Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Những bộ óc vĩ đại đã thảo luận về ý tưởng dân chủ từ thời Hy Lạp cổ đại, tuy nhiên vẫn chưa có sự thống nhất về nội dung. Hiện tại, có hai cách tiếp cận chính trong đánh giá mức độ dân chủ của một chính quyền là Phương pháp tối giản và Phương pháp tối đa.

tot1

"Dân chủ không bao giờ tự có. Dân chủ luôn là giá trị mà một quốc gia cần phải làm để có" - Archibald MacLeish

Bài viết này chỉ nói về 2 cách nêu trên mà không đề cập các cách tiếp cận khác nằm giữa hai cực này.

1. Cách tiếp cận tối giản

Cách tiếp cận tối giản để đánh giá một quốc gia có dân chủ hay không tập trung vào khía cạnh cơ bản. Dahl (1973), sự cạnh tranh và sự tham gia chính trường.

Sự tự do cạnh tranh giữa các chính trị gia các chức vụ được bầu vào chính quyền biểu hiện mức độ dân chủ của chính quyền đó. Điều này dễ thấy trong quốc gia đa đảng. Hệ thống chính trị không có sự cạnh tranh như Libya dưới thời Gaddafi hay Iraq dưới thời Saddam Hussein được coi là phi dân chủ. 

Việt Nam, quốc gia chỉ có một đảng giữ quyền cai trị đất nước, các chức vụ trong chính quyền từ chủ tịch nước cho đến chủ tịch xã đều được đảng cộng sản chỉ định. Bên cạnh các tổ chức chính quyền, các nhân sự trong Ủy ban nhân dân tỉnh, quận, phường xã, do đảng chỉ định phải thi hành đường lối của đảng trong việc cai trị, điều hành các hoạt động hành chính, an ninh, xã hội… còn có một tổ chức đảng cao hơn, uy lực hơn gọi là Ban Bí Thư ngay sát sườn để theo dõi, ‘uốn nắn’ Ủy ban nhân dân. 

Thí dụ chủ tịch, phó chủ tịch tỉnh được chỉ định bởi Bộ Chính Trị để điều hành các hoạt động hành chính, an ninh, xã hội… trong tỉnh. Bên cạnh lại có ban Bí Thư tỉnh kiểm soát. Chức vụ bí thư, phó bí thư trong ban bí thư này cũng do đảng chỉ định. 

Ở các quốc gia dân chủ như Pháp, Mỹ, Đức, Nhật chẳng hạn, các chức vụ lãnh đạo chính quyền từ quốc gia đến tiểu bang, thành phố đều được dân bầu lên theo định kỳ hiến định. Ở Mỹ, Tổng thống và phó Tổng thống được bầu gián tiếp của Đại Cử tri đoàn. Các Thống đốc tiểu bang, Thị trưởng được bầu trực tiếp. 

Anh, Nhật, Thụy Điển…, các quốc gia được xem là dân chủ vì quyền điều hành đất nước là Thủ tướng được dân bầu gián tiếp qua đảng thắng cử bởi một cuộc bầu cử đa đảng. Quốc vương chỉ có tư cách đại diện quốc gia.

Quyền tham gia chính trị của người dân qua tự do ứng cử và bầu cử đo lường mức độ dân chủ của một quốc gia. Tại các nước tự do dân chủ, bất cứ công dân nào đến tuổi và hội đủ tiêu chuẩn hiến định đều có quyền ứng cử, bầu cử. Tại các quốc gia không dân chủ, các quyền này bị hạn chế hay tước đoạt cách này, cách khác, thậm chí ngay cả bởi Hiến pháp. 

Người lãnh đạo Bắc Hàn theo truyền thống là người kế thừa bởi Chủ tịch Kim Nhật Thành. Các lãnh đạo địa phương, ‘dân biểu’ quốc hội cũng được chỉ định không khác Việt Nam. 

Ở Việt Nam người dân không có quyền tự do ứng cử, người ứng cử vào các chức vụ hành chính đã đành, các ứng viên dân biểu quốc hội chẳng hạn phải hoặc do Đảng cộng sản Việt Nam chỉ định, và Mặt Trận Tổ Quốc các cấp sàng lọc. Không ai có thể có tên trên bảng danh sách ứng viên nếu không qua được đèn xanh của hai cơ quan đảng và Mặt Trận này. 

