Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Vì sao 5 cựu đảng viên lãnh án tù cùng blogger Đường Văn Thái ?

BBC, 12/12/2024

Đã có năm cựu đảng viên, đa phần là viên chức nhà nước, bị xét xử với cáo buộc cung cấp thông tin cho ông Đường Văn Thái, một blogger bất đồng chính kiến từng được cho là bị chính phủ Việt Nam bắt cóc năm 2023 khi đang tị nạn tại Thái Lan.

duongvanthai1

Năm cựu đảng viên nói trên nằm trong số bảy người cùng bị đưa ra xét xử với ông Đường Văn Thái (hay còn gọi là Thái Văn Đường) trong phiên tòa kín hôm 30/10/2024.

Thông tin này vừa được Dự án 88 - một tổ chức phi chính phủ vận động nhân quyền cho Việt Nam - công bố, kèm theo bản chụp bản án mà tổ chức này cho hay họ có được từ một nguồn tin đáng tin cậy.

Theo đó, năm cựu đảng viên nói trên nằm trong số bảy người cùng bị đưa ra xét xử với ông Đường Văn Thái (hay còn gọi là Thái Văn Đường) trong phiên tòa kín hôm 30/10/2024.

Ông Thái bị kết án 12 năm tù giam, ba năm quản chế với tội danh "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam" theo Điều 117 Bộ luật Hình sự.

Báo cáo vừa công bố của Dự án 88 cho hay đã có ít nhất 60 người khác bị điều tra hình sự trong vụ án.

Việt Nam cung cấp rất ít thông tin về vụ án này.

Chính quyền không công khai kết luận điều tra, cáo trạng và bản án hay bất kỳ chi tiết nào về những gì ông Thái hoặc đồng phạm của ông đã làm cũng như lý do tại sao họ bị đưa ra xử kín.

Một luật sư bào chữa cho một trong năm cựu đảng viên này nói với BBC hôm 12/12 rằng vấn đề "liên quan tới vụ Đường Văn Thái thì tôi xin phép không thể cung cấp thông tin gì".

Trước khi bị bắt, ông Thái đã viết bài và sản xuất video đăng trên các kênh cá nhân, chỉ trích một số lãnh đạo, quan chức hàng đầu Việt Nam.

Trong một số video được xem nhiều nhất trên các kênh YouTube của mình, ông Thái đã cáo buộc các quan chức chính phủ tham gia vào các đại án tham nhũng, các đường dây rửa tiền và đàn áp người dân Việt Nam.

Nguồn tin của ông Thái được cho là rộng khắp, bao gồm cả các viên chức nhà nước.

Do lo ngại bị đàn áp chính trị, ông Thái đã rời Việt Nam sang Thái Lan năm 2019 để tìm kiếm tị nạn.

Ngày 13/4/2023, ông Thái đột ngột biến mất ở Bangkok khi đang trong thời gian chờ Văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn tại Bangkok thảo luận về các lựa chọn tái định cư.

Một số tổ chức nhân quyền đã công bố các bằng chứng mà họ tin là ông Thái đã bị bắt cóc và đưa về Việt Nam.

Bản án nói gì ?

Theo bản án, ông Đường Văn Thái bắt đầu viết về chính trị Việt Nam vào năm 2018 và việc làm của ông bị cho là "bôi nhọ uy tín, danh dự của lãnh đạo Đảng, Nhà nước".

Sau khi bị cảnh sát triệu tập để thẩm vấn vào tháng 2/2019, ông Thái đã trốn sang Bangkok, Thái Lan.

Trong thời gian sống tại Bangkok, ông đã tạo hai tài khoản YouTube là Thái Văn Đường và Thai Dong Anh để đăng tải các bài chỉ trích chính quyền. Ông cũng tạo và quản lý nhóm Facebook Thai and Friends và nhóm Telegram Đường Văn Thái Channel, nơi ông chia sẻ các video và bài viết.

Trong quá trình điều tra, Bộ Công an đã giám định 35 video và hai bài viết trên các kênh YouTube của ông Thái và kết luận rằng chúng "có nội dung xuyên tạc, bịa đặt, phỉ báng chính quyền nhân dân, gây hoang mang trong nhân dân, xúc phạm danh dự, uy tín của các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp".

