Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Đảng cộng sản Việt Nam trước ba lựa chọn xử lý căng thẳng Bãi Tư Chính với Trung Quốc

Carl Thayer, RFA, 30/09/2019

Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam sẽ có kỳ họp thứ 11 từ ngày 7 đến 13 tháng 10 tới. Theo điều lệ đảng, Ban chấp hành Trung ương phải họp 2 lần mỗi năm. Kỳ họp thứ hai của năm thường được tổ chức vào tháng 10, và vì vậy thời điểm của cuộc họp lần này là hoàn toàn bình thường.

tham1

Hình minh họa. Một hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam vào ngày 1/10/2012 - AFP

Dù thời điểm của cuộc họp là bình thường, lãnh đạo Việt Nam lại phải đối mặt với một thách thức lớn liên quan tới sự lãnh đạo của họ trong vấn đề chủ quyền của Việt Nam. Vào đầu tháng 7, Trung Quốc đã điều tàu khảo sát Hải Dương 8 đến vùng nước rõ ràng nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam, để tiến hành các khảo sát trái phép.

Tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc được hộ tống bởi môt số các tàu hải cảnh cùng dân binh và tàu cá. Tàu hải cảnh của Trung Quốc ngăn chặn các tàu cảnh sát biển của Việt Nam bằng cách đi qua đầu tàu ở tốc độ cao và sử dụng vòi rồng từ phía xa để cảnh báo các tàu cảnh sát biển của Việt Nam thay vì đối đầu trực tiếp như hồi năm 2014, khi Trung Quốc cho triển khai giàn khoan dầu khí HD 981 vào vùng biển của Việt Nam.

Hải Dương 8 thực hiện chuyến khảo sát ở vùng nước có các lô dầu khí được Công ty Dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNOOC) xác lập vào năm 2012. Trong suốt 7 năm qua, không có bất cứ công ty dầu khí nước ngoài nào nhận lời mời khai thác các lô này của CNOOC.

tham2

Hình minh họa. Đường đi của tàu Hải Dương 8 ở vùng nước của Việt Nam vào tháng 7 vừa qua - Courtesy of Twitter Ryan Martinson

Vào ngày 12 tháng 5, giàn khoan của công ty Nhật Bản có tên Hakuryu-5, do công ty liên doanh giữa Việt Nam và Rosneft của Nga thuê, bắt đầu khoan dầu ở lô 06-01 thuộc bồn trũng Nam Côn Sơn. Sau đó, Trung Quốc đã điều một trong số những tàu hải cảnh của mình đến quấy nhiễu hoạt động trợ giúp hậu cần cho Rosneft ở lô này.

Vào giữa tháng 8, Hải Dương 8 tạm rút khỏi khu vực và về đá Chữ Thập trước khi quay lại và tiến gần hơn về phía bờ biển của Việt Nam. Ngày 23/9, Hải Dương 8 một lần nữa lại rời khỏi khu vực và đi về đá Chữ Thập.

Vào đầu tháng 9, Trung Quốc triển khai tàu cần cẩu lớn nhất thế giới là Lam Kình của công ty CNOOC đến cách khu vực bờ biển tỉnh Quảng Ngãi khoảng 90 km.

Việc rút đi của tàu Hải Dương 8 hiện tại không hoàn toàn vì lý do thương mại. Trung Quốc đã nói rõ trong bản thảo bộ quy tắc về ứng xử giữa ASEAN và Trung Quốc (COC) do nước này đệ trình để thảo luận, là Bắc Kinh chống lại việc để bất cứ công ty nước ngoài nào hoạt động ở Biển Đông. Giới chức Trung Quốc đã yêu cầu, cả chính thức lẫn không chính thức, với phía Việt Nam phải ngưng các hoạt động khai thác của Rosneft.

Ngoài ra, Trung Quốc dường như cũng đang cố gắng gây ảnh hưởng lên kỳ họp Hội nghị ban chấp hàng Trung ương Đảng 11 sắp tới.

tham3

Hình minh họa. Hình chụp hôm 1/6/2014 từ tàu cảnh sát biển của Việt Nam : tàu hải cảnh của Trung Quốc đang đuổi tàu cảnh sát biển của Việt Nam khỏi khu vực giàn khoan HD 981 AFP

Cũng phải nhắc lại là vào năm 2014, việc Trung Quốc cho triển khai giàn khoan HD 981 đã làm dấy lên làn sóng biểu tình chống Trung Quốc lan rộng ở Việt Nam. Một nhóm những đảng viên và quan chức nhà nước, quốc phòng về hưu đã ký một bức thư ngỏ kêu gọi Việt Nam phải thoát Trung. Ngoài ra, lúc đó đã có sức ép cần phải triệu tập một cuộc họp Ban chấp hành Trung ương để lên án Trung quốc và tiến gần hơn về phía Mỹ.

Khi giới chức Trung Quốc biết được điều này, họ đã tuyên bố là HD 981 đã hoàn tất nhiệm vụ và sẽ rút giàn khoan do bão. Hành động của Trung Quốc đã làm giảm tác động lên sức ép từ những ủy viên Ban chấp hành Trung ương, những người muốn có hành động kiên quyết với Trung Quốc. Đã không có một cuộc họp đặc biệt nào được triệu tập.

Cuộc họp Ban chấp hành Trung ương 11 rơi đúng vào lúc có những tin đồn ngoại giao là Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng có thể sẽ gặp Tổng thống Donald Trump ở Nhà Trắng vào tháng 10. Cũng phải cần nhắc lại là khi ông Trọng gặp Tổng thống Trump ở Hà Nội vào tháng 2 vừa qua nhân Thượng đỉnh Mỹ - Bắc Hàn, Tổng thống Mỹ đã đích thân mời đối tác Việt Nam sang thăm và thảo luận việc "gia tăng quan hệ đối tác toàn diện".

Không khí xung quanh chuyến thăm của Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng lúc này là khá phức tạp. Một mặt, Tổng thống Trump và đại diện thương mại của ông đã chỉ trích Việt Nam vì những thặng dư thương mại giữa Việt Nam với Mỹ, một phần là do việc dán nhãn lại và tái xuất các hàng hóa làm từ Trung Quốc.

tham4

Hình minh họa. Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt tay Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng ở Hà Nội hôm 27/2/2019 AFP

Mặt khác, Bộ Ngoại giao Mỹ đã lên tiếng chỉ trích hành động bắt nạt và đe dọa của Trung Quốc đối với các chương trình khai thác dầu khí lâu dài của Việt Nam. Bản thân Việt Nam cũng đã kiên quyết công khai kêu gọi sự ủng hộ từ cộng đồng quốc tế. Thêm nữa là chiến lược Ấn Độ Thái Bình Dương của Mỹ đã xác định Việt Nam là một đối tác chiến lược tiềm năng. Tóm lại, Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng có thể tìm được những người nghe thông cảm nếu ông đến Washington.