Hơn thế nữa với hệ thống bầu cử giả tạo người của chính quyền như tổ trưởng dân phố có thể đi bầu thay cho cả tổ, một người có thể bỏ phiếu cho cả gia đình v v. Ngược lại, một người không đi bầu có thể phải chịu rắc rối với chính quyền về tội chống bầu cử. 

Chính vì vậy, người ta không ngạc nhiên khi con số người đi bầu luôn gần 100% Việt Nam vẫn bị coi là chính quyền không dân chủ. Và dù số người đi bầu luôn gần đạt mức 100% người dân Việt Nam, kể cả các đảng viên của Đảng cộng sản Việt Nam, thực sự bị tước quyền bầu cử, ứng cử.

Các quốc gia, chẳng hạn như Hoa Kỳ, Anh, Pháp. Úc… được coi là dân chủ, mọi công dân có quyền, theo hiến định, ứng cử vào các chức vụ trong nhà nước và quyền bầu cử hay không đi bầu. Mọi vi phạm quyền tự do bầu cử, gian lận đều bị trừng phạt.

2. Phương pháp tối đa

Phương pháp tối đa bổ sung nhiều thuộc tính hơn cho Phương pháp tối giản. Trong số đó có tính bình đẳng, tính đại diện, tính thảo luận và sự tham gia. 

Bình đẳng có thể hiểu là sự không phân biệt về sự giàu có, thu nhập hoặc địa vị, v.v của ứng viên (Coppedge 2012, 12-13). Nhà nước trợ cấp tiền, hay các ứng viên được phép toàn quyền quyên góp cho ngân quỹ vận động bầu cử của mình. 

Hệ thống bầu cử khu vực thành viên đơn, winner takes all của Hoa Kỳ, chỉ một người hay liên danh được số phiếu tương đối cao nhất nhận tất cả phiếu đại cử tri đoàn của tiểu bang, được coi là ít tính đại diện hơn, tuy nhiên điều này lại làm cho các tiểu bang dù lớn hay nhỏ hơn, có số phiếu đại cử tri đoàn rất chênh lệch, trở nên có quyền ngang nhau. Hệ thống bầu cử lãnh đạo tiểu bang, các thành phố không theo cách này. Người hay liên danh nhận được đa số tương đối phiếu bầu sẽ thắng cử. 

Hệ thống đồng thuận được coi là có tính cân nhắc trong hệ thống theo đa số. Có những thảo luận giữa các nhóm khác nhau như chính phủ, các nhóm tư bản, và lao động, đảng phái trước các cuộc bầu cử, và người chiến thắng trong cuộc bầu cử sau này được tự do điều hành xã hội trong các điều khoản đã thỏa thuận trước với các nhóm khác. 

Hệ thống đồng thuận cung cấp cho công dân nhiều cơ hội hơn để tham gia hầu như trực tiếp hoạt động chính quyền. Tiếng nói của các tầng lớp nhân dân được nghe thường xuyên giữa các cuộc bầu cử, người dân có thể bày tỏ ý kiến của họ ở mức độ khác nhau trong các thảo luận nhóm của họ (Lijphart 2012). 

Hệ thống ứng cử vào quốc hội ở VN qua những buổi hiệp thương, ở đó Mặt Trận Tổ Quốc và một số đoàn thể và chính quyền cùng ngồi lại để tìm ra người được phép ứng cử. Hình thức này không thể so sánh với hệ thống đồng thuận giữa các nhóm xã hội hoàn toàn có những lợi ích khác nhau.

Xem thế, rõ ràng là một số nền dân chủ không giống hơn những nền dân chủ khác. Mặc dù chính khái niệm dân chủ bao hàm sự công bằng, mỗi xã hội dân chủ có giá trị công bằng khác nhau. Chúng có thể khác nhau về thuộc tính như công bằng, đại diện, tính thảo luận… (Lijphart 2012).

Tuy nhiên, cách tiếp cận theo chủ nghĩa tối đa có một số nhược điểm. Người Ả Rập coi trọng dân chủ về quyền công dân và tự do chính trị, nhưng họ coi nó như một công cụ để giải quyết các vấn đề như thất nghiệp và nghèo đói (Braizat 2010). 

