Trần Lê Minh, RFA, 14/10/2021
Cuối cùng, khi đợt ang dịch dữ dội nhất ở Việt Nam đang giảm tốc độ thì Nhà nước cũng đã cho ra được một văn bản pháp luật có tính nền tảng về phòng chống dịch.
AFP
Đó là Nghị quyết 128 ra đời ngày 11/10/2021 ban hành Quy định tạm thời "Thích ứng an toàn,linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19".
Nôm na là sinh con rồi mới sinh cha vậy !
- Cấp 1 : Nguy cơ thấp (bình thường mới) : màu xanh.
- Cấp 2 : Nguy cơ trung bình : màu vàng.
- Cấp 3 : Nguy cơ cao : màu cam.
- Cấp 4 : Nguy cơ rất cao : màu đỏ.
Tiêu chí đánh giá cấp độ dịch gồm ba yếu tố :
a) Tỷ lệ ca mắc mới tại cộng đồng/số dân/thời gian.
b) Độ bao phủ vắc-xin.
c) Khả năng thu dung, điều trị của các tuyến (hiện có và kế hoạch bổ sung).
Thay vì phong tỏa cả một địa bàn rộng lớn như trước thì nay phạm vi đánh giá cấp độ dịch được tính từ quy mô cấp xã, thậm chí nhỏ hơn cấp xã. Như vậy có thể là từng khu nhà, từng thôn/xóm, từng tổ dân phố, từng tầng lầu một của chung cư…
Thời gian áp dụng quy định cũng hợp lý hơn trước rất nhiều. Thay vì đánh úp người dân và doanh nghiệp theo kiểu ra quyết định trong đêm và có hiệu lực ngay từ 6h sáng hôm sau như Hà Nội đã từng làm, thì phải thông báo trước ít nhất 48 giờ cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp biết, có sự chuẩn bị trước khi áp dụng.
Đây đều là những điểm tích cực đáng hoan nghênh của Nghị quyết lần này.
Đặc biệt thay đổi lớn nhất còn là hai lĩnh vực liên quan trực tiếp đến cuộc sống của nhiều người nhất, cũng là hai lĩnh vực gây khó khăn nhất cho người dân trong đợt dịch vừa qua và gặp nhiều phản đối nhất của cả người dân lẫn doanh nghiệp.
Không cấm chợ, không cấm shipper nữa
Đó là lưu thông, vận chuyển ang hóa (nội tỉnh hoặc liên tỉnh), và kinh doanh dịch vụ gồm trung tâm thương mại, siêu thị, chợ đầu mối, cửa ang tiện ích cũng như quán ăn, nhà ang, chợ truyền thống.
Về hoạt động lưu thông vận chuyển ang hóa đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch, trong tất cả các cấp độ dịch đều được hoạt động. Trong đó ở cấp độ cao nhất (màu đỏ), có ang quy định đối với người vận chuyển ang bằng xe máy sử dụng công nghệ có đăng ký (bao gồm nhân viên của doanh nghiệp bưu chính), gọi tắt là shipper.
Cụ thể, UBND cấp tỉnh có thể quy định về số lượng tham gia lưu thông trong cùng một thời điểm.
Vào giữa mùa dịch vừa rồi, khi toàn bộ shipper và chợ truyền thống đều bị cấm, ra đường thì không được qua chốt, xe chở ang thì phải giằng co "thiết yếu" và "không thiết yếu" suốt nhiều đợt cho mãi đến khi tận Phó thủ tướng trực tiếp hạ lệnh "cái gì không phải ang quốc cấm thì đều là thiết yếu", người dân cả nước vô cùng khổ sở. Dân trong vùng dịch không mua được thực phẩm dù giá đội lên bốn năm lần ngày thường, dân ngoài vùng dịch thì khủng hoảng thừa, cá già rau ế, nông dân và doanh nghiệp khóc tức tưởi vì không chở ang đi bán được. Do vậy, trước mỗi lần có lệnh phong tỏa, người dân bất chấp lệnh cấm, đổ xô ra đường cố mua thật nhiều thực phẩm về tích trữ, khiến nguy cơ lây lan dịch bệnh lại ang vọt. Thiệt hại cho cả nền kinh tế là không thể tính đếm được.
