Sống dưới chế độ độc tài toàn trị do một đảng cộng sản cai trị suốt nhiều thập niên, có lẽ chúng ta cũng nên luôn luôn tỉnh táo để tự nhắc mình và nhắc nhau rằng tất cả những gì được phơi bày ra trên bề mặt, và trên truyền thông, không bao giờ là sự thật 100%. Ngay cuộc chiến "đốt lò" chống tham nhũng lâu nay cũng vậy. Báo chí truyền thông nhà nước chạy hết công suất đưa tin với nhiệm vụ đã ngầm được đảng chỉ thị, nhằm tạo tính chính danh cho đảng, củng cố niềm tin của dân đối với chế độ (giả dụ, nếu còn được một mẩu vụn lòng tin nào sót lại). Đảng cộng sản luôn nói rằng chống tham nhũng không có "vùng cấm", nhưng ai cũng thừa biết, là có "vùng né". Chống đến đâu thì né, thì chừa. Thổi phồng những sự việc này, trút hết lên đầu nhân vật kia nhưng lại lờ đi, giấu biệt những chi tiết khác, nhân vật khác ở trong bóng tối, ở trên cao. Và khả năng lũng đoạn báo chí của nhà cầm quyền để dẫn dắt dư luận đi theo hướng mà họ muốn, với mục đích gì chỉ có họ biết, là… vô đối.
Các bị cáo trong vụ án Vạn Thịnh Phát tại tòa ngày 26/3 - Ảnh : Hữu Hạnh
Đừng quên những vụ án đình đám như Năm Cam, Tăng Minh Phụng… trước kia, nhiều người cũng đã nói Năm Cam, Tăng Minh Phụng thật ra là chết oan, tội của họ không đến mức phải tử hình.
Vụ án Vạn Thịnh Phát này bà Trương Mỹ Lan dứt khoát không oan. Nhưng thể chế nào đã tạo ra Trương Mỹ Lan, những nhân vật cụ thể nào đã tạo ra, đã ăn chia, đã che chắn, đã hưởng phần lớn số tiền bị thất thoát trong bao năm ? Và những cái chết bí ẩn bao quanh vụ án này :
Trước hết là cái chết của hai nhân vật được bà Trương Mỹ Lan khai trước tòa là đã đích thân vận động bà Lan đứng ra hợp nhất 3 ngân hàng : ông Trần Minh Tuấn, Phó Thống đốc của Ngân hàng Nhà nước giai đoạn 1998-2013 và ông Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, cựu Thứ trưởng Bộ Công an. Cả hai người trước kẻ sau, đều mất vào khoảng tháng 2/2014. Khi lời khai của Dương Chí Dũng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinalines trong một vụ án khác, có nhắc đến việc chính ông này đã đưa cho tướng Ngọ số tiền 1 triệu USD từ bà Lan thì một ngày sau ông Ngọ chết tại Bệnh viện, còn ông Tuấn mất trước đó khoảng 1 tuần.
Rồi khi vụ án Vạn Thịnh Phát đang trong giai đoạn điều tra thì 3 nhân vật có liên quan là ông Nguyễn Tiến Thành, Chủ tịch Chứng khoán Tân Việt, thành viên Hội đồng Quản trị độc lập của ngân hàng SCB ; bà Nguyễn Phương Hồng, trợ lý Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát nhưng đồng thời cũng là thành viên Hội đồng quản trị Ngân hàng SCB ; ông Nguyễn Ngọc Dương, Giám đốc Công ty Sài Gòn Penninsula, kiêm cựu Tổng Giám đốc Công ty Vạn Phát Hưng, cả ba đều "đột ngột qua đời".
Chưa kể 5 bị cáo là cựu lãnh đạo, cán bộ ngân hàng SCB đang bỏ trốn, và đang bị truy nã. Hay ông Lê Thanh Hải, nguyên Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, người đã giúp cho bà Lan thâu tóm hàng loạt khu đất vàng tại Sài Gòn, nhưng đến nay vẫn an toàn.
Và có đúng bà Lan là chủ mưu hay chỉ là công cụ, cho dù là một công cụ hết sức quan trọng --nhờ vào những mối quan hệ rộng rãi với bạn bè, đối tác trong và ngoài nước, khả năng huy động vốn v.v… ? Nguồn tiền bà Lan chuyển ra bên ngoài hay nguồn tiền của các đối tác bên ngoài rót vào các cơ sở bất động sản "khủng" của tập đoàn Vạn Thịnh Phát, đường dây của nó có dẫn đến tận những nhân vật nào đó ở nước láng giềng ? Rồi mấy chục ngàn nạn nhân gửi tiền vào SCB sẽ được giải quyết ra sao ?
Sơ sơ như thế để thấy vụ án còn quá nhiều điều khuất tất, chưa rõ ràng, chưa thể kết thúc. Và do đó tử hình bà Trương Mỹ Lan chẳng khác nào hành vi bịt đầu mối.
Liệu bà Lan, đằng nào cũng mất hết rồi, có dám khui ra cho toàn dân tỏ tường những gì bà biết được, những mảng tối phía sau (nhưng ngay chính bà, cũng chưa chắn đã biết hết) ? Hay bà Lan, cũng như hàng ngàn, hàng vạn bị cáo bị xử trong vô số vụ án công khai hoặc những cựu quan chức bị cho về vườn "làm người tử tế", tệ hơn, bị "cho đi tàu suốt"… sẽ mãi mãi im lặng để đổi lấy sự an toàn cho gia đình, con cháu ?
Một lần nữa, chúng ta càng thấy rõ, dưới chế độ này, những gì được phơi bày ra thì chỉ là một phần của bức tranh toàn cảnh, đảng muốn cho người dân thấy cái gì, tới đâu thì người dân chỉ được thấy tới đó. Cũng như vụ ông Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, người dân cũng chẳng được biết ông ta sai phạm những gì, mức độ ra sao.
Chừng nào còn thể chế độc tài toàn trị do một đảng cộng sản-mafia-khủng bố cai trị, thì chừng đó tham nhũng vẫn còn, những vụ đại án tham nhũng sẽ tiếp tục được khui ra với mức độ ngày càng kinh khủng (cho tới khi vì những lý do khác nhau, các nhân vật quyền lực nhất của đảng quyết định dừng "đốt lò"), sự minh bạch, công khai, công bằng từ đưa tin, điều tra, xét xử…vẫn còn là giấc mơ. Quan trọng nhất, người dân vẫn tiếp tục là nạn nhân và là người ngoài cuộc của tất cả những vở đại bi-hài kịch mà cái giá phải trả vô cùng đắt đỏ đó.
Song Chi
Nguồn : RFA, 12/04/2024
Tại phiên xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát, bà Trương Mỹ Lan đã có tiết lộ chấn động về danh tính người đứng ra mời bà tham gia tái cơ cấu và hợp nhất ba ngân hàng thành Ngân hàng SCB vào năm 2012.
Bà Trương Mỹ Lan khai tại tòa về danh tính hai quan chức đứng ra mời bà tham gia tái cơ cấu và hợp nhất SCB hơn 10 năm trước
Theo cáo trạng, những sai phạm của bà Trương Mỹ Lan và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát xảy ra tại SCB kéo dài từ ngày 1/1/2012 đến ngày 7/10/2022.
Ngày 1/1/2012 là lúc chính thức hợp nhất ba ngân hàng thương mại gồm Sài Gòn (SCB cũ), Đệ Nhất (FCB) và Tín Nghĩa (TNB) thành Ngân hàng SCB.
Phi vụ sáp nhập này, theo bà Lan, có liên quan đến một tướng công an và một cựu lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, cả hai đều qua đời vào tháng 2/2014.
Ai đã nhờ bà Lan đứng ra hợp nhất SCB ?
Theo dõi phiên tòa Vạn Thịnh Phát đang diễn ra, một điều ít được nói đến là phi vụ sáp nhập ba ngân hàng thương mại thành Ngân hàng SCB vào năm 2012.
Có một số ý kiến cho rằng, nếu không có việc sáp nhập ba ngân hàng nói trên, bà Trương Mỹ Lan khó có thể thực hiện được hành vi phạm tội mà bà bị cáo buộc trong suốt khoảng thời gian 10 năm, từ năm 2012 đến năm 2022.
