Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Tưởng niệm 42 năm cuộc chiến biên giới Việt - Trung, một số nhà nghiên cứu và quan sát từ Việt Nam bình luận, phân tích về sự kiện lịch sử này và quan hệ giữa hai nước hiện nay trong Bàn tròn Thứ năm ngày 18/2/2021

Additional Info

  • Author Quốc Phương, BBC tiếng Việt
Published in Video

Từ lâu, Trung Quốc đã hạ quyết tâm và chủ động vạch kế hoạch xâm lược Việt Nam vào tháng 2/1979, núp dưới cái tên "Cuộc chiến phản kích tự vệ".

5 giờ sáng ngày 17/2/1979, nhà cầm quyền Bắc Kinh đã bất ngờ huy động hơn 60 vạn quân mở cuộc tấn công xâm lược trên toàn tuyến biên giới Việt-Trung, bất chấp việc Việt Nam và Trung Quốc thời điểm đó là hai nước anh em trong Khối Xã hội Chủ Nghĩa.

Tuyên bố chiến tranh của Bắc Kinh nói rằng đây là "cuộc chiến phản kích tự vệ" của quân đội Trung Quốc chống lại các hành động gây hấn và khiêu khích của lực lượng vũ trang Việt Nam.

Tuy nhiên, với quy mô và hành động tàn ác của Quân đội Trung Quốc, cộng đồng quốc tế đã nhanh chóng lột trần bộ mặt giả dối của nhà cầm quyền Bắc Kinh. Các nghiên cứu của giới học giả sau này cũng khẳng định rằng, Trung Quốc đã chủ động vạch kế hoạch, tổng động viên lực lượng để tiến hành một cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn vào lãnh thổ Việt Nam.

Trung Quốc quyết tâm tấn công dằn mặt Việt Nam

Trước hết, cần chú ý tới tuyên bố ngang ngược của Ngoại trưởng Trung Quốc Hoàng Hoa vào ngày 30/7/1977 : "Khi thời cơ đến chúng ta sẽ thu hồi toàn bộ quần đảo Nam Sa (tên Trung Quốc gọi quần đảo Trường Sa của Việt Nam) mà không cần phải thương lượng gì hết".

cuocchien1

Trung Quốc đã chủ động vạch kế hoạch xâm lược Việt Nam

Như vậy, ngay từ khi đó, Bắc Kinh đã nuôi dã tâm mở một cuộc chiến tranh xâm lược để cướp đoạt lãnh thổ của Việt Nam, không ngần ngại sử dụng sức mạnh quân sự để buộc chúng ta phải khuất phục. Theo thời gian, ý đồ của Trung Quốc đã dần thể hiện bằng các hành động thực tế.

Tháng 1/1978, Trung Quốc hủy bỏ hiệp ước về lãnh sự quán với Việt Nam, đồng thời buộc lãnh sự quán Việt Nam ở Côn Minh, Quảng Châu và Nam Ninh phải trở về nước vào tháng 6 năm đó, khiến quan hệ Việt-Trung tiếp tục xấu đi nghiêm trọng.

Với lý do cần kinh phí để hỗ trợ Hoa kiều hồi hương, tháng 5 năm 1978, lần đầu tiên Trung Quốc tuyên bố cắt một phần viện trợ không hoàn lại đã ký cho VN và rút bớt chuyên gia về nước. Đến tháng 7, Trung Quốc cắt hết viện trợ và rút hết chuyên gia đang làm việc tại Việt Nam về nước.

Đây chính là giai đoạn Bắc Kinh đã hạ quyết tâm và vạch kế hoạch huy động hàng chục vạn quân xâm lược nước ta.

Cựu Tham mưu trưởng quân khu Quảng Châu là tướng Châu Đức Lễ kể lại rằng vào tháng 9 năm 1978 đã có một cuộc họp được tổ chức trong Bộ tổng Tham mưu quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, để bàn về vấn đề xung đột biên giới trên bộ với Việt Nam.

