Chánh án Nguyễn Hòa Bình : Công tác dân vận là thành tựu ấn tượng của nhiệm kỳ
Lê Kiên, Tuổi Trẻ Online, 13/07/2020
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình khẳng định muốn hòa giải thành công phải có tấm lòng nhân ái và thiện tâm.
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình - Ảnh : Lê Kiên
Ngày 13/7, Hội nghị công tác dân vận trong hòa giải đã được Ban Dân vận trung ương phối hợp Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân Tối cao và Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp tổ chức.
Báo cáo của Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao về công tác dân vận trong hòa giải tại tòa án cho biết Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định hòa giải là một trong các nguyên tắc cơ bản của tố tụng dân sự.
Theo đó, tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự.
Tại phiên tòa sơ thẩm, phiên tòa phúc thẩm, nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án và thỏa thuận của họ là tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội thì hội đồng xét xử công nhận sự thỏa thuận của đương sự.
Thống kê cho thấy tỷ lệ hòa giải thành trong giải quyết các vụ việc dân sự của các tòa án tăng dần qua từng năm : năm 2016 hòa giải thành 157.916 vụ (chiếm 50% trên tổng số các vụ việc dân sự đã giải quyết) ; năm 2017 173.958 vụ (đạt tỷ lệ 50,6%) ; năm 2018 184.143 vụ (đạt tỷ lệ 53,2%) ; năm 2019 201.995 vụ (đạt tỷ lệ 52,1%).
Phát biểu tại hội nghị, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết có thể nói trong rất nhiều thành tựu của nhiệm kỳ như phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, phòng chống tham nhũng, công tác dân vận là một trong những thành tựu ấn tượng.
Chánh án nhấn mạnh mỗi một câu chuyện hòa giải đều là những kỷ niệm ấn tượng, xúc động và khó quên trong cuộc đời làm hòa giải viên.
Hòa giải là thiết chế đa năng, giải quyết tất cả các xung đột, từ dân sự đến kinh tế, kinh doanh thương mại, hôn nhân gia đình, tư pháp, thậm chí các xung đột chính trị thì hòa giải cũng như là một thiết chế giải quyết mọi tranh chấp.
Với kết quả rất tính cực của thiết chế hòa giải, tòa án đã xây dựng Luật hòa giải và được Quốc hội ủng hộ thông qua với tỷ lệ tán thành rất cao hơn 90%. Luật có hiệu lực từ 1/1/2021. Với sự ra đời của luật này, chúng ta có một thiết chế hòa giải mới để giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện đã gửi đến tòa án. Chỉ khi không hòa giải thì phải mở phiên tòa xét xử.
Đánh giá cao kết qủa đạt được trong quá trình thí điểm công tác hòa giải, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn đồng thời lưu ý số vụ hòa giải chưa thành công vẫn còn gần 20%. Để việc hòa giải được hiệu quả, kết quả tốt hơn, cần có cách thức giải quyết sao cho dung hòa lợi ích giữa cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức và xã hội.
"Mỗi cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên phải nêu cao tinh thần, trách nhiệm, phải tự coi mình là một hòa giải viên" - ông Mẫn nói.
Lê Kiên
Nguồn : Tuổi Trẻ Online, 13/07/2020
******************
RFA, 14/07/2020
Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình đưa ra tuyên bố vừa nêu tại Hội nghị công tác dân vận trong hòa giải đã được Ban Dân vận Trung ương phối hợp với Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, Ban cán sự đảng Tòa án Nhân dân Tối cao và Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp tổ chức hôm 13/7/2020.
Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình, tại Hội nghị công tác dân vận hôm 13/7/2020. Courtesy ĐĐK
Cụ thể, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình khi phát biểu tại hội nghị cho biết, trong rất nhiều thành tựu thuộc nhiệm kỳ của ông như phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, phòng chống tham nhũng, công tác dân vận là một trong những thành tựu ấn tượng.
Theo Ban Dân vận Trung ương, ‘Công tác dân vận’ là công việc của toàn bộ hệ thống chính trị nhằm vận động, đoàn kết nhân dân, đưa các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước... vào cuộc sống người dân. Công tác dân vận là từ tấm lòng, gần dân, lo cho dân, cùng chia sẻ với nhân dân...