Bởi lẽ, theo cáo trạng, bà Trương Mỹ Lan đã thông qua 74 pháp nhân, cá nhân để sở hữu, chi phối hơn 85% cổ phần SCB ngay sau khi ba ngân hàng gồm Sài Gòn, Ngân hàng Đệ Nhất và Ngân hàng Tín Nghĩa được sáp nhập.
Do đó, bà Lan được cơ quan điều tra xác định là người nắm toàn bộ quyền lực, chi phối SCB sau khi hợp nhất.
Tuy nhiên, tại tòa, bà Trương Mỹ Lan khai rằng chính một số lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước đã "động viên", nhờ đích danh bà đứng ra giúp đỡ vì bà là người có tiếng nói và uy tín, dù bà đã từ chối nhiều lần vì cho rằng mình không có nghiệp vụ về ngân hàng.
"Vì tôi không biết gì về luật ngân hàng cả, thì lúc đó có ban hợp nhất và tái cơ cấu nên Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nhờ tôi bằng mọi giá phải tìm bạn bè, giúp cho kêu gọi những cổ đông của ba ngân hàng đấy đừng quậy phá nữa. Bằng mọi giá phải kêu họ tiếp tục, đồng ý hợp nhất và đi mời bạn bè mua tiếp cho đủ trên 65% thì mới cứu vãn được ba ngân hàng, để dân đừng rút tiền, đừng ảnh hưởng đến các ngân hàng khác và không ảnh hưởng đến tiền tệ quốc gia, cả hệ thống nhà nước.
"Lúc đầu tôi từ chối rất nhiều lần. Tôi bảo rằng tôi không thích ngành ngân hàng, tôi cũng không có nghiệp vụ, không biết gì hết", Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát khai tại tòa hôm 11/3.
Tới đây, câu hỏi đặt ra là, ai là người của nhà nước đứng ra nhờ bà Trương Mỹ Lan để việc sáp nhập ba ngân hàng thương mại diễn ra thành công vào năm 2012 ?
Bà Lan đã thốt lên trước tòa hai cái tên : ông Trần Minh Tuấn và ông Phạm Quý Ngọ. Cụ thể, bà Lan nói :
"Kính thưa Hội đồng xét xử, lúc đó Ngân hàng Nhà nước là ông Trần Minh Tuấn và có cả ông Phạm Quý Ngọ, lúc đó là bên Tổng cục Cảnh sát, nói với tôi rằng : Chị yên tâm, chúng tôi biết chị là người không làm ngân hàng và sẽ không tham gia ngân hàng. Chúng tôi biết, chính vì thế, chúng tôi mới cần chị.
"Bây giờ, bao nhiêu doanh nghiệp chúng tôi mời mấy tháng nay mà không ai vào cả, chị giúp ngân hàng đi vì chị là một người có ảnh hưởng lớn các cổ đông, các bạn bè từ trong nước tới nước ngoài", bà Lan khai trước tòa.
Điều đáng nói là báo chí khi tường thuật về sự việc này chỉ nhắc đến ông Trần Minh Tuấn - nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Còn Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, cựu Thứ trưởng Bộ Công an, thì không được nêu tên trên mặt báo.
Tại phiên tòa xử vụ án Vạn Thịnh Phát, bà Trương Mỹ Lan đã có tiết lộ về danh tính người đứng ra mời bà tham gia tái cơ cấu và hợp nhất ba ngân hàng thành Ngân hàng SCB vào năm 2012. Hai cái tên được nhắc tới là Trần Minh Tuấn và Phạm Quý Ngọ.
Bà Trương Mỹ Lan và ông Phạm Quý Ngọ
Tháng 8/2010 cho đến tháng 2/2014, ông Phạm Quý Ngọ giữ chức Thứ trưởng Bộ Công an. Ông được bầu làm Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa vào tháng 1/2011.
Tháng 7/2013, ông Ngọ được Chủ tịch nước phong hàm Thượng tướng.
Trước đó, tháng 1/2008, ông được bổ nhiệm giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát nhân dân và đến năm 2010 giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm.
Chưa rõ vì sao báo chí trong nước lại cắt lời khai của bà Lan về cố Thượng tướng Phạm Quý Ngọ nhưng trước đây, đã có những bằng chứng về mối liên quan giữa bà Trương Mỹ Lan với ông Ngọ trong vụ án của ông Dương Chí Dũng vào năm 2014.
Ngày 7/1/2014, tại phiên tòa xét xử vụ án "Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài", ông Dương Chí Dũng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinalines - đã có lời khai bất ngờ rằng : Chính Thượng tướng Phạm Quý Ngọ là người đã "mật báo" về quyết định khởi tố và bắt tạm giam ông Dũng.
Thượng tướng Phạm Quý Ngọ từng là Trưởng Ban chuyên án điều tra vụ Vinalines của Dương Chí Dũng.
Ông Dũng khai rằng nhờ tin tức của tướng Ngọ mà ông mới có thể lên kế hoạch bỏ trốn với sự trợ giúp của một số người. Trong đó có em trai của ông là Dương Tự Trọng, nguyên Phó Giám đốc Công an Thành phố Hải Phòng.
Năm 2014, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinalines Dương Chí Dũng bị tuyên án tử hình vì tội tham ô và cố ý làm trái
Tại phiên tòa 10 năm trước, ông Dương Chí Dũng còn có lời khai chấn động rằng chính ông đã đưa cho tướng Ngọ số tiền 1 triệu USD từ bà Lan (tức bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát).
"Việc 20 tỷ tôi đưa cho anh Ngọ là tiền của chị Lan, chứ không phải của tôi. Mà chị Lan chuyển qua một người. Khi chị Lan điện thoại cho tôi, chị Lan bảo là : ‘Sẽ có một người ở Hà Nội chuyển cho anh, người đó thì anh đừng trao đổi về số tiền này để đưa cho ai làm gì.' Đấy, chị còn dặn vậy", ông Dũng khai trước tòa năm 2014.
Mục đích việc đưa hối lộ này, theo ông Dũng, là liên quan tới dự án di dời và chuyển đổi mục đích sử dụng Cảng Sài Gòn.
Hai ngày sau những tiết lộ của ông Dũng trước tòa, Cảng Sài Gòn ra thông báo Công ty Vạn Thịnh Phát mà ông Dương Chí Dũng đề cập tới đã "xin rút, không tham gia dự án'".
Ngày 17/2/2014, ông Phạm Anh Tuấn là Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương lúc bấy giờ nói "đã có một số ý kiến đề xuất đình chỉ công tác đối với Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ" để đảm bảo việc điều tra những nội dung tố cáo của cựu Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam Dương Chí Dũng.
Tuy nhiên, chỉ một ngày sau đó, 18/2/2014, ông Phạm Quý Ngọ đã qua đời tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 do ung thư gan. Do ông Ngọ mất, vụ án "làm lộ bí mật nhà nước" có liên quan đến ông sau đó cũng bị đình chỉ.
Còn ông Dương Chí Dũng đã lãnh án tử hình, ông Dương Tự Trọng chịu 18 năm tù, sau được giảm án và đến nay đã ra tù.
Tháng 3/2015, trong phiên chất vấn Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Trương Hòa Bình tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó trưởng đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Ninh Thuận Nguyễn Bắc Việt đã xới lại vụ án ông Dương Chí Dũng.
"Vụ án Dương Chí Dũng đến nay đã kết thúc hay chưa ? Nếu kết thúc quá trình tố tụng như vậy thì có để lọt tội phạm không ? Sau khi tướng Phạm Quý Ngọ mất, đồng chí Nguyễn Bá Thanh vẫn nói sẽ 'đeo bám vụ việc đến cùng'. Giờ anh Thanh cũng mất rồi", ông Việt nói.
Tuy nhiên, ngay sau đó, Phó Chủ tịch quốc hội Uông Chu Lưu đã phát biểu kết thúc phiên chất vấn nên câu hỏi bị bỏ ngỏ.
