Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

"Người cộng sản, khi đã hành động, hay dùng đến chữ giải phóng. Theo việc làm của họ, tôi vẫn chưa hiểu rõ nghĩa hai chữ ấy. Có phải trước kia có cái cũi giam người, bây giờ họ đem cái cũi kiểu mới đến bên cạnh rồi bảo người ta chạy sang cái cũi mới ấy, thế gọi là giải phóng không ? Nếu cái nghĩa giải phóng là thế, thì cũi cũ hay cũi mới cũng vẫn là cái cũi, chứ có hơn gì ?"

(Một cơn gió bụi, Trần Trọng Kim)

cachmang1

Cách mạng tháng 10 Nga - Ảnh minh họa 

Người cộng sản luôn tuyên truyền với người dân rằng, phải làm cách mạng giải phóng để mang đến hạnh phúc, tự do, và bình đẳng. Tuy nhiên, thực tế lịch sử đã chứng minh hoàn toàn ngược lại. Sau những cuộc cách mạng đầy bạo lực của người cộng sản, là chế độ độc tài toàn trị và những ám sát dã man đối với những người đồng chí "vào sinh, ra tử". Cách mạng tháng Mười Nga và Cách mạng tháng Tám Việt Nam là hai dẫn chứng sống động nhất.

Nguồn gốc khái niệm cuộc cách mạng ?

Một cuộc cách mạng (revolution) được dùng để mô tả một sự chuyển đổi cơ bản một thể chế chính trị bằng một thể chế khác, được thực hiện bởi một nhóm người có quyết tâm và đường lối rõ ràng.

Cha đẻ của Khoa học chính trị (Political Science), triết gia Aristotle (384 trước Công nguyên), đã mô tả cách mạng chính trị trong cuốn sách nổi tiếng Politics như sau : Cách mạng thường mang tính chính trị hơn là một sự thay đổi Pháp luật. Cách mạng xảy ra khi có sự thay đổi toàn diện về Hiến pháp hoặc bất kì sửa đổi nào trên Hiến pháp hiện hành.

Vào thế kỷ 17 và 18, ý niệm "cách mạng" được xem là chủ đề chính trị được phê bình và ủng hộ bởi trường phái triết học chính trị và đạo đức. Nhà tư tưởng tiên phong của dân chủ và nhân quyền Hoa Kì, John Locke (1632-1704) đã trình bày những luận điểm quan trọng về quyền lợi của kháng chiến, nổi dậy, và cách mạng trong cuốn Second Treatise on Civil Government (1689) (Khảo luận thứ hai về Chính phủ dân sự).

Học thuyết dân sự của John Locke phân tích về vai trò của dân quyền, để chống lại sự cưỡng chế và áp bức, như là phản kháng chính trị cần thiết của mỗi người dân.

Trong Discourse on the Origin of Inequality (1755)- (Nguồn gốc của sự bất bình đẳng) và Social Contract (1762)- (Khế ước xã hội), tác giảcủa Triết học khai sáng Pháp, Jean-Jacques Rousseau (1712-1778) tố cáo và lên án tình trạng phi pháp và bất bình đẳng của chế độ Ancien Régime (Hy Lạp Cổ Đại) và đề nghị một nền tảng tự do, cơ chế bình đẳng và hiến pháp chính đáng để thay thế chế độ hiện tại.

Mặc dù Locke và Rousseau không trực tiếp đưa ra các lý thuyết về khái niệm cách mạng, nhưng đã thiết lập nền tảng cho sự phê bình và chỉ trích bất cứ một thể chế chính trị nào không được xây dựng trên nguyên tắc đồng thuận và tin cậy thì sẽ có khả năng dẫn đến cách mạng.

Cụ thể, những tư tưởng của Rousseau đã trở thành những khẩu hiệu nền tảng và phương pháp hành động của cuộc Cách Mạng Pháp 1789. Đường lối cách mạng của chủ nghĩa cộng sản cũng bắt nguồn từ những tư tưởng của Rousseau, đã được soạn thảo trau chuốt và kiên định bởi Karl Marx và Friedrich Engels. Vì thế, có thể nói, luồng tư tưởng của Locke và Rousseau đã thiết lập nền tảng cần thiết dẫn đến ý niệm cách mạng.

Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 (Russia October Revolution 1917)

Hai người đóng vai trò lãnh đạo quyết định trong chiến thắng Cách mạng tháng Mười là Lenin và Trotsky.

cachmang2

Lenin và Trotsky - Ảnh minh họa

Tên thật của Lenin là Vladimir Ilyich Ulianov (1870 – 1924), là người thành lập đảng cách mạng có tên Bolsheviks (có nghĩa là phần đông). Tư tưởng của Lenin, ảnh hưởng phần lớn từ tư tưởng Karl Marx, dẫn dắt đảng Bolsheviks thuyết phục các tầng lớp lao động sẽ tự giải phóng chính họ khỏi sự kiểm soát kinh tế và chính trị của giai cấp nắm quyền. Một khi đạt được điều này, một xã hội xã hội chủ nghĩa đích thực, dựa trên nguyên tắc bình đẳng và công bằng, sẽ được thiết lập. Lenin quan niệm rằng quá trình này chắc chắn sẽ diễn ra, vấn đề chỉ là sớm hay muộn. Năm 1917, Lenin quyết định rằng các điều kiện ở Nga đã chín muồi cho một cuộc cách mạng.

Cánh tay phải hỗ trợ đắc lực Lenin trong Cách mạng tháng Mười là Trotsky. Tên thật của Trotsky là Lev Davidovich Bronstein (1879 - 1940), một người gốc Do Thái, xuất thân từ một gia đình tầng lớp trung thượng lưu. Ông đam mê theo đuổi sự nghiệp của một nhà cách mạng chuyên nghiệp khi chỉ 18 tuổi. Ông liên minh với các phong trào công nhân và trở thành một người lãnh đạo trong số họ. Chính vì những hoạt động này dẫn đến việc ông bị bắt giam ; nhưng ông đã trốn thoát và đổi tên thành Leon Trotsky, vốn là tên của người quản tù trước đó.

Trong khi bị giam cầm năm 1899, Trotsky bắt đầu đọc và viết, lấy cảm hứng từ chủ nghĩa xã hội. Ông đặc biệt hứng thú với tác phẩm của Lenin. Sau khi trốn thoát năm 1902, ông chạy trốn đến nhà của Lenin, đang lẩn trốn ở London. Từ đó, Lenin và Trotsky chính thức kết giao và trở thành đồng minh. Tuy nhiên, vào năm 1903, Trotsky đã tấn công hệ tư tưởng của Lenin với lập luận rằng : "Phương pháp của Lenin dẫn đến : đảngsẽ đóng vai trò là một tổ chức, sau đó Uỷ ban Trung ương sẽ thay thế cho tổ chức này, và cuối cùng sẽ là một nhà độc tài thay thế cho Uỷ ban Trung ương" (1).

Tuy nhiên, sau đó, vì tham vọng tiến hành cuộc cách mạng nhanh chóng, Trotsky đã thừa nhận sai lầm và chấp nhận thay đổi quan điểm để trùng khớp với tư tưởng của Lenin. Trotsky có tài năng hùng biện tuyệt vời, vì thế đã thu hút được sự ủng hộ của đông đảo công nhân nhà máy vũ trang, binh lính và thủy thủ, để thành lập Hồng Vệ Binh (Red Army). Trotsky còn có kỹ năng tuyệt vời về tổ chức,nên đã chịu trách nhiệm về kế hoạch chi tiết cho cuộc tiếp quản của đảng Bolsheviks vào cuối tháng 10/1917, đảm bảo rằng tất cả các khu vực quan trọng của thành phố Petrograd đều nằm trong tầm kiểm soát của Đảng Bolsheviks.

Trái ngược với Trotsky, Lenin có những ý tưởng cấp tiến hơn. Lenin tham vọng thiết lập một tổ chức cách mạng nắm toàn quyền kiểm soát dưới danh nghĩa Chủ nghĩa Cộng sản. Ý định ban đầu của Lenin là đưa các cuộc biểu tình trên đường phố vào một trò chơi quyền lực để có thể đưa đảng Bolsheviks của ông lên nắm quyền.

Lenin ý thức rằng không thể đòi quyền lực dưới cái tên đảng Bolsheviks, bởi vì nó chỉ là thiểu số, không có tiếng tăm. Vì thế, Lenin đã ranh ma kêu gọi sự ủng hộ quyền lực sang cho những công nhân Soviet, nhờ đó chiếm được cảm tình của cả ba nhóm đối lập. Đầu tháng 4/1917, Lenin trở về Nga từ Zurich, Thụy Sĩ, trên một toa xe lửa bịt kín. Sau đó, Lenin hùng hồn phát biểu trước đám đông, yêu cầu chấm dứt chiến tranh và phải trao trả tất cả quyền hành cho những công nhân Soviet.

Tận dụng thế mạnh của tuyên truyền, Lenin đã cuốn hút và mê hoặc những người Soviet, bằng dối trá rằng cách mạng sẽ mang đến tự do bầu cử và tuyên bố những người công nhân Soviet nên cai trị nước Nga. "Mọi quyền lực về tay Soviet !" ("All Power to the Soviet !") đã trở thành khẩu hiệu vô cùng hiệu quả đối với đảng Bolsheviks. Tất nhiên, điều mà Lenin thực sự muốn nói là những người Soviet có thể thống trị nước Nga, với điều kiện phải chấp nhận sự kiểm soát toàn diện của đảng Bolsheviks. Lenin tin rằng một khi đảng Bolsheviks của ông giành được quyền kiểm soát từ chính phủ dưới danh nghĩa Soviet, thì sẽ rất dễ dàng giành lấy quyền lực từ các nhà lãnh đạo đ ảng Menshevik và đ ảng Cách mạng Xã hội (Social Revolutionary).

Một chiến lược quan trọng khác của Lenin mang đến thắng lợi Cách mạng tháng Mười, chính là chủ trương sử dụng b ạo lực và quân sự hóa. Lenin tuyên bố : "Một tầng lớp bị áp bức không cố gắng học cách sử dụng vũ khí, để có vũ khí, thì đáng được đối xử như những người nô lệ" (1).

Mùa Đông năm 1916, sự thiếu thốn thực phẩm trở nên nghiêm trọng, dẫn đến giá bánh mì tăng cao. Ngày 23/2/1917, vì không thể mua được bánh mì, nên nhiều phụ nữ trong thành phố Petrograd đã nổi loạn. Ngày 24/2/1917, khoảng 200 ngàn công nhân tràn xuống đường biểu tình trong sự ủng hộ âm thầm của đội kỵ binh Cossak, là đội dẹp loạn của Sa Hoàng Nicolas II, đã từ chối tấn công đám đông biểu tình. Ngày 14/3/1917, Chính phủ lâm thời được thiết lập với sự thoái vị của Sa Hoàng Nicolas II.

Ngày 23/9/1917, những người công nhân Soviet đã bầu Trotsky làm Chủ tịch, đảm nhận vai trò lãnh đạo đảng Bolsheviks. Với việc Lenin tạm thời đứng sau hậu trường và Trotsky lãnh đạo tiền tuyến, đảng Bolsheviks nhanh chóng tiến đến thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Mười. Việc đánh bại và chiếm giữ Chính phủ lâm thời (Provisional Government) diễn ra khá dễ dàng, gây ngạc nhiên đối với đảng Bolsheviks. Khoảng một giờ chiều ngày 25/10/1917, Trotsky thông báo chính thức cho những người công nhân Soviet, sự sụp đổ của Chính phủ lâm thời và sự chiếm đóng các địa điểm chiến lược trong thành phố Petrograd. Các công nhân Soviet đã phần nào bị chinh phục bởi sự lãnh đạo của đảng Bolsheviks.

Ngày 24/10, các đơn vị của Hồng Quân đã chiếm quyền kiểm soát thành phố. Các tòa nhà chính, nhà máy điện, ngân hàng Quốc gia, trạm đường sắt và xe điện, đều nằm trong tay của đảng Bolsheviks. Vào đêm ngày 25/26 tháng 10, người của đảng Bolsheviks đã tấn công Cung điện Mùa đông và bắt giữ Chính phủ lâm thời. Lenin tuyên bố thành lập một chính phủ mới của Nga và toàn bộ quyền hành của đất nước về tay của những người Soviet.

Ngay trong đêm 26/10/1917 (theo lịch Gegorian ngày nay là 7/11/1917), Đại hội Soviet khai mạc và tuyên bố thành lập chính quyền Soviet, với Lenin làm Chủ Tịch của Hội Đồng Ủy viên Nhân dân (Council of People’s Commissars) ; Trotsky làm Ủy viên Ngoại vụ ; và Stalin làm Ủy viên các Sắc tộc (Commisionar of Nationalities).

Sau Cách mạng tháng Mười : Độc tài Stalin, ám sát và chủ nghĩa cộng sản

Sau Cách mạng tháng 10 năm 1917, Liên bang Soviet rơi vào tình trạng nội chiến và cái tên Đảng Cộng Sản Nga cũng chính thức xuất hiện. Năm 1922, Ủy ban Trung Ương bầu Stalin làm Tổng bí thư, một chức vụ không có thực quyền vào lúc đó. Tuy nhiên, Stalin đã rất ma mãnh, âm thầm thâu tóm quyền lực và sẵn sàng giết hại dã man những kẻ chống đối. Cuối cùng, Stalin cũng đã chiếm được quyền hành tuyệt đối và chỉ đứng sau Lenin.

Tháng 5/1922, do tình trạng sức khỏe của Lenin ngày càng suy yếu, chính quyền Soviet được lãnh đạo bởi Grigori Zinoviev, Lev Kamenev và Joseph Stalin. Lúc này, Lenin thấy rõ được sự nguy hiểm trong tham vọng quyền lực không có điểm dừng của Stalin. Vì thế, cuối tháng 12/1922, Lenin đã viết một Thư gửi đến Quốc hội (Letter to the Congress) cảnh cáo về sự nguy hiểm của Stalin :

"Đồng chí Stalin, đã trở thành Tổng Bí thư Đảng, có quá nhiều quyền lực đang tập trung trong tay, và tôi không chắc liệu đồng chí Stalin sẽ luôn có đủ khả năng sử dụng quyền lực đó với đầy đủ thận trọng.

Stalin quá tàn nhẫn và cái khuyết điểm trở nên không thể nào chấp nhận được đối với một Tổng Bí thư Đảng. Đây là lý do tại sao tôi lại đề nghị các đồng chí tìm cách để loại bỏ Stalin ra khỏi chức vụ đó và chỉ định một người khác thay thế".

