Trước giờ, trong nhận thức của người Việt chỉ có cõi Phật, cõi Tiên, cõi vĩnh hằng và đó là lý do "cõi bác Hồ" trở thành khái niệm khiến thiên hạ chưng hửng rồi bàn luận rôm rả suốt tuần này.
Tượng đài Nguyễn Tất Thành và thân phụ Nguyễn Sinh Sắc tại tỉnh Bình Định, 18/5/2017. (Ảnh chụp từ Báo Bình Định). Hình minh họa.
***
Người sử dụng mạng xã hội đã chuyển cho nhau xem ảnh chụp một số trang trong Sổ tang ghi lại tâm tình của những người đến viếng ông Trương Vĩnh Trọng (cựu Ủy viên Bộ Chính trị Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, cựu Phó Thủ tướng Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Những trang ấy đều có một số điểm đặc biệt đáng được luận bàn, song gây chú ý nhiều nhất vẫn là tâm tình của ông Phan Thanh Bình – Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục thanh niên thiếu niên và nhi đồng Việt Nam – dành cho ông Trọng.
Dẫu chỉ phóng bút viết chừng 150 chữ để bày tỏ sự thương tiếc ông Trọng và phân ưu với người thân của ông nhưng ông Bình vẫn kịp tung ra hai khái niệm mới, khuấy động dư luận, đó là đất nước Bến Tre và cõi Bác Hồ.
Theo ông Bình thì ông Trọng là người con tiêu biểu củađất nước Bến Tre, Quê hương Đồng Khởi và ông chân thành cầu chúc nhân vật mà ông ca ngợi là mực thước, trong sáng, tận trung, tận hiếu với đảng, nhà nước và nhân dân - tiêu diêu cõi Bác Hồ !
***
Cho dù dân chúng Việt Nam thường xuyên bày tỏ sự nghi ngại về những học hàm, học vị mà các viên chức của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam thủ đắc nhưng nhiều người vẫn không tránh khỏi ngạc nhiên khi ông Bình - người có học hàm Phó Giáo sư, học vị Tiến sĩ, chưa kể đang đảm nhiệm vai trò lãnh đạo ủy ban đặc trách về văn hóa và giáo dục của Quốc hội – sử dụng tiếng Việt tùy tiện đến mức bất cần ngữ pháp. Sauđất nước Bến Tre, ông giáng dấu phẩy rồi viết hoaQuê hương Đồng Khởi !
Đó là lý do có những người như Manh Dang, mạnh dạn rao trên facebook thế này :Nhận dịch vụ viếc xổ tang đúngtrính tã. Bão đãm dăn thống thiếc, chử bai bớm, kíng đáo, dá cã phãi trăng. In bốc đễ nhậng báo dá (1).
Song cũng có rất nhiều người không cười hoặc không đùa nổi. Ví dụ Nguyễn Côn - thân hữu của Phạm Thanh Nghiên – than :Kinh quá ! Những thân hữu khác của Phạm Thanh Nghiên như Hy Go thì nhận định :Rõ mặt lớp ba trường làng ! Thành ra Dũng Lâm phải đính chính : Đó là Phó Giáo sư, Tiến sĩ đấy ! Nghiem Vietanh thở dài :Thiên đường mù đúng là lắm điều kỳ lạ. Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục thanh niên thiếu niên nhi đồng của Quốc hội mà trình độ lùn hơn ngọn cỏ như thế, bảo sao không xuống hố cả nút (2).
Tuy có rất nhiều người dùng Facebook kêu gọi ông Bình giải thích về cái gọi là đất nước Bến Tre nhưng cũng có những người như Đinh Văn Hải đề nghị :Khoan tìm hiểu đất nước Bến Tre ở đâu, thế nào mà nên tìm hiểu cõi bác Hồ là cõi nào.
Sau khi nhắc lại giai đoạn giữa thập niên 1940 : Rất nhiều tiểu phú, đại phú vì yêu nước, thương nòi, nô nức đóng góp tài sản trong Tuần lễ vàng để hỗ trợ xứ sở, đồng bào giành độc lập, sau khi giành được độc lập, trong các đợt cải cách ruộng đất, đột nhiên bị quy là địa chủ, cường hào, tiểu tư sản phản động, tư sản phản quốc rồi bị giết một cách dã man, Hải kết luận :Đó chỉ là một trong những ví dụ nhỏ chứng minh. Cõi bác Hồ là "cõi oan dậy đất, án ngờ lòa mây".
***
Cũng đã có những Facebooker như JB Nguyễn Hữu Vinh phân tích theo hướng :Cõi bác Hồ là cõi chết. Đường bác đi đến cõi của của bác là đường đi đến chỗ chết. Quả là "đất nước Bến Tre" sinh ra những con người quái gở, không biết đến đó thì xin visa ở đâu hay tìm gặp chị Ngân đi nhờ máy bay ? Đó là lý do JB Nguyễn Hữu Vinh tin rằng :Thằng cha này(ông Bình) là… phản động rồi ! Đỗ Minh Tuấn tán thành :Chia buồn rồi chúc vào cõi có ông kia. Nghĩa là cõi của ông kia là cõi không ai muốn đến nên mới phải chia buồn.
Thế nhưng cũng có những thân hữu của JB Nguyễn Hữu Vinh như Nguyễn Thông không đồng ý mà đòi làm rõ vì :Bác sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta. Thế thì tại sao lại chúc tiêu diêu cõi bác Hồ(3) ?
Trần Hồng Tiệm thì xem việcthiên hạ ầm ĩ về cõi bác Hồ là buồn cười ! Ông nhấn mạnh rằng ông không quan tâm chuyện gọi là cõi bác Hồ hay cõi Minh Râu. Trần Hồng Tiệm lưu ý cõi bác Hồ không mới và Tố Hữu là đầu têu (Anh dắt em vào cõi bác xưa). Bài thơ ấy ngày xưa từng được dạy trong hệ thống giáo dục phổ thông. Sau này Viễn Phương tiếp nối, làm hẳn một bài thơ có tên là "Về cõi bác Hồ" tưởng niệm ông Phạm Văn Đồng, trong đó có câu : Anh về cõi bác nhẹ lâng lâng (4)…
***
Thời thế rõ ràng đã khác. Cách nay chỉ vài chục năm,cõi bác còn là đề tài mà nhiều triệu học sinh trung học phải bình để khen. Giờ, sau trận bão dư luận như đã biết, chắc chẳng còn ông nào dám… học tập và làm theo ông… Phan Thanh Bình khi viết… sổ tang !
Trân Văn
Nguồn : VOA, 26/02/2021
Chú thích
(1) https://www.facebook.com/manhdang001/posts/4363840363632461
(2) https://www.facebook.com/thanh.nghien.1/posts/1766507586844030
(3) https://www.facebook.com/jbnguyenhuuvinh/posts/3855395941221735
(4)https://www.facebook.com/story.php?story_fbid=10223125825246022&id=1593540082