Theo bản án, 35 video và hai bài viết liên quan trong vụ án có nội dung chỉ trích tình trạng tham nhũng và hối lộ của các quan chức cấp cao ở Việt Nam và phổ biến các thông tin mật về tình hình kinh tế, chính trị và xã hội của đất nước.

Cơ quan An ninh Điều tra kết luận mục đích của ông Đường Văn Thái khi đăng các video là nhằm "chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam".

Các video có nhiều nội dung khác nhau như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sắp xếp nhân sự cấp cao, cáo buộc Bộ trưởng Công an Tô Lâm tham nhũng, vụ Việt Á và mối liên hệ với cựu Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, vấn đề ngân hàng SCB, nhân thân ông Võ Văn Thưởng, các cáo buộc chính quyền Việt Nam phân biệt tôn giáo…

Theo số liệu từ Cơ quan An ninh Điều tra thuộc Bộ Công an, các video mà ông Thái đăng tải trên các kênh YouTube của mình, gồm cả những video trên, đã thu hút hơn 50 triệu lượt xem.

Ai cung cấp thông tin cho ông Thái ?

Ngoài ông Thái, bảy người khác cũng lãnh án tù trong cùng vụ án, trong đó có năm người là đảng viên ở thời điểm bị bắt.

Theo bản án, Cơ quan An ninh Điều tra kết luận nội dung các bài viết và video đăng tải trên các kênh YouTube và Facebook của ông Thái là do một số người, trong đó có các quan chức trong bộ máy nhà nước, cung cấp thông tin và tài liệu.

Theo bản án, năm người bị kết án gồm các cán bộ trong cơ quan nhà nước cấp tỉnh, Đoàn Thanh niên, lãnh đạo các công ty.

Họ đã bị khai trừ đảng, khởi tố và truy tố, sau đó bị kết án từ hai năm rưỡi tới năm năm rưỡi tù giam.

Những người này bị cáo buộc đã cung cấp thông tin, tài liệu để ông Thái sử dụng trong các video mà chính quyền Việt Nam coi là "phạm pháp" nói trên.

Một người trong số họ là tổng giám đốc một công ty cổ phần, lãnh án 30 tháng tù giam. Ông này bị cáo buộc đã thu thập các văn bản pháp luật, nghị quyết của Đảng, Nhà nước từ các trang mạng chính thức của Chính phủ, Quốc hội, Thanh tra Chính phủ, Ủy ban Kiểm tra Trung ương… để cung cấp cho ông Thái.

Người lãnh án nặng nhất, 5 năm rưỡi tù giam, bị cáo buộc đã gửi thông tin mật về tình hình kinh tế và chính trị của Việt Nam để ông Thái đưa vào 11 video.

Siết quyền tiếp cận thông tin và tự do ngôn luận

Báo cáo của Dự án 88 được đưa ra không lâu sau khi chính quyền Việt Nam công bố Nghị định 147/2024 điều chỉnh việc sử dụng và cung cấp dịch vụ internet và thông tin trực tuyến.

Nghị định này, sẽ có hiệu lực từ ngày 25/12/2024, mở rộng quyền kiểm soát của chính phủ đối với quyền truy cập thông tin trên internet vì những lý do mà các tổ chức nhân quyền nói là "mơ hồ", như "an ninh quốc gia" và "trật tự xã hội", và để ngăn chặn các hành vi vi phạm "đạo đức, phong tục và truyền thống tốt đẹp" của Việt Nam.
Nghị định này yêu cầu các nền tảng mạng xã hội cung cấp dịch vụ cho người dùng tại Việt Nam phải lưu trữ dữ liệu người dùng, cung cấp cho chính quyền theo yêu cầu và gỡ bỏ bất kỳ nội dung nào mà chính quyền coi là "nội dung bất hợp pháp" trong vòng 24 giờ.

Nghị định 147 yêu cầu "các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài" phải xác minh tài khoản của người dùng thông qua số điện thoại hoặc mã số định danh cá nhân của họ.

Điều này, theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế (HRW), khiến những người bất đồng chính kiến, những người có xu hướng đăng bài ẩn danh, có nguy cơ bị bắt giữ.

Điều 23 của nghị định yêu cầu "các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài" cung cấp thông tin xuyên biên giới phải sử dụng dịch vụ lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam.

Trong trường hợp nếu có 100.000 lượt truy cập từ người dùng tại Việt Nam thì phải thực hiện một số việc như lưu trữ dữ liệu cá nhân, theo dõi, kiểm tra, chặn và xóa thông tin, cũng như cung cấp các công cụ tìm kiếm và quét nội dung theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Công an.