Lịch trình của hội nghị Ban chấp hành Trung ương 11 không còn nghi ngờ gì nữa sẽ cân nhắc đề nghị của Bộ Chính trị về cách xử lý tình trạng bế tắc hiện nay ở vùng nước gần Bãi Tư Chính, và nhìn chung là các chính sách trong quan hệ với Mỹ và Trung Quốc tại thời điểm hiện tại.

Cho đến lúc này, Việt Nam đã đáp lại những đe dọa từ phía Trung Quốc theo cách hết sức nhẹ nhàng. Việt Nam đã gửi một loạt các phản đối qua đường ngoại giao và qua các kênh khác, yêu cầu Trung Quốc rút tàu khỏi vùng biển của Việt Nam. Tàu cảnh sát biển của Việt Nam đã áp dụng chính sách theo dõi tàu Hải Dương 8, các tàu hải cảnh và dân binh theo cách không gây hấn. Việt Nam cũng giữ không để truyền thông quốc tế đưa tin như hồi năm 2014 khi các phóng viên nước ngoài được phép lên các tàu cảnh sát biển. Việt Nam cũng khá kín kẽ trong việc đưa tin trên phương tiện truyền thông trong nước để đề phòng các cuộc biểu tình chống Trung Quốc có thể chuyển thành bạo lực.

Nhiều nguồn tin ở Hà Nội cho biết lãnh đạo Việt Nam, những người chịu trách nhiệm về an ninh quốc gia, vẫn chưa đạt được một đồng thuận về những vấn đề bức bối này. Nhìn chung, Ban chấp hành Trung ương sẽ phải đối mặt với 3 lựa chọn lớn : (1) tiếp tục lặn ngụp trong "vừa hợp tác, vừa đấu tranh" với Trung Quốc, (2) lùi lại để giảm sức ép liên tục từ Trung quốc, như trường hợp trước đó với Repsol hồi tháng 7 năm 2017 và tháng 3 năm 2018, và (3) đối đầu với sức ép từ Trung Quốc bằng cách gia tăng hợp tác an ninh và quốc phòng với Mỹ, bằng cách đồng ý nâng quan hệ hai nước lên thành đối tác chiến lược trong thời gian tới.

Carl Thayer

Nguồn : RFA, 30/09/2019

______________

*Carl Thayer là giáo sư thuộc trường Đại học New South Wales, Canberra, Australia. Ông là người đóng góp cho RFA các bài phân tích về ảnh hưởng của Trung Quốc tới Việt Nam.

********************

Chuyến thăm Mỹ sắp tới của ông Trọng và vấn đề căng thẳng với Trung Quốc tại Biển Đông

RFA, 30/09/2019

Tác giả David Hutt vừa có một bài xã luận đăng tải trên tờ The Diplomat hôm 27 tháng 9 liên quan đến vai trò của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong thời gian tới, tùy thuộc vào sức khỏe của ông ấy ra sao ?

tham5

Ngày 23/10/18, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã được Quốc hội Việt Nam bỏ phiếu và chính thức trở thành Chủ tịch nước Việt Nam.

Ông Nguyễn Phú Trọng khỏe hay yếu ?

Trong bài viết có nhan đề ‘Is Vietnam’s Trong still going strong ?’ (tạm dịch ‘Tổng Trọng của Việt Nam sẽ tiếp tục mạnh mẽ ?’), tác giả David Hutt đề cập đến tình trạng sức khỏe của ông Trọng mà dư luận trong và ngoài nước đang đặc biệt chú ý, trong bối cảnh Hội nghị Trung ương 11 dự kiến diễn ra trong tháng 10 này.

Ông David Hutt nhắc lại mặc dù truyền thông Nhà nước loan báo sức khỏe của Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, 75 tuổi được hồi phục sau cơn bạo bệnh xảy ra hồi tháng 4 vừa qua ; tuy nhiên vẫn có những hoài nghi rằng sức khỏe của ông Trọng đang bị suy yếu qua các lần xuất hiện của ông trong những sự kiện gần đây. Một viện dẫn như hồi đầu tháng 8, ông Trọng tiếp đón Chủ tịch nước Lào Bounnhang Volachith. Ông chỉ gặp gỡ chóng vánh Chủ tịch Lào và sau đó dành vỏn vẹn 25 phút tiếp xúc với Thủ tướng Malaysia -Mahathir Mohamad trong chuyến viếng thăm 3 ngày của Thủ tướng Malaysia đến Việt Nam vào cuối tháng 8. Ông Trọng cũng đã chưa hề có chuyến đi công du nước ngoài nào kể từ tháng 5 đến nay.

Một trong những sự kiện mà dư luận đặc biệt quan tâm là chuyến thăm Hoa Kỳ của ông Trọng dự kiến sẽ diễn ra trong tháng 10, theo lời mời của Tổng thống Donald Trump. Chuyến đi này được giới quan sát chính trị thế giới theo dõi vì căng thẳng leo thang tại bãi Tư Chính ở Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc có nhiều diễn biến phức tạp, mà theo đánh giá của tác giả David Hutt là "thái độ của Bắc Kinh càng trở nên công kích và hiếu chiến hơn kể từ lần xảy ra xung đột tệ hại nhất ở Biển Đông hồi năm 2014", đồng thời cũng trong bối cảnh Tổng thống Trump yêu cầu Hà Nội cần phải có biện pháp để giảm thâm hụt thương mại giữa hai nước.

Tác giả David Hutt nhấn mạnh trong bài xã luận của ông rằng không ít ý kiến cho rằng có thể Mỹ và Việt Nam sẽ nâng tầm lên cấp quan hệ "đối tác chiến lược" qua chuyến thăm của ông Nguyễn Phú Trọng trong tháng 10 ; thế nhưng cho đến thời điểm này (cuối tháng 9, sắp bước sang đầu tháng 10) cả hai phía Việt Nam lẫn Hoa Kỳ vẫn kín tiếng về chuyến thăm đang được trông đợi này.

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp về lợi ích chiến lược và chiến lược quốc tế từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á vào tối ngày 30 tháng 9 nhận định với RFA rằng dù sức khỏe của ông Tổng Trọng thế nào đi nữa thì chuyến thăm Hoa Kỳ theo lời mời của Tổng thống Trump sẽ diễn ra và có thể là sau Hội nghị Trung ương 11.

