Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Tổng thống Nga đe dọa chiến tranh hạt nhân nếu xung đột leo thang tại Ukraine

Trọng Thành, RFI, 29/02/2024

Trong thông điệp Liên bang thường niên hôm nay, 29/02/2024, tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh cáo phương Tây về nguy cơ chiến tranh hạt nhân "thực sự", nếu xung đột gia tăng tại Ukraine. Tổng thống Nga trực tiếp lên án quan điểm "từ phương Tây" cho rằng các đồng minh của Kiev có thể đưa quân đến Ukraine để hỗ trợ Kiev chống cuộc xâm lăng của Nga.

doa1

Tổng thống Nga Vladimir Putin đọc diễn văn thường niên tại Moskva, Nga, ngày 29/02/2024. Reuters - Evgenia Novozhenina

Hãng tin Pháp AFP dẫn lời của lãnh đạo Nga, "họ (tức các nước phương Tây) đã nói đến khả năng gửi các đơn vị quân đội phương Tây đến Ukraine. Nhưng các hậu quả của sự can thiệp này sẽ rất thảm khốc". Ông Putin nhấn mạnh : "Họ cần phải hiểu rằng chúng ta cũng có các vũ khí có khả năng tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ của họ. Tất cả những gì mà họ đưa ra trong thời điểm hiện tại không chỉ làm thế giới thêm hoảng sợ, mà còn có thể thực sự dẫn đến một cuộc xung đột với vũ khí hạt nhân, và như vậy là sự hủy diệt nền văn minh nhân loại".

Phát biểu nói trên của tổng thống Nga được coi là lời đáp trả tuyên bố của tổng thống Pháp Emmannuel Macron tại hội nghị yểm trợ Ukraine ở Paris hôm 26/02 "không loại trừ việc cử các đơn vị quân đội Châu Âu đến Ukraine trong tương lai".

Về cuộc can thiệp quân sự chống Ukraine, theo ông Putin, tình hình trên chiến trường rất khả quan với việc các lực lượng Nga "tiến một cách vững chắc trên nhiều trận tuyến", và "tuyệt đại đa số nhân dân Nga" ủng hộ "chiến dịch quân sự đặc biệt". Ông Putin cũng tỏ ra hài lòng về "mức độ linh hoạt cao và khả năng kháng cự" của nền kinh tế Nga, bất chấp hàng loạt trừng phạt nặng nề từ phương Tây, vẫn tiếp tục trụ vững và hậu thuẫn cho các nỗ lực chiến tranh của điện Kremlin.

Về quan hệ với Hoa Kỳ, theo tổng thống Nga, Moskva sẵn sàng đối thoại với Washington về các vấn đề liên quan đến "ổn định chiến lược", cùng lúc lên án việc chính quyền Mỹ "muốn chứng tỏ vẫn tiếp tục vai trò lãnh đạo thế giới như trước".

Trọng Thành

****************************

Nga muốn mở rộng "chiến dịch quân sự đặc biệt" từ Ukraine sang Moldova ?

Hai năm sau khi khởi động cuộc chiến tại Ukraine, tổng thống Vladimir Putin phải chăng đang có ý định mượn tay phe ly khai thân Nga ở vùng Transnistria để khuynh đảo, thậm chí thôn tính Moldova ? Trong 24 giờ qua, tình hình đã nóng hẳn lên tại vùng đất với chưa đầy nửa triệu dân, đại đa số chịu ảnh hưởng của văn hóa Nga, nói tiếng Nga và nằm sát cạnh Ukraine.

doa2

Tổng thống Moldova Maia Sandu và đồng nhiệm Ukraine Volodymyr Zelensky tại lâu đài Mimi ở Bulboaca, Moldova, ngày 01/06/2023. AP - Vadim Ghirda

Vài tuần trước cuộc bầu cử tổng thống Nga, giới quan sát nghi nhận Moskva dường như muốn sử dụng lại chiêu bài như tại Ukraine để mở rộng khủng hoảng trong khu vực.

Moldova đang phấn đấu gia nhập Liên Hiệp Châu Âu và đã được Bruxelles công nhận quy chế ứng viên. Về phía Transnistria, từ đầu thập niên 1990, vùng đất này tự tuyên bố độc lập sau một cuộc xung đột vũ trang với lực lượng của Moldova và đã được Moskva yểm trợ. Kể từ đó, 1.500 quân Nga hiện diện thường trực tại Transnistria. Từ hơn 30 năm qua, quy chế của Transnistria là cái gai trong quan hệ giữa Moldova và với Liên Bang Nga. Cộng đồng quốc tế, kể cả Nga, chưa bao giờ công nhận Transnistria là một quốc gia.

Liệu rằng "cuộc xung đột âm ỉ" đó có nguy cơ bùng lên vào thời điểm này ? Chủ nhân điện Kremlin đang tính toán những gì ?

