Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Trong báo cáo gởi Quốc hội cho phiên chất vấn với nhóm lĩnh vực tài nguyên và môi trường vào ngày 4/6/2024, Bộ Tài nguyên và Môi trường cảnh báo lượng nước ngọt về Đồng bằng sông Cửu Long (Đồng bằng sông Cửu Long) trong tháng 5 năm 2024 thấp hơn trung bình nhiều năm khoảng 19%, xâm nhập mặn đang có xu thế sớm hơn và mạnh hơn.

dbscl1

Ảnh minh họa chụp tại Sóc Trăng trước đây. AFP Photo

Cảnh báo này có khác với dự báo của chuyên gia trước đây ? Trong khi những ngày qua Đồng bằng sông Cửu Long đã phải gánh chịu hạn mặn nặng nề.

Phó Giáo sư - Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, Phó viện trưởng Viện biến đổi khí hậu Đại học Cần Thơ, khi trả lời RFA hôm 4/6/2024, cho biết :

"Con số Bộ Tài nguyên Môi trường đưa ra phù hợp với dự báo của các chuyên gia trước đây. Bởi vì trước đó, mùa mưa của năm 2023 cho thấy lượng mưa giảm sút khá nhiều và dòng chảy trên sông Mekong cũng giảm, lúc đó các chuyên gia cũng đã dự báo rằng mùa khô 2024 mực nước lưu lượng sông Mekong sẽ giảm một khoảng trên dưới 10%, nhưng có những tháng gay gắt như tháng 3, tháng 4… thì lượng giảm khá cao, giảm nhiều so với những năm trước đó khoảng 20%".

Ông Lê Anh Tuấn đánh giá việc chuẩn bị đối phó hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long năm nay :

"Tôi thấy người nông dân ở Đồng bằng sông Cửu Long đã rút kinh nghiệm hai đợt khô hạn gay gắt vào năm 2016 và 2020, cũng là thời điểm hiện tượng El Niño quay trở lại khu vực phía Tây biển Thái Bình Dương. Người nông dân đã thấy nguy cơ như vậy, cộng thêm những cảnh báo của các chuyên gia và cơ quan chức năng, nên họ chủ động xuống giống vụ đông xuân rất sớm khi mùa mưa mới chấm dứt và mực nước lũ bắt đầu giảm. Nhờ vậy phần lớn diện tích canh tác của vụ đông xuân đã kịp thu hoạch vào khoảng tháng hai".

Tuy nhiên theo ông Lê Anh Tuấn, hạn mặn vẫn gây thiệt hại một số diện tích trồng lúa, dù đã được cảnh báo :

"Có một số nông dân khi nghe tin giá gạo trên thị trường đang lên, nên họ đã làm thêm một vụ đông xuân muộn nữa, với hy vọng có gạo bán giá cao hơn… Nhưng rất tiếc, nguồn nước không như họ mong muốn khi mặn xâm nhập sâu hơn, nên một số nông dân bị thiệt hại. Nhưng số này không nhiều".

Từ tháng 3 năm 2024 đến nay, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long liên tục gánh chịu nắng nóng, khô hạn, và xâm nhập mặn. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện tượng này có thể tác động đến nguồn nước ngọt, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống của người dân, tại các tỉnh : Tiền Giang, Bến Tre, Hậu Giang, Trà Vinh và Sóc Trăng…

Một nông dân ở tỉnh Tiền Giang không nêu tên vì lý do an toàn, cho RFA biết tình hình thực tế :

"Bây giờ đợi ông trời cho mưa xuống thêm… chứ nước mặn mà gieo thì 15 năm chưa có làm lúa lại được… đã nói mặn rồi là nó ngấm xuống đất… xạ rồi thì hạt giống nó lên… nhưng lên gặp mặn là nói quéo…"

Không chỉ trồng trọt, theo người nông dân này, hạn mặn thì gà vịt cũng nuôi không được, trừ khi nuôi nhỏ lẻ, chứ những người nuôi trại khoảng chừng 2.000 con vịt… thì ‘nước người không có uống, nói gì cho vịt’.

Hạn mặn không chỉ gây thiệt hại cho trồng trọt, chăn nuôi và ảnh hưởng đời sống người dân, theo Phó Giáo sư - Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, hạn mặn còn gây nhiều thiệt hại khác trong năm 2024 :

"Có thêm một số vấn đề của năm 2024 là có gia tăng hiện tượng sụp lún ở các tỉnh ven biển như tại Cà Mau, Kiên Giang, Tiền Giang và một số tỉnh khác… Đồng thời cũng gia tăng hiện tượng cháy rừng ở An Giang, Kiên Giang… trong khi mấy năm trước không có hiện tượng này nhiều, nhưng năm nay cháy rừng nặng hơn".

Phó Giáo sư - Tiến sĩ Lê Anh Tuấn giải thích nguyên nhân sụt lún và cháy rừng :

"Khi nguồn nước cung cấp cho vùng đồng bằng ít lại, thì đất trở nên co ngót, nên sụt lún nhiều. Hoặc thiếu nước thì công tác phòng chống cháy rừng sẽ khó khăn hơn, vì không có nguồn nước dự trữ trong rừng và rừng rất khô cộng thêm nhiệt độ cao nên nguy cơ cháy rừng rất lớn".

Bộ Tài nguyên và môi trường cho truyền thông nhà nước biết trong những năm gần đây, do tác động của biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, tình hình hạn hán, thiếu nước thời gian qua ở khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên đang có xu thế gia tăng.

Tuy nhiên Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, một nhà sinh thái học và là chuyên gia về Đồng bằng sông Cửu Long, khi trả lời RFA vào tháng 3/2024 lại cho rằng :

"Thực tế tôi thấy sông Mekong năm nay không cạn kiệt, mà thọc sâu có thể là do năm nay các tỉnh đã đóng cống ngăn mặn quá sớm và có nhiều công trình cống ngăn mặn mới xuất hiện. Khi đóng bít hết rồi thì khi thủy triều lên, nước mặn chỉ còn vào dòng chính, đẩy sâu vào trong đất liền, do không còn đường nào để lan tỏa".

Còn Phó Giáo sư - Tiến sĩ Lê Anh Tuấn thì cho rằng, bây giờ hạn mặn càng ngày càng xuất hiện gần như là theo chu kỳ, do đó Đồng bằng sông Cửu Long nên có chiến lược điều chỉnh lại canh tác. Tức mùa khô không nên tập trung trồng quá nhiều lúa, bởi vì cây lúa là cây tiêu thụ nước rất nhiều. Ông Tuấn nói tiếp :

"Thứ hai là phải có kế hoạch dự trữ nước bằng cách nạo vét các ao hồ để trữ nước, hoặc là tậng dụng những nguồn nước vùng trũng để trữ nước, hoặc mở rộng diện tích chứa nước ở vùng tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười. Ngoài ra cũng phải có một số chương trình đưa nước từ vùng phía trên xuống các vùng ven biển, để cấp nước sinh hoạt cho người dân qua những đường ống. Cái này mặc dù kinh phí lớn, nhưng về mặt lâu dài phải xác định tới cách đó, để đối phó với nguồn nước càng ngày càng khó khăn hơn".

Phó Giáo sư - Tiến sĩ Lê Anh Tuấn cho rằng, dự báo được tất cả các khó khăn như vậy mới có chiến lược đối phó tốt hơn. Phải chấp nhận hy sinh, ví dụ như giảm bớt diện tích trồng lúa để trữ nước cho cây trồng khác, hoặc có những biện pháp sử dụng nước tiết kiệm trong sản xuất hay trong sinh hoạt.

Nguồn : RFA, 04/06/2024

Additional Info

  • Author Lê Anh Tuấn, RFA
Published in Diễn đàn

Tiền Giang công bố tình huống khẩn cấp vì hạn mặn, thiếu nước sinh hoạt

RFA, 06/04/2024

Tỉnh Tiền Giang vừa công bố tình huống khẩn cấp về xâm nhập mặn và thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô năm 2024 trên địa bàn huyện Tân Phú Đông. Theo truyền thông Nhà nước, đây là tỉnh miền Tây của Việt Nam đầu tiên công bố tình trạng này vào khi một số tỉnh khác ở khu vực này bao gồm cả TP HCM những tuần qua đã phải đối mặt với tình trạng thiếu nước sinh hoạt.

hanman1

Một người đàn ông mang xô nhựa đi qua một hồ khô nước nứt nẻ ở tỉnh Bến Tre hôm 19/3/2024 - AFP

Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang - ông Nguyễn Văn Vĩnh trong quyết định mới ban hành hôm 6/4 được báo chí trong nước trích dẫn chỉ đạo phải thông báo rộng khắp trên các phương tiện thông tin đại chúng về tình hình xâm nhập mặn, thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô năm 2024 trên địa bàn huyện Tân Phú Đông để người dân, các tổ chức biết và chủ động thực hiện các biện pháp phù hợp trong sản xuất, sinh hoạt.

Theo VnExpress, huyện Tân Phú Đông có 44.000 người dân sử dụng nước máy với nhu cầu hơn 10.000 m3 một ngày đêm. Hiện, nước máy lẫn nguồn nước tự cung cấp của người dân chỉ khoảng 8.000 m3, còn thiếu khoảng 2.000 m3. 

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia nhận định xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long năm nay ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, nhưng không gay gắt như 2015-2016 và 2019-2020. Các đợt xâm nhập mặn sẽ đạt đỉnh trong tháng 4 và tháng 5.

Báo trong nước cho biết hạn mặn năm nay sẽ khiến 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt, 20.000 ha lúa đông xuân gieo sạ ngoài lịch khuyến cáo bị thiếu nước.

Các chuyên gia trả lời phỏng vấn RFA gần đây cho biết hạn mặn đã khiến một số nhà máy nước thiếu nước và dẫn đến tình trạng thiếu nước ở TP. HCM. Một số hình ảnh trên mạng xã hội và báo chí những ngày qua cho thấy cư dân một số nơi ở thành phố lớn nhất cả nước phải cầm xô chậu đi xếp hàng lấy nước. Một số người dân tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng xác nhận thông tin này với RFA.