Phương pháp tối giản để đánh giá sự dân chủ của một chế độ có nhiều lợi thế hơn, dữ liệu dồi dào hơn, dễ dàng thu thập dữ liệu ở các quốc gia phi dân chủ hơn. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, nó không thể phân biệt được một số chất lượng dân chủ giữa các nền dân chủ tiên tiến (Coppedge 2012, 21). 

Vì vậy, theo tôi phương pháp tối giản có thể phù hợp hơn, thuận lợi hơn trong việc nghiên cứu quá trình tự do hóa và quá trình chuyển đổi từ chế độ độc tài sang dân chủ trong khi phương pháp tối đa lại phù hợp hơn để nghiên cứu các yếu tố quyết định chất lượng dân chủ trong các hệ thống dân chủ khác nhau.

Tóm lại, khi có thể nên làm dày thêm khái niệm dân chủ để việc nghiên cứu về dân chủ hóa và các yếu tố quyết định chất lượng dân chủ được hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, các khái niệm càng dày thì càng ít dữ liệu có sẵn, đặc biệt là đối với nghiên cứu về dân chủ hóa vì chúng liên quan đến việc thu thập dữ liệu đáng tin cậy, đặc biệt là trong các chế độ độc tài. Hơn nữa, dữ liệu lịch sử có thể không có sẵn bây giờ cho một số lượng lớn các trường hợp cho các khái niệm rất dày về dân chủ.

Ngô Thái Văn

Nguồn : VNTB, 20/08/2020

Tài liệu tham khảo :

Braizat, Fares, "What Arabs Think", in Journal of Democracy, Volume 21, Number 4, October 2010, pp. 131-138

Coppedge, Michael. 2012. Democracy and Research Methods. Cambridge University Press.

 ISBN-10 : 0521537274

Dahl, R. A. (1973). Polyarchy : Participation and opposition. Yale University Press.

Lijphart, A. (2012). Patterns of democracy : Government forms and performance in thirty-six countries. Yale University Press.

Additional Info

  • Author Ngô Thái Văn
Published in Diễn đàn

Có quan niệm cho rng chính tr và đo đc là hai phm trù khó có s dung hp, "chính tr đi vào thì đo đc đi ra". Vì nói đến chính tr là người ta hay nghĩ đến các th đon, âm mưu giành chính quyn đ thc hin nhng ch trương chính sách cai tr ; người hay đảng cm quyn có th vn dng mi phương cách dù gian trá, bt chính, vô nhân đo, phn đo đc, vô luân đ đt mc tiêu cá nhân hay tp th.

phaptri1

Lễ khai mc Đi hi Đng Cng sn Vit Nam ln th 12, 21/1/2016. (nh tư liu)

Quan niệm này có th phn ánh phn nào sinh hot chính tr thc tế, nhưng ch đúng v mt tiêu cc ca chính trị, mà không đúng v mt tích cc và chính mt tích cc này ca chính tr mi phn ánh trung thc ni dung và ý nghĩa cao đp ca chính tr, phù hp vi nhân đo, đo đc xã hi. Theo đó t ng chính tr bao gm hai cơ cu t chc và nhân s điu hành chính quyền đ thc hin ch trương, chính sách cai tr sao cho có hiu qu thc tế là làm cho dân giàu, nước mnh, mi tng lp nhân dân được sng trong đc lp, t do, công bình, m no và hnh phúc.

Một chính đng, mun nm được chính quyn theo vương đo, phải chng t trước nhân dân là mt đng chân chính, vng mnh v t chc, đưa ra được các ch trương, chính sách ích quc, li dân có tính thuyết phc và kh thi. Người làm chính tr chuyên nghip, mun nm được chính quyn, trước hết phi chng t tài năng và đạo đc cá nhân trước chính đng ca mình (nếu mun nm chính quyn thông qua chính đng), hay trước nhân dân (nếu mun nm chính quyn vi tư cách cá nhân). Như vy, chính tr và đo đc dù hai phm trù vn có s dung hp và là mt s kết hp phi có theo ý nghĩa chính danh, cao đp ca t ng chính tr. Chng qua, quan nim cho rng gia chính tr và đo đc không th dung hp, xut phát t nhng biu hin tiêu cc ca các hot đng chính tr thc tin ca các chính đng và các chính tr gia bt chính, bất lương, làm chính tr theo trường phái bá đo, ch vì li ích cá nhân hay chính đng ca mình. Thế nhưng, thc tế vi các biu hin tích cc ca các chính đng và các chính tr gia chân chính, lương ho, đã xác tín ni dung và ý nghĩa cao đp của từ chính tr. Đng thi cũng chính thc tế th hin mt tiêu cc ca các chính đng và các chính tr gia bt chính, bt lương, đã làm mt nim tin ca nhân dân, khiến chính tr có bn cht trái đo đc, vô nhân đo.