Trong cuộc họp hôm 28/02/2024, các dân biểu tại nước cộng hòa tự xưng Transnistria, một dải đất không có đường đi ra biển, đã chính thức cầu viện Moskva "bảo vệ" trước nguy cơ chính quyền Moldova tiến hành "một cuộc diệt chủng". Ngay lập tức, phía Nga khẳng định "bảo vệ quyền lợi và các công dân Transnistria là một ưu tiên".

Chính quyền Chisinau xem đây là một đòn "tuyên truyền" của Nga trước bầu cử tổng thống. Nhưng giới quan sát lo ngại, sau khi chiếm được gần 20% lãnh thổ Ukraine, tham vọng quân sự của ông Putin giờ đây mở rộng đến Moldova. Moskva có thể muốn "bổn cũ soạn lại". Trước khi xâm chiếm Ukraine năm 2022, Vladimir Putin từng viện cớ "bảo vệ cộng đồng người Ukraine nói tiếng Nga" ở các khu vực miền đông Ukraine để mở "chiến dịch quân sự đặc biệt». Hai năm sau, để củng cố quyền lực trước cuộc bầu cử tổng thống vào giữa tháng 03/2024, điện Kremlin phải chăng lại viện cớ "bảo vệ quyền lợi của cộng đồng nói tiếng Nga ở Transnistria" để đưa quân xâm chiếm Moldova, sáp nhập lãnh thổ này với phần lãnh thổ đã chiếm được của Ukraine, mở ra Hắc Hải ?

Giống như Ukraine, Moldova cũng là một quốc gia từng thuộc Liên Xô cũ. Chính quyền Chisinau chủ trương đi theo mô hình dân chủ của Tây Âu, nhưng về quân sự hiện chưa được phương Tây yểm trợ mạnh mẽ. Do vậy, một số nhà quan sát cho rằng, có thể Moskva muốn "một công đôi việc" khi khuấy động tình hình ở vùng Transnistria. Một là tạo nên một vùng căng thẳng mới ở sườn tây nam Ukraine, cách không xa hải cảng Odessa, và hai là làm suy yếu thêm Moldova, một quốc gia nhỏ bé với chưa đầy 33 triệu dân, trên một diện tích chỉ hơn 33.000 cây số vuông.

Ngoài ra cũng rất có thể là Nga muốn lợi dụng thời cơ vì biết rằng có "động đến Transnistria thì Moldova hoàn toàn không có khả năng chống lại và phương Tây thì cũng sẽ không có bất kỳ một công cụ nào để can thiệp cứu Chisinau". Trường hợp của bán đảo Crimée hồi 2014 đã chứng minh điều đó.

Trong bài toán này, có nhiều yếu tố thuận lợi cho điện Kremlin : Chính trường Mỹ hoàn toàn tê liệt khiến Washington không thể xuất kho dù chỉ một xu hay một viên đạn giúp Ukraine. Còn Liên Hiệp Châu Âu thì từ hai năm qua đã mạnh mẽ tuyên bố ủng hộ Kiev, nhưng cũng đã có nhiều rạn nứt trong hàng ngũ 27 thành viên, mà điển hình là những chống đối kịch liệt trong Liên Âu sau khi tổng thống Pháp nêu lên khả năng đưa quân sang Ukraine.

Đành rằng về thực chất, Transnistria không có tài nguyên hay bất kỳ lợi thế kinh tế hay địa chiến lược nào khác đáng để Moskva quan tâm, nhưng vùng lãnh thổ này có thể là một công cụ khi ông Putin cần khuấy động tình hình, gây bất ổn cho một quốc gia cũng rất nhỏ bé đang muốn tiến gần về phía phương Tây.

Thanh Hà

****************************

Vùng ly khai Transnistria ở Moldova kêu gọi Nga "bảo vệ"

Thanh Hà, RFI, 29/02/2024

Họp đại hội hôm qua, 28/02/2024, các dân biểu vùng ly khai thân Nga Transnistria cầu cứu Moskva "yểm trợ" trước những "áp lực về kinh tế gia tăng" của chính quyền Moldova. Là một vùng sát cạnh Ukraine, có đa số 465.000 dân cư nói tiếng Nga, Transnistria năm 1990 đã tách rời khỏi Moldova và đơn phương tuyên bố độc lập trước khi Liên Xô tan rã. Hiện có khoảng 1.500 lính Nga đồn trú tại đây.

doa3

Vị trí của Transnistria trên bản đồ. © screengrab map

Theo hãng tin Anh Reuters, hôm qua, các dân biểu của vùng Transnistria đã thông qua nghị quyết yêu cầu "Liên Bang Nga và Hạ Viện Douma ban hành những biện pháp bảo vệ Transnistria trước những áp lực ngày càng mạnh về mặt kinh tế từ phía chính quyền Moldova".