Theo HRW, nghị định này cũng yêu cầu chủ sở hữu các điểm truy cập internet công cộng, như các khách sạn, nhà hàng, sân bay... phải ngăn chặn người dùng internet thực hiện "tuyên truyền chống nhà nước" dù không quy định rõ các chủ sở hữu này phải làm gì để ngăn chặn các hành vi như vậy, hay hình phạt nào sẽ áp dụng cho họ nếu các hành vi như vậy xảy ra.

HRW nhận định rằng Nghị định 147 "không đáp ứng được các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế ở nhiều khía cạnh".

Chỉ riêng năm 2024, các tòa án Việt Nam đã kết án ít nhất 36 người với các mức tù dài hạn vì các bài đăng hoặc livestream chỉ trích hành động hay chính sách của chính phủ.

Tất cả đều bị buộc tội "tuyên truyền chống nhà nước" theo Điều 117 hoặc "lợi dụng quyền tự do và dân chủ để xâm phạm lợi ích của nhà nước" theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự Việt Nam.

Năm 2024, tổ chức Freedom House đã liệt kê Việt Nam là quốc gia không có tự do internet.

"Nghị định 147 mới của Việt Nam và các luật an ninh mạng khác không bảo vệ công chúng khỏi bất kỳ mối lo ngại thực sự nào về an ninh cũng như không tôn trọng các quyền cơ bản của con người", Patricia Gossman, phó giám đốc khu vực Châu Á của HRW, đánh giá.

"Vì cảnh sát Việt Nam coi bất kỳ lời chỉ trích nào đối với Đảng cộng sản Việt Nam là vấn đề an ninh quốc gia, nên nghị định này sẽ mang đến cho họ thêm một công cụ nữa để đàn áp những người bất đồng chính kiến", HRW cho hay trong thông cáo báo chí phát đi ngày 11/12.

Nguồn : BBC, 12/12/2024

*******************************

Project 88 : Việt Nam bỏ tù 5 quan chức của Đảng vì "tuồn tin" cho blogger Đường Văn Thái

Chi Phương, RFI, 11/12/20224

Hôm 11/12/2024, tổ chức nhân quyền Project 88 cho biết đã tiếp cận được bản án xét xử ông Đường Văn Thái, một blogger làm nhiều video vạch trần tội tham nhũng của các quan chức Việt Nam. Theo bản án được xử kín, không chỉ Đường Văn Thái bị kết án tù, mà 5 quan chức của Đảng và Nhà nước cũng liên quan vì cung cấp thông tin tài liệu cho blogger này để "bịa đặt, phỉ báng chính quyền…".

duongvanthai2

Nhà hoạt động Đường Văn Thái © hrw.org

Ngày 30/10, blogger Việt Nam Đường Văn Thái đã bị kết án 12 năm tù theo Điều 117 Bộ luật Hình sự với cáo buộc "làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin chống Nhà nước". Vụ án gây sự chú ý của quốc tế vì ông Thái bị nghi là đã bị bắt cóc tại Bangkok vào 13/4/2023 và cưỡng bức đưa về Việt Nam để xét xử. Sau 11 tháng biệt giam, ông đã bị xử kín, trong khi các thông tin về vụ án bị hạn chế.

Theo hồ sơ về vụ xử kín mà Project 88 tiếp cận được gần đây, ngoài ông Thái, Việt Nam còn đã kết án 7 "đồng phạm" khác. Trong số đó, năm người là các "quan chức nhà nước đương nhiệm hoặc đã nghỉ hưu, những người bất mãn chế độ và biết rõ về tình trạng tham nhũng" (Nguyễn Văn Văn, cựu chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Gia Nguyễn,Trương Công Đại, cựu Chi Cục trưởng Chi cục bảo vệ môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang, Vũ Tuấn Anh là cựu Trưởng Ban Tổ chức- Kiểm tra, Tỉnh đoàn Bắc Giang, hay ông Trần Quốc Khánh là cựu Tổng giám đốc công ty cổ phần Tư vấn đầu tư quốc tế G7).

Những người này bị kết án từ 30 tháng đến 5 năm rưỡi tù giam, vì đã liên lạc, cung cấp thông tin, thậm chí hỗ trợ tài chính cho Đường Văn Thái, để blogger này thực hiện các video và đăng tải trên kênh Youtube của mình.