Trong hoàn cảnh sẽ phải sống chung với dịch dài dài, với quy định không cấm shipper ngay cả trong cấp độ dịch cao nhất như vừa rồi, ít nhất thảm trạng trên sẽ không lặp lại.
Bổ sung cho quy định này, các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa ang tiện ích, chợ đầu mối, nhà ang, quán ăn, chợ truyền thống cũng được hoạt động, chỉ trừ khi ở cấp độ Đỏ thì có thể hạn chế số lượng người tham gia mua bán trong cùng một thời điểm.
Trên phạm vi toàn quốc, các quy định này đã gỡ được nỗi lo lắng thường trực của tất cả các tiểu thương và doanh nhân. Họ đã có những căn cứ cụ thể để chủ động tính toán việc kinh doanh của mình ; không còn phải đau tim vì suốt ngày chập chờn đoán mò, cũng như hoàn toàn phụ thuộc vào những quy định "đùng một cái" từ phía chính quyền.
Về phía người dân, xem như từ nay phải xem mã QR và thẻ xanh vắc-xin như một loại giấy tờ tùy ang thậm chí còn quan trọng hơn cả căn cước cá nhân. Tuy nhiên, sẽ không còn chế độ pháo đài cấm tiệt người dân phải đóng ang ở một địa bàn khi có dịch. Trong ba cấp độ đầu tiên (xanh-vàng-cam), người dân được đi lại giữa các địa bàn có cấp độ dịch khác nhau nhưng phải xét nghiệm âm tính và tiêm đủ vắc-xin. Ở cấp độ đỏ, người dân vẫn được di chuyển nhưng có thể bị cách ly, trong đó ưu tiên cách ly tại nhà. Nếu địa phương có khu cách ly tập trung VÀ người thuộc diện cách ly đồng ý thì mới đi cách ly tập trung.
Ở phần cuối, Nghị quyết cho phép các địa phương có thể linh hoạt áp dụng các biện pháp bổ sung cũng như các quy định cụ thể về công suất, số người tham gia sản xuất, kinh doanh, dịch vụ… nhưng không được trái với quy định của trung ương. Nhất là không gây ách tắc lưu thông ang hóa, sản xuất kinh doanh và đi lại, sinh hoạt của nhân dân.
Hành khách đến bến xe miền Đông (Thành phố Hồ Chí Minh) mua vé về quê sáng 13/10 nhưng phải trở về nhiều địa phương chưa nhận.
Nghị quyết được áp dụng tức thì ngay từ thời điểm ban hành, tức là từ ngày 11/10/2021, thống nhất trong toàn quốc.
Lẽ ra văn bản mang tính nền tảng này phải được ban hành ngay từ khi Việt Nam may mắn có khoảng bình an rất dài sau đợt dịch thứ ba vào năm ngoái. Nếu thế, đã có ang ngàn ngàn tỷ đồng được tiết kiệm, nền kinh tế không bị tổn thương sâu sắc đến mức Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc phải "buột miệng" tiết lộ "ngân sách đã cạn kiệt" vào giữa tháng 9/2021. Và có thể ang ngàn sinh mạng đã được cứu sống nhờ mọi việc được tính toán, sắp xếp ngăn nắp và có chuẩn bị.
Tuy nhiên, đây vẫn chỉ là quy định tạm thời. Có lẽ ý định của chính phủ là kịp thời chặt đứt những biểu hiện "cát cứ" của các địa phương mà Thủ tướng nhắc đi nhắc lại hơn một tuần nay, kịp thời nới các vòng kim cô siết sắp nghẹt thở người dân và doanh nghiệp. Sau đó còn phải chờ các góp ý từ thực tiễn mới có thể hoàn chỉnh và ban hành một quy định có tính lâu dài hơn.
Vì tuy nói là là có hiệu lực ngay lập tức, nhưng hôm 13/10, hai ngày sau khi được ban hành thì hành khách từ Thành phố Hồ Chí Minh về một số tỉnh miền Trung đã phải ngậm ngùi nhận tiền hoàn vé, vì nhà xe hứng khởi bán vé cho khách nhưng… các tỉnh vẫn chưa nhận người về.