Vào đầu năm 2024, Moldova đòi các doanh nghiệp của Transnistria phải đóng thuế nhập khẩu cho chính quyền Chisinau. Theo thẩm định của các giới chức Transnistria, như vậy là ngân sách của vùng lãnh thổ này sẽ bị thiệt hại đến 18%. Transnistria xem quyết định mới của Moldova là một "lời tuyên chiến", khai mào một "cuộc chiến tranh kinh tế".

Bộ Ngoại Giao Nga lập tức tuyên bố "bảo vệ các công dân Transnistria là một ưu tiên". Chính quyền Chisinau xem đây là một đòn "tuyên truyền của Nga", trong lúc Transnistria là một vùng được sống trong "hòa bình, an ninh và được hội nhập kinh tế", qua trung gian Moldova đang được Liên Hiệp Châu Âu (EU) trợ giúp.

Là nước láng giềng sát cạnh, Ukraine hôm nay kêu gọi Chisinau và chính quyền Transnistria giải quyết những bất đồng "về kinh tế xã hội và về mặt nhân đạo bằng giải pháp ôn hòa, tránh mọi can thiệp vô cùng tai hại từ bên ngoài". Kiev từng phải đối mặt với phe ly khai ở miền đông Ukraine. Trong một cuộc trao đổi với đồng cấp Moldova Maia Sandu, tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky khẳng định Moskva mượn tay các lãnh đạo ở Transnistria "nhằm gây bất ổn trong khu vực". Hoa Kỳ cũng ra tuyên bố "mạnh mẽ ủng hộ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Moldova".

Thanh Hà

Published in Diễn đàn
dimanche, 25 septembre 2022 22:43

Nếu Putin dùng bom nguyên tử

Nga đang b cô lp đi vi c thế gii, ch còn hai nước đng minh là Iran và Bc Hàn. Nhng nước c đng ngoài cuc chiến Ukraine như Trung Quc, n Đ, Th Nhĩ K đang thay đi thái đ.

Nhưng M và các nước Châu Âu không cn phi dùng vũ khí nguyên t đ phn công Nga Ukraine. Điu mà h có th báo trước cho Putin là các nước đng minh s không th ép chính ph Ukraine t kim chế.

bom1

Vladimir Putin có th s dùng vũ khí nguyên t Ukraine ? Ông ta có khong 2.000 "bom nguyên t chiến thut", nhiu gp 10 ln M. Tuy coi là "loi nh" nhưng các trái bom này tàn phá mnh bng 10 đến 100 ngàn tn cht n (kilotons), và có th dùng nhng dàn phóng trên mt đt hoc t bin, bt ng tiêu dit c đo quân đch. Trái bom M th xung Hiroshima năm 1945 cũng ch mnh 15 kilotons.

Ngoài sc n tàn phá, cht phóng x nguyên t s bay xa. Không nhng quân và dân Ukraine mà c lính Nga đu có th b nhim đc. Các nước chung quanh, t Belarus, Ba Lan, Đc, đến Hungary cũng s mang ha lâu dài. Chc Putin không quan tâm đến các hu qu đó. Ông có th dùng bom nguyên t nếu thy mình đang b dn ti đường cùng. Và điu này có v đang din ra ngoài mt trn.

Quân Ukraine m các cuc tn công min Bc, tiến sang phía Đông ly li nhiu thành ph đã b chiếm đóng. Lính Nga buông súng chy, b li các chiến c, k c nhng xe tăng kiu mi nht mà chưa h được s dng. Các đường tiếp vn ca Nga b phong ta, quân phía Nam đang b cô lp.

Putin ra lnh đng viên, gi lính tr b tái ngũ, đ có thêm 300.000 quân sĩ. Phn Lan phi t chi không cho các thanh niên Nga chy qua đ trn lính. Vladimir Putin ban b các bin pháp trng pht nng n đi vi lính đào ngũ, bt tuân lnh hoc ni lon, chng t tinh thn binh sĩ đã sa sút như thế nào.

Ví th Putin s có thêm 300.000 quân, thì cũng không biết ly súng đn đâu ra đ trang b, trong khi các cơ xưởng chế to vũ khí b ngưng tr vì không mua được các cht bán dn cho máy chy. Hai nước thân thin là Trung Quc và n Đ đu t chi không bán các con chíp cho Nga, vì lo s b M phong ta. Quân Nga đang phi dùng các đi pháo cũ k, mua nhng vũ khí cũ k ca Bc Hàn, máy bay t lái (drone) ca Iran.

Cũng không biết đám 300.000 lính mi này s mt my tun l hay my tháng đ hun luyn trước khi đưa ra mt trn. Trong khi đó, quân Ukraine đang cn ln đt, giành dân hai tnh phía Đông vi tc đ nhanh hơn trong mt tháng sp ti. Vì h biết thi cơ thun li s chm dt khi tuyết bt đu rơi, xe c, chiến xa và đi pháo di chuyn khó khăn hơn.