Giải thích với Đài Á Châu Tự Do hôm 14/7/2020 từ Hà Nội, Giáo sư Nguyễn Khắc Mai, nguyên Trưởng ban Dân vận Trung ương, nói :
"Dân vận là cái công tác rất lớn của đảng này, từ khi đảng này lập cái dân vận đến nay, tôi là người ở ban dân vận Trung ương, tôi đánh giá nó thất bại toàn tập. Bởi vì dân vận là gì, là vận động dân... nhưng không phải vận động biến họ thành tay sai, thành cấp dưới, mà phải vận động dân thành người chủ, người lãnh đạo, có trí tuệ, người có biết phản biện, biết bảo ban dạy dỗ cán bộ đảng viên... đấy mới là dân vận. Lấy ví dụ là dân vận là muốn làm cho dân có quyền, thì có làm được không ? Hoàn toàn không làm được".
Vậy ‘Công tác dân vận’ đối với ngành Tư pháp là như thế nào ? Có thể hiểu cách nói của Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình về ‘Công tác dân vận’ như thế nào ?
Nguyên Trưởng ban Dân vận Trung ương, Giáo sư Nguyễn Khắc Mai, giải thích thêm :
"Cách nói của ông Nguyễn Hòa Bình là như thế nào ? Tức là dân vận là làm thế nào dân biết luật pháp. Nhưng ngay bản thân ông Nguyễn Hòa Bình lại là người không biết luật pháp, coi như là không biết. Dân vận của ngành tòa án là nâng trình độ luật pháp của toàn dân và toàn xã hội lên. Thế mà bản thân ngành tư pháp, ngay vụ án của Anh Hải, thì rõ ràng là một sự thóa mạ vào dân vận. Tức là anh bất chấp, không cần luật, không cần thủ tục... nhảm nhí tới mức là những cái thớt, cây dao, là vật chứng quan trọng thì lại thủ tiêu, thế thì dân vận cái quái gì ?"
Theo Giáo sư Nguyễn Khắc Mai, ông Nguyễn Hòa Bình nói như thế tức là ông ta chẳng hiểu dân vận là như thế nào, mà lại nói liều nhằm đánh bóng mình, Giáo sư Nguyễn Khắc Mai cho rằng, nói như thế là nhảm nhí, là không thể tin được.
Vào tháng 1/2008, hai nữ nhân viên bưu điện Cầu Voi ở ấp 5, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, Long An bị sát hại dã man tại nơi làm việc gây chấn động dư luận. Sau đó, anh Hồ Duy Hải, ở Long An bị bắt giữ và bị tuyên án tử hình dưới tội danh ‘giết người, cướp tài sản’ tại cả hai phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm.
Cho rằng mình bị oan và không hề giết người, anh Hồ Duy Hải cùng gia đình đã liên tục kêu oan cho anh hơn hàng chục năm qua. Vào ngày 8/5/2020, Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao Việt Nam, do Chánh án Nguyễn Hòa Minh đứng đầu, tuyên giữ nguyên bản án tử hình đối với anh Hồ Duy Hải tại phiên xử, theo thủ tục giám đốc thẩm. Ông Nguyễn Hòa Bình thừa nhận có sai sót nhưng không làm thay đổi bản chất vụ án. Dư luận trong nước và các tổ chức quốc tế cùng liên tục lên tiếng cho tử tù Hồ Duy Hải. Quốc hội cũng có ý kiến xem xét lại vụ án này.
Để tìm hiểu thêm về hoạt động của ngành Tư pháp thời gian qua, Đài Á Châu Tự Do hôm 14/7/2020 liên lạc Luật sư Phạm Công Út ở Sài Gòn, và được ông nhận định :
"Bức tranh tư pháp thời gian gần đây có vẻ xấu xí hơn so với trước đây. Một phần có lẽ do mạng truyền thông ngày càng mạnh mẽ hơn, mở rộng hơn, còn trước đó người ta chỉ đưa tin những mặt sáng, còn mặt tối không đưa hoặc đưa ít. Do đó có nhiều hoạt động tư pháp gần đây làm dư luận không yên tâm vào ‘lẽ công bằng’ từ các cơ quan tòa án. Nhiều vụ việc bì hàm oan gần đây rộ lên, không chỉ ở địa phương trình độ non kém... mà nó xuất hiện tại nhiều địa phương trải dài cả ba miền Nam Trung Bắc. Đó là những vũ án oan mà phía tòa án đã kết án người khác, đặc biệt những nguyên tắc được luật định trong các tòa án tố tụng, thì người ta đã không xem trọng mà chỉ xem như khẩu hiệu. Ví dụ như nguyên tác ‘trọng chứng hơn trọng cung’ thì cái đó chỉ giống như một bức tranh cổ động, chứ không phải là một tính chất trong hoạt động tư pháp. Người ta đã ‘trọng cung hơn trọng chứng’, dựa vào lời khai, để từ đó rất nhiều vụ án oan hiện ra".