Trở lại lời khai của bà Trương Mỹ Lan tại phiên tòa vụ Vạn Thịnh Phát đang diễn ra ở Thành phố Hồ Chí Minh, ngoài ông Phạm Quý Ngọ thì còn có ông Trần Minh Tuấn được cho là người đã kêu gọi bà Lan ra tay giúp đỡ việc sáp nhập, cơ cấu SCB.
Ông Trần Minh Tuấn đảm nhiệm vị trí Phó Thống đốc của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam một thời gian khá dài, từ năm 1998 đến khi ông về hưu vào tháng 6/2013.
Ông Tuấn mất ngày 12/2/2014, chưa đầy một tuần trước khi ông Phạm Quý Ngọ qua đời.
Như vậy, hai nhân vật mà bà Lan nhắc đến trong phiên tòa đang diễn ra đều đã chết vào tháng 2/2014.
Dù được nhắc tên trong vụ án đưa số tiền 1 triệu USD cho ông Phạm Quý Ngọ thông qua ông Dương Chí Dũng trong phiên tòa năm 2014, bà Trương Mỹ Lan không được coi là bị can của vụ án và không bị tòa triệu tập để làm nhân chứng.
Với phiên tòa xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát đang diễn ra, đại diện Ngân hàng Nhà nước đã trả lời về việc hợp nhất ba ngân hàng vào năm 2012 và lời khai của bà Trương Mỹ Lan.
Ngân hàng Nhà nước nói rằng, thực trạng tài chính của ba ngân hàng này đều yếu kém, cần thiết tái cơ cấu.
Về sự hiện diện của bà Lan với vai trò cố vấn ban hợp nhất, Ngân hàng Nhà nước nói không có thông tin về việc vận động bà Lan sở hữu 65% mà chỉ nhận diện nhóm cổ đông có 65% và bà Lan là người đại diện.
Luật sư sau đó hỏi tiếp rằng : "Nếu không nắm thông tin về bà Lan, vì sao Ngân hàng Nhà nước lại mời bà tham gia cuộc họp do Ngân hàng Nhà nước tổ chức ?"
Về việc này, đại diện Ngân hàng Nhà nước giải thích là có mời bà Lan và Ngân hàng SCB họp trong tháng 7/2021 và đầu năm 2022 trên cơ sở tâm thư bà Lan gửi Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ.
Nguồn : BBC, 28/03/2024
Cải tổ hệ thống thanh tra ngân hàng bằng cách nào ?
RFA, 15/03/2024
Thực trạng
Tại Hội nghị điều hành chính sách tiền tệ vào sáng 14 tháng 3/2024, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đặt câu hỏi : Vì sao Việt Nam có đầy đủ hệ thống kiểm soát, giám sát ngân hàng mà để nợ xấu tăng ; để xảy ra những vụ việc như Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) ?
Trụ sở Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh chụp ngày 7/12/2023 - AFP
Theo tin từ truyền thông nhà nước, bà Trương Mỹ Lan - Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát - đã sử dụng SCB như một công cụ tài chính để rút hơn một triệu tỷ đồng sử dụng cho mục đích cá nhân. Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an truy tố bà Trương Mỹ Lan về ba tội "Đưa hối lộ ; Vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng và Tham ô tài sản". Phiên xử đang diễn ra có 86 bị can, trong đó có 41 lãnh đạo, cán bộ SCB và nhiều cán bộ cấp cao khác.
Theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ từ giữa năm 2017 về thanh tra SCB, Cơ quan Thanh tra Giám sát Ngân hàng Nhà nước đã thành lập Đoàn thanh tra ngân hàng SCB gồm 18 thành viên, do bà Đỗ Thị Nhàn, cựu Cục trưởng thuộc Ngân hàng Nhà nước làm trưởng đoàn.
Bản kết luận được Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an công bố ngày 17/11/2023 cho thấy, tất cả 18 thành viên Đoàn thanh tra ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) đều đã nhận tiền để thay đổi kết quả thanh tra, che giấu sai phạm của ngân hàng này.
Tiến sĩ kinh tế Nguyễn Huy Vũ nêu nhận định của ông với RFA :
"Thanh tra ngân hàng đóng vai trò giám sát hệ thống ngân hàng. Nhưng nếu thanh tra ngân hàng bị mua chuộc như trường hợp ở SCB thì cơ quan nào có quyền lực hơn để điều tra và chất vấn các vấn đề của SCB ?
Có hai cơ quan quan trọng đóng vai trò giám sát và chất vấn, nhưng ở Việt Nam họ hầu như không có nhiều tiếng nói. Thứ nhất là các cơ quan báo chí. Báo chí phải được tự do để lên tiếng và phanh phui các bất thường của các doanh nghiệp cũng như các sai phạm của các quan chức và cá nhân. Sự lên tiếng của báo chí sẽ giúp công luận chú ý và các cơ quan an ninh điều tra.
Thứ hai là quốc hội. Quốc hội cần phải có quyền điều trần và điều tra các quan chức và cá nhân. Trong trường hợp thanh tra bị vô hiệu hóa thì Quốc hội sẽ đóng vai trò giám sát và điều tra. Khi cả hai cơ quan quốc hội và báo chí truyền thông đóng vai trò kiểm soát chung đối với xã hội thì lúc đó những sai phạm như ở SCB mới nhanh chóng bị phát hiện và ngăn chặn".
Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành nêu quan điểm của ông với RFA :
"Việt Nam có ba mươi mấy ngân hàng nhưng không đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên một cách bài bản. Hoạt dộng phần lớn là cho vay có thế chấp kiểu như một tiệm cầm đồ. Nhân viên ngân hàng không làm cái việc nghiên cứu thật sự xem dự án được vay có khả thi hay không, có khả năng hoàn trả vốn hay không.
Để ngân hàng hoạt động một cách không trung thực, không đúng theo quy định của pháp luật nên ngày càng tai hại. Cách quản lý đó không đúng theo quy tắc của luật về các tổ chức tín dụng lợi dụng chủ sở hữu ngân hàng để vay tiền một cách vô tội vạ.
Việc này không phải hoàn toàn nhà nước không biết vì chuyện nợ xấu, nợ khó đòi dã xuất hiện rất nhiều nhưng Chính phủ lại chuyển nó qua Công ty quản lý nợ của nhà nước (VAMC), mà có quản lý được gì đâu. Tóm lại, ngân hàng nhà nước thật sự không làm hết vai trò kiểm tra, thanh tra các ngân hàng".
Làm sao cải tổ
Theo quy định của Chính phủ Việt Nam, cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng là đơn vị tương đương Tổng cục, trực thuộc Ngân hàng Nhà nước có chức năng tham mưu, giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quản lý nhà nước đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giám sát ngân hàng, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, phòng, chống rửa tiền, bảo hiểm tiền gửi. Cơ quan này cũng có chức năng thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành và giám sát ngân hàng trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước.
Cũng tại Hội nghị điều hành chính sách tiền tệ vào sáng 14/3/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát hệ thống ngân hàng, cải tổ lại hệ thống cơ quan thanh tra ngân hàng.
Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính - ngân hàng độc lập cho RFA biết, ông đã nhiều lần đề xuất với chính phủ là cần có sự tham gia của Công ty bảo hiểm tiền gửi quốc gia trong đoàn thanh tra để có hai cơ quan độc lập, thì việc thanh tra sẽ trong sáng hơn, ổn định hơn và cân bằng hơn. Ông nói thêm :
"Việc đầu tiên là Ngân hàng Nhà nước phải rà soát lại những thanh tra của mình. Điều thứ hai là phải tăng năng lực của các thanh tra bằng cách đào tạo họ, để họ nắm rõ chủ trương, quy định của Ngân hàng Nhà nước, đặc biệt là nắm rõ trách nhiệm của một người thanh tra. Những vụ việc xảy ra với SCB, với Ngân hàng Xây dựng cách đây 8 năm cho thấy các thanh tra bị "đầu độc" ; các thanh tra bị hối lộ ; các thanh tra ăn tiền tham nhũng. Từ đó có để họ nhắm mắt làm ngơ những sai sót của ngân hàng.