Cùng lúc đó, Vladimir Putin đang gp các khó khăn trong ni b. Dân biu tình phn đi chiến tranh 37 thành ph, theo tin Associated Press, nhiu người hô, "Cho Putin xung dưới hm !". Các ngh viên thành ph cũng phn đi chiến tranh. Phe ch chiến thì bt mãn trước cnh tht trn liên tiếp. Nhiu nhà kinh doanh trong tp đoàn lãnh đo đã "t t" chết nước ngoài và trong nước, hoc té t ca s ngôi nhà hơn 40 tng xung đất, hoc b rớt xung nước chết đuối khi chơi thuyn. Trong tun ri, người đng đu Vin Hàng Không Moskva, được coi là tay chân thân tín ca Putin đã "trượt chân trên nhiu bc cu thang" đưa ti thương tích "không th sng", theo mô t trên "Telegram" Nga.

Vladimir Putin, 70 tui, t ra đang bi ri. Ngày Th Ba, ph tng thng loan báo ông tng thng s đc mt din văn quan trng vào 8 gi ti. Các nhà báo, các đài tivi ca chính ph chun b sn sàng. Nhưng ti 8 giờ tối, không ai biết Vladimir Putin đang đâu. Sáng Th Tư, Putin mi xut hin, không gii thích ti sao đã vng mt.

Putin tuyên b tăng quân s và nói thng s dùng đến vũ khí nguyên t, "nếu lãnh th b đe da". Putin nhn mnh, "Đây không phi là li đe da suông. Nhng k mun bt bí chúng ta bng vũ khí nguyên t phi biết rng gió có th đi chiu".

Tình trng "lãnh th b đe da" được Putin chun b khi cho t chc ngay các cuc trưng cu dân ý trong các vùng quân Nga đã chiếm đóng ca Ukraine, đ dân chúng Donetsk, Luhansk, và Kherson, Zaporizhzhia b phiếu xin nhp vào nước Nga. Phn ln người Ukraine yêu nước đã di tn, chy khi nhng nơi quân Nga chiếm đóng. Dân còn li s b cưỡng ép b phiếu ưng thun. Putin s ra lnh quc hi chp nhn các tnh này vào nước Nga. Sau đó, khi quân Ukraine tn công tái chiếm, h s b t cáo là tn công vào lãnh th Nga. Putin có th dùng bom nguyên t đ ngăn chn, như đã ha.

Putin có th dùng li đe da đó đ các nước Tây phương lo s và thúc đy chính ph Ukraine tìm cách tha hip ngưng bn vi Nga. Nhưng người Ukraine biết rng bây gi là cơ hi tt nht và duy nht đ phc hi lãnh th. Chp nhn ngưng bn tc là cho Putin thi gian thu thp tàn quân và cng c lc lượng đ chun b đánh tiếp. Tng thng Volodymyr Zelenskyy nói Ukraine cương quyết giành li các vùng đt đã b quân Nga cướp, k c bán đo Crimea chiếm t năm 2014.

Nga đang b cô lp đi vi c thế gii, ch còn hai nước đng minh là Iran và Bc Hàn. Nhng nước c đng ngoài cuc chiến Ukraine như Trung Quc, n Đ, Th Nhĩ K đang thay đi thái đ. Trong cuc hp cùng các nước Trung Á Samarkand, Uzbekistan va ri, Tp Cn Bình đã "t ý lo ngi" v chiến tranh Ukraine, Th tướng Narendra Modi nói thng rng n Đ mun chiến tranh chm dt. Th tướng Th Nhĩ K Recep Tayyip Erdogan yêu cu Nga ngưng chiến và tr li các vùng chiếm đóng cho Ukraine, k c bán đo Crimea. Các nước Trung Á, trước thuc Liên bang Xô Viết, đu phn đi cuc chiến Ukraine, vì lo chính nước h cũng có th b Putin tn công. Tng thng Kyrgyzstan đã đ cho Putin phi ch đi mình na phút trước khi gp nhau Samarkand.

Cui cùng, các nước M và Châu Âu phi đi đu vi mi đe da cùng bom nguyên t ca Vladimir Putin.

Tng thng M Joe Biden đã nói thng Nga s "chu hu qu" nng n nếu dùng vũ khí hóa hc hay nguyên t Ukraine. Tng thư ký khi NATO Jens Stoltenberg nói vi hãng tin Reuters rng s bo đm cho Nga hiu rõ các hu qu nguy him ; ông nói thêm rng chưa thy du hiu Nga đang chun b dùng bom nguyên t. B ngoi giao M tiết l đang nh các nước khác báo cho ông Putin biết s b tr đũa nng n như thế nào.

Mykhailo Podolyak, mt c vn ca Tng thng Volodymyr Zelenskyy, đã nói vi nht báo Guardian rng chính ph Ukraine đã yêu cu các nước Châu Âu hãy dùng bom nguyên t tr đũa, nếu Nga dùng bom nguyên t.

