Cần cải tổ con đường rèn luyện thực tiễn bằng cách thuyên chuyển cán bộ để tránh hình thức và lãng phí, tạo ra tình trạng không biết việc, ngồi không nóng chỗ, không hành động để tránh va chạm, cuối cùng là không hiệu quả.
"Công tác nhân sự các khóa 11, 12, 13 đều đã để lọt những người không đạt tiêu chuẩn và không phải họ mới mắc khuyết điểm mà là bây giờ mới phát hiện ra". Hình minh họa.
Tuần này lại có thêm hàng loạt cán bộ "thoái hóa, biến chất" bị bắt. Trường hợp được nhiều người chú ý, hả hê là ông Lê Viết Chữ, cựu Bí thư Quảng Ngãi[1]. Ông Chữ không phải là nhân vật xa lạ với người sử dụng mạng xã hội. Nhân sự kiện ông Chữ bị bắt, Tiếng Dân News đăng lại một bài viết của một thân hữu tên là Thu Hà mà trang này đã từng giới thiệu cách nay bốn năm.
Theo đó, ông Chữ là người "điếu đóm" cho nhiều nhân vật "tai to, mặt lớn" như ông Hồ Nghĩa Dũng (cựu Bí thư Quảng Ngãi, sau đó là Bộ trưởng GTVT), Nguyễn Hòa Bình (cựu Bí thư Quảng Ngãi, sau đó là Viện trưởng Kiềm sát Tối cao, Chánh án Tòa án Tối cao), Võ Văn Thưởng (cựu Bí thư Quảng Ngãi, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tuyên giáo của Ban chấp hành trung ương đảng).
Nhờ sự hậu thuẫn của những cá nhân đó, ông Chữ trở thành Chủ tịch Quảng Ngãi, bước vào Ban chấp hành trung ương đảng, trở thành Bí thư Quảng Ngãi. Cho dù nổi tiếng giàu có vì "ăn không chừa thứ gì" và thâu tóm, chia chác quyền lực, bảo trợ cho gia đình vợ cướp đất của dân lành ép họ đến chỗ phải tự thiêu, thậm chí dám thu hồi đất dùng để xây dựng đồn biên phòng để giao cho tập đoàn FLC... nhưng ông Chữ vẫn "bình an, vô sự" [2].
Giờ (2024), ông Chữ mới bị sờ gáy vì dính líu đến một scandal khác, scandal khiến ông Võ Văn Thưởng (Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Nhà nước) đột tử về mặt chính trị. Giống như Tiếng Dân News, nhân sự kiện ông Lê Viết Chữ bị sờ gáy, ông Nguyễn Thông kể một chuyện xảy ra cũng cách nay bốn năm. Hồi đó, nhân dịp ghé Đà Nẵng, ông được một người bà con đưa đi chiêm ngưỡng tư dinh của ông Lê Viết Chữ ở quận Cẩm Lệ. Tư duy mà theo nhận định của Nguyễn Thông là "bề thế hơn cả phủ của lãnh chúa Trung phần". Bên cạnh tấm ảnh chụp tư dinh của ông Chữ - chỉ xây dựng cho có rồi để đó, giao cho người khác trông coi chứ không dùng đến - Nguyễn Thông dẫn lại thắc mắc lâu nay của đa số dân chúng : Nếukhông tham nhũng thì cán bộ lấy đâu ra tiền đểxây nhà trăm tỉ ? Ai cũng thấy. Dân chúng oán thán. Chỉ đảng có mắt như mù nênkhông thấy. Công an cũng không thấybởi nếu thấy thì tạisao không làmgì ? Kê khai tài sản chỉ là trò vớ vẩn.Đó cũng là lý do Nguyễn Thông nêu thắc mắc :Liệu biệt phủ của quan tham Quảng Ngãi trên đất vàng Đà Nẵng có trong hồ sơ đen ? Không phải tự nhiê n mà Nguyễn Thông có cùng nhận xét như rất nhiều người :Xứ An Nam ta, bây giờ ngày nào không bắt cán bộ tự dưng dân cảm thấy hẫng hụt, buồn buồn, kém vui[3].
