Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Một trong nhng lut mi va bt đu có hiu lc ti Vit Nam và áp dng trong năm mi là lut đnh buc người thi ly bng lái xe s hc thêm v đo đc, văn hóa giao thông, chiếu theo thông tư ca B Giao thông và vận tải ban hành trong năm. Các ni dung học sẽ bao gm "nhng vn đ cơ bn v phm cht đo đc", đo đc ngh nghip ca người tài xế, văn hóa giao thông và phòng chng tác hi bia rượu...

lai1

Người vô tội sẽ còn hứng chịu những cái chết tang thương, nếu vẫn 'dung túng' những kẻ vô đạo đức - Ảnh : Thanh Anh

Học thêm dăm gi đ vượt qua cuc sát hch lý thuyết, liu nhng gi hc đo đc cp thi này s tht snh hưởng đến nhng tài xế mi hay ch buc h phi qua loa đi phó ? Bi vn đ đo đc không th là bài hc trong mươi gi hay mt đôi ngày, mà nó là mt nn tng và giá tr mà mi người được giáo dc, hun đúc t nh. Đ sng và thc hành trong sut cuc đời mình, không riêng trong vic lái xe.

Có thể là trùng hp hoc cũng có th gii truyn thông trong nước cùng nhn ra điu h trng gì đó t v xét x nhng cán b cao cp liên can trong đi án MobiFone đang din ra, nên hu như các cơ quan báo đài đến những trang mng chính ph đu cùng nêu vn đ đo đc xã hi như mt mc tiêu năm mi trong nhng ngày cui năm này.

Điểm qua báo chí quc ni thì báo Giáo dc và đào to t chc cuc trò chuyn trc tuyến ch đ "Nhà giáo và đo đc ngh nghip", cũng như đưa các tin, bài viết v vn đ giáo dc đo đc cho gii tr. Trang mng Th trường chng khoán thông báo bn tin sp có "B Quy tc đo đc ngh nghip" trong chng khoán. Báo Kinh tế & Đô th thì đt vn đo đc công v" vi cán b, công chc chính phủ. Tòa án nhân dân tối cao thì công b B Quy tc đo đc và ng x thm phán. Báo Tui Tr thì trích li Giám đc Công an Hà Ni rng "Đo đc mt b phn công dân xung cp trm trng". Trang mng Thanh Tra ca chính ph thì kêu gi "Năm mi, hãy chúc nhau giàu cả đo đc"... Có th k thêm vô s các bn tin tương t như vy trong mi lãnh vc xã hi.

Sự sa sút đo đc đã là vn đ được nhc đến nhiu trong các năm qua ti Vit Nam nhưng khi nhng v án hình s tr nên thường xuyên hơn vi mc đ tàn nhẫn đến khó tưởng tượng, có th người ta bng nhn ra được rng, trong khi có nhng phát trin kinh tế nào đó thì vn đ đo đc xã hi đã tr nên bc bi và nguy hi gp bi ln nếu không có gii pháp cho nó. T s gia tăng bo lc hc đường, nhng vt nhân vô cớ và vô lý trong xã hi cho đến nhng v tham nhũng to ln ca gii lãnh đo quc gia xung đến cp đa phương đã làm tht thoát tài sn quc gia, xói mòn nim tin người dân .

Đạo đc là yếu t chính yếu đ nhìn nhn, đánh giá và đi x vi người khác trên bình diện toàn cu, bt k nn văn hóa nào. Các đc tính và chun mc đo đc mang nhng giá tr xã hi. Các giá tr này bao gm các yếu t như trung tín, thành tht, công bng, yêu thương, hòa ái... Chúng không ch là phm trù tinh thn, mà đạo đức xã hi phi được xem như mt vn đ kinh tế quc gia vì nó nh hưởng đến kinh tế, hiu sut lao đng, tài sn cá nhân và quc gia.

Trong khi đây là vấn đ cn thiết và phi được lưu tâm, nhng quy tc, lut đnh đưa ra trong các lãnh vc, ngành ngh khác nhau chỉ là các bin pháp hành chính mang tính chế tài hơn là vic tìm ra gii pháp cho ci r vn đ. Bi đo đc là nhng nguyên tc ni ti ca mi cá nhân, trong khi chun mc đo đc là nhng quy tc ngoi vi, nên các b "quy tc đo đc" s chng hề có tác dng gì nếu con người thiếu mt nn tng đo đc.