Theo lập luận của Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp thì chuyến thăm này sẽ dự kiến trước thời điểm Hoa Kỳ tập trung cho các hoạt động vận động bầu cử trong những ngày cuối năm 2019.

Trong khi đó, tác gỉa David Hutt nêu lên rằng cả Mỹ và Việt Nam chưa bên nào xác nhận về chuyến thăm Hoa Kỳ sắp tới của ông Trọng. Đây có thể là do phía Việt Nam chưa chắc chắn về sức khỏe của ông Trọng. Ngoài ra, còn có những đồn đoán rằng, nếu sức khỏe không cho phép thì người thay ông Trọng sang Mỹ có thể là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - người đã từng vài lần gặp gỡ và làm việc trực tiếp với Thổng thống Trump, đồng thời là người được cho là năng động và ngoại giao linh hoạt hơn so với ông Trọng.

Mặc dù vậy, tác giả David Hutt nhận định nếu như ông Nguyễn Phú Trọng đích thân công du đến Mỹ thì sẽ gửi một thông điệp rõ ràng cho Bắc Kinh rằng mối quan hệ Việt-Mỹ là hệ trọng.

Còn Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp thì lại nhấn mạnh rằng dù ông Trọng hay một nhân vật khác thay mặt ông Trọng đến thăm Hoa Kỳ thì mối quan hệ Việt-Mỹ vẫn dựa trên nền tảng là đối tác, đồng thời là "một người bạn". Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp phân tích :

"Nền tảng để coi đối tác và bạn là Việt Nam là một nước nhỏ đang bị nước lớn là Trung Quốc bắt nạt và nền tảng quan trọng nhất giữa Việt Nam và Mỹ là cùng thượng tôn pháp luật quốc tế, tức là đảm bảo hòa bình, đảm bảo an ninh, chống lại các vi phạm về vi phạm luật pháp quốc tế và chống lại sự thay đổi hay các mưu toan thay đổi trật tự quốc tế dựa trên các luật lệ đang có."

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp cũng khẳng định không nhất thiết phải quan trọng mối quan hệ Việt-Mỹ dưới hình thức nào, mà điều cần thiết là phải nhận biết Việt Nam có được những lợi ích gì trong chính sách của Hoa Kỳ ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương :

"Những cái cụ thể thì các bên đã nói với nhau rồi. Đặc biệt bây giờ Mỹ có một chính sách rất quan trọng và rất rõ ràng là đặt Biển Đông trong khuôn khổ của Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (gọi là Indo-Pacific). Trong chính sách này có các điểm quan trọng nhất ; bao gồm Mỹ cùng các nước trong khu vực Indo-Pacific, đặc biệt là 4 nước trụ cột (Mỹ, Nhật, Ấn Độ và Australia) phải cố gắng làm sao đảm bảo được hòa bình, an ninh và tự do hàng hải ở trong khu vực này, đặc biệt tại Biển Đông. Thứ hai nữa, nước Mỹ trong chiến lược đó tiến đến công nhận các chủ quyền theo luật pháp quốc tế của các nước ở trong khu vực đấy. Thế thì công nhận đó đối với Việt Nam là như Mỹ đã nói dựa theo luật pháp quốc tế về biển, trong đó có ‘Công ước về Luật biển’ thì Trung Quốc không có chủ quyền gì ở Biển Đông hết, chỉ có những nước như Việt Nam hiện nay có thềm lục địa kéo dài 350 hải lý và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam được xác định rất rõ theo đúng nền tảng về ‘Công ước về Luật biển’. Mỹ trong khi không đứng về phía bên nào trong vấn đề tranh chấp về mặt chủ quyền cả thì Mỹ vẫn công nhận chủ quyền của Việt Nam theo Luật biển."

tham6

Tàu thăm dò của Trung Quốc và vị trí thăm dò hồi đầu tháng 07/19. Courtesy of Ryan Martinson/ RFA Edited

Khi Tổng Trọng không còn khỏe mạnh

Trong tình huống mà tác giả David Hutt đặt ra ông Tổng Trọng không đủ khỏe mạnh để công du thăm Mỹ sắp tới đây thì đó cũng là một vấn đề quan trọng cho thấy dấu hiệu rằng ông Trọng không còn đủ sức khỏe để tiếp tục vị trí lãnh đạo của mình nữa và câu hỏi đặt ra là ai sẽ thay thế ông Trọng sau Đại hội Đảng XIII vào năm 2021 ? Tác giả David Hutt nhắc đến 3 nhân vật "tam trụ" còn lại bao gồm Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.

Nhận định về ứng cử viên sáng giá nào có thể thay thế ông Trọng, trong tình huống ông Trọng không còn tiếp tục tại vị được nữa, Nhà quan sát tình hình Việt Nam-Tiến sĩ Phạm Chí Dũng từng khẳng định "Truyền nhân được nhìn thấy rõ ràng nhất của ông Trọng là ông Trần Quốc Vượng."

Theo quan điểm của ông Nguyễn Khắc Giang, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Victoria Wellington, New Zealand, khi đề cập đến ông Trần Quốc Vượng, qua email gửi đến RFA nhận định rằng :

"Chiếu theo Quy định 90 thì ông Trần Quốc Vượng hoàn toàn đủ tiêu chuẩn làm tổng bí thư, nhưng các thành viên cộm cán khác của Bộ Chính trị cũng đáp ứng được yêu cầu. Sự ủng hộ của Tổng bí thư Trọng sẽ là lợi thế lớn nếu ông Vượng muốn giữ chức tổng bí thư nhiệm kỳ tới, nhưng ông Vượng cũng có những hạn chế về kinh nghiệm quản trị và tuổi tác. Tiếng nói của ông Trọng có trọng lượng lớn, nhưng là không đủ để lấn át toàn bộ tiếng nói của Bộ Chính trị và đặc biệt là Ban chấp hành Trung ương."