Trước đó, Bộ Tổng tham mưu Quân đội Trung Quốc quán triệt tư tưởng chỉ đạo của giới chức lãnh đạo nước này là nhất thiết phải "dạy cho Việt Nam một bài học", tuy nhiên, hành động phải được tính toán cẩn thận để tránh khả năng leo thang, đe dọa đến tiến trình cải cách kinh tế của Trung Quốc.

Giới tướng lĩnh nước này đã đề xuất một chiến dịch quân sự chống lại khoảng một trung đoàn quân Việt Nam đóng ở Trùng Khánh - một huyện biên giới của tỉnh Cao Bằng tiếp giáp với huyện Tĩnh Tây thuộc tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc, giống như cuộc chiến tranh biên giới trước đây Bắc Kinh đã tiến hành với Nga năm 1969.

Châu Đức Lễ sau này kể lại rằng, lúc đó Bộ Tổng tham mưu Trung Quốc tin rằng, vị trí cô lập của Trùng Khánh sẽ cho phép quân đội Trung Quốc chia cắt tiền đồn này của Việt Nam khỏi quân tiếp viện và dễ dàng đánh chiếm được huyện này.

Tuy nhiên, sau một ngày xem xét một báo cáo đặc biệt của giới tình báo về khả năng Việt Nam đưa quân vào Campuchia, đa số người tham gia cuộc họp đều đồng ý rằng cần phải tiến hành một hành động quân sự lớn, gây được ảnh hưởng đáng kể với Hà Nội và tình hình ở Đông Nam Á.

Giới tướng lĩnh nước này đề xuất một cuộc tấn công vào một đơn vị quân đội thường trực Việt Nam trên một khu vực địa lý rộng hơn. Mặc dù vẫn chưa thống nhất được quy mô của cuộc chiến nhưng hội nghị cũng đã xác định quyết tâm mở một cuộc chiến lớn chống Việt Nam.

Quá trình leo thang thành cuộc chiến xâm lược quy mô lớn

Tháng 11 năm 1978 Việt Nam ký "hiệp ước hữu nghị và hợp tác" với Liên Xô. Trong chuyến thăm Đông Nam Á cuối tháng 11/1978, tại một cuộc trả lời phỏng vấn được Trung Quốc truyền hình trực tiếp, Đặng Tiểu Bình đã tuyên bố : "Việt Nam là côn đồ, phải dạy cho Việt Nam một bài học".

Ngày 23/11/1978, Bộ Tổng tham mưu Trung Quốc đã triệu tập một cuộc họp khác. Kịch bản mới về một cuộc chiến tranh quy mô, trong thời gian khá dài, nhằm vào các vị trí quân sự chính của Việt Nam và các thành phố đối diện qua biên giới với các tỉnh Vân Nam và Quảng Tây đã được bàn bạc kỹ lưỡng.

Cuộc họp chỉ định hai quân khu Quảng Châu (chủ chốt là quân khu tỉnh Quảng Tây) và Quân khu Thành Đô (chỉ lấy Quân khu tỉnh Vân Nam, thủ phủ ở Côn Minh) sẽ trực tiếp thực hiện chiến dịch xâm lược này.

cuocchien2

Ban đầu, Trung Quốc dự định sẽ tấn công vào Trùng Khánh-Cao Bằng

Ngoài ra cuộc họp cũng quyết định điều động một lực lượng dự bị chiến lược, bao gồm 4 Tập đoàn quân và một sư đoàn, lấy từ các khu vực khác là quân khu tỉnh Vũ Hán và Quân khu Thành Đô để củng cố cho mặt trận Quảng Tây và Vân Nam.

Vào ngày 7/12/1978, Quân ủy Trung ương Trung Quốc đã triệu tập một cuộc họp, ra quyết định phát động một cuộc chiến tranh hạn chế trên tuyến biên giới phía nam Trung Quốc để "dạy cho Việt Nam một bài học".