Tương tự, Bị Cạo Râu cho rằng :Cứ mỗi ngày bắt một em gộc thế này, từ Lạng Sơn đến Cà Mau thì dân vui lắm nha nha. Đời khổ quá, khôngcó gì sướng bằng nghe tin cán bộ bự bị bắt. Những anh chị chờ thế chỗ lại càng vui ! Phu Lao – một thân hữu của Bị Cạo Râu – góp thêm :Nhà nước nên đưa kế hoạch bắt cán bộ từ to tới nhỏ của 63 tỉnh thànhthì GDP chắcsẽ đứng đầu Đông Nam Á [4].
***
Từ chuyện Ủy ban Kiểm tra của Ban chấp hành trung ương đảng liên tục đề xuất và Bộ Chính trị kỷ luật hàng loạt cán bộ cao cấp trong thời gian vừa qua, ông Nguyễn Ngọc Chu bảo rằng :Tuy nhân dân hoan nghênh và mong muốn đẩy mạnh công cuộc chống tham nhũng hơnnữa nhưng phải cần các biện pháp khác đểtiêu diệt quốc nạn tham nhũng đến tận gốc rễ. Sau khi nêu ra hàng loạt dẫn chứng, chứng minh công tác nhân sự tuy được "làm rất kỹ" nhưng vài nhiệm kỳ vừa qua, nhiệm kỳ nào cũng phải xử lý hàng loạt cán bộ cao cấp, ông Chu nhận định :Công tác nhân sự các khóa 11, 12, 13 đều đã để lọt những người không đạt tiêu chuẩn và không phải họ mới mắc khuyết điểm mà là bây giờ mới phát hiện ra. Do vậy, câu hỏi hiển nhiên là ai chưa bi phát hiện ? Bởi giới lãnh đạo đảng đang chuẩn bị nhân sự cho khóa 14 và vì...tham nhũng có muôn hình vạn trạng, dễ thấy nhất là tham nhũng quyền lực, tham nhũng tiền bạc, tham nhũng tình ái, với một hàng dài danh sách các Ủyviên Ban chấp hành trung ương bị phát hiện mắc tội tham nhũngliệu còn bao nhiêu người tham nhũng nhưng chưa bị phát hiện(?),theo ông Chu : Thay vì nêu câu hỏiAi chưa bị phát hiện ? Ai tham nhũng ? Nên hỏi Ai không tham nhũng sẽ dễ tìm ra câu trả lời hơn.
Tuy nhiên thực tế cho thấy rất khó tìm ra người không tham nhũng vì :Từ cán bộ cơ sở đi qua các cấphuyện, tỉnh, tới trung ương, hay từ cấp phòng, vụ tới bộ, đã bị "nhúng" trong môi trường làm việc mà tham nhũng mang tính phổ quát thì khó hoàn toàn trong sạch. Ngay cả đưa một người trong sạch, chưa có chức vụ gì vào tham gia bộ máy ở cấp trung ương thì khi nằm trong bộ máy cũng sẽ chịu sự chi phối của môi trường, từ không tham nhũng lại có thể sẽ dính vào tham nhũng...Do vậy ông Chu nghĩ rằng :Muốnloại trừ tận gốc phần lớn nạn tham nhũngthì quan trọng bậc nhất là cải cách thể chế, cải cách phương thức quản lý nhà nước.Thay đổi phương thức tuyển chọn nhân sự. Cách tuyển chọn nhân sự hiện tại. Thực tiễn bốn kỳ đại hội10, 11, 12, 13 cho thấy đã để lọt vào Ban chấp hành trung ương rất nhiều Ủyviên Ban chấp hành trung ương và Ủyviên Bộ Chính trị không đủ tài, kém phẩm chất, làm ảnh hưởng đến uy tín của đảng, làm mất lòng tin của nhân dân, và gây thiệt hại to lớn cho nhà nước. Ông Chu khuyến cáo :Cần phải xemlại cách làm nhân sự trướcnay vì cách làm nhân sự này không chỉ dẫn đến tình trạng lãnh đạo thế hệ sau không b ằng lãnh đạo thế hệ trước, mà nguy hiểm hơn là việcbảo vệ và duy trì quyền lực dẫn đến nguy cơ làm gia tăng tham nhũng quyền lực.