Nhưng M và các nước Châu Âu không cn phi dùng vũ khí nguyên t đ phn công Nga Ukraine. Điu mà h có th báo trước cho Putin là các nước đng minh s không th ép chính ph Ukraine t kim chế.

Quân đi Ukraine có th s tn công thng vào các căn c tp trung quân và các kho vũ khí nm trong nước Nga, là điu h đã cam kết s không làm khi được tiếp vin các dàn ha tin tm xa t M, Đc, Thy Đin. Chiến tranh s lan rng qua lãnh th Nga, mà các nước M và Châu Âu không còn lý do đ ngăn cn. Không nhng thế, h s có c đ giúp Ukraine nhiu hơn, vi các ha tin bn xa hơn và chính xác hơn, nếu Ukraine b tn công bng bom nguyên t.

Ông Putin có th nh kinh nghim ca đế quc Nga thi trước. Chế đ Nga hoàng Czar Nicholas II tan rã khi quân Nga thua trong Đi chiến Th Nht. Nikita Khrushchev b lt đ sau khi phi rút ha tin khi Cuba thi 1962. Mikhail Gorbachev mt đa v khi quân Nga phi thua trn Afghanistan năm 1989. Vladimir Putin s lãnh hu qu ca cuc xâm lăng Ukraine.

Ngô Nhân Dụng

Nguồn : VOA, 25/09/2022

Published in Diễn đàn

Tài liệu giải mật Hiroshima : Tokyo suýt lãnh quả bom nguyên tử thứ ba

 Đúng 75 năm sau khi quả bom nguyên tử đầu tiên rơi xuống Hiroshima làm hàng trăm ngàn người chết, tuần báo L’Obs cho biết các tài liệu được giải mật của Mỹ và Nhật đã tiết lộ nhiều điều mới mẻ. 

566461851

Enola Gay, oanh tạc cơ Mỹ đã thả quả bom nguyên tử đầu tiên trong lịch sử xuống Hiroshima ngày 06/08/1945, hạ cánh tại căn cứ không quân Tinian trên đảo Mariana,  via Reuters - U.S. Air Force

Vì sao phải dùng đến bom nguyên tử đối với Nhật ?

Tại sao Hiroshima, một thành phố loại trung bình lại được chọn để làm mục tiêu của quả bom nguyên tử đầu tiên trong lịch sử ? Liệu có cần thả thêm quả bom thứ hai xuống Nagasaki để buộc Nhật phải đầu hàng hay không ? Phải chăng tổng thống Mỹ Truman trước hết muốn gây ấn tượng với Stalin ? Từ cuối Đệ nhị Thế chiến, những câu hỏi này luôn ám ảnh các nhà sử học và những người sống sót.

Cùng với nhịp độ giải mật của Washington và Tokyo, những câu trả lời bắt đầu hiện rõ. Mới đây, việc công bố các liên lạc mật của phía Nhật, mà tình báo Mỹ đã bắt sóng được trong suốt cuộc chiến nhờ chiến dịch mang mật danh "Magic", cũng như biên bản các cuộc họp với Nhật hoàng Hirohito vào mùa hè 1945 đã giúp vén lên bức màn bí mật cuối cùng về Hiroshima. 

Các quan chức cao cấp Mỹ chưa bao giờ có ý định dùng vũ khí nguyên tử để chống lại Đức mà chỉ tấn công Nhật. Hai năm trước, khi nhà máy làm giàu uranium còn chưa hoạt động, chưa đủ nguyên liệu chế tạo bom, tướng Groves và ê-kíp của ông đã suy tính về mục tiêu tương lai : căn cứ hải quân lớn nhất của Nhật tại quần đảo Truk. Một sĩ quan đề nghị Tokyo nhưng bị bác vì quả bom phải nằm thật sâu dưới nước để địch không thể vớt được trong trường hợp nó không nổ, vả lại nếu người Nhật thu hồi thì cũng không đủ khả năng nghiên cứu như người Đức. 

Hai năm sau, ngày 10/05/1945, ngay sau khi Đức đầu hàng và quả bom đầu tiên đã sẵn sàng, một ủy ban "xác định mục tiêu" đưa ra danh sách năm thành phố Nhật. Trước hết là cố đô Kyoto, sẽ tạo được tác động tâm lý mạnh nhất. Thứ nhì là Hiroshima, cảng công nghệ có kho vũ khí lớn ; Yokohama xếp thứ ba vì có phòng không mạnh, rồi đến Kokura và Niigata. Bộ trưởng Chiến tranh Henry Stimson ban đầu rất hào hứng, nhưng một tuần sau lại lo sợ vũ khí nguyên tử sẽ làm Hoa Kỳ bị mang tiếng xấu "còn hơn cả Hitler". Cùng với sự ủng hộ của tướng Marshall, Kyoto được loại khỏi danh sách và Hiroshima trở thành mục tiêu số 1. 