Chỉ thị của Quân ủy Trung ương Trung Quốc nêu rõ, cuộc chiến tranh được hạn chế nghiêm ngặt trong vòng bán kính 50km từ đường biên giới và kéo dài trong hai tuần, các đơn vị được ấn định ở phần trên phải chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu từ ngày 10 tháng một năm 1979.

Ngày 22/12/1978, Trung Quốc ngừng tuyến xe lửa liên vận tới Việt Nam.

Bắc Kinh cũng cắt nguồn viện trợ dầu vốn chiếm tới hơn một nửa tiêu thụ dầu của Việt Nam vào cuối năm 1978, trong khi Liên Xô chưa kịp viện trợ bổ sung, cũng khiến dự trữ dầu chiến lược của Việt Nam bị thiếu hụt trong thời điểm quyết định khi quân Trung Quốc tấn công.

Trong cuộc họp Quân ủy Trung ương Trung Quốc vào lễ Giáng sinh năm 1978, Đặng Tiểu Bình đã quyết định không thành lập Bộ chỉ huy chiến trường chung, mà hai cánh quân sẽ tiến đánh vào Việt Nam theo hai hướng đồng thời chỉ định Hứa Thế Hữu làm chỉ huy mũi phía đông ở Quảng Tây và Dương Đắc Chí, tư lệnh quân khu Vũ Hán, chỉ huy cánh quân phía tây ở Vân Nam.

Vào ngày 7/12/1978, Quân ủy Trung ương Trung Quốc đã triệu tập một cuộc họp, ra quyết định phát động một cuộc chiến tranh hạn chế trên tuyến biên giới phía nam Trung Quốc để "dạy cho Việt Nam một bài học".

Chỉ thị của Quân ủy Trung ương Trung Quốc nêu rõ, cuộc chiến tranh được hạn chế nghiêm ngặt trong vòng bán kính 50km từ đường biên giới và kéo dài trong hai tuần, các đơn vị được ấn định ở phần trên phải chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu từ ngày 10 tháng một năm 1979.

Ngày 22/12/1978, Trung Quốc ngừng tuyến xe lửa liên vận tới Việt Nam.

Bắc Kinh cũng cắt nguồn viện trợ dầu vốn chiếm tới hơn một nửa tiêu thụ dầu của Việt Nam vào cuối năm 1978, trong khi Liên Xô chưa kịp viện trợ bổ sung, cũng khiến dự trữ dầu chiến lược của Việt Nam bị thiếu hụt trong thời điểm quyết định khi quân Trung Quốc tấn công.

Trong cuộc họp Quân ủy Trung ương Trung Quốc vào lễ Giáng sinh năm 1978, Đặng Tiểu Bình đã quyết định không thành lập Bộ chỉ huy chiến trường chung, mà hai cánh quân sẽ tiến đánh vào Việt Nam theo hai hướng đồng thời chỉ định Hứa Thế Hữu làm chỉ huy mũi phía đông ở Quảng Tây và Dương Đắc Chí, tư lệnh quân khu Vũ Hán, chỉ huy cánh quân phía tây ở Vân Nam.

Đầu tháng 1/1979, đường bay Bắc Kinh-Hà Nội cũng bị cắt, bên cạnh đó, Trung Quốc ráo riết chuẩn bị về mọi mặt cho cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn vào lãnh thổ nước ta.

Đến giữa tháng một năm 1979, Bắc Kinh đã gần như hoàn tất việc chuẩn bị huy động lực lượng, bao gồm gần 20 sư đoàn chính quy Trung Quốc, với trên dưới 25 vạn quân chủ lực, hàng trăm xe tăng, xe bọc thép, hàng vạn khẩu pháo, cối và các loại vũ khí khác đã tập trung gần biên giới với Việt Nam.

Hơn 700 máy bay chiến đấu và máy bay ném bom (tức 1/5 lực lượng không quân Trung Quốc), đã được đưa đến các sân bay giáp biên giới, phối hợp với các lực lượng lục quân, chuẩn bị một chiến dịch tấn công tổng lực, đại quy mô, xâm lược trực diện, xâm lược toàn diện.