Do đó, việc đào tạo lại cũng như tăng cường năng lực, đặc biệt là vấn đề đạo đức trong thanh tra cũng như vấn đề liêm khiết trong thanh tra là quan trọng. Vấn đề thứ hai, cho đến giờ này, thanh tra của Việt Nam chỉ là thanh tra của Ngân hàng Nhà nước. Đó là sự thiếu sót. Chúng ta cần một đội thanh tra tổng hợp, từ thanh tra của Ngân hàng Nhà nước, thanh tra của Công ty bảo hiểm tiền gửi quốc gia, hoặc là thanh tra của chính phủ. Công ty bảo hiểm tiền gửi quốc gia được coi là một cơ quan tương đương FDIC bên Mỹ.
Cái nguyên tắc tôi học hỏi được trong hệ thống ngân hàng ở Mỹ là nguyên tắc bốn mắt (four-eyes principle). Nguyên tắc này cần phải được thực hiện ở Việt Nam".
Nguyên tắc bốn mắt là nguyên tắc kiểm tra độc lập, nghĩa là bất kỳ một hoạt động nghiệp vụ nào, bất kỳ một quyết định, giao dịch nào cũng phải được ít nhất hai người cùng chấp thuận (một thực hiện, một duyệt/giám sát). Cơ chế kiểm soát này được sử dụng để tạo thuận lợi cho việc ủy quyền và tăng tính minh bạch. Theo ông Nguyễn Trí Hiếu, tại Hoa Kỳ, thường thường những đoàn thanh tra bao gồm thanh tra của FDIC (Federal Deposit Insurance Corporation) ; thanh tra của State Banking Department (thanh tra của các cơ quan quản lý tiểu bang). Hai cơ quan đó độc lập với nhau.
Nguồn : RFA, 15/03/2024
******************************
Tổng số tiền SCB bị thiệt hại là hơn 760.000 tỷ đồng chứ không phải chỉ 498.091 như cáo trạng
RFA, 15/03/2024
Đại diện Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) vào ngày 14/3 tại phiên xử vụ Vạn Thịnh Phát đang diễn ra nói với Tòa số tiền thiệt hại của SCB tính đến ngày mở phiên xử 5/3 là 760.279 tỷ đồng. Trong số này gốc là 482.449 tỷ đồng, lãi/phó là 277.830 tỷ đồng.
Khách hàng chen nhau, chờ đợi để được rút tiền ra khỏi Ngân hàng SCB. Báo Xây Dựng
Con số này cao hơn số mà cáo trạng kết luận là 498.901 tỷ đồng.
Truyền thông nhà nước loan tin ngày 14/3.
Đại diện SCB đề nghị Tòa giao cho ngân hàng này toàn quyền quản lý sử dụng 1.66 tài sản bảo đảm mà không phụ thuộc vào tính pháp lý của tài sản có thế chấp hay không ; cũng như hoàn trả cho ngân hàng toàn bộ các vật chứng.
Đại diện Ngân hàng SCB tại phiên xử cũng đề nghị thu hồi 240 tài sản hoán đổi và các tài sản hoán đổi khác giao cho SCB quản lý ; cũng như tiếp tục truy tìm các tài sản của bà Trương Mỹ Lan, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát chưa bị kê biên để bảo đảm nghĩa vụ thi hành án của các bị cáo cho SCB.
Vào ngày 13/12/2023, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đã ban hành cáo trạng truy tố ra trước Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh để xét xử đối với 86 bị cáo trong vụ án đang được xét xử.
Theo cơ quan tố tụng, từ năm 2012 đến tháng 10/2022, bà Trương Mỹ Lan đã thâu tóm, nắm giữ từ 85% đến 91,5% cổ phần Ngân hàng SCB, trở thành cổ đông lớn nhất chỉ đạo, điều hành, thao túng toàn bộ hoạt động của Ngân hàng SCB.
Tại thời điểm khởi tố vụ án, trên hệ thống sổ sách của SCB thể hiện ngân hàng này đã huy động của người dân và các tổ chức khác hơn 673 ngàn tỷ, trong đó riêng tiền gửi của khách hàng là hơn 511 ngàn tỷ.
Thời điểm đó, tổng nguồn vốn của SCB theo sổ sách kế toán là 713 ngàn tỷ. Tuy nhiên, thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành quyết định kiểm soát đặc biệt, thuê đơn vị kiểm toán độc lập rà soát, đánh giá thực trạng tài chính của SCB. Kết quả kiểm toán độc lập xác định ngân hàng này âm vốn chủ sở hữu 443,7 ngàn tỷ, lỗ lũy kế 464,5 ngàn tỷ.
Sau khi thông tin bà Trương Mỹ Lan và một loạt các lãnh đạo của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát bị khởi tố và bắt giam vào tháng 10/2022, nhiều người dân gửi tiền tiết kiệm và mua các sản phẩm từ Ngân hàng SCB của Vạn Thịnh Phát đã xuống đường biểu tình, tập trung về các trụ sở của SCB ở nhiều tỉnh thành để đòi tiền.
Trong diễn biến liên quan, phần xét hỏi tại phiên xử vụ đại án Vạn Thịnh Phát vào trưa ngày 15/3 được thông báo đã kết thúc và tòa tạm nghỉ đến hết ngày 18/3.
Nguồn : RFA, 15/03/2024
Thực ra, những "quí tộc Đỏ" này vừa là "sản phẩm", vừa là nạn nhân của thể chế.
Bà Trương Mỹ Lan ra tòa tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 5/3/2024
Những con voi trong phòng xử án
Số tiền hơn 1 triệu tỷ đồng, tương đương với 42 tỷ USD mà bà Trương Mỹ Lan cùng đồng phạm bị cáo buộc đã rút khỏi ngân hàng SCB để cấp vốn cho hơn 1000 công ty con, công ty ma trong hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát trong 10 năm, nếu qui đổi ra tờ 100 USD, xếp chồng những cọc tiền lên nhau, sẽ cao bao nhiêu ?
Mỗi 1 tờ dollar có độ dày 0,10668 mm. 1 tỷ USD đổi ra 10 triệu tờ 100 USD ta đã có cột tiền cao 1.066,8 m. Với 42 tỷ USD, cột tiền đó cao hơn 42 km (42.000 m), tức là cao hơn núi Everest (8.849m) gần 5 lần.
Mỗi 1 tờ dollar có độ dày 0,10668 mm. 1 tỷ USD đổi ra 10 triệu tờ 100 USD ta đã có cột tiền cao 1.066,8 m.
Hãy thử làm một số so sánh. TheoNghị quyết số 29/2021/QH15 của Quốc hội về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 , ngành Y tế được phân bổ 24.135,4 tỷ đồng vốn đầu tư công từ nguồn ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, Bộ Y tế được phân bổ tối đa thêm 14.000 tỷ tiền đầu tư nâng cấp y tế cơ sở. Như vậy, tổng ngân sách cấp cho Bộ y tế trong 5 năm là 38.138 tỷ đồng. Trung bình, ngành y tế được cấp khoảng 7.627,6 tỷ đồng, tương đương khoảng 305 triệu USD/năm. Số tiền 42 tỷ Mỹ kim đủ cấp cho Bộ y tế Việt Nam xài trong thời gian… 137 năm. Còn nếu so vớingân sách Bộ Công an của Việt Nam năm 2024 khoảng 113 ngàn tỷ , tương đương khoảng 5 tỷ USD/năm thì số tiền 42 tỷ Mỹ kim đủ dùng cho hơn 8 năm. Số tiền đó cũng đủ để xây dựng 4thành phố mới Bình Dương hay 140 tòa nhà Landmark 81 .
Vận chuyển số tiền mặt khổng lồ đó cần đến hàng ngàn chuyến xe chở tiền chuyên dụng, hàng ngày, hàng tuần, trong nhiều năm từ các chi nhánh ngân hàng SCB chở đến trụ sở Vạn Thịnh Phát trước vô số lớp giám sát được coi là chặt chẽ nhất của hệ thống ngân hàng, cơ quan cảnh sát kinh tế, quản lý nhà nước các cấp… quả thực là một điều không tưởng. Vậy mà nó đã diễn ra.