Ngoài ra theo Luật sư Phạm Công Út, cũng có những vụ án được xem là xử sao cũng được như ‘sáng đúng chiều sai, ngày mai lại đúng’... Dẫn đến nhiều người khi tranh chấp, có thể chọn cái chết, do sự phẫn uất của họ. Còn những mảng khác, như giữa người dân đi kiện chính quyền trong những vụ án hành chánh, thì người dân toàn thua. Hầu như sơ thẩm và phúc thẩm đều bảo vệ cho chính quyền, chứ không bảo vệ lẽ phải, lẽ công bằng. Ông nói tiếp :
"Khi một phiên giám đốc thẩm đối với một sinh mạnh con người mà có nhiều nghi vấn được đưa ra xem xét một cách công khai trước báo giới, trước công luận, thì ở đây người ta đã ‘trọng cung hơn trọng chứng’ để rồi phủ nhận hết các chứng cứ ngoại phạm, chứng cứ để minh oan cho một tử tù... Tất nhiên ở đây tôi không nói thay cho dư luận xã hội... mà tôi nói ở đây là các cơ quan trung ương đã vào cuộc, ví dụ như Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Tư pháp Quốc hội, Đại biểu /2020Quốc hội... là những vị quyền cao chức trọng, dám nói lên sự thật, ngược lại ý của Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình. Họ được cho là đại diện nhân dân... tôi nhìn vào đó và thấy dư luận phản ứng gay gắt. Do đó, nếu nói công tác dân vận thời gian qua trong hoạt động tư pháp, thì tôi thấy nó ngược lại lời ông Nguyễn Hòa Bình kết luận".
Tại phiên thảo luận của Quốc hội hôm 15/6/2020, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng - Phó trưởng ban Dân nguyện Thường vụ Quốc hội cho biết, ông nhận được rất nhiều tin nhắn, điện thoại của cử tri, trong đó có vị là lãnh đạo cấp cao đã nghỉ hưu nói rằng, chưa bao giờ thấy niềm tin vào tư pháp Việt Nam thấp như bây giờ.
Còn Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị, ông Hoàng Đức Thắng, cũng cho rằng, những vụ án như Hồ Duy Hải, vụ lùi xe trên cao tốc, vụ án Lương Hữu Phước nhảy lầu tự tử tại tòa… đã gây xói mòn lòng tin của người dân vào hệ thống tư pháp.
Trở lại với khẳng định của Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình về công tác dân vận là thành tựu ấn tượng của nhiệm kỳ của ông. Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS đã tự giải thể, khi trao đổi với Đài Á Châu Tự Do hôm 14/7/2020, cho biết ý kiến của mình :
"Đó là một kiểu mị dân rất trắng trợn. Bởi vì ông Bình ở Tòa án Nhân dân Tối cao, từ lúc làm tướng phụ trách điều tra của Bộ Công an, rồi đến làm Viện trưởng Viện Kiểm sát Tối cao... rồi đến làm Chán án Tòa án Nhân dân Tối cao, nếu chỉ liên quan vụ Hồ Duy Hải, thì ổng đã chứng tỏ là một người phạm pháp, hoặc bao che cho tội phạm, cố tình làm lệch hồ sơ điều tra. Trong đợt giám đốc thẩm thì những hành động lời nói của ổng chứng tỏ ổng không biết gì về pháp luật, rất tham quyền cố vị".
Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng, nếu nói công tác dân vận của ông Nguyễn Hòa Bình rất thành công... thì không ai có thể nghe những lời bị cho là ‘thối tha’ như vậy, từ miệng một quan chức, không hiểu biết về pháp luật.
