Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Hơn 165.000 người bị phát hiện ung thư tại Việt Nam trong năm 2018 (RFA, 05/10/2018)

Số ca mắc ung thư tại Việt Nam không ngừng tăng trong thời gian qua với con số người mới bị phát hiện mắc ung thư trong năm 2018 là 165.000 người trên hơn 96 triệu dân, theo số liệu thống kê mới đây nhất của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

ungthu1

Hình minh họa. Một người đàn ông hút thuốc lá ở một tiệm cà phê ở Hà Nội hôm 19/6/2012. Thuốc lá được chứng minh là gây nguy cơ ung thư phổi cao. AFP

Theo WHO, con số ca mắc ung thư được phát hiện ở Việt Nam vào năm 2000 là 68.000 trường hợp. Con số này đã tăng lên 126.000 vào năm 2010. Hiện Việt Nam xếp ở vị trí 99/185 quốc gia và vùng lãnh thổ với tỷ lệ mắc ung thư là 151,4/100.000 dân, xếp thứ 19 ở Châu Á và thứ 5 khu vực Đông Nam Á.

Tỷ lệ tử vong do ung thư tại Việt Nam cũng tương đối lớn theo số liệu thống kê mới, ở mức 104,4/100.000 dân. Trong số gần 165.000 ca mắc bệnh năm 2018, gần 70% trường hợp đã tử vong, tương đương 115.000 ca.

Những loại ung thư phổ biến ở Việt Nam gồm ung thư gan, ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư vú, và ung thư trực tràng. Trong số này ung thư phổi và ung thư gan phổ biến ở nam giới hơn nữ giới.

Theo các chuyên gia, khoảng 40% trường hợp ung thư có thể được ngăn ngừa bằng cách giảm tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ bao gồm chế độ ăn uống, dinh dưỡng. Ngoài ra việc tầm soát phát hiện sớm một số loại ung thư như ung thư dạ dày, đại tràng, ung thư vú cũng giúp làm giảm nguy cơ tử vong.

********************

Dân Việt Nam bị ung thư gan nhiều nhất thế giới (Người Việt, 04/10/2018)

Trung bình cứ 100.000 người dân Việt Nam, thì có đến gần 30 người bị ung thư gan, thuộc nhóm những nước mắc ung thư gan cao nhất thế giới, xếp trên cả Trung Quốc.

ungthu2

Đàn ông Việt Nam bị ung thư gan gấp ba lần phụ nữ. (Hình : Thanh Niên)

Hôm 4 Tháng Mười, 2018, báo VNExpress dẫn báo cáo của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) năm 2018 cho biết, ung thư gan là một trong năm loại gây tử vong hàng đầu, ước tính 782.000 ca tử vong mỗi năm. Gần 85% bệnh nhân ung thư gan xảy ra ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Theo GLOBOCAN 2018, Việt Nam xếp trong nhóm những nước mắc bệnh ung thư gan cao nhất thế giới, với tỷ lệ mắc bệnh là 29,3 trên 100.000 người ở cả hai giới nam và nữ, cao hơn cả Trung Quốc là 25,7 trong 100.000 dân.

Trong khi đó, Giáo sư Nguyễn Chấn Hùng, chủ tịch Hội Ung Thư Việt Nam, cho biết ở Việt Nam ung thư gan thường gặp hàng đầu ở cả nam lẫn nữ, nhưng nguy cơ ở đàn ông gấp ba lần phụ nữ. Bệnh khó phát hiện sớm nên tỷ lệ chữa khỏi rất thấp.