Một thông tin đáng chú ý mà báo chí trong nước đưa tin là từ 2016 đến tháng 9/2022, các thành viên Tổ giám sát thuộc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh đã có trên70 lượt văn bản báo cáo , đề xuất lãnh đạo các cấp về việc kiểm tra, thanh tra, đưa SCB vào diện kiểm soát toàn diện, kiểm soát đặc biệt nhưng không được cấp trên chấp thuận. Cần nhắc đến một nhân vật là ôngTô Duy Lâm , nguyên giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, người có thâm niên quản lý hơn 20 năm, chắc chắn biết rất rõ sai phạm của SCB và Vạn Thịnh Phát, đã nộp đơn từ nhiệm vào tháng 3/2021. Sai phạm của SCB thực ra đã bị phát hiện từ nhiều năm trước. Tuy vậy, chỉ một số thành viên củaĐoàn Thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước và 5 cựu lãnh đạo Cục Thanh tra Giám sát ngân hàng chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh (Cục II) bị truy tố và xử lý như truyền thông trong nước đưa tin mà không có những quan chức cấp cao hơn bị nêu tên. SCB là ngân hàng lớn chỉ sau nhóm Big4 và những sai phạm có qui mô "khủng" trong thời gian dài như vậy không thể các quan chức ngân hàng nhà nước cấp cao hơn vô can.
Theo cáo trạng và thông tin mà cơ quan điều tra Bộ Công an Việt Nam cung cấp cho báo chí,Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã gây thiệt hại 415.000 tỷ đồng . Bà Lan bị đề nghị truy tố 3 tội : "Đưa hối lộ", "Vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng" và "Tham ô tài sản". Ngoài ra,bà còn bị khởi tố tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" thông qua việc phát hành 25 lô trái phiếu với số tiền hơn 30.000 tỷ đồng của 42.000 nhà đầu tư . Với những gì mà cơ quan điều tra mô tả thì SCB và Vạn Thịnh Phát là một hệ thống phức tạp với qui trình lừa đảo tinh vi, khép kín từ trên xuống dưới có qui mô chưa từng có trong lịch sử ngân hàng Việt Nam.
Tuy nhiên, thực ra "qui trình" huy động tiền gửi của SCB và rút ruột bằng các công ty ma và hồ sơ vay khống thực ra không phải là thủ đoạn gì cao siêu, mới mẻ. Cách thức hối lộ của bà Trương Mỹ Lan cũng chẳng có gì là tinh vi. Tiền hối lộ được đựng trong những thùng xốp cỡ lớn và chở đến tận nhà riêng của quan chức. Giống như viên cựu giám đốc công an Hải Phòng Đỗ Hữu Ca, xe chở tiền ngân hàng chở vào tận… phòng ngủ đương sự. Điều đó cho thấy hệ thống giám sát ngân hàng của Việt Nam hoàn toàn vô dụng và những sai phạm bị che dấu bởi quyền lực từ thượng tầng. Việc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh đã có tới 70 báo cáo, văn bản đề nghị thanh kiểm tra và giám sát toàn diện SCB từ những năm 2016 bị bỏ qua không thể chỉ có mỗi Cục Thanh tra Giám sát Ngân hàng Nhà nước có thể "một tay che trời".
Xuất hiện ở tòa có một nhân vật mà báo chí Việt Nam đề cập rất thoáng qua. Đó là ông Chu Lập Cơ, chồng bà Trương Mỹ Lan. Người đàn ông Trung Quốc này bị bắt giam vào tháng 11/2022 cùng với vợ. Ông ta là người đứng tên nhiều bất động sản có giá trị lớn ở Hongkong. Điều kỳ lạ là trong thời gian bị tạm giam, bằng cách nào đó, ông ta vẫn bán được chúng, thu về hàng trăm triệu Mỹ kim. BBC Việt ngữ đã dẫn lạithông tin từ Bloomberg cho biết, tháng 6/2023, ông ta đã bán một khách sạn 132 phòng ở khu Tin Hau (Thiên Hậu) với giá 470 triệu đô la Hong Kong (HKD), tương đương 60 triệu USD. Cùng thời gian đó, Chu cũng đã bán một dự án khác đang được thi công ở khu Quarry Bay (vịnh Quarry) với giá 412 triệu HKD (khoảng 52,7 triệu USD). Gia đình bà Lan và ông Chu sở hữu một danh mục đầu tư bất động sản trị giá hàng tỷ Mỹ kim ở Hongkong từ những năm 2000.
BBC cũng dẫn lại nguồn tinHK01 , con gái của hai ông bà là Chu Duyệt Hằng đứng tên tòa nhà hạng A ở trung tâm Hongkong là Nexxus Building, đã được bán với giá 6,4 tỷ HKD (xấp xỉ 820 triệu USD). Thỏa thuận đã được hoàn tất vào tháng 12/2023. Tất cả các bất động sản ở Hongkong, Singapore của gia tộc Trương – Chu hiện đều được rao bán với giá bán thấp hơn nhiều so với thời điểm họ mua.
Số tiền hơn 1 tỷ Mỹ kim từ việc bán những tài sản ở Hongkong và Singapore trong thời gian hai vợ chồng ông bà Chu-Lan đang ở trại tạm giam của Bộ Công an Việt Nam đang ở đâu ? Tại sao họ có thể bán tháo tài sản ở nước ngoài trong khi vẫn ở trong trại giam ? Hàng tỷ dollar thu được từ việc bán tài sản có được thu hồi để đền bù các thiệt hại mà Vạn Thịnh Phát gây ra ở Việt Nam hay không thì cơ quan điều tra không đề cập tới. Đó cũng là một "con voi" khác trong phòng xử án.
Trương Mỹ Lan : từ hình mẫu "nền kinh tế có đuôi" tới ‘tội đồ’ khủng hoảng tài chính
Hôm 5/3, buổi xét xử đầu tiên, bà Trương Mỹ Lan xuất hiện ở tòa án Thành phố Hồ Chí Minh sau hơn một năm tạm giam để phục vụ điều tra. Người đàn bà đã 68 tuổi này đã gây ấn tượng bởi phong thái hoàn toàn tự tin, điềm tĩnh, trả lời rành mạch và rất văn hóa trước những câu hỏi có phần thể hiện quyền uy của viên chủ tọa phiên tòa.
Chỉ cách đây không lâu, cái tên Trương Mỹ Lan và gia tộc họ Trương được bao trùm bởi những lời đồn thổi về quyền uy cũng như sự giàu có "địch quốc". Trong thời gian gần 3 thập kỷ, Vạn Thịnh Phát là một đế chế và thế lực không thể đụng tới. Hành trình từ một cô hàng xén ở chợ An Đông thông qua các mối quan hệ chính trị cấp cao trở thành nữ doanh nhân giàu nhất Việt Nam, 2 lần được tặng "Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới", với vô số cúp vàng, huân huy chương và sự tán dương của cấp lãnh đạo cao nhất của chế độ… giống như một huyền thoại. Vạn Thịnh Phát và gia tộc Trương Mỹ Lan là đỉnh cao danh vọng, thành công, là hình mẫu cho mọi doanh nhân Việt mơ ước, học hỏi.
Còn nhớ giai đoạn 2011 – 2013, hàng loạt các đại gia ngân hàng sa vòng lao lý như Trầm Bê - Sacombank, Trần Bắc Hà – BIDV, Hà Văn Thắm – OCEAN Bank, Nguyễn Đức Kiên – ACB, Hứa Thị Phấn – Đại Tín Bank, Phạm Công Danh – ngân hàng xây dựng… Các đại gia này đã thao túng, lũng đoạn thị trường chứng khoán, gian lận báo cáo kết quả kinh doanh, lập hợp đồng vay khống để rút ruột ngân hàng nhằm rót vốn cho các công ty sân sau đầu tư vào thị trường bất động sản và vàng. Khi bong bóng bất động sản vỡ, tất cả đều thua lỗ, thị trường chứng khoán và tài chính Việt Nam khi đó gần như đã sụp đổ và phải mất gần 10 năm sau mới có thể hồi phục. Nhưng Trương Mỹ Lan và Vạn Thịnh Phát không những không bị "đụng" tới dù đã được "nhắc" đến trong vụ đại án Vinalines theo lời khai trên tòa của Dương Chí Dũng với vai trò "đưa hối lộ" thượng tướng công an Phạm Quí Ngọ.