Xem ra, cách hiểu cụm từ "có hiệu lực ngay từ thời điểm ban hành" của Chính phủ và các sứ quân cũng còn cần nhiều thời gian để thống nhất lắm !
Trần Lê Minh
Nguồn : RFA, 14/10/2021
Tham khảo :
Thành phố Hồ Chí Minh : Hãng xe phải báo hủy vé, hành khách tay xách, nách mang buồn bã ra về
*******************
Chính phủ có chịu trách nhiệm khi hàng chục ngàn người chết do Covid-19 ?
Diễm Thi, RFA, 14/10/2021
Chiều 12 tháng 10 vừa qua, Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên đã chia sẻ với Đoàn đại biểu quốc hội thành phố về những ngày tháng chống dịch vừa qua mà theo ông, "nỗi lo lắng, ám ảnh này vẫn còn hiện hữu".
Bên ngoài một bệnh viện dã chiến 500 giường dành cho bệnh nhân Covid-19 ở Hà Nội vào ngày 30 tháng 8 năm 2021. AFP
Báo Tuổi trẻ trích lời ông Nên thừa nhận : "Lúc đó chưa có thuốc điều trị, thành phố tập trung xây dựng bệnh viện dã chiến để tập trung ca nhiễm F0. Nhưng tập trung xong ngồi đó ngó, ai khỏe vượt qua, ai mệt thì đi nằm bệnh viện. Việc này tạo áp lực căng thẳng rất lớn, không biết làm gì. Giữ F0 lại ngăn chặn nguồn lây nhưng tập trung họ lại xong không biết làm gì".
Tính đến ngày 14 tháng 10, con số người chết do Covid-19 tại Việt Nam đã mấp mé con số 21.000. Chỉ trong một thời gian ngắn mà con số tử vong cao như thế, dư luận cho rằng trách nhiệm thuộc về Chính phủ, mà cụ thể là Thủ tướng Phạm Minh Chính với những quyết sách sai lầm, lúng túng ngay từ đầu.
Một chuyên gia y tế từ Hà Nội khẳng định với RFA sáng 14 tháng 10 rằng, Chính phủ không có tầm nhìn xa, không có sự chuẩn bị. Hậu quả là dân chết. Trách nhiệm rõ ràng thuộc về Chính phủ. Ông nói tiếp :
"Với cái chết của hàng chục ngàn người trong đợt dịch này, trách nhiệm thuộc về Chính phủ với người đứng đầu là Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Những người như Vũ Đức Đam hay Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ là hàng dọc có nhiệm vụ thi hành sự chỉ đạo của Phạm Minh Chính. Chính phủ chống dịch không theo phương pháp khoa học, không nghe góp ý từ các chuyên gia y tế. Ngay cả chuyện thiếu vắc xin bây giờ cũng do lỗi của Chính phủ, vì đó là con đường nhập vắc xin. Chính phủ thông qua doanh nghiệp hay Bộ Y tế là quyền của Chính phủ.
Ngay từ ban đầu tôi đã nói, F0 chỉ là người lành mang trùng, không nên đem nhốt họ vào một chỗ vì chính môi trường đó khiến họ phát bệnh, làm hệ thống y tế quá tải. Quá tải thì không được chăm sóc, chữa trị kịp thời dẫn đến tử vong".
Hôm 24 tháng 8 năm 2021, khi dịch bệnh dường như vượt tầm kiểm soát ở thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Minh Chính được phân công thay Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam làm Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia Phòng, chống dịch Covid-19. Quyết định được đưa ra khi ông Đam đang đi thị sát chống dịch tại thành phố Hồ Chí Minh.
Giáo sư Đặng Hùng Võ nêu quan điểm của ông :
"Thực sự mà nói thì lãnh đạo bao giờ cũng mang yếu tố quyết định, bởi mọi người có hợp sức với nhau hay không cũng do lãnh đạo. Đấy là những người có thể động viên được một số lượng lớn người trong toàn xã hội đi theo một hướng xác định. Và đấy là hướng đúng.