Ông Bùi Hữu Hoàng, trưởng khoa Tiêu Hóa, Bệnh Viện Đại Học Y Dược ở Sài Gòn, cho biết thêm, ung thư gan ở Việt Nam gia tăng nhanh và tỷ lệ tử vong cao là do chủng ngừa viêm gan B chưa đầy đủ, người dân chưa có ý thức tầm soát ung thư gan định kỳ, đặc biệt là những người có yếu tố nguy cơ cao như nhiễm siêu vi viêm gan B, C, nghiện rượu, gia đình có người ung thư gan… Việc tầm soát thường chỉ dựa vào siêu âm, CT Scan hoặc chụp MRI, bên cạnh xét nghiệm máu.

ungthu3

Ê kíp giải phẫu nội soi cắt gan tại Bệnh Viện Đại Học Y Dược ở Sài Gòn. (Hình : Lao Động)

Còn Bác Sĩ Nguyễn Đình Song Huy, trưởng khoa U Gan, phó giám đốc Trung Tâm Ung Bướu Bệnh Viện Chợ Rẫy, cho rằng Việt Nam nằm trong vùng dịch tễ nhiễm virus viêm gan B, nhưng việc tầm soát ung thư gan trên nhóm nguy cơ cao còn nhiều hạn chế do phụ thuộc vào điều kiện kinh tế. Nhiều bệnh nhân thường được khám và phát hiện muộn khi đã không thể điều trị, thời gian sống trung bình không quá một năm.

Theo Giáo Sư Hùng, ung thư gan tiến triển thầm lặng, ban đầu không có triệu chứng. Sau đó xuất hiện các triệu chứng khá mờ nhạt, dễ nhầm lẫn như cảm giác ăn không ngon, khó tiêu, mệt, nặng ở dưới bờ sườn bên phải. Đến khi bệnh nhân đến gặp bác sĩ thường là lúc đó bướu đã lan rộng. Giai đoạn trễ thường có các triệu chứng như bụng trướng nước, không thèm ăn, mệt mỏi, vàng da…

Ông Nguyễn Tấn Cường, giám đốc Y Khoa Bệnh Viện Quốc Tế City, cho biết thêm, một số yếu tố nguy cơ khác gây ung thư gan ở Việt Nam là độc tố nấm mốc aflatoxin thường có trong các loại ngũ cốc ẩm mốc. Ngoài ra, nhiều người Việt Nam uống rượu bia quá sức, hoặc các bệnh chuyển hóa như gan nhiễm mỡ, đái tháo đường… chuyển sang.

Tổ chức WHO báo động, nếu không hành động rộng khắp và nhanh chóng, số người mang virus viêm gan sẽ tăng cao trong những năm tới. Dự đoán có khoảng 20 triệu người chết do viêm gan trong các năm 2015 đến 2030.

Hiện thế giới có 325 triệu người đang nhiễm virus viêm gan B, C, nguy hiểm là khoảng 90% không hề biết mình mắc bệnh. (Tr.N)

*******************

Google tháo một loạt ứng dụng đánh bạc ở Việt Nam theo yêu cầu của Bộ Thông tin Truyền Thông (RFA, 05/10/2018)

ungthu4

Một ứng dụng đánh bạc tiếng Việt trên Google Store. Courtesy of appgrooves.com

Giới chức Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam hồi cuối tuần trước cho biết Google vừa gỡ bỏ tổng cộng 56 ứng dụng đánh bạc từ Google Play store ở Việt Nam, theo yêu cầu của Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông). Những ứng dụng này được nói là không tuân thủ luật pháp của Việt Nam.

Tất cả 56 ứng dụng đánh bạc nói trên đều sử dụng tiếng Việt, trong đó có 16 ứng dụng vi phạm luật của Google Play nên cũng đã bị tháo bỏ ở nước ngoài.

Những ứng dụng tiêu biểu bị gỡ bỏ bao gồm Vua Bài, Đánh bài online, Tiến lên miền Nam, Mậu binh Xập xám, Phỏm online…

Trang tin Vietnamnet cho biết việc gỡ bỏ này là bước tiến quan trọng trong quá trình  hợp tác giữa Google và Bộ Thông tin và Truyền thông nhằm phối hợp ngăn chặn các nội dung vi phạm pháp luật phát tán trên môi trường internet, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về tăng cường phối hợp với các hãng công nghệ toàn cầu để ngăn chặn thông tin xấu độc.

