Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Qua sự thụ động của Việt Nam tại Đối thoại Shangri-la 20 và sự bất lực trong đối phó với chính sách "tằm ăn dâu" của Trung Quốc, chưa thấy có triển vọng bứt phá nào trong sự kết nối mới hơn giữa Việt Nam với các định chế khu vực.

bonkhong1

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng - Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến (bên phải) gặp đại diện các nước tại Đối thoại Shangri-la, Singapore hôm 2/6/2023 - Quân Đội Nhân Dân

-------------------------------

Kỳ này, Việt Nam đã dự đoán trước được sự đụng độ căng thẳng giữa các cường quốc, đặc biệt là giữa hai Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc và Hoa Kỳ. Phạm vi xung đột giữa hai cường quốc này trải rộng ra hầu hết trên tất cả các lĩnh vực bang giao : từ kinh tế, chính trị đến thương mại, an ninh… Nhưng tâm điểm của xung đột vẫn là xuất phát từ hai quan niệm đối nghịch nhau về trật tự thế giới hiện hành. Trước khi diễn ra Đối thoại Shangri-La lần thứ 20 (SLD20), quan hệ Trung – Mỹ và quan hệ Trung – Việt đều rơi vào điểm khủng hoảng. Mặc dù hai ông lớn Lý Thượng Phúc và Lloyd Austin chưa có nói chuyện trực tiếp, nhưng các đồng minh và đối tác của Mỹ đã hình thành ngay một "Bộ Tứ thứ hai" (QUAD 2) tại SLD lần này, mà mục tiêu không gì khác là để đối phó với mọi mưu đồ của Trung Quốc. Đây là một sự kiện đáng chú ý ! (1)

Tránh voi liệu có xấu mặt ?

"Tránh voi chẳng xấu mặt nào" (For mad words, deaf ears). Phải chăng đấy là sự lựa chọn tối giản đối với Việt Nam lúc này, vốn không muốn dính dáng gì đến cuộc cãi vã giữa hai ông lớn ? Bộ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang có thể tính toán như vậy, nên đã không đi dự SDL20. Tuy nhiên, việc tham gia Diễn đàn an ninh lớn nhất Châu Á này lại thuộc thẩm quyền của Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam, chứ không thể một mình Tướng Giang quyết định. Ông Giang là người thay mặt cho cơ quan chủ quản, tức là Bộ Quốc phòng, đã có tờ trình từ trước. Việc Tướng Giang thuyết phục được Bộ Chính trị, cho phép cử cấp phó của mình, Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến, dự SLD20 có cái logic của nó. Tướng Giang chắc là chẳng muốn gặp Tướng Lý Thượng Phúc lẫn Tướng Lloyd Austin vào thời điểm gay cấn hiện nay. Trong khi tại các phiên họp toàn thể của SLD20, Thứ trưởng Chiến chỉ ngồi lắng nghe, dường như không phát biểu gì ? Nếu ông ngồi im thế thì thật là phí. Các đội tàu và các lực lượng hải quân Trung Quốc đang cày xới trong vùng EEZ của Việt Nam. Ít nhất, ông Thứ trưởng vẫn phải đưa vấn đề này ra tại Diễn đan an ninh chứ ?

Hay là đoàn Việt Nam đã có lệnh từ trước khi đến dự SLD20 ? Hai con voi đang quần thảo, thân phận mình dưới bãi cỏ, tránh đi là thượng sách. Vâng, "tránh voi chẳng xấu mặt nào". Minh triết của tiền nhân dạy thế ! Nhưng "con voi Tàu" này có đặc điểm là "mềm nắn rắn buông". Tân phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng ngày 25/5 từng kêu gọi Trung Quốc rút khỏi vùng EEZ của Việt Nam. Trung Quốc không những không đáp ứng, mà còn tuyên bố trước thế giới, làm gì có chuyện tàu Trung Quốc xâm phạm EEZ của nước khác. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc phản pháo lại bà Hằng, Trung Quốc có chủ quyền với "quần đảo Nam Sa và vùng biển lân cận", hàm ý đề cập tới khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ngày 10/6, bà Phạm Thu Hằng đáp trả lại tuyên bố gây phẫn nộ ấy. Bà Hằng từng cho biết, nhà chức trách Việt Nam đã giao thiệp nhiều lần với Trung Quốc, triển khai các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế, luật pháp Việt Nam để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Việt Nam. (2)