Nguồn : RFA, 06/04/2024

*********************************

Thiếu nước lan đến Thủ Đức : có phải do ảnh hưởng hạn mặn ?

RFA, 05/04/2024

Mấy ngày qua, báo chí trong nước và mạng xã hội đăng tải nhiều hình ảnh hàng trăm người dân chung cư Ehomes Phú Hữu, thuộc phường Phú Hữu, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh trong đêm hôm 3/4/2024 phải dùng xô, chậu hứng nước từ xe bồn do bị cúp nước.

hanman2

Người dân chung cư Ehomes Phú Hữu, thuộc phường Phú Hữu, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh trong đêm hôm 3/4/2024 phải dùng xô, chậu hứng nước từ xe bồn do bị cúp nước. Courtesy laodong.vn

Một số cư dân trên mạng xã hội cho biết nhận thông báo mất nước từ sáng ngày 3/4/2024, nhưng đến đêm cùng ngày vẫn có rất đông cư dân xếp hàng dài chờ lấy nước từ xe bồn cung cấp. Một số người khác thì cho biết nước đã yếu và bị cúp từ khuya ngày 2/4/2024.

Theo thông tin từ trang mạng xã hội của Ban quản lý chung cư Ehomes Phú Hữu, khu chung cư này có 4 tòa nhà và gần 4.000 cư dân sinh sống, do đó việc mất nước ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của người dân.

Đến ngày 4/4/2024, Ban quản lý chung cư Ehomes Phú Hữu đã ra thông cáo có nước trở lại.

RFA hôm 5/4/2024 gọi điện thoại đến Ban quản lý chung cư EHomeS Phú Hữu, thành phố Thủ Đức, thì được trả lời như sau :

"Dạ có nước từ hôm qua rồi... anh cần chi tiết thì mai anh liên hệ trực tiếp ban quản lý... mấy phần này bọn em không trả lời anh ơi... em chỉ nhận thông tin của cư dân thôi...".

Cùng trong ngày 5/4/2024, RFA gọi điện thoại đến một cư dân sinh sống ở chung cư EHomeS Phú Hữu, thành phố Thủ Đức, được bà xác nhận đã có nước, nhưng không xưng tên :

"Dạ có nước lại rồi ạ... còn chi tiết thì em không rõ...".

Không chỉ chung cư EHomeS Phú Hữu, thành phố Thủ Đức bị cúp nước, trên trang chủ Công ty Cổ phần Cấp nước Thủ Đức cũng thông báo tạm ngưng cung cấp nước tại nhiều khu vực như phường Phước Long A, Phường Phước Long B, Phường Phước Bình và một phần khu vực phường Tăng Nhơn Phú B... Lý do cắt nước được Công ty này thông báo là để bảo trì, thi công đường ống cấp nước hay cúp nước vì phải phối hợp thi công các công trình khác.

Một người dân sinh sống ở thành phố Thủ Đức không muốn nêu tên vì lý do an toàn cho biết :

"Thời gian gần đây càng ngày càng tệ... cúp nước một ngày từ 5 giờ rưỡi sáng tới 11 giờ đêm vẫn chưa có nước... hoặc là có nước rỉ rỉ thôi... không có nước rất là khổ, rửa cái tay cũng không có một giọt nước, đừng có nói gì những việc khác".

RFA hôm 5/4/2024 liên lạc Công ty cổ phần Cấp nước Thủ Đức nhiều lần, nhưng không nhận được hồi đáp.

Để tìm hiểu thêm về vấn đề này, RFA hôm 5/4/2024 liên lạc Thạc sĩ Hồ Long Phi – nguyên Giám đốc Trung tâm Quản lý nước và biến đổi khí hậu Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, và được ông nhận định :

"Theo tôi nhận định thì mặn càng lúc càng xâm nhập sâu và ảnh hưởng đến các nhà máy cấp nước, thời gian cấp nước bị ngắn đi. Xu thế này diễn ra ở cả đồng bằng sông Cửu Long, kéo dài lên đến sông Đồng Nai. Nó không đến nỗi là thiếu nước, nhưng tôi cho rằng có thể là một số nhà máy nước bị ảnh hưởng, thành ra không cung cấp đủ nước... Nhưng đó cũng chỉ là tạm thời, chứ không phải vấn đề quá trầm trọng, một số nơi nằm cuối nguồn nên đường ống yếu khi các trạm cấp không đủ nước".

Còn Phó Giáo sư - Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, Phó viện trưởng Viện biến đổi khí hậu Đại học Cần Thơ, hôm 5/4/2024 khi trao đổi với RFA lý giải nguyên nhân nhiều nơi thiếu nước :

"Tại vì bây giờ những điểm lấy nước đã bị khô hạn, nên ở Sài Gòn hay một số nơi khác nhà máy nước không đủ nước để cung cấp, phải chở nước từ nơi xa hơn để cung cấp. Một số vùng ven biển ở đồng bằng sông Cửu Long nước cũng có thể lấy được, nhưng nước đã nhiễm mặn trên mức cho phép không xử lý được, nên cũng phải chờ nước từ nơi khác để cung cấp".

hanman3

Ảnh minh họa chụp tại Sóc Trăng trước đây. AFP Photo

Phó Giáo sư - Tiến sĩ Lê Anh Tuấn nhận định về tình hình hạn mặn hiện nay :

"Khô hạn đến giờ này gần tương đương năm 2020, có thể ít hơn năm 2016. Nhưng một số nơi hiện đang có dấu hiệu sụt lún rất nặng nề như tại Cà Mau, Kiên Giang, Tiền Giang... do sụt lún và khô hạn kéo dài. Còn thiệt hại về nông nghiệp thì ít hơn do người nông dân đã biết cách xuống giống sớm và đã thu hoạch vụ đông xuân. Chỉ có một số nơi ở vùng ven biển thì nước ngọt cho người dân sử dụng phải chở từ vùng trên bằng xà lan và xe bồn vì nước máy đã nhiễm mặn".

Ông Lê Anh Tuấn cũng đưa ra dự báo về tình hình khô hạn, nhiễm mặn những tháng tới :

"Người dân phải cầm cự thêm ít nhất một tháng, cho đến một tháng rưỡi, mới tới mùa mưa. Lúc này sản xuất nông nghiệp gần như không còn, nên thiệt hại với nông nghiệp không lớn, lo nhất là thiệt hại về công trình nước sinh hoạt".

Về vai trò của chính phủ trong việc giảm thiệt hại cho người dân khi hạn mặn đến, ông Lê Anh Tuấn nhận xét :

"Chính phủ cũng đã cảnh báo chuyện khô hạn trước và yêu cầu người dân xuống giống sớm, né được thiệt hại cho nông nghiệp. Còn về chuyện cấp nước cũng đã dự đoán tới thời điểm này là các vùng ven biển sẽ bị khan hiếm nước, nên có giải pháp chở nước từ phía trên. Chắc chắn là khi chở nước về thì chính phủ phải bù thêm tiền cho những chi phí đó. Theo tôi biết, hiện nay tiền chở nước thô về rồi lóng phèn thì khoảng hai mươi mấy ngàn mỗi m³, nhưng chính phủ vẫn cung cấp cho người dân với giá 9.000 đồng, chính phủ bù cho phần còn lại, chính phủ ở đây là các nhà máy nước".

Còn Thạc sĩ Hồ Long Phi thì cho rằng việc cung cấp nước sạch cho người dân ở Việt Nam dù còn nhiều hạn chế nhưng đã có tiến bộ :

"Tôi thấy có tiến bộ rõ, tức là mạng lưới đường ống khá đủ ở các đô thị, nhất là các đô thị lớn thì gần như là nước sạch phủ 100 %. Nhưng đối với các thị trấn xa, thì phủ nước sạch khó, bởi vì nhà nằm rải rác, làm các đường ống không kinh tế. Ví dụ như nhà này sát nhà kia thì đi đường ống rẻ, còn nhà cách nhau 50 - 70 - 100m, thưa thớt như những thị trấn nhỏ khoảng vài ngàn dân thì, người ta vẫn phải dùng nước ngầm cấp tại chỗ, thì như vậy sẽ không kinh tế và ảnh hưởng đến môi trường".

Theo ông Hồ Long Phi, việc giải quyết chuyện này không thể một sớm một chiều, vì mức độ đô thị hóa phải đủ cao thì việc lắp đặt hệ thống nước tập trung mới kinh tế.

Nguồn : RFA, 05/04/2024

Additional Info

  • Author RFA tiếng Việt
Published in Việt Nam

Phần I

Góc nhìn khác về nhận thức và giải pháp

vtx1

Giáo sư Võ Tòng Xuân

Nhận thức và phản biện quan điểm "Thuận Thiên" của giáo sư Võ Tòng Xuân trên Tạp chí Doanh Nghiệp và Tiếp Thị.

1. Cơn "lên đồng tập thể" về Nghị quyết "Thuận Thiên"

Ngày 11/03/2021, Tạp chí Doanh nghiệp và Tiếp Thị có đăng bài phỏng vấn giáo sư Võ Tòng Xuân nhan đề : "Đừng đổ lỗi cho Trung Quốc nữa, chính chúng ta đang cãi trời" [1]. Bài báo được trang thông tin tổng hợp Soha dẫn lại nguyên văn và một số báo khác "mượn" các ý chính để tiếp tục đăng tải.

Trước hết, tôi xin có mấy lời thưa trước, cá nhân tôi kính trọng giáo sư Võ Tòng Xuân trong tư cách một nhà giáo, nhà khoa học cả đời gắn bó với cây lúa và nhất là luôn trăn trở cho bà con nông dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy vậy, tôi nghĩ, là một nhà khoa học có tiếng lại có cơ hội tiếp xúc với lãnh đạo tầm nguyên thủ quốc gia để tham vấn chính sách vĩ mô thì mọi sự cẩn trọng là không bao giờ thừa. Bởi người lãnh đạo đặt niềm tin vào nhà khoa học, dựa vào những nghiên cứu và đề xuất của nhà khoa học để ban hành chính sách nên nếu nhà khoa học không cẩn trọng, tham vấn sai "một li" sẽ "đi một dặm", nguy hại khôn lường cho quốc gia dân tộc.