Theo truyền thông trong nước, ba ngân hàng mà bà Trương Mỹ Lan đóng vai trò chính yếu và là chủ sở hữu trên thực tế là Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (cũ) ; Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Tín Nghĩa ; Ngân hàng thương mại cổ phần Đệ Nhất khi đó đều có kết quả kinh doanh yếu kém, tỷ lệ nợ xấu cao. Thế nhưng, sau khi được "tái cơ cấu" và hợp nhất lại thành SCB vào ngày 10/1/2012, SCB đã nhanh chóng trở thành một trong những ngân hàng thương mại lớn chỉ đứng sau Big4. Tính đến tháng 10/2022,SCB có vốn điều lệ 15.231,688 tỷ đồng với tổng số 4.129 cổ đông được Ngân hàng Nhà nước công nhận . Trong đó, Trương Mỹ Lan đã sở hữu, chi phối gần 91,536% vốn điều lệ, do 27 pháp nhân, cá nhân đứng tên giúp và trực tiếp đứng tên sở hữu 4,982% vốn điều lệ.
Bà Lan cũng như tất cả các đại gia khác đã ngã ngựa ở Việt Nam, thực ra có cùng một lộ trình phát triển và suy tàn. Họ đều dựa vào các mối quan hệ chính trị hậu thuẫn để có những đặc quyền, cơ hội tiếp cận nguồn vốn, tài nguyên đất đai, khoáng sản, dự án, tài sản nhà nước với giá rẻ. Mối quan hệ hữu cơ giữa đại gia và giới quan chức là đặc thù của nền kinh tế "định hướng xã hội chủ nghĩa". Tất nhiên, không chỉ có duy nhất Trương Mỹ Lan, Vạn Thịnh Phát, SCB sai phạm và lừa gạt các nhà đầu tư. Điều tương tự hoàn toàn có thể như vậy ở các ngân hàng khác và hàng triệu tỷ tiền vốn của nền kinh tế đã bị đổ vào những "lỗ đen" là chứng khoán, bất động sản, trái phiếu "3 Không" trong suốt nhiều thập kỷ qua.
Sau gần 4 thập kỷ Mở Cửa, đã có bao nhiêu doanh nhân như Trương Mỹ Lan hôm nay ? Trước đó, là những Dương Bạch Diệp, Hứa Thị Phấn, Nguyễn Đức Kiên, Trầm Bê, Hà Văn Thắm… Cách thức làm giàu của họ giống hệt nhau. Khi đã trở thành những siêu gia có tài sản hàng trăm ngàn tỷ, họ lại bị đem ra "mần thịt" và bị biến thành tội đồ, còn tài sản của họ lại được "tái cơ cấu" cho các nhóm lợi ích khác.
Thực ra, những "quí tộc Đỏ" này vừa là "sản phẩm", vừa là nạn nhân của thể chế. Trong một nền kinh tế méo mó với tàn dư của nền kinh tế tập trung, kế hoạch hóa với cái đuôi "định hướng xã hội chủ nghĩa" được vận hành bằng quyền uy chính trị sẽ chỉ dẫn đến vòng xoáy đầu cơ và tranh đoạt. Khi "đất đai thuộc sở hữu toàn dân", ngân hàng thuộc về nhà nước và Đảng lãnh đạo toàn diện xã hội, đã sinh ra giới tư bản thân hữu với đặc quyền, đặc lợi. Chắc chắn, sau bà Lan sẽ còn rất nhiều các đại gia khác cũng sẽ dẫm lại "vết xe đổ" hôm nay, với qui mô phá hoại lớn hơn nhiều lần.
"Không có vùng cấm" nhưng có… vô số vùng tối ?
Trong diễn biến mới nhất của phiên tòa hôm 11/3,bà Lan đã phản bác cáo trạng và khẳng định bà chỉ sở hữu 4,9% cổ phần SCB chứ không phải con số hơn 91% mà cơ quan điều tra cung cấp cho báo chí. Gia tộc của bà sở hữu không quá 15% cổ phần, còn lại là anh em, bạn bè và các đối tác trong và ngoài nước. Bà Lan phủ nhận việc chỉ đạo những người đứng tên cổ phần thay cho bà. Một chi tiết đặc biệt khác là việc bà hợp nhất 3 ngân hàng vào năm 2012 là do"một số lãnh đạo ngân hàng nhà nước nhờ bà kêu gọi bạn bè đầu tư", nhờ bà kêu gọi những nhà đầu tư nước ngoài để nắm trên 65% cổ phần nhằm hợp nhất 3 ngân hàng đang trong tình trạng hỗn loạn. Bà Lan còn được các lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước đề nghị đưa tài sản của Vạn Thịnh Phát và của cá nhân bà Lan vào cơ cấu tài sản của SCB.
Truy ra ai trong ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước trong giai đoạn 2012 tác động tới bà Lan không khó. Việc mở rộng khung thời gian xem xét các vi phạm của Trương Mỹ Lan và Vạn Thịnh Phát trước thời điểm sáp nhập 3 ngân hàng vào tháng 1/2012 là cần thiết. Ở đây, sự bao che của Ngân hàng Nhà nước cho SCB là rõ ràng. Đặc biệt giai đoạn 2016 – 2020, khi lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước từ chối hơn 70 lần đề nghị thanh tra và giám sát toàn diện SCB của Cục Thanh tra và giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, cũng như giám đốc chi nhánh Tô Duy Lâm. Không ai khác, những lãnh đạo cao nhất của Ngân hàng Nhà nước trong giai đoạn này phải giải trình trước chính phủ và công luận. Bộ Công an cũng cần phải làm rõ trách nhiệm lãnh đạo của những vị này để đảm bảo tính công bằng, minh bạch và không bỏ lọt tội phạm. Nếu không, chỉ đạo "không có vùng cấm" của ngài tổng bí thư chỉ là khẩu hiệu suông.
Mới chỉ là tuần đầu tiên của phiên tòa xét xử vụ án Trương Mỹ Lan và Vạn Thịnh Phát đã phát sinh ra nhiều mâu thuẫn giữa cáo trạng mà Bộ công an cung cấp cho báo chí với lời khai, phản biện và lập luận của bị cáo tại tòa. Bà Lan đang thể hiện bản lĩnh và thông tin mà bà cung cấp sẽ gây nhiều bất ngờ trong những ngày tới.
Hôm 6/3/2024, Bí thư thành ủy Sài GònNguyễn Văn Nên phát biểu trước báo giới"Chúng ta mong muốn mọi thứ diễn ra suôn sẻ, kết thúc câu chuyện này, một trong những câu chuyện tồn đọng, phát sinh rất phức tạp". Ông Nên cho rằng đây là "việc mới, việc lớn, nó có quan hệ mật thiết với nhiều mối quan hệ khác, kể cả yếu tố nước ngoài". Đúng vậy, sự giàu có và phát triển của Vạn Thịnh Phát không thể không xét đến những mối "quan hệ mật thiết" với lãnh đạo thành phố qua nhiều thế hệ. Vai trò của họ cần phải được sáng tỏ. Ở đây trách nhiệm chính trị của chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh nếu không được xem xét và xử lý nghiêm minh thì phiên tòa này cũng giống những vụ đại án vừa qua như Chuyến bay giải cứu, Kit test Việt Á… chỉ là showbiz của thể chế. Ở đó, tòa án chỉ là nơi mà "những con thú đồng mưu" phân chia lại khối tài sản phi pháp mà thôi.
Tùng Phong
Nguồn : VOA, 13/03/2024
Phần 1
Ngoài bà Trương Mỹ Lan còn có 85 người nữa bị truy tố về nhiều tội khác nhau : "Tham ô tài sản", "Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng", "Đưa hối lộ", "Nhận hối lộ"...
Trong Kết luận điều tra vụ án "xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị, tổ chức có liên quan", Cơ quan Điều tra không chỉ bày ra sự tùy tiện vừa đáng ngại, vừa đáng ngờ khi diễn giải và áp dụng pháp luật.
Tòa án Thành phố Hồ Chí Minh vừa loan báo sẽ đưa "vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị, tổ chức liên quan" ra xét xử. Thời gian xét xử dự trù sẽ kéo dài trong hai tháng (từ 5/3/2024 đến 29/4/2024).