Ngày 11/2/1979, hai ngày sau khi Đặng Tiểu Bình hoàn tất chuyến thăm Mỹ-Nhật, cuộc họp Bộ Chính Trị mở rộng được triệu tập. Đặng đã ra mệnh lệnh phát động cuộc tấn công Việt Nam vào ngày 17 tháng hai năm 1979, gửi tới các tư lệnh cánh quân Quảng Tây và Vân Nam.

Như vậy, cuộc chiến tranh xâm lược tháng 2/1979 đã được Trung Quốc chuẩn bị vô cùng kỹ lưỡng trên tất cả các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, quân sự, kinh tế, núp dưới cái tên giả dối là "Cuộc chiến tranh phản kích tự vệ" trước "sự xâm lược của Việt Nam".

Kết luận :

Cái gọi là "lực lượng Biên phòng Trung Quốc" thực chất là hơn 320.000 quân chủ lực, cùng với 300.000 lính hậu cần, kỹ thuật, dân công… làm nhiệm vụ bảo đảm. Sự "tự vệ" của Bắc Kinh được thể hiện bằng hành động chủ động tung hàng chục vạn quân ồ ạt nổ súng và tràn qua biên giới Việt Nam.

cuocchien3

Trung Quốc "tự vệ" trước Việt Nam bằng 320.000 quân chủ lực

Có ai tin được tuyên bố "Trung Quốc không hề có ý định xâm lược Việt Nam" ?

Có ai tin được rằng, nếu không gặp phải sức kháng cự vô cùng mạnh của dân quân, tự vệ và bộ đội địa phương, cùng nhân dân các tỉnh biên giới thì Trung Quốc sẽ chủ động rút quân ?

Có ai tin được tuyên bố "Trung Quốc không muốn một tấc đất nào của Việt Nam" hay không, trong khi Bắc Kinh đã lấn chiếm từng cột mốc, từng cao điểm biên giới phía Bắc của Việt Nam trong giai đoạn trước đó ; hoặc thừa lúc Việt Nam đang mải đánh Mỹ hay gặp nhiều khó khăn thời hậu chiến để chiếm giữ một phần Hoàng Sa, Trường Sa ?

Thiên Nam

Nguồn : Đất Việt, 18/02/2017

Additional Info

  • Author Thiên Nam
Published in Diễn đàn
jeudi, 19 janvier 2017 16:16

Giải oan cho cuộc bể dâu này

Tuần trước, gây khá nhiều xôn xao trong dư luận tại Việt Nam là sự kiện cuốn sách "Petrus Ký – Nỗi oan thế kỷ" bị "cấm giới thiệu" và "đưa các thông tin liên quan" cuốn sách này đã được Cục Xuất Bản chấp nhận và đã qua thời hạn lưu chiếu theo luật định, tức được phép lưu hành, được các đơn vị xuất bản dự kiến tổ chức ra mắt tại Đường Sách Sài Gòn vào sáng Chủ Nhật 8 tháng Giêng 2017. Nhưng bất ngờ ngày 4 tháng Giêng 2017, một "lệnh miệng" được ban xuống yêu cầu hủy bỏ buổi ra mắt sách.

giaioan0

Sách "Petrus Ký – Nỗi oan thế kỷ" bị "cấm giới thiệu" và buổi ra mắt sách bị hủy bỏ 

Ông Mạnh Kim bạn tôi, một ký giả ở Sài Gòn cho biết : "Tại sao lại cấm "giới thiệu" và "đưa các thông tin liên quan", đối với một quyển sách viết về một trong những nhân vật vĩ đại nhất của lịch sử văn hóa nước nhà ? Nếu cần nhắc nhở hậu thế về những tiền nhân với những đóng góp to lớn cho văn hóa dân tộc thì cụ Trương là nhân vật không thể không nhắc. Cần nhắc lại, sau 1975, một tượng cụ Trương dựng gần Bưu điện Sài Gòn, nơi cụ đã đứng uy nghiêm suốt từ năm 1927, đã bị bứng đi.