Ông Chu cũng cho rằng :Cần cải tổ con đường rèn luyện thực tiễn bằng cách thuyên chuyển cán bộ đểtránh hình thức và lãng phí, tạo ra tình trạng không biết việc, ngồi không nóng chỗ, không hành động để tránh va chạm, cuối cùng là không hiệu quả. Công tác Đoàn Thanh niên cộng sản và các đoàn thể khác (Công đoàn, Phụ nữ, Mặt trận Tổ quốc…) tuyquan trọng nhưng cán bộ đoàn thể không đối mặt với các tình huống khó khăn "ngàn cân treo sợi tóc" hay "một mất một còn", nên không thể hiện được tài năng của lãnh đạo. Tuyển chọn nhân sự qua con đường đoàn thể cần xem xét lạivì thực tiễn cho thấy các cán bộ cấp cao thăng tiến từ con đường đoàn thể chẳng những không có năng lực mà còn vi phạm khuyết điểm với tỷ lệ không nhỏ.Mở rộng dân chủ trong đảng để cho số đông lựa chọn nhân sự là phương thức tốt nhất trong công tác nhân sự, được thực tiễn kiểm nghiệm. Đó là con đường duy nhất đúng để tìm ra lãnh đạo có tài, có đức. Hơn thế nữa, mở rộng dân chủ để số đông lựa chọn lãnh đạo còn là biện pháp hữu hiệu nhất chống lại tham nhũ ng quyền lực – nguy hiểm nhất trong các hình thức tham nhũng.Tự nguyện từ bỏ quyền lực là điều vô cùng khó khăn, con đường mở rộng dân chủ đầy gian truânvà nói đến mở rộng dân chủ trong đảng cũng là nói đến mở rộng dân chủ trong dân[5].
Có thể xếp ý kiến của ông Nguyễn Ngọc Chu vào loại... "gan ruột" nhưng bao nhiêu người tin giới lãnh đạo chính quyền Việt Nam chịu nghe, chịu ngẫm nghĩ ?
Trân Văn
Nguồn : VOA, 01/04/2024
Chú thích
Vẫn còn nhiều ‘hư hỏng’ ngay từ các tuyên bố mang tính cam kết của những quan chức phụ trách liên quan
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa thi hành lệnh bắt, tạm giam nguyên Chủ tịch UBND huyện Thường Xuân Cầm Bá Xuân về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ". Ảnh minh họa
Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam cần trả lời bằng được vì sao cán bộ đảng lại ‘hư hỏng’ nhiều đến vậy…
Sở dĩ phải bỏ dấu nháy cho tính từ hư hỏng, vì ở đây ‘hư hỏng’ còn biểu hiện ở chỗ "làm chính sách", chứ không đơn thuần là ‘hư hỏng’ dẫn đến các vụ án hình sự như vụ Việt Á, chuyến bay giải cứu, hay đăng kiểm xe cơ giới đang nóng hổi thời sự.
Hổm rày báo chí râm ran ngợi ca về một văn bản được gọi là "thở phào" đối với nhiều lãnh đạo bệnh viện sau khi Chính phủ ban hành nghị định 07 (sửa nghị định 98) và nghị quyết 30 (sửa nghị quyết 144) được cho là gỡ nhiều vướng mắc trong đấu thầu, mua sắm… trang thiết bị, vật tư y tế.
Theo bình luận của báo chí nhà nước thì với nghị định 07, các vấn đề "nóng" về giấy phép cung ứng, nhập khẩu, lưu hành trang thiết bị y tế được gia hạn hướng đến giải pháp hậu kiểm. Với nghị quyết 30 đã khơi thông "điểm nghẽn" khiến không ít bệnh viện kêu than về thời hạn thanh toán bảo hiểm y tế cho máy đặt – mượn, quy định "3 báo giá" và xây dựng giá gói thầu.
Nghị quyết 30 cũng góp phần dẹp bỏ thực tế cười ra nước mắt là bệnh viện có máy móc thiết bị nhưng không được sử dụng (trang thiết bị được biếu, tặng, viện trợ, tài trợ nhưng chưa xác lập sở hữu), kể cả trang thiết bị liên doanh, liên kết hết hợp đồng. Cởi trói thực chất sẽ rất có lợi cho cả bệnh viện, người bệnh và ngân sách nhà nước.