Ngoài bà Trương Mỹ Lan còn có 85 người nữa bị truy tố về nhiều tội khác nhau : "Tham ô tài sản", "Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng", "Đưa hối lộ", "Nhận hối lộ", "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ", "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng", "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" (1).
Trong số 85 bị cáo của vụ án vừa kể có 15 từng là cán bộ Ngân hàng Nhà nước, ba từng là Thanh tra viên của Thanh tra Chính phủ, một từng là Kiểm toán viên của Kiểm toán Nhà nước.
Tòa án cung cấp thông tin cho báo giới Việt Nam và cứ như những gì đã loan thì Cáo trạng chẳng khác Kết luận Điều tra (Kết luận điều tra). Có nghĩa là những thắc mắc sau khi Kết luận điều tra lọt ra ngoài vẫn còn nguyên ! Không rõ Tòa án sẽ xử thế nào ?
***
Tòa án có bỏ qua việc công an ngụy tạo thông tin về bà Nguyễn Phương Hồng, cố tình vi phạm Khoản 2, Điều 179 của Bộ luật Tố tụng hình sự (chủ động khiến công chúng nhận biết sai về nhân thân bị can) biến bà Hồng từ "Thành viên Hội đồng quản trị kiêm Phó Tổng Giám đốc phụ trách khối Tái thẩm định Ngân hàng SCB" thành "Trợ lý Tập đoàn Vạn Thịnh Phát" khi loan báo việc tạm giam bà Trương Mỹ Lan cùng với năm người khác hồi đầu tháng 10/2022 ? Đồng phạm trong vụ ngụy tạo thông tin này còn có Ngân hàng Nhà nước và mục tiêu là để lừa gạt khách hàng của SCB. Cũng vì vậy mới xảy ra sự kiện mà báo giới Việt Nam đã loan vào trung tuần tháng 10 :Cuối ngày 13/10/2022, ông Nguyễn Đức Lệnh - Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, nhiều khách hàng, người dân sau khi nhận được thông tin tư vấn, giải thích từ đường dây nóng của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh đã yên tâm và gửi tiền lại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB). Cuối ngày hôm nay lượng tiền gửi trở lại ngân hàng SCB đạt gần 12.000 tỉ, tăng gấp đôi so với hôm qua là 6.000 tỉ đồng(2).
Công an chỉ chịu xác nhận bà Nguyễn Phương Hồng là một trong những "lãnh đạo chủ chốt của SCB" và đã "chết vào ngày 9/10/2023, khi đã khởi tố bị can" tại trang 15 của Kết luận điều tra nhưng vẫn lờ đi chuyện chỉ hai ngày sau khi bị tạm giam bà Nguyễn Phương Hồng đột tử. Lẽ nào vi phạm Bộ luật Tố tụng hình sự cũng là "biện pháp nghiệp vụ" và đã là "biện pháp nghiệp vụ" thì không thành vấn đề, kể cả khi "biện pháp nghiệp vụ" ấy xâm hại đến lợi ích chính đáng của nhiều ngàn người là khách hàng của SCB ?
***
Tòa án sẽ xử thế nào khi công an cho rằng bà Đỗ Thị Nhàn, Cục trưởng Cục Thanh tra Giám sát Ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước phạm tội "nhận hối lộ" (5,2 triệu Mỹ kim) bởi đã "bao che, bưng bít cho các sai phạm của Trương Mỹ Lan và Ngân hàng SCB ; báo cáo các cấp không trung thực, không đầy đủ, sai lệch kết quả thanh tra theo hướng giảm nhẹ sai phạm để tạo điều kiện giúp cho Ngân hàng SCB tiếp tục được tái cơ cấu, dẫn đến Ngân hàng Nhà nước, chính phủ không có đủ thông tin, tài liệu để chỉ đạo xử lý các sai phạm của Ngân hàng SCB, ngăn chặn hành vi phạm tội của Trương Mỹ Lan và đồng phạm xảy ra tại Ngân hàng SCB" (trang 216 Kết luận điều tra), song lại cho rằng ông Nguyễn Văn Hưng, Phó Chánh thanh tra của Cơ quan Thanh tra Giám sát Ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước chỉ phạm tội"lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ",dẫu tính chất, mức độ phạm tội của ông Hưng nguy hiểm hơn của bà Nhàn, hậu quả do hành vi phạm tội của ông Hưng gây ra cũng nghiêm trọng hơn ?
Tại sao đã xác định ông Hưng trực tiếp chỉ đạo, giám sát công việc của bà Nhàn : "Nguyễn Văn Hưng vì vụ lợi, động cơ mục đích cá nhân đã chỉ đạo Đỗ Thị Nhàn, Trưởng đoàn thanh tra ; Nguyễn Thị Phụng, Phó Trưởng đoàn và Tổ Tổng hợp (Nguyễn Tuấn Anh, Vũ Khánh Linh) xây dựng dự thảo, chỉnh sửa, hoàn thiện các báo cáo Ngân hàng Nhà nước và chính phủ, nội dung thể hiện không trung thực, không đầy đủ về : Tình hình, thực trạng tài chính yếu kém của Ngân hàng SCB ; Che giấu, không báo cáo về vi phạm, sai phạm của Ngân hàng SCB, sai lệch với kết quả thanh tra, tạo điều kiện cho Ngân hàng SCB được tiếp tục thực hiện các phương án tái cơ cấu, dẫn đến Ngân hàng Nhà nước, chính phủ không có đủ thông tin, tài liệu để chỉ đạo xử lý các sai phạm của Ngân hàng SCB, ngăn chặn hành vi phạm tội của Trương Mỹ Lan và đồng phạm xảy ra tại Ngân hàng SCB", đã hẳng định ông Hưng nhận 139.000 Mỹ kim, mục đích nhận tiền đã gây ra hậu quả y hệt bà Nhàn nhưng hành vi của ông lại không phả i là "nhận hối lộ" ?
Cứ như Kết luận điều tra mô tả thì ông Hưng mới là... nhân vật chính, bà Nhàn chỉ là người "theo đóm ăn tàn" khi thực hiện chỉ đạo. Tòa án sẽ chấp nhận đề nghị truy tố người thừa hành tội "nhận hối lộ" với hình phạt nằm trong khung từ "20 năm, tù chung thân hoặc tử hình" và nhất trí xem nhân vật chính chỉ..."lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ",hình phạt chỉ nằm trong khung từ "10 năm đến 15 năm" ? Chắc gì ông Hưng nhận tiền ít hơn bà Nhàn ? Theo Kết luận điều tra, 139.000 Mỹ kim chỉ là "lời khai" của ông Hưng !
****************************
Phần 2
Tương tự, có tới 25 cá nhân là viên chức nhận tiền, quà của SCB trong khi thi hành công vụ để làm sai chức trách hoặc bỏ qua không làm những chuyện phải làm, song có bảy người (ba của Kiểm toán Nhà nước, ba của Cơ quan Thanh tra Giám sát Ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước, một của Thanh tra Chính phủ) được công an bỏ qua "không xem xét trách nhiệm hình sự".
Tổng hành dinh Vạn Thịnh Phát tại Sài Gòn.
Bất thường trong việc xác định tội phạm không chỉ xảy ra giữa bà Đỗ Thị Nhàn - Cục trưởng Cục Thanh tra Giám sát ngân hàng và ông Nguyễn Văn Hưng - (Phó Chánh thanh tra của Cơ quan Thanh tra Giám sát Ngân hàng.
Tuy hành vi của nhiều viên chức cao cấp trong Ngân hàng Nhà nước y hệt như bà Nhàn và gây ra hậu quả không khác gì hành vi của bà Nhàn nhưng họ cũng chỉ được xác định là đã phạm tội"lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" như ông Hưng.