Có đó những con người và gia đình vn còn gi được nếp nhà vi nhng giá tr ct lõi. Nhưng liu h có là s đông hay là nhng người ch biết bt lc th dài trước tình trng xung dc ca xã hội. Họ không có kh năng và thm quyn gii quyết vì nó là trách nhim nhim ca nhng người điu hành quc gia. Sách lược đ gii quyết và ngăn chn tình trng này cho nhng thế h tr tiếp ni rt cp thiết khi tr nh th đc nhng giá đo tr đo đc từ những điu nghe-thy trong gia đình, hc đường và môi trường xã hi.

Cha mẹ bt chính, con s thiếu lương thin. Hc đường phn giáo dc, hc trò s thành người gian ln. Xã hi bo lc, tr nh s tr nên hung d. Truyn thông tôn vinh nhng thành công vt cht và v thế xã hi, các em không thy nhu cu tr thành nhng người trưởng thành t tế, có phm hnh.

Khi những thái đ và hành đng thc tế ngoài đi trái ngược vi nhng điu giáo hun đy tính lý thuyết thì bt c nhng n lc nhi nhét nào cũng s chng vun bi cho các em được nhng giá tr tht s. Không có gii pháp hu hiu và toàn din thì s xã hi c vy mà to ra nhng thế h bt lương, bo lc trong tư tưởng và hành đng, mưu li cá nhân hơn là li ích cng đng.

Cha mẹ mt đo đc thì cơ hội nuôi dy con cái tr nên người t tế s là hiếm hoi. Lp lãnh đo thiếu liêm chính, không trong sch s khó kỳ vng người dân sng ngay thng, lương thin. Vic đu tiên là vn đ ci t giáo dc không ch nhm đến vic trang b kiến thc trong hc đường mà còn hun đúc, vun bồi cho thế h tr nhng giá tr đo đc ct lõi. Kế đến là phương cách chn chnh hu hiu v ý thc và trách nhim trong suy nghĩ và hành x ca người dân. Cui cùng, và không dng đó, là cn thanh lc nhng cp lãnh đo tham những, bất chính đ tái lp nim tin trong người dân.

Những miếng băng dán đo đc trong vài lãnh vc đó đây không cha được căn bnh di căn nhiu thế h, nó cn mt cuc chn hưng đo đc toàn din trên bình din quc gia. Đó là mc tiêu năm mi. Và t còn là vấn đ ca nhiu năm ti na, cho dù đã mun màng.

Đinh Yên Thảo

Nguồn : VOA, 27/12/2019

Additional Info

  • Author Đinh Yên Thảo
Published in Diễn đàn

Nhận thức "lệch lạc" của giới trẻ

Đại biểu Quốc hội-Thiếu tướng Nguyễn Hữu Cầu, Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An, bên lề hành lang Quốc hội vào sáng ngày 14/11 nói với báo giới rằng một số bạn trẻ thần tượng nhân vật Khá "bảnh" hay tung hô những thành phần bất hảo khác trên mạng xã hội là sự nhận thức lệch lạc.

chanhung1

Các bạn trẻ nghỉ học, đội mưa đến theo dõi phiên tòa xét xử Khá "bảnh" ngày 13/11/19. Courtesy : infonet.vn

Khá "bảnh", một thanh niên được nhiều người biết đến trên mạng xã hội Youtube và Facebook với những đoạn video về giang hồ, vừa bị tòa án ở Bắc Ninh tuyên phạt tổng cộng 10 năm 6 tháng tù về hai tội đánh bạc và tổ chức đánh bạc, đồng thời tịch thu gần 5 tỷ đồng. Tuy nhiên, truyền thông trong nước cho biết Khá "bảnh" được rất nhiều bạn trẻ ở Việt Nam tung hô, ủng hộ và thậm chí đã nghỉ học, đội mưa đến theo dõi phiên tòa, diễn ra vào hôm 13/11.

Đài RFA ghi nhận không chỉ nhân vật Khá "bảnh" mà đông đảo bạn trẻ ở Việt Nam cũng bày tỏ sự ngưỡng mộ thanh niên xâm trổ Dương Minh Tuyền khi người này cùng một nhóm "anh em ngoài xã hội" đến gia đình nữ sinh bị bạn học đánh hội đồng ở Hưng Yên hồi hạ tuần tháng 3 vừa qua để giúp đỡ về tài chính và dặn dò bất kể khi nào bị bạn học hành hung, thì họ sẽ bảo vệ tuyệt đối.