Ngày 18/06, tổng thống Truman họp bộ tham mưu để vạch kế hoạch tấn công Nhật. Thời điểm được ấn định vào ngày 01/11/1945, với 766.000 GI đổ bộ lên đảo Cửu Châu (Kyushu). Số lượng binh sĩ tử trận được dự đoán trong trường hợp tốt nhất là khoảng 31.000 người, nhưng sau khi thế chiến kết thúc, người ta ước tính Mỹ phải thiệt hại từ vài trăm ngàn đến trên một triệu binh sĩ. Trong hồi ký, tổng thống Harry Truman cho rằng quả bom nguyên tử đã tránh cho 250.000 quân nhân Mỹ khỏi thiệt mạng. Dù vậy đi nữa, liệu có nên phá hủy hai thành phố với nhiều phụ nữ, trẻ em ? Liệu Nhật Bản có đang định giải giáp vô điều kiện ? 

Tướng lãnh Nhật không muốn đầu hàng, kể cả sau Nagasaki !

Tranh cãi giảm xuống từ những năm 2000, sau khi chiến dịch "Magic" và bản dịch các tranh luận ở Hoàng cung tháng 8/1945 được giải mật. Người ta khám phá rằng đa số nhà lãnh đạo quân đội Nhật không hề muốn đầu hàng, kể cả sau khi Hiroshima đã bị hứng quả bom đầu tiên. 

Ngày 26/07/1945, tổng thống Mỹ Truman, thủ tướng Anh Churchill và tổng bí thư Liên Xô Stalin họp ở Potsdam, Đức, đưa ra tối hậu thư cho Nhật, đe dọa "hủy diệt nhanh chóng và toàn bộ", nhưng không cho biết bằng phương tiện gì. Một số quan chức Nhật cảm nhận được nguy cơ, thúc giục chính phủ chấp nhận ngay để còn có được các điều kiện tốt nhất, nhưng Tokyo chần chừ. Đại sứ Nhật tại Moskva, ông Sato tức giận, sợ rằng "toàn bộ nước Nhật sẽ biến thành tro bụi".

Hai tuần sau tối hậu thư, Hiroshima lãnh nhận ngọn lửa hạch tâm. Bộ máy chiến tranh Nhật họp lại trong bunker của Hoàng cung, lần này Nhật chấp nhận đầu hàng, nhưng với điều kiện Nhật hoàng vẫn là lãnh đạo. Washington từ chối. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vẫn để ngỏ cánh cửa thương lượng, nhưng một cuộc nghe lén của "Magic" cho thấy phe quân sự Nhật vẫn quyết chiến, bất kể kết quả đàm phán.

Hôm sau, tổng thống Truman ra lệnh thả quả bom thứ hai mang tên "Fat Man". Do thời tiết xấu, Kokura không còn là mục tiêu, mà thành phố cảng Nagasaki bị hủy diệt ngày 13/08/1945. Nhật hoàng lập tức họp các cố vấn. Do sợ một bộ phận quân đội sẽ lật đổ, ông quyết định chấp nhận mọi điều kiện của Mỹ và lần đầu tiên phát biểu với quốc dân trên đài phát thanh.

Tuyên bố của Nhật hoàng phát đi ngày 15/08, vừa đúng lúc để tránh một thảm họa mới. Trước đó một hôm, Truman đã quyết định nếu Nhật không đầu hàng toàn bộ, ông sẽ ra lệnh thả quả bom nguyên tử thứ ba, và mục tiêu lần này là Tokyo !

Đối đầu Mỹ-Trung sẽ còn đi xa hơn ?

Xung đột Mỹ-Trung tiếp tục là đề tài được báo Pháp chú ý. Tuần này đến lượt Le Point dành hồ sơ nhiều trang cho vấn đề này. Trang bìa của tờ báo là ảnh tổng thống Mỹ Donald Trump và chủ tịch Trung Quốc mặt đối mặt, với hàng tựa "Họ sẽ đi đến đâu ?". Theo Le Point, trong cuộc so găng giữa hai cường quốc, Châu Âu có thể được hưởng lợi với điều kiện phải biết đoàn kết.

Từ khi Trung Quốc trở thành cường quốc thuộc loại hàng đầu, ông Tập Cận Bình có thái độ ngày càng hung hăng. Đối mặt với ông Tập là tổng thống Mỹ Donald Trump, mà một trong những lý do khiến ông được bầu lên là tâm lý bất mãn vì hàng Trung Quốc làm nhiều công nhân Mỹ mất việc. Cuộc chiến thương mại rồi đến đại dịch virus corona xuất phát từ Vũ Hán càng khiến xung đột lên cao.