*********************

Vệ sinh thực phẩm Sài Gòn : Ruồi bu đầy, dầu ăn tái chế ‘cực bẩn’ (Người Việt, 05/10/2018)

Cơ quan an toàn thực phẩm đã phát hiện hàng loạt cơ sở mua bán dầu ăn tái chế và làm hành tỏi phi ở huyện Hóc Môn và Củ Chi "có quá trình sản xuất cực kỳ mất vệ sinh trong nhiều năm nay".

ungthu5

Dầu ăn đen cáu được tái chế đem bán ra thị trường để phi hành, làm thực phẩm. (Hình : Thanh Niên)

Theo báo Thanh Niên, khoảng 9 giờ sáng 4 Tháng Mười, 2018, Cục Cảnh Sát Phòng Chống Tội Phạm Về Môi Trường (C05), Bộ Công An cộng sản Việt Nam tại Sài Gòn, đồng loạt kiểm tra ba cơ sở mua bán dầu ăn và hai cơ sở chế biến hành phi có "công nghệ chế biến" cực kỳ mất vệ sinh.

Cụ thể, tại cơ sở chế biến hành, tỏi phi của bà ĐTHNg (39 tuổi, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi) hoạt động từ năm 2009, lực lượng an ninh bắt quả tang 10 công nhân đang dùng dầu ăn cũ đã sử dụng để phi hành, tỏi.

Các công nhân thừa nhận, hơn 80 can dầu cặn có màu nâu giấu phía sau cơ sở được mua lại từ các cơ sở chuyên cung cấp dầu ăn cũ tái chế và dùng để chế biến hành, tỏi phi.

Ông Thi, quản lý cơ sở, cho biết : "Dầu người ta chở vô bán chứ không rõ nguồn gốc ở đâu, khi nào cần thì gọi họ chở vào. Số dầu đen chiên nhiều lần bỏ đi sẽ bán lại cho họ".

Tại cơ sở này, không chỉ xài dầu ăn phế phẩm mà còn sử dụng củ cải trắng làm giả hành, tỏi phi. Dù ông Thi cho rằng "cơ sở chủ yếu chế biến hành và tỏi phi, thỉnh thoảng mới trộn củ cải trắng," nhưng thực tế số củ cải trắng còn dính bùn đất, sắp được chế biến lên đến hàng tấn. Máy xắt củ cải dính đầy cặn bẩn, phía dưới là khay đựng củ cải xắt dính đất đen kịt, ruồi nhặng bu đầy. Gần đó là thùng nước màu vàng nhờ nhờ sền sệt ngâm đầy củ cải trước khi đưa vào chế biến.

ungthu6

Khu vực tái chế dầu dơ bẩn. (Hình : Thanh Niên)

Tại thời điểm lực lượng an ninh kiểm tra, công nhân vẫn thản nhiên hút thuốc, chân giẫm đạp lên các ô đựng hành phi thành phẩm. Gần chục chảo lớn đang đỏ lửa, ngập dầu có màu nâu sệt để phi hành tỏi.

Nhóm công nhân liên tục cho hành xắt vào chảo, quậy đều rồi vớt ra. Cứ thế, dầu gần cạn lại cho thêm thứ dầu đen kịch từ can vào chảo và những mẻ hành, tỏi phi thành phẩm liên tục ra lò chờ đưa đến tay người tiêu thụ.

Khiếp đảm hơn, nơi tách vỏ tỏi tận dụng ngay trong chuồng bò trong lúc bò được thả đi ăn, nền đất ẩm ướt, nhếch nhác với những vũng nước bốc mùi hôi nồng nặc. Lực lượng an ninh còn phát hiện nhiều kho bãi chứa thành phẩm ẩm ướt, nền gạch dơ bẩn trơn trượt bốc mùi hôi ẩm mốc.

Cũng theo báo Thanh Niên, cùng thời điểm trên, lực lượng phối hợp kiểm tra cơ sở sản xuất ở xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn, và bắt quả tang 10 công nhân sử dụng dầu ăn tái chế để phi hành tỏi.