Nhiều bạn trẻ tại Việt Nam còn thức khuya dậy sớm xếp hàng để chờ gặp mặt những người nổi tiếng là thần tượng yêu quý của họ là những ca sĩ, nghệ sĩ Hàn Quốc… Khi được gặp, không ít bạn trẻ đã gào thét, khóc lóc, hôn chiếc ghế của thần tượng ngồi…

Thiếu tướng Nguyễn Hữu Cầu khẳng định với báo giới rằng nhận thức như thế của giới trẻ Việt Nam, mà theo ông là "lệch lạc", sẽ không tồn tại lâu vì đó là quy luật trong phát triển nhận thức và các bạn trẻ cần được thông cảm trong thời điểm hiện tại. Đồng thời, Thiếu tướng Nguyễn Hữu Cầu cho rằng để chấn chỉnh những lệch lạc trong nhận thức của một bộ phận giới trẻ hiện nay thì cần "một cuộc chấn hưng về đạo đức, giáo dục về các thang giá trị đạo đức chân chính cho giới trẻ".

Nguyên nhân

Bạn trẻ Huy Jos, vào tối ngày 20/11 chia sẻ với RFA với bối cảnh xã hội Việt Nam mà sự thành công được đo lường bằng nổi tiếng và vật chất thì nghiễm nhiên :

"Suy nghĩ của giới trẻ Việt Nam hiện nay là người ta không quan tâm đến vấn đề xã hội và chính trị mà chỉ biết đến những thú vui và những suy nghĩ bồng bột theo chiều hướng xa hoa, hào nhoáng và trở nên những con người vô cảm".

Anh Phạm Minh Vũ, một cựu tù nhân lương tâm, nêu lên nhận xét của anh với RFA :

"Khi chính trị có sự thờ ơ thì hiện tượng Hồ Chí Minh cũng là một nhân vật chính trị và các bạn trẻ đa số là ‘lơ’ đi. Song song đó thì các bạn muốn thể hiện với bên ngoài phải hết sức đẳng cấp và ở ngoài đường hay trên mạng xã hội thì có những hình tượng là đẳng cấp của mình, như Khá ‘bảnh’ hay thậm chí trước đây có ca sĩ phát ngôn những câu rất tục tĩu nhưng lại được sự hâm mộ của phần đông giới trẻ hoặc những lời phát ngôn về các hiện tượng xã hội ở Việt Nam mà tôi cho là vô đạo đức nhất thì lại được các bạn trẻ tôn thờ".

Nhà xã hội học-Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương nói với RFA rằng có 3 yếu tố tác động đến nhận thức về đạo đức của thế hệ trẻ tại Việt Nam, tính từ thời điểm đất nước "mở cửa" về kinh tế theo kinh tế thị trường mà giá trị đạo đức không còn được đặt vào vị trí hàng đầu trong mọi lĩnh vực của xã hội. Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương phân tích :

"Theo kinh tế thị trường, tức là người ta chạy theo những lợi ích về kinh tế và những lợi ích khác trên hết. Những lợi ích xã hội và đạo đức xã hội bị xếp phía sau lợi ích kinh tế. Thứ hai nữa là giáo dục trong nhà trường ở Việt Nam hiện nay thì chỉ chú trọng vào giáo dục những kiến thức sách vở như toán học, vật lý…chứ còn giáo dục về khía cạnh những giá trị xã hội thì rất ít. Người ta chỉ giáo dục một cách rất chung chung là phải đùm bọc, quan tâm đến nhau thế nhưng trên thực tế những sự kiện xã hội xảy ra xung quanh thì người ta không uốn nắn ngay, mặc dù những sự kiện đấy rất ngược lại với những điều được giáo dục. Giữa giáo dục giáo điều và thực tế rất xa nhau".

Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương nhấn mạnh còn một yếu tố thứ 3 rất quan trọng là ở Việt Nam hầu như không có tư duy độc lập, hay còn gọi là phản biện xã hội :

"Thanh niên phải rèn luyện quen với phản biện xã hội để phân biệt đúng sai để từ đó có quan điểm riêng của họ. Thế nhưng ở Việt Nam thì tất cả mọi thứ phải theo người lớn, phải theo cha mẹ, phải theo thầy cô. Kỹ năng để phản biện và biết tư duy để phân biệt đúng sai, đâu là giá trị tốt hay xấu thì Việt Nam không có".

chanhung2

Các vụ bạo lực học đường xảy ra tràn lan ở Việt Nam. File photo

Trong khi đó, nhiều năm trước, qua những dịp trao đổi với giới trí thức tại Việt Nam, Đài RFA ghi nhận các ý kiến như của Nhà văn Nguyên Ngọc, Nhà thơ Trần Mạnh Hảo, Giáo sư Hà Văn Thịnh… đều cho rằng nguyên nhân dẫn đến đạo đức xã hội sa sút bởi do "bệnh giả dối" mà ra, mặc dù nơi nơi tràn ngập khẩu hiệu và phong trào "học tập, làm theo tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh".