Vai trò lãnh đạo rất quan trọng, ngay chuyện đưa ra khái niệm ngày hôm nay chúng ta chiến thắng, thì phải tính làm sao để ngày mai cũng chiến thắng. Tất cả tư duy ấy là do lãnh đạo. Với dịch này, nếu mà chúng ta thắng lợi một bước mà đã hả hê và ngủ quên trên chiến thắng thì sẽ trở tay không kịp khi dịch quay trở lại".
Bên trong một bệnh viện dã chiến 500 giường dành cho bệnh nhân Covid-19 ở Hà Nội vào ngày 30 tháng 8 năm 2021. AFP
Theo số liệu báo cáo chính thức từ Bộ Y tế vào đầu tháng 9 năm 2021, số người tử vong do Covid-19 trong bốn tháng trước đó là hơn 13.000 người ; số ca nhiễm mới của cả nước hơn 500.000 người. Đến ngày 14 tháng 10 số tử vong đã xấp xỉ 21.000 người. Tỷ lệ tử vong cao hơn mức trung bình của thế giới và khu vực.
Bác sĩ Võ Xuân Sơn phân tích với RFA một vài nguyên nhân khiến số tử vong cao như thế :
"Những trường hợp trở nặng gọi y tế phường không ai xuống ; gọi những số điện thoại cấp cứu cũng chẳng ai bắt máy cả. Nội sự hoảng loạng đã làm cho người ta chết.
Cái thứ hai, về mặt nhà nước, chính sách gom hết F0 vào một chỗ thì người thực sự trở bệnh nặng không còn chỗ tiếp nhận họ. Đó là sai lầm rất lớn trong đường lối chống dịch. Người thực sự cần được chăm sóc thì không ai chăm sóc nó dẫn đến tỷ lệ tử vong cao.
Thứ ba, không có sự chuẩn bị về trang, thiết bị y tế. Các bệnh viện dã chiến rất thiếu trang, thiết bị. Thiếu đến mức các bác sĩ phải kêu gọi bên ngoài, kêu gọi người dân hỗ trợ. Cái sai lầm của chính sách nằm ở chỗ Chính phủ không có một sự chuẩn bị nào cho trường hợp này cả. Các anh cho rằng mình giỏi quá rồi, có con virus nào là diệt được con đó.
Nhưng có một sai lầm mà theo tôi là lớn nhất trong tất cả các sai lầm gây ra số tử vong cao là do chính sách vĩ mô. Họ hoạch định chính sách không đúng. Những người trong ban chỉ đạo phòng, chống dịch từ trên xuống dưới không đánh giá đúng vai trò của ngành y trong việc chống dịch".
Một trong những chính sách bị cho là một trong những nguyên nhân làm tăng số tử vong, là chính sách phong tỏa của Chính phủ. Chỉ cần một nhân viên y tế dương tính với Corona virus thì cả cơ sở y tế lập tức bị phong tỏa. Nhân viên y tế phải nghỉ ở nhà. Sự sụp đổ của hệ thống y tế dẫn đến bệnh nhân tử vong không kịp thiêu.
Theo một chuyên gia y tế ở Hà Nội, các nhân viên y tế ở các bệnh viện tư gần như không có việc làm. Cơ sở y tế nhà nước cũng vậy. Chỉ có một số được điều đến các bệnh viện. Cuối cùng, một lực lượng y tế cực kỳ hùng mạnh như ở Thành phố Hồ Chí Minh bị đánh sụp vì không tham gia được vào bộ máy chống dịch.
Tại hội nghị trực tuyến Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh hôm 25 tháng 7, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên thừa nhận không khống chế được dịch là khuyết điểm của hệ thống chính trị, khuyết điểm của người đứng đầu các cấp.
Bác sĩ Võ Xuân Sơn nhận định rằng, hiện thành phố vẫn còn sai lầm trong chính sách chống dịch do hậu quả từ những sai lầm trước đó. Ông giải thích :
"Họ nhầm lẫn giữa hệ thống y tế dự phòng và hệ thống y tế điều trị. Y tế dự phòng là khoanh vùng, truy vết dập dịch. Kĩ năng đó nhân viên y tế dự phòng họ được huấn luyện và họ làm tốt. Nhưng đến khi họ đã nhiễm và cần được điều trị thì lúc đó phải là y tế điều trị chứ không thể là y học dự phòng nữa. Các bệnh viện, các phòng khám là thuộc hệ điều trị.