"Không thể có hòa bình nhưng cũng khó thể xảy ra chiến tranh",[v1] đó là nhận xét của triết gia Raymond Aron năm 1947 về chiến tranh lạnh, có thể áp dụng cho quan hệ Mỹ-Trung hiện nay. Cuộc đối đầu không chỉ về kinh tế, thương mại mà cả chính trị. Nhà nước độc đảng Trung Quốc muốn áp đặt ý thức hệ lên các giá trị dân chủ, ngay cả gu-lắc cũng tái sinh với các trại cải tạo giam giữ cả triệu người Duy Ngô Nhĩ.

Trung Quốc từ đối tác thành đối thủ của EU

Châu Âu trong một thời gian dài không quan tâm những gì xảy ra tại Hoa lục, tự hài lòng qua việc buôn bán với "công xưởng thế giới". Cách đây vài năm, Pháp, Đức, Anh vẫn còn tin rằng Trung Quốc với kinh tế thị trường sẽ trở nên dân chủ, nhưng thực tế Bắc Kinh từ chối mở cửa, ngày càng độc tài hơn. Trung Quốc bành trướng trên Biển Đông, đe dọa Đài Loan, ngang nhiên vi phạm thỏa thuận với Anh về Hồng Kông khiến hình ảnh Bắc Kinh trở nên tồi tệ.

Từ đối tác, Trung Quốc trở thành "đối thủ có hệ thống" của EU. "Ngoại giao khẩu trang" rồi "ngoại giao chiến lang" khiến Châu Âu thêm cảnh giác. Khi đại dịch hoành hành, được EU viện trợ 60 tấn trang thiết bị y tế thì Bắc Kinh yêu cầu kín tiếng, ngược lại khi đến lượt Châu Âu bị con virus từ Vũ Hán tấn công, những chuyến hàng khẩu trang được tuyên truyền rầm rộ một cách thiếu liêm sỉ, dù đó là hàng xuất bán chứ chẳng phải cho không.

Trung Quốc còn chia rẽ EU : ưu tiên cho nơi này, trừng phạt nơi nọ. Le Point kết luận, các nước Châu Âu cần đồng lòng bảo vệ lợi ích chung trước Bắc Kinh nếu không muốn đóng vai một con cờ trong cuộc chiến tranh lạnh mới. Trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết, nếu Liên Hiệp Châu Âu (EU) không muốn bị chà đạp, thì phải biết cách làm cho người khác tôn trọng mình.

Bức tường Berlin sụp đổ, nhưng Stasi hồi sinh tại Hồng Kông

Về Hồng Kông, Le Point cho rằng Stasi đã được dựng dậy tại đặc khu. Sáng tinh mơ 08/07 những con đường còn vắng tanh, văn phòng an ninh quốc gia được khai trương tại Hồng Kông, với một ít nhà báo được chọn lọc kỹ càng để tránh người biểu tình kéo đến. Giám đốc Trịnh Nhạn Hùng (Zheng Yanxiong) nổi tiếng vì vụ đàn áp dân làng Ô Khảm ở Quảng Đông. Hai người phó là Lý Giang Chu (Li Jiangzhou) lâu nay phụ trách việc liên lạc giữa công an Trung Quốc và Hồng Kông, còn Tôn Thanh Dã (Sun Qingye) là quan chức tình báo.

Thực chất đây là một chi nhánh của an ninh Trung Quốc, có thể so sánh với cơ quan mật vụ Stasi của Đông Đức cũ. Cựu ngoại trưởng Anh Ernest Bevin năm 1949 gọi Hồng Kông là "Berlin của Châu Á",nhưng nay lịch sử đảo ngược : đô thị này từ thế giới tự do rơi vào bàn tay độc tài, một tình huống chưa có xã hội nào gặp phải kể từ sau Đệ nhị Thế chiến.

Hôm 01/07 bất chấp cấm đoán và đe dọa, người dân vẫn biểu tình. Tuy nhiên trong số 370 người bị bắt chỉ có 10 người bị cáo buộc theo luật an ninh mới, và chỉ 1 trong 10 người này bị tạm giam. Theo luật sư, cảnh sát Hồng Kông vốn quen theo luật thừa hưởng từ thời Anh, không biết xử trí ra sao. Đến 06/07, chính quyền mới công bố các quy định cụ thể theo luật an ninh mới.

Ngày 29/07, mẻ lưới đầu tiên mới chụp xuống bốn sinh viên tuổi từ 16 đến 21 của nhóm Student Localism tuy nhóm này đã giải thể. Do nhóm không bạo động nên bị buộc "tội phạm về tư tưởng" với khung hình phạt đến chung thân, nhưng dường như thiếu chứng cứ nên trưởng nhóm Chung Hàn Lâm (Tony Chung Hon Lam) được tại ngoại hầu tra.