Mà đâu chỉ có Bộ Ngoại giao Trung Quốc sạo, Thượng tướng Lý Thượng Phúc cũng sạo luôn cả với Trung tướng Hoàng Xuân Chiến tại SLD20 rằng, hợp tác quốc phòng hai nước tiếp tục thực hiện theo nhận thức chung được lãnh đạo cấp cao thống nhất ; đặc biệt, sau chuyến thăm Bắc Kinh của TBT Nguyễn Phú Trọng. Nhưng trong nhận thức chúng ấy, làm gì có chuyện ông Trọng đồng ý cho Bắc Kinh coi Bãi Tư Chính thuộc chủ quyền của Trung Quốc ? Năm ngoái, tại SLD19, Đại tướng Phan Văn Giang đã gặp Bộ trưởng Austin mà truyền thông đưa tin là hai Bộ trưởng Việt, Mỹ đã "đánh giá kết quả hợp tác Việt Nam và Hoa Kỳ thời gian qua đã đạt được kết quả tích cực trên một số lĩnh vực như khắc phục hậu quả chiến tranh, đối thoại tham vấn, trao đổi đoàn, an ninh biển, đào tạo, tìm kiếm cứu nạn và hỗ trợ nhân đạo, gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc". Năm nay, cũng dịp này, Đô đốc Linda L. Fagan, nữ Tư lệnh đầu tiên của Lực lượng Tuần duyên Hoa Kỳ đã có chuyến thăm đến Việt Nam. Nữ đô đốc 4 sao này của Mỹ khẳng định, Hoa Kỳ trân trọng sự tham gia và vai trò của lực lượng chấp pháp biển Việt Nam trong các sự kiện hợp tác đa phương. (3)

bonkhong2

Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến gặp Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc tại Đối thoại Shangri-la, Singapore tối 2/6/2023. TTXVN via Quân Đội Nhân Dân

Bất lực khi Trung Quốc hung hăng

Sự hiện diện của Việt Nam tại SLD20 vừa qua ở mức tối thiểu. Đoàn Việt Nam dự Đối thoại chỉ có năm người, số lượng thấp nhất từ trước đến nay. Và năm nay, lần đầu tiên cả đoàn quốc phòng Việt Nam mặc áo dân sự. Có phải đoàn Việt Nam muốn đẩy chính sách "Bốn không" lên mức cao hơn, tức là có hàm ý chỉ muốn quan sát SLS20 từ khía cạnh "an ninh phi truyền thống", thậm chí chỉ thuần túy về mặt dân sự ? Tướng Chiến có các cuộc gặp với các Thứ trưởng Nhật, Hàn Quốc với Bộ trưởng Úc. Theo giới phân tích, mục đích của Việt Nam là đối thoại, tìm các cơ hội hợp tác với các nước, đặc biệt với Mỹ, Liên Âu, Nhật Bản, Ấn Độ. Nga, Trung Quốc... để duy trì và củng cố hòa bình, ổn định ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, Đông Nam Á, trong đó có Biển Đông (4). Trong khi đoàn Việt Nam không phát biểu gì, thì Tướng Austin lại nhắc đến Việt Nam ba lần trong phát biểu chính thức. Tướng Austin đánh giá, Indonesia và Việt Nam đã có những bước đi táo bạo trong việc giải quyết tranh chấp biên giới trên vùng biển hai nước. Và đấy là kết quả sau 12 năm đàm phán khó khăn. Bộ trưởng Austin cũng trả lời câu hỏi liên quan đến sự khác biệt về chế độ chính trị giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Phản ứng của ông là Hoa Kỳ đang tập trung vào các lợi ích chung như Trật tự quốc tế dựa trên luật lệ, chứ không tập trung vào chế độ chính trị. Nhìn từ tình huống này, những nỗ lực của Việt Nam để có được sự hỗ trợ từ Hoa Kỳ đã đạt được thành quả bước đầu.