Báo Tuổi Trẻ (5 tháng Giêng 2016) cho biết : "Tượng cụ Trương Vĩnh Ký cao khoảng 1,70m, tương đương với chiều cao thực của cụ. Tượng đúc bằng đồng, đặt đứng trên bục cao, mặc áo dài, đầu đội khăn đóng – đây là hai loại trang phục đã gắn liền suốt cuộc đời của Trương Vĩnh Ký. Trên ngực áo của cụ chạm khắc những huy chương cao quý mà cụ đã đạt được, như : Giáo sư ngôn ngữ Á Đông và là một trong 18 nhà bác học thế giới (1874), Khuê bài Hàn lâm viện đệ nhị đẳng bội tinh (Palmes d’Académie) của Hàn lâm viện Pháp (1883), Hàn lâm viện đệ nhất đẳng của Pháp (1887), Hàn lâm viện đệ nhất đẳng của Hoàng gia Campuchia…".

Với những người sống lâu năm ở Sài Gòn thời trước 1975, tên tuổi, cũng như công trạng của cụ Petrus Ký chẳng xa lạ gì. Ngôi trường lừng lẫy nhất miền Nam là trường Petrus Ký, nơi đào tạo rất nhiều thế hệ nhân tài cho đất nước. Ngôi nhà cổ trầm mặc và u tịch của cụ Trương Vĩnh Ký ngay góc đại lộ Trần Hưng Đạo và Trần Bình Trọng, trung tâm Sài Gòn là một trong những thứ làm nên "hồi vía" của Sài Gòn suốt hơn một thế kỷ qua. Nhưng ngay khi người cộng sản cưỡng chiếm Sài Gòn và miền Nam, họ đã đổi tên trường Petrus Ký thành trường Lê Hồng Phong (tên của một trùm cộng sản). Họ bứng tượng cụ Petrus Ký đưa về nhà Chú Hỏa (Hui Bon Hoa), nơi này cũng bị họ chiếm đóng và hiện tại là bảo tàng mỹ thuật.

Bình luận về việc này, ông Mạnh Kim cho rằng : "Dường như người ta vẫn còn "sợ" những vĩ nhân thật sự như cụ Trương ? Hay là chân dung vĩ đại của một học giả thông kim bác cổ như cụ Trương có thể làm mờ nhạt đi hình ảnh một bọn học lóm mà xét về học thuật lẫn nhân cách khi so với cụ Trương chỉ đáng là một đám hạ tiện ? Mà cần gì phải cấm ở thời mà không gian mạng có thể cho biết đâu là một bậc chân học giả và đâu là phường tiểu nhân vô học luôn tự nhận mình là cha thiên hạ !".

Nhận xét của ông Mạnh Kim thật xác đáng, tuy nhiên tôi cho rằng đây là chính sách của những người cộng sản, khi cố tình đổi tên Sài Gòn họ nhằm triệt cái hồn đất Sài Gòn, nhưng điều đó là bất khả, họ bèn quay sang triệt nốt những thứ làm nên "hồn vía" ấy. Hãy thử xem họ đã và đang làm gì với Sài Gòn ? Tôi chỉ nêu vài ví dụ : Còn đâu khu Eden với nhà sách Xuân Thu, Cafe Givral ? Còn đâu thương xá Tax yêu kiều, còn đâu rạp Cine Rex… ?

giaioan2

Tổng Lãnh sự Canada Richard Bale (phải) và Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ Mary Tarnowka (thứ ba từ trái) trong một lần đến thăm Tu Viện Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm. (ảnh : Facebook)

Hôm nay, tôi nhận được tin tòa Tổng Lãnh sự Gia Nã Đại tại Sài Gòn đã đến Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm để thăm viếng một tu viện xây từ năm 1840 và chụp hình cùng các soeurs như để như để khích lệ và cổ vũ tinh thần cho các nữ tu đang đối diện với nguy cơ tu viện này sẽ bị xóa sổ. Những nhân viên ngoại giao của Gia Nã Đại đã đưa lên Facebook chính thức của Tổng lãnh sự quán và đặt câu hỏi : 

"Bạn nghĩ có nên phá hủy một di sản còn lâu đời hơn cả Canada ? Tu viện được thành lập tại Thủ Thiêm vào năm 1840, nghĩa là đã ở đó được 177 năm (trong khi Canada vừa bước sang tuổi 150 năm nay). Bạn nghĩ thế nào nếu chúng ta hòa nhập những công trình mang tính lịch sử như thế này vào các khu đô thị mới thay vì phá dỡ chúng ?".