Tuy nhiên, sau cái chết của Lenin, Kamenev và Zinoviev đã giấu nhẹm lá thư đó vì họ đang cần Stalin thanh trừng Trotsky. Kể từ đó, Stalin, Kamenev và Zinoviev hợp sức mở một mặt trận tuyên truyền để gạt bỏ Trotsky. Tháng 1/1925, Trotsky bị buộc phải từ chức Bộ trưởng Chiến tranh và sau đó phải trốn chạy sang Mexico xin tị nạn, hy vọng thoát khỏi sự truy sát của Stalin. Stalin đã không nể "tình đồng chí" bỏ qua, mà  còn sai sát thủ sang Mexico giết Trotsky. Ngày 20/8/1940, trong lúc Trotsky đang ngồi ở bàn làm việc trong một văn phòng ở Coyoacan, Mexico, thì Ramon Mercader, một điệp viên Liên Xô, giả dạng là bạn của Trotsky, bất thình lình bổ rất mạnh vào đầu của Trotsky bằng một cái búa sắt. Trotsky qua đời vì thương tích một ngày sau đó.

cachmang3

Chiếc búa sắt, tang vật đã bổ vào đầu của Trotsky

Không chỉ dã man thủ tiêu Trotsky, Stalin còn được cho là thủ phạm đứng sau cái chết của Lenin. Theo một nghiên cứu của trung tâm Y Khoa thuộc trường Đại học Maryland, hai chuyên gia gồm tiến sĩ Harry Vinters, giáo sư khoa thần kinh tại Đại học California và một chuyên gia lịch sử Nga ở thành phố St. Petersburg, thì thuốc độc mới chính là nguyên nhân gây ra cái chết của Lenin. Và người bị tình nghi lớn nhất với nhiều bằng chứng cáo buộc chính là Joseph Stalin. Tác giả Rupert Colley, trong The Russian Revolution : History in An Hour, ghi nhận rằng, đầu độc là một trong những phương pháp ưa thích của Stalin, dùng để đối phó và thủ tiêu các đối thủ.

Bộ ba Lenin, Trotsky và Stalin đã từng là những đồng chí cộng sản thân thiết, cùng theo đuổi quyết tâm làm cách mạng giải phóng nước Nga. Thế nhưng, mục đích và toan tính thực sự đằng sau cuộc cách mạng chỉ là quyền lực. Sau Cách Mạng tháng Mười, là nội chiến kéo dài, chế độđộc tài tàn ác Stalin, và thứ chủ nghĩa quái thai cộng sản bị áp đặt khắp Đông Âu.

Một trong những nhà báo được yêu thích nhất của Anh quốc, Alistair Cooke, đã viết về Statlin trong một lá thư với tựa đề, "Bạo chúa điên loạn và độc ác nhất" như sau :

"Stalin thức dậy vào đầu giờ tối, ngồi xuống, nhấp ly Vodka và bắt đầu cái mà tôi gọi là chữ ký hoàng hôn, tức là lệnh hành quyết : hôm nay một anh rê ; ngày mai đốt sáu ngôi làng ; ngày hôm sau nữa, nhờ vào chỉ điểm của một đại sứ rằng hai sĩ quan Nga có âm mưu phản loạn, Stalin ra lệnh bắn luôn hai ngàn sĩ quan cấp tá trở lên vào lúc rạng sáng.

Không lâu sau khi Thế chiến Hai bắt đầu, các văn phòng nước ngoài bắt đầu tính toán xem Stalin đã giết bao nhiêu người. Không kể số thương vong vì trận mạc. Người Anh đoán chừng bảy, tám triệu. Những người theo quan điểm tự do tiến bộ ở cả Anh và Mỹ miễn cưỡng, không muốn tin rằng ông ta đã hành quyết người vô tội, mà chỉ là những phần tử chống đảng nguy hiểm thực sự. Bộ Ngoại giao Mỹ, quá lo ngại về chủ nghĩa cộng sản, đoán là có 20 triệu người. Cho mãi đến khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ năm 1991, người Nga mở kho tài liệu. Con số đúng của Kremlin là 27 triệu".

Sau Cách mạng tháng Mười rõ ràng không là tự do, hạnh phúc và bình đẳng như những người cộng sản Soviet tuyên truyền bịp bợm. Thay vào đó là một chế độ độc tài toàn trị tàn ác hơn thời Nga Hoàng với những dãy núi xác người chất cao : chết vì đói khát, chết vì khao khát tự do, và chết vì bị ám sát.

Chủ nghĩa cộng sản chính thức được khai sinh và phát triển từ sau chiến thắng Cách Mạng tháng Mười, nhờ công lớn của Lenin và Trotsky. Và cũng chính chủ nghĩa cộng sản đã đẻ ra tên bạo chúa khát máu Stalin và những tên độc tài cộng sản khát máu khác. Chúng không chỉ là bậc thầy về tuyên truyền dối trá, nhưng còn là những tên độc tài khát máu. Hai mươi bảy triệu người đã bị sát hại bởi Stalin. Nạn nhân của Cách mạng tháng Mười Nga và chủ nghĩa cộng sản cũng chính là người tạo dựng ra nó : Lenin và Trotsky, đều bị sát hại bởi Stalin. Quả báo !

Cách mạng tháng Tám, năm 1945

Nguyên nhân chính dẫn đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, đánh dấu sự nắm quyền lần đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam, vẫn luôn là đề tài thu hút nhiều tranh luận và bàn cãi.

Sẽ là thiếu sót nếu bỏ qua vai trò lãnh đạo của Nguyễn Sinh Cung – Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trong Cách mạng tháng Tám năm 1945. Nguyễn Sinh Cung đến Paris và đổi tên thành Nguyễn Ái Quốc năm 1917. Trong khoảng thời gian này, Nguyễn Ái Quốc chăm chỉ nghiên cứu khoa học chính trị, bị cuốn hút bởi học thuyết cộng sản, đặc biệt say mê Tư Bản Luận (Das Kapital) của Karl Marx : "Chẳng bao lâu nó đã là cuốn sách gối đầu giường, người bạn ban đêm của ông Hồ. Ông ta hoàn toàn gắn bó với chủ nghĩa cộng sản. Ta có thể nói điều này một cách chắc chắn" (2).

Nguyễn Ái Quốc cũng bị cuốn hút mạnh mẽ bởi thành công của Cách mạng tháng Mười Nga 1917 và chủ trương sử dụng bạo lực của Lenin. Vì thế, Hồ quyết tâm dùng tư tưởng Marx-Lenin để làm một cuộc cách mạng bạo lực ở Việt Nam. Chính Ban tuyên giáo đảng cộng sản Việt Nam cũng ngụ ý thừa nhận rằng Hồ Chí Minh không có tư tưởng nào, ngoài tư tưởng Marx-Lenin : "Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công mau lẹ do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân quan trọng, có ý nghĩa quyết định là sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt, khéo léo của Đảng ; là sự vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin trong điều kiện cụ thể của nước ta một cách đúng đắn, độc lập, tự chủ và sáng tạo" (3).

Trong lúc vận dụng đường lối và tư tưởng của Marx-Lenin, Nguyễn Ái Quốc đã hoạt động ở nhiều nơi từ 1924 đến 1940, để xây dựng lực lượng và chuẩn bị cho sự ra đời của Việt Nam Độc Lập Đồng Minh (Việt Minh), tên gọi che đậy của đảng cộng sản Việt Nam. Đầu năm 1941, Nguyễn Ái Quốc trở về Việt Nam và chính thức tổ chức lực lượng vũ trang giải phóng cách mạng.

Cách mạng tháng Tám diễn ra trong bối cảnh Chiến tranh Thế giới thứ hai (World War II) đang bước vào giai đoạn kết thúc và miền Bắc vừa trải qua nạn đói khủng khiếp. Hồng Vệ binh của Soviet giành thắng lợi trước Đức quốc xã vào đầu tháng 5/1945. Sau đó, vào ngày 14/8/1945, quân phiệt Nhật đầu hàng vô điều kiện Đồng minh, kết thúc Thế chiến hai. Thất bại của Nhật khiến Chính phủ của Thủ tướng Trần Trọng Kim được Nhật bảo hộ suy yếu. Chính điều này đã tạo ra một "khoảng trống quyền lực" và Việt Minh đã biết tận dụng đúng lúc để lấp khoảng trống này.

William J. Duiker, trong cuốn Vietnam : Nation in Evolution (1983), ghi nhận rằng Cách mạng tháng Tám thực ra chỉ là cuộc chuyển giao quyền lực nhanh chóng và hầu như không phải đổ nhiều xương máu. Thêm nữa, Thủ tướng Trần Trọng Kim cũng đã từ chối sự trợ giúp của quân đội Nhật trong việc dẹp bỏ Việt Minh vào lúc đó :

"Lúc bấy giờ người Nhật có đến bảo tôi : "Quân đội Nhật còn trách nhiệm giữ trật tự cho đến khi quân Ðồng Minh đến thay. Nếu chính phủ Việt Nam công nhiên có lời mời quân Nhật giúp, quân Nhật còn có thể giữ trật tự". Tôi nghĩ quân Nhật đã đầu hàng, quân Ðồng Minh sắp đến, mình nhờ quân Nhật đánh người mình còn nghĩa lý gì nữa, và lại mang tiếng "cõng rắn cắn gà nhà". Tôi từ chối không nhận".

Một tuyên truyền khác của Đảng cộng sản cho rằng thành công Cách mạng tháng Tám là nhờ xây dựng được một lực lượng quần chúng mạnh. Tuy nhiên, sử gia Stein Tonnession, trong cuốn The Vietnamese Revolution of 1945 : Roosevelt, Ho Chi Minh and de Gaulle in a World at War (1991) nhận định rằng vai trò lãnh đạo của Việt Minh và lực lượng quân giải phóng chỉ đóng một vai trò khiêm tốn trong cuộc Cách mạng tháng Tám. Trần Trọng Kim cũng đã khẳng định : "Về đường binh lực, lúc ấy Việt Minh không có gì thật. Nhưng cái phương lược của họ đánh bằng tuyên truyền, bằng lối quỉ quyệt lừa dối để lôi kéo dân chúng đi theo, chứ không đánh bằng binh khí".

Nhìn chung, nhiều học giả nghiên cứu nước ngoài kết luận rằng đảng cộng sản có thể dễ dàng lên nắm quyền là vì thời cơ của "khoảng trống quyền lực". William J. Duiker, trong cuốn The Communist Road to Power in Vietnam (1996), cho rằng yếu tố thời cơ là điều kện cần có cho bất kì cuộc cách mạng nào. Thời cơ càng chín muồi, thì cách mạng càng dễ dàng đi đến thắng lợi và Cách mạng tháng Tám cũng không là ngoại lệ.

Một biến cố đau thương cũng được cho là thời cơ giúp Việt Minh, chính là nạn đói năm Ất Dậu, khiến từ 500 ngàn đến một triệu người phải chết, theo thống kê của Stein Tonnesson (khác với thống kê của nhà nước cộng sản là 2 triệu người chết đói). Thảm họa Ất Dậu đã khiến người dân vô cùng chán nản, thất vọng với chính sách đô hộ của Nhật và sự bất lực của chính phủ Trần Trọng Kim. Lợi dụng sự tuyệt vọng này cũng như khát vọng độc lập và tự do của quần chúng, Việt Minh đã tranh thủ tổ chức tuyên truyền với đường lối rõ ràng và quyết tâm cao.

Một nguyên nhân khá quan trọng giúp Việt Minh dễ dàng giành quyền cai trị chính là sự thiếu vắng của những tổ chức chính trị đối lập có đường lối, tư tưởng rõ ràng, tổ chức chặt chẽ, và quyết tâm cao. Wiliam J. Duiker cho rằng các lực lượng dân tộc chủ nghĩa không cộng sản lúc đó không thể làm được những điều mà Việt Minh đã làm vì chia rẽ, tổ chức kém, thiếu đường lối và phương pháp rõ ràng.

Một yếu tố đáng chú ý khác nằm ở qui mô tổ chức và tuyên truyền không mệt mỏi của đảng cộng sản. Hồ Chí Minh quyết tâm làm cách mạng giải phóng theo tư tưởng Marx-Lenin, trong khi Lenin lại là bậc thầy về tổ chức và tuyên truyền. Do đó, Hồ lãnh đạo Việt Minh miệt mài xây dựng tổ chức và tập trung vào công tác tuyên truyền để lôi kéo nhiều thành phần khác nhau, từ nông dân đến trí thức, tham gia vào Việt Minh. Trần Trọng Kim đánh giá trung thực cách thức tuyên truyền và khả năng tổ chức của Việt Minh :

"Nhưng cái phương lược của họ đánh bằng tuyên truyền, bằng lối quỉ quyệt lừa dối để lôi kéo dân chúng đi theo, chứ không đánh bằng binh khí... Những lối họ dùng là nói dối, đánh lừa cướp bóc, giết hại tàn phá, không kiêng dè gì cả, miễn làm cho người ta mắc lừa hay sợ mà theo mình là được.

Đảng Việt Minh cộng sản có tổ chức rất chu mật và theo đúng phương pháp khoa học. Họ lợi dụng lòng ái quốc của dân chúng mà tuyên truyền Việt Minh không phải là đảng cộng sản, chỉ là một mặt trận gồm tất cả các đảng phải lấy lại độc lập cho nước nhà, vậy nên từ Bắc chí Nam, đâu cũng có người theo. Cách hành động của họ thì bất cứ công sở hay tư sở hễ đâu có một tổ chức làm việc là có người của họ chen lấn vào, hoặc để tuyên truyền, hoặc để hoạt động theo chủ nghĩa của họ".

Sau Cách mạng Tháng tám : độc tài cộng sản và những ám sát dã man

Vào ngày 2/9/1945, Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên Ngôn Độc Lập, khai sinh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, trá hình của một nhà nước độc tài cộng sản, chính thức mở ra thời kì tang tóc, đau thương của nội chiến kéo dài và của xác người chồng chất.