Bộ trưởng Austin nêu rõ mục tiêu chung của hợp tác với khu vực là để ngăn chặn sự xâm lược và làm sâu sắc thêm các quy tắc lẫn chuẩn mực để thúc đẩy sự thịnh vượng và ngăn ngừa xung đột. "Vì vậy, chúng tôi tăng cường lên kế hoạch, phối hợp và huấn luyện với các bạn bè từ Biển Hoa Đông đến Biển Đông và đến Ấn Độ Dương. Điều này bao gồm các đồng minh trung thành như Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines và Thái Lan. Và cả các đối tác có giá trị như Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam, và đương nhiên, cả chủ nhà của SLD20 là Singapore", ông Austin khẳng định trong phát biểu của mình. Theo một chuyên gia có mặt tại Đối thoại, để thuyết phục người khác, trong bối cảnh ấy, tốt hơn hết là đoàn Việt Nam nên phát biểu ý kiến tại một sự kiện lớn như thế này. Bời vì, Việt Nam muốn Mỹ đẩy tàu khảo sát Trung Quốc ra khỏi vùng biển phía Nam Việt Nam, nếu có thể. Vậy thì trong tương lai, sự hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ là một kiểu hợp tác để đạt được mục tiêu như vậy (5).

Triển vọng trước mắt là thế, nhưng với chính sách "bốn không", thậm chí kể cả "bốn không và một nếu" từ trước đến nay, Việt Nam dường như đành chịu lép vế trước sự hung hăng của Trung Quốc. Trong một dòng tweet hôm 8/6/2023, ông Raymond M. Powell, Trưởng Dự án Myoushu, Trung tâm Gordian Knot Center for National Security Innovation, Đại học Stanford, thông tin về đường di chuyển mới nhất của tàu hải cảnh được mệnh danh là "monster" (con quái vật). Có thể chia sẻ với các lý do mà chuyên gia trong nước giải thích về hành động hung hăng nói trên của Trung Quốc : i) Đàm phán COC thất bại, Trung Quốc đổ lỗi cho ASEAN, ii) Gây sức ép với Nga rút khỏi các lô dầu trong EEZ của Việt Nam và iii) Gây sức ép với Việt Nam nhằm trì hoãn việc nâng cấp quan hệ với Mỹ trong thời gian tới (6). Qua sự thụ động của Việt Nam tại SLD20 và sự bất lực trong đối phó với chính sách "tằm ăn dâu" của Trung Quốc, chưa thấy có triển vọng bứt phá nào trong sự kết nối mới giữa Việt Nam với các định chế khu vực, dù cho đến nay đã có đến "hai Bộ tứ" (hai QUAD) trong không gian "Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Tự do và Rộng mở" (FOIP).

Nguyễn Hồng

Nguồn : RFA, 12/06/2023

Tham khảo :

1. https://asiatimes.com/2023/06/did-shangri-la-give-birth-to-a-new-quad/

2. https://tuoitre.vn/viet-nam-phan-doi-vu-trung-quoc-noi-tau-huong-duong-hong-10-khong-di-vao-eez-nuoc-khac-20230607100515842.htm

3. https://www.voatiengviet.com/a/tu-lenh-tuan-duyen-my-ket-thuc-chuyen-tham-viet-nam-cam-ket-dam-bao-an-ninh-hang-hai/7120152.html

4. https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-65764013

5. https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-65764013

6. https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c3g15dp7135o

Published in Diễn đàn

Việt Nam ra Sách Trắng quốc phòng nhấn mạnh đến Biển Đông

Trọng Thành, RFI, 26/11/2019

Ngày 25/11/2019, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã công bố Sách Trắng quốc phòng 2019. Tài liệu này được giới quan sát chú ý vì đây là lần đầu tiên Việt Nam ra Sách Trắng quốc phòng, kể từ năm 2009. Sách Trắng quốc phòng Việt Nam nhấn mạnh đến Biển Đông và nguyên tắc "không sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế", trong bối cảnh căng thẳng gia tăng tại vùng biển này.

sach1

Quần đảo Trường Sa qua một bức ảnh chụp từ trên không ngày 21/04/2017. Ted ALJIBE / AFP

Báo chí trong nước dẫn lại Sách Trắng quốc phòng, công bố chiều 25/11, với nhận định "tình hình Biển Đông… mặc dù đã có một số chuyển biến tích cực, nhưng có yếu tố gây mất ổn định, căng thẳng vẫn tồn tại và diễn biến phức tạp đang đặt ra những thách thức mới đối với việc bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, bảo vệ hoà bình, ổn định của Việt Nam", đặc biệt là "các hành động đơn phương, áp đặt dựa trên sức mạnh, bất chấp luật pháp quốc tế và các hoạt động quân sự hoá, làm thay đổi nguyên trạng, xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam theo luật pháp quốc tế".

Giới quan sát đặc biệt chú ý đến việc Sách Trắng 2019 bổ sung thêm nguyên tắc "không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế", vào nhóm 3 nguyên tắc trong chính sách quốc phòng Việt Nam, thường được coi là nguyên tắc "Ba Không" : Không liên minh quân sự, không liên kết với nước này chống nước kia, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống nước khác.