Anh cùng nhiều thành viên gần đây bị theo dõi sát sao. Tỉ phú Lê Trí Anh (Jimmy Lai), chủ báo đối lập Apple Daily cho biết có một xe tải nhẹ giám sát thường xuyên đậu trước nhà ông. Bắc Kinh thưởng tiền cho một số nhà báo thiếu lương tâm cung cấp thông tin về Lê Trí Anh, còn Hoàng Chi Phong (Joshua Wong) sau vụ đụng độ với một trong những kẻ theo dõi đã kêu gọi giúp đỡ để thuê một người bảo vệ.

Cuộc thanh trừng của Trung Quốc đã bắt đầu tại đặc khu

Chung Hàn Lâm có "vinh dự" trở thành nhà hoạt động đầu tiên bị bắt theo luật an ninh, do anh là một mục tiêu dễ tổn thương. Hầu như ở nước ngoài không ai biết đến, sinh viên 19 tuổi này đứng đầu một nhóm chỉ khoảng 50 người, và chủ trương độc lập chỉ được khoảng 10-20% người Hồng Kông ủng hộ. Tiếp đến 12 ứng cử viên dân chủ trong đó có Hoàng Chi Phong bị gạt khỏi danh sách cùng với 4 thành viên của một đảng đối lập. Nhưng chiến thắng vẫn chưa chắc đứng về phía chính quyền, nên cuộc bầu cử Nghị Viện bị dời lại sang năm 2021 với cớ dịch Covid.

Chuyên gia Jean-Pierre Cabestan thú nhận bản thân ông cũng bất ngờ với bàn tay sắt của Bắc Kinh, quyền tự trị của Hồng Kông chỉ còn là ảo tưởng. Tại Văn phòng liên lạc, mỗi cố vấn phụ trách một lãnh vực, thực hiện các chỉ thị từ Bắc Kinh tuy trên lý thuyết chính quyền Hồng Kông vẫn điều hành. Giáo sư Cabestan nêu ra một nghịch lý là lãnh đạo các tỉnh ở Hoa lục có thể bảo vệ quyền lợi địa phương của mình tốt hơn chính quyền Hồng Kông.

Phía sau các đại diện của Bắc Kinh là một dự án đầy tham vọng : thay đổi xã hội Hồng Kông bằng giáo dục và tuyên truyền. Cuộc thanh trừng đã bắt đầu tại các trường đại học với việc sa thải hai ông Thiệu Gia Trăn (Shiu Kachun) và Đái Diệu Đình (Benny Tai), việc bắt giữ Chung Hàn Lâm là phát súng cảnh cáo cho những sinh viên bắt đầu tham gia đấu tranh từ năm 2019.

Đài Loan không phải là nước duy nhất bị Trung Quốc đe dọa

Liên quan đến một vùng đất khác đang chịu sức ép nặng nề của quân đội Trung Quốc là Đài Loan, ngoại trưởng Ngô Chiêu Tiếp (Joseph Wu) khi trả lời phỏng vấn tuần báo Pháp đã khẳng định "Đài Loan không phải là nước duy nhất trong tầm ngắm của Trung Quốc".

Phản bác tuyên bố của ông Josep Borrell, người đứng đầu ngành ngoại giao Châu Âu "Trung Quốc không phải là mối đe dọa cho hòa bình thế giới", ông Ngô Chiêu Tiếp nhấn mạnh, nhìn từ Châu Âu, Trung Quốc quá xa xôi, nhưng Đài Loan chỉ cách chưa đầy 200 km, cảm nhận rất rõ áp lực.

Từ đầu năm, không chỉ cho phi cơ và chiến hạm lượn lờ xung quanh hòn đảo mà Bắc Kinh còn lớn tiếng đe dọa sẽ sử dụng vũ lực. Nhật Bản cũng trong tình trạng báo động thường trực ở Biển Hoa Đông. Tại Biển Đông, việc Trung Quốc quân sự hóa khiến các nước Đông Nam Á phải cứng rắn hơn, chưa kể vụ đụng độ với Ấn Độ tại biên giới. Trong nước, Bắc Kinh đàn áp Tân Cương, Tây Tạng và bây giờ đến lượt Hồng Kông, hủy hoại mô hình dân chủ và Nhà nước pháp quyền tại đặc khu.

Về việc Trung Quốc tìm cách khống chế các tổ chức quốc tế mà điển hình là Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hay Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO), Interpol, ngoại trưởng Đài Loan nhắc lại kinh nghiệm đau thương với Liên Hiệp Quốc. Khi cho Trung Quốc gia nhập năm 1971, nghị quyết 2758 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ghi rằng Cộng hòa nhân dân Trung Hoa là đại diện duy nhất, còn đại diện của ông Tưởng Giới Thạch bị trục xuất. Hoàn toàn không nói đến Đài Loan. Bắc Kinh vịn vào đó để diễn dịch rằng Đài Loan là một bộ phận của Trung Quốc.

Thụy My


 [v1]

Published in Châu Á