Vào ngày 6/3/1946, Việt Minh kí bản Hiệp định Sơ bộ với Pháp, đồng ý thành lập một chính phủ liên hiệp với sự tham gia của phe cộng sản, phe quốc gia vàphe trung lập. Theo nhận định của các sử gia, thì nền độc lập và tự do mà Hồ Chí Minh tuyên bố từ Hiệp định Sơ bộ không có thực chất và ý nghĩa. Mục đích cao nhất của bản hiệp ước chính là lợi dụng Pháp, để bảo vệ lợi ích và quyền cai trị của Việt Minh. Nhận định sâu sắc của Trần Trọng Kim về bản hiệp ước 1946 :

"Xem những bản Hiệp ước, thì chẳng thấy đâu là thống nhất và đâu là hoàn toàn độc lập như Việt Minh đã tuyên truyền rầm rĩ từ lúc đầu. Việt Minh tự biết chưa có đủ thế lực chống với Pháp, và quân Tàu đến đóng từ vĩ tuyến 16 trở ra, ở trong lại có Quốc dân đảng nhờ quân Tàu binh vực, hoạt động rất mạnh. Họ nghĩ hãy ký với nước Pháp để tạm yên, rồi chờ quân Tàu rút xong, sẽ trừ hết Quốc dân đảng, thống nhất hết thảy các lực lượng, lúc ấy sẽ xoay sang với quân Pháp. Vả lại lúc ấy Việt Minh còn có cái hy vọng là đảng cộng sản Pháp sẽ thắng lợi trong cuộc tuyển cử bên Pháp. Hễ bên Pháp mà đảng cộng sản lên cầm quyền, thì công việc bên Việt Nam sẽ giải quyết dễ dàng mau chóng hơn".

Để duy trì quyền lực chính trị tại Việt Nam, Hồ lãnh đạo Việt Minh liên tiếp thanh trừng và sát hại các đảng đối lập, bắt chước sự tàn ác, dã man của tên bạo chúa Stalin :

"Quân Việt Minh chỉ có rình cơ hội là đánh quân Quốc dân đảng, hay bao vây để tiêu diệt lực lượng của đối phương, thành ra hai bên cứ kình địch nhau mãi. Người không biết phương sách của đảng cộng sản thì lấy thế làm lạ, nhưng ai đã hiểu bí quyết của họ là phải đi đến chỗ độc tài, chỉ có những người phục tùng theo mệnh lệnh của mình, chứ không thể có những người đứng ngang với mình mà hợp tác với mình được… Việt Minh bắt những người Việt Nam quốc dân đảng hay những người bị tình nghi vào tra tấn cực hình, có khi họ dùng những cách tàn nhẫn ghê gớm hơn thời Pháp và Nhật cai trị".

(Một cơn gió bụi, Trần Trọng Kim)

Không chỉ tàn sát phe đối lập, Hồ còn là tác giả ra lệnh thủ tiêu những người cộng sản đã cùng chiến đấu một thời với Việt Minh, để độc quyền lãnh đạo. Hồ tôn thờ Stalin hòng kiếm sự ủng hộ, bởi Stalin đang nắm mọi quyền hành ở Liên Xô và đứng đầu cộng sản quốc tế. Stalin ám sát Trotsky là người đứng đầu phong trào cộng sản Đệ Tứ. Bắt chước Stalin thóa mạ Trotsky, Hồ gọi những người cộng sản miền Nam là bọn phản cách mạng "Tờ Rốt Kít" (Trotsky) hay bọn Đệ Tứ.

Năm 1939, Hồ viết ba lá thư như một mệnh lệnh ngầm để ám sát, thủ tiêu những người cộng sản Đệ Tứ ở miền Nam : "Đối với bọn Tờ Rốt Kít, không thể có thỏa hiệp nào, một nhượng bộ nào. Phải dùng mọi cách để lột mặt nạ chúng làm tay sai cho chủ nghĩa phát xít, phải tiêu diệt chúng về mặt chính trị" (4).

Ngay sau đó, tất cả những người lãnh đạo trụ cột của phong trào cộng sản Đệ Tứ, bao gồm Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Trần Văn Thạch, Phan Văn Chánh… đều bị Việt Minh thủ tiêu bằng xử bắn, chặt đầu hết sức dã man.

Khi Hồ ở Paris vào cuối năm 1945, một người cộng sản Pháp thuộc phong trào Đệ Tứ hỏi Hồ tại sao những người cộng sản Đệ Tứ ở Việt Nam bị sát hại. Hồ đổ hết trách nhiệm ám sát lên các quan chức lãnh đạo cộng sản tại miền Nam. Nhưng khi được nhà báo người Pháp, Daniel Guerin, hỏi về Tạ Thu Thâu, thì Hồ nói : "Tất cả những ai không tuân thủ theo đường lối mà tôi đặt ra thì sẽ bị tiêu diệt" (4).

Trong cuốn Vietnam 1945 : The Quest for Power (1997), David Marr ước tính rằng nhiều ngàn người được cho là "kẻ thù của Cách mạng" đã bị giết chết hoặc bị chết trong lúc bị bắt giam vào cuối tháng 8 và đầu tháng 9 năm 1945. Chuyên gia về Việt Nam thuộc Đại học George Washington, Shawn McHale, cho biết rằng ít nhất mười ngàn người đã bị Việt Minh hành hình hoặc ám sát trong giai đoạn cuối 1945 (5).

Như thế, sau Cách mạng tháng Tám, Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn đen tối của lịch sử, bắt đầu bị nhấn chìm trong chủ nghĩa cộng sản tàn bạo và khát máu. Đáng lý ra, Hồ và những người lãnh đạo cộng sản nên nhân cơ hội Nhật rút, Pháp nhượng bộ, tổ chức kết hợp với những người yêu nước khác, xây dựng Việt Nam độc lập, tự do và hạnh phúc như họ đã luôn tuyên truyền. Thế nhưng, trong sâu thẳm trái tim của Hồ và phe cánh, tình yêu dân tộc đã bị bóp nát bởi chủ nghĩa cộng sản và sự đam mê quyền lực.

Để củng cố quyền lực và áp đặt ách cai trị, Đảng cộng sản đã thẳng tay thủ tiêu, ám sát, bỏ tù bất kể ai có thể gây ra nguy hiểm đối với sự độc tôn lãnh đạo của đảng cộng sản, bao gồm những người cộng sản dám khác đường lối với Hồ.

Thay lời kết

Rõ ràng, không có gì độc ác và dã man hơn tình đồng chí của những người cộng sản. Chúng sẵn sàng bỏ độc không màu, không mùi, không vị, thậm chí còn bổ búa vào đầu những người mà chúng gọi là đồng chí để thủ tiêu. Thứ chủ nghĩa khát máu và tàn ác đến cực độ, mà không bút mực nào có thể mô tả đầy đủ được sự man rợ đó, vẫn được nhà nước Việt Nam, Trung Quốc, Bắc Hàn, Cuba sống chết bảo vệ nó.

Người cộng sản đã dùng mọi thủ đoạn mị dân, bạo ngược và gian dối để dụ dỗ và lừa gạt tình cảm của nhân dân bởi chúng hiểu rằng phải có được sự ủng hộ của quần chúng, mới có thể đưa cách mạng đến thắng lợi. Khi đã nắm quyền lực trong tay, chúng lộ nguyên hình của những kẻ độc tài khát máu, tham lam và tàn ác. Theo đúng ý nghĩa, cách mạng là phải xóa bỏ những bất công và lụn bại của chế độ cũ, để xây dựng một chính phủ mới tốt đẹp, tự do và hạnh phúc cho nhân dân. Thế nhưng, những giá trị tốt đẹp đó không phải là mục tiêu của những người cộng sản.

Cách mạng tháng Mười ở Nga và Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam đã mở ra thời kì đen tối của chủ nghĩa cộng sản quái thai, với khóc than, chết chóc, và sợ hãi. Đã có quá nhiều người bị giết chết chỉ vì tỏ thái độ không ưa thích chủ nghĩa cộng sản. Chúng nói phải làm cách mạng để giải phóng dân tộc và đất nước khỏi đói nghèo và đau khổ. Nhưng, động cơ hấp dẫn thực sự của cách mạng đối với chúng là quyền lực và danh lợi mà chỉ có chủ nghĩa độc tài cộng sản mới đem lại.

"Cứ như ý tôi, thì giải phóng phải theo đúng cái lẽ công bằng, làm cho người ta được ung dung thư thái, được hành động trong một cái khuôn khổ rộng rãi, ai nấy biết trọng quyền lợi của mọi người theo pháp luật đã định, không bị đàn áp và lừa dối, không bị bắt bớ và giết hại một cách ám muội, oan ức.

Ðàng này tôi thấy chế độ các nước cộng sản giống nhau như in cái chế độ chuyên chế thuở xưa. Người nào nói xấu hay công kích những người cầm quyền của đảng là phải tội bị đày, bị giết. Ai không sốt sắng theo mình thì bị tình nghi, phải chịu mọi điều phiền khổ. Nhân dân trong nước vẫn bị đàn áp lầm than khổ sở, riêng có một số ít người có địa vị to lớn là được sung sướng. Như thế thì giải phóng ở đâủ Giải phóng gì mà cả chính thể một nước phải nương cậy ở những đội trinh thám để đi rình mò và tố cáo hết thảy mọi người. Hễ ai vô ý nói lỡ một câu là bị tình nghi có khi bị bắt, bị đày v.v. thành ra nhân dân trong xã hội ấy lúc nào cũng nơm nớp lo sợ, không biết ai là bạn là thù, mất hẳn sinh thú ở đời, thật trái với lời nói thiên đường ở cõi trần".

(Một cơn gió bụi, Trần Trọng Kim)

(23/08/2017)

Mai V. Pham

Thành viên Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

"Đa Nguyên – Bất Bạo Động – Hòa Giải & Hòa Hợp Dân Tộc"

Nguồn :

(1) http://www.ucumberlands.edu/downloads/academics/history/vol4/SharlaBurchfield92.html#SharlaBurchfield92_10

(2) Ho Chi Minh and His Vietnam : A Personal Memoir, Jean Sainteny, 1972.

(3) http://ntu.edu.vn/en-us/tintuc.aspx ?macd=662&matin=6354&lang=0

(4) http://www.workersliberty.org/story/2005/09/12/forgotten-massacre-vietnamese-trotskyists

(5) http://www.bbc.com/vietnamese/culturesport/story/2006/03/printable/060301_postcolonial_culture.shtml

Tham khảo :

http://www.cssforum.com.pk/css-optional-subjects/group-i/political-science/48798-western-political-thought-aristotle.html

http://www.bbc.co.uk/bitesize/higher/history/russia/october/revision/4/

http://www.iep.utm.edu/pol-rev/

http://tuoitre.vn/tin/theo-guong-bac/20070518/tieu-su-chu-tich-ho-chi-minh/201522.html

https://www.marxists.org/archive/lenin/quotes.htm

http://www.bbc.co.uk/programmes/articles/4dn4Zk3dr70JVNYpHlY59Cc/the-maddest-and-most-criminal-of-tyrants-20-june-2003

http://www.nytimes.com/2012/05/08/health/research/lenins-death-remains-a-mystery-for-doctors.html?mcubz=3

http://www.historyinanhour.com/2013/01/21/the-death-of-vladimir-lenin/

https://vietbao.com/a264702/tan-sat-cao-dai-hoa-hao-giet-ta-thu-thau

Published in Quan điểm

Hàng năm, cứ đến ngày 19 tháng 8, Đảng Cộng sản Việt Nam lại tổ chức mừng "Cách Mạng tháng 8". Ngày đó được báo chí nhà nước mô tả như sau :

"Ngày 15/8/1945, Xứ ủy Bắc Kỳ trực tiếp chỉ thị cho Hà Nội khởi nghĩa và thành lập Ủy ban khởi nghĩa. Hà Nội tràn ngập không khí Cách mạng. Sáng 19/8/1945, hơn 10 vạn đồng bào Hà Nội đã xuống đường tuần hành thị uy. Cuộc mít tinh lớn ở quảng trường Nhà hát Lớn đã chuyển thành khởi nghĩa giành chính quyền.

"Lực lượng quần chúng nhanh chóng chiếm Phủ Khâm sai, Tòa thị chính thành phố, Trại bảo an và các công sở quan trọng khác. Cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi nhanh chóng. Cuộc khởi nghĩa nổ ra và giành thắng lợi ở Hà Nội đã góp phần làm tan rã nhanh chóng toàn bộ hệ thống bộ máy chính quyền tay sai của Nhật trong cả nước. Đến ngày 28/8/1945, chính quyền trong cả nước đã thuộc về nhân dân".

Sự thật không đúng như vậy !

Một bí ẩn cần được nhắc lại

Có một điều quan trọng mà Đảng Cộng sản Việt Nam không bao giờ nhắc đến, đó là lúc đó Mỹ đang huấn luyện Việt Minh thành một công cụ để chống Nhật, nhưng chưa chiến đấu gì cả. Nhân khi Nhật vừa đầu hàng Đồng Minh, Việt Minh đã thừa cơ hội dùng lực lượng này để cướp chính quyền ngày 19/8/1945.

Trong cuốn "Những bí ẩn lịch sử trong cuộc chiến Việt Nam", xuất bản năm 1999 (Quyển I, tái bản hai lần và đã hết), chúng tôi đã ghi lại khá đầy đủ các diễn biến lịch sử kể từ khi Nhật đổ quân vào Đông Dương cho đến khi Nhật đầu hàng Đồng Minh và Việt Minh cướp chính quyền... căn cứ vào các tài liệu đã được tiết lộ và sự tường thuật của các nhân chứng lịch sử.

hcm1

Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp và toán "Deer Team" của Mỹ

Cuốn "Why Vietnam ? Prelude to America’s Albatross" của Archimedes L.A. Patti (1913–1998) đã cung cấp cho chúng ta những tài liệu phong phú. Ông là một Trung tá trong Quân đội Hoa Kỳ, đã chỉ huy các cuộc hành quân của tổ chức Office of Strategic Services (OSS), tiền thân của CIA, chống Nhật ở Côn Minh (thủ phủ của tỉnh Vân Nam) và Bắc Việt trong hai năm 1944 và 1945, nên nắm rất vững các sự kiện xảy ra ở miền Bắc Việt Nam trong thời gian đó. Tài liệu của ông rất hữu ích.

Trong bài này, chúng tôi xin tóm lược lại chuyện ngày xưa Mỹ đã cố gắng biến Việt Minh thành môt công cụ chống Nhật như thế nào và nhờ đó Việt Minh có lực lượng để cướp chính quyền năm 1945, để giúp rút ra những bài học lịch sử khắc nghiệt.

Mỹ quyết định dùng Việt Minh

Mặc dầu đã có một tổ chức chung là Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội (gọi tắt là Việt Cách), các đảng phái Việt Nam không ngồi lại với nhau được vì tranh chấp về quyền hành và vì không tổ chức nào muốn chịu sự điều khiển của những người thuộc tổ chức khác, nên không đáp ứng được yêu cầu của Mỹ và chính phủ Trung Hoa Dân Quốc. Do đó, Đại tá Austin Glass của Mỹ, chuyên gia OSS, và chính phủ Trung Hoa quyết định dùng Hồ Chí Minh và ra lệnh thả Hồ Chí Minh đang bị giam ra.