Câu hỏi ấy làm đau đớn cho những người yêu mến Sài Gòn, vì người ta biết chắc nhà cầm quyền sẽ không đoái hoài đến nguyện vọng người dân, đã có quá nhiều ví dụ tương tự rồi.

giaioan3

Trang Facebook của Tòa Lãnh sự quán Canada

Trở lại với sự kiện "cấm sách" nói trên, tác giả cuốn sách là giáo sư Nguyễn Đình Đầu, một học giả nổi tiếng ở Sài Gòn, tỏ ra rất buồn trước việc này khi trả lời phỏng vấn đài BBC (ngày 9 tháng Giêng 2017), ông còn cho biết tác phẩm của ông còn bị thu hồi và cấm phát hành. Buồn, dĩ nhiên rồi. Với một người trước tác, thì mỗi tác phẩm đều như như đứa con tinh thần mà họ đã thai nghén với biết bao nhiêu tâm huyết và kỳ vọng, nay bị một cái "lệnh miệng" vu vơ không biết từ ai và từ đâu, đứa con ấy bị bức tử, bị bóp mũi cho chết thì "buồn" là một từ quá nhẹ.

Tôi nghĩ ông Nguyễn Đình Đầu (vốn là một nhà nghiên cứu lành tính, nay đã 97 tuổi), suốt đời làm việc với chữ nghĩa, sách vở nên khó lường được các trò tráo trở của bọn hoạt đầu chính trị, nhất là bọn cầm cương văn hóa trong xã hội cộng sản. Lẽ ra ông giáo sư phải "uất ức", phải "căm phẫn" vì hành vi rất vô văn hóa trong một sự kiện văn hóa ấy. Công trình của giáo sư Nguyễn Đình Đầu, như trong tựa cuốn sách nêu rõ : "Petrus Ký – Nỗi oan thế kỷ" với các tài liệu khả tín, minh chứng những đóng góp to lớn của cụ Petrus Ký về văn hóa cho đất nước, đồng thời có chủ đích "giải nỗi oan khiên" cho cụ Petrus Ký. Ai ngờ, chưa kịp minh oan cho tiền nhân thì chính tác giả chịu thêm nỗi oan mới, đúng là "oan chồng oan".

Oan ức thì ở xã hội nào mà không có, đúng là như thế, nhưng ở Việt Nam nỗi oan càng thêm chập chùng khi nằm trong vòng siết của những người cộng sản. Tôi tự hỏi không biết có một ngôn ngữ nào có từ tương đương như danh từ "dân oan" của Việt Nam ? Hãy thử nghe tiếng kêu gào suốt bao nhiêu năm nay của những người dân oan từ khắp ba miền Bắc, Trung, Nam. Tôi cũng tự hỏi ở đâu trên thế giới có những người tử tù oan ức như ông Nguyễn Thanh Chấn 10 năm, ông Hàn Đức Long 11 năm, ông Huỳnh Văn Nén 17 năm… rồi ông Trần Văn Thêm ở Bắc Ninh oan sai 46 năm ròng. Có thể chế nào giam cầm người yêu nước đến vài chục năm như giam ông Nguyễn Hữu Cầu 35 năm, ông Trương Văn Sương 34 năm đến nỗi người ta mệnh danh hai ông này là "người tù thế kỷ" hay không ?… Với vài chục năm cầm quyền của cộng sản, có biết bao oan khiên cho toàn dân tộc, tôi xin phép không kể thêm vì không biết bao giờ cho đủ.

