Lê Hoàng, Thoibao.de, 26/08/2022
Tại cuộc họp của Quân ủy Trung ương diễn ra vào ngày 22/8. Nội dung là triển khai thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 26/1/2022 của Bộ Chính trị khóa XIII về "Đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng đến năm 2030 và những năm tiếp theo" (viết tắt là Nghị quyết số 08). Trong hội nghị này, ông Phan Văn Giang phó bí thư Quân ủy Trung ương chủ trì nhưng ông Phạm Minh Chính là người đóng vai trò chỉ đạo triển khai nghị quyết.
Ông Phạm Minh Chính và Võ Văn Thưởng tham gia họp Quân ủy Trung ương thay cho ông Nguyễn Phú Trọng
Cứ mỗi lần ông Tổng bí thư vắng mặt thì các ông trong Tam Trụ tranh nhau thay thế vai trò như là sự khẳng định sức mạnh của bản thân. Người thay thế vai trò ông Tổng đươc xem là người có triển vọng nhất và ông Phạm Minh Chính đã gần như chiếm diễn đàn hội nghị làm cho người chủ trì là ông Phan Văn Giang khá lu mờ.
Đặc biệt đến dự hội nghị không có mặt ông Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc. Mà giả sử như ông Phúc có đến thì ông cũng chỉ là vai trò phụ.
Bộ Quốc Phòng trên danh nghĩa là một bộ của Chính phủ nhưng thực chất nó nằm trong tay ông Tổng bí thư với chức Bí thư Quân ủy Trung ương. Việc ông Phạm Minh Chính chiếm diễn đàn quân ủy Trung ương xem như là thột thành công đối với ông. Việc giữ quyền ảnh hưởng đến Bộ Quốc phòng là cực kỳ cần thiết, không hiểu sao ông Trọng lại vắng mặt tại kỳ hội nghị này ?
Có ý kiến cho rằng, việc ông Trọng vắng mặt thì đã có có cấp phó của ông Trọng là Võ Văn Thưởng thay mặt. Tuy ông Thưởng có mặt, nhưng ông Thưởng không thể thay thế ông Trọng chủ trì Quân ủy Trung ương được bởi ông Võ Văn Thưởng chỉ là "phó tổng bí thư" chứ không phải là phó bí thư quân ủy Trung ương. Nếu có ông Trọng thì ông Phạm Minh Chính không thể chiếm diễn đàn được, đó là sự khác biệt khi có mặt ông Trọng và ông Võ Văn Thưởng.
Ông Võ Văn Thưởng còn rất trẻ và đang là Ủy viên Bộ Chính trị 2 khóa và đang là Thường trực Ban bí thư
Ông Võ Văn Thưởng không thuộc Tứ Trụ, tuy nhiên ông Thưởng là nhân vật trong nhóm "lãnh đạo chủ chốt", nghĩa là ông Võ Văn Thưởng đứng liền sau nhóm tứ trụ. Hiện tại ông Thưởng còn rất trẻ và đang là ủy viên Bộ Chính trị 2 khóa và là đang thường trực ban bí thư, ông Thưởng cũng là một trong các ứng cử viên cho vị trí Tổng bí thư chứ ông Thưởng không thể đứng ngoài cuộc đua.
Tam trụ Chính – Phúc – Huệ là cuộc đua tam mã, tuy nhiên theo sau tam mã là chú ngựa ô Võ Văn Thưởng là một ẩn số. Về thâm niên ở Bộ Chính trị, ông Thưởng có đủ, về tuổi thì ông Thưởng có đủ. Tuy nhiên điều đáng nói là ông Võ Văn Thưởng đang là người Miền Nam. Mà trong đại hội 13 vừa qua phe Miền Bắc đã đánh cho "tan tác" phe Miền Nam làm cho cả Miền Nam không còn một mống nào trong Tứ Trụ. Tuy ông Thưởng là người Miền Nam nhưng ông Trọng vẫn có một mức độ ưu ái rất rõ.
Ông Nguyễn Phú Trọng từng đưa ra tiêu chuẩn cho vị trí Tổng bí thư phải là "người Miền Bắc có lí luận". Như vậy về tiêu chuẩn vùng miền, ông Võ Văn Thưởng không đạt yêu cầu đối với ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng dù ông Trọng có ưu ái đi nữa.