Nguồn : RFA, 15/07/2020
Các bạn chửi cộng sản 43 năm nay chưa thỏa lòng sao ? Đã hơn 43 năm, các bạn cứ tiếp tục chửi bới, và chế độ hà khắc ở Việt Nam vẫn tiếp tục tồn tại.
Đêm cuối tuần, ga quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất vẫn đông nghẹt người thân đến đón Việt kiều về nước ăn Tết, nhiều người vật vạ ở hành lang, trẻ em ngủ thiếp đi. Ảnh minh họa (Dân Việt)
Hiện nay, ngay từ trong nước, đã có nhiều nhà dân chủ đứng lên bất chấp nguy hiểm để đấu tranh, điều này đã bộc lộ rõ những nhượng bộ và yếu kém của chế độ. Nhưng sao đến giờ vẫn chưa có một phong trào dân chủ đủ mạnh để thách thức chế độ ?
Câu trả lời : Bao năm qua, ta cứ mãi lo "địch vận". Nói xấu, chửi bới chế độ hoặc kêu gọi chế độ tự thay đổi, mà không lo"dân vận" : củng cố sức mạnh dân chủ của cộng đồng hải ngoại để thúc đẩy "dân vận" trong nước và bước cuối cùng là tạo nên một sức mạnh toàn dân buộc chế độ phải thay đổi.
Như vậy, rõ ràng là thất bại không phải là do "địch" mạnh, mà do "ta" yếu. Nói rõ hơn, dân trí Việt kiều, nhất là trong số những người hay về Việt Nam, quá yếu kém nên đã không thể thúc đẩy một phong trào dân chủ toàn dân ở trong nước.
Người trong nước thì bị bưng bít thông tin nên mù mờ về khái niệm dân chủ pháp trị đã đành, còn người Việt nước ngoài, những người đã định cư ở những xứ có nền dân chủ pháp trị cao nhất trên thế giới, thì sao ?
Một sự thật đáng buồn : ngoại trừ một số ít trí thức hiếm hoi (tỉ lệ cao hơn ở các nước Châu Âu) có thể viết lách, lý luận và còn chút ưu tư đất nước, còn lại đa số Việt kiều mặc dù đã tiếp cận với nền văn minh dân chủ phương Tây đã lâu nhưng đã chẳng học hỏi được gì, bởi đa số họ vốn xuất thân từ một lối sống èo uột nửa Tây nửa phong kiến, khi ra được nước ngoài (dù là vượt biên, HO, con lai hay diện ODP) đều chỉ biết có một mục tiêu duy nhất là đồng tiền chứ không biết trau dồi tri thức (lười đọc sách, chỉ nghe nhạc hoặc xem video).
Họ còn cư khư khư giữ lấy những cái "Việt Nam" lẽ ra phải bị đào thải từ lâu. Họ sợ lớp trẻ quên tiếng Việt nhưng lại không biết lo rằng coi chừng tiếng Anh của chúng chưa đủ để tiếp cận tinh hoa văn hóa của phương Tây. Họ còn thích nghe những bản nhạc than khóc não nùng èo uột muôn thưở kiểu Việt Nam vốn có khả năng làm con người mềm yếu, mất tính chiến đấu (kiểu băng nhạc TN Paris) mà trước năm 1975 đã góp phần vào sự bại trận của miền Nam.
Ngoại ngữ kém cỏi (tiếng Mỹ, Pháp...) cũng là một đặc điểm nữa của cộng đồng Việt kiều. Không phải là điều đáng ngạc nhiên khi dư luận Mỹ (và ở các quốc gia Châu Âu khác) cho tới giờ này vẫn biết rất ít về công cuộc đấu tranh dân chủ của người Việt hải ngoại. Bởi vì trong đa số Việt kiều, khả năng viết, nói và đọc ngoại ngữ rất kém, cho nên không thể trao đổi tư tưởng hoặc truyền đạt thông điệp của mình cho người bản xứ.
Có một sự việc đáng buồn nhưng ít ai biết từ mấy chục năm qua, đến gần đây mới lộ ra. Ở New Orleans, US, nếu không có cơn bão Katrina vừa rồi, thì đâu có ai biết là rất nhiều người Việt định cư ở New Orleans không biết nói tiếng Anh và không thể tiếp xúc với Cảnh Sát khi có việc cần. (Đây là những người qua đây từ 1975 đã có cơ nghiệp vững vàng, chứ không phải những người mới qua).