Sau khi được phóng thích, Hồ Chí Minh đến ở ngay trong hội quán của Việt Cách tại Liễu Châu, Quảng Tây. Ông kiếm một cái ghế bố đặt trong một góc để nằm. Ông khai vô đảng phái. Có ai đến hỏi chuyện, ông tránh né rất khôn khéo. Ông hòa nhã đối với mọi người và âm thầm ngồi chờ thời cơ. Nay thời cơ đã đến.

Năm 1944, do sự thúc đẩy của Mỹ, chính phủ Trung Hoa đã yêu cầu Việt Cách tổ chức một hội nghị tại Liễu Châu, Quảng Tây, vào ngày 19/3/1944 để thành lập một tổ chức đưa trở về Việt Nam hoạt động chống Nhật. Các yếu nhân trong tổ chức Việt Cách đều không muốn xung phong trở về. Do sự sắp xếp trước của tướng Trương Phát Khuê, Tư lệnh Đệ Tứ Quân Khu, Hồ Chí Minh liền giơ tay xung phong. Ông được cấp giấy giới thiệu của tướng Trương Phát Khuê và của Việt Cách, một giấy thông hành dài hạn, một bản đồ quân sự, một số tiền bạc và 20 cán bộ do ông lựa chọn.

Ông Hồ Chí Minh đã chọn 18 cán bộ sau đây : Dương Văn Lộc, Vi Văn Tôn, Hoàng Kim Liên, Phạm Văn Minh, Hoàng Văn Trao, Nông Văn Mưu, Hoàng Sĩ Vinh, Trương Hữu Chí, Hoàng Gia Tiên, Lê Nguyên, Nông Kim Thành, Hoàng Nhân, Hoàng Thanh Thủy, Hà Hiến Minh, Dương Văn Lễ, Đổ Trọng Viên, Lê Văn Tiến và Đỗ Thị Lạc. Đa số thuộc Việt Nam Phục Quốc Đồng Minh Hội và đảng viên Đảng cộng sản Đông Dương. Đỗ Thị Lạc về sau có một đứa con với Hồ Chí Minh và đã bị thủ tiêu.

Trước khi lên đường, Hồ Chí Minh xin thêm 1.000 khẩu súng, 6 súng cộng đồng, 4.000 trái lựu đạn, 50.000 quốc tệ, 25.900 tiền Đông Dương và 15.000 viên thuốc quinine. Nhưng ông chỉ được cấp một súng lục tùy thân, thuốc quinine và 76.000 quốc tệ với lời hứa khi các đơn vị chiến đấu được thành lập, Mỹ sẽ huấn luyện và cung cấp vũ khí.

Hồ Chí Minh đã làm lễ tuyên thệ trước cờ của Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội, hứa trung thành với Hội và giúp hai chính phủ Trung Hoa và Hoa Kỳ thiết lập hệ thống tình báo tại Việt Nam.

Tháng 7 năm 1944, Hồ Chí Minh đem nhóm cán bộ được tuyển chọn về Việt Nam. Khi đến Bắc Giang, có hai cán bộ bị giết vì không chịu theo Đảng cộng sản. Hồ Chí Minh chia ra hai đoàn, một đoàn do Đặng Văn Ý cầm đầu và một đoàn do chính Hồ Chí Minh lãnh đạo. Đặng Văn Ý là một cựu trung úy của quận đội Pháp, khi về đến Lạng Sơn đã chiêu mộ được một số quân và tổ chức thành những đơn vị chiến đấu rồi mở cuộc tấn công vào đồn Ban Lạc, Hà Giang. Hồ Chí Minh với sự phụ tá của Vũ Nam Long (sau gọi là tướng Nam Long) đã tiến về Cao Bằng, mở cuộc tấn công đồn Đồng Mu, Sóc Giang, rồi quay về Pắc Bó lập căn cứ địa. Ông ra lệnh cho Tỉnh ủy Cao Bằng và Lạng Sơn hoãn lại cuộc khởi nghĩa tại hai tỉnh này như đã dự tính, vì tình hình chưa thuận tiện. Đầu tháng 12, Hồ Chí Minh cho thành lập Đội Việt Nam Tuyên Truyền Giải Phóng Quân. Đội này đã ra mắt ngày 22/12/1944. Bộ chỉ huy đóng tại Pắc Bó, Cao Bằng. Sau đó, ông đi Côn Minh dự Hội nghị đồng minh chống phát xít.

Mặc dầu Pháp đã ban hành Sắc luật ngày 26/9/1939 nghiêm cấm mọi tổ chức của Đảng cộng sản hoạt động trên lãnh thổ Đông Dương, nhưng sau khi Nhật đã tràn vào Đông Dương năm 1940, Pháp đã thay đổi thái độ, chấp nhận để cho Đảng cộng sản hoạt động chống Nhật.

Được Mỹ huấn luyện và trang bị

Trong hai năm 1944 và 1945, các sĩ quan tình báo của Hoa Kỳ trong cơ quan tình báo chiến lược của Hoa Kỳ là Office of Strategic Services (OSS) đã hợp tác với Hồ Chí Minh để chống Nhật. Lúc đó các viên chức OSS nhận xét Hồ Chí Minh là một người "thông minh và có khả năng" (brilliant and capable man), một người ôn hòa và thân Tây Phương.

Đại úy Archimedes L.A. Patti, Trưởng phòng hành quân của OSS đặt tại Côn Minh, nói rằng lúc đầu ông có ý sử dụng tất cả các đảng phái chính trị của Việt Nam càng nhiều càng tốt, nhưng về sau ông thấy hai đảng Đại Việt và Việt Nam Quốc Dân Đảng không đáng tin cậy. Đại Việt là đảng thân Nhật và hoạt động cho tình báo Nhật, còn Việt Nam Quốc Dân Đảng tổ chức theo kiểu Trung Hoa Quốc Dân Đảng. Ông có sử dụng một vài người của Việt Nam Quốc Dân Đảng, nhưng thấy rằng những người này vừa cung cấp tin tức cho Hoa Kỳ, vừa cung cấp cho Trung Hoa và Pháp. Cuối cùng, ông nhận thấy Việt Minh là nhóm duy nhất có thực lực có thể giúp Đồng Minh đánh Nhật.

Ngày 16/7/1945, một toán biệt kích (commando) Mỹ - Pháp gồm 6 người do Thiếu tá Allison K. Thomas cầm đầu, được gọi là "Deer Team" (Toán Con Hươu), đã đến Việt Nam để thức hiện một sứ mạng được gọi là "Deer Mission" (Công tác Con Hươu). Toán nhảy dù xuống Kim Lung, Tuyên Quang, để huấn luyện cho quân đội của Hồ Chí Minh chống lại Nhật. Trong toán này người ta thấy có 3 người Mỹ là Thiếu tá Allison Thomas, Trung úy William Zeilski, Trung sĩ Logos, một người Pháp là Trung úy Montfort và một người Việt Nam. Hồ Chí Minh đã phái người đến đón họ và đưa về một căn cứ địa ở Cao Bằng. Trước cửa căn cứ có treo một cái biểu ngữ : "Hoan hô những người bạn Mỹ". Tuy nhiên, sau đó Hồ Chí Minh yêu cầu Thiếu tá Thomas cho viên sĩ quan Pháp trở lại Trung Quốc vì ông ta không muốn hợp tác với người Pháp. Ông nói rằng ông thích một số người Pháp, nhưng ghét những gì người Pháp đã làm trên đất nước ông và dân nước ông không chấp nhận sự hổ trợ của người Pháp. Nhưng rồi ông cũng phải nhượng bộ Mỹ và khoe rằng ông hiện đang có 3.000 tay súng ở khắp nơi !

Toán Deer Team đã huấn luyện cho các đơn vị của Võ Nguyên Giáp về hoạt động tình báo, từ thu thập và đánh giá tin tức, đánh cắp tài liệu, chỉ điểm, ám sát... đến tuyên truyền và giải cứu các phi công Đồng Minh bị bắn rơi.

Thiếu tá Thomas đã yêu cầu Hồ Chí Minh cho thành lập một trung tâm huấn luyện du kích và thiết lập một đơn vị biệt kích để ngăn chận sự vận chuyển của Nhật trên đất liền. Theo báo cáo của Thomas thì quân của Hồ gồm khoảng 200 tay súng. Thomas cho lập một phi trường để nhận tiếp tế, phi cơ L-5 có thể hạ cánh được. Công việc lập phi trường do toán AGAS thực hiện và đã hoàn tất vào ngày 20/7/1945. Thomas khuyến cáo Washington đừng tin vào các tin nhảm nói rằng Hồ Chí Minh là cộng sản. Ông quả quyết Hồ Chí Minh "không phải là cộng sản, không do cộng sản kiểm soát hay lãnh đạo".

hcm2

Toán "Deer Team" đang huấn luyện Việt Minh

Thomas lựa ra 100 người khỏe mạnh để huấn luyện. Mỗi ngày huấn luyện từ 5 giờ 30 sáng đến 5 giờ chiều. Sau khi huấn luyện xong, từ 10 đến 14/8/1945 Hoa Kỳ đã gởi đến cho Hồ Chí Minh các loại súng Carbines, Garant M-1, tiểu liên Tommygun, tiểu liên Brens, súng không giật Bazooka, súng phóng lựu, súng cối và lựu đạn.

Tình hình trở nên rối loạn

Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp. Ngày 10/3/1945 Tổng tư lệnh Nhật tại Đông Dương tuyên bố : "Chánh phủ Đông Kinh long trọng trao trả độc lập cho Việt Nam để cùng lập khối thịnh vượng chung Đông Nam Á". Ngày 12/3/1945 Cao Mên tuyên bố độc lập. Lào tuyên bố độc lập chậm nhất, vào ngày 15/4/1945. Ngày 17/3/1945 vua Bảo Đại tuyên chiếu rằng từ nay vua sẽ đích thân cầm quyền theo nguyên tắc "Dân vi quý" và chỉnh đốn lại quốc gia. Ngày 17/4/1945 chính phủ Trần Trọng Kim được thành lập. Thành phần chỉnh phủ gồm 10 Bộ và ông là Tổng lý Nội các (Thủ tướng).

Ngày 15/8/1945 Nhật đầu hàng Đồng Minh. Khi nghe tin Nhật đầu hàng, Thomas ra lệnh án binh bất động để đợi tước khí giới Nhật. Như vậy, Việt Minh chưa góp phần gì trong việc hợp tác với Mỹ chống Nhật, trái lại đã tiếp nhận võ khí và hướng dẫn của Mỹ về kỹ thuật hoạt động tình báo và tác chiến. Đây cũng là một lý do khiến Hồ Chí Minh đã cướp được chính quyền.

Ngày 16/8/1945, Thomas và một số cán bộ Việt Minh tiến về Thái Nguyên, dù công việc huấn luyện chưa chấm dứt. Ngày 9/9/1945, Toán Con Hươu về tới Hà Nội bằng đường bộ và ngày 19/9/1945 rời Hà Nội về Mỹ.

Bác sĩ Nguyễn Xuân Chữ (1898–1967), Chủ tịch Ủy ban Giám đốc Chính trị Miền Bắc, cho biết sáng ngày 14/8/1945, Phó lãnh sự Nhật đã nói với ông : "Nous sommes à votre disposition" (Chúng tôi đặt dưới quyền sử dụng của các ông). Nếu muốn nhờ quân đội Nhật trong một tình thế nào, Nhật sẵn sàng giúp đỡ. Nhật biết Việt Minh sẽ cướp chính quyền nên đã gợi ý như vậy. Ý kiến của Bác sĩ Chữ là nên duy trì chính quyền hiện nay của Triều đình Huế, còn Phan Kế Toại đi theo Việt Minh.

Trong khi tình hình đang lộn xộn thì ông Nguyễn Xuân Tiếu, lãnh tụ đảng Đại Việt Quốc Xã cùng với một người nữa, đến Phủ Khâm Sai yêu cầu Khâm sai Phan Kế Toại từ chức và nhường quyền lại cho ông. Khâm sai Phan Kế Toại cho người đi mời Bác sĩ Nguyễn Xuân Chữ đến. Nguyễn Xuân Tiếu tự giới thiệu là lãnh tụ Đại Việt Quốc Xã và người đi theo là phó lãnh tụ. Ông cho biết đảng ông đã từng hợp tác chặt chẽ với Nhật trong cuộc đảo chánh ngày 6/3/1945 và đang được Nhật yểm trợ để nắm chính quyền. Ông yêu cầu Khâm sai Phan Kế Toại từ chức và trao quyền lại cho ông. Ông nói rằng người Nhật chỉ tin ở ông và giao vũ khí cho ông mà thôi.

Việt Minh chớp thời cơ

Sau khi toán Deer Team rời Hà Nội, Việt Minh đã ra lệnh cho Võ Nguyên Giáp đưa khoảng 100 quân vừa được Mỹ huấn luyện và trang bị, về Hà Nội ngay. Ngày 17/8/1945, các công chức Hà Nội tổ chức một cuộc biểu tình lớn trước Nhà Hát Lớn tại Hà Nội, biểu dương ý chí bảo vệ đất nước và ủng hộ chính phủ Trần Trọng Kim. Việt Minh lợi dụng cơ hội, cho cán bộ trà trộn vào đám biểu tình, bắn mấy phát súng, trương biểu ngữ của Mặt Trận Việt Minh lên và nhảy lên cướp máy phóng thanh, biến cuộc biểu tình đó thành cuộc biểu tình của Việt Minh.

Tối hôm đó, Đại Việt Quốc Gia Liên Minh họp khẩn cấp. Phía Việt Nam Quốc Dân Đảng có Chu Bá Phượng, Nguyễn Văn Viễn và Lê Khang. Phía Đại Việt Quốc Dân Đảng có Trương Tử Anh và Phạm Khải Hoàn. Đại Việt Quốc Dân Đảng cho rằng Việt Minh có cướp chính quyền thì cũng đi tới mục đích là giành độc lập cho quốc gia. Nhưng Lê Khang nói : "Thì ra đến giờ phút này mà các anh vẫn chưa hiểu rõ ‘Việt Minh cộng sản’ là thế nào cả, huống hồ là dân chúng !".

hcm3

Đội Việt Nam Tuyên Truyền Giải Phóng Quân của Việt Minh

Sáng 19/8/1945, trong khi quân Nhật đang gác trên các đường ở Hà Nội, Việt Minh lại hô hào dân chúng đến biểu tình trước Nhà Hát Lớn. Khoảng 8 giờ, 30 dân quân giải phóng cầm 17 khẩu súng lục tiến vào Nhà Hát Lớn. Một cán bộ đọc những lời hiệu triệu. Đến 10 giờ, đoàn biểu tình kéo về Phủ Khâm Sai. Phan Kế Toại không có mặt. Bác sĩ Nguyễn Xuân Chữ ra lệnh cho lính Bảo an mở cửa, Việt Minh vào tước khí giới. Một toán khác cũng đã chiếm tòa thị chính Hà Nội. Tin được loan đi một cách nhanh chóng : "Đã cướp được Phủ Khâm Sai" !