Sở dĩ tôi nói điều này vì tôi vô cùng ngạc nhiên và lấy làm khó hiểu :

Một là, Nghị quyết 120 ra đời cách đây 3 năm về việc "Phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu" nhưng không hiểu sao đến hôm nay – nhất là khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chuẩn bị kết thúc nhiệm kỳ và bàn giao chức Thủ tướng cho người kế nhiệm thì giới truyền thông mới đồng loạt thi nhau giật tít tán dương ca ngợi cái "Nghị quyết Thuận Thiên" này ? Tại sao khi nó vừa ra đời và những lần tổng kết trước đó hiếm ai nói gì về hai chữ "Thuận Thiên" ?

Hai là, tại sao một nhà khoa học như giáo sư Võ Tòng Xuân lại có thể phát biểu và tham vấn cho Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (như lời ông kể trong bài báo) một cách cảm tính và thiếu cẩn trọng như thế ? Sau đây tôi sẽ lần lượt phản biện những luận điểm chính của giáo sư Võ Tòng Xuân trong bài báo trên.

vtx2

Hội nghị lần thứ 3 về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu được tổ chức tại Cần Thơ ngày 13/3/2021, dưới sự chut trì và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc

2. Giáo sư Võ Tòng Xuân có tự mâu thuẫn trong tư duy và nhận thức liên quan đến việc lý giải nguyên nhân hạn hán và xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay ?

Trước hết, về nhận thức chung, toàn bài báo cho thấy quan điểm tiếp cận để giải cứu Đồng bằng sông Cửu Long của giáo sư Võ Tòng Xuân là phải "Thuận Thiên" – nghĩa là không nên "cãi trời". Nói cách khác, theo ông thời gian tới người dân Đồng bằng sông Cửu Long phải thích nghi với vấn đề biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn hiện nay. Tạm thời tôi chưa bàn sâu về nội hàm của khái niệm "Thuận Thiên", tôi chỉ muốn phản biện sự mâu thuẫn của chính giáo sư Võ Tòng Xuân khi ông cho rằng nguyên nhân dẫn đến sự khô hạn và xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay "không phải do Trung Quốc xây dựng các đập thủy điện ở thượng nguồn sông Mê Kông".

Có thể thấy, quan điểm này của ông thể hiện rất rõ ngay ở tiêu đề của bài báo cùng lập luận là tấm hình minh họa ông cựu Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo ngồi giữa cánh đồng ở tỉnh Vân Nam (theo lời giáo sư Võ Tòng Xuân tình cờ đọc được trên một tờ báo Thái Lan năm 2010). giáo sư Xuân nói :

"Suốt thời gian dài, chúng ta nói, thượng nguồn Trung Quốc xây đập thủy điện chằng chịt, chặn đứng nguồn nước Mê Kông gây hạn hán, ngập mặn. Việt Nam, Thái Lan, Campuchia nhiều năm nay vẫn kiện cáo, đòi mở đập để "giải cứu" cây lúa miền dưới. Nhưng thực tế không phải vậy ! Rõ ràng lúc Việt Nam đang gặp hạn thì trên Vân Nam họ cũng thế ! Từ sau năm 2015, mực nước sông Mê Kông mùa khô liên tục rơi xuống còn 1.600 m3 - 1.800 m3/s, trong khi trước đây nó từng đạt 40.000 m3/s vào mùa mưa và 2000 m3/s vào mùa khô. Chúng ta kiện, chúng ta đòi mở nước nhưng Trung Quốc họ đã không còn đủ nước cho cả đất nước họ nữa rồi. Mà cho là có năm dư, khi xuống tới đường ranh Thái Lan - Lào, hàng ngày hàng nghìn trạm bơm vẫn lấy nước đổ vào cho vùng hạn Đông Bắc Thái Lan thì đến lượt Việt Nam liệu có còn nước không ?".

vtx3

Đập thủy điện Trung Quốc chậm xả nước, Đồng bằng sông Cửu Long hạn mặn nghiêm trọng

Thiển nghĩ, tác động của các đập thủy điện ở Trung Quốc gây ra sự khô hạn ở Đồng bằng sông Cửu Long cụ thể như thế nào, thời gian qua đã được các nhà khoa học trong nước và trên thế giới chứng minh và công bố khá nhiều, tôi xin không bàn thêm. Tôi chỉ muốn nhắc lại câu nói của ông bà ta : "Thượng điền tích thủy hạ điền khan".

giáo sư Xuân nói con người muốn sống phải "Thuận Thiên", "không nên cãi trời", tôi đồng ý. Vậy xin hỏi ông, dòng sông Mê Kông tự ngàn xưa là một dòng chảy thông thoáng nhưng giờ đây người Trung Quốc đã xây tổng cộng 11 con đập thủy điện chắn ngang thì có phải là một sự "cãi trời", "nghịch thiên" không ? Tại sao ông không nghĩ rằng chính sự "nghịch thiên" này đã gây ra cảnh khô hạn ngay cho chính quốc gia họ (tỉnh Vân Nam) và các nước ở hạ nguồn sông Mê Kông ? Có lẽ nào chỉ qua một tấm hình mang nặng tính tuyên truyền của truyền thông Trung Quốc mà giáo sư Xuân lại khẳng định Đồng bằng sông Cửu Long hạn hán và xâm nhập mặn chỉ do biến đổi khí hậu toàn cầu chứ không phải tại Trung Quốc xây các đập thủy điện ?

vtx4

Các đập thủy điện trên sông Mekong : Trung Quốc đã xây dựng xong 6 đập thủy điện trên sông Mekong, trong khi Lào và Campuchia dự kiến thiết lập thêm nhiều cơ sở mới.

Thật sự, tôi rất lấy làm lạ cho cách tư duy này của giáo sư Xuân vì chỉ câu trước câu sau là đã mâu thuẫn, "chỏi" nhau chan chát. Với nhận thức này, giáo sư Võ Tòng Xuân đã xổ toẹt mọi nỗ lực lâu nay các nhà khoa học trên thế giới ; các quốc gia có chung dòng chảy sông Mê Kông từng nhiều lần tố cáo Trung Quốc che đậy thông tin về các đập thủy điện nhằm kiểm soát dòng chảy sông Mê Kông ? Hóa ra theo giáo sư Xuân những việc làm này của các nhà khoa học về môi trường là không có căn cứ và vô nghĩa hay sao [2] ?

3. "Thuận thiên" – cái nhìn cảm tính và lãng lạn hóa của (không chỉ) giáo sư Võ Tòng Xuân

Theo dõi quan điểm của giáo sư Võ Tòng Xuân thời gian qua liên quan đến vấn đề "Thuận Thiên" – thực chất là việc thích nghi, thích ứng với việc hạn hán và xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long, tôi cho rằng ông quá chủ quan, cảm tính còn giới truyền thông thì lại quá hời hợt.

Có thể thấy, lập luận xuyên suốt của ông về chuyện này là "mấy mươi năm qua người dân Đồng bằng sông Cửu Long làm lúa nhưng không giàu" hay "lúa là cái vòng kim cô kiềm tỏa người dân miền Tây", vì thế, ông khuyến nghị không nên trồng lúa nữa mà phải chuyển sang nuôi tôm và trồng cây ăn quả… Đó cũng là lý do Nghị quyết 120 – "Nghị quyết Thuận Thiên" có một sự xác lập theo trình tự ưu tiên : Thủy sản, cây ăn trái, lúa. Còn đây là quan điểm của giáo sư Võ Tòng Xuân trong bài báo :

"Trong tương lai gần, với tình trạng hạn mặn và sạt lở diễn ra mạnh mẽ ở Đồng bằng sông Cửu Long như hiện nay, để phát triển toàn diện thì cần phải giảm lúa gạo. Tại vùng ven biên giới Campuchia, là vùng luôn luôn có đủ nước ngọt và không bị nước mặn xâm nhập, thì chúng ta nên thiết kế 1,2 triệu hecta lúa, trồng 2-3 vụ/năm để đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu một phần. Còn những tiểu vùng gần biển thì nên trồng lúa vào mùa mưa, mùa nắng có thể kết hợp nước mặn với nước ngọt trộn lại để nuôi tôm, nuôi cá thâm canh hoặc chuyển đổi cơ cấu cây trồng chịu mặn. Vùng giữa thì bắt đầu lên liếp đất để hạn chế nước mặn và có rảnh mương dự trữ nước trong mùa mưa để tưới cho cây trồng trong mùa nắng".

Trước hết, phải nói rằng, về thực trạng "người nông dân Đồng bằng sông Cửu Long làm lúa nhưng không giàu" giáo sư Võ Tòng Xuân nói là không sai. Tuy vậy, về giải pháp, theo tôi là rất cảm tính và lãng mạn hóa.

Xin thưa với giáo sư Xuân rằng, người dân Đồng bằng sông Cửu Long mấy mươi năm qua làm lúa nhưng không giàu thì một Tư Duy đúng và logic là PHẢI LÀM SAO ĐỂ NGƯỜI NÔNG DÂN LÀM LÚA GIÀU LÊN chứ không phải xúi họ bỏ đi cái Sở Trường của mình để chuyển làm cái Sở Đoản khi chưa có một sự chuẩn bị kỹ càng. Thử hỏi, nếu mấy mươi năm qua người dân miền Tây nhờ cây lúa mà thành đại gia, Việt Nam là một cường quốc thực sự về lúa gạo thì liệu ông có khuyên họ như thế không ?

Và cũng xin thưa với giáo sư Xuân, thời gian qua, việc trồng cây ăn trái hay kết hợp "vụ lúa, vụ tôm" trong năm theo như sự tham vấn của ông đã làm cho rất nhiều bà con nông dân nhất là các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau vỡ nợ phải bỏ xứ "đi bình Dương bán nước tương". Vì sao ư ?