Bảo vệ hòa bình cùng với tăng cường khả năng tự vệ, chủ động ngăn ngừa, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, sẵn sàng chống xâm lược, được coi là cốt lõi trong chiến lược quốc phòng của Việt Nam. Theo đường hướng này, quan điểm của Hà Nội là cần tiếp tục tăng cường hợp tác quốc phòng với các nước để nâng cao năng lực tự vệ và tham gia giải quyết các thách thức an ninh chung.

Trong một phân tích trên mạng The Diplomat, ông Prashanth Parameswaran, một chuyên gia về các vấn đề an ninh, quân sự Châu Á - Thái Bình Dương, lưu ý là cuốn Sách Trắng mới này, dù chỉ là một trong các tài liệu về chính sách về Quốc Phòng mà Việt Nam công bố, rất đáng được lưu tâm tìm hiểu, để có thêm thông tin về những thay đổi trong chiến lược an ninh quốc phòng của Hà Nội, vào thời điểm mà Việt Nam đang điều chỉnh chiến lược đối ngoại nói chung. Năm 2020, Việt Nam sẽ đảm nhiệm chức chủ tịch luân phiên khối ASEAN và giữ ghế thành viên không thường trực Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Và năm 2021 là năm dự kiến sẽ diễn ra Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam.

Trọng Thành

****************

Chính sách quốc phòng Việt Nam chuyển từ ‘3 không’ thành ‘4 không’

VOA, 25/11/2019

Thứ trưởng Quc phòng Vit Nam, Thượng tướng Nguyn Chí Vnh, công b Sách Trắng quốc phòng hôm 25/11 Hà Ni. Ông Vnh cho hay đim mi trong Sách trng ln này là chính sách "ba không" gi đây chuyn thành "bn không".

sach1

Thứ trưởng Quc phòng Vit Nam Nguyn Chí Vnh công b Sách Trắng quốc phòng hôm 25/11/2019

"Việt Nam ch trương không tham gia liên minh quân sự ; không liên kết vi nước này đ chng nước kia ; không cho nước ngoài đt căn c quân s hoc s dng lãnh th Vit Nam đ chng li nước khác ; không s dng vũ lc hoc đe dọa s dng vũ lc trong quan h quc tế", Th trưởng Nguyn Chí Vịnh nói ti l công b Sách trng, theo trích dn trên Quân Đi Nhân Dân, VNExpress và mt s cơ quan báo chí khác trong nước.

Các bản tin cho biết Sách Trắng quốc phòng Vit Nam 2019 khng đnh chính sách quc phòng ca Vit Nam là kiên quyết, kiên trì đấu tranh gii quyết mi tranh chp, bt đng "bng bin pháp hòa bình", trên cơ s lut pháp quc tế, thc hin phương châm "bo v t quc t sm, t xa, sn sàng chng chiến tranh xâm lược".

Tiến sĩ Hà Hoàng Hp, mt nhà nghiên cu thuc vin ISEAS Yusof Ishak có trụ s đt Singapore, nhn xét vi VOA rng phn ln ni dung Sách trng "không có gì mi", k c các nguyên tc "bn không".

Nhà nghiên cứu này lp lun rng 3 ý đu tiên ca b nguyên tc có th gp li thành "mt không", ch cn nói "không tham gia liên minh quân sự" là đ.

Còn cái "không" số 4 mi được b sung thc ra không có ý nghĩa vi Vit Nam, theo ông Hp. Ông nói rõ hơn :

"Không đe dọa s dng vũ lc thì ch có người khe hơn mi áp dng. Bên yếu hơn mà dùng điu kin đó thì không thích hợp. Chc là người ta [Vit Nam] s lý gii rng ngôn ng đó áp dng cho trường hp là người ta không đánh trước. Bo là không đe da s dng vũ lc thì nó là vô lý vi mt nước, mt đi quân yếu hơn".

sach0

Sách trắng Quốc phòng Việt Nam được công bố hôm 25/11/2019

Điều đáng chú ý ca Sách trng ln này so vi bn công bố cách đây 10 năm là nó nói đến nhng din biến trên Bin Đông và cnh tranh chiến lược gia các nước ln, hàm ý nói đến M và Trung Quc, tiến sĩ Hà Hoàng Hp nói.