Tại trang 242 và 243 Kết luận điều tra, công an nhận định như thế này về hành vi phạm tội của các ông Nguyễn Văn Dũng (Phó Giám đốc Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh của Ngân hàng Nhà nước), Võ Văn Thuần (Phó Chánh Thanh tra phụ trách Thanh tra Giám sát Ngân hàng Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh của Ngân hàng Nhà nước), Phan Tấn Trung (Phó Chánh Thanh tra phụ trách Thanh tra Giám sát Ngân hàng Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh của Ngân hàng Nhà nước), Nguyễn Tín (Phó phòng Thanh tra hành chính, Giải quyết khiếu nại, tố cáo và Phòng chống tham nhũng, Cục Thanh tra Giám sát Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh thuộc Cơ quan Thanh tra Giám sát Ngân hàng Ngân hàng Nhà nước) và bà Nguyễn Thị Phi Loan (Phó Chánh Thanh tra phụ trách Thanh tra Giám sát Ngân hàng Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh của Ngân hàng Nhà nước) : "Nguyễn Văn Dũng, Võ Văn Thuần, Phan Tấn Trung, Nguyễn Thị Phi Loan, Nguyễn Tínvới vai trò là lãnh đạo Cục 2, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, Thanh tra Giám sát Ngân hàng Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh và Tổ trưởng Tổ Giam sát đã có các hành vi : Ngăn chặn, cản trở việc báo cáo hoặc báo cáo không trung thực các hành vi sai phạm và thực trạng tài chính rất xấu của Ngân hàng SCB lên Ngân hàng Nhà nước và Cơ quan Thanh tra Giám sát Ngân hàng ; Không kiến nghị Ngân hàng Nhà nước đưa SCB vào diện kiểm soát toàn diện ; Không kiến nghị Cơ quan Thanh tra Giám sát Ngân hàng Nhà nước ; Không kiến nghị Cơ quan Thanh tra Giám sát Ngân hàng Nhà nước thanh tra pháp nhân SCB để kịp thời xử lý các sai phạm ; Thu hẹp phạm vi thanh tra không đúng với đề xuất của Tổ giám sát, cố ý làm trái với ý kiến chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước và Cơ quan Thanh tra Giám sát Ngân hàng Nhà nước. Đồng th ời quá trình thực hiện, chỉ đạo công tác thanh tra, giám sát đối với Ngân hàng SCB, các cá nhân nêu trên đã nhận của Ngân hàng SCB từ 470 triệu đến 1,8 tỷ đồng".
Đáng nói là dù cho rằng :"Hậu quả của các hành vi sai phạm và nhận tiền của các cá nhân tại Cục 2, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh và Tổ giám sát đã để cho nhóm Trương Mỹ Lan và SCB thực hiện hoạt động cho vay lũy tiến từng năm để Trương Mỹ Lan rút tiền sử dụng cá nhân/trả nợ cho các khoản vay trước đó nhằm che giấu thực trạng hoạt động tín dụng xấu của SCB, thiệt hại đến nay với số tiền đặc biệt lớn (dư nợ của các tổ chức, cá nhân thuộc nhóm Trương Mỹ Lan tính đến ngày 17/10/2022 là 677.286 tỉ đồng)" nhưng giống như ông Hưng, ông Dũng, ông Thuần, ông Trung, bà Loan, ông Tín không bị công an, kiểm sát xác định là "nhận hối lộ" giống như bà Nhàn ! Liệu khi xét xử, tòa án có "linh hoạt" khi áp dụng luật hình sự như công an, kiểm sát ?
Tương tự, có tới 25 cá nhân là viên chức nhận tiền, quà của SCB trong khi thi hành công vụ để làm sai chức trách hoặc bỏ qua không làm những chuyện phải làm, song có bảy người (ba của Kiểm toán Nhà nước, ba của Cơ quan Thanh tra Giám sát Ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước, một của Thanh tra chính phủ) được công an bỏ qua "không xem xét trách nhiệm hình sự". Trong bảy người, có ba nhận 100 triệu đồng, ba nhận 9.000 USD và 100 triệu đồng, một nhận 6.000 USD và 50 triệu đồng và tại trang 227 của Kết luận điều tra, công an giải thích, sở dĩ các ông bà Lại Văn Bách, Bùi Vũ Hồng Trang, Phạm Thị Thùy Linh, Phạm Quốc Thịnh, Phạm Hồng Linh, Nguyễn Lan Hương, Nguyễn Hà Linh được tha vì "không giữ chức vụ, vai trò thứ yếu, bị động, phụ thuộc theo ý kiến chỉ đạo, áp đặt của Đỗ Thị Nhàn Trưởng đoàn trong quá trình thanh tra. Quá trình làm việc với Cơ quan điểu tra đã thành khẩn, chủ động khai báo về sai phạm và việc nhận tiền trong quá trình thanh tra, đã nộp khắc phục toàn bộ số tiền đã nhận từ SCB, hợp tác tích cực giúp cơ quan điều tra nhanh chóng làm rõ vụ án".
Thế thì tại sao trong chín trang từ 217 đến 226 tại Kết luận điều tra, mô tả về hành vi phạm tội và nhận định về hậu quả mà các thành viên Đoàn Thanh tra SCB gây ra, lại có những người cũng"không giữ chức vụ, vai trò thứ yếu, bị động, phụ thuộc theo ý kiến chỉ đạo, áp đặt của Trưởng đoàn trong quá trình thanh tra" như ông Nguyễn Duy Phương - chỉ nhận khoảng 45 triệu đồng và cũng đã chủ động nộp lại tiền, cũng được công an ghi nhận là "khai báo thành khẩn, thừa nhận hành vi phạm tội" (trang 225 và trang 226) nhưng vẫn bị công an xem là có tội và bị đề nghị truy tố về tội"lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" ? Đó là chưa kể nhiều thành viên khác trong Đoàn Thanh tra SCB, tuy có chức vụ như ông Vương Đỗ Anh Tuấn (Tổ trưởng Tổ 3 của đợt thanh tra đầu, Tổ trưởng Tổ 2 của đợt thanh tra thứ hai) được ghi nhận "đã chủ động khai báo thành khẩn" về việc nhận 40.000 Mỹ kim và hai cái áo, đồng thời đã "chủ động, phối hợp với gia đình, nộp lại ngay toàn bộ số tiền" (trang 221), hay ông Trần Văn Tuấn (Tổ trưởng Tổ 4 của đợt thanh tra đầ u, thành viên Tổ 1 của đợt thanh tra thứ hai) cũng chỉ nhận 6.000 Mỹ kim và 40 triệu đồng – khoản tiền đã nhận chỉ bằng hoặc thấp hơn một số người được cho là "không giữ chức vụ, vai trò thứ yếu, bị động" và dù cũng được Cơ quan điều tra ghi nhận "khai báo thành khẩn, thừa nhận hành vi phạm tội, đã nộp toàn bộ số tiền vụ lợi" (trang 222) nhưng cả hai không được miễn xem xét trách nhiệm hình sự ? Khi xét xử, liệu tòa án có "nhất trí" với sự bất nhất hết sức khó hiểu này ?
***
Dư luận vừa được hâm nóng sau khi công an công bố Kết luận điều tra vụ ông Đỗ Hữu Ca – Thiếu tướng cựu Giám đốc Công an thành phố Hải Phòng – nhận 35 tỉ đồng để "chạy" cho vợ chồng ông Trương Xuân Đước thoát nạn do "mua bán trái phép hóa đơn" (3). Chuyện công an vừa điều tra, vừa nhận tiền để làm án theo... yêu cầu đã trở thành bình thường tại Việt Nam. Không chỉ có những sĩ quan công an về hưu đảm nhận vai trò vận động viên chạy án mà các sĩ quan công an đương nhiệm cũng vậy. Chẳng hạn trong đại án "giải cứu" có Thiếu tướng Nguyễn Anh Tuấn – Phó Giám đốc Công an Hà Nội nhận 800.000 Mỹ kim, Điều tra viên cao cấp Hoàng Văn Hưng nhận 18,8 tỉ để sắp đặt án (4). Kết luận điều tra, Cáo trạng của "vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị, tổ chức liên quan" góp phần giải thích lý so - chính vì được phép "linh hoạt" khi vận dụng luật hình sự nên sự "linh hoạt" chẳng ai thắc mắc này đã thai nghén và nuôi dưỡng chạy án, biến chạy án thành phong trào chư a biết đến lúc nào mới xẹp !
Trân Văn
Nguồn : VOA, 22/02/2024
Chú thích