Phiên xử đã nêu ra tổng cộng 35 video và 2 bài viết, thu hút hàng triệu lượt xem, chỉ trích tình trạng tham nhũng và hối lội của các quan chức cấp cao Việt Nam, cáo buộc các quan chức chính phủ tham gia vào các đại án tham nhũng, các đường dây rửa tiền…, những nội dung bị chính quyền xem là có mục đích "chống phá" Nhà nước.
Ngoài ra, theo Project 88, ít nhất 60 người khác cũng đã bị cơ quan an ninh điều tra triệu tập, vì có liên quan đến Đường Văn Thái và các đồng phạm, nhưng không bị buộc tội.

Tổ chức Project 88 cũng lên án Hà Nội sử dụng điều 117 để đàn áp tiếng nói đối lập cũng như không công khai kết luận điều tra hay cáo trạng về bản án, "do liên quan đến nhiều quan chức Nhà nước".

Chi Phương

Additional Info

  • Author BBC tiếng Việt, Chi Phương
Published in Việt Nam

Vic bt cóc người trong lãnh th quc gia khác đã xy ra t lâu, không hiếm, đc bit là nhng quc gia "Chí Phèo" như Triu Tiên (*) nhưng chưa bao gi n r như giai đon t 2010 cho đến hin nay.

duongvanthai1

Ông Đường Văn Thái trong mt tm hình không rõ ngày tháng, do mt người bn chp và chia s.

Ngày 13/4/2023, Đường Văn Thái b bt cóc và tng lên mt chiếc xe bán ti hiu Mitsubishi màu trng ti Thái Lan, sau đó mt ngày truyn thông Vit Nam đưa tin đã bt được ông "xâm nhp biên gii trái phép qua đường mòn li m" huyn Hương Sơn, Hà Tĩnh.

Cách nay bn năm, ngày 26/1/2019 Nhà báo Trương Duy Nht b mt tích ti Trung tâm thương mi Future Park, Bangkok, Thái Lan. Ngày 28/1/2019 công an Hà Ni đt ngt thông báo đã bt được ông Nht ti Đn công an Phường Dch Vng, Hà Ni.

Và 23/7/2017 Trnh Xuân Thanh bt ng b n vào mt chiếc xe trên mt đi l th đô Berlin, cách không xa Ph Th tướng Đc Quc. Ngày 31/7/2017, B Công An Vit Nam cho biết nghi can Trnh Xuân Thanh đã rađu thú ti trc ban hình s ca cơ quan an ninh ti Hà Ni.

Có th cho rng tt c nhng nhân vt trên đu là nn nhân nhng v bt cóc ca công an Vit Nam và đó ch là nhng v vic tiêu biu đã được nhn din t thông tin trên truyn thông Vit Nam, còn hàng lot v bt cóc đã được công chúng đ cp nhưng không được loan báo chính thc khác.

Vy ngun gc và căn c pháp lý đây là gì và Công pháp Quc tế đ cp đến vn đ này ra sao ?

Ngun gc và căn c ca s bt cóc

Vic bt cóc người trong lãnh th quc gia khác đã xy ra t lâu, không hiếm, đc bit là nhng quc gia "Chí Phèo" như Triu Tiên nhưng chưa bao gi n r như giai đon t 2010 cho đến hin nay.

Sau đi hi 18 ca Đảng cộng sản Trung Quc vào năm 2012, Tp Cn Bình đy mnh chiến dch chng tham nhũng ln nht trong lch s vi tên gi h, dit rui", trong đó có phi hp vi các quc gia trên thế gii đ truy lùng ti phm tham nhũng thông qua chiến dch "lưới tri" và "săn cáo".

Tham kho Tân Hoa Xã, Reuters thng kê, t 2012 cho đến 2018, Trung Quc đã bt gi 4,141 ti phm kinh tết 90 nước trên khp hành tinh. Cũng Tân Hoa Xã khoe Trung Quc đã ưa được" khong 10.000 k đào tu v nước.

Ngoài chuyn bt cóc các ti phm kinh tế, tham nhũng, Trung Quc còn "săn" nhng cá nhân bt đng chính kiến hoc vn đng cho t do, dân ch Trung Quc như v bt cóc Michel Gui ti Thái Lan, hoc Howard Lam Hông Kông.