Trong bối cnh như vy, theo quan sát ca ông Hp, bên cnh "bn không", Sách trng đề cp đến điu mà ông gi là "mt tùy".

Thứ trưởng Quc phòng Nguyn Chí Vnh được báo chí trong nước dn li nói ti l công b Sách trng rng "tùy din biến tình hình và trong nhng điu kin c th, Vit Nam s cân nhc phát trin các mi quan h quc phòng, quân sự cn thiết vi mc đ thích hp trên cơ s tôn trng đc lp, ch quyn, thng nht và toàn vn lãnh th ca nhau".

Tướng Vnh nói vic Vit Nam s tăng cường hp tác quc phòng vi các nước là đ "nâng cao kh năng bo v đt nước" và gii quyết các thách thc an ninh chung.

Nhà nghiên cứu Hà Hoàng Hp phân tích thêm v ý nghĩa đng sau khái nim "mt tùy" :

"Giới quân s hôm nay người ta nói nôm na là ‘bn không, mt tùy’. H nói khá là rõ rng nếu tình hình xy ra xu thì h phi tính toán như thế nào cho phù hp. Trong hoàn cnh đc bit, xy ra chiến tranh hoc b xâm lược hoc b tn công… thìngười ta sn sàng xem xét li tt c các nguyên tc đã trình bày trước. Ví d, người ta có th xem xét li ‘bn không’".

Các bản tin trong nước cho hay Thứ trường-Thượng tướng Nguyn Chí Vnh nhn mnh rng Sách Trắng quốc phòng được công b "nhm minh bch hóa" chính sách quc phòng và "xây dng lòng tin" vi các quc gia trên thế gii.

Tuy nhiên, dưới góc nhìn ca tiến sĩ Hà Hoàng Hp, thông đip của B Quc phòng nói riêng và trên bình din ln hơn là chính th Vit Nam nói chung vn "mp m", dường như h "s l gì đó" và có th b "phin".

Một phn khác ca Sách trng gii thiu trang b vũ khí ca Quân đi Nhân dân Vit Nam, các bn tin cho hay. Thứ trưởng quc phòng Vit Nam nói vi báo gii rng vũ khí ca Vit Nam "va đ mnh đ bo v t quc và không phương hi đến quc gia nào".

Ông Vịnh cũng được trích li khng đnh rng "t l trang b vũ khí do Vit Nam t sn xut hin nay đã nhiu hơn trước, chng t s t lc ca Vit Nam trong vũ khí nhng năm qua".

Vị th trưởng cho biết thêm Sách trng còn đưa ra thông tin cho thy nn quc phòng Vit Nam "được đu tư phù hp vi tc đ phát trin kinh tế ca đt nước, nhưng không chy đua vũ trang".

Sách trắng cho hay ngân sách quc phòng Vit Nam năm 2010 chiếm 2,23% GDP, 2011 là 2,82%, 2012 là 2,88%... 2017 là 2,51% và 2018 là 2,36%, theo các bn tin.

Tổng Sn phm Quc ni (GDP) ca Vit Nam năm 2018 đt 242 t đô la, vi GDP đu người là 2.587 đô la.

******************

Sách Trắng quốc phòng 2019 : Việt Nam tiếp tục khẳng định không liên minh quân sự với nước khác (RFA, 25/11/2019)

Sách Trắng quốc phòng Việt Nam mới công bố vào chiều ngày 25/11 tiếp tục khẳng định chủ trương không liên minh quân sự với bất kỳ nước nào trong chính sách ba không trước kia, đồng thời bổ sung thêm "không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế".

sach3

Hình minh họa. Diễu binh nhân kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ hôm 7/5/2014 - AFP

Trong Sách Trắng quốc phòng công bố gần đây nhất vào năm 2009, Việt Nam duy trì chính sách "ba không" bao gồm : không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia.

Phát biểu tại buổi lễ công bố Sách Trắng tại Hà Nội, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh – Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết Sách Trắng quốc phòng Việt Nam 2019 tiếp tục khẳng định và làm rõ hơn tính chất cơ bản của nền quốc phòng Việt Nam là hòa bình và tự vệ.

Sách Trắng khẳng định phương châm bảo vệ tổ quốc từ sớm, từ xa, sẵn sàng chống chiến tranh xâm lược.

"Sau 10 năm, sự nghiệp xây dựng quân đội, quốc phòng có bước phát triển mới, bối cảnh chiến lược có thay đổi nên cần có Sách Trắng quốc phòng mới", mạng báo VnExpress dẫn lời ông Vịnh tại buổi công bố.

Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam cho biết cuốn sách cũng không ngại giới thiệu trnag bị vũ khí của quân đội nhân dân Việt Nam. Vũ khí của Việt Nam vừa đủ mạnh để bảo vệ tổ quốc và không phương hại đến quốc gia nào.

Theo Sách Trắng, quốc phòng Việt Nam được đầu tư phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế của đất nước, nhưng không chạy đua vũ trang. Ngân sách quốc phòng Việt Nam năm 2010 chiếm 2,23% và đã tăng lên 2,36% vào năm 2018 (tương đương khoảng 5,8 tỷ đô la).

Việt Nam công bố Sách Trắng lần này vào khi có những căng thẳng trong quan hệ với Trung Quốc sau khi Trung Quốc điều hàng chục tàu vào vùng biển của Việt Nam từ hồi giữa tháng sáu đến tháng 10 vừa qua.

Theo đánh giá của giáo sư Carl Thayer từ Học viện Quốc phòng Úc trong một lần trả lời phỏng vấn trước đây về Sách Trắng quốc phòng Việt Nam, việc hiện đại hóa quân đội của Việt Nam trong các năm qua thể hiện trong Sách Trắng chủ yếu là để đối phó với những thách thức từ Trung Quốc ở Biển Đông.

*****************

Sách Trắng quốc phòng Việt Nam 2019 : Hòa bình và tự vệ (VOV, 25/11/2019)

Sách Trắng quốc phòng Việt Nam 2019 khẳng định tính chất cơ bản của nền quốc phòng Việt Nam là hòa bình và tự vệ.

sach4

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng - Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh phát biểu tại buổi lễ công bố Sách trắng Bộ Quốc phòng 2019. (Ảnh : Trọng Phú)

Chiều 25/11, Bộ Quốc phòng đã tiến hành buổi lễ công bố Sách Trắng quốc phòng Việt Nam 2019 với sự chủ trì của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và Trung tướng Vũ Chiến Thắng - Cục trưởng Đối ngoại Bộ Quốc phòng.

Sách Trắng quốc phòng Việt Nam 2019 công khai đường lối chính sách quân sự, là tài liệu chính thức sử dụng để phục vụ công tác đối ngoại quốc phòng, giáo dục về quốc phòng, đường lối quân sự của Đảng, chính sách quốc phòng của Nhà nước.

Một bộ Sách Trắng quốc phòng Việt Nam gồm 3 quyển : Sách Trắng quốc phòng Việt Nam 2019 bằng tiếng Việt và tiếng Anh, bên cạnh đó là một quyển sách ảnh Quốc phòng Việt Nam.

Sách Trắng quốc phòng Việt Nam 2019 được chia thành 3 phần. Phần thứ nhất là bối cảnh chiến lược và chính sách quốc phòng, tập trung khái quát tình hình thế giới, khu vực và Việt Nam ; Chiến lược bảo vệ tổ quốc ; Chiến lược quốc phòng ; Chiến lược quân sự Việt Nam ; Chính sách quốc phòng Việt Nam...

Phần thứ hai là xây dựng nền quốc phòng toàn dân gồm 4 nội dung là xây dựng tiềm lực quốc phòng ; xây dựng lực lượng quốc phòng ; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân ; và lãnh đạo, quản lý quốc phòng.

Phần thứ 3 nói về truyền thống lịch sử quân sự Việt Nam ; lịch sử hình thành và phát triển, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, phương hướng xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam và Dân quân tự vệ.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng khẳng định chính sách quốc phòng của Việt Nam là nhất quán, hướng tới nền hòa bình và tự vệ. Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định : Ý nghĩa của Sách Trắng quốc phòng nhằm minh bạch hóa chính sách quốc phòng, xây dựng lòng tin với các quốc gia trên thế giới ; là tài liệu để toàn xã hội, nhất là lớp thanh niên trẻ tiếp cận được với đường lối của Đảng trong xây dựng quân đội, bảo vệ tổ quốc.

Trước đó, Việt Nam từng công bố Sách Trắng quốc phòng vào năm 2009. "Sau 10 năm, sự nghiệp xây dựng quân đội, quốc phòng có nhiều bước phát triển mới, bối cảnh chiến lược có thay đổi nên cần có Sách Trắng quốc phòng mới" - Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định.

Trọng Phú

Nguồn : VOV.VN, 25/11/2019

Published in Diễn đàn