Phía trước cửa cơ sở này là kênh Xáng, trở thành nơi rửa, sơ chế cả chục tấn hành. Hành củ nhỏ, hành tây được đóng bao chất từng đống, nhiều bao đã thối rữa, bể nát bốc mùi hăng nồng.

Bên trong cơ sở, vật dụng để chế biến cũng đều cáu bẩn. Lực lượng an ninh phát hiện 125 can (loại 24 lít/can) dầu thực vật đã qua sử dụng và 1,898 kg hành phi thành phẩm chờ đưa đi tiêu thụ.

Ông Vương, người điều hành cơ sở này thừa nhận, 125 can dầu mua trên thị trường, trong đó có 20 can mua ở cơ sở của bà Nguyễn Thị Hoa. Hành phi thành phẩm được đưa ra Chợ Lớn và các chợ ở khắp thành phố tiêu thụ.

ungthu7

Công nhân phi hành với chảo dầu đen đặc. (Hình : Thanh Niên)

Từ lời khai của các cơ sở chế biến hành phi, lực lượng an ninh kiểm tra cơ sở mua bán dầu thực vật, mỡ đã qua sử dụng của bà Nguyễn Thị Hoa (59 tuổi, xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn).

Tin cho biết, ngoài căn nhà chính chứa 10 can dầu (khoảng 25 lít/can) và một bồn chứa dầu loại 3.000 lít, cơ sở này còn có hai kho chứa dầu gần nhà.

Trong đó, kho nằm ở mặt tiền quốc lộ 22, thuộc huyện Hóc Môn chứa hàng chục thùng phuy dầu, có gắn máy bơm và ống hút để sang chiết dầu vào can. Còn kho nằm cách căn nhà chính chừng 100 mét chứa hơn 150 can dầu loại 25 lít/can.

Bà Hoa khai mua dầu ăn phế phẩm của những người đi xe máy chở tới, rồi đem bán cho bà B. (ở Dĩ An, Bình Dương). Mỗi ngày cơ sở gom từ 200 đến 300 lít.

Công an cũng tiến hành kiểm tra hai cơ sở mua bán dầu cũ của bà Nguyễn Thị Mầu (56 tuổi, xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn), em gái bà Hoa, và cơ sở của ông Nguyễn Minh Hiếu (xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn).

Tại kho của bà Mầu, lực lượng an ninh phát hiện có hai bồn chứa dầu loại 4.000 lít với hệ thống van, ống để lọc và sang chiết dầu. Bà Mầu khai, sau khi thu mua dầu cũ về sẽ bơm vào bồn chứa để lắng, rồi bơm ra can mang bán. "Dầu để lắng sau đó bán chủ yếu cho bà B. ở Dĩ An, Bình Dương," bà Mầu cho biết.

Theo cơ quan an ninh, dầu ăn chứa tại ba cơ sở trên đều "không bảo đảm vệ sinh và vô cùng bẩn. Chưa hết, điều đáng ngại là ngoài việc cung cấp dầu cho các cơ sở làm hành phi, ba cơ sở này còn đưa thứ dầu độc hại trên đi bỏ mối cho nhiều chợ nhỏ ở các huyện như  Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi ; cơ sở bánh ướt, bánh tiêu,… để rồi len lỏi vào bếp ăn của những người dân nghèo," một cán bộ tiết lộ.

Sau khi kiểm tra, lực lượng an ninh đã thu giữ 11 tấn hành, tỏi phi ; 1 tấn tỏi tươi không giấy tờ nhập cảng từ Trung Quốc tại hai cơ sở chế biến hành phi và khoảng 45 tấn dầu ăn cũ tại ba cơ sở nói trên "chờ kiểm nghiệm, điều tra để xử lý". (Tr.N)

***************

Nghi vấn vàng nhập lậu vào Việt Nam qua ngả Campuchia (VOA, 05/10/2018)

Campuchia nhập khu khong 15 t USD vàng trong 5 năm t Singapore, theo s liu mà t chc phi chính ph Mother Nature Cambodia biên son da theo thng kê ca chính ph. T chc giám sát tham nhũng này cho rằng con s quá ln đó tim n báo đng v kh năng có ti phm tài chính, c th là buôn lu.

ungthu8

Vàng được bày bán ca hàng ti Singapore.