Câu hỏi rất quen thuộc lại đặt ra : vì sao đến tận lúc này chính phủ mới ban hành văn bản được dự báo rằng có thể giúp gỡ nhiều vướng mắc trong đấu thầu, mua sắm… trang thiết bị, vật tư y tế ?
Phải chăng năng lực soạn thảo văn bản pháp lý phục vụ cho công việc quản trị chuyên trách của cán bộ có yếu tố ‘hư hỏng’ về kiến thức, hay ‘hư hỏng’ đó xuất phát từ chuyện… "Việt Nam nó là thế", khi mà chuỗi sai lầm trong công việc từng được ông Nguyễn Bá Thanh, một quan chức cấp cao của đảng, lúc sinh tiền đã đưa ra câu nhận xét, đại khái rằng "sợi đây dài nhất Việt Nam là sợi dây kinh nghiệm, vì ‘rút’ hoài vẫn không hết" ( ! ?).
‘Hư hỏng’ trong làm chính sách hiện đang diễn ra trong chuyện thủ tục liên quan đến tờ hộ khẩu đã được Bộ Công an tuyên bố ‘cáo chung’ từ đầu năm 2023.
Tại Hà Nội – địa phương được đánh giá là ‘gần mặt trời’ nhất, vậy mà hơn 2 tháng sau khi "khai tử" sổ hộ khẩu, nhiều người dân vẫn vất vả với những thủ tục phát sinh.
Một lãnh đạo UBND phường ở Hà Nội cho hay khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công, đơn vị gặp rất nhiều vướng mắc. Hệ thống dữ liệu dân cư từ cổng dịch vụ công chưa tích hợp tính năng khai thác, chia sẻ. Điều này gây khó khăn cho cán bộ, công chức trong việc hướng dẫn, tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính cho công dân.
Hiện tại, cán bộ, công chức giải quyết thủ tục hành chính chỉ có một cách là khai thác dữ liệu dân cư thông qua phần mềm một cửa của thành phố Hà Nội. Song, kết quả tra cứu nhiều lúc còn báo lỗi do không kết nối được dữ liệu dân cư quốc gia. Còn kết quả tra cứu qua phần mềm một cửa cũng chỉ xác định được hộ khẩu thường trú của công dân hiện tại, chưa thực hiện được việc tra cứu thông tin lịch sử cá nhân qua nhiều nơi cư trú.
Những câu trả lời sau đây đang rất phổ biến ở nhiều địa phương, qua đó cũng cho thấy mức độ ‘hư hỏng’ trong cập nhật chính sách của cán bộ là một nan đề mà có lẽ cần xử trí đồng bộ ở cấp lãnh đạo cao nhất là Tổng bí thư :
"Bên công an chưa nhập dữ liệu đầy đủ và chúng tôi chưa được cấp thiết bị để quét dữ liệu từ căn cước công dân. Vì vậy, liên quan đến thường trú trước thời điểm kết hôn thì trong sổ hộ khẩu đầy đủ nhất, vẫn được tận dụng để xác minh mốc thời gian người ta sống với nhau như thế nào" – "Trường hợp đã cập nhật căn cước công dân thì mới không phải làm giấy xác nhận cư trú, còn chưa cập nhật thì khó có căn cứ để giải quyết hồ sơ vì không biết chính xác họ ở đâu… Phường vẫn chưa có phần mềm để quét mã QR trên căn cước công dân"…
Theo quy định của Luật Cư trú, từ ngày 1/1/2023, sổ hộ khẩu giấy, sổ tạm trú giấy hết giá trị sử dụng, thay vào đó là xuất trình thẻ căn cước công dân gắn chip, tra cứu thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc sử dụng giấy xác nhận cư trú.
Thế nhưng trên thực tế thì tính đến lúc này, quy định trên vẫn còn nhiều ‘hư hỏng’ ngay từ các tuyên bố mang tính cam kết của những quan chức phụ trách liên quan.
Ở đây, ‘hư hỏng’ trong chuyện ‘làm chính sách’ phải được xử trí bằng một nền hành chính có yếu tố cạnh tranh của những ghế quyền lực của đảng phái chính trị tại nghị trường.
Hoài Nguyễn
Nguồn : VNTB, 07/03/2023