Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Câu chuyện một nam sinh 16 tuổi, học trường chuyên Amsterdam của Hà Nội nhảy từ lầu 28 xuống đất tự tử sau khi để lại thư tuyệt mệnh, đúng ngay vào ngày Cá Tháng Tư (1/4), khiến dư luận bàng hoàng. Đây chỉ là trường hợp mới nhất trong rất nhiều trường hợp học sinh tự tử vì áp lực học tập từ trường lớp, cha mẹ, mà báo chí đã cảnh báo trong thời gian gần đây. Hãy thử đi tìm nguyên nhân vì sao.

giáoduc1

Khoảnh khắc người bố chạy ra nhưng bất lực

Sức ép từ cha mẹ

Chịu trách nhiệm đầu tiên là các bậc phụ huynh. Thương yêu con hết mực, sẵn sàng hy sinh tất cả vì con, nhưng phần đông các bậc phụ huynh Việt Nam thường đặt quá nhiều kỳ vọng vào con, muốn con cái phải học thật giỏi, phải vào được trường chuyên, trường điểm, lớn hơn một chút thì phải đậu đại học những ngành được xem là "ngon lành, danh giá" như Y, Dược, Bách khoa, Ngoại thương, Kinh tế…

Một vài thập niên sau này thì câu chuyện của các bậc cha mẹ khi khoe về con cái không chỉ là đậu đại học hay học lên Thạc sĩ, Tiến sĩ trong nước nữa, mà là đi du học ở những trường danh giá của Mỹ và các nước phương Tây. Người có tiền cho con đi du học đã đành, người không có tiền cũng chạy vạy đủ cách để có đứa con đi du học cho nở mày nở mặt với người ta.

Từ nhiều năm nay dư luận đã nói đến chuyện những đứa trẻ Việt Nam bị ép học hành đến không có thời gian nghỉ ngơi, hết học ở trường lại đi học thêm, hết môn này đến môn khác, rồi còn học thêm một, hai ngoại ngữ, học đàn học múa học vẽ đủ thứ, chủ nhật cũng học, nghỉ hè được một hai tuần là lại cắp sách đi học. Học không có thời gian giải trí, không có tuổi thơ. "Chuyện thường ngày ở huyện" là cảnh các ông bố bà mẹ đón con ở cổng trường, dúi vào tay con ly sữa, ổ bánh mì hay cái bánh bao, gói xôi rồi chở con đến thẳng lớp học thêm, hoặc hình ảnh những đứa trẻ mắt díu lại, gà gật ngủ sau lưng bố mẹ vì không bao giờ được ngủ đủ giấc. Với phần lớn cha mẹ Việt Nam, cha mẹ luôn luôn đúng vì cha mẹ chỉ muốn tốt cho con, con nên học cái này con nên làm nghề kia, mà không mấy khi tự hỏi liệu con cái có muốn như vậy không, có thực hạnh phúc không, hay là cha mẹ đang bắt con phải sống theo ý mình, bắt con phải thực hiện những ước mơ dang dở của chính mình ?

giaoduc2

Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội – Amsterdam – Ảnh minh họa

Sức ép từ trường lớp, từ một nền giáo dục nhồi sọ, chạy theo thành tích

Đã có quá nhiều lời ta than, chỉ trích về nền giáo dục Việt Nam. Một nền giáo dục lạc hậu, nhồi sọ, trẻ con mới học bậc Tiểu học mà cái cặp đã nặng trĩu lệch cả vai với hàng chục quyển sách, quyển vở. Suốt 12 năm chương trình bậc trung học phổ thông phải nói thẳng ra đa phần là những kiến thức vô bổ, hoặc chỉ nhồi nhét học thuộc lòng mà ít thực hành, thiếu vắng phần dạy cho học sinh phương pháp tự suy nghĩ một cách độc lập, tự phản biện, tự kiểm chứng hay hoài nghi, càng thiếu hẳn phần kỹ năng sống. Một nền giáo dục chỉ chạy theo thành tích, điểm số, chạy theo bằng cấp, nhưng lại chưa chắc đã thực giỏi về chuyên môn nên mới có chuyện "dở thầy dở thợ", hàng ngàn hang vạn Cử Nhân, Thạc sĩ khi ra trường đi xin việc vẫn thiếu những kỹ năng cơ bản nhất, phải đào tạo lại trong môi trường nghề nghiệp-nhất là nếu làm cho các công ty nước ngoài.

Nguyên nhân chính là thiếu một triết lý giáo dục đúng đắn-đào tạo con người với mục đích gì.