Ging như "người anh phương Bc", Tổng bí thư Nguyn Phú Trng cũng đy mnh chiến dch chng tham nhũng mà người Vit thường ví von là t lò", trong đó cũng có "săn cáo" mt s nơi.

Tuy nhiên khác vi Trung Quc, tt c các v bt cóc mà công an Vit Nam thc hin bên ngoài lãnh th đu không phi là truy tìm - cưỡng bc nhng cá nhân tham nhũng, ti phm kinh tế v quy án, nn nhân các v bt cóc, k c Trnh Xuân Thanh (đã b pht do tham nhũng) đu nhm cng c quyn lc chính tr nên đã gây h lụy rt xu trong quan h quc tế, k c v bt cóc Trnh Xuân Thanh, Trương Duy Nht và mi đây là Đường Văn Thái.

Phi nói thng rng vic cưỡng bc ai đó, đưa h t bên ngoài vào bên trong lãnh th đ xét x là vi phm lut pháp quc tế .

Ngày 23/10/2010, Đi hi đng Liên Hiệp Quốc đã thông qua mt công ước quc tế v Bo v mi người không b mt tích do cưỡng bc" (International Convention for the Protection of All Persons from Enforced Disappearance). Điu 1, khon 2 ca công ước này minh đnh, không th vin dn bt c lý do nào đ bin minh cho vic bt cóc hoc th tiêu. Điu 3 ca công ước này còn yêu cu các quc gia điu tra và đưa nhng người, nhng nhóm đã tiến hành bt cóc ra trước công lý.

Tuy không tha nhn đã bt cóc nhưng do tin điu đã làm là… chính đáng, nên mt s cá nhân có liên quan đến hot đng bt cóc do chính quyn Vit Nam thc hin đã khoe chuyn được Nhà nước vinh danh bi đưa Trnh Xuân Thanh v nước - ít nht đã có 12 chiến s được tng huân chương chiến công nht, nhì và ba vì "có thành tích xut sc tham gia kế hoch VT17".

Vy chng l c ti phm trn ra nước ngoài thì không th đưa v được hay sao ?

Dn đ và h tr tư pháp quc tế

Trong quan h quc tế, các quc gia có th thiết lp Hip đnh tương tr tư pháp (Mutual Legal Assisstance Treaty – MLAT). Đa s MLAT là song phương nhm h tr nhau gii quyết các vn đ v tư pháp c trong lĩnh vc dân s ln hình s.

Ni dung chính ca các h ip đnh tương tr tư pháp thường xác lp cách thc tr giúp ln nhau trong vic tng đt giy t đến các đương s, y thác điu tra, thu thp thông tin, chng c, chuyn giao đ vt, tài sn, dn đ công dân, công nhn và thi hành các bn án ca nhau.

Cho đến cui năm 2022, Vit Nam đã ký kết hơn 60 điu ước quc tế và 25 hip đnh tương tr tư pháp hình s đang có hiu lc thi hành trong khi Mcó 19 hip đnh tương tr tư pháp đang có hiu lc. Vit Nam chưa ký hip đnh tương tr tư pháp nào vi Thái Lan nhưng các quc gia trong ASEAN có mt điu ước v tương tr tư pháp hình s.

Theo Lut tương tr tư pháp ca Vit Nam (s 08/2007/QH12) thì nguyên tc tương tr tư pháp phi ược thc hin trên nguyên tc tôn trng đc lp, ch quyn, toàn vn lãnh th, không can thip vào công vic ni b ca nhau, bình đng và các bên cùng có li".

Trong trường hp chưa có điu ước quc tế v tương tr tư pháp thì phi hot đng trên nguyên tc "có đi có li", phù hp vi lut pháp và tp quán quc tế.

Xét trên b ni và căn c vào công pháp quc tế thì rõ ràng v bt cóc Trương Duy Nht và Đường Văn Thái ti Thái Lan là vi phm ch quyn, quyn toàn vn lãnh th ca Thái Lan. S vic tương t cũng đã xy ra vi Trnh Xuân Thanh ti Đc và đó là lý do Toà án Đc đã bt các nghi phm đem ra xét x. Đã sáu năm nhưng chính ph Đc và mt s quc gia Châu Âu như Slovakia vn đang tiếp tc điu tra và truy nã nhng ti phm bt cóc Trnh Xuân Thanh, xâm hi ch quyn ca h.