Ngày 23/8/1945, Việt Minh công bố chính phủ lâm thời. Khi biết Việt Minh cướp chính quyền ở Hà Nội, Bảo Đại đã nói : "Trẫm có thiết gì ngôi vua đâu, miễn là bọn Việt Minh giữ được nền tự chủ của nước nhà là đủ. Trẫm muốn làm người dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ".

Ngày 25/8/1945, tại lầu Ngọ Môn, Huế, Bảo Đại tuyên chiếu thoái vị. Sau đó Bảo Đại trao quốc ấn và bảo kiếm cho đại diện của Việt Minh là Trần Huy Liệu và Cù Huy Cận, và tiếp nhận huy hiệu "Người công dân thứ nhất của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa" và lấy tên là "Công dân Vĩnh Thụy".

Ngày 22/8/1945, Archimedes L.A. Patti cùng với Carleton B. Swift Jr (OSS) và một viên chức Pháp đã đến Hà Nội lo về các tù binh. Ngày 26/8/1945, Patti đã gặp Hồ Chí Minh và giúp Hồ Chí Minh soạn bản tuyên ngôn đọc lập phỏng theo bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Mỹ.

Lịch sử đang được lặp lại

Năm 1944 và 1945, Mỹ phải sử dụng Việt Minh làm công cụ chống Nhật vì các đảng phái quốc gia không được tổ chức chặt chẽ và thiếu đoàn kết. Do đó, Việt Minh đã nắm được thời cơ và cướp chính quyền. Nay Mỹ đã ký tuyên ngôn "đối tác toàn diện" với Đảng Cộng sản Việt Nam về cả chính trị, kinh tế lẫn quân sự với mục tiêu dùng Đảng Cộng sản Việt Nam làm công cụ chận đứng Trung Quốc tràn xuống Đông Nam Á. Lịch sử đang được lặp lại.

Wynne McLaughlin đã từng nói : "Có lẽ lịch sử sẽ không phải lặp lại chính nó nếu chúng ta thỉnh thoảng lắng nghe" (Maybe history wouldn't have to repeat itself if we listened once in a while).

Những người biết ít về lịch sử, thường sợ sự thật lịch sử và thích sống hoang tưởng, rất dễ trở thành nạn nhân của tình trạng lịch sử được lặp lại, nhất là khi người chủ trương lại chính là "Đồng Minh" !

Ngày 17/8/2017

Lữ Giang

Published in Diễn đàn

Chúng ta cần nhớ về một sự kiện lịch sử xảy ra cách đây 72 năm và hậu quả của nó vẫn còn kéo dài đến tận ngày hôm nay : Cách mạng tháng 8 năm 1945.

Theo những gì mà chúng ta được biết thì đó là ngày Việt Nam giành được độc lập, kết thúc hơn 80 năm bị thực dân Pháp đô hộ và hai nghìn năm phong kiến. Đảng cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân nổi dậy và cướp được chính quyền từ tay ‘Đế quốc Việt Nam’ do ông Trần Trọng Kim làm thủ tướng dưới sự bảo hộ của Đế quốc Nhật Bản vừa bị quân đồng minh đánh bại trong Chiến tranh Thế giới lần Hai. Bảo Đại, vị vua cuối cùng của triều Nguyễn buộc phải thoái vị đánh dấu cho sự chấm hết của chế độ phong kiến tại Việt Nam.

Cách mạng tháng 8 đã diễn ra trong một khí thế hừng hực với lòng mong muốn độc lập-tự do của người dân Việt Nam dâng cao ngút trời. Đảng cộng sản (Việt Minh) dù lực lượng không lớn, chỉ vài trăm người với kiến thức thô sơ và rất ít vũ khí nhưng vì là lực lượng duy nhất có tổ chức vào lúc đó nên họ đã nhanh chóng áp đảo được các tổ chức khác và dành được chính quyền trong hòa bình.

cmt81

Cách mạng tháng 8 năm 1945

Hơn 70 năm trôi qua, và đến giờ, có lẽ đa số người Việt Nam đã nhận ra rằng cuộc Cách mạng Tháng 8/1945 đáng lẽ phải mở ra một thời kỳ độc lập và phát triển cho đất nước, Việt Nam hoàn toàn có thể sánh vai với các nước trong khu vực và không đến nỗi tụt hậu bi đát như bây giờ thì tiếc thay, một cơ hội lớn đã bị bỏ lỡ và một thảm kịch, một đại nạn chưa từng có trong lịch sử dân tộc đã bắt đầu từ ngày đó.

Nhìn vào chính trường Việt Nam ngày hôm nay chúng ta có thể cảm nhận một cơn giông bão đang vần vũ báo hiệu cho một cuộc cách mạng sẽ nổ ra, một sự thay đổi bắt buộc phải đến trước khi Việt Nam sụp đổ hoàn toàn. Cuộc cách mạng sắp đến sẽ như thế nào ? Nó sẽ mang đến một cơ hội, một vận hội mới cho đất nước hay tiếp tục mở ra một thảm kịch mới ? Phải làm gì để lịch sử đau thương không tái hiện ?

Một nhà nghiên cứu công phu và có chiều sâu về cuộc Cách mạng tháng 8/1945 chính là ông Nguyễn Gia Kiểng. Ông đã viết nhiều bài viết sâu sắc về chủ đề này và một trong số đó là bài ‘Rút kinh nghiệm từ hai cuộc Cách mạng’ (1). Với bản thân người viết thì cách giải thích của ông về sự kiện này là hoàn toàn thuyết phục. Ông đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi ‘Vì sao biến cố lịch sử đó đã xảy ra và đã xảy ra như thế ?’

Nguyên nhân lớn nhất khiến Cách mạng tháng 8 trở thành thảm kịch cho dân tộc Việt Nam đó là vì chúng ta thiếu hụt trầm trọng về ‘tư tưởng chính trị’, người dân và trí thức Việt Nam đã không chuẩn bị về tư tưởng, đội ngũ nhân sự chính trị để đón nhận sự thay đổi vì thế đảng cộng sản Việt Nam, với tư tưởng độc hại là chủ nghĩa Mác-Lênin đã cướp được chính quyền và độc chiếm Việt Nam từ đó đến nay.

AAMT001050

Cách Mạng Tháng 8 sẽ mang đến một cơ hội, một vận hội mới cho đất nước hay tiếp tục mở ra một thảm kịch mới ?

‘Nhìn lại giai đoạn Cách Mạng Tháng 8, chúng ta không thấy một nhà tư tưởng nào và cũng không thấy một người nào chứng tỏ sự hiểu biết tạm được về những triển vọng và nguy cơ đang chờ đợi đất nước lúc đó. Chúng ta không hề thấy một dự án chính trị nào. Thanh niên hăm hở lên đường nhưng lên đường để đi đến đâu thì không biết, chỉ tin là "đi hiên ngang tới phương trời tươi sáng". Rất thơ mộng nhưng không phải giải đáp. Thanh niên thế hệ 1945 thực không may. Sự thiếu sót này đến nay hình như vẫn chưa ý thức đầy đủ. Vẫn còn rất nhiều người nghĩ rằng không cần lý thuyết, chỉ cần hành động, không cần nói mà chỉ cần làm. Vẫn còn rất nhiều người nghĩ rằng có thể tranh đấu mà không cần có tư tưởng. Vẫn có những người cho rằng họ có tư tưởng chỉ vì họ không hiểu thế nào là tư tưởng. Và quần chúng, kể cả quần chúng tốt nghiệp đại học, thì nhìn mọi người và mọi tổ chức như nhau’ (1).

Sự thất bại của đảng cộng sản trong việc quản trị đất nước đã quá rõ ràng trong mọi lĩnh vực. Chưa bao giờ quan chức và đảng cộng sản bị người dân coi thường, chế diễu và nhục mạ nặng nề đến như vậy, tuy nhiên để chuẩn bị cho một Việt Nam dân chủ hậu cộng sản thì không phải ai cũng ý thức được là cần làm những gì ? Cần chuẩn bị ra sao ? Đáng lo hơn khi một số người vẫn không biết, không hình dung ra được tương lai hậu cộng sản sẽ như thế nào ? Họ vẫn không thấy, không biết và không ủng hộ cho bất cứ một lực lượng hay một tổ chức chính trị dân chủ đối lập nào. Sự thiếu hụt trầm trọng về kiến thức và tư tưởng chính trị này dẫn đến hệ quả là đa số ngồi chờ…sung rụng.

Một số trí thức thì ủng hộ cho các phe phái trong đảng ‘đánh nhau’, người thì ủng hộ ông Trọng, người thì ủng hộ ông Dũng. Trong nhiều trường hợp sự ủng hộ đó rất hài hước, nông cạn và thô thiển. Lại có những người đặt câu hỏi rất ngô nghê rằng ngoài cộng sản ra họ không thấy có ai xứng đáng để lãnh đạo đất nước. Có người thì mong một Gorbachev (phiên bản Việt Nam) xuất hiện, có người thì mong đảng ‘tự thay đổi’…Rất ít người đặt niềm tin vào trí tuệ của người Việt, tin vào những người chưa có ‘thành tích khủng bố’ gì trong quá khứ như đảng cộng sản đã làm ! Có người vẫn cho rằng tư tưởng và lý thuyết không cần thiết, cần làm hơn cần nói nhưng làm gì thì họ không biết.

Việt Nam có thừa trí thức trong mọi lĩnh vực nhưng lại rất thiếu ‘trí thức chính trị’. Ai cũng cho rằng mình biết và hiểu rõ về chính trị nhưng thực tế là họ không biết ngay cả những điều cơ bản nhất. Ví dụ, đấu tranh chính trị luôn là đấu tranh giữa các tổ chức chứ không phải giữa các cá nhân. Điều này dẫn đến việc thay vì thành lập, tham gia và ủng hộ cho các tổ chức chính trị thì nhiều người chọn con đường tranh đấu cá nhân. Cũng vì thiếu kiến thức, nên vẫn có người cho rằng có thể tranh đấu mà không cần tư tưởng, vì thế những người đấu tranh một mình sớm muộn cũng sẽ mất phương hướng, lạc lối, bỏ cuộc hoặc sa lầy vào những tranh chấp, cãi cọ cá nhân đời thường. Những người không biết đặt niềm tin vào ai hoặc các tổ chức đối lập dân chủ vì họ không hiểu rằng ai chiến thắng về tư tưởng thì người đó sẽ chiến thắng trong thực tế, một cuộc ‘vận động tư tưởng’ phải đi trước và dẫn đường cho một cuộc ‘cách mạng dân chủ’ trong tương lai.

‘Hướng dẫn và lãnh đạo quần chúng’ luôn luôn là trách nhiệm và nghĩa vụ của giới trí thức tinh hoa trong mọi thời đại và trong bất kỳ thời điểm nào của lịch sử. ‘Trí thức bao giờ cũng phải là người phát ngôn của đất nước, tư tưởng của trí thức cũng là tư tưởng của quần chúng’. Rất tiếc là không ít trí thức Việt Nam, vì không có tư tưởng gì nên họ không biết ‘hướng dẫn’ người dân làm cái gì và không biết ‘phát ngôn’ cái gì ngoài việc khuyên nhủ, lên án và chửi bới đảng cộng sản.

Chủ nghĩa cộng sản do Mác và Ănghen chủ trương đã được thành lập rất sớm ở Châu Âu sau đó mới được du nhập vào Nga, Trung Quốc và Việt Nam (Đệ nhất Quốc tế được thành lập ngày 28/9/1864), tuy nhiên các đảng cộng sản ở Châu Âu chưa bao giờ dành được chính quyền ở bất cứ đâu bằng con đường danh chính ngôn thuận thông qua các cuộc bầu cử tự do và minh bạch. Lý do khiến các quốc gia ở Châu Âu (trừ nước Nga) đã tránh được thảm họa cộng sản là vì trí thức tại các nước đó đã làm tròn trách nhiệm của mình, họ đã phân tích và lên tiếng cảnh báo cho người dân thấy được sự vô lý, hoang tưởng và độc hại của chủ nghĩa cộng sản. Trong khi đó, tại Việt Nam, trước khi xảy ra Cách mạng tháng 8, thì ngay cả những triết gia nổi tiếng nhất được đào tạo tại Pháp như Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường vẫn ủng hộ cộng sản thay vì ủng hộ con đường đấu tranh ôn hòa, bất bạo động của nhà dân chủ đầu tiên của Việt Nam, cụ Phan Chu Trinh.

Ngày hôm nay, sự thiếu hụt về tư tưởng trong giới trí thức Việt Nam vẫn còn đó. Không ít người vẫn ủng hộ chế độ cộng sản dù biết rõ là nó tai hại và đang hủy hoại con người lẫn đất nước Việt Nam. Trí thức Việt Nam vẫn chưa thực sự xem ‘tư tưởng chính trị’ là cần thiết và quan trọng như là kim chỉ nam dẫn đường và hướng dẫn cho một cuộc cách mạng dân chủ trong nay mai. Hay nói như nhà văn Tưởng Năng Tiến trong bài viết ‘Nó rớt rồi sao ?’ rằng người Việt Nam vẫn chưa chuẩn bị để đón nhận dân chủ :

Cứ theo ý của của ông nhà báo (Ngô Nhân Dụng) (khó tính, khó nết) này thì "lỡ" mai, hoặc mốt, đám lãnh đạo Hà Nội chịu đội nón ra đi thì đến ngày kia (hay ngày kìa) nước Việt vẫn chưa có dân chủ đâu. Còn lâu, lâu lắm, bởi người Việt chưa sẵn sàng để sống trong một thể chế tự do ! Mà cái gì chớ "chuẩn bị" thì e không hợp với cái tạng của một dân tộc vốn chỉ thích (mì) ăn liền.

Không tin, cứ thử đặt một câu hỏi nhỏ (cỡ con thỏ) xem : "Nếu tuần sau nó đổ thì tuần tới nữa hệ thống giáo dục ở Việt Nam có vẫn còn tiếp tục dùng những cuốn sách giáo khoa hiện nay không" ?