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp thì lại có quan điểm trái ngược :

"Ông Vượng quá tuổi rồi, không được tính vào đây nữa. Mặc dù ông ấy là ‘Thường trực Ban bí thư’ nhưng nếu như nhìn kỹ lại thì từ trước đến nay rất ít người làm ‘Thường trực Ban bí thư’ lại lên ‘Tổng bí thư’. Ít lắm ! Trong lịch sử hơn 80 của Đảng cộng sản Việt Nam chỉ có một người từ ‘Bộ Chính trị’ hay ‘Thường trực Ban bí thư’ lên ‘Tổng bí thư’ là ông Lê Khả Phiêu. Chứ còn những người khác có lên được đâu. Kể cả ông Trọng khi làm ‘Thường trực Ban bí thư’ nhưng khóa đấy ông không lên được. Với lại, ông Vượng thì một là quá tuổi và hai là quá trình công tác thì chưa qua nhiều chỗ, chưa làm ở nhiều chỗ khác nhau : chưa bao giờ làm bí thư tỉnh ủy hay thành ủy ; chưa làm gì ở bên chính quyền cả mà chỉ mới làm ở hệ thống tư pháp là ở Viện Kiểm sát thôi và làm bên công tác Đảng. Thế thôi."

Còn tiến sĩ Phạm Chí Dũng lại cho rằng mặc dù nhiều chính khách mong muốn ông Trọng sẽ rút lui khỏi chính trường không vì lý do tuổi tác thì cũng vì lý do sức khỏe ; tuy nhiên vẫn còn một ẩn số rất lớn, không loại trừ rằng ông Tổng Trọng tiếp tục tự cho mình là "trường hợp đặc biệt".

Trong khi đó, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp lập luận rằng có khả năng lớn là ông Trọng sẽ thôi chức vì tuổi cao, cũng như sức khỏe không được tốt. Và dù cho Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hay Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân khóa sau được chọn làm ‘Tổng bí thư’ thì đều "có thể cán đán được công việc vì cả hai người đều trẻ hơn, năng động hơn và làm được nhiều việc hơn ông Trọng".

Tác giả David Hutt đặt lời kết trong bài ghi nhận của mình rằng nếu như tình huống xấu nhất mà ông Trọng không tiếp tục tại vị trong vai trò Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Việt Nam, thì Đảng cộng sản Việt Nam sẽ gặp khó khăn trong việc lựa chọn một người để nắm quyền hành lãnh đạo tối cao và sẽ có một sự chạy đua ở chính trường Việt Nam để thay thế vai trò không còn năng động của Tổng Trọng trong vòng 15 tháng nữa.

Nguồn : RFA, 30/09/2019

Published in Diễn đàn

Chuyến đi Hoa Kỳ ca Nguyn Phú Trng có ích gì cho chuyn Bin Đông ?

Đinh Xuân Quân, VOA, 31/08/2019

my1

Mỹ mong chờ chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tới Hoa Kỳ ?


Ch
Tch Nước Vit Nam kiêm Tổng bí thư Đng cộng sản Việt Nam Nguyn Phú Trng sp chính thc công du Hoa K. Vic này có giúp Việt Nam ngăn cn được bước tiến ca Trung Quc ti Bin Đông hay không ? Nga là bn thân nht ca Việt Nam, nhưng t thi còn Liên Sô ti gi chưa tng đng binh giúp Việt Nam khi Trung Quốc tn công quân s, đ dn ti tình hình Việt Nam chp nhn vào vòng kim cô ca Trung Quốc vi "4 tt, 16 ch vàng" mt cam kết gia hai đng Cng sn Trung Quốc-Việt Nam mà chưa tng hi ý Quốc hội Việt Nam và là mt cam kết liên tc b Hi Quân và Hi Cnh Trung Quốc vi phm trên Bin Đông.

Bây gi, câu hi là ông Nguyn Phú Trng có th tìm được h tr t Hoa K trên Bin Đông hay không ? Bài này s c gng tìm câu tr li kh dĩ.

Nhân v tàu Hi Dương 8 Trung Quốc xâm phm lãnh hi Việt Nam, ngày 19/7, Bộ Ngoại giao Vit Nam lên tiếng yêu cu tàu Trung Quốc ri khi lãnh hi Việt Nam.

Trong tuyên b ngày 22/8, M "quan ngi sâu sc v vic Trung Quốc tiếp tc can thip vào nhng hot đng thăm dò và khai thác du khí lâu nay ca Vit Nam trong khu vc Việt Nam tuyên b là vùng đc quyn kinh tế".

Đây là ln th 2 M lên tiếng v hành x ca Trung Quc trên Bin Đông k t khi Bc Kinh đưa tàu thăm dò đa chn Hi Dương 8 vào khu vc mà Vit Nam tuyên b ch quyn và gây ra v đi đu gia các tàu hi cnh ca hai bên trong gn 2 tháng qua.

Sau đó, c vn an ninh Quc gia Hoa Kỳ J. Bolton lên tiếng. Ngày 26/8 B Quc phòng Hoa Kỳ liên tiếp lên tiếng phn đi Bc Kinh uy hiếp hot đng du khí ca Việt Nam trên Bin Đông. Các v cãi nhau liên tiếp xy ra t ngày 3/7/2019 đến nay, tàu "Hi Dương Đa Cht 8" ca Trung Quốc ri vùng đc quyn kinh tế ca Vit Nam (EEZ) nhưng sau đó li tr li gây nhiu li to tiếng gia Việt Nam và Trung Quốc.

Tranh chp gia tàu Việt Nam và tàu Trung Quốc trong khu vc đc quyn kinh tế Vit Nam còn dính dáng đến hãng Rosneft ca Nga, nhưng cho đến nay Nga vn im lng.

Vic Trung Quốc gây hn và mun đc quyn khai thác Bin Đông đã bt đu và kéo dài t 1974 khi Trung Quốc chiếm Hoàng Sa ca Việt Nam Cộng Hòa, 1988 chiếm đo Gc Ma ca Việt Nam, ri gây hn ti vùng bin Việt Nam có ch quyn hin nay. Điu này cho thy chính sách thân thin vi Trung Quốc ca lãnh đo Việt Nam đã không thành công.

Lch s Việt Nam, t Hai bà Trưng đến Ngô Quyn, đến Trn Hưng Đo, ri đến T Đc cu cu Trung Quốc khi Pháp mun đánh chiếm Việt Nam, cho thy chưa bao gi Trung Quốc đ yên Việt Nam. H ch đ yên Việt Nam khi chính h b ha hay suy yếu, khi b gic Mông hay Mán đe da hay khi b các nước Tây Phương xâm chiếm.

Dân Việt Nam đã có c ngàn năm hiu v "gene đế quc ca Trung Quốc" !

Trong nhiu năm qua, Việt Nam m ra ngoài, kết bn vi nhiu nước cho nên vn đ Bin Đông đã được quc tế hóa, nht là tranh chp Bin Đông. Việt Nam đã thành công phn nào. Nhiu nước đã lên tiếng bênh vc, như Hoa k, Úc, Âu châu, Nht, n, vv.