Quan niệm, cái nhìn, tiêu chuẩn của xã hội

Trở lại các bậc phụ huynh Việt Nam, thật ra họ cũng chỉ là nạn nhân của những quan niệm, tiêu chuẩn, thang bậc đánh giá trong xã hội. Những quan niệm, tiêu chuẩn, thanh bậc đánh giá đó là gì ? Là bằng cấp, học hàm, học vị. Là tiền. Một người được xem là thành đạt là phải có bằng cấp, địa vị trong xã hội, và phải có tiền-con người được ngưỡng mộ, trọng vọng nhiều khi không phải ở năng lực, tư cách, đạo đức mà ở cái nhà to, xe đẹp, xài hàng hiệu, trang sức đầy tay, đi nước ngoài như đi chợ… Bằng cấp có thể tạo ra tiền và ngược lại tiền cũng có thể mua được bằng cấp, nhưng dù theo hướng nào thì không có cả hai chắc chắn là sự thất bại.

Văn hóa Á Đông

Cũng có những người phản biện cho rằng đâu hẳn đã do nền giáo dục Việt Nam, do môi trường xã hội Việt Nam. Thiếu gì trường hợp các bậc cha mẹ Việt Nam sống ở nước ngoài vẫn ép con phải đỗ đạt, phải làm Bác sĩ, Kỹ sư, Luật sư… Với phần đông người Việt thế hệ thứ nhất, họ sẵn sàng làm đủ mọi việc nặng nhọc không nề hà để con cái được ăn học đàng hoàng, đỗ đạt ở xứ người. Đó là niềm tự hào, là hạnh phúc lớn nhất của họ. Mà không chỉ riêng người Việt, người Hoa, Nhật, Hàn ở nước ngoài đều thế. Cho nên người Mỹ và phương Tây mới có cái cụm từ là "cha mẹ Châu Á", hay "mẹ Hổ" để nói về các bậc phụ huynh của mấy nước Đông Á thúc đẩy con học hành để thành đạt ra sao.

Điều tích cực là nhờ vậy tỷ lệ số học sinh người Hoa, người Việt, Hàn, Nhật… học chăm học giỏi ở bậc trung học và đậu vào các trường đại học ở Mỹ hay các nước phương Tây rất cao so với một số cộng đồng nhập cư khác. Và điều tiêu cực là nhiều khi chỉ dồn sức lo học hành đến mức không có thời gian sống cho những nhu cầu khác. Và những bi kịch nảy sinh do con cái bị cha mẹ ép phải học hành quá sức hay phải làm theo mong muốn của cha mẹ. Chỉ nói riêng người Việt, đã từng có những câu chuyện như một thanh niên người Mỹ gốc Việt giết mẹ vì mẹ cứ ép phải học Y khoa, hay một cô gái người Canada gốc Việt thuê sát thủ giết cha mẹ vì trong nhiều năm đã phải nói dối cha mẹ về thành tích học tập của mình, nên sợ bị phát hiện.

Điều đó là có thực. Và có thể gọi đó là do nếp nghĩ, do tiêu chuẩn, thang bậc đánh giá coi trọng bằng cấp trong văn hóa Á Đông nói chung và văn hóa Việt Nam nói riêng đã có từ lâu, chứ không chỉ do nền giáo dục hay do môi trường xã hội Việt Nam hiện tại. Nhưng mặt khác, nếu khăng khăng chỉ cho đó là văn hóa, có nghĩa là một cái gì đó thuộc về dân tộc và rất khó thay đổi thì cũng không hẳn. Yếu tố tác động từ môi trường xã hội vẫn rất lớn.

Trở lại với tác động từ môi trường xã hội

Cũng là dân tộc Việt Nam, nhưng ở miền Nam trước năm 1975 chúng ta không thấy có chuyện học sinh đua nhau đi học thêm từ bậc tiểu học cho tới suốt những năm trung học như vậy ; ở bậc đại học những ngành khoa học xã hội nhân văn như Văn khoa, Luật khoa, Triết học, Sư phạm… vẫn rất được trân trọng, được nhiều người theo học, chứ không phải như bây giờ những ngành khoa học xã hội nhân văn bị xếp hạng bèo bọt vì kiếm ra tiền ít, chỉ những ngành làm ra nhiều tiền mới được ưa chuộng. Càng hiếm có chuyện "chạy" bằng, bằng giả, đạo văn… như bây giờ.

Ngay chuyện sống ở nước ngoài cũng vậy, môi trường xã hội cũng sẽ tác động, ảnh hưởng nhiều đến quan niệm, suy nghĩ của con người. Nếu sống ở Mỹ, một xã hội có sức cạnh tranh gay gắt và một con người bị xem là thất bại, không thành đạt, không có công ăn việc làm tốt là một cảm giác thật nặng nề, thì những người nhập cư càng cần phải cố gắng gấp nhiều lần và chính vì vậy các bậc phụ huynh người Việt luôn thúc đẩy con cái họ học hành để có một cuộc sống tốt hơn. Nhưng nếu sống ở các nước Bắc Âu chẳng hạn, nơi con người hoàn toàn không bị một sức ép gì từ trường lớp, xã hội ; học giỏi cũng được mà không giỏi cũng không sao, là bác sĩ, kỹ sư hay nhân viên phục vụ trong nhà hàng, tài xế xe bus, người nuôi dạy trẻ… gì cũng đều được nhìn nhận một cách bình đẳng, lương bổng không quá chênh lệch, giàu cũng tốt mà không giàu vẫn có cuộc sống ổn định, không phải lo lắng gì… thì chắc chắn suy nghĩ của đa số các bậc phụ huynh Việt Nam cũng sẽ khác.