"Ta về như lá rơi về cội

Bếp lửa nhân quần ấm tối nay

Chút rượu hồng đây xin rưới xuống

Giải oan cho cuộc bể dâu này"

Đó là bốn câu trong bài thơ dài "Ta về" của thi sĩ Tô Thùy Yên, bài thơ được ông viết sau khi đã nếm trải đủ mùi gió bụi phong sương của cuộc đời. Chén rượu hồng như được rưới xuống để tự giải chấp những oan nghiệt đời người, đời mình. Nhưng với ngút ngàn oan nghiệt của dân tộc, có ai dám lên tiếng giải oan ?

Mới đây thôi, trong nước đưa tin bài hát "Ly rượu mừng" của nhạc sĩ Phạm Đình Chương "đã được phép phổ biến và lưu hành" sau hơn 40 năm cấm đoán (!). Đọc tin ấy tôi thấy thật khôi hài : Người ta cố tình bóp nghẹt và nhận chìm một tác phẩm âm nhạc trong hơn 40 năm, để rồi thấy nó vẫn sống ngời ngời trên môi miệng dân chúng và các phương tiện thông tin thì mới ra bộ "khoan dung" để hồi phục nó. Thực ra, nhạc phẩm "Ly rượu mừng" chẳng cần ai phải khoan dung hay cởi trói chi hết. Giá trị của bài hát đã được khẳng định tự thân, qua sự yêu mến, đồng cảm của nhiều thế hệ người Việt quốc nội cũng như hải ngoại. Công chúng trong nước, dù bị o ép vẫn nghe, vẫn hát những bài bị cấm đoán, không chỉ bài Ly rượu mừng.

Tương tự, khi nhà cầm quyền cộng sản lên án các triều vua nhà Nguyễn, họ xóa ngay các tên đường Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Thị, Tự Đức, Đồng Khánh, Duy Tân… còn các đại thần cũng bị kết tội như Lê Văn Duyệt, Nguyễn Văn Thành, Phan Thanh Giản, Thoại Ngọc Hầu… Cũng thế, họ vu khống, thậm chí giết chết bậc thức giả như Phạm Quỳnh và kết tội ông bán nước. Các chí sĩ Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo… đều bị cộng sản cố gắng xóa tên khỏi lịch sử.

Gần đây, như để "hạ cố", tên tuổi một số danh nhân đã được đặt trở lại (nhưng vẫn ở vị trí thiếu xứng đáng), vài cuộc hội thảo được tổ chức nhằm "giải oan" cho cụ Phan Thanh Giản, chúng ta đều biết hơn 40 năm qua, tất cả những đường phố, trường học mang tên Phan Thanh Giản đều bị xóa bỏ, tượng của cụ cũng bị gỡ. Nhưng có hề chi, tấm lòng và cốt cách của cụ Phan Thanh Giản vẫn sừng sững trong lòng dân miền Nam yêu mến và kính phục cụ. Tôi nghĩ, lịch sử luôn sòng phẳng, nhân tâm luôn khách quan, những trò hạ tiện của nhà cầm quyền Việt Nam khi lên án, dìm chết một cách oan uổng các bậc vĩ nhân thì sớm muộn lịch sử sẽ khôi phục cho họ. Và như vậy, người dân càng thấy rõ, chính người cộng sản Việt Nam sau cuộc bể dâu đã bộc lộ bản chất xảo trá và hèn kém của mình.

giaioan4

Họp mặt cựu binh và thân nhân Hoàng Sa - Gạc Ma ngày 09/01/2017 tại Sài Gòn - Ba thế hệ quả phụ : Hoàng Sa, Gạc Ma và Biên Cương Phía Bắc.