Vì vậy, dưới mt qun chúng và công lun xã hi, đo đc chính tr đã là chun mc xét đnh, tín nhim, tuyn chn, đánh giá các chính đng và các chính tr gia chuyên nghip. Trên thc tế, qun chúng và công lun luôn gi vng các chun mc này và không b qua nhng vi phm chun mc đo đc đối vi các chính đng hay các chính tr gia tham chính.

Trên thực thế cho thy ý nghĩa tích cc, cao đp ca chính tr thường th hin mc đ cao trong các chế đ chính trị "dân chủ pháp tr" ; còn ý nghĩa tiêu cực xu xa ca chính tr hu như ch th hin trong các "chế đ đc tài" các kiểu (quân chủ chuyên chế, tôn giáo chuyên chế, đc tài quân phit, cng sn chuyên chính hay cng sn đc tài toàn tr…). Thực tế ai cũng có th thy rõ s khác bit vế ý nghĩa chính tr tt hay xu nơi các nước theo chế độ dân chủ và các nước theo chế đ đc tài.

Tại Hoa Kỳ, như quý đc gi quan tâm đu biết qua các cuc tranh c vào các chc v dân c hay công c, tiêu chun đo đc cá nhân chính tr gia là mt tiêu chun hàng đu gn lin vi tài năng các ng viên đc lp cũng như do chính đng đưa ra. Trong các cuc bu c vào các chc v dân c các cp liên bang hay tiu bang và đa phương nói chung, mt s ng viên đã phi b cuc sau khi công b ý đnh ra tranh c hay mi bước vào tranh c mt thi gian, do b c tri hay truyền thông báo chí đưa ra trước công lun nhng vi phm đo đc cá nhân. Thông thường, các ng viên biết t trng phi b cuc, vì nhng vi phm pháp lut liên quan đến ái tình bt chính (vi phạm lut hôn nhân gia đình) hay trốn thuế, th hin mt phẩm chất thiếu trung thc, bt xng vi nhân cách mt người đi din làm vic cho dân cho nước. Vì vy, trong cuc bu c va qua nhng người chng ng c viên Tng thng Donald Trump đã c đưa ra nhng quan h ba bãi trong đi thường ca ông Trump vi ph nữ và c buc ông phi công khai h sơ khai thuế. Nhưng rt cuc ng c viên Trump đã không h hn gì, có l ông đã không vi lut (hôn nhân gia đình và thuế v) mà vợ con ca ông và s thuế đã biết rõ thc cht các v t cáo này chăng ? Do đó, trong các cuộc bầu c tranh c t do Hoa Kỳ, mi người đu có quyn bóc trn đi tư cá nhân ca mt ng viên mà không s b kết ti vi phm đi tư cá nhân là như vy.