Chuyên gia George McLeod, một nhà tư vn ri ro chính tr ti Thái Lan, người đã điu tra v buôn bán vàng Campuchia, cho biết ngành thương mi này li dng các quy đnh lng lo ca Campuchia đ buôn lu vàng có ngun gc t Singapore đến quc gia được kiểm soát cht ch là Vit Nam và hot đng này đã phát trin mnh m trong nhiu thp niên.

Ông nói : "Singapore là thị trường hoàn toàn t do v vàng. Trên thc tế, bn có th mua vàng miếng đó vi giá th trường và sau đó xut khu không gii hn, bn có thể xut khu c t đôla vàng t Singapore mà không b tra xét gì c".

Ông McLeod cho biết vàng nhp khu vào Campuchia v cơ bn được min thuế và ch phi tr khon phí giao dch nh cho ngân hàng quc gia.

Từ đó, vn theo ông McLeod, nó thường được buôn lậu đến Vit Nam, nơi nhp khu vàng b hn chế và phi chu thuế, dn đến mc biên li nhun ít nht là 7%-8%.

Chuyên gia này nói các doanh nhân của Vit Nam, vi nn kinh tế phát trin nhanh chóng, đang n lc chuyn đi doanh thu khi tin đng Vit Nam, vốn là đng tin không được quc tế coi trng.

Vì vậy, "nếu nhìn trong bi cnh đó, thì vic có mt lượng ln vàng bt hp pháp đi vào Vit Nam là hu lý", ông McLeod nói.

Các quan chức Campuchia bác b cáo buc có buôn lu và nói rng phn ln vàng chỉ đơn gin được trung chuyn đến Campuchia trên đường đi ti nơi khác.

Trong bốn năm, xut khu vàng ca Singapore sang Campuchia đã ln át tt c các nước khác, tr Trung Quc. 407 tn vàng đã được chuyn sang đt nước chùa tháp t gia năm 2012 và 2017.

So với tt c cá mt hàng khác ca Singapore nhp khu vào Campuchia trong cùng kỳ, giá tr lượng vàng cao hơn 12 t đôla, t chc giám sát căn c vào d liu công khai ca B Thương mi Campuchia cho biết.

Đồng sáng lp t chc Mother Nature Cambodia, ông Alejandro Gonzalez-Davidson, người đã tiết l s liu xut khu biên son li t cơ s d liu Statlink ca Singapore trong mt video công b hôm 1/10, nói vi VOA rng cn phi có câu tr li cho s chênh lch này.

"Theo cách diễn gii d liu ca tôi, thì có chứng c rõ ràng là vic nhp khu vàng này đã không được ghi li. Điu đó t nó đã là sai trái nếu không mun nói là hành vi bt hp pháp", ông Davidson nói hôm 3/10.

Ông cho biết thêm rng trước đây, khi có nhng phát hin v s chênh lch ln trong xuất nhp khu có liên quan ti no vét cát và khai thác g bt hp pháp, chính ph Campuchia đã đ li vì kế toán thiếu chính xác.

"Đúng là sẽ có mt s chênh lch, nhưng tt nhiên điu đó không th lý gii làm thế nào mà anh có th có mc chênh lch hơn c ngân sách ca c vương quc Campuchia nhiu ln như vy", ông Davidson nói.

Ngân sách chi tiêu của Campuchia cho năm 2018 được phân b 6 t đôla.

"Đó là lý do tại sao tt c chúng ta cn mt li gii thích t các cơ quan có liên quan ca Campuchia, đặc bit là Tng cc Hi quan và Thuế, và Ngân hàng Quc gia Campuchia", ông Davidson nói trong video.

Cả hai cơ quan trên đu không tr li câu hi ca VOA v vn đ này.