Việc ông Trọng triệt hạ sát ván phe Miền Nam là thực tế, và người dân Việt Nam cũng đã biết điều này thậm chs trước cả Đại hội đảng lần thứ 13 vào đầu 2021. Tuy nhiên việc ưu ái cho Võ Văn Thưởng cũng là một trường hợp khó hiểu nên nhiều người đặt câu hỏi, liệu rằng ông Trọng có phá lệ "người Miền Bắc có lý luận" hay không thì không biết.
Ông Nguyễn Phú Trọng là con người khó lường. Ông hứa nhưng nuốt lời nhiều lần và việc ông đặt ra tiêu chuẩn "người Miền Bắc có lý luận" thì không có điều gì đảm bảo ông không xé bỏ nó mà ủng hộ Võ Văn Thưởng cho chiếc ghế của ông vì thế nên trường hợp Võ Văn Thưởng là một ẩn số. Biết đâu, ông Tổng bỏ Vương Đình Huệ ủng hộ Võ Văn Thưởng thì lúc đó e, Tam trụ phải lo vì nhân vật mới này mất. Đường còn dài sẽ có nhiều thay đổi, hãy chờ xem ?
Lê Hoàng (Tổng hợp)
Nguồn : Thoibao.de, 26/08/2022
**************************
Nguyễn Lan, Thoibao.de, 26/08/2022
Đã 6 năm nay, ông tổng Trọng xây dựng lò đốt tham nhũng và đã đốt được rất nhiều người, trong đó có cả ủy viên Bộ Chính trị. Nhờ đốt lò mà thế lực của ông trở nên vô đối và ung dung vẽ ra suất đặc biệt để ngồi lại ghế Tổng bí thư nhiệm kỳ thứ 3 mà không ai làm gì được.
Ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại kỳ họp thứ 22 về Phòng chống tham nhũng
Tam Trụ Triều Đình trừ ông ra đang là nỗ lực đấu nhau để giành cho được chiếc ghế của ông. Hiện nay ông Tổng đã 78 tuổi, 3 năm nữa ông đã là 81 tuổi, tuổi mà ai cũng nghĩ ông sẽ về hưu nhưng có người lại nghĩ chưa chắc ông Tổng chịu rút.
Ông Nguyễn Phú Trọng là người đã từng đưa ra nhiều lời hứa và cũng từng thất hứa rất nhiều. Ban đầu ông cho biết, giữa nhiệm kỳ 2 ông sẽ rút nhường lại cho thế hệ kế cận. Nhiều người nghĩ rằng, ông Đinh Thế Huynh là người sẽ hưởng lợi những gì ông Tổng hứa bởi khi đó, ông Đinh Thế Huynh đang là Thường trực Ban bí thư. Thế rồi giữa nhiệm kỳ, ông Đinh Thế Huynh ngã bệnh một cách bí ẩn và phải rút khỏi vũ đài chính trị một cách âm thầm.
Thay thế ông Đinh Thế Huynh là ông Trần Quốc Vượng. Ông Trọng úp mở đến hết nhiệm kỳ ông rút và người có triển vọng thay thế ông Trọng là ông Vượng. Tuy nhiên, đến đại hội 13 thì ông Trọng lại "lật kèo", ông tự ban cho ông một suất đặt biệt ngồi lại chiếc ghế quyền lực nhất Đảng. Người già thân mang đầy bệnh lại được ngồi lại ghế Tổng bí thư, còn người trẻ hơn thì phải về vườn.
Rất nhiều người nói rằng, nhìn quan chức nào đạp lên điều lệ Đảng càng trắng trợn thì một là người đó liều hai là người đó có quyền lực vượt trội. Trong trường hợp ông Trọng là quyền lực vượt trội.
Bàn chất của ông Trọng là tham quyền hơn tham tiền. Cho nên ông có một cái mác rất lợi thế là trong sạch hơn những người khác. Chính vì lẽ đó mà ông tiến lên ghế quyền lực cao nhất trong Đảng mà không ai có thể lay nổi.
Ngày 24/8 trên trang facebook của Báo Nhân Dân có đăng một status có nội dung là, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) ban hành Hướng dẫn số 25-HD/BCÐTW, ngày 1/8/2022 hướng dẫn một số nội dung về công tác phòng, chống tiêu cực. Các bộ, ngành, địa phương, đơn vị đều phải triển khai theo chỉ đạo của Trung ương. Việc diệt trừ tham nhũng đã được ông Nguyễn Phú Trọng thành lập các Ban Chống Tham Nhũng địa phương. Nghĩa là ở Trung ương có ông Trọng xử, còn ở địa phương thì Bí thư tỉnh xử. Nếu Bí thư tỉnh nào đồng lõa thì ông Trọng cho xử luôn Bí thư tỉnh. Có thể nói, mạng lưới đốt lò của ông Trọng giờ không dai dẹp được, chỉ có ông dẹp người khác chứ không ai dẹp được ông.