Đối vi các chc v công c cũng vy, ngoài tài năng, phm cht đo đc ca các ng viên cũng được xét đến. Vì vy nhng người sau khi được tân Tng thng Donald Trump (cũng như các v tin nhim) mời tham gia ni các còn phi được s chun thun ca Quc hi đ được xét nhiu mt trong đó có phm cht đo đc cá nhân. Mt đin hình dưới thi Tng thng Barrack Obama nhiệm kỳ đu, đã có ba nhân vt được ông đ c vào các chc v công quyn, nhưng hai trong ba v này đã phi t chi s đ c sau khi b phanh phui thiếu thuế. Đó là cu Thượng Ngh sĩ Tom Dashle, tng là lãnh t đng Dân Ch ti Thượng Vin, tuyên bố không nhn chc B trưởng Y tế đc trách chương tình ci t y tế đy tham vng ca Tng thng Obama, vì đã quên tr tin thuế 130.000 USD. Khi loan báo quyết đnh rút lui, ông Dashle nói rng ông không th nào thi hành công v vi nim tin không trọn vẹn ca Quc hi và người dân M". T chi ca ông Dashle được đưa ra ch vài tiếng đng h sau khi bà Nancy Killefer, người được Tng thng Obama đ c làm người qun tr ngân sách Tòa Bch c, mt chc v mi nhm theo dõi s chi tiêu tránh lãng phí của chính phủ, phi t nhim cũng vì vướng mc vi tin thiếu thuế trong quá kh. Riêng ông Tim Geithner được đ c gi chc B trưởng Tài chánh thì khi phi t nhim, vì đã kp sa sai s thiếu thuế. Trong cuc phng vn ca đài truyn hình NBC, Tng thng Obama nói ông rất bun, hi tiếc và có li trong vic gii quyết v vic này. Ông nói : "Tôi nhìn nhn mình đã sơ sut, lm li này quan trng cho c ni các, vì chúng ta mun gi đi thông đip rng nước M không có hai b lut riêng r, mt dành cho người có chức quyn, và mt dành cho dân nghèo".

Trong khi đó, chế đ đc tài toàn tr cng sn ti Vit Nam, chng cn nói ra thì nhân dân Vit Nam ai cũng biết chính tr không có đo đc và không cn đo đc. Vì vy khác vi chế đc dân ch, các chc v công cử đu do s chn la duy nht ca Đảng Cộng sản Việt Nam. Tiêu chun hàng đu đ được la chn không phi là nhân cách, tác phong và đi sng đo đc mà là lòng trung thành được th hin trong quá trình thc hin các ch trương, chính sách. Tiêu chun tài năng cũng cần, nhưng ch là đ làm tt nhim v đng giao phó, vì li ích ca đng ch không phi li ích ca dân. Trong các cuc bu c, Đảng Cộng sản Việt Nam chn ng c viên đ dân bu. Các c tri cũng được quyn phê phán có mc đ, nhưng nghiêm cm bi móc đi tư cá nhân nh hưởng không tt cho đng. Truyn thông, báo chí thì nhà nước nm đc quyn nên lý lch các ng c viên đng cho biết đến đâu thì dân biết đến đó. Ti trn thuế ch áp dng cho nhân dân, cũng như quan h bt chính dù vi phm lut hôn nhân gia đình là không có hay có cũng không được áp dng vi các ng c viên được đng chn và các quan chc nhà nước cao cp. Đó là thc trng ph biến dưới chế đ "Cng hòa Xã hi Ch nghĩa Vit Nam" hin nay.

Như vy có th nói, chính tr phi có đo đc, s vi phm đo đc chính trị là do các hành vi ca các chính đng và nhng người làm chính tr. Có khác chăng là cách x lý các vi phm đo đc chính tr trong chế đ dân ch có khác chế đ đc tài. S khác bit này được th hin qua cách x lý ca Tng thng Obama và s t giác, tự x nhng vi phm đo đc chính tr ca nhng người được đ c vào các chc v công quyn Hoa Kỳ. Trong khi đó, dưới chế đ cng sn Vit Nam, nhng ng c viên được đng chn không t giác t chi s đ c ca đng khi thy mình bt xng v đo đc đã đành, mà chính Đảng Cộng sản Việt Nam còn coi nh tiêu chun đo đc và tìm cách bao che nhng vi phm pháp lut ca các viên chc cm quyn vì li ích cao nht ca đng.

Tựu trung, trong chế đ đc tài toàn tr như Vit Nam hin nay, có hai th lut pháp, mt cho nhân dân và mt cho nhng k cm quyn. Như thế, nó tiêu biu cho mt tiêu cc ca chính tr, làm mt ý nghĩa cao đp ca chính tr, khiến nhiu người lm tưởng hai phạm trù chính tr và đo đc không th dung hp, trong khi thc cht và thc tế chính tr và đo đc có tính cht song hp, góp phn ch yếu vào s n đnh, phát trin và thăng hoa xã hi lòai người. Vì chính tr mà không có đo đc, không ch phá hủy niềm tin con người mà còn phá hy c s tiến b và nn đo đc xã hi.

Thiện Ý

Nguồn 

Additional Info

  • Author Thiện Ý
Published in Diễn đàn