Sống nhẹ nhàng, biết hài lòng với những gì đang có, không tranh đua, không chịu bất cứ sức ép gì từ bên ngoài hoặc phải chạy theo những cái bên ngoài, là một trong những lý do khiến cho các nước Bắc Âu thường hay được xếp trong top những quốc gia hạnh phúc nhất thế giới.

Nhưng dù ở Mỹ hay ở bất cứ quốc gia phương Tây nào, thể chế dân chủ, luật pháp, những hiệp hội bảo vệ quyền trẻ em cũng sẽ không cho phép cha mẹ hay bất cứ ai được quyền áp đặt, điều khiển cuộc sống, suy nghĩ của những đứa trẻ. Trong khi ở Việt Nam cả cha mẹ, thầy cô, người lớn cứ "hồn nhiên" làm như vậy và cho đó là quyền của người lớn và vì lợi ích của trẻ.

Chính vì vậy, với những bậc phụ huynh ở Việt Nam, trong khi chưa thể mong chờ, đòi hỏi sự thay đổi từ nền giáo dục, từ xã hội, thì chính họ phải tự thay đổi suy nghĩ của chính mình, đừng chạy theo những tiêu chuẩn, thang bậc của xã hội để gây sức ép lên con cái, làm khổ con cái mà cứ tưởng như vậy là tốt cho con. Đó là chưa nói với một nền giáo dục như vậy thì điểm số cao, thành tich tốt ở trường chưa chắc đã là giỏi thật. Và hạnh phúc của đời người đâu chỉ nằm ở bằng cấp, địa vị hay tiền bạc. Thay vì ép con phải đi học thêm, phải học ngày học đêm, các bậc phụ huynh hãy cho phép con cái học vừa phải, cân bằng giữa học hành và nghỉ ngơi, giải trí, dành thì giờ chơi thể thao cho khỏe người, đọc thêm những cuốn sách hay, xem những bộ phim có giá trị, đi du lịch, tự theo đuổi một vài sở thích hay dành thời gian với gia đình, người thân, tham gia những hoạt động với cộng đổng, hoạt động từ thiện… Khi đó, cuộc sống của con sẽ cân bằng, phong phú và kiến thức tự học, tự đọc thêm bên ngoài còn bổ ích hơn nhiều so với mớ kiến thức "chết" ở trường, học xong là trả thầy. Hãy xem chuyện con được hạnh phúc là điều quan trọng nhất. Và nếu con muốn học ngành gì là tùy theo sở thich, năng lực của con chứ không phải học theo ý cha mẹ.

Con cái không phải sinh ra để thực hiện những giấc mơ của cha mẹ. Hãy để con cái sống cuộc đời của chúng.

Song Chi

Nguồn : RFA, 04/04/2022 (songchi's blog)

Additional Info

  • Author Song Chi
Published in Diễn đàn

Hàng loạt "sai phạm, yếu kém" trong Bộ Y tế bị phanh phui, nhân viên y tế bất bình

Thanh Trúc, RFA, 15/02/2022

Kết luận của Thanh tra Chính phủ Việt Nam hôm 12/2 chỉ ra vô số tiêu cực trong Bộ Y tế. Tuy nhiên tóm lại có hai sai phạm lớn : một là buông lỏng quản lý, không công khai kết quả trúng thầu ; hai là có dấu hiệu lợi ích nhóm.

yte1

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 gần Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội hôm 31/3/2020 - AFP

Theo xác định của Thanh tra Chính phủ, sự buông lỏng công tác quản lý làm nẩy sinh mọi tiêu cực trong việc tham mưu Thông tư bộ Y Tế, Vật tư Y Tế tiêu hao và cả những khâu liên quan đều không đúng luật quy định đối với lĩnh vực quản lý nhà nước về việc mua sắm thiết bị, trang thiết bị. Nói chung là những chuyện này không được công khai, minh bạch. 

Kết luận chỉ rõ : "Trong thời gian dài, không công khai kết quả trúng thầu trên trang thông tin điện tử theo quy định của Nghị định 36/2016/NĐ-CP".

Bên cạnh đó, công tác quản lý giá và vật tư tiêu hao còn yếu kém ; việc thẩm định, phê duyệt kế hoạch đấu thầu mua sắm của Bộ Y tế còn hạn chế, mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến công tác khám chữa bệnh.

Bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm, thành viên của nhóm nhân sĩ trí thức chuyên phản biện ở Thành phố Hồ Chí Minh, cho rằng bản kết luận đã loanh quanh, rườm ra, báo chí dẫn lại cũng theo lối vòng vo mà không nói thẳng ra rằng tham nhũng trong hàng ngũ nhân sự cấp cao mới là nguyên nhân quá rõ của mọi sai phạm, yếu kém, hạn chế, ách tắc trong guồng máy y tế bao lâu nay tại Việt Nam :

"Cái chung nhất là tình hình của Bộ Y tế về những vụ thuốc giả, về vật tư y tế rồi bao nhiêu thứ, kể cả vụ Việt Á vừa rồi. Với tư cách một bác sĩ tôi thấy quá xấu hổ. Thấy không thể tưởng tượng được sự kinh doanh trên sinh mạng con người".