Dự tr vàng nhà nước ca Campuchia đã không tăng lên trong ít nht 18 năm, theo Hội đồng Vàng thế gii. Phát ngôn viên chính ph Campuchia, ông Phay Siphan, nói ông không biết có cuc điu tra nào ca chính quyn Campuchia v vic này.

"Đó chỉ là mt cáo buc thôi. Điu đó vô căn c", đi din B Ngoi Giao Campuchia nói.

Phát ngôn viên Bộ Thương mi Seng Thai cho biết mt s sn phm được nhp khu vào Campuchia hoàn toàn vì mc đích xut khu và do đó có th không xut hin trên h sơ nhp khu.

Chuyên gia McLeod cho rằng nếu gi đnh mt na s lượng vàng nhp khu mà t chc Mother Nature báo cáo là ở Campuchia, thì điu đó ch ra rng "hot đng buôn lu khng l có kh năng xy ra".

So với các hot đng bt hp pháp khác din ra ti Campuchia, ông nhn mnh, "đây có l là mt trong nhng hot đng lành hơn".

Tổ chc Minh bch Quc tế (TI) xếp hng Campuchia là quc gia tham nhũng nht Đông Nam Á và nm trong s 20 nước tham nhũng nht trên thế gii.

Published in Việt Nam

Một nữ diễn viên sân khấu, truyền hình, điện ảnh của Việt Nam vừa phát hiện bị ung thư phổi khi đã di căn vào xương. Qua những bài báo, hoàn cảnh làm mẹ đơn thân cộng thêm tuổi đời còn quá trẻ của cô khiến dư luận không khỏi xót xa. Bạn bè, đồng nghiệp đang kêu gọi mọi người trong giới và những ai có lòng, chung tay hỗ trợ để cô có khả năng chữa trị, sớm bình phục và tiếp tục nuôi cô con gái còn quá bé bỏng.

ungthu0

Cần phải cùng nhau đấu tranh đòi hỏi nhà nước phải thay đổi, phải có những biện pháp cụ thể trong từng vấn đề cụ thể. Đây là biểu tượng nhằm tô thắm và giữ gìn mối quan hệ bền vững giữa hai nước Việt Nam – Cuba. Ảnh : Lê Phi Long (Lao Động)

Nhân chuyện này, báo Người Lao Động có bài "Nghệ sĩ Việt ra đi vì ung thư ngày càng nhiều !" kể tên hàng loạt nghệ sĩ như ca sĩ Wanbi Tuấn Anh, diễn viên Duy Nhân, ca sĩ Trần Lập, diễn viên Nguyễn Hậu, nghệ sĩ Thanh Hoàng v.v… cũng ra đi vì căn bệnh này.

Chúng ta đều biết, môi trường sống của Việt Nam hiện tại bị ô nhiễm nặng nề, cộng thêm các loại thực phẩm độc hại, không an toàn… là nguyên nhân khiến tỷ lệ người Việt bị ung thư và chết vì căn bệnh ung thư ngày càng tăng. Và nghệ sĩ cũng không là ngoại lệ. Chỉ tiếc rằng, khi người dân xuống đường phản đối dự án bauxite Tây Nguyên, thảm họa môi trường Formosa hay phản đối nhà máy nhiệt điện gây ô nhiễm ở Bình Thuận… thì giới nghệ sĩ cùng lên tiếng rất ít, trong khi tiếng nói của họ có sức ảnh hưởng rất mạnh. Hầu hết hoặc quá bận rộn với việc mưu sinh, hoặc không quan tâm đến thời sự chính trị, hoặc biết nhưng không muốn lên tiếng vì có quá nhiều thứ để mất ! Chỉ có điều, bệnh tật hay cái chết thì chả chừa một ai !

Cũng như bão lũ năm nào cũng xảy ra và năm nào cũng có người chết, mất tích, và cứ mỗi khi có lũ, chúng ta lại kêu gọi mọi người trên tinh thần "lá lành đùm lá rách", chung tay giúp đỡ dân nghèo ; mỗi khi có một ai đó bị ung thư chúng ta lại kêu gọi bạn bè, đồng nghiệp chung tay hỗ trợ… Trong khi trách nhiệm đó là của nhà nước.