Ở những nơi tập trung đông người Việt như California, Georgia, Texas, và vùng Washington DC, mọi giao dịch đều dùng tiếng Việt, kết quả là trình độ ngoại ngữ của người Việt rất kém.
Đã không tiến bộ, thì phải thụt lùi. Lối tư duy, lý luận và cách hành xử của Việt kiều giờ này chẳng khá hơn bao nhiêu khi còn ở Việt Nam. Hãy xem xét những hoạt động "văn hóa" của Việt kiều ở hải ngoại. Có mấy ai đọc sách, suy tư, hoặc viết lách khi rảnh rang. Họ chỉ biết, từ năm này qua năm khác (1984 đến giờ) khi rảnh thì đón mua băng Thúy Nga Paris để nghe đi nghe lại những bài nhạc "quê hương" cũ rích chỉ thay đổi có ca sĩ trình bày và để nghe ông Nguyễn Ngọc Ngạn và cô "đào" dài chân mặc váy ngắn (và rất ưa "phô" nó ra) Nguyễn Cao Kỳ Duyên nhai đi nhai lại ba cái chuyện đàn ông đàn bà ghen tuông nhảm nhí, thiếu vắng chiều sâu về tâm lý xã hội cũng như nghệ thuật hài hước.
Tương tự như vậy, giới Việt kiều rất "mê" Hoài Linh và Vân Sơn với những trò hề rẻ tiền được lập đi lập lại muôn thuở : ỏng ẹo giả gái, giả giọng Phú Yên, giọng Bắc, giọng Quảng, lời lẽ chợ trời thô tục.
Những thứ giải trí thô lậu này xem ra vô bổ vô hại, nhưng thật ra là tai hại rất nhiều cho công cuộc đấu tranh dân chủ, vì chúng vô tình đóng góp vào chiến dịch "địch vận" của cộng sản Việt Nam ngay trong lòng cộng đồng Việt kiều.
Nếu bạn là một cán bộ địch vận cộng sản, còn gì mừng cho bằng khi những kẻ ngày xưa đã từng lớn tiếng tự nhận là "tị nạn chính trị" phải hy sinh cả tính mạng bản thân và gia đình để "đi tìm bến bờ tự do", giờ này chỉ biết chạy đôn chạy đáo kiếm tiền, cơm ngày 3 bữa no nê nằm ễnh ngửa trên sa lông thưởng thức những băng nhạc hề nhảm nhí, những bản nhạc than khóc hay ca tụng (rỗng tuyếch) quê hương đất nước và hễ có dăm ba ngày nghỉ và dư vài ngàn đô là đem về Việt Nam "thả", xây nhà cất cửa, du lịch, ăn nhậu - đàn bà thì khoe khoang đồ trang sức quần áo, đàn ông thanh niên thì đi tìm gái, lấy vợ "hai, hoặc ba".
Mỗi năm, hàng triệu người Việt về thăm quê, ngoại trừ một vài trường hợp hiếm hoi chuyển tải một số tài liệu dân chủ vào trong nước, còn đại đa số là về Việt Nam để vung tiền đô la, khoe khoang, hưởng thụ, giải trí. Thậm chí còn buôn lậu nữ trang hoặc ma túy. Khi về Việt Nam, họ cố tình ăn mặc cho "ra vẻ Việt kiều", họ đòi hỏi tiện nghi này nọ, chê bai đường sá, nhà cửa ở Việt Nam thiếu tiện nghi. Chẳng trách sao người Việt trong nước vẫn đang nhìn Việt kiều qua lăng kính "đô la". Dưới mắt họ, Việt kiều là những "chủng loại" lạ lùng chẳng giống ai từ nước ngoài về, có rất nhiều tiền đô và cách ăn mặc, cư xử, dáng dấp ngoại hình không giống người trong nước (mập, trắng trẻo, xem "sang" hơn, hay đeo cái "bao tử (túi đựng tiền xu) ở bụng, đeo nhiều vòng vàng nữ trang hơn...), khi nói chuyện thì giả bộ quên tiếng Việt hoặc bập bẹ vài chữ tiếng Anh cho ra vẻ.