Bi vy, không th loi tr kh năng Thái Lan cũng điu tra và đem nhng k bt cóc Đường Văn Thái ra xét x như v Trnh Xuân Thanh. Da trên nhng gì đã biết, có hai tình hung có th xy ra t phía Thái Lan :

Th nht : Nếu Vit Nam đã thông báo và Thái Lan xem Đường Văn Thái ch là mt ti phm hình s, h có th bt gi và trao cho phía Vit Nam. Điu đó có th giúp Thái Lan nhn li nhng công dân Thái đang n náu ti Vit Nam vì chng chính quyn Thái hin ti theo phương thc "có qua có li".

Th hai là phía Vit Nam ch đng bt cóc, thc hin mt chuyên án ging như "Kế hoch VT17" vi Trnh Xuân Thanh vào năm 2017. Mt v ca Vit Nam "bí mt" theo dõi và thc thi hot đng ti phm ngay trên lãnh th Thái Lan, cưỡng bc Đường Văn Thái v Vit Nam, ri lu loa v vic Thái "xâm nhp trái phép". Ông s ch b pht hành chính v hành vi này nhưng sau đó s b khi t, truy t và xét x bi mt điu khon khác trong chương các ti phm v an ninh quc gia ca B Lut hình s.

Tình hung này sát din biến thc tế vì cnh sát Thái Lan tng bo vi báo chí Thái Lan rng h đã liên lc vi Vit Nam đ yêu cu cung cp thông tin nhưng Vit Nam "chưa tr li" và sau khi loan báo Đường Văn Thái b bt vì "xâm nhp trái phép", cnh sát Thái Lan thc mc Vit Nam không nói gì thêm v Đường Văn Thái, k c công b quyết đnh đnh khi t.

H lụy ca vic bt cóc và can thip ni b

Vic Trương Duy Nht và nay là Đường Văn Thái b bt cóc đã to nên tin l nguy him.

Hin nay đang có rt nhiu người vn đng cho t do, dân ch ti Vit Nam b truy bc đến mc phi đào thoát sang Thái và tm cư ti đó đ ch được cu xét t nn nước th ba. H có nguy cơ đt nhiên "mt tích" ri xut hin trong mt nhà tù Vit Nam và không th biết h là nn nhân ca mt v "bt cóc " hay là kết qu t, rt có th, s "tương tr ngm" theo kiu "có đi có li" gia hai chính quyn Vit Thái ?

Vn đ bây gi là các t chc nhân quyn và các cá nhân đang tm cư ch t nn ti Thái Lan phn đi mnh m đến mc nào, có theo sát - thúc đy li ha s điu tra ca cnh sát Thái Lan v nhng trường hp như tng xy ra đi vi Trương Duy Nht và Đường Văn Thái đng thi yêu cu công khai kết qu điu tra đ xác đnh s thc thế nào ?

Ch khi hai s kin này được bch hóa và công chúng được biết chính xác, nhng người đã "mt tích" là nn nhân ca riêng chính quyn Vit Nam hay là nn nhân ca s hp tác ngm ngm trái vi lut pháp quc tế gia Vit Nam hay Thái Lan đ trit h các tiếng nói t nước này "chng li" nước kia như đã khng đnhtrong tuyên b chung Vit-Thái thì mi có các hành đng tiếp theo.

Như chúng ta cũng đã biết, gn đây đài VOA đã phát đi mt phóng s đăc bit v vic chính quyn Nga mượn tay Vit Namđàn áp kiu dân phn đi chiến tranh ti Ukraine. Mc dù Vit Nam đã bác b nhn đnh đó nhưng các nhân chng trưc tiếp vn đang hin din và nhng nghi vn vn tiếp tc được cng c. Trong quá trình trao đi thì đi din phía Viêt Nam đu khng đnh s không cho bt c cá nhân nào "s dng Vit Nam" đ chng li nước khác (chng li Nga).

Cùng vi vic khi Australia phát hành đng tin xu có hình quc k Vit Nam Cng Hoà, Vit Nam lên tiếng phn đi,đng thi yêu cu "dng lưu hành". Đây có l là bước leo thang mi v vic các quc gia can thip vào ni b ca nhau và không loi tr s có nhng nn nhân mi nếu chúng ta không lên tiếng mnh m đòi bch hoá.

Lê Quốc Quân

Nguồn : VOA, 17/05/2023

Additional Info

  • Author Lê Quốc Quân
Published in Diễn đàn