Ở tại Thành phố Hồ Chí Minh từ trước đến nay giao cho y tế phường lo cho số F0 ở nhà. Y tế phường là y học dự phòng chứ không phải y học điều trị. Trong khi chúng ta có hàng đống các cơ sở y tế, tại sao không tận dụng lực lượng đó để theo dõi, điều trị F0 ở nhà mà lại giao cho y tế phường ?
Y tế phường thứ nhất là họ có quá nhiều công việc liên quan việc chống dịch, thứ hai họ không có chuyên môn về điều trị. Đấy là những sai lầm trong chính sách".
Kể từ khi dịch bùng phát từ đầu 2020 đến nay, Việt Nam đã ghi nhận gần 854.000 ca nhiễm và gần 21.000 ca tử vong. Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã áp dụng các biện pháp khẩn cấp chống dịch nhưng lại không tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Việt Nam cũng đang thiếu vắc-xin ngừa Covid-19 do khan hiếm nguồn hàng trên thế giới và những khó khăn về pháp lý.
Diễm Thi
Nguồn : RFA, 14/10/2021
*********************
Xét nghiệm Covid-19 : Thanh tra không thanh… ‘cha’ ?
Trân Văn, VOA, 14/10/2021
Tuy hoạt động xét nghiệm thầntốc trên diện rộngđã chấm dứt nhưng chi phí cho xét nghiệm Covid-19 vẫn còn là gánh rất nặng đối với doanh giới nói riêng và dân chúng nói chung nếu họ có nhu cầu di chuyển liên tỉnh. Thêm một lần nữa, một số cá nhân hữu trách vừa lập lại đề nghị, ít nhất là chính phủ nên đứng ra gánh chịu chi phí ngăn ngừa dịch bệnh (xét nghiệm Covid-19, vaccine) cho doanh giới (1).
Một chốt kiểm soát covid tại Sài Gòn, 23 tháng Tám. Hình minh họa.
Chưa biết chính phủ Việt Nam quyết định thế nào, có đáp ứng hay không nhưng quan sát diễn biến liên quan đến nỗ lực thiết lập trạng thái bình thường mới tại Việt Nam theo hướng"thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19" thì dường như những khuất tất liên quan đến tình trạng sử dụng chủ trương xét nghiệm thầntốc trên diện rộng để làm giàu trong thảm họa đã được tém dẹp xong.
***
Sau một thời gian dài cảnh báo, khuyến cáo, thậm chí rất nhiều giới cùng lên tiếng chỉ trích kịch liệt chủ trương xét nghiệm thầntốc trên diện rộng nhưng không đến đâu, hồi hạ tuần tháng trước, thiên hạ vừa sửng sốt, vừa phẫn nộ khi đại diện cho doanh giới Việt Nam đề nghị Thủ tướng Việt Nam xem lại chuyện nhập cảng – cấp giấy phép sử dụng bộ xét nghiệm Covid-19 (Covid-19 test kit).
Giá bán phổ biến của các bộ Covid-19 test kit ở bên ngoài Việt Nam chỉ khỏang ¼ giá mà doanh giới Việt Nam phải trả cho các doanh nghiệp nhập cảng Covid-19 để phòng – chống dịch tại Việt Nam (2).
Trước thắc mắc của công chúng, đại diện Bộ Y tế bảo rằng, bộ này chỉ xem xét, cho phép sử dụng loại Covid-19 test kit nào đó được doanh nghiệp nào đó nhập vào Việt Nam chứ không kiểm soát giá Covid-19 test kit. Vì chưa có qui định, giá mua bán Covid-19 test kit do doanh nghiệp nhập cảng tự thỏa thuận với những cơ quan công quyền, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu (3)...
Tuy chưa có thống kê song ai cũng có thể hình dung, số tiền mà các cơ quan công quyền từ trung ương đến địa phương, các doanh nghiệp cũng như dân chúng đã chi cho những bộ Covid-19 test kit sẽ không dưới vài chục ngàn tỉ và khoản này chỉ để thực thi chủ trương xét nghiệm thầntốc trên diện rộng,dù thực tế cho thấy không hiệu quả, lãng phí, chưa kể có thể phát sinh thêm lây nhiễm, đặc biệt là khiến oán thán dậy lên như bão !