Thứ nhất, nước ngọt ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay không những bị giảm đi mà quan trọng hơn là bị ô nhiễm nặng (nguyên nhân của vấn đề này tôi xin bàn ở phần sau). Vì thế, cái mô hình kết hợp "vụ lúa vụ tôm" (mùa nắng có thể kết hợp nước mặn với nước ngọt trộn lại để nuôi tôm) của ông trong thực tế hoàn toàn không khả thi. Con tôm là con vật rất khó nuôi, ngoài việc giá thành đầu tư về con giống khá cao thì phương tiện kỹ thuật chăm sóc là điều rất phức tạp. Thế nên, trên thực tế mô hình "vụ lúa vụ tôm" chỉ là nói cho vui, rất hiếm người thành công với mô hình này trong sự ổn định, bền vững.

Thứ hai, nước mặn và nước/đất bị nhiễm mặn là hai khái niệm, hai vấn đề rất khác nhau. Một số địa phương có vị trí địa lý tiếp giáp biển ở Đồng bằng sông Cửu Long có nước mặn quanh năm (Bạc Liêu, Cà Mau, Bến Tre, Trà Vinh…) thì việc nuôi thủy hải sản nước mặn là điều tất nhiên, chuyện này thì không cần ai khuyến cáo vì bao đời nay người dân đã làm rồi. Tuy vậy, một số địa phương hiện nay có nước/đất bị nhiễm mặn gần đây (diễn ra trong khoảng 3 đến 4 tháng mùa khô) như Vĩnh Long, Cần Thơ, các huyện Chợ Lách, Mỏ Cày của Bến Tre, Cầu Kè Trà Vinh…) thì việc chuyển đổi từ lúa sang cây ăn trái hay nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ không phải là chuyện đơn giản.

Cây lúa sau 90 ngày đã thu hoạch (khoảng 1,5 tháng cuối là người dân đã siết nước), lâu nay dù không được giá, không giàu nhưng bà con nông dân vẫn còn có gạo để ăn nhưng nếu bỏ hẳn để chuyển sang trồng sầu riêng, cam, xoài, bưởi thì phải từ 3 đến 5 năm mới có thể thu hoạch. Đó là chưa kể việc đất ruộng chuyển sang đất vườn ; việc đầu tư cây giống người dân phải bỏ ra một chi phí khá lớn. Trong khi đó, nguồn gen và cây giống chịu hạn mặn vẫn chưa được các nhà khoa học vẫn chưa/đang nghiên cứu và chuyển giao ?

Ngoài ra, trước đây, đất rộng người thưa, nay dân số tăng lên, mỗi gia đình trung bình sở hữu 2, 3 công đất ruộng (1.000 mét vuông) giờ chuyển sang trồng sầu riêng, cam, xoài, bưởi… như khuyến cáo của ông thì thử hỏi mỗi công đất trồng được bao nhiêu gốc ? Và nhất là trong 3 đến 5 năm đó người dân sống bằng gì ? Tiền đâu cho con cái học hành ?

Thứ ba, thời gian qua hẳn tất cả chúng ta đều đã biết và đã thấy, bài toán quản lý của chính quyền nhà nước liên quan đến vấn đề tìm thị trường - đầu ra cho nông sản không riêng gì cây lúa, không riêng gì ở Đồng bằng sông Cửu Long là một nan đề chưa/không giải quyết được. Các quan chức lãnh đạo ngành nông nghiệp luôn lớn giọng bảo người dân trồng lúa lãi 30% nhưng trên thực tế có đúng như vậy đâu ?

Vậy nên, lúa là cây dễ trồng, là thế mạnh của Việt Nam nhưng người dân bao đời nay vẫn không giàu, nay giáo sư Xuân xúi họ bỏ đi chuyển sang trồng cây ăn trái, hoa màu, mía hay nuôi tôm, nuôi cá cá ba sa… nhưng đầu ra cho tất cả vẫn là một sự bấp bênh (gần như chủ yếu phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc) thì lấy gì để đảm bảo bà con nông dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong tương lai sẽ giàu hơn so với việc trồng lúa ? Không phải hiện nay, chính quyền một số địa phương đang kêu gọi "giải cứu nông sản" (thanh long, xoài, củ hành tím, su hào, cam, bưởi….) cho người dân đó sao ?

3. Thay lời kết

Thích nghi, thích ứng với môi trường tự nhiên đồng thời chinh phục tự nhiên thật ra là vấn đề thuộc về bản năng của con người, là hai mặt của một vấn đề trong mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên.

Nhật Bản nằm trên vành đai núi lửa nên thường xuyên xảy ra động đất và sóng thần, Hà Lan thì thấp mặt nước biển, Israel chủ yếu toàn sa mạc. Nếu chỉ nhận thức về "thuận thiên" một cách giản đơn và máy móc chắc chắn Nhật Bản không trở thành cường quốc công nghiệp ; Hà Lan không là quốc gia số 1 về các công trình đê biển và Israel không là cường quốc về nông nghiệp công nghệ cao thậm chí xuất khẩu nước sạch…

Để "giải cứu" vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong tương lai, về phương diện nhận thức, việc giáo sư Võ Tòng Xuân và các nhà khoa học khác khuyến nghị người dân phải thích nghi với vấn nạn khô hạn và xâm nhập mặn là không sai. Tuy vậy, những lý giải của ông về nguyên nhân của vấn nạn này theo tôi là cần suy nghĩ lại. Bởi lẽ, sự lý giải này vô tình tạo ra một tiền lệ rất nguy hiểm cho vấn đề thương thảo, đối thoại đấu tranh với nhà cầm quyền Trung Quốc để họ chia sẻ thông tin về việc kiểm soát dòng chảy và nguồn nước sông Mê Kông trong thời gian tới.

Ngoài ra, phải khẳng định rằng, quan điểm phải chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, quy hoạch hay giảm diện tích trồng lúa nhằm thích ứng với những thay đổi do biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long của giáo sư Võ Tòng Xuân là cần thiết nhưng chuyển đổi và thích ứng như thế nào, lộ trình ra sao là vấn đề không đơn giản.

Nói tóm lại, trong tư cách nhà khoa học, việc bàn thảo và tham vấn các giải pháp mang tầm vĩ mô để xây dựng và phát triển đất nước thiển nghĩ phải hết sức cẩn trọng chứ không nên cảm tính hay tệ hơn là mang nặng tính hình thức, phong trào... Vì "mọi lý thuyết đều màu xám…" chỉ có sự vất vả, thiệt thòi và chiu đựng của người dân Đồng bằng sông Cửu Long là thực tế đã và đang hiện hữu mà ai cũng đều nhìn thấy.

**********************

Phần II

Tiếp cận trên tinh thần "bảo tồn để phát triển"

vtx5

Vườn quốc gia Tràm Chim, Đồng Tháp.

1. Tham vấn, xây dựng chính sách không phải chuyện… sáng tác thơ, văn

Cần phải khẳng định rằng, để "giải cứu" Đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tới, về mặt nhận thức, quan điểm "Thuận Thiên" của các nhà khoa học là không sai. Tuy vậy, điều quan trọng là cần hiểu như thế nào về "thuận thiên" ? "Thuận thiên" có phải chỉ thuần thích nghi, thích ứng với vấn đề hạn hán và xâm nhập mặn trong vấn đề chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo thứ tự ưu tiên, thủy hải sản, cây ăn quả và cuối cùng là cây lúa ?

Ngoài ra, về phương diện tuyên truyền, thiển nghĩ cần có cách giải thích cụ thể và tường minh hơn. Bà con nông dân là đối tượng chính trong mọi chính sách và giải pháp nhằm xây dựng và phát triển Đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tới. Và cái họ cần và mong muốn là sắp tới đây Nhà nước hỗ trợ cho họ như thế nào về các chính sách liên quan đến nguồn lực tài chính ; nhà khoa học giúp họ ra sao về mặt kỹ thuật và ứng dụng công nghệ (con/cây giống chịu hạn mặn...) ; các nhà đầu tư có hỗ trợ và cam kết về đầu ra sản phẩm trên tinh thần cùng có lợi hay không… ? Đây mới là vấn đề họ không quan tâm chứ không phải sự hô hào "Thuận Thiên" một cách chung chung, cảm tính. Vì tham vấn và xây dựng chính sách quốc gia mang tầm vĩ mô chứ không phải chuyện sáng tác thơ ca, tiểu thuyết.

Chúng ta nói nhiều về "thuận thiên" trong các buổi hội thảo, hội nghị và trên các phương tiện truyền thông nhưng người dân không hiểu và nhất là thể sống được bằng những mô hình chuyển đổi trong thực tế, phải tha hương cầu thực thì có phải là vô nghĩa, vô bổ và nguy hại lắm không ?

2. Giữ gìn, bảo vệ, bảo tồn nguồn nước ngọt và hệ sinh thái nước ngọt ở Đồng bằng sông Cửu Long nên là ưu tiên hàng đầu trong quan điểm "Thuận Thiên"

Nền tảng quan trọng làm nên cấu trúc và đặc trưng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là nguồn tài nguyên đất (phù sa) và hệ sinh thái nước ngọt với vô số sông ngòi, kinh rạch. Tiếp theo mới là hệ sinh thái nước mặn, nước lợ (một số địa phương cố vị trí địa lý giáp biển). Đây chính là điều kiện về tự nhiên góp phần làm nên thế mạnh về kinh tế nông nghiệp của Đồng bằng sông Cửu Long lâu nay ; là lý do khi nhắc đến Đồng bằng sông Cửu Long chúng ta hay nói đây là "vựa lúa", "vựa lương thực" của cả nước.

Biến đổi khí hậu toàn cầu cùng với việc xây quá nhiều đập thủy điện ở thượng nguồn sông Mê Kông (sự "nghịch thiên") là hai nguyên nhân chính gây nên hạn hán và xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long. Người viết bài này, đã từng nói cả hai vấn đề này hiện tại khó mà thay đổi. Vậy nên, chuyện phải tự cứu lấy mình là điều không ai bàn cãi.