Về sức mạnh cứng thì xem như ông Trọng không ngại ai, tuy nhiên về sức mạnh mềm thì Đảng cộng sản chưa bao giờ mạnh. Với hệ thống báo chí đồ sộ luôn ca tụng Đảng nhưng việc suy thoái tư tưởng trong Đảng vẫn cứ diễn ra, đây là điều mà ông Trọng sợ nhất.
Được biết từ ngày 18/3/2021, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng có bàn về sự cần thiết sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo. Tại cuộc họp đấy, ông Nguyễn Phú Trọng có nói rằng "Không chỉ đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực kinh tế, mà quan trọng hơn là phải chống tiêu cực trong cả lĩnh vực tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Hai lĩnh vực này có liên quan đến nhau, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn đến tham nhũng, đây là cái gốc, cái cơ bản cần phải chống…"
Như vậy thì tham vọng của ông Trọng càng ngày càng lớn, nỗi sợ của ông với sự suy thoái tư tưởng đang làm ông ngày một trở nên lộng hành hơn. Nghi ngờ ai lạc lối tư tưởng thì rất có thể bị triệt chứ không cần đến tham ô. Xem ra càng về sau, quan chức cộng sản càng cảm thấy ngột ngạt và đầy cạm bẫy.
Nguyễn Lan (Tổng hợp)
Nguồn : Thoibao.de, 26/08/2022
************************
Lưu Ly, Thoibao.de, 26/08/2022
Một ủy viên Trung ương Đảng mà được giao cho chức Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương là một sự ưu ái rất lớn. Tuy là ủy viên Trung ương Đảng, nhưng ông Nguyễn Trọng Nghĩa là một hạt giống để cơ cấu lên cao. Trước mắt là trong giữa nhiệm kỳ, ông Nghĩa có cơ hội vào Bộ Chính trị cao nhất trong nhiều ủy viên Trung ương Đảng hiện nay.
Ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng ban Tuyên Giáo Trung ương
Cùng với Ban Nội Chính, Ban Kinh tế, Ban Tổ Chức, Ban Dân Vận thì Ban Tuyên Giáo là cơ quan lớn của Ban Bí Thư do ông Nguyễn Phú Trọng đứng đầu. Ông Nguyễn Trọng Nghĩa từ phó Tổng Cục Chính Trị Bộ Quốc Phòng được ông Trọng đặt cách nhảy qua Ban Bí Thư là cách ông Trọng đang toang tính cho ông tướng quân đội này rất rõ. Tuy nhiên, đã gần 2 năm, ông Trọng chưa làm gì thêm để tạo điều kiện cho ông Nguyễn Trọng Nghĩa thì nay ông Trọng tiến hành.
Như bản tin trước Thoibao.de đã đưa tin, ông Trọng đang giữ trong tay sức mạnh cứng vô đối, nhưng sức mạnh mềm thì ông vẫn chưa kiểm soát được. Ở quyền lực cứng, ông có ủy ban Kiểm tra Trung ương, có Ban nội Chính và Bộ Công an. Ở mặt trận tư tưởng, dù có trong tay 800 tờ báo nhưng việc quan chức đọc báo chí ngoài hệ thống báo chí nhà nước rất nhiều, điều này làm ông Trọng lo lắng.
Ngày 24/8, báo Nhân Dân có dẫn lại lời nói ông Nguyễn Phú Trọng rằng "Không chỉ đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực kinh tế, mà quan trọng hơn là phải chống tiêu cực trong cả lĩnh vực tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Hai lĩnh vực này có liên quan đến nhau, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn đến tham nhũng, đây là cái gốc, cái cơ bản cần phải chống…". Nghĩa là ông đang quan tâm mặt trận tư tưởng hơn cả mặt trận chống tham nhũng. Đây là cách "mớm mồi" cho ông Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương thực hiện.
Đã gần 2 năm, mâm cỗ chính trị của Đảng cộng sản đang rất sôi động, ông Thủ tướng Chính, ông Chủ tịch Phúc, ông Chủ tich quốc hội Huệ đang ráo riết chạy đua tranh nhau giành lấy miếng ngon nhất trên mâm cỗ mà ông Nguyễn Trọng Nghĩa đứng ngoài cuộc cũng là thiệt thòi. Vì thế mới có chuyện, ông Trọng cho báo Nhân Dân mớm cho ông Nghĩa tham gia.