"Phải nói từ lúc bà Trần Thị Kim Tiến (làm Bộ trưởng Y tế) cho tới bây giờ, Bộ Y tế đã quá tệ. Tham lam, tham nhũng làm mất uy tín của ngành Y, mà ở cấp lãnh đạo cao nhất chớ không phải cấp dưới như trạm y tế hay bệnh viện".

Ông thừa nhận rằng không chỉ ngành y tế mà nhiều ngành khác ở Việt Nam cũng vậy ; và trong thời gian đại dịch vừa qua tiêu cực trong ngành y tế lộ rõ ra hơn :

"Y tế là ngành ảnh hưởng đến cả sinh mạng con người mà cũng có những tiêu cực khủng khiếp : thuốc giả, thuốc chống ung thư, que xét nghiệm… đủ thứ. Nói chung hình như cả một hệ thống rệu rã là quá rõ rồi, không ai mà giấu giếm được, nó lộ liễu quá rồi".

Theo ông cơ chế đã dung dưỡng cho những nhóm lợi ích và không ai có thể làm gì suốt một thời gian dài :

"Bây giờ ầm ỉ nên chẳng qua vì dư luận quần chúng phản đối quá. Nó từ phe Đảng, từ lợi ích của nhóm, từ thấp lên tới cao, rồi từ cao xuống thấp, nói chung là tràn lan hết".

"Thể chế quá lỏng lẻo, một nhiệm vụ đưa qua thì 50% là thực thi nhưng bên cạnh 50% là giám sát. Đằng này không có kiểm tra, mà ngay như thanh tra, kiểm tra lại cũng có người tham nhũng. Lãnh đạo quá kém, lòng tin của dân giảm đi. Là đảng viên gần 56 tuổi đảng mà thấy vụ này tôi không chịu nỗi. Anh em không nói được gì, nói không ai nghe mà cũng chẳng đi tới đâu".

Một cựu viên chức Bộ Y tế, yêu cầu không nêu tên, cũng thừa nhận trong chia sẻ qua điện thư về thực trạng ‘be bét’ của ngành y tế :

"Thí dụ như vụ thổi giá test kit của công ty Việt Á và các dính líu đi kèm của các CDC lên gần 200 cán bộ, hay những gì được cho là ‘đấu đá nội bộ’ bên trong Bộ Y tế. Trường hợp truy tố nguyên thứ trưởng Cao Minh Quang và Thứ trưởng Trương Quốc Cường. Sắp tới đây sẽ là một loạt các cán bộ khác của Bộ Y tế bị đưa ra ánh sáng".

"Sự ‘sai phạm’ và ‘yếu kém’ kia thường sẽ đi kèm với những nguyên nhân thường xảy ra trong các cơ quan, bộ máy công quyền nhà nước. Đó là tiền bạc, là hối lộ và các game chính trị, thanh trừng lẫn nhau. Một hậu quả dễ nhận thấy là hầu hết các chuyên viên, lãnh đạo của Bộ và các Cục, Vụ bên dưới sẽ "án binh bất động" vì làm gì cũng sợ sai, họ né tránh trách nhiệm, ngồi yên hoặc đùn đẩy lên cấp trên ra quyết định".

yte2

Thứ trưởng Y tế Trương Quốc Cường, người đang chịu kỷ luật vì những sai phạm trong ngành Y tế. RFA edit

Cựu viên chức này còn cho rằng bao công lao, thành quả của những chiến sĩ áo trắng trong ngành y tế lâu nay đã bị những quan chức ‘sâu mọt’ làm lu mờ đi. 

Bác sĩ Nguyễn Viên, nhiều chục năm làm việc trong ngành y tế trong và ngoài chính phủ, thường xuyên có những bài phản biện xây dụng trên mạng xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết giới y, bác sĩ đều cảm thấy rất bức xúc :

"Trong lúc cả nước chống dịch thì lãnh đạo lại dính vào lợi ích nhóm, lại thủ lợi rất lớn. Còn kết luận của Thanh tra nhà nước, được công bố trên các báo nhà nước thì chắc chắn đây là có sự bật đèn đỏ từ cấp cao hơn Bộ Y tế, và từ các báo với rất nhiều chi tiết mà không phải ai cũng tiếp cận được trước khi Nhà nước đi vào những biện pháp mạnh mẽ hơn để mà chống tham nhũng trong ngành y tế cũng như các ngành khác".