Nhưng vấn đề là làm sao để tự cứu ? Từ thực tế về đặc trưng kinh tế, văn hóa, xã hội cũng như những gì đã và đang xảy ra ở Đồng bằng sông Cửu Long thời gian qua, tôi cho rằng vấn đề quan trọng nhất khi nói về "thuận thiên" là phải làm sao giữ gìn, bảo vệ, bảo tồn hệ sinh thái đặc trưng mà vùng đất này đã có, hiện có. Và như trên đã nói, đất phù sa và nguồn tài nguyên nước ngọt là vốn quý của Đồng bằng sông Cửu Long. Nhưng vốn quý này không những đang ngày một giảm sút, có nguy cơ cạn kiệt mà còn bị chính chúng thời gian qua "vừa xài vừa phá" nên đã bị ô nhiễm nặng. Có hai nguyên nhân chính gây ra sự ô nhiễm này là :

Một là, tư duy và thói quen sản xuất nông nghiệp của người dân (lạm dụng phân thuốc hóa học trong việc trồng lúa, hoa màu, cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản trên ruộng đồng và sông rạch…) đã và đang hủy hoại môi trường đất, nước và toàn bộ hệ sinh thái nước ngọt ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Trong một báo cáo cách đây 3 năm, World Bank khẳng định có đến 50-60% nông dân trồng lúa ở Việt Nam đã sử dụng thuốc trừ sâu với tỷ lệ vượt quá mức đề nghị ; 38 - 70% nông dân các tỉnh phía Nam đang sử dụng thuốc trừ sâu với tỷ lệ vượt quá mức khuyến cáo ; khoảng 20% nông dân đang sử dụng thuốc trừ sâu vi phạm các quy định hiện hành, sử dụng thuốc trừ sâu bất hợp pháp nhập khẩu, cấm hoặc thậm chí giả mạo.

Ngoài ra, các nhà khoa học của tổ chức này đã gọi những khu vực tại Đồng bằng sông Cửu Long mà các sinh vật bản địa không còn sinh sống nổi là những "vùng đất chết" [3].

Trong khi đó, từ đầu năm 2020 cho đến ngày 15/6, Tổng cục Hải quan công bố Việt Nam đã nhập khẩu 308 triệu USD thuốc trừ sâu và nguyên liệu sản xuất mặt hàng này [4].

Các báo cáo và công bố trên phù hợp với thực trạng hệ sinh thái nước ngọt ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay gần như bị hủy diệt. Chẳng ai có thể ngờ được Đồng bằng sông Cửu Long hôm nay không còn những con tôm, tép, cua, cá đồng…- những sản vật đã đi vào thơ ca, hò vè với một niềm tự hào của người dân nơi đây.

Hai là, mỗi tỉnh thành ở Đồng bằng sông Cửu Long gần như đều có các khu công nghiệp nhưng việc xử lý nước thải đảm bảo quy chuẩn trước khi xả xuống hai con sông Hậu, sông Tiền gần như là con số 0 tròn trĩnh.

Từ đây, có thể thấy, trước khi tính đến chuyện chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp để thích nghi với hạn hán và xâm nhập mặn thì vấn đề tối quan trọng là phải bảo vệ, bảo tồn nguồn tài nguyên nước ngọt hệ sinh thái nước ngọt của toàn vùng là vấn đề rất cấp thiết. Bởi nguồn tài nguyên nước ngọt đã khan hiếm mà còn bị ô nhiễm thì việc đầu tư nuôi trồng thủy hải sản, cây ăn quả chắc chắn khó mà thành công như mong muốn. Một khi hai con sông tiền và sông Hậu khô cạn và ô nhiễm thì còn đâu chợ nổi Cái Răng cùng hệ sinh thái vườn tược để phát triển du lịch miệt vườn, sông nước đây… ?

Thế nên, "Thuận Thiên" trước hết phải được tiếp cận ở ý thức giữ gìn, tiết kiệm, không hoang phí các nguồn tài nguyên và sản vật đặc trưng ; là sự bảo vệ, bảo tồn những gì còn sót lại cùng với đó "hồi sức", hồi phục lại những gì mà thời gian qua chúng ta đã vô tình hay cố ý xâm hại, bức tử…

Nói khác đi, "Thuận Thiên" trước hết là tinh thần "CỘNG SINH", "HÒA GIẢI" VỚI TỰ NHIÊN. Tuy vậy, cũng không nên lãng mạn hóa vấn đề này bởi lịch sử phát triển của con người còn là lịch sử phát triển của tri thức với những phát minh, phát kiến nhằm chinh phục tự nhiên. Vì thế, trong chừng mực nào đó chúng ta vẫn có thể thể can thiệp vào tự nhiên với một biên độ cho phép vì "xưa nay nhân định thắng thiên cũng thường".

3. Thay lời kết

Ở phương diện lịch sử và văn hóa, Đồng bằng sông Cửu Long trước đây là xứ "ma thiêng nước độc", "dưới sông sấu lội trên bờ cọp um", "muỗi kêu như sáo thổi, đĩa lềnh tợ bánh canh"… nhưng cha ông ta cũng đã từng bước thích nghi và chinh phục.

Vậy nên, nếu chỉ thuần túy quan niệm "thuận thiên" là "chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp", là giảm trồng lúa để chuyển sang nuôi tôm, thủy sản thích nghi với hạn mặn thì vẫn là tư duy "khai thác" để phát triểnNếu như thế thì không cần ai khuyên bảo vì người dân Đồng bằng sông Cửu Long bao đời nay không phải đã tự thích nghi rồi sao ?

Trồng lúa không giàu, họ đào ao, đóng bè nuôi cá ba sa ; nuôi cá ba sa thất bại họ chuyển sang trồng dưa hấu, thanh long, khoai lang, hành tím, mía đường ; các cư dân ở ven biển từ lâu cũng đã chung sống với con tôm, con cua… Nhưng do phải "tự bơi" là chính nên những năm gần đây có hơn 1,3 triệu người phải bỏ xứ tha phương câu thực. "Đất lành chim đậu", trước đây, miền Tây dễ sống, giờ khó sống, khó ở nên họ phải tìm đường mưu sinh. Nói cho cùng đây cũng là quy luật, là sự "thuận thiên" đó thôi.

Nói tóm lại, về nhận thức, việc tiếp cận Đồng bằng sông Cửu Long trước hết bằng quan điểm và góc nhìn BẢO TỒN ĐỂ PHÁT TRIỂN trong đó xem việc giữ gìn và bảo vệ nguồn tài nguyên và hệ sinh thái nước ngọt là ưu tiên hàng đầu ; là nền tảng quan trọng để triển khai các giải pháp tương thích khác chắc chắn sẽ hạn chế những cách làm mang tính hình thức, phong trào, đối phó (tưởng là "thuận thiên" nhưng có khi lại rất "nghịch thiên").

*******************

Phần cuối

Đề xuất và gợi ý một số giải pháp
trên tinh thần "bảo tồn để phát triển" Đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tới

vtx6

Câu chuyện "Thuận Thiên" ở Đồng bằng sông Cửu Long nhất định phải được tiếp cận với tinh thần "bảo tồn để phát triển" chứ không nên tiếp tục "khai thác để phát triển"

Đồng bằng sông Cửu Long hôm nay đã không còn những lợi thế về điều kiện tự nhiên như trước. Nếu như trước đây, người dân "sống chung với lũ" thì nay phải sống chung với hạn mặn. Hay nói khác đi, trước đây là sự thích ứng trong hoàn cảnh "khủng hoảng thừa" (nguồn tài nguyên nước ngọt và đất phù sa tích tụ sau mỗi mùa nước nổi hàng năm) thì nay là "khủng hoảng thiếu". Vì là "khủng hoàng thiếu" nên việc thích ứng hôm nay khó khăn hơn rất nhiều. Thế nên, câu chuyện "Thuận Thiên" ở Đồng bằng sông Cửu Long nhất định phải được tiếp cận với tinh thần "bảo tồn để phát triển" chứ không nên tiếp tục "khai thác để phát triển" trong sự hoang phí hoặc đối phó với tầm nhìn ngắn hạn.

Thay đổi tư duy và nhận thức của tầng lớp lãnh đạo quốc gia trong cái nhìn về Đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long là xương sống của nền kinh tế nông nghiệp nhưng oái oăm thay cũng là "vùng trũng" của cả nước, đặc biệt là về hạ tầng giao thông, văn hóa, giáo dục, y tế... Đây là một thực tế mà ai cũng nhìn thấy.

Để Đồng bằng sông Cửu Long thoát khỏi lời nguyền - cái nghịch lý "đất giàu người nghèo" quan trọng và trước hết phụ thuộc vào nhận thức của tầng lớp lãnh đạo quốc gia. Theo đó, có một số vấn đề quan trọng mang tính nguyên tắc chung liên quan đến việc xây dựng và triển khai các chính sách vĩ mô đối với Đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tới là :

Thứ nhất, xóa bỏ cái nhìn định nhìn định kiến vùng miền trong quy hoạch và phát triển chung về Đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt là vấn đề huy động và ưu tiên tập trung nguồn lực về tài chính cho Đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tới. Dĩ nhiên kèm theo là cơ chế kiểm soát minh bạch, chặt chẽ, tránh những "rơi rớt" dọc đường do thói quen "ăn không chừa một thứ gì của dân".

Thứ hai, việc "bảo tồn để phát triển" Đồng bằng sông Cửu Long được nhanh chóng cụ thể hóa bằng hệ thống chính sách liên quan đến việc bảo vệ, bảo tồn nguồn tài nguyên nước ngọt và hệ sinh thái nước ngọt hiện có. Với tinh thần này, Đồng bằng sông Cửu Long thời gian tới tuyệt đối không phát triển công nghiệp nặng mà tập trung phát triển công nghiệp nhẹ liên quan đến công nghệ chế biến nông sản và các phụ phẩm nông nghiệp. Nghiêm cấm việc khai thác cát trên hai con sông Tiền, sông Hậu. Bên cạnh đó, là tổng rà soát việc xả thải ở các khu công nghiệp khắp các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là với Nhà mấy giấy Lee & Man (Hậu Giang) [5] ; nhiệt điện than ở huyện Duyên Hải (Trà Vinh) [6]. Trong tương lai, nếu không kiên quyết xử lý vấn đề xả thải ra môi trường nước ở các khu công nghiệp và 2 cơ sở này thì toàn bộ hệ sinh thái nước ngọt vùng Đồng bằng sông Cửu Long chắc chắn sẽ bị phá hủy.  