Nay Tổng bí thư Nguyn Phú Trng kiêm ch tch nước sp đi thăm Hoa K, Việt Nam có th làm gì đ gim bt sc ép ca Trung Quốc vì các chính sách "trn an" ca Việt Nam đi vi Trung Quốc không làm gim lòng tham vng đc quyn ca Trung Quốc ti Bin Đông.

Chính sách Trung Quốc đi vi Việt Nam

Sau khi Hoa Kỳ liên kết vi Trung Quốc chng Liên Xô, chính sách Việt Nam "thân thin vi Liên Xô không my thành công". Việt Nam đã tham gia vào COMECON. Trước khi Đng Tiu Bình "mun dy cho Việt Nam mt bài hc", Đặng Tiểu Bình đã đàm phán vi Tổng thống Jimmy Carter. Nh M, Trung Quốc biết Liên Xô không đng binh. Khi Trung Quốc đánh Gc Ma thì Liên Xô còn Cam Ranh cũng không đng binh. Hin nay Rofsnef b hăm da mà Nga cũng chưa lên tiếng.

T Hi ngh Thành Đô vào tháng 9/1990, Đng Cng sn Việt Nam đã chu phc tùng Trung Quốc, đã t đt kim cô trên đu. Hu qu là quyn li ca Việt Nam ti Bin Đông b ln áp ngày càng trng trn. Ti sao ?

Chính sách Trung Quc

Trong mt thi gian rt lâu, Trung Quốc dùng "chính sách tm ăn dâu" chiếm Bin Đông. H không khi nào gây quá khó khăn đ các nước bên ngoài Bin Đông phi can thip.

- Bộ máy tuyên truyền Trung Quốc lúc nào cũng rêu rao, "…đừng tin và ngả theo Hoa Kỳ vì họ đã bỏ Việt Nam Cộng Hòa…", "…Làm sao tin được Hoa Kỳ ? Nói theo bây giờ là toàn là "Trung Quốc fake news". Nên nhớ là trong chuyến đi 2016 thăm Việt Nam, Tổng thống Obama đã hứa không dính vào thay đổi chế độ Việt Nam ;

- Trung Quốc đã dùng một chính sách "mềm - soft power", dùng tiền, tham nhũng, dùng người trung gian chiếm đất, chiếm các dự án kinh tế thay mặt họ. Tại Biển Đông, hết việc cấm đánh cá, đâm tàu cá Việt Nam, tới việc tập trận bắn đạn thật, xây dựng đảo nhân tạo đến việc cho các tàu dân quân dọa nạt, đánh cá, phá rối Philippines, hay các quốc gia trong vùng Biển Đông ;

- Đối với các nước ASEAN, Trung Quốc cố chia rẽ, mua chuộc nhiều nước như Campuchia, Lào, không lấy được đồng thuận, hay đối với Malaysia và Indonesia thì qua đầu tư (mà họ tham nhũng các chính trị gia địa phương)… Trung Quốc còn dùng các thế "vùng độc quyền", lũng đoạn. Như vậy Trung Quốc cần gì phải chiếm Việt Nam ? Họ đã mua Manilla mặc dù Manilla thắng kiện về Biển Đông ;

- Trung Quốc dùng mọi yêu sách để ép Việt Nam. Các mối liên lạc kinh tế như việc mua gạo Việt Nam, mua trái cây Việt Nam, Đồng Bằng Sông Cửu Long bị khô vì Trung Quốc đóng các đập thượng nguồn Sông Cửu Long, các đầu tư nhà đất tại Việt Nam qua trung gian người Việt, qua vợ con người Việt hay qua du lịch, Trung Quốc đều dùng để ép các nước nhỏ hơn. Chính sách "tằm ăn dâu" của Trung Quốc càng ngày càng dồn Việt Nam vào chân tường. Chính sách "Kim Cô" của Trung Quốc dùng mọi thủ đoạn để chiếm tài nguyên dầu khí vùng Biển Đông từ một nơi không có tranh cãi đến chỗ tranh cãi qua mọi thủ đoạn ;

- Trả lời Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ, James Kraska, Chủ tịch Trung tâm Stockton về Luật hàng hải Quốc tế thuộc Trường Hải Quân Hoa Kỳ, cho rằng Trung Quốc có hành động "bất hợp pháp" trên Biển Đông và vi phạm "nghiêm trọng" Công ước Liên Hp Quc v Lut Bin 1982 (UNCLOS 1982)".

Nói tóm, qua tin, ha đu tư, da nt quân s, Trung Quốc đã và đang hoành hành Đông Nam Á.

Thế gii nghĩ sao ?

Trung Quốc đang dùng các tàu kho sát đ gây chú ‎‎ý cho thy là h có ch quyn trong vùng "lưỡi bò" đi vi Việt Nam, Philippines và Malaysia. V Bin Đông, Tòa Trng Tài Quc Tế (PCA) không công nhn ch quyn da trên lch s do đó không công nhn đường "lưỡi bò". Vic Trung Quốc dùng đường lưỡi bò đ phá ri vic khai thác du khí Việt Nam, gi tàu vào khu vc đc quyn Việt Nam là bt hp pháp. Trung Quốc không công nhn phán quyết tòa trng tài nhưng các nước khác đu công nhn. Hoa K còn ha s bo v giàn khoan ExxonMobil gn Hoàng sa.

Trung Quc và Hoa K đã liên tc đu khu v điu mà Washington nói v việc Bc Kinh quân s hóa Bin Đông. Mi đây, Trung Quốc t chi cho tàu M ghé vào Hong Kong và cng Thanh Đo. Vic khu trc hm M vào 12 hi lý đo nhân to ti Vành Khăn (Mischief Reef) và Ch Thp (Fiery Cross Reef), theo phát ngôn viên Hm đội 7 ca hi quân Hoa k nói, là nhm "thách thc các yêu sách quá qut trên bin và bo toàn quyn tiếp cận vào tuyến đường bin theo quy đnh ca luật quc tế".

Theo Giáo sư Thayer thì M s không đơn phương bo v Vit Nam chng li Trung Quốc vì Vit Nam không phi là đng minh cũng không phi đi tác chiến lược ca Washington.