Người dân không cần đến hành động "giải oan" xấc xược của nhà cầm quyền, tôi muốn nói đến sự vinh danh các anh hùng tử sĩ Hoàng Sa 1974. Cách đây đúng chín năm, vào ngày 19 tháng Giêng 2008 hai vợ chồng tôi và vài người bạn đã công khai biểu tình, giăng biểu ngữ trước thềm Nhà hát Sài Gòn (tòa nhà Quốc hội cũ) để tưởng niệm cuộc hải chiến hào hùng đó, bất chấp nhà cầm quyền luôn muốn xóa sạch ký ức về Hoàng Sa khỏi tâm trí người dân, trong số những người cùng biểu tình đó có blogger Điếu Cày xuất thân là bộ đội miền Bắc, vợ tôi và vài người nữa sinh ra sau năm 1975, không hề sống ngày nào trong chính thể Việt Nam Cộng Hòa. Rồi một đêm mùa Vu Lan năm 2011, vợ chồng tôi và một số bạn rất trẻ khác đã làm lễ tưởng niệm, thả hoa đăng ghi tên những vị anh hùng đó bên dòng kênh Nhiêu Lộc. Và vài năm nay, chương trình "nhịp cầu Hoàng Sa" đã thực hiện nhiều công việc thiết thực cho những người đã anh dũng hy sinh vì Tổ Quốc, công việc ấy hiện đang tiếp diễn và được sự ủng hộ của nhiều người trong và ngoài nước… Thế đấy, những anh hùng đích thực sẽ được người dân vinh danh, vượt mọi thể chế.

Ngày xưa, khai quốc công thần Nguyễn Trãi vướng vào vụ án oan Lệ Chi Viên, ông và dòng họ bị tru di tam tộc mãi vài chục năm sau vua Lê Thánh Tông, một vị minh quân mới giải được nỗi oan khuất ấy và truy tặng tước hiệu cho ông. Nhưng thực ra, ngay khi Nguyễn Trãi vừa gặp nạn, người dân ai cũng cho rằng ông bị oan và một lòng nể phục dù không dám nói ra. Danh nhân Trương Vĩnh Ký từng bị nhiều người kết tội (đặc biệt là những người cộng sản) là tay sai giặc Pháp, có lúc ông lại được tôn vinh, tùy vào giai đoạn lịch sử. Nhưng không ai phủ nhận tài năng và sự uyên bác vượt thời đại của ông.

Cách đây vài tháng, giáo sư Phan Huy Lê viết (trích) : "Trương Vĩnh Ký rất thông minh và có năng khiếu đặc biệt về ngôn ngữ, thông thạo nhiều ngôn ngữ từ Hán, Nôm đến tiếng Latin, Pháp, Anh, Hy Lạp, Ấn, Nhật, cả tiếng Khmer, Thái, Lào. Ông để lại một di sản đồ sộ với khoảng gần 100 tác phẩm sách, báo, luận văn, bao gồm những khảo cứu về lịch sử, địa lý, ngôn ngữ đến bút ký, sáng tác thơ văn, dịch sách Hán, phiên âm truyện Nôm, từ điển. Ngoài ra, ông còn để lại nhiều thư bằng tiếng Pháp, tiếng Latin và quốc ngữ giao thiệp với các nhân vật đương thời và một số di cảo, tư liệu chưa ai có thể thống kê đầy đủ. Trước khi làm giám đốc trường Thông ngôn, Trương Vĩnh Ký còn làm chủ bút Gia Định báo. Trên phương diện quốc tế, ông đã từng là thành viên Hội Nhân đạo và Khoa học miền Đông Nam nước Pháp, thành viên thông tấn trường Đông phương Ngữ học, hội viên Hội Á châu. Ông còn được ghi nhận là một trong 18 học giả hàng đầu quốc tế (1873-1874)…".

Tôi tin rằng với thời đại thông tin phổ biến trên mạng ngày nay, mọi điều ẩn khuất sẽ được minh bạch hóa, định công hay luận tội một cá nhân không còn dễ dãi một chiều nữa. Bậc hiền tài bị oan khiên sẽ được đất nước và người dân công tâm minh oan.

Uyên Vũ

Nguồn :  Báo Sài Gòn Nhỏ - Nam Cali, tháng 01/2017

Additional Info

  • Author Uyên Vũ
Published in Diễn đàn