Thứ tư, xây dựng chính sách đãi ngộ, "đặt hàng" các nhà khoa học, các chuyên gia về nông nghiệp và môi trường trong nước và quốc tế liên quan đến vấn đề nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ nhằm xây dựng và triển khai các giải pháp về kỹ thuật để bảo tồn nguồn nước ngọt như : xây hồ chứa tích trữ nước ngọt vào mùa mưa; kiện toàn hệ thống đê bao tích hợp với việc rửa mặn (giảm độ mặn) ở các cửa khẩu, tuyến sông lớn ; nghiên cứu bảo tồn nguồn gen, cây/con giống thích nghi với hạn mặn…

Cuối cùng, phối hợp chặt chẽ với các chuyên gia, tổ chức quốc tế có uy tín về môi trường và biến đổi khí hậu; các quốc gia có chung nguồn nước sông Mê Kông nhằm tiếp tục đối thoại, đấu tranh với nhà cầm quyền Trung Quốc trong vấn đề chia sẻ thông tin về các đập thủy điện ở thượng nguồn.

Luật hóa việc sản xuất nông nghiệp từng bước thay đổi nhận thức và tư duy của người dân trong vấn đề này

Được biết vừa qua, ông Lê Minh Hoan – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (nguyên cựu Bí thư tỉnh Đồng Tháp) khi trả lời báo chí có nói rằng, trong tương lai người nông dân hoặc bất cứ ai "muốn sản xuất nông nghiệp phải có giấy phép".

Từ góc nhìn sản xuất nông nghiệp gắn với ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ hệ sinh thai nước ngọt ; cùng với đó là vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao giá trị nông sản, tôi cho rằng quan điểm của trên của ông Lê Minh Hoan rất nên được đón nhận và chia sẻ với cái nhìn tích cực nhất thay vì vội vàng phê phán bằng cái nhìn thiếu thiện chí "trồng vài cây cam, cây xoài cũng phải xin phép".

Nếu xem sản xuất nông nghiệp là một nghề như bao ngành nghề khác trong xã hội thì đã đến lúc bà con nông dân cũng cần trang bị cho mình bên cạnh kinh nghiệm, kỹ thuật là nhận thức liên quan đến vấn đề "đạo đức nghề nghiệp". Thật khó để bênh vực và bào chữa cho hành vi "hai luống rau" trong cùng một khu vườn vốn khá phổ biến hiện nay. Nghĩa là, luống để gia đình mình ăn thì rất sạch, rất an toàn, còn luống bán ra cho người khác dùng thì mặc kệ. Thậm chí, không ít người vì lợi ích của bản thân còn mang những trái mít, sầu riêng, thanh long… "nhúng" thuốc bảo quản trước khi bán cho chính đồng bào mình mà các cơ quan truyền thông từng phản ánh.

Vấn đề này, nhìn rộng ra, phải chăng còn là một trong nhiều nguyên nhân gây ra tình cảnh "được mùa mất giá" để rồi cả xã hội phải chung tay "giải cứu" mà chúng ta đã từng chứng kiến thời gian qua. Bởi với cách làm trên, sản phẩm nông nghiệp của chúng ta chỉ tiêu thụ trong nội địa hoặc một vài thị trường "quen thuộc", có phần "dễ dãi" chứ khó có thể thâm nhập vào những thị trường với những yêu cầu nghiêm ngặt liên quan đến các quy chuẩn về bảo vệ môi trường (hủy hoại hệ sinh thái nước ngọt) và nhất là an toàn vệ sinh thực phẩm.

Thế nên, dù xót xa cho sự vất vả của bà con nông dân nhưng thiển nghĩ cũng không nên cảm tính, để rồi vô tình thỏa hiệp hay bỏ qua cho sự bảo thủ, lạc hậu chỉ thấy cái lợi trước mắt mà bất chấp những hệ lụy lâu dài về sau.

Dĩ nhiên, ở chiều ngược lại cũng không nên quá ảo tưởng xem "giấy phép sản xuất nông nghiệp" như "cây đũa thần" trong một sớm một chiều có thể thay đổi cả một nền nông nghiệp vốn còn nhiều bất cập hiện nay. Thậm chí là cái nhìn cục bộ, duy ý chí mang nặng tính phong trào, hình thức bề nổi… để nó lại trở thành một thứ "giấy phép con" - không những là một bước lùi mà còn làm cho bà con nông dân khổ sở và vất vả hơn.

Từ đây, thiển nghĩ, "giấy phép sản xuất nông nghiệp" nên được tiếp cận ở phương diện nhận thức và tư duy mang tầm chiến lược, vĩ mô thậm chí là mục tiêu quốc gia để củng cố và phát triển nền nông nghiệp nước nhà trong thời gian tới. Cụ thể ở các phương diện như sau :

Một là, tổng rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến vấn đề sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp; quy trình thu hoạch, bảo quản, tiêu thụ nông sản gắn với ý thức bảo vệ môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm…theo quy chuẩn quốc gia và quốc tế…

Hai là, xây dựng hành lang pháp lý tạo điều kiện để ngày càng có nhiều doanh nhân, tập đoàn chọn nông nghiệp làm ý tưởng khởi nghiệp cũng như phát triển nền nông nghiệp nước nhà theo hướng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong toàn bộ quy trình sản xuất, thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ; từ đó góp phần thay đổi thói quen và tập quán canh tác lạc hậu, manh mún hiện nay của đại bộ phận bà con nông dân… Song song đó là chính sách hỗ trợ về vốn, kỹ thuật công nghệ cũng như định hướng về đầu ra… cho người dân với quy mô gia đình, vừa và nhỏ…

Cuối cùng, quy hoạch tiến đến đến luật hóa việc trồng lúa. Như đã nói ở phần trước, cây lúa là sở trường là thế mạnh của Việt Nam. Việc người dân miền Tây lâu nay làm lúa nhưng không giàu, lỗi trước hết là thuộc về chính quyền Nhà nước trong các chính sách có liên quan về chất lượng giống/gạo, quy trình sản xuất, giá thành đầu tư và nhất là thị trường tiêu thụ. Thế nên, một tư duy đúng để giải quyết bất cập và nghịch lý này là phải làm sao trong thời gian tới chính quyền Nhà nước phải hỗ trợ người dân để họ giàu lên từ việc trồng lúa chứ không phải khuyên họ từ bỏ sở trường và thế mạnh của mình trong khi việc "chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp" vẫn chưa co sự chuẩn bị kỹ càng. Và để giải quyết vấn đề này, thiển nghĩ, đã đến lúc cần phải luật hóa việc trồng lúa nhằm nâng cao chất lượng giá trị hạt gạo Việt Nam trên thị trường thế giới. 

Liên quan đến vấn đề này, tôi đồng ý với quan điểm của giáo sư Võ Tòng Xuân cũng nhiều nhà khoa học khác, đó là, thời gian tới chúng ta cần quy hoạch lại diện tích trồng lúa một cách căn cơ và khoa học hơn. Cụ thể, với vị trí địa lý là các tỉnh đầu nguồn của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nhất là không bị xâm nhập mặn, việc trồng lúa để cần được tập trung về hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp, một phần nào đó là Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long… Tuy vậy, theo quan điểm của tôi, đã đến lúc chấm dứt tình trạng trồng lúa 3 vụ để đất đai có thời gian "nghỉ ngơi".

Tóm lại, một thái độ và tinh thần cầu thị, trách nhiệm trong tư duy và nhận thức để cùng mở ra một hướng đi mới cho nền nông nghiệp nước nhà trong bối cảnh và điều kiện mới là rất cần thiết. Tuy vậy, trước khi triển khai cần có một lộ trình chuẩn bị căn cơ, dài hạn, cẩn trọng đặt trong cái nhìn tổng thể nhằm hướng đến sự chuyên nghiệp hóa, công nghệ hóa nền nông nghiệp. Đặc biệt, tránh cái nhìn cục bộ, duy ý chí hoặc tệ hơn là dùng truyền thông để PR, "dọn đường" cho sự thăng quan tiến chức của một vài cá nhân trong giai đoạn tranh giành và chuyển giao quyền lực.

5. Tổng kết

Nguy cơ tan rã Đồng bằng sông Cửu Long đang ngày một hiện hữu. Dù muốn dù không việc "giải cứu" Đồng bằng sông Cửu Long trong tương lai phụ thuộc hoàn toàn vào nhận thức và tầm nhìn về quản trị quốc gia của nhà cầm quyền.

Về chuyện này, khách quan và công tâm mà nói, thời gian gần đây, sau khi được nhiều người góp ý, phản biện, tầng lớp "lãnh đạo chóp bu" có vẻ đã biết lắng nghe; bước đầu có sự cầu thị và thay đổi, sửa sai. Đồng bằng sông Cửu Long vì thế, đã được chú ý và quan tâm nhiều hơn so với trước đó. Riêng vấn đề này cần ghi nhận công lao của ông Nguyễn Xuân Phúc trong tư cách người đứng đầu Chính phủ. Nhưng mừng đó mà cũng lo đó. Ông Phúc nhiệm kỳ tới chắc chắn không còn ngồi ở ghế thủ tướng để tiếp tục triển khai, giám sát Nghị quyết 120. Đồng bằng sông Cửu Long, vì thế lại phải chờ và phụ thuộc vào nhận thức và tài "thao lược" của một ê kíp Chính phủ mới. Nếu nhưng người mới vẫn tiếp tục bả thủ, không vượt qua cái nhìn định kiến vùng miền hoặc "tư duy nhiệm kỳ" thì mọi chuyện rất có thể đâu sẽ lại vào đấy.    