Theo như chúng tôi được biết, việc tham gia chạy đua cho chiếc ghế cao nhất trong Đảng hiện nay còn có thêm ông Lương Cường, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia. Ông Lương Cường là người đã ngán chân ông Nguyễn Trọng Nghĩa tiến thân trong Tổng cục Chính trị làm ông Trọng phải kéo ông Nghĩa sang Ban Tuyên giáo để né tránh vật cản đường quá lớn mang tên Lương Cường.
Ông Lương Cường tham gia cuộc chạy đua lần này không phải vào ghế Tổng bí thư mà ông đang cố thể hiện năng lực để được nhảy vào Bộ Chính trị mà thôi. Bởi ngồi không ở Ban Tuyên Giáo mà muốn vào Bộ Chính trị thì sẽ bị nhiều cản lực, nên ông Nguyễn Trọng Nghĩa phải tham gia.
Sắp đến Hội nghị Trung ương 6 vào khoảng tháng 10, không còn bao lâu nữa thì cuộc họp chia phần diễn ra. Nếu ông Nguyễn Trọng Nghĩa không nắm bắt cơ hội này thì lần sau càng khó hơn. Rất có thể hội nghị tới có người sẽ bị loại ra khỏi Bộ Chính trị và có người sẽ trám vào nếu không nhanh chân thì có người giật mất. Năm 2012, ông Vương Đình Huệ bị vuột ủy viên Bộ Chính trị vào phút chót dù được ông Tổng Trọng ủng hộ nên rất có khả năng điều đó cũng sẽ xảy ra với ông Nguyễn Trọng Nghĩa.
Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương ai cũng có thể leo cao và thậm chí đã từng là ứng viên cho chức Tổng bí thư như Đinh Thế Huynh. Nếu ông Nguyễn Trọng Nghĩa nhắm đến ghế Tổng bí thư cho tương lai thì trước hết ông nhảy phải vào Bộ Chính trị.
Vào ngày 14/7 vừa quan, Bộ Chính trị họp kín và có dự định kỷ luật một ủy viên Bộ Chính trị. Rất có thể đến Hội nghị Trung ương 6 là ông này bị xử lý, và nếu phấn đấu tốt, giúp ông Tổng Trọng hài lòng thì Hội nghị Trung ương 7 ông vào Bộ Chính trị là trong tầm tay. Hãy đợi xem, ông Nguyễn Trọng Nghĩa sẽ làm gì ?
Lưu Ly (Tổng hợp)
Nguồn : Thoibao.de, 26/08/2022
Trần Quốc Vượng - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư - vừa có một chuyến công du khá lặng lẽ và chứa đựng một hàm ý nào đó đến Cộng hòa Czech từ ngày 22 đến 24 tháng 10, được báo đảng mô tả là "theo lời mời của Phó chủ tịch Thứ nhất Hạ viện Czech, Chủ tịch Đảng Cộng sản Czech và Morava (KSCM) Vojtech Filip".
Trần Quốc Vượng (thứ ba từ phải) tại Czech
Tại Czech, Trần Quốc Vượng đã có những cuộc gặp với một số quan chức bậc trung cao của Czech như Phó Thủ tướng Thứ nhất kiêm Bộ trưởng Bộ Nội vụ Czech, đồng thời là Chủ tịch Đảng Dân chủ Xã hội (CSSD) Jan Hamacek ; Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Công thương Karel Havlicek, hội đàm với lãnh đạo Đảng Cộng sản Czech và Morava (KSCM) "nhằm thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống giữa Việt Nam và Cộng hòa Czech thực chất, hiệu quả và sâu sắc hơn".
Tuy nhiên, đã không có tin tức nào về việc Trần Quốc Vượng tiếp xúc với cấp cao hơn cấp phó thủ tướng. Với nhân vật có quyền lực đứng thứ hai trong Đảng cộng sản Việt Nam, kết quả như vậy là hơi đáng thất vọng.
Kể từ khi Trần Quốc Vượng được Nguyễn Phú Trọng bố trí vào ghế Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra trung ương và sau đó được đôn lên chức Thường trực Ban bí thư để trở thành nhân vật số 2 trong đảng, đây là một trong hiếm hoi lần ông ta xuất hiện ở nước ngoài trên danh nghĩa ‘quan hệ kênh đảng’.
Nhưng mục đích chuyến thăm Czech vào lần này của Trần Quốc Vượng là khá chung chung và trừu tượng. Phải chăng bên cạnh đó còn là một mục đích nào khác ?