Mọi người (trong cũng như ngoài) đều sẽ đỏ mặt lên ngay vì chả ai có thể trả lời được câu hỏi giản dị thượng dẫn, trừ nhà giáo Phạm Toàn và nhóm Cánh Buồm. Ít nhất thì nhóm này cũng không đến nỗi ngượng ngập khi đáp rằng tuy ở vào một hoàn cảnh hết sức khó khăn nhưng họ đã "làm việc thiện nguyện để xây dựng bộ sách giáo khoa làm mẫu theo định hướng hiện đại hóa nền Giáo dục Việt Nam".

Thế còn những nhóm khác ? Hàng tỉ bè nhóm, hội hè, đoàn thể, phe đảng (của những kẻ tị nạn chính trị, sống an ổn bên ngoài đất nước) thì làm gì – hơn bốn mươi năm qua – để chuẩn bị cho một Việt Nam mai hậu (2) ?’

Trong giáo dục, Việt Nam may mắn vì có nhà giáo Phạm Toàn và nhóm Cánh Buồm đã bỏ công sức ra để viết một bộ sách dạy học mới theo tiêu chuẩn hiện đại và khai phóng. Vậy còn trong lĩnh vực chính trị thì sao ? Ngoài Dự án Chính trị của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên với tên gọi ‘Khai Sáng kỷ Nguyên Thứ 2’ thì đã có một tổ chức chính trị nào có được một ‘Dự án chính trị’ nào khác không ? Đã có bao nhiêu trí thức Việt Nam lên tiếng ủng hộ cho Dự án Chính trị của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên ? Những đề nghị trong dự án đó có đúng đắn và khả thi cho Việt Nam hay không ? Ai sẽ ‘thẩm định’ tính khả thi và đúng đắn của các dự án chính trị đó nếu không phải là trí thức Việt Nam ?

Mai này người dân Việt Nam muốn chọn lựa một chế độ chính trị khác ngoài đảng cộng sản ra thì họ biết chọn ai ? Lực lượng hay tổ chức chính trị nào ? Ai sẽ hướng dẫn cho họ ? Làm sao để biết được tổ chức chính trị nào đó tốt hay xấu ? Có viễn kiến hay không ? Trí thức Việt Nam đang làm gì và đang ở đâu ? Bao giờ thì trí thức Việt Nam mới chịu thức tỉnh và lên tiếng ?

Việt Hoàng

(18/8/2017)

  1. https://www.thongluan-rdp.org/di-n-dan/item/3303-rut-kinh-nghi-m-t-hai-cu-c-cach-m-ng
  2. http://thongluan2016.blogspot.com/2017/03/tuong-nang-tien-no-rot-roi-sao.html
Published in Quan điểm

Bài 1 (trong Một hồ sơ về thảm họa dân tộc)

 

Rút kinh nghiệm từ hai cuộc Cách Mạng Pháp 1789 và Việt Nam 1945 cho cuộc cách mạng dân chủ sắp tới

 

***************

LTS. Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 72 Cách Mạng Tháng 8-1945 mời độc giả đọc bài tham luận dưới đây để cùng rút những kinh nghiệm cần thiết cho cuộc cách mạng dân chủ sắp tới. Cách Mạng Tháng 8 đã có thể mở đầu cho một kỷ nguyên dân chủ và phồn vinh. Trên thực tế nó đã chỉ là khởi điểm của một thảm kịch vẫn chưa chấm dứt, khiến nước ta tụt hậu, suy nhược và phân hóa.

cm1

Cách Mạng Tháng 8 đã chỉ là khởi điểm của một thảm kịch vẫn chưa chấm dứt, khiến nước ta tụt hậu, suy nhược và phân hóa.

Tại sao ? Điều quan trọng nhất không phải là biết những biến cố đã xảy ra mà là hiểu được tại sao chúng đã xảy ra và đã xảy ra như thế. Phải hiểu lịch sử để những thảm kịch đừng tái diễn.

***************

Chúng ta ở trong thời điểm kỷ niệm hai cuộc cách mạng, Cách Mạng Pháp 1789 và Cách Mạng Việt Nam 1945. Lý do để nhắc tới cùng một lúc trong bài này hai biến cố đó không phải vì chúng cùng xảy ra trong mùa hè mà vì chúng diễn ra dưới tác động của cùng một phong trào : phong trào lãng mạn (the romantic movement, le mouvement romantique). Phong trào này phải được nói tới vì ảnh hưởng quan trọng của nó trong lịch sử thế giới và nước ta. Chúng ta còn đang gánh chịu những hậu quả của nó.

cm2

Cách mạng Pháp 1789 diễn ra dưới tác động của cùng một phong trào : phong trào lãng mạn

Phong trào lãng mạn, như một trào lưu tư tưởng đã bắt đầu tại Pháp trong thế kỷ 18, thế kỷ nở rộ của văn học, nghệ thuật và tư tưởng, và thường được gọi là Thế Kỷ Ánh Sáng.

Khuynh hướng lãng mạn thời nào cũng có ở mọi quốc gia đã đạt tới một mức độ văn minh nào đó. Nó là phản xạ tự nhiên của con người trước những gò bó của xã hội, là một cố gắng vượt thoát khỏi thực tại và cũng là một động cơ của tiến bộ. Mọi nghệ sĩ lớn không nhiều thì ít đều lãng mạn. Nhưng nói chung tư tưởng lãng mạn chỉ đột xuất, chợt đến và qua đi, ở từng người, trong một số ít người. Nó đã chỉ trở thành một trào lưu tư tưởng mạnh, hướng dẫn cách suy nghĩ và hành động vào thế kỷ 18 tại Pháp rồi từ đó lan ra các nước khác. Sang thế kỷ 19 trung tâm phong trào lãng mạn chuyển sang nước Đức vừa thống nhất và trở thành một luồng tư tưởng chính trị mãnh liệt. Luồng tư tưởng này, phối hợp với các điều kiện lịch sử và văn hóa của mỗi nước châu Âu đã đẻ ra các chủ nghĩa quốc gia quá khích, cộng sản, phát xít và nazi.

Người Pháp ngay từ thế kỷ 17 đã nâng niu một điều mà họ gọi là la sensibilité, tạm dịch là sự nhậy cảm, nhưng thực ra rất khó dịch vì là một đặc sản của tiếng Pháp. Nó có nghĩa là khả năng xúc động và cảm thương một cách dễ dàng và mãnh liệt không có sự can thiệp của lý trí. Một người lãng mạn có thể xúc động mạnh mẽ trước một cảnh đau lòng nhưng lại dửng dưng trước một kế hoạch  tỉ mỉ để cải thiện xã hội, cải thiện dân sinh. Lý luận phải vắng mặt để sự nhậy cảm, la sensibilité, được chân chính và toàn vẹn. Trái tim là tất cả.

Con người đã đưa khuynh hướng lãng mạn lên thành một phong trào tư tưởng mãnh liệt tại Pháp, đồng thời biến nó từ một phong trào thơ văn thành một thái độ chính trị áp đảo là Jean-Jacques Rousseau (1712-1778). Ông sống bụi đời từ thời thơ ấu, đi bộ lang thang khắp đó đây, khi sống nhờ những gia đình giàu có, khi nhờ vả những người cũng nghèo khổ như ông và đáp lại một cách rất tệ bạc. Ông lấy một người vợ xấu xí, dốt nát, có được năm đứa con đem bỏ hết vào trại mồ côi và không bao giờ biết đến chúng nữa. Nói chung là một cuộc sống hoàn toàn thiếu cái thường được gọi là liêm sỉ và đạo đức. Nhưng điều này không làm Rousseau áy náy vì ông yên trí là đã có trái tim nhậy cảm. Rousseau cảm xúc thực tình và diễn tả cảm xúc của mình bằng những câu văn trác tuyệt. Rousseau là một nhà văn thiên tài. Văn chương của ông đã khiến người ta say mê, chấp nhận những ý kiến của ông và tạo ra cả một phong trào lãng mạn áp đảo mà ảnh hưởng kéo dài suốt hai thế kỷ, và ở một chừng mực nào đó còn kéo dài tới ngày nay.

cm3

Jean-Jacques Rousseau (1712-1778), người đã đưa khuynh hướng lãng mạn lên thành một phong trào tư tưởng mãnh liệt tại Pháp, đồng thời biến nó từ một phong trào thơ văn thành một thái độ chính trị áp đảo

Rousseau chống lại văn minh, ông cho rằng văn minh làm hư hỏng con người ; ông chống lại giáo dục, ông cho rằng con người hoang dại suy nghĩ đúng nhất vì suy nghĩ một cách trong sạch. Ông chủ trương phải hủy bỏ quyền tư hữu, hủy bỏ mọi tổ chức sinh hoạt kinh tế, chấm dứt cuộc cách mạng kỹ nghệ vừa bắt đầu lúc đó để trở lại với cuộc sống giản dị và thơ mộng của nông thôn. Những người lãng mạn theo Rousseau đặt cái đẹp và cảm xúc mạnh lên trên hết. Họ yêu con cọp xé xác họ vì nó đẹp và dữ tợn hơn là con bò cho họ sữa uống và thịt ăn vì con bò hiền lành và tầm thường. Đập phá hứng thú hơn xây dựng vì đập phá cho cảm xúc mạnh trong khi xây dựng đòi hỏi mồ hôi và sự nhẫn nại, những cái mà trường phái lãng mạn ghét nhất. Cái chết đáng yêu hơn sự sống vì cái chết bi đát và gợi cảm hơn cuộc sống đều dặn và tẻ nhạt, chết trong tuổi thanh xuân là rất thơ mộng.

Không phải chỉ có người Pháp, hầu như mọi nhà nghiên cứu đều đồng ý rằng cuộc Cách Mạng Pháp 1789 đã chịu ảnh hưởng quyết định của trường phái lãng mạn mà Rousseau được coi là cha đẻ. Công bằng mà nói, cuộc cách mạng này là đứa con chung của hai người rất khác nhau, John Locke và Jean-Jacques Rousseau.

cm4

Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Mỹ năm 1776 cũng như bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền của Pháp năm 1789 có nhiều câu gần như nguyên văn của John Locke

John Locke (1632-1704), trước Rousseau gần một thế kỷ, là một con người thông thái, hiền hòa, cha đẻ của tư tưởng dân chủ và nhân quyền, bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Mỹ năm 1776 cũng như bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền của Pháp năm 1789 có nhiều câu gần như nguyên văn của ông. Lý trí của cuộc cách mạng này, thể hiện qua các văn bản và định chế, là của Locke nhưng tình cảm và động cơ của nó là của Rousseau. Nó đã là một cuộc cách mạng đẫm máu và kinh hoàng, trong đó người ta đập phá và chém giết thả cửa. Sau khi đã tiêu diệt giới quí tộc và hàng giáo phẩm, nó quay lại tàn sát chính người người đã hô hào chủ xướng nó như Danton, Condorcet, v.v. Sự tàn sát đã đạt tới cao điểm trong giai đoạn được gọi một cách chính xác là La Terreur (Kinh Hoàng) khi Robespierre và Saint Just cầm quyền. Quốc ca của nước Pháp ngày nay vẫn là bài La Marseillaise của Rouget de Lisle, nó kêu gọi :

Công dân ơi, hãy cầm khí giới ! Hãy thành lập những đạo quân ! Tiến lến ! Tiến lên ! Để máu tanh hôi tràn ngập ruộng đồng !

(Aux armes, citoyens ! Formez vos bataillons ! Marchons, marchons ! Qu’un sang impur abreuve nos sillons !).

Trong biển máu tanh hôi đó suýt nữa có cả máu của Rouget de Lisle vì sau đó chính ông cũng suýt bị hành quyết.

Nhưng ảnh hưởng của trường phái lãng mạn không dừng lại ở cuộc cách mạng này, tâm lý bạo lực và chém giết tiếp tục nuôi dưỡng các cuộc chiến tranh thảm khốc của Napoléon sau đó bởi vì giết chóc và chiến tranh không bị nguyền rủa mà còn được coi là hùng tráng. Trước 1789, Pháp là nước lớn nhất châu Âu, mạnh hơn tất cả phần còn lại của châu Âu cộng lại. Sau đó, nước Pháp kiệt quệ và không gượng dậy được. Pháp cho tới bây giờ vẫn còn là một bí ẩn : tại sao một nước có lãnh thổ lớn, khí hậu tốt, vị trí tuyệt vời, đất đai phì nhiêu, trí tuệ cao, văn hóa phong phú mà không vượt nổi các các nước châu Âu khác, không những thế còn thua sút ? Vết thương của cuộc Cách Mạng 1789 vẫn chưa lành.

Chúng ta đã nói cuộc cách mạng này là sản phẩm của hai luồng tư tưởng rất trái ngược nhau, tiêu biểu bởi John Locke và Rousseau. Mới đầu sự trái ngược này không được ý thức, nhưng sau đó sự đối chọi của chúng trở thành rõ rệt không thể dung hòa. Chúng đã tách ra hai lối đi khác nhau. Hậu duệ của John Locke là những Washington, Jefferson, Churchill, de Tocqueville, v.v. và các chế độ dân chủ. Hậu duệ của Rousseau là những Karl Marx, Bakunin, Auguste Blanqui, Saint Simon, Nietzche, Schopenhauer, Hitler, Mussolini, Lenin, Stalin, v.v. và các chế độ cộng sản, phát xít, Nazi. Một đại lộ thênh thang và những ngõ cụt đẫm máu.

Tôi biết đến Jean-Jacques Rousseau lần đầu tiên khi học sử thế giới ở các trường trung học Việt Nam, các cuốn sách sử Việt Nam và các thầy giáo của tôi ca tụng cuộc Cách Mạng Pháp 1789 như là một cột mốc đánh dấu một bước tiến vĩ đại của nhân loại và Rousseau như là một ân nhân của nhân loại vì đã là người khai sáng ra cuộc cách mạng đó. Tôi ngưỡng mộ Rousseau như mọi thanh niên Việt Nam vì chúng tôi đã được dạy bảo để ngưỡng mộ ông. Tại Pháp tôi đọc các tác phẩm của Rousseau và rất thất vọng. Khi thấy Hegel và Karl Marx nằm trong luồng tư tưởng Rousseau, tôi cũng tìm đọc và cũng có cùng một thái độ. Cả Rousseau và Marx đều có đặc tính chung của trường phái lãng mạn : hời hợt, hồ đồ và mâu thuẫn trong lý luận nhưng lại quả quyết, tuyệt đối và quá khích trong các kết luận.