Khoản chênh lệch giữa mua và bán Covid-19 test kit đã vào túi những ai ? Nguồn lợi khổng lồ này có liên quan gì đến chủ trương xét nghiệm thầntốc trên diện rộng,thậm chí bất chấp can gián còn thúc ép phải thần tốc hơn nữa hay không ?
***
Vào thời điểm dân chúng đang xôn xao trước những dấu hiệu một số cá nhân, nhóm đã sử dụng chủ trương xét nghiệm thầntốc trên diện rộngđể làm giàu trong thảm họa, một số facebooker đã công bố hai trang của Công văn 7263/BYT-KH-TC mà Bộ Y tế gửi một Phó Thủ tướng tên là Lê Minh Khái xin ý kiến về phương án lực chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt để mua sinh phẩm xét nghiệm SARS-CoV–2...
Bản chụp Công văn ký ngày 1/9/2021 này có đề cập đến chuyện Vingroup không phải là nhà thầu, không có kinh nghiệm trong bán sinh phẩm xét nghiệm nhưng Bộ Y tế đề xuất áp dụng phương thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt qui định tại Điều 26 Luật Đấu thầu và biện giải hình thức mua sắm này tương tự như hình thức chính phủ đã áp dụng để mua vaccine AstraZeneca của Công ty VNVC và như mua vaccine cho Chương trình Tiêm chủng mở rộng...
Trong bản chụp công văn vừa kể, Bộ Y tế cho biết muốn ký thỏa thuận khung với Vingroup để mua 10 triệu bộ test Realtime RT-PCR, 15 triệu bộ test nhanh kháng nguyêndo Úc và Nam Hàn sản xuất,trị giá 84.120.000 Mỹ kim, tương đương 1,92 tỉ đồng...
Những facebooker công bố bản chụp Công văn 7263/BYT-KH-TC đã đính kèm một số câu hỏi :Tại sao Vingroup mua sẵn mấy chục triệu bộ test rồi giờ bắt Bộ Y tế mua lại ? Trong văn bản này, Bộ Y tế còn đề xuất mua hơn 105 triệu testkit kháng nguyên. Mua của Vingroup mới 25 triệubộ test mà ngốn gần 2.000 tỉ. 105 triệu bộtest kiakhông biết mua của ai và giá cả ra sao ?
Giá test nhanh bán trong siêu thị ở Đức chỉ có 0,95€, mua vớisố lượng hàng triệu thì còn rẻ nữa- tầm 17.000.Bộ Y có văn bảnxác định thanh toán tại bệnh viện là 238.000. Có bệnh viện tính 300.000, thậm chí có nơi 400.000.Trên thị trường có rất nhiều loại testkit. Nhưng mấu chốt là phải do nhà nước đứng ra test và xác nhận. Ta có thể hình dung, tất cả các loại test kitnày gom về một đầu mối...
Rõ ràng là họ dùng test như chơi một canh xì phé. Con át chủ bài là do nhà nước quyết định, cấp giấy mới cho ra đường, nhằm đánh vào nhu cầu đi lại làm việc, kiếm ăn một cách chính đáng của toàn thể người dân Ai có lợi không biết, chỉ biết dân suốt ngày bị đè ra chọt chọt dù nhiều chuyên gia đã lên án việc chọt là không hiệu quả, lãng phí, là nguyên nhân của dịch lây lannhưng dừng sao đặng ?
Chọt để mà ra nhà lầu, chọt để mà ra xe hơi, chọt để ra quốc tịch Cyprus thì sao mà không chọt chớ ? Chọt cho ngân khố sạch không đầm núi, chọt cho tới người Việt cuối cùng mới thôi (4)...
***
Cần lưu ý bản chụp Công văn 7263/BYT-KH-TC được người sử dụng mạng xã hội chuyền cho nhau xem với nội dung như đã đề cập chỉ có 2/5 trang nên không thể xác định thực hư. Tìm kiếm công văn này trên các website chuyên lưu trữ - giới thiệu văn bản của hệ thống chính trị, hế thống công quyền Việt Nam, có thể tìm thấy nhiều công văn khác của Bộ Y tế nhưng không có công văn này...