Ngoài ra còn vn đ làm thế nào đ có được s ng h ca các quc gia Châu Âu (EU), Úc, Nht và các thành viên ASEAN. Trong khu Thái Bình Dương, Nht, Úc là nhng nước rt chú ý đến Bin Đông. Th Tướng Úc va ghé Hà Ni đã lên tiếng v tình hình Bin Đông. Nht cũng vin tr tàu cnh sát bin cho Việt Nam và Philippines và hp tác kinh tế và quân s. Nht còn c cu TPP mà Tổng thống Trump đã b. Các nước NATO qua ông Tổng thư ký Stoltenberg cũng đã nhc v cuc tri dy ca Trung Quc. EU cũng đã ký vi Việt Nam là đi tác chiến lược. n Đ cũng hp tác quân s vi Việt Nam.

Nhân vic Tổng bí thư Nguyn Phú Trng thăm Hoa k, Việt Nam có th làm gì đ thay đi đánh giá ca GS Thayer v vic Hoa k và thế gii giúp Việt Nam ?

Trong tình hung có nhiu thun li sao Việt Nam không dám ?

Hin nay tình hình có li cho Việt Nam. Ti sao Việt Nam không dám "nhúc nhích" ? Đó ch là vì Việt Nam b "ym bùa" như T Thiên trong chuyn Tây Du K‎‎ý.

Lúc nào Trung Quốc cũng dùng chiêu bài "Đi s", "4 tt 16 ch vàng" đế kim chế, hiếp c Việt Nam. Người Vit đu đc chuyn "Tây Du K‎‎ý" và biết v T thiên Đi Thánh". T thiên va nghch va khôn ngoan b Kim cô trên đu kim soát. Khi quá qut thì thy Đường Tăng cu kinh, xiết vòng kim cô, T Thiên li mt bình an. "Đi s - 4 tt 16 ch vàng" là mt th "Kim Cô" mà Trung Quốc đt lên Đảng cộng sản Việt Nam vi ý đ kim chế Đảng cộng sản Việt Nam. "Din tiến Hòa bình" cũng là mt th kim cô khác mà Trung Quốc đt lên đu Đảng cộng sản Việt Nam, mà các đng viên Việt Nam lp đi lp li mt cách thiếu suy nghĩ, rơi sâu thêm vào mưu đ Trung Quốc.

Hu qu ca chính sách bùa "Kim cô" : Trung Quốc "ym" các lãnh đo Đảng cộng sản Việt Nam. Hu qu h không dám kêu gi dân chúng xung đường chng yêu sách Trung Quốc ti Bin Đông.

Vì kim cô, nhà cm quyn Việt Nam li cho bt b, b tù, rung bt các người bt đng ý kiến ch vì h mun yêu nước, mun mt nước Việt Nam đc lp, không ph thuc Trung Quốc, không mun rơi vào mt thi k Bc thuc như cu Đi s Nguyn Cơ Thch đã tng than.

Hu qu ca bùa kim cô là Việt Nam đang b ym bùa trên đu mình. Không dám nhúc nhích, chinh sách "3 không" s không cho phép các nước bn ca Việt Nam, k c Hoa K, giúp mt cách tn tình ch vì "Việt Nam không dám g bùa kim cô".

Th g ?

Trước hết, cái vòng Kim cô này do chính Đảng cộng sản Việt Nam t chn làm đàn em ca Đảng cộng sản Trung Quốc. Lúc đó, Tổng bí thư Nguyn Văn Linh và Th tướng Đ Mười thay mt Đảng cộng sản Việt Nam. Có Đng nhưng không có ai thay mt dân Việt Nam !

Cái vòng "Kim cô - bùa ym ca Trung Quốc" không có tính pháp lý quc tế mà ch gia hai đng cộng sản mà thôi, không th ngi trên Hiến Pháp Việt Nam, không có tính cách pháp lý. Như vy, trên mi mt v tính lut Pháp, không có gì mà Việt Nam phi gi li ha vì nay Trung Quốc càng ngày càng quyết đoán, càng mun thu tính du khí ca Việt Nam.

Tổng bí thư Nguyn Phú Trng là thế h lãnh đo th ba. Vy ti sao còn phi gi cam kết này đi vi Trung Quốc khi h đang n cướp" ti bãi Tư chính, ch cách Phan Thiết chưa ti 200 km.

Phi nhc li là Trung Quốc là mt nước ln, va tham va him, hơn na không tuân theo lut quc tế mà lúc nào cũng dùng "tht đè người" (khi mình tư cho phép).

Trung Quốc luôn luôn mun tr li Việt Nam (Trung Hoa Dân Quc sau đ nh thế chiến đã gi tướng Lư Hán vào 1946, ch rút sau khi Pháp khôn khéo thương thuyết vi Tưởng Gii Thch hay Trung Quốc khi Mao Trch Đông công nhn Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa vào 1950). Trung Quốc mun tiếp tc đưa Việt Nam vào tròng ca h, dưới nh hưởng ca h. Ví d ti Hi Ngh Genève năm 1954, khi biết là b Trung Quốc bán đng cho Pháp, Tổng thống Phm văn Đng - trưởng phái đoàn Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa - đã đin thoi cho Ngoi Trưởng Quc gia Việt Nam là Trn văn Đ đ tìm gii pháp gia người Việt Nam vi nhau, vì ông ta nói là min Bc đã b Trung Quốc, Nga và Pháp áp đt vĩ tuyến 17 chia ct Việt Nam.

Theo li Tổng bí thư Lê Dun, "…chúng ta đánh cho Trung Quốc và cho Liên xô", thì nay Việt Nam đã b ê ch trên bàn c quc tế khi Trung Quốc và Hoa Kỳ đi nước c chng Liên Xô và bt tay vi nhau (không phi ch có Việt Nam Cộng Hòa b b rơi mà chính Trung Quốc cũng dùng lá bài này đi vi Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Lá bài Trung Quốc còn đc ngàn ln vì Trung Quốc mun mt thi Bc thuc thêm ln th 3. Cuc đi đêm M -Trung nay đã tr thành cuc cnh tranh M - Trung, chưa k thương chiến M -Trung trong khi Nga không lên tiếng hay ch ngi bán vũ khí cho Việt Nam ?

Mun "thoát Trung", điu cn và t là phi vt b cái "Kim cô, cái bùa ym" ca Trung Quốc mà Đảng cộng sản Việt Nam t đt lên đu. Mun vy Việt Nam cn phi có mt chính sách lâu dài dn dn dãn ra khi Trung Quốc. Việt Nam đang thế li vào 2019 vì nay mi nước trên thế gii đu thy Trung Quốc quyết đoán, mun cướp Bin Đông mt mình và mun là s 1 thế gii.