Nhà giáo Hoàng Oanh, ở Hà Nội từng nhận định với RFA :

"Tất cả mọi thứ ở Việt Nam đều ở dạng 'nói vậy nhưng không phải vậy', cho nên bây giờ dạy đạo đức bây giờ học trò nó nghe nó cứ buồn cười".

Kể từ sau ngày 30/04/1975, hệ thống giáo dục của Việt Nam tập trung vào chương trình học tập và noi gương đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh, thế nhưng Chính phủ Việt Nam vào năm 2015 phải ban hành nghị quyết về chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 33 của Trung ương Đảng với mục tiêu đến năm 2020 sẽ ngăn chặn xong và đến năm 2030 sẽ đẩy lùi được sự xuống cấp của đạo đức xã hội. Bên cạnh đó, Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, tại phiên họp thứ 16 diễn ra vào hôm 26/07/19, một lần nữa cảnh báo tình trạng cán bộ, đảng viên vi phạm đạo đức về nhiều mặt ngày càng đông.

Theo số liệu báo cáo trong 6 tháng đầu năm 2019 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng có xấp xỉ 8000 đảng viên vi phạm bị kỷ luật và có đến 70 cán bộ, đảng viên thuộc diện Trung ương quản lý bị kỷ luật và xử lý hình sự. Số liệu thống kê này được ghi nhận là đông nhất so với thời gian gần đây và đa số cán bộ, đảng viên bị kỹ luật do tham nhũng. Thông tin liên quan mới nhất được truyền thông quốc nội vừa loan báo là hai ông cựu bộ trưởng Bộ Thông tin-Truyền thông Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn sẽ ra hầu tòa vào trung tuần tháng 12 tới đây vì đã nhận hối lộ lên hàng triệu đô la Mỹ.

Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do, một số bạn trẻ, ở độ tuổi vừa học xong trung học và chập chững bước vào đời, nói rằng trước những thông tin như vừa nêu, họ thật sự hoang mang cũng như không biết nên đặt niềm tin vào giá trị nào trong cuộc sống là chuẩn mực.

Giải pháp nào ?

Liên quan quan điểm của Đại biểu Quốc hội-Thiếu tướng Nguyễn Hữu Cầu là cần có một cuộc chấn hưng đạo đức cho giới trẻ Việt Nam, dù cuộc chấn hưng này là lâu dài, Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương cho rằng không ít người cũng có cùng quan điểm với ông Tướng Công an Nguyễn Hữu Cầu ; tuy nhiên Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương nêu vấn đề rằng ai sẽ chịu trách nhiệm để thực hiện cuộc chấn hưng đạo đức này ? Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương đưa ra dẫn chứng đã có một số các tổ chức cộng đồng và phi chính phủ (NGOs) tiến hành các chương trình hỗ trợ giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Việt Nam. Nhưng :

"Tuy nhiên làm không suể được với cả một đội ngũ hùng hậu của nền kinh tế thị trường và người ta làm bất chấp mọi thứ để chạy theo lợi ích. Thế thì rất là khó và tôi cũng không lạc quan về chuyện có thể thay đổi gì cả".

Về vai trò của Bộ Giáo dục, thì các chuyên gia giáo dục không có niềm tin trong vấn đề chấn hưng đạo đức cho các thế hệ trẻ của Việt Nam. Nhà giáo Tô Oanh ở Bắc Giang từng than phiền :

"Tôi cho rằng Bộ Giáo Dục Việt Nam bây giờ bị nát quá rồi. Giáo dục Việt Nam xuống cấp một cách trầm trọng cho nên đạo đức xã hội bây giờ chả ra sao cả".

Và một số không nhỏ bạn trẻ tại Việt Nam chia sẻ rằng nhờ vào internet và truyền thông mạng xã hội, họ có cơ hội nhiều hơn để tìm hiểu và học hỏi về những giá trị xã hội và đạo đức của nhân loại, cũng như họ bày tỏ chính kiến của họ về tình hình đất nước với mong cầu Việt Nam được tốt đẹp và văn minh hơn. Mặc dù vậy, họ đang phải đối diện những nguy cơ với chính quyền, thậm chí là những bản án tù như tù nhân lương tâm Phạm Minh Vũ qua việc làm chính đáng của mình đã được ghi trong Hiến pháp Việt Nam.

Nguồn : RFA tiếng Việt, 20/11/2019

Additional Info

  • Author RFA tiếng Việt
Published in Diễn đàn