Rousseau ca tụng nông dân nhưng ông chưa bao giờ làm nghề nông hay chia sẻ nếp sống của nông dân, ông chỉ là một người lang thang. Marx đề cao giai cấp công nhân và đưa ra cả một lý thuyết kinh tế, nhưng ông là một nhà báo và một học giả, không biết gì về cuộc sống công nhân và mù tịt về kinh tế. Tôi chưa bao giờ bị cám dỗ vì những gì họ đã nói và viết, hơn thế nữa còn bác bỏ một cách không nể nang trong mọi phát biểu, dù thập niên 1960, lúc tôi là sinh viên, là thời điểm mà tại Pháp người ta cho rằng một người trí thức đương nhiên phải theo chủ nghĩa Marx.

Phải nhấn mạnh một điều : chính Rousseau chứ không phải Marx mới là cha đẻ của chủ nghĩa cộng sản và các chế độ cộng sản. Rousseau hô hào một chế độ cộng sản nông dân, trong khi Marx coi giai cấp công nhân là nền tảng. Tất cả các chế độ cộng sản được thành lập - dù tại Nga, tại Trung Quốc, tại Cao Ly, tại Việt Nam, Cuba hay mọi nước khác - đều là chế độ cộng sản nông nghiệp lấy nông dân làm nền tảng. Cái ý kiến cho rằng chỉ những người nông dân mộc mạc vô học mới là những lãnh tụ tốt cũng là của Rousseau chứ không phải của Marx. Sở dĩ các chế độ cộng sản đề cao Marx thay vì Rousseau là vì Marx đưa ra cả một chủ nghĩa bề ngoài có vẻ hệ thống và mạch lạc, bao gồm cả lịch sử, triết học và kinh tế và do đó đem lại cho các chế độ cộng sản một hệ thống lý luận hào nhoáng trong cuộc tranh cãi ý thức hệ với phe dân chủ. Nhưng các chế độ cộng sản đã là con đẻ của Rousseau chứ không phải của Marx. Sự kiện các chế độ quốc gia chống cộng tại Việt Nam, với đầy rẫy những người có bằng cấp đại học, ái mộ Rousseau mà không có lấy một người nhận ra ông vừa bệnh hoạn vừa là cha đẻ của chủ nghĩa cộng sản đang đe dọa tiêu diệt họ là một bằng chứng hùng hồn rằng người Việt Nam chỉ học để nhồi đầy đầu chứ không phải để biết suy nghĩ.

Trở lại với cuộc Cách Mạng Tháng 8/1945. Ảnh hưởng của trường phái lãng mạn rất rõ rệt. Quá rõ rệt. Có lẽ vì Pháp đô hộ Việt Nam mà những thảm họa đã xảy ra cho Pháp một thế kỷ rưỡi trước đã được lập lại một cách gần như trọn vẹn. Cũng như tại Pháp, phong trào lãng mạn Việt Nam đã khởi đầu, từ thập niên 1930, từ thơ văn với cùng một tinh thần : tìm cảm giác mạnh, say mê sự dữ dội, xa lạ, rùng rợn và cuồng nhiệt, hành động để thỏa mãn cảm xúc, bất chấp kết quả và hậu quả.

Thế Lữ có lẽ là người đại diện tiêu biểu nhất của trường phái lãng mạn tại Việt Nam trước Cách Mạng Tháng 8.

      Anh dù bảo tính tình tôi thay đổi

      Không chuyên tâm không chủ nghĩa nhưng cần chi

      Tôi chỉ là một khách tình si

      Ham vẻ đẹp của muôn hình muôn vẻ

      …

      Cảnh vĩ đại sóng nghiêng trời thác ngàn đổ

      Nét mong manh thấp thoáng cánh hoa bay

      Cảnh cơ hàn nơi nước đọng bùn lầy

      Thu xán lạn mơ hồ trong ảo mộng

      Cảnh nô nức ganh đua đời náo động

      Tôi đều yêu, đều kiếm, đều say mê

Vẻ đẹp là tất cả, dù là "cảnh cơ hàn nơi nước đọng bùn lầy", miễn là tạo ra cảm xúc. Nên lưu ý là tác giả không hề bày tỏ một ý chí nào để chấm dứt cảnh cơ hàn đó, trái lại ông say mê nó. Lãng mạn và yêu cảm xúc mạnh tự nhiên dẫn tới sự say mê bạo lực và sự dữ tợn ; Thế Lữ cũng yêu con cọp hung dữ hơn con trâu hiền lành, như ông diễn tả trong bài Nhớ rừng, nói về con cọp :

      Với tiếng gió gào ngàn với giọng nguồn hét núi

      Với khi thét khúc trường ca dữ dội

      Ta bước chân lên dõng dạc đường hoàng

      Luợn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng

      Vờn bóng âm thầm lá gai cỏ sắc

      Trong hang tối mắt thần khi đã quắc

      Là khiến cho mọi vật đều im hơi

      Ta biết ta chúa tể cả muôn loài.

Dù con cọp đây chỉ là con cọp trong cũi, đã bị con người nhỏ bé tầm thường bắt nhốt để "làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi".

Chắc chắn Thế Lữ chịu ảnh hưởng sâu đậm của Rousseau. Ông tự giới thiệu "tôi là người bộ hành phiêu lãng" như hình ảnh của Rousseau. Chỉ khác một điều Rousseau đích thực là một người bộ hành phiêu lãng, trong khi Thế Lữ chỉ là một khách bộ hành phiêu lãng trong trí tưởng tượng. Ông sống ở thành phố. Cảm hứng tuy vay mượn nhưng cũng rất mãnh liệt. Ảnh hưởng của Thế Lữ và trào lưu thi ca lãng mạn rất lớn. Nguyễn Ngọc Huy, một nhà cách mạng kiên trì phấn đấu cho tới hơi thở cuối cùng, cũng chịu ảnh hưởng lớn của Thế Lữ. Những bài thơ của Nguyễn Ngọc Huy, dưới bút hiệu Đằng Phương, mượn nhiều của Thế Lữ cả về cả âm điệu lẫn hình ảnh và cách dùng từ. Nguyễn Tường Tam (Nhất Linh), một nhà cách mạng nổi tiếng, cũng lãng mạn. Nhân vật Dũng trong Đôi Bạn của ông, không cần biết đi làm cách mạng để làm gì và phải làm thế nào để thành công, chỉ thích cuộc đời gian lao, mưa gió. Việt Nam Quốc Dân Đảng cũng không khác bao nhiêu, làm cách mạng một cách lãng mạn, say mê bạo lực dù không có phương tiện của bạo lực để rồi ngã gục trước bạo lực.

Cũng như Cách Mạng 1789 tại Pháp, Cách Mạng Tháng 8 tại Việt Nam đã xảy ra trong một bối cảnh mà phong trào lãng mạn đã đạt tới cao điểm. Phong trào này với bản chất phóng đãng không chuyên tâm, không chủ nghĩa, không tổ chức và không tham vọng không thể tự nó gây ra một cuộc cách mạng nào nhưng đã tạo ra một tâm lý. Và khi một cuộc cách mạng xảy ra vì những lý do khác thì chính tâm lý này sẽ trở thành động cơ chính, sẽ nhào nặn, sẽ quyết định cách mà nó sẽ diễn ra, cũng như các kết quả và hậu quả của nó.

Cũng như Cách Mạng Pháp 1789, Cách Mạng Tháng 8-1945 đã diễn ra trong sự suy sụp của quyền lực chính trị. Tại Pháp năm 1789, ngân sách nhà nước cạn kiệt, vua Louis 16 phải triệu tập hội đồng quốc dân (états généraux) để đòi hỏi nhân dân những hy sinh mới vào giữa lúc mà tư tưởng dân chủ đã chín muồi sau hơn một thế kỷ thai nghén. Hội đồng quốc dân đã nhanh chóng trở thành hội đồng cách mạng lật đổ chế độ quân chủ. Tại Việt Nam, chính quyền thuộc địa Pháp bị Nhật lật đổ, rồi Nhật cũng thua trận và phải đầu hàng trong khi nguyện vọng độc lập đã lên cao. Đảng cộng sản dù lực lượng nhỏ, chỉ vài trăm người với kiến thức thô sơ và rất ít vũ khí, đã nắm được chính quyền vì là lực lượng duy nhất có tổ chức vào lúc đó. Phong trào lãng mạn đã đóng góp một cách quyết định vào thắng lợi của đảng cộng sản và, quan trọng hơn nữa, đã biện minh cho chính sách khủng bố tàn bạo mà nó áp dụng lúc đó và sau này trong suốt hai cuộc chiến được gọi là chống Pháp và chống Mỹ nhưng chủ yếu là những cuộc nội chiến, bởi vì bạo lực, phá hoại và giết chóc không những không bị lên án mà còn được say mê. Những bài ca kháng chiến một thời làm nức lòng người nói lên rất rõ tâm lý này.

Phạm Duy :

      Lúc phá hết phố phường biệt ly đời gấm hoa

      Người vui đời áo nâu quên hết ưu sầu

Đúng là các thành phố đã bị phá hủy trong chính sách tiêu thổ kháng chiến, nhưng làm gì có "đời gấm hoa" ? Lúc đó Việt Nam còn nghèo lắm, nhất là trước đó chỉ vài tháng đã có hai triệu người chết đói. Lúc Phạm Duy viết những câu này vẫn còn nhiều người lang thang xin ăn, vẫn còn những người tiếp tục chết đói.

Văn Cao còn dữ dội hơn nữa, bài Tiến quân ca, được lấy làm quốc ca, trong lời nguyên thủy của nó thôi thúc : "thề phanh thây uống máu quân thù". Quân thù đây không nhất thiết phải là quân ngoại xâm mà có thể là những người bị coi là Việt gian phản động vì Văn Cao là đội trưởng đội ám sát ; theo chỗ tôi biết tất cả những người ông đã giết đều là người Việt.

Bài Chiến sĩ Việt Nam của Văn Cao có lẽ là bài hát tiêu biểu nhất cho tâm lý lãng mạn của thanh niên thời đó, nó là một trong những bài ca kháng chiến được coi là hay nhất và được hát nhiều nhất.

      Là trang nam nhi quyết đến sa trường

      Sống thác coi thường, mong xác trong da ngựa bọc thân thể trai.

      Bừng nghe dư âm mênh mông khúc anh hùng ca reo nơi biên cương, bao chiến mã lên đường !

Không những không sợ chết mà còn mong được chết ! Nhưng cần lưu ý một đặc tính rất Việt Nam ở đây là sự ước lệ, vay mượn và giả tạo. "Trang nam nhi", "sa trường" là những khái niệm cổ điển từ một thời rất xa xưa. Vả lại làm gì còn có "da ngựa bọc thây" "chiến mã" ?

Cuộc chiến cũng đâu có diễn ra ngoài biên cương ! Giả tạo và ước lệ như thế nhưng cũng đủ để say máu. Chính sách khủng bố trong giai đoạn kế tiếp Cách Mạng Tháng 8 đã diễn ra trên cả nước một cách cực kỳ rùng rợn. Một người lạ mặt đi qua một làng có thể bị giết oan vì bị nghi là gián điệp. Không thể kể hết những nhân vật có tên tuổi bị sát hại. Các đảng viên, hoặc những người bị nghi ngờ là đảng viên, của Việt Nam Quốc Dân Đảng, Đại Việt, Đệ Tứ, v.v. bị tàn sát thẳng tay. Và đại đa số thanh niên Việt Nam ủng hộ Việt Minh vừa vì sợ vừa vì mê bạo lực.

Phải ý thức rằng lãng mạn và bạo lực đi đôi với nhau như cặp tình nhân mới hiểu tại sao một người bạc nhược và ham vui như Xuân Diệu có thể viết trong đợt Cải Cách Ruộng Đất câu thơ kinh khủng "lôi cổ bọn chúng ra đây, bắt chúng quì xuống đọa đầy chết thôi". Giải thích thông thường là Xuân Diệu bợ đỡ và hèn nhát, nhưng người ta vẫn có thể bợ đỡ và hèn nhát một cách khác.

Về mặt tâm lý, những gì giả tạo và vay mượn thường có sức sống dai dẳng hơn những cảm xúc chân thật vì chúng không được thấu hiểu và do đó khó bị phê phán. Trong suốt hai cuộc chiến, phương pháp của đảng cộng sản là khủng bố, phá hủy, ám sát, thủ tiêu nhưng trí thức Việt Nam nói chung không lên án đảng cộng sản vì thế. Những người chống cộng thường chống vì những lý do khác. Tôi đã gặp nhiều trí thức, trong đó có những bạn tôi, có cha mẹ bị cộng sản giết oan nhưng vẫn ngưỡng mộ đảng cộng sản, có khi còn theo cả phe cộng sản. Họ bị thu hút vì sự lãng mạn của bạo lực và cũng vì dư luận thế giới cho đến giữa thập niên 1970 ủng hộ đảng cộng sản. Sau này nhiều người trong họ quay lại chống chế độ. Tôi nghĩ một phần cũng vì dư luận thế giới đã lên án chủ nghĩa và các chế độ cộng sản ; người trí thức Việt Nam không quen suy nghĩ bằng cái đầu của chính mình.

Nước Pháp không gượng dậy được sau Cách Mạng 1789 ; từ một cường quốc mạnh nhất thế giới họ trở thành một cường quốc trung bình, trước khi trở thành một nước trung bình. Bạo lực cách mạng xuất phát từ chủ nghĩa lãng mạn và được nuôi dưỡng bởi chủ nghĩa lãng mạn đã chiếm giữ tâm hồn người Pháp và khiến Cách Mạng 1789 và giai đoạn Kinh Hoàng được nối tiếp bởi những cuộc chiến tranh chinh phục thảm khốc của Napoléon. Cuối cùng nước Pháp bại trận, kiệt quệ, chia rẽ và liên tục suy thoái.

Cũng thế, Cách Mạng Tháng 8 đã được nối tiếp bằng 30 năm chiến tranh với kết quả là chế độ cộng sản. Và người Việt Nam cũng đã quá kiệt quệ đến nỗi không còn đủ nghị lực và ý chí để tự giải phóng.

Một điều khác biệt giữa Cách Mạng 1789 và Cách Mạng Tháng 8 : nếu Cách Mạng 1789 chỉ lãng mạn một cách ngây thơ và bồng bột thì Cách Mạng Tháng 8 lại do một nhóm người chuyên nghiệp được huấn luyện theo kỹ thuật khủng bố của Nga, tổ quốc của đam mê, tàn bạo và khủng bố. Những người này không lãng mạn, họ lợi dụng phong trào lãng mạn cho tham vọng quyền lực và thống trị.