Về khía cạnh nhân đạo, không thể khoe khoang hưởng thụ ngay trên quê hương mình vốn vẫn đang rất nghèo với hàng chục triệu người dù phải làm việc cật lực mà mỗi ngày không kiếm được hơn một đô la (khoảng 16 ngàn VNĐ). Nói thẳng ra, đây là hành động vô lương tâm.
Về khía cạnh dân chủ, cách hành xử nhố nhăng của đa số Việt kiều khi về nước đã vô tình phá hoại (undermine) sự nghiệp đấu tranh của các nhà dân chủ trong cũng như ngoài nước. Đất nước còn nghèo, người Việt Nam cần tiền để mưu sinh. Tiền đô có thể giảm cái đói nghèo tạm thời. Nhưng để đổi đời, người Việt Nam cần một chế độ dân sinh dân chủ. Để được như vậy, người Việt trong nước cần những tấm gương dân chủ để noi theo, chứ không phải những tấm gương "đô la" qua lối hành xử nhăng nhít của Việt kiều hiện nay.
Chừng nào mà người dân trong nước nhìn mỗi Việt kiều về nước như là một biểu tuợng của tinh thần trung thực, nhân ái, công bằng, tự do và dân chủ, trái ngược với hình ảnh mà họ thấy từ những cán bộ Đảng giảo quyệt, tàn ác, tham lam, độc đoán, thì chừng đó sự nghiệp dân chủ cho Việt Nam mới hy vọng có cơ hội.
Không bắt buộc mỗi Việt kiều về nước phải là một "chiến sĩ dân chủ". Nhiều Việt kiều bây giờ không màng đến chuyện chính trị vì lý do này khác. Đây là tự do cá nhân của họ, ta không thể bắt buộc. Tuy nhiên, với tư cách là một người Việt Nam sống ở những xứ sở dân chủ có nền dân trí cao độ, họ có trách nhiệm phải thể hiện một lối sống văn hóa xứng đáng với người dân và xứ sở đã cưu mang giúp đỡ họ trong những ngày khốn cùng chân ướt chân ráo mới nhập cư. Chính xã hội mang tính trung thực, năng động, nhân đạo, công bằng, dân chủ cao độ của người dân phương Tây đã giúp cho người Việt định cư ở nước ngoài có thể hội nhập và thành đạt nhanh chóng.
Vậy thì những người Việt này sau khi thành đạt rồi phải có trách nhiệm, phải học hỏi và thực hành tinh thần này mỗi nơi, mỗi lúc.
Khi ở bản địa thì không được gian lận, luồn lách qua mặt luật pháp (kiểu giả nghèo xin foodstamps, giả ly dị để xin trợ cấp single parents, đi làm tiền mặt để trốn thuế...) để khỏi phá vỡ nền dân chủ quí giá mà chúng ta đang thừa hưởng.
Khi về Việt Nam thì hãy là tấm gương sáng về đạo đức, dân trí để hầu khai sáng dân trí và vô tình hay hữu ý thúc đẩy một lộ trình tự do dân chủ cho Việt Nam.
Mỗi Việt kiều, khi về Việt Nam, phải hòa đồng (chứ không hòa nhập) với người trong nước. Phải ăn như họ. Phải mặc như họ. Phải chịu đựng cái họ phải chịu đựng và phải vui cái vui của họ. Tuy vậy, không đánh mất mình và luôn tận dụng mọi cơ hội để noi gương sáng dân trí. Không cần thiết phải đả động đến các vấn đề chính trị, nhưng phải gieo trồng hạt giống của tư tưởng dân chủ. Đây là con đường tuy dài nhưng thực tế và chắc chắn.
Hãy làm "dân vận" bằng những hành động cụ thể nhất có thể làm được. Nếu bạn đồng ý với bài viết này, hãy email hay đi mua ngay một máy in rẻ tiền, một xấp giấy in, và in bài viết này gửi tới địa chỉ của những người quen (hay không quen) của bạn ở Mỹ, Úc, Pháp, Đức, Nga..., nhất là những người mà bạn biết rằng hay về Việt Nam thăm thân nhân hay du lịch.
Đừng sợ mất lòng. Hãy đánh thức lương tâm, khai sáng dân trí của Việt kiều để mỗi Việt kiều bình thường khi về nước sẽ là một biểu tượng của tinh thần trung thực, công bằng, nhân ái, tự do và dân chủ.
Trần Bình
(31/05/2018)