Trách nhiệm lớn nhất của một chính phủ ăn lương từ đồng thuế của dân là phải tạo ra một môi trường sống tốt, an toàn cho dân, mà nếu chưa tốt được thì phải cố gắng cải thiện từng ngày. Phải cân nhắc thiệt hơn trước khi đặt bút ký quyết định cho một tập đoàn kinh tế nào làm ăn hay một dự án nào đó được thông qua liệu có ảnh hưởng đến môi trường hay không, phạt thật nặng và ngừng ngay những dự án gây ô nhiễm, kiểm tra, ngăn chặn nạn thực phẩm "bẩn", thực phẩm nhập lậu không rõ nguồn gốc, xuất xứ, kiểm tra an toàn vệ sinh toàn bộ hệ thống chợ, siêu thị, nhà hàng, quán xá v.v…

Những điều đó nhà cầm quyền Việt Nam có biết không ? Thừa sức biết, nhưng họ không làm. 

Trách nhiệm của nhà nước còn là phải tạo ra một hệ thống y tế miễn phí để người dân khi bị bệnh nặng không phải chạy ngược chạy xuôi, bán nhà bán cửa, vay nợ mà đóng viện phí. Ở nước ta, chỉ có đám lãnh đạo đảng và nhà nước cộng sản, đám quan chức cán bộ cấp cao là sướng, có tiêu chuẩn khám riêng, nếu bệnh nặng thì lại bay qua nước khác chữa trị, mà toàn là qua các nước tư bản có nền y tế hàng đầu như Mỹ, Pháp, Đức, Singapore… .Còn người bình thường mỗi khi bị tai nạn hay lâm trọng bệnh là điêu đứng ! Ngay nghệ sĩ suy cho cùng còn có đồng nghiệp, bạn bè, khán giả hỗ trợ, chứ người bình thường không có tiền thì đành chịu chết !

Mọi nhà nước tử tế, có lương tri trên thế giới này đều làm như vậy : giáo dục và y tế miễn phí, hoặc ít nhất có những cách cho người dân được vay nợ ngân hàng trả dần, hoặc chỉ phải đóng một phần. Đó là chưa nói người dân Việt hiện tại đã và đang phải đóng đủ các loại thuế phí quá nặng, mà tiền thuế đi đâu trong khi dân không được hưởng bất cứ một sự hỗ trợ nào từ nhà nước khi cần ? Đến khi đau ốm, tai nạn lại đành cứu giúp lẫn nhau ?

Và giúp nhau chỉ giúp được một người, vài chục người, vài trăm người… nhưng bão lũ do thủy điện, do nạn phá rừng bừa bãi vẫn còn đó, đường xá giao thông tồi tệ hay môi trường sống ô nhiễm vẫn còn đó và người Việt vẫn tiếp tục chết.

Thay vì chỉ bỏ tiền làm từ thiện giúp người nghèo bị tai nạn và các loại "nhân họa" khác nhau, thay vì chỉ kêu gọi đồng nghiệp bạn bè hỗ trợ nhau khi có một người mắc bệnh hiểm nghèo, có lẽ đã đến lúc người Việt nên nghĩ đến cái gốc rễ của vấn đề : đó là sự vô trách nhiệm, vô cảm, bất tài của nhà cầm quyền. Cần phải cùng nhau đấu tranh đòi hỏi nhà nước phải thay đổi, phải có những biện pháp cụ thể trong từng vấn đề cụ thể.

Vì một môi trường sống chung, ngôi nhà chung, tương lai chung cho Việt Nam.

Song, cũng cần phải thấy rằng một khi nhà cầm quyền cộng sản vẫn tồn tại, một khi cái hệ thống chính trị tồi tệ này vẫn tồn tại thì tình hình rất khó được cải thiện tận gốc.

Song Chi

Nguồn : RFA, 20/08/2018 (songchi's blog)

Published in Diễn đàn