Vậy thì kết luận của Thanh tra chính phủ về những sai phạm, yếu kém, hay nói trắng ra là tình trạng tham nhũng, liệu có tạo thay đổi tốt đẹp nào trong bộ máy y tế thời gian tới ? Bác sĩ Nguyễn Viên thổ lộ rằng ông không kỳ vọng gì mấy :

"Cơ hội này khó lắm. Ai cũng nói thay đổi nhưng bắt đầu từ chỗ nào, từ con người, từ đào tạo, từ vấn đề tổ chức cán bộ, qui hoạch cán bộ… Phải nghĩ phương án nào khả thi nhất".

"Vế thứ hai, vấn đề buông lỏng quản lý đi liền với lợi ích nhóm. Người ta nói rất nhiều đến chuyện mua bán ở các cơ quan lớn ở Hà Nội. Tôi nghĩ trước mắt người ta sẽ đánh vào những cá nhân nào chịu trách nhiệm chống dịch mà liên quan đến vấn đề thiết bị, trang thiết bị, thuốc men. Đó là những đối tượng cụ thể".

Ông nói giới y bác sĩ và người dân rất đón nhận tin tức đó. Mặc dù những cái xấu, cái tiêu cực của đất nước bị phanh phui ra thì cũng không vui sướng gì, nhưng nó sẽ đặt lại vấn đề bổ nhiệm con người vào những vị trí lãnh đạo ngành.

Thanh Trúc

Nguồn : RFA, 14/02/2022

***********************

‘Sâu mọt’ tại cơ quan hàng đầu về quản lý giáo dục Việt Nam

Thanh Trúc, RFA, 10/02/2022

Ngoài những vi phạm liên quan đến tuyển sinh, mở ngành, Viện Quản lý Giáo dục thuộc Bộ Giáo dục và đào tạo Việt Nam còn mắc phải quá nhiều sai sót trong công tác tổ chức bộ máy và việc tuyển chọn nhân sự.

giaoduc1

Học viện Quản lý Giáo dục - Công An Nhân Dân

Theo Thanh tra Bộ Giáo dục và đào tạo, tổ chức bộ máy, nhân sự trong Học viện Quản lý Giáo dục từ 2018 đến trước ngày 6/12/2019, đã không có Hội đồng Học viện để thực hiện trách nhiệm và quyền hạn theo quy định.

Mặt khác, Học Viện cũng chưa có văn bản quy định, chưa có sự thống nhất về quy trình, thủ tục thực hiện thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các đơn vị trực thuộc.

Kết luận của Thanh tra Bộ Giáo dục và đào tạo còn cho rằng qui chế tổ chức và hoạt động của Học viện Quản lý Giáo dục chưa xác định rõ các mối quan hệ giữa Đảng ủy với Hội đồng Học viện, giữa Đảng ủy với Giám đốc Học viện, và cả giữa Hội đồng Học viện với Giám đốc Học viện, chưa kể mức độ tự chủ của đơn vị thuộc, trực thuộc Học viện.

Một điểm sai phạm thêm nữa là Giám đốc Học viện chưa ban hành văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị theo qui chế ; văn bản về công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, chế độ làm việc của giảng viên không phù hợp các quy định của Luật Viên chức 2010 và các Nghị định của Chính phủ cũng như các văn bản hướng dẫn của Bộ Nội Vụ.

Tóm lại, cơ cấu, tổ chức, tuyển chọn và những chức năng khác của Học viện Quản lý Giáo dục đều chẳng những không đúng qui định và trình tự thủ tục mà còn vấp váp, sai phạm rất nhiều về khâu nhân sư.

Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Đăng Hưng, Giáo sư Danh dự Đại học Liège của Bỉ, từng nhiều năm làm việc trong các chương trình Cao học Bỉ-Việt tại Đại học Bách khoa Hà Nội và Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết trên nguyên tắc Học viện Quản lý Giáo dục, thành lập năm 2006, đang đào tạo tiến sĩ và thạc sĩ ngành Quản lý Giáo dục, thạc sĩ ngành Tâm Lý học lâm sàng và Công nghệ Thông tin.

Chia sẻ qua điện thư gởi cho RFA, Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng viết rằng ông không ngạc nhiên về những tiêu cực vừa được nêu ra trong Học viện Quản lý Giáo dục :

"Gần gũi với nên giáo dục Việt từ 1990 cho đến nay, tôi đã nghe phong phanh và có khi chứng kiến rất nhiều sai phạm trong hệ thống Giáo dục và đào tạo ở Việt Nam".

"Vấn đề phát xuất từ yêu cầu bằng cấp của rất nhiều nhân sự chính quyền không có khả năng học hỏi mà muốn giữ chức nắm quyền. Trong cơ chế "thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa".

Có cầu thì phải có cung đâu đó thôi !"

Nhà nghiên cứu Ngữ học kiêm nhà giáo với hơn 40 năm tại Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, ông Hoàng Dũng, nhận định :

"Học viện Quản lý Giáo dục như tên gọi là chuyên về đào tạo cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý cho Bộ Giáo Dục".

"Về nguyên tắc thì điều đó cần, còn trên thực tiễn người ta dạy dỗ như thế nào, sản phẩm cung cấp cho nền giáo dục ra làm sao… Cái đó phải có một cuộc điều tra để xem thử nó đúng hay là sai".