Rõ ràng là việc Trần Quốc Vượng được cho ‘xuất cảnh’ phải nhận được sự chuẩn y của Nguễn Phú Trọng, hoặc do chính Trọng có chủ ý như vậy.
Chuyến ‘xuất khẩu hình ảnh’ của Trần Quốc Vượng tại Cộng hòa Czech diễn ra trong bối cảnh đảng cầm quyền ở Việt Nam đang chuẩn bị cho Hội nghị Trung ương 12 vào cuối năm 2019 hoặc đầu năm 2020, mà nhiều khả năng sẽ chốt danh sách sơ bộ các ủy viên bộ chính trị cho khóa 13. Chuyến đi này cũng nằm trong bối cảnh ‘Tổng tịch’ Nguyễn Phú Trọng đang có những dấu hiệu suy yếu sức khỏe khá rõ, không thể đi Mỹ gặp Trump và thậm chí khó lòng trụ nổi đến Đại hội 13.
Cần nhắc lại, đa phần những luồng dư luận từ "thông tin không chính thức" sát Hội nghị Trung ương 11 vào tháng 10 năm 2019 đều xác nhận về vị thế ứng cử viên số một không mấy suy suyển cho ghế tổng bí thư của Trần Quốc Vượng – hiện là thường trực Ban bí thư và được xem là người được Nguyễn Phú Trọng sủng ái nhất, thậm chí còn được cho là "bản sao" của Trọng về mặt tư tưởng xã hội chủ nghĩa, đường lối đu dây không mệt mỏi giữa Trung Quốc và Mỹ và tính cách thâm trầm, dạn dày kinh nghiệm cùng thủ đoạn chính trị.
("Thông tin không chính thức" là một khái niệm mới của đảng cầm quyền nhằm ám chỉ những tin tức từ nội bộ đảng tuồn ra ngoài và được đưa lên mạng xã hội, hoặc truyền khẩu để định hướng dư luận, nhưng chưa bao giờ được bất kỳ cơ quan chức năng nào của đảng hay chính quyền thừa nhận).
Trần Quốc Vượng, Nguyễn Xuân Phúc và Nguyễn Thị Kim Ngân, Nguyễn Phú Trọng chọn ai ?
Ngoài Trần Quốc Vượng, hai ứng cử viên tổng bí thư còn lại là Nguyễn Thị Kim Ngân – Chủ tịch quốc hội, và Nguyễn Xuân Phúc – Thủ tướng chính phủ.
Từ năm 2017 đến nay, Ngân và Phúc đã dồn dập đi Châu Âu, đặc biệt là các nước Tây Âu, nhằm vận động cho Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Châu Âu (EVFTA). Sau những hình ảnh về nhiều bộ áo cánh diêm dúa của Nguyễn Thị Kim Ngân được phô bày lả lướt, hay tiếng nổ vang trời của Thủ tướng Phúc ‘cho bọn phản động rã rời chân tay luôn’ ở vùng Đông Âu, cả hai nhân vật này đều thu lượm kết quả đánh bóng không quá tệ trên mặt báo đảng về ‘vận động EVFTA thắng lợi’. Mà loại thành tích như thế lại đặc biệt có ích khi cần vận động tranh cử tổng bí thư.
Trong trường hợp Nguyễn Phú Trọng ‘đứt gánh giữa đường’ và nếu Đại hội 13 xếp cả ba trường hợp Trần Quốc Vượng, Nguyễn Xuân Phúc và Nguyễn Thị Kim Ngân – dù quá tuổi quy định là 65 – vào "trường hợp đặc biệt" và do đó được "ở lại", việc phân cao thấp trong cơ chế "tam trụ" (tổng bí thư kiêm chủ tịch nước – thủ tướng – chủ tịch quốc hội) hoặc "tứ trụ" (tổng bí thư – chủ tịch nước – thủ tướng – chủ tịch quốc hội) sẽ khá phức tạp giữa những người này.
Cơ chế "tứ trụ" chỉ hình thành với điều kiện phải có thêm một nhân vật nữa trong Bộ chính trị ngoi lên. Người đó có thể là Trương Hòa Bình – hiện thời là Phó thủ tướng thường trực. Bình cũng có thể được xếp vào "trường hợp đặc biệt".
Khi đó, nếu Vượng là tổng bí thư, Ngân làm chủ tịch nước, hai cái ghế còn lại là thủ tướng và chủ tịch quốc hội sẽ do Phúc và Bình chia nhau.
Thường Sơn
Nguồn : VNTB, 30/10/2019