Ở phương diện khác, muốn "giải cứu" Đồng bằng sông Cửu Long thì tinh thần và trách nhiệm của các nhà khoa học trong tư cách của những trí thức – kẻ sĩ chân chính là vô cùng quan trọng. Đồng bằng sông Cửu Long muốn phát triển cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các nhà khoa học trên nhiều lĩnh vực khác nhau như : kỹ thuật, công nghệ, môi trường, lịch sử, văn hóa… nhằm tham vấn cho giới lãnh đạo bằng thái độ cầu thị; tránh sự chủ quan, cảm tính…hay tệ hơn chỉ vì tiền, vì phải giải ngân các đề tài, đề án mà bán rẻ phẩm cách.   

Nói tóm lại, suy cho cùng, không riêng gì việc "giải cứu" Đồng bằng sông Cửu Long, quốc gia này, dân tộc này muốn phát triển trường tồn điều quan trọng nhất là tất cả chúng ta (theo trình tự "Đảng ta", tầng lớp trí thức, dân chúng) có tự trọng, có biết xấu hổ và nhất là có dám thay đổi sau khi đã nhận ra những sai lầm, sự ích kỷ của bản thân và phe nhóm mình hay không ?

"Thuận thiên" không phải chỉ phụ thuộc vào "ý trời", "mệnh trời", hay quy luật của tự nhiên một cách giản đơn và máy móc mà "thuận thiên" trước hết là phải "tự hiểu mình" để ứng xử, hành xử theo quy luật của Con Người. Vì con người cũng là một phần của thế giới tự nhiên; trước khi hòa giải, hòa hợp với tự nhiên con người cần phải hòa hợp, hòa giải với chính mình bằng trí tuệ và các giá đạo đức mang tính nền tảng và phổ quát.

Cần Thơ, 24/03/2021

Quách Hạo Nhiên

Nguồn : Viet-studies, 24/03/2021

Nguồn tham khảo :

[1] "Đừng đổ lỗi cho Trung Quốc nữa, chính chúng ta đang cãi trời

[2] "Chuyên gia Mỹ tố cáo Trung Quốc tàn phá sông Mê Kông

[3] Nguyễn Trọng Bình, "Chuyên gia Mỹ tố cáo Trung Quốc tàn phá sông Mê Kông" 

[4] Thanh Lam, Hoàng Phương, "Vòng xoáy thuốc trừ sâu trên những cánh đồng

[5] "Dân kêu cứu vì ô nhiễm từ nhà máy giấy Lee & Man

[6] "Trà Vinh : người dân bức xúc ô nhiễm tro bụi từ nhà máy nhiệt điện" https://baotainguyenmoitruong.vn/tra-vinh-nguoi-dan-buc-xuc-o-nhiem-tu-tro-bui-nha-may-nhiet-dien-271381.html

Additional Info

  • Author Quách Hạo Nhiên
Published in Diễn đàn

Cần nhắm vào các nhà sản xuất để giải quyết giảm thiểu "khủng hoảng rác nhựa" tại Việt Nam

Giang Nguyễn, 25/09/2020

Mỗi ngày, Việt Nam thải ra hơn 60.000 tấn rác, trong đó 71% cuối cùng được đưa vào các bãi chôn lấp.

nhua1

Bãi chất thải nhựa. AFP

Bà Quách Thị Xuân, cố vấn Việt Nam cho tổ chức Môi trường Thái Bình Dương (Pacific Environment) cho biết như trên tại buổi hội luận về vấn đề rác nhựa tại Châu Á, do Trung Tâm Wilson của Hoa Kỳ tổ chức sáng ngày 25/9/2020.

Bà Xuân gọi đây là một "khủng hoảng rác thải", khiến nhiều lần dân làng sống gần bãi rác phải biểu tình ngăn chặn xe tải rác. Bà nói, việc này thường xuyên xảy ra tại nhiều tỉnh ở Việt Nam, và mỗi lần như vậy thì thành phố tràn ngập những đống rác.

Bà cho biết, tổ chức Môi trường Thái Bình Dương đã thực hiện khảo sát về nguồn gốc chất thải :

"Vấn đề lớn là ô nhiễm do nhựa. Trong khảo sát chất thải của chúng tôi, chúng tôi nhận thấy rằng trong một số ngành, rác nhựa chiếm tới 20%. Người dân Việt Nam sử dụng nhiều túi ni lông, trung bình gần 500 túi ni lông mỗi năm… Và vì hệ thống thu gom rác của chúng ta kém, nên sau mỗi trận mưa lũ lớn, rác thải trôi theo đường nước và ra bờ biển… Chúng tôi đã thực hiện một số khảo sát, và phát hiện các công ty gây ô nhiễm lớn như : Coca-Cola, Pepsi, Vinamilk".

Bà cho rằng, để giảm số lượng rác nhựa, đặc biệt loại rác nhựa chỉ dùng một lần, như ly, chai nhựa, túi ni lông, thì nỗ lực bảo vệ môi trường không thể chỉ nhắm vào đối tượng người tiêu dùng, mà phải nhắm vào các nhà sản xuất bao bì nhựa.

"Chúng tôi cho rằng để giải quyết vấn đề nhựa không chỉ cần giải quyết từ phía cầu mà cả phía cung. Có nghĩa là tất cả các công ty này phải có trách nhiệm thu dọn sản phẩm của mình sau khi tiêu thụ".

Quốc hội Việt Nam hiện đang trong quá trình hoàn thiện Dự thảo luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi), trong đó lần đầu tiên đề cập đến vấn đề Tăng cường trách nhiệm (tái chế) của nhà sản xuất (EPR).

Theo đó, các "Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu các sản phẩm, bao bì có giá trị tái chế cao phải thu hồi, tái chế theo tỷ lệ và quy cách tái chế bắt buộc".

nhua2

Bãi rác Đa Phước tại Thành phố Hồ Chí Minh Photo : RFA

Các nhà sản xuất phải tự thu hồi, tái chế sản phẩm, bao bì, hoặc ủy quyền cho bên thứ ba thực hiện, và ngoài ra, "phải đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế các sản phẩm, bao bì".

Danh mục sản phẩm sẽ do chính phủ quy định.

Bộ Tài nguyên và môi trường gần đây đã thành lập Tổ công tác Tăng cường trách nhiệm của nhà sản xuất (EPR), với nhiệm vụ thúc đẩy việc nêu trên.

Tiến sĩ Văn Ngọc Thịnh, giám đốc Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam), là một thành viên trong Tổ công tác này. Trong một cuộc phỏng vấn với Tạp chí Môi trường vào tháng 7/2020 ông đánh giá rằng dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) mang tính thực tiễn cao.

Tuy nhiên bà Quách Thị Xuân cho rằng dự thảo luật Bảo vệ môi trường có những khuyết điểm :

"Trong Tổ công tác này, ngành công nghệ giữ cái ghế ưu thế, như Hiệp hội nhựa Việt Nam, và Liên minh Tái chế Bao bì Việt Nam (PRO). Đây là hai tổ chức lớn có tầm ảnh hưởng lớn đến việc phát triển hệ thống EPR tại Việt Nam. Chúng tôi nghĩ rằng đây cũng là một trở ngại đối với việc phát triển EPR. Họ vận động hành lang trong việc lựa chọn hệ thống EPR do nhà nước dẫn đầu hoặc do công nghiệp dẫn đầu.

Trở ngại thứ hai, theo chúng tôi, thì một hệ thống EPR lý tưởng nên có các quy định khiến cho cách kinh doanh như xưa nay trở nên quá tốn kém... và vì vậy tất cả các công ty đều phải chuyển sang việc tái chế sản phẩm sử dụng".

Bà Xuân nói rất tiếc bà không thấy điều này trong bản nháp EPR hiện tại. Dự thảo luật Bảo vệ Môi trường (sửa đổi) dự kiến sẽ được Quốc Hội chấp thuận tại kỳ họp thứ 10 vào tháng 11 năm nay.

Giang Nguyễn

Nguồn : RFA, 25/09/2020

*********************

Khả năng đối phó hạn, mặn mới nhất của Việt Nam tại Đồng bằng sông Cửu Long đến đâu !

RFA, 25/09/2020

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc vào chiều ngày 23/9 có buổi làm việc với 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long về chủ động ứng phó với nguy cơ hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô năm 2020-2021.

nhua3

Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại làm việc với 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long ngày 23/9/2020. - Nguồn : tiengiang.gov.vn

Theo bản tin được báo nhà nước Việt Nam đăng tải cùng ngày, ông Thủ tướng cho rằng, cần có nghiên cứu tầm quốc gia về việc ngăn mặn vào sâu. Trong bối cảnh sắp tới, tình hình xâm nhập mặn sẽ còn nghiêm trọng thì việc tích nước ngọt cũng rất quan trọng.

Luôn theo sát tình hình Đồng bằng sông Cửu Long, Giáo sư Đặng Hùng Võ - Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường cho rằng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ở Việt Nam cũng ước mong rất lớn về Đồng bằng sông Cửu Long thông qua nhiều hội nghị trực tiếp Thủ tướng chỉ đạo về câu chuyện làm gì cho Đồng bằng sông Cửu Long.

Trao đổi với RFA tối 25/9, Giáo sư Đặng Hùng Võ đưa ra nhận xét về giải pháp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhắc đến trong cuộc họp ngày 23/9 như sau :

"Tôi cho rằng việc nghiên cứu được đặt ra là hoàn toàn rất cần thiết vì sự xâm nhập mặn đó sẽ làm giảm đi năng lực của kinh tế nông nghiệp, đặc biệt đây là vùng nông nghiệp của Việt Nam. Tôi cho rằng liên quan đến việc chống xâm nhập mặn thì cần tạo ra bài toán về thủy lợi, tức giảm đi khai thác nước ngầm để phục vụ nông nghiệp. Trước đây việc khai thác nước ngầm quá mức đã gây sụt lún và không còn nước ngọt để đẩy mặn ra xa hơn. Giải quyết thế nào thì vừa rồi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có đặt vấn đề là việc khai thác ở thượng nguồn sông Mekong có tác động rất lớn đến lượng nước cần thiết cho vùng hạ nguồn, trong đó Đồng bằng sông Cửu Long là vùng chịu tác động lớn nhất của việc hiện nay nước ở thượng nguồn không được cấp cho hạ nguồn, làm cho mức bùn ở lũ không còn cao, nước ngọt trữ lại ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long ngày càng kém".