Chuyến đi Hoa K vào tháng 10 ti ca Tổng bí thư Nguyn Phú Trng, Việt Nam trong mt hoàn cnh có nhiu thun li. Liu Tổng bí thư kiêm ch tch nước Nguyn Phú Trng có giám vt cái "kim cô" ? Có giám nói là nhn đnh ca Giáo sư Thayer là sai vì ông Nguyn Phú Trng có đ quyn làm chuyn này. Nếu không ông ch li là mt th như Hun Sen ca Campuchia, sau khi tuyên b ng h Trung Quốc li đi thăm, vut ve Việt Nam. Sau Hoa Kỳ, liu Tổng bí thư Nguyn Phú Trng có li đi thăm Trung Quốc ?

Lch s Việt Nam cho thy nhiu người đã hèn h bán nước đ ly vài chc "phù du" do các triu đình Trung Quốc phong. H có biết là nhiu triu đi Trung Quốc không phi là lúc nào cũng ca người Hán mà còn ca người Mãn Thanh, người Mông c Vy ti sao Việt Nam li phi s ? Kinh nghim và lch s Triu Tiên cho ta nhiu ví d hay nht là h dám đng thng vi Trung Quốc, hơn người Việt Nam. Việt Nam có th hc nhiu t Triu Tiên cách đng thng, nht là trong lch s cn đi.

Mun gii quyết tình trng Bin Đông, cn có hu thun ca toàn dân và nếu có sc mnh toàn dân s được thế gii ng h thì Tổng bí thư Nguyn Phú Trng phi vt cái "kim cô" trên đu Đảng cộng sản Việt Nam. Vt mt cách khéo léo và lut quc tế s giúp Việt Nam ly li thăng bng trong quan h vi Trung Quốc, không phi quan h anh - em mà là quan h gia hai quc gia.

B bùa kim cô này ch là bước đu trong cuc đương đu vi người khng l Trung Quốc trong lch s Việt Nam nhiu ngàn năm. Liu chuyến viếng thăm Hoa k ln này s giúp Việt Nam làm chuyn đó không ? Liu có dám đng thng, hay tiếp tc lun cúi ?

Tiến sĩ Đinh Xuân Quân

Nguồn : VOA, 31/08/2019

*********************

Nguyễn Phú Trọng thăm Mỹ - Quan hệ hai nước sẽ cải thiện ?

Diễm Thi, RFA, 30/08/2019

Mục đích chuyến đi

Trong cuộc hội đàm tại Hà Nội hôm 27/2/2019, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã mời Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức Hoa Kỳ trong năm nay để tiếp tục trao đổi về những biện pháp tăng cường quan hệ Đối tác Toàn diện giữa hai nước.

my2

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Tổng bí thư, CTN Việt Nam Nguyễn Phú Trọng trong cuộc họp tại Hà Nội hôm 27/2/2019. Reuters

Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng nêu điểm khác biệt lớn nhất giữa lần dự kiến đi Mỹ vào giữa năm 2019 của Nguyễn Phú Trọng và lần dự kiến thứ hai vào tháng 10 cùng năm là hội chứng "Tàu Trung Quốc".

Ông phân tích rằng trước tháng 5 năm 2019 chưa có vụ tàu Trung Quốc gây hấn ở khu vực Bãi Tư Chính, do đó quan hệ Việt - Mỹ có cần thiết được đẩy lên tầm ‘đối tác chiến lược’ hay không cũng không quá khẩn thiết đối với ông Trọng và giới chóp bu trong Bộ Chính trị đảng cộng sản Việt Nam, dù trước đó đã liên tiếp xảy ra hai vụ Trung Quốc gây hấn đều ở Bãi Tư Chính vào tháng 7 năm 2017 và tháng 3 năm 2018.

Nhưng kể từ đầu tháng 7 năm 2019, khi Trung Quốc ngang nhiên đem tàu thăm dò dầu khí vào khu vực Bãi Tư Chính, thì tình hình đã khác hẳn, kéo theo cán cân đàm phán Việt - Mỹ đã nghiêng hẳn về phía Mỹ, xét trên phương diện ‘ai cần ai hơn’ vào lúc này ?

"Bài toán đặt ra với Nguyễn Phú Trọng hiện thời là trong khi ông ta vẫn tuyệt đối ‘cấm khẩu’ về vụ tàu Hải Dương và giới quan chức cấp dưới của ông ta cũng ‘sao y bản chánh’, ông ta phải gấp rút thời gian để lôi kéo được người Mỹ tham gia bảo vệ không chỉ vùng biển mà cả vùng trời của Việt Nam ở Biển Đông".

Nhà báo tự do Nguyễn Ngọc Già, cũng là một người theo dõi sát thời cuộc, nhận định chuyến đi dự kiến vào tháng 10, nếu diễn ra, thì đó là một tín hiệu tốt cho Đảng cộng sản Việt Nam nói chung và cho Bộ chính trị nói riêng, trong tình thế hiện nay mà ông ví với thành ngữ "thù trong giặc ngoài".

Ông nêu điểm tương đồng không thay đổi trong mối quan hệ Việt - Mỹ từ năm 1946 cho đến nay :

"Đặt trong bối cảnh tình hình hiện nay, tôi nhớ tới năm 2013, ông Trương Tấn Sang, đương kim Chủ tịch nước lúc bấy giờ, sang thăm chính thức Hoa Kỳ và có mang bức thư của ông Hồ Chí Minh năm 1946 gửi Tổng thống Harry Truman (dù không nhận được hồi âm), gọi là tặng lại cho Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là Barack Obama.

Nội dung bức thư đó chúng ta thấy rất rõ ở điểm : Việt Nam đang cầu viện Hoa Kỳ can thiệp vào tình hình Việt Nam lúc bấy giờ. Đó là một thông điệp quá rõ để thấy nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đang rất cần Hoa Kỳ".

Trong khi đó, nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc lại cho rằng mục đích chuyến đi của Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sang Mỹ, mà theo Giáo sư Carl Thayer là khoảng tháng 10, là để mở rộng quan hệ Việt - Mỹ và giải quyết những vấn đề nóng bỏng hiện nay trên Biển Đông. Trong đó, Mỹ với vai trò và tính cách là một cường quốc có quyền lợi ở khu vực này. Tuy nhiên ông không đánh giá cao chuyến đi sắp tới bởi một số lý do sau :

"Thứ nhất, sức khỏe của ông Trọng chưa thể bảo đảm cho một chuyến đi dài ngày ; Thứ hai là trong quan hệ Việt - Mỹ, không thể một sớm một chiều mà có thể thay đổi từ quan hệ đối tác chiến lược sang đối tác chiến lược toàn diện.