Đến đây cần trả lời một câu hỏi : tại sao chủ nghĩa lãng mạn - chủ nghĩa hiểu theo nghĩa rộng như là một cách sống - lại có thể sản sinh ra những chế độ toàn trị cộng sản, phát xít và nazi ?

Cần hiểu rõ tiến trình của sự chuyển hóa này vì nó không giản dị. Về cội nguồn và bản chất của nó, chủ nghĩa lãng mạn là sự nổi loạn đối với các tiêu chuẩn đạo đức và thẩm mỹ sẵn có. Như vậy nó nằm trong chiều hướng giải phóng cá nhân, nghĩa là tự do và dân chủ. Nhưng nó đã thiếu sự kiểm soát của lý trí và đã lạc hướng. Một chiếc xe mạnh có thể đưa tới nhanh điểm hẹn nhưng cũng có thể lao xuống vực thẳm. Phong trào lãng mạn đã có ít nhất hai tật nguyền khiến nó đã sản sinh ra những đứa con hung bạo.

Một là vì không đặt lại những vấn đề triết học, nó vẫn nằm trong triết lý cố hữu của loài người kể từ khi nền văn minh ló dạng : triết lý nhất nguyên. Phải hiểu rằng từ thời thượng cổ cho đến thế kỷ 20 triết lý duy nhất của thế giới là nhất nguyên, và ngay cả bây giờ tư tưởng nhất nguyên vẫn còn rất mạnh. Đó là niềm tin rằng với mọi câu hỏi đích thực luôn luôn có một và chỉ có một giải đáp đúng. Giải đáp có thể chưa tìm ra nhưng vẫn có và chỉ có một, trừ khi chính câu hỏi được đặt sai. Nếu ta không tìm ra là vì ta kém, hay không đúng phương pháp. Ta không tìm ra thì sẽ có những vĩ nhân được trí tuệ soi sáng, những thánh nhân được sự mặc khải Thượng đế tìm ra, và nếu chính họ cũng chưa biết thì Thượng đế cũng biết. Nhưng giải đáp đích thực luôn luôn có và chỉ có một. Có Chân, Thiện, Mỹ. Và khi mọi giải đáp đúng cho mọi vấn đề lớn của nhân loại đã tìm thấy thì xã hội lý tưởng đã tìm được và kỷ nguyên của hạnh phúc toàn diện bắt đầu. Có thiên đường.

Triết lý nhất nguyên đã là cội nguồn của mọi tôn giáo lớn. Nó cũng là lý do khiến cho đến giữa thế kỷ 20 người ta đã vật vã tìm kiếm những ý thức hệ giải quyết tất cả mọi vấn đề của loài người. Các tôn giáo khiêm tốn hơn, cho rằng thiên đường chỉ có ở đời sau, nhưng các nhà tư tưởng  chính trị lại lạc quan hơn cho rằng có thể thực hiện ngay trên mặt đất này. Hegel và Marx tin rằng có một qui luật lịch sử khách quan, qui luật biện chứng, dẫn đến xã hội toàn hảo, dù mỗi người một cách, Hegel qua sự xung đột giữa các quốc gia, Marx qua đấu tranh giai cấp. Trước đó Rousseau tin rằng chỉ có tâm hồn trong sáng của người nông dân mới tìm ra được chân lý. Người Do Thái và tín đồ Thiên Chúa giáo cho rằng phải tìm chân lý trong kinh thánh. Plato cho rằng toán là con đường, các "vua hiền triết" (philosopher king) là người dẫn đường. Phương pháp khác nhau nhưng triết lý vẫn chỉ là một : triết lý nhất nguyên với niềm tin là có và chỉ có một giải đáp cho mỗi vấn đề. Có chân lý và chân lý chỉ có một.

Và nếu chân lý đã chỉ có một thì sự hy sinh chỉ có ý nghĩa khi nó đúng hướng. Kẻ hy sinh tính mạng để chống lại cách mạng vô sản, hay để chống lại quyền lãnh đạo tất yếu của dân tộc Aryen, v.v. tùy theo cách nhìn của mỗi người, chỉ là hy sinh một cách ngu xuẩn. Hơn nữa khi đường đi tới chân lý đã tìm được - và nhiều người nghĩ là họ đã tìm được dù những giải đáp của họ rất khác nhau - thì kẻ nào chống lại chỉ là kẻ cản trở đà tiến phải có của nhân loại và do đó phải bị tiêu diệt, hoặc ít là vô hiệu hóa. Triết lý nhất nguyên tự nó đã bất dung, nó còn bất dung hơn ở phương pháp lý luận nhị nguyên (dualism) của nó. Cái gì cũng chỉ phân biệt hai khả năng, thẩm mỹ có đẹp và xấu, đạo đức có thiện và ác, lý luận có đúng và sai, chính trị có ta và địch, bạn và thù.

Chủ nghĩa lãng mạn vẫn nằm trong tinh thần nhất nguyên, nhưng nó làm gia tăng sự bất dung do bản chất ưa cảm xúc mạnh, bạo lực và sự đập phá của nó.

Lý do thứ hai nằm ngay trong bản chất của phong trào lãng mạn. Lập trường của những người lãng mạn là phủ nhận mọi giá trị phổ cập hiện có. Họ nói : tôi hoàn toàn tự do, tôi tự tìm lấy và sống các giá trị của riêng tôi, tôi tự quyết định lấy tất cả. Nhưng Tôi  là ai ? Và tôi có thể hoàn toàn tự do được không ? Trong thâm tâm con người tự biết mình ngu dốt, yếu kém, hèn nhát, thèm muốn, nhỏ mọn không thể đảm nhận được cái tự do tuyệt đối đó, càng không thể chịu hậu quả. Trừ khi chấp nhận làm kẻ phiêu lưu điên dại sống ngoài lề xã hội, ngoài vòng pháp luật và sau cùng bị đào thải như Byron, con người mau chóng tìm chỗ trú ẩn trong một cái tôi siêu hình và tập thể. Cái tôi lớn đó là một dân tộc, một giai cấp, một giáo hội, một đảng, v.v., trong đó cái tôi nhỏ - cá nhân - chỉ là một phần tử trong một tổng thể, một viên gạch trong một lâu đài, một tế bào trong một cơ thể, nghĩa là không đáng kể.

Rousseau, vẫn ông này, đã minh họa một cách rõ rệt tiến trình tha hóa này. Thúc đẩy bởi danh tiếng đã nổi như cồn vào lúc đó, ông cũng đua đòi muốn đưa ra một học thuyết chính trị và đã viết cuốn Du contrat social (Về khế ước xã hội). Kết luận của Rousseau, sau một hồi lý luận, là muốn được hoàn toàn tự do, con người phải từ bỏ tất cả mọi tự do, phải chấp nhận tha hóa một cách tuyệt đối, tuân phục một cách tuyệt đối Ý Chí Chung  (La Volonté générale). Nhưng ý chí chung là gì nếu không phải là ý chí của kẻ cầm quyền ? Khởi hành từ sự tìm kiếm tự do cá nhân, Rousseau đã đi đến kết luận là phải hủy bỏ toàn bộ tự do cá nhân. Quả là một sự phá sản trí thức toàn diện. Chỉ có người Pháp mới coi Rousseau là một nhà tư tưởng chính trị lớn. (Họ nói Rousseau đã khởi xướng ra khái niệm khế ước xã hội. Điều này hoàn toàn sai, khái niệm khế ước xã hội đã được đưa ra một thế kỷ trước đó một cách hùng hồn bởi Thomas Hobbes và John Locke).

Khi đã chấp nhận hội nhập và đánh mất mình trong cái tôi tập thể đó, cá nhân mất mọi ý chí, chỉ còn tổ quốc, đảng, giai cấp và lãnh tụ. Tổ quốc trên hết, nước tôi đúng hay sai vẫn là nước tôi, tôi vẫn phải tuân hành mệnh lệnh của tổ quốc. Tôi làm như vậy không phải vì tôi thấy là đúng hay vì tôi thích mà vì đảng muốn, vì đó là quyền lợi của giai cấp, đảng và giai cấp nghĩ thay cho tôi. Còn những người lãnh đạo ? Họ thể hiện chủ nghĩa lãng mạn của kẻ cầm quyền. Họ lãng mạn theo cách của kẻ cầm quyền. Họ tự cho phép hủy bỏ những giá trị phổ cập và đặt ra những giá trị và chuẩn mực. Và để những giá trị và chuẩn mực này không bị phản bác, tốt hơn hết những người khác không được có ý kiến.

Sự từ chối các giá trị phổ cập của loài người đã là một sự điên dại với hậu quả cực kỳ tai hại. Nó đã thả lỏng những bản năng, gây ra những thảm kịch chưa từng thấy và cuối cùng loại bỏ chính con người. Các giá trị phổ cập : sự sống, gia đình, tình bạn, tình yêu, sự nhường nhịn, thỏa hiệp, lòng bác ái, giữ lời hứa, không nói dối, không cướp của, không giết người, v.v. là thành quả của hàng triệu năm tiến hóa của loài người. Chúng định nghĩa giống người và cho phép loài người sống chung hòa bình với nhau. Chúng có thể được cảm nhận khác nhau theo từng nơi và từng thời đại nhưng trong chiều sâu chúng vẫn có cùng ý nghĩa và cho phép người nước này hiểu người nước khác, người hôm nay giải thích được những việc làm của người ngày xưa. Quả là một sự ngông cuồng khi những người lãng mạn nghĩ rằng họ có thể gạt bỏ tất cả để tự tạo ra trong chốc lát những giá trị cho riêng mình. Cái giá mà thế giới, và Việt Nam, phải trả cho sự cuồng dại này đã quá đắt.

Tóm lại, triết lý nhất nguyên và sự phủ nhận các giá trị phổ cập của loài người đã phối hợp với nhau để biến phong trào lãng mạn từ một phong trào khai phóng lúc ban đầu thành lò sản xuất ra những chủ nghĩa độc hại và chế độ toàn trị hung bạo. Các chủ nghĩa cộng sản, phát xít và nazi là những anh em ruột.

Cuộc Cách Mạng Tháng 8-1945 tại Việt Nam, cũng như cuộc Cách Mạng Pháp 1789 đã xảy ra với cùng một não trạng. Phong trào lãng mạn không khởi động ra hai cuộc cách mạng này, nhưng nó đã nhào nặn và uốn nắn hai cuộc cách mạng này và khiến chúng đã xảy ra như thế.

Chúng ta đã không may bị mất chủ quyền vào tay người phương Tây và chúng ta càng không may bị người Pháp đô hộ. Họ đem đến cho chúng ta những tật nguyền tâm lý của họ. Ở một mức độ nào đó, Cách Mạng Tháng 8 là một sản phẩm của Pháp.

Trong lịch sử, điều quan trọng nhất không phải là biết những biến cố đã xảy ra mà là hiểu được tại sao chúng đã xảy ra và đã xảy ra như thế. Phải hiểu lịch sử để những thảm kịch đừng tái diễn.

Thời điểm tháng 8-1945 đã là một cơ may lớn cho nước ta, đã có thể giúp ta giành lại độc lập ở một mức độ phát triển và phồn vinh cao hơn mức trung bình thế giới và với một tiềm năng địa lý và nhân văn lớn. Giờ này chúng ta đã có thể là một trong những nước văn minh và giàu mạnh hàng đầu của thế giới. Nhưng cơ may đã biến thành thảm kịch bởi vì Cách Mạng Tháng 8 đã diễn ra như thế và đã là khởi điểm của 30 năm chiến tranh kết thúc bằng cái ách cộng sản mà chúng ta vì quá kiệt quệ vẫn chưa đủ sức để tháo gỡ. Thiếu trí tuệ và sự sáng suốt thì một cơ may cũng có thể trở thành một họa lớn. Đó đã là trường hợp của Cách Mạng Tháng 8.

Nhìn lại giai đoạn Cách Mạng Tháng 8, chúng ta không thấy một nhà tư tưởng nào và cũng không thấy một người nào chứng tỏ sự hiểu biết tạm được về những triển vọng và nguy cơ đang chờ đợi đất nước lúc đó. Chúng ta không hề thấy một dự án chính trị nào. Thanh niên hăm hở lên đường nhưng lên đường để đi đến đâu thì không biết, chỉ tin là "đi hiên ngang tới phương trời tươi sáng". Rất thơ mộng nhưng không phải giải đáp. Thanh niên thế hệ 1945 thực không may. Sự thiếu sót này đến nay hình như vẫn chưa ý thức đầy đủ. Vẫn còn rất nhiều người nghĩ rằng không cần lý thuyết, chỉ cần hành động, không cần nói mà chỉ cần làm. Vẫn còn rất  nhiều người nghĩ rằng có thể tranh đấu mà không cần có tư tưởng. Vẫn có những người cho rằng họ có tư tưởng chỉ vì họ không hiểu thế nào là tư tưởng. Và quần chúng, kể cả quần chúng tốt nghiệp đại học, thì nhìn mọi người và mọi tổ chức như nhau.

Cách Mạng Tháng 8 đã là một thời điểm hừng hực khí thế. Chưa bao giờ mà dân tộc Việt Nam được động viên tới mức độ đó. Cuộc cách mạng dân chủ sắp tới sẽ là cuộc cách mạng vĩ đại nhất trong lịch sử Việt Nam và cũng sẽ là cuộc cách mạng thông minh nhất và đáng có nhất, nhưng chắc chắn nó sẽ không sôi động như Cách Mạng Tháng 8 vì nó sẽ diễn ra dưới sự kiểm soát  của lý trí. Nhưng muốn có cuộc cách mạng này thì trí thức Việt Nam phải đầu tư hơn nữa vào tư tưởng. Họ phải ý thức ít nhất hai điều. Một là trí thức bao giờ cũng phải là người phát ngôn của đất nước, tư tưởng của trí thức cũng là tư tưởng của quần chúng. Hai là không có dân tộc nào không có triết lý cả, dân tộc nào cũng có triết lý của mình và hành động theo triết lý đó. Khi không có một triết lý đúng và lành mạnh là người ta có một triết lý sai và bệnh hoạn, và bị dẫn dắt vào thảm kịch.

Nguyễn Gia Kiểng

(Tháng 07/2006)

Đọc thêm :

Một hồ sơ về thảm họa dân tộc

Bài 1. Rút kinh nghiệm từ hai cuộc Cách Mạng

Bài 2. Nghĩ về một cơn điên của thế giới

Bài 3. Nhìn lại chủ nghĩa Mác-Lênin

Bài 4. Nhìn lại Cách Mạng Tháng Tám

Bài 5. Cuộc chiến đấu thực sự

Khai sáng kỷ nguyên thứ hai

Published in Quan điểm
Trang 2 đến 2