Theo Giáo sư Đặng Hùng Võ, những lý do gây ra tình trạng xâm nhập mặn nghiêm trọng tại Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm :

"Một là nước biển nâng do biến đổi khí hậu ; hai là mực nước ngầm của Đồng bằng sông Cửu Long bị khai thác quá mức và lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long có vẻ giảm vì vậy nước ngầm bị hao hụt. Đó là những nguyên nhân chủ yếu dẫn xâm nhập mặn".

Đồng bằng sông Cửu Long được đánh giá là nơi cung cấp nông lương thực lớn nhất cả nước với sản lượng nông nghiệp chiếm trên 50%, lương thực xuất khẩu trên 90%, cây ăn trái và thủy sản chiếm 70% cả nước.

Tuy nhiên, khu vực này vừa qua phải hứng chịu tình trạng hạn mặn lịch sử trong 10 năm trở lại đây khiến ngành nông nghiệp nơi đây bị ảnh hưởng nhiều.

Ủy Hội Sông Mê Kông trong báo cáo đưa ra ngày 7/8 cũng chỉ ra rằng dòng chảy thấp có thể tác động nghiêm trọng đến cộng đồng ở các quốc gia thành viên có dòng Mê Kông chảy ngang bao gồm Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam. Trong đó, Việt Nam có thể bị giảm năng suất tại vựa lúa Đồng bằng Sông Cửu Long.

Do đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong ngày 23/9 cũng đã yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập trung chỉ đạo sản xuất nông nghiệp, nhất là về thời vụ và chuyển đổi cơ cấu sản xuất phù hợp với điều kiện nguồn nước để hạn chế tối đa ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn. Đồng thời không để người dân thiếu nước sinh hoạt, nước không bảo đảm vệ sinh…

nhua4

Một người nông dân đang thu thoạch cây mía giữa thời kỳ hạn hán. Reuters

Xác nhận tình trạng hạn mặn ảnh hưởng đến nguồn nước, đem lại những khó khăn cho người nông dân Đồng bằng sông Cửu Long, anh Năm Tân, một người dân trồng sầu riêng ở Tiền Giang cho hay :

"Tới mùa khô thì nước ngọt không có để dự trữ. Nước ngọt chắc tích lũy không được, vùng đồi núi thì ngăn đập lại được, vùng đồng bằng thì không cáh ly được. Đó là rõ ràng. Vừa rồi chính quyền có cấp nước ngọt cho dân, ghe lại bơm tập trung giao cho một vườn bao nhiêu khối nhưng cũng không đủ nên người ta tập thói quen chuyển đổi cây trồng, trồng cây khác, cây nào không thích hợp mặn thì bỏ. Anh đang chăm vườn (sầu riêng) cũng lớn nhưng mình thấy vì biến đổi khí hậu thì thay vì ngay khu vực chỗ anh là sầu riêng nhưng sầu riêng không thích ứng độ mặn 0,5/1000 thì sẽ đổi qua bưởi, cam, còn mít thì độ mặn không ảnh hưởng gì cây mít luôn".

Theo Thạc sĩ Hồ Long Phi, chuyên gia về nước, hiện có 4 giải pháp mà chính quyền có thể áp dụng để giải quyết dài hạn vấn đề hạn, mặn cho người dân. Ông đề xuất :

"Thứ nhất, hỗ trợ về tài chính cho nông dân để họ khởi nghiệp, chuyển đổi sinh kế mới. Thứ hai, hỗ trợ về công nghệ, tức là hướng dẫn rồi khuyến nông và thí điểm, v.v. Thứ ba là hỗ trợ về thể chế, nghĩa là tạo thành cơ cấu có tính chất khép kín để giúp người nông dân có được đầu ra, như là giúp người nông dân về khâu sản xuất có một liên kết nào đó để hỗ trợ lẫn nhau. Cái cuối cùng là hỗ trợ về sở hụi, nghĩa là người nông dân khi họ nhìn vào số đông thì họ dễ tin tưởng hơn là chỉ đưa ra nghị quyết hay đưa ra hướng dẫn, thành ra phải làm sao đó để tạo ra một phong trào".

Giáo sư Đặng Hùng Võ cho rằng các nhà khoa học hiện vẫn đang loay hoay về chuyện làm gì, giải pháp nào để giảm việc khai thác nước ngầm và trữ nước ngọt cho đồng bằng sông Cửu Long :

"Hiện nay vấn đề thực hiện quy hoạch trong đó có quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2021-2030 đang trong quá trình xây dựng. Tôi cho một đầu tiên làm là phải có quy hoạch rất hợp lý cho đồng bằng sông Cửu Long. Từ quy hoạch đó thì mới đưa ra các giải pháp cụ thể. Thành ra tôi cho rằng bây giờ đặt vấn đề này như một vấn đề rất nghiêm túc mà Việt Nam phải làm và phải được thể hiện trong quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long mà hiện nay Bộ Kế hoạch – Đầu tư đang chủ trì bản quy hoạch này".

Quy hoạch Giáo sư Đặng Hùng Võ vừa nhắc đến được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Kế hoạch – Đầu tư hoàn thiện và trình Thủ tướng trong quý IV/2020.

Báo Nhà nước Việt Nam trong ngày 25/9 dẫn thông tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia đăng tải cho hay mùa mưa năm 2020 trên lưu vực sông Mê Kông xuất hiện muộn cùng với lượng mưa thiếu hụt mạnh nên khu vực đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ bị thiếu khoảng 130 tỷ m3 nước.

Với vị trí địa lý nằm ở khu vực hạ lưu các con sông lớn, Bộ trưởng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường vào ngày 17/8 cho hay 63% nguồn nước của Việt Nam phụ thuộc vào hoạt động của các quốc gia thượng nguồn, trong đó Trung Quốc là tác nhân có khả năng khống chế nhiều nhất.

Nguồn : RFA, 25/09/2020

*********************

Thời tiết Việt Nam diễn biến phức tạp từ giờ đến cuối năm 2020 và đầu năm 2021

RFA, 25/09/2020

Thời tiết tại các khu vực ở Việt Nam sẽ có diễn biến phức tạp từ nay đến cuối năm 2020 và đầu năm 2021.

nhua5

Những ngôi nhà bị ngập lụt ở phía nam đồng bằng sông Cửu Long thuộc tỉnh Long An Bức vào ngày 12 tháng 10 năm 2011. AFP

Báo Sài Gòn Giải Phóng dẫn lời Tiến sĩ Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng - Thủy văn Quốc gia, loan tin ngày 25/9.

Theo lời ông Mai Văn Khiêm, trạng thái La Nina có xác suất 65-70% sẽ tác động đến thời tiết tại Việt Nam với những đặc trưng như không khí lạnh có xu hướng hoạt động sớm ; bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông ảnh hưởng đến đất liền nhiều hơn so với bình thường. Mùa bão thường kéo dài về những tháng cuối năm. Mưa có xu hướng gia tăng hơn ở miền Trung và Nam bộ. Đáng lưu ý là do tác động của La Nina, khu vực Tây Nguyên và Nam bộ sẽ xuất hiện mưa trái mùa nhiều hơn vào mùa khô tới.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi 4/5 cơn bão và áp thấp nhiệt đới từ khu vực Biển Đông từ nay đến hết năm 2020, chủ yếu tập trung nhiều ở miền Trung và miền Nam.

Trong tháng đầu năm 2021, khu vực Nam Trung bộ và Nam bộ vẫn có khả năng bị ảnh hưởng bởi xoáy thuận nhiệt đới ở Nam Biển Đông.

Cũng trong ngày 25/9, Trưởng phòng Dự báo Thủy văn Bắc Bộ Bùi Đình Lập thuộc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, mưa lớn ở khu vực Bắc Bộ từ ngày 26-28/9 có khả năng gây ra lũ tại các các sông, suối. Từ đó có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt vùng trũng tại miền núi Bắc Bộ.

Do đó, người dân cần cảnh giác trước và sẵn sàng sơ tán theo hướng dẫn của cơ quan chức năng.

Tại đồng bằng sông Cửu Long, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết do mùa mưa năm 2020 trên lưu vực sông Mê Kông xuất hiện muộn cùng với lượng mưa thiếu hụt mạnh nên khu vực này có nguy cơ bị thiếu khoảng 130 tỷ m3 nước.

Nguồn : RFA, 25/09/2020

Published in Việt Nam

Đồng bằng sông Cửu Long chống chọi với hạn, mặn và đập thủy điện Trung Quốc

Do dịch Covid-19, sự chú ý của công luận đối với tình trạng hạn hán và nước biển xâm lấn ở đồng bằng sông Cửu Long (Mekong) đã bị đẩy xuống hàng thứ yếu. Theo báo mạng Le Courrier du Vietnam (14/02), vào tháng 02/2020, khoảng 79.700 hộ trong khu vực không có nước sạch sử dụng hàng ngày. Nhiều xe bồn đã được huy động chở nước cung cấp cho khoảng 40.000 hộ dân ở những khu vực xa xôi nhất thuộc các tỉnh Kiên Giang, Bến Tre, Long An, Cà Mau và Trà Vinh.

dongbang1

Kênh rạch nội đồng ở Đồng bằng sông Cửu Long cạn trơ đáy. Ảnh : Nhật Hồ

Năm 2020, nước mặn xâm nhập không thua gì năm 2015-2016. Giai đoạn 08-13/04 là thời điểm nước biển xâm lấn đạt mức cao nhất, vẫn theo Le Courrier du Vietnam. Sau đó, tình trạng này giảm dần cho đến tháng Năm, nhưng vẫn ở mức cao. Năm 2019, hạ lưu sông Mekong từng trải qua đợt hạn hán nghiêm trọng do các đập thủy điện của Trung Quốc trên thượng nguồn đã cố tình