Một điểm nữa, Tổng thống Donald Trump là một ông "sáng nắng chiều mưa", và Việt Nam không phải là trọng điểm chiến lược của Mỹ ở Châu Á- Thái Bình Dương. Do đó mối quan hệ Việt - Mỹ trong thời gian trước mắt chưa có gì bảo đảm để khắng khít theo mong muốn của Việt Nam với chính sách "ba không"".

Ông Đinh Kim Phúc cho rằng nếu muốn đẩy mối quan hệ Việt - Mỹ hiện nay thêm một bước thì chỉ cần cấp Bộ trưởng ngoại giao là đủ chứ không cần tới nguyên thủ quốc gia.

Liên quan đến quan hệ quốc phòng Việt - Mỹ, Luật sư Vũ Đức Khanh, một người luôn theo dõi tình hình chính trị Việt Nam từ Canada thì cho rằng ông Trọng không có khả năng "tăng tốc" mối quan hệ này vì hạn chế về tuổi tác và ý thức hệ. Tuy vậy ông nhận xét :

"Với những gì chúng ta có thể quan sát được về mặt nổi trong quan hệ Việt - Trung và những căng thẳng đang có trên Biển Đông, khả năng một quan hệ tầm chiến lược toàn diện sẽ được nâng cấp trong chuyến thăm Nhà Trắng kỳ này của ông Trọng".

Việt Nam kỳ vọng điều gì ?

Tại cuộc họp báo thường kỳ vào chiều ngày 14/3/2019, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng cho biết, Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sẽ sang thăm Hoa Kỳ theo lời mời của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Thời gian chuyến thăm sẽ được thu xếp vào thời điểm thích hợp.

Vào cuối tháng 4/2019, Bộ Trưởng Công An cộng sản Việt Nam Tô Lâm dẫn đầu một phái đoàn cấp cao của Việt Nam thăm Mỹ theo lời mời của các cơ quan thực thi pháp luật Hoa Kỳ.

my3

Tổng thống Donald Trump và Tổng bí thư, Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội ngày 12 tháng 11 năm 2017. AFP

Trong cuộc gặp với Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ David Hale, ông Tô Lâm nói : "Việt Nam luôn coi Hoa Kỳ là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu và mong muốn tiếp tục thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, thể chế chính trị của nhau".

Đó là cách nói của ông Tô Lâm, còn với nhận định của giới chuyên gia về tình hình chính trị thì theo ông Phạm Chí Dũng, với tình hình Biển Đông như hiện nay, Việt Nam phải làm sao đạt được quan hệ ‘đối tác chiến lược’ với Mỹ, để bảo đảm rằng quốc gia đối trọng duy nhất với Trung Quốc ở Biển Đông sẽ hỗ trợ chế độ cộng sản Việt Nam khai thác dầu khí. Ông nêu ra giải pháp :

"Nhưng muốn đạt được ý đồ trên, chính thể độc đảng ở Việt Nam lại phải tính đến việc từ bỏ một phần hoặc toàn bộ chính sách ‘ba không’ giáo điều và vô bổ của nó, nhất là hai nguyên tắc không liên kết với nước này để chống lại nước khác và không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam đã tự lấy đá ghè chân mình".

Chính sách "3 không" của Việt Nam bao gồm : không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia.

Việt Nam cho rằng chính sách này thể hiện Việt Nam giữ trạng thái cân bằng trong quan hệ với các cường quốc.

Ở một nhìn nhận khác, ông Nguyễn Ngọc Già khẳng định rằng, trong chuyến thăm Mỹ lần này, phía Việt Nam phải đáp ứng được yêu cầu của Hoa Kỳ về mặt kinh tế với hai vấn đề quan trọng là thâm thủng mậu dịch và thao túng tiền tệ. Việt Nam không nên để Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia thao túng tiền tệ như Donald Trump đã từng cảnh báo.

Ngoài vấn đề kinh tế, một vấn đề nữa mà theo ông Việt Nam cần phải nắm lấy cơ hội ngay, đó là quốc phòng :

"Bây giờ họ không chần chừ được nữa, không có đường lui nữa với tình hình Bãi Tư Chính nói riêng và tình hình Biển Đông kết hợp với tình hình Hong Kong, Đài Loan…"

Ông Nguyễn Ngọc Già cũng nhận định thêm rằng, Việt Nam có thể thực hiện hay nhượng bộ một số điều để làm vừa lòng Hoa Kỳ, trừ nhân quyền và thể chế độc đảng :

"Một điểm duy nhất xuyên suốt mà theo tôi, những ai có quan tâm thời cuộc đều thấy rất rõ từ thời Trần Đại Quang làm Chủ tịch nước, đó là họ sẵn sàng đáp ứng tất cả những yêu cầu của Hoa kỳ, nhưng họ chỉ mong muốn phía Hoa Kỳ phải tôn trọng thể chế độc đảng. Tôi nghĩ rằng trong thời điểm hiện nay, có thể Hoa Kỳ vẫn sẽ chấp nhận điều đó.

Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc nhận xét rằng dù có "chiều" lòng Hoa Kỳ tới đâu, dù có thể hiện quan điểm mới của Việt Nam trong chính sách mà Việt Nam hay gọi là "đa dạng hóa, đa phương hóa" thì cũng không giải quyết được tình hình hiện nay cho Việt Nam, vì Việt Nam hiện vẫn là một nước nhỏ, kinh tế thì vẫn còn nghèo, quân sự thì hạn chế bên cạnh một cường quốc hung hãn như Trung Quốc :

"Chính vì vậy mà hơn một tháng qua, ông Nguyễn Phú Trọng không hề lên tiếng trong vấn đề biển đảo. Tôi nghĩ rằng đó là thế thủ, chừa đường lui để tiếp tục quan hệ với Trung Quốc trong tương lai nếu Trung Quốc tạm chấm dứt, tạm đình chỉ hoặc thay đổi phương hướng của mình về tình hình Biển Đông".

Hôm 26/8/2019, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ lên tiếng chỉ trích Trung Quốc có những hành động xâm lấn cưỡng bức đối với các hoạt động khai thác dầu khí ở vùng nước mà Việt Nam đòi chủ quyền. Bộ Quốc phòng Mỹ gọi các hành động của Trung Quốc là chiến thuật bắt nạt các nước, đồng thời khẳng định cam kết của Mỹ trong việc tiếp tục bảo vệ các đồng minh và đối tác để đảm bảo tự do hàng hải và các hoạt động kinh tế ở khu vực Ấn Độ Thái Bình Dương.

Diễm Thi

Nguồn : RFA, 30/09/2019

Published in Diễn đàn