Trong khi Bộ Y tế im lặng thì ngày 2/10/2021, đột nhiên tờ Thanh Niên giới thiệu một cuộc phỏng vấn mà ông Nguyễn Việt Quang, Phó Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Vingroup dành cho phóng viên tờ báo này...
Qua cuộc phỏng vấn đó, ông Quang khẳng định, Vingroup không trục lợi trong việc được Bộ Y tế chọn làm nhà thầu cung cấp Covid-19 test kit. Theo ông Quang, vì dịch bệnh leo thang, nhu cầu khẩn cấp nên Bộ Y tế đã vận động các doanh nghiệp tự ứng kinh phí ra nhập khẩu các bộ test về rồi chuyển giao lại cho bộ với giá phi lợi nhuận.Bộ Ytế sẽ làm các thủ tục mua sắm đấu thầu để tiết kiệm thời gian.
Cũng theo ông Quang, Vingroup chỉmới nhập về 15 triệu bộ và đang chào bán cho các địa phương, đơn vị trong nước theo đúng quy định về đấu thầu. Dù ký hợp đồng trực tiếp với Hãng SD Biosensor của Hàn Quốc, không qua bất cứ trung gian nào để nhập về với giá 61.000 đồng/bộ nhưng để hỗ trợ các địa phương, Vingroup quyết định tài trợ một phần chi phí để bántestkit giá 44.000 đồng/bộ.
Ông Quang nhấn mạnh,Vingroup không lấy đồnglãi nàovà rất phẫn nộ trước những quy chụp Vingroup trục lợi. Đó là những quy chụp hồ đồ thiếu lương tâm với tâm huyết chống dịch từ trước đến nay của Vingroupcũng như của các doanh nghiệp khác (5).
***
Trung tuần tháng trước – khoảng nửa tháng trước khi công chúng xôn xao về giá mua, giá bán Covid-19 test kit – khi cùng Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận để định hướng cho hoạt động kiểm toán của năm tới, ông Vương Đình Huệ, Chủ tịch quốc hội từng yêu cầu phải lưu tâm tới việc huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực phòng, chống dịch Covid-19 và phải chú ý cả tổ chức xét nghiệm(6).
Sau khi dư luận về Covid-19 test kit dậy lên thành bão, Bộ Y tế đã soạn văn bản gửi Bí thư, Chủ tịch các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đề nghị giatăng kiểm tra việc nhập khẩu, kinh doanh, mua sắm các loại kit xét nghiệm nhanh và xét nghiệm RT-PCR. Đồng thời giao Thanh tra thành lập đoàn thanh tra/kiểm tra liên ngành để thanh tra, kiểm tra đột xuất các cơ sở nhập khẩu, mua bán, sản xuất, kinh doanh và sử dụng các trang thiết bị, vật tư, phương tiện phòng chống dịch, đặc biệt là các loại xét nghiệm chẩn đoán nhanh và xét nghiệm sinh học phân tử RT-PCR xác định Covid-19. Rà soát về quy trình, thủ tục mua sắm, về chất lượng, giá, tư cách pháp nhân theo đúng quy định của pháp luật, tập trung vào giá xét nghiệm và giá dịch vụ xét nghiệm Trường hợp phát hiện có dấu hiệu hình sự, chuyển ngay hồ sơ sang Công an để xử lý theo quy định (7).
Đề nghị của Bộ Y tế có vẻ nghiêm túc nhưng chỉ như thế giống như mới xem "khói", bỏ qua, không xét tới "lửa".Thanh tra các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương làm sao có thể xem xét tổng thể tương quan giữa chủ trương xét nghiệm thần tốc, thần tốc hơn nữa với hiệu quả thực tế là đúng hay sai ? Nếu có lạm dụng, lãng phí khihuy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực phòng, chống dịch Covid-19 vào xét nghiệm thần tốc, thần tốc hơn nữa thì kiến nghị xử lý những ai, xử lý thế nào ?
Trân Văn
Nguồn : VOA, 14/10/2021
Chú thích :