"Tôi không đủ tư liệu để nói rằng kết luận của Thanh tra Bộ Giáo dục đúng hay sai, nhưng nổi bật của câu chuyện này là vấn đề cơ chế. Hôm nay là Học viện Quản lý Giáo dục thì hôm sau tôi tin chắc sẽ có những trường khác, những học viện khác".

Học viện Quản lý Giáo dục cũng không phải trường đầu tiên bị những kết luận kiểu tiêu cực như thế này. Vẫn lời nhà giáo Hoàng Dũng :

"Xin nói lại là chúng tôi không đủ tư liệu để thẩm tra, coi lại. Thế nhưng kỷ luật một đơn vị sai phạm rồi công khai lên báo là chuyện rất đáng làm, rất nên làm. Oan hay ưng mọi chuyện phải công khai".

Theo Quyết Định số 178 của Đảng ủy Học viện ngày 19/12/2017, được báo chí đăng tải lại, việc phê duyệt quy hoạch quản lý Trưởng phòng, Phó phòng các đơn vị trực thuộc giai đoạn 2016-2021, việc phê duyệt quy hoạch năm 2017 không đúng chức danh quy hoạch đào tạo đối với ba cán bộ mà tên tuổi được đưa lên mặt báo.

giaoduc2

Hình minh họa : sinh viên một trường đại học trong tiết học ở Hà Nội. AFP

Một cách rõ ràng hơn thì quá nhiều sai sót trong công tác nhân sự, có khi một đơn vị mà chỉ một cấp trưởng và một cấp phó. Tựu chung thì chính cán bộ Học viện Quản lý Giáo dục cũng không biết làm thế nào cho đúng, là nhận định tiếp theo của nhà giáo Hoàng Dũng :

"Thực ra qui định bao nhiêu người thì có một cấp trưởng, bao nhiêu người thì có hai cấp phó, ví dụ như thế, thì họ có qui định rất chặc chẽ chứ không phải ưa gì làm nấy. Còn ở đây, một đơn vị mà chỉ một cấp trưởng và một cấp phó thôi, thì phải hiểu ngay rằng cơ quan này muốn có nhiều quân nhiều quan ở cấp trưởng cấp phó. Như thế thì thu nhập sẽ cao hơn, lương sẽ khác, phụ cấp sẽ khác. Đó là chuyện làm không đúng đắn".

"Mà thực ra nó là trong quyền hạn của cái ông đứng đầu cơ quan, ông hoàn toàn có thể cử anh này làm trưởng anh kia làm phó. Tuy rằng chuyện có trưởng có phó được qui định bởi văn bản, chẳng hạn 10 người mới có một trưởng, bây giờ ông bất chấp, 1 người ông cũng dựng lên một cấp trưởng. Cái sai đó không phải là phổ biến lắm nhưng cũng không phải là hiếm".

Đối với ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Vụ Nghiên Cứu, Ban Dân vận Trung ương đảng Cộng Sản Việt Nam, quá nhiều sai trái trong một cơ quan đào tạo cấp cao như Học viện Quản lý Giáo dục là thêm một lần phải nhìn lại bản thân ngành Giáo dục-Đào tạo vốn mang tai tiếng bao lâu :

"Chưa rõ vì sao kỳ này Bộ Giáo dục và đào tạo lại chĩa sang viện Quản lý Giáo dục, bởi thật ra tình hình từ đầu không phải từ Học viện Quản lý Giáo dục ấy đâu. Nó bắt đầu từ chóp bu của Bộ Giáo Dục, từ Bộ trưởng, Thứ trưởng rồi các Cục, các Vụ, Viện của Bộ. Họ chưa thấy cái sai ở đâu cho nên họ chớp vào cái chỗ yếu và họ cho rằng đấy là một cái đầu môi để ma sửa chữa".

Con người yếu kém hay nhân sự yếu kém, ông Nguyễn Khắc Mai nói, là nguồn gốc và vấn đề của giáo dục Việt Nam :

"Lỗ hỗng lớn nhất là cái đào tạo, tuyền chọn ngần ấy cán bộ giáo dục mà bây giờ phải đánh giá lại. Thứ hai là chất lượng của đội ngũ cán bộ giáo dục hiện nay là rất thấp, quá thấp. Tôi chắc là có những cái lúng túng chưa gỡ ra được, chưa thấy được".

"Cũng không phải chỉ có Viện Quản lý Giáo dục này nó hỏng đâu. Rất nhiều vụ, rất nhiều bộ phận ở trong Bộ Giáo Dục nó hỏng. Nhân cái kiểm tra của Bộ Giáo Dục về Học viện Quản lý Giáo dục này thì tôi cho rằng đây là vấn đề họ phải đối diện và phải giải quyết trong thời gian trước mắt".

Tiếp lời cựu cán bộ dân vận Nguyễn Khắc Mai, nhà sư phạm Hoàng Dũng nhấn mạnh :

"Việc quản lý chặt chẽ với nhiều qui định từ nhiều cấp như vậy, tưởng là chặc mà hóa ra không chặc. Sai phạm của Học viện Quản lý Giáo dục này là anh ra hàng loạt văn bản như thế mà người ta không sợ, người ta lại vi phạm hàng loạt như nhan đề bài báo nêu ra, tức là mô hình quản lý đó không đúng".

Vụ việc đầy dẫy sai phạm tại Học Viện Quản lý Giáo dục, nếu đúng như Thanh tra Bộ Giáo dục và đào tạo nêu ra, là thêm một cảnh báo mạnh mẽ rằng phải cải cách hệ thống Giáo dục-Đào tạo đến nơi đến chốn với tác nhân chính là nhân sự có trách nhiệm trước khi bàn đến cơ chế, là kết luận của nhà giáo Hoàng Dũng.

Thanh Trúc

Nguồn : RFA, 10/02/2022

 

Additional Info

  • Author Thanh Trúc, Thanh Phương
Published in Diễn đàn

Câu chuyện của ông Hiệu trưởng Đinh Bằng My đã lên tới cao trào của sự phẫn nộ sau khi ông ta bị bắt. Báo chí phanh phui những điều tệ hại trong ngôi trường này cho thấy chân dung toàn diện của một nền giáo dục tha hóa không còn phương thức nào chữa khỏi.

battuan1

Hiệu trưởng Đinh Bng My Phú Th b cáo buc xâm hi tình dc nhiu hc sinh.

Đinh Bằng My phạm tội đã đành nhưng những giáo viên trong ngôi trường ấy nào phải vô tội. Chính cô giáo Phùng Th Thủy Ngân li là người đưa các em nam sinh lên cho hiu trưởng trường làm trò đê tin. Còn những giáo viên khác cũng dần lộ̣t là đám "cò" ấu dâm đồng tính không hơn không kém. Báo chí phỏng vấn một trong những nạn nhân cho thấy sự man dại trong cung cách giáo viên đối xử với các em là không có điểm dừng, hãy thành thật với chính mình bạn có nổi giận không khi đọc đoạn phỏng vấn này :

- Thế thy cô trong trường có biết vic em lên phc v ông My không ?

- Thầy cô nào trong trường cũng biết. Thy cô biết trước.

- Sao em biết các thy cô trong trường cũng biết ?

- Vì các thầy cô còn hi trêu hôm nay lên thy có cho ăn ko mút không.

- Các thầy cô hi thế à ?

- Vâng.

"Ăn kẹo mút" là cụm từ dởn nhất xuất phát từ miệng của thầy cô giáo của Trường phổ thông dân tộc nội trú Thanh n, Phú Thọ. Thử hỏi, những ngôn từ như thế sẽ giúp gì cho kiến thức của các em và tại sao bản thân là nhà giáo họ lại có cách ứng xử thô bỉ nhựy ?

Câu trả lời : Đấy là hệ quả của một nền giáo dục rách nát, mục ruỗng từ bên trong nhưng bên ngoài người ta vẫn cố sơn phết lên đủ loại màu sắc để che đậy bản chất của nó và tiếp tục đục khoét vào túi tiền của người dân như từ trước tới nay.

Tuy nhiên lần này dư luận không còn mù mờ hay thỏa hiệp như mọi lần. Làn sóng lên án, phân tích sự̣ hại của nền giáo dục do ông Nhạ cầm đầu đang diễn ra trên mạng xạ̃i. Những bài viết dài ngắn khác nhau nhưng mục tiêu không ra ngoài việc tẩy chay nền giáo dục mông muội và tha hóa này.

Nhà báo Bạch Hoàn viết trên trang Facebook của mình :

"Mt ln na, ngành giáo dc li vung mt cái tát vào mt nhân dân, li đâm mt nhát dao sc nhn vào c lý trí và trái tim nhng ai còn lương tri, còn biết th than trước hin thc điêu tàn và mt mi này, nhng ai còn biết âu lo trước tương lai mù ti ca nhng đa tr là con là cháu mình, còn biết đn đau trước nguy cơ điêu linh ca dân tc mình, biết s hãi trước tương lai vô vng ca đt nước mình.

Cái tát ấy, nhát dao y là tn bi kch tt cùng xy ra Trường Trung học cơ sở dân tc ni trú Thanh Sơn, Phú Th".

Còn nhà thơ Đỗ Trung Quân chia sẻ :

"Kinh hoàng vì nó din ra ngay trong môi trường sư phm, trong phòng hiu trưởng và hu như mi giáo viên ca trường đu biết rõ, thm chí nó còn được s tiếp tay ca mt n giáo viên b môn giáo dc công dân. Nn nhân hu hết là các nam hc sinh v thành niên. th phm mang bóng dáng mt k u dâm, nó đã kéo dài bao lâu ri là vn đ còn phi xác minh. S phn n ca công lun không th khác trước tiên dành cho B trưởng Giáo dc Phùng Xuân Nhạ, triu đi giáo dc ca ông liên tiếp xy nhng v vic phn giáo dc dn dp. Bo lc hc đường t hc trò vi hc trò đến thy cô vi hc trò, nhng v vic mà ai cũng đã biết thi gian qua".

Ông Đinh Bằng My giống như hầu hết các quan chức của Đảng luôn có hai bộ̣t. Bộ̣t trước công chúng và bộ̣t trong văn phòng kín như bưng của y. Trong văn phòng thì y tận dụng mọi quyền hành để thỏa mãn thèm khát thú vật rồi sau đó khi khép cửa văn phòng lại thì bỗng biến thành người thánh thiện, hết lòng chống lại cái... ác mà y vừa làm.

Đinh Bằng My từng phát biu ti chương trình "Ngoi khóa phòng chng xâm hi tr em năm 2018" diễn ra vào tháng 5 năm 2018, ti Trường phổ thông dân tc ni trú huyn Thanh Sơn (Phú Th) do nhà trường cùng Ban thường v Tnh đoàn kết hp Công an Tnh Phú Th t chc. Dĩ nhiên bài phát biểu này kêu rất vang và vọng rất xa. Nó lên án bọn xâm hại trẻ em, những kẻ vô lương tri trước sự hồn nhiên, ngây thơ của trẻ. Đinh Bằng My nhận được nhiều tràng vỗ tay mà trong đó có cả các thầy cô giáo từng tiếp tay cho y trong việc xâm phạm trẻ em trong chính ngôi trường mà y là hiệu trưởng.

Câu hỏi đặt ra cho hôm nay : Giáo dục đã phơi trọn bộ̣t phản giáo dục như thế bậc làm cha mẹ có nên tiếp tục chịu đựng nữa hay không ?

Có thể nói, muốn thay đổi hệ thống giáo dục này chỉ có người dân mới làm được chứ không ai khác. Phản ứng trước những tiêu cực cần phải hành động tích cực của phụ huynh học sinh, một trong những biện pháp khả thi nhất là bất tuân dân sự. Khi áp dụng biện pháp này không ai trực tiếp bị đe dọa vì sự bất tuân dân sự được chia đều trên mỗi người dân và chính quyền chỉ có một cách duy nhất là phải thỏa mãn yêu cầu chính đáng của họ và không có khả năng đàn áp, vu khống hay bạo hành.

Hãy lấy Hà Nội làm thí điểm.

Đây là thủ đô của đất nước, nơi tập trung khá nhiều trí thức từng lên tiếng trong những vụ việc trước đây, hãy bắt đầu từ yêu sách đòi "đổi mới toàn diện và triệt để nền giáo dục nước nhà" qua các cuộc tọa kháng tại nhà hay từng nhóm nhỏ tại nơi công cộng. Với những yêu sách hợp lý cần thực hiện ngay với những câu chữ nói lên sự quan tâm của người dân và kể cả những phê phán hành vi của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ và đòi ông ta từ chức ngay lập tức.

Trong khi ấy hãy chấp nhận sự thử thách bằng cách cho con em nghỉ học cho tới khi nào yêu sách được chính quyền xem xét một cách cụ thể. Bãi khóa là phương pháp hữu hiệu nhất dùng để đối phó với chính quyền trong trường hợp này, nó không cần tụ̣p đông người, không cần tốn kém thời gian khi đến trường đưa yêu sách. Bãi khóa là hình thức bất tuân dân sự cao nhất mà chính quyền rất khó đối phó.

Nếu cuộc bãi khóa tràn lan khắp nước thì hệ quả sẽ rất dễ thấy : Bộ giáo dục dù muốn hay không cũng trở thành ngoan ngoãn vì nhà trường luôn luôn cần sự hiện diện của học sinh.

Thử thách lớn nhất của các cuộc bãi khóa là sự lo sợ bị trả thù hay cợi học tập của các em bị đình trệ. Tuy nhiên xét về mặt luận lý thì sự trả thù không thể xảy ra khi xạ̃i có quá nhiều người cùng mục đích. Riêng về cợi học tập của các em bị đình trệ thì câu trả lời rất đơn giản : Việc học của các em ngay hôm nay không phải là một biểu hiện đình trệ tới tận cùng rồi hay sao ? Chúng ta không thể tiếp tục giao phó linh hồn, thể xác con em chúng ta cho bọn quỷ dữ đội lốt giáo dục. Bởi một ngày nào đó rất gần, chính con em chúng ta sẽ trở thành các cháu của trường Phổ thông Dân tộc nội trú Thanh Sơn, Phú Thọ.

Không chính quyền nào có khả năng để cho một vụ bãi khóa quy mô kéo dài vì nó sẽ làm bộ̣t xạ̃i bất ổn, nền chính trị sẽ bị thử thách và kinh tế sẽ dần dần sụp đổ.

Chỉ có bất tuân dân sự mới cứu vãn được con em chúng ta.

Mặc Lâm

Nguồn : VOA, 19/12/2018

Published in Diễn đàn