "nhục quốc thể" xảy ra vào cuối tháng 7/2017 khi chính quyền Việt Nam phải "giương cờ trắng" và yêu cầu ngừng hoạt động thăm dò khí đốt của Repsol ngay tại Bãi Tư Chính mà luôn được Bộ ngoại giao Việt Nam chiến đấu võ miệng "thuộc vùng chủ quyền không tranh cãi của Việt Nam". Dù chưa bao giờ giới tuyên giáo hay Bộ ngoại giao Việt Nam dám nói toạc về cái nguồn cơn sâu xa của vụ "nhục quốc thể" ấy, nhưng vụ "giương cờ trắng" này lại trùng hợp với tin tức quốc tế cho biết sau khi Bắc Kinh đe dọa sẽ tấn công một số căn cứ quân sự của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa nếu Việt Nam cho phép Repsol tiếp tục khoan thăm dò dầu khí.

Một thực trạng trần trụi là mỏ khí đốt Cá Rồng Đỏ ở lô 136/03 thuộc Bãi Tư Chính là một trong số ít tiềm năng cuối cùng có thể cứu vãn ngân sách Việt Nam đang cạn kiệt. Nếu Repsol khai thác thành công thì ngân sách cùng chế độ Việt Nam sẽ được chia phần không ít.

Sau vụ "giương cờ trắng" lần đầu ở Bãi Tư Chính vào tháng Bảy năm 2017, trong cơn quẫn bách mất ngủ lẫn mất ăn, Hà Nội đã một lần nữa phải "cầu viện" Hoa Kỳ, mà cụ thể là kêu gọi một sự hỗ trợ từ hải quân Hoa Kỳ. Tướng Ngô Xuân Lịch - Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam - được giao nhiệm vụ sang Washington để thuyết phục Bộ trưởng quốc phòng Mỹ James Mattis hỗ trợ hải quân.

Nhưng điều cay đắng mới nhất là sau cuộc viếng thăm của hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson của Mỹ tại Đà Nẵng vào đầu tháng Ba năm 2018, bản lĩnh "dựa Mỹ khai thác dầu" của Hà Nội vẫn chẳng có gì cải thiện, để chỉ cần vài động tác đe dọa của Bắc Kinh là Việt Nam đã vội vàng "cuốn gói" ngay trên vùng biển của mình.

Chắc chắn là các chuyên gia phân tích tâm lý chính trị ở Bắc Kinh đã nắm rất rõ tinh thần "văn dốt võ nhát" và "chưa đánh đã chạy" của một số quan chức cao cấp Việt Nam.

Chuyến "thăm Việt Nam" của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị không ngoài mục đích vừa thương thảo vừa đe dọa, buộc Hà Nội phải chia phần cho Bắc Kinh nếu muốn được để yên khai thác dầu khí ngay trong nhà mình.

Thế còn quân tướng Việt Nam sẽ đối phó ra sao, hay lại tiếp tục "giương cờ trắng" ?

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 02/04/2018

************************

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị gặp Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng (VOA, 02/04/2018)

Ngoại trưởng Trung Quc Vương Ngh đã gp Tng Bí Thư Vit Nam Nguyn Phú Trng hôm 2/4 ti Hà Ni, hai bên cùng bày t thin ý mun tăng cường quan h hp tác song phương.

vuongnghi2

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Ngh gp Tổng bí thư Việt Nam Nguyn Phú Trng ti Hà Ni, ngày 2/4/2018.

Tân Hoa Xã trích lời ông Trng nói Vit Nam luôn coi trng phát trin quan h láng giềng hu ngh, hp tác tt đp vi Trung Quc.

Ông Trọng nhn mnh, trong thi gian ti, hai bên cn tăng cường quan h hu ngh, thúc đy mnh hp tác, tương trng h ln nhau, cùng nhau phát trin.

Thông Tấn Xã Vit Nam trích li người lãnh đo cao nhất ca Đảng cộng sản Vit Nam đ ngh hai bên nghiêm túc thc hin "tha thun v nhng nguyên tc cơ bn ch đo gii quyết vn đ trên bin", kim soát tt bt đng, không có hành đng làm phc tp tình hình, cùng nhau n lc duy trì hòa bình, n đnh trên Biển Đông.

Tuy nhiên, truyền thông trong nước không nêu rõ các tha thun này là gì.

Ông Vương Ngh khng đnh, Đng, Chính ph và nhân dân Trung Quc hết sc coi trng quan h vi Vit Nam ; bày t vui mng trước nhng bước phát trin mi c v chiu rộng và chiu sâu, trên tt c các lĩnh vc hp tác trong quan h gia hai nước ; mong mun hai bên tiếp tc tăng cường trao đi chiến lược, đy mnh hp tác, kim soát tt bt đng trên bin.

Ông Vương Ngh còn đ ngh hai bên cn nm bt cơ hi đ thúc đy s kết hp gia Sáng kiến 'Mt Con đường và Vành đai' ca Trung Quc vi kế hoch "Hai Hành lang và mt Vòng kinh tế" ca Vit Nam, và cùng khám phá các tim năng hp tác mi nhm tăng cường quy mô và cht lượng hp tác song phương thiết thc.

Quay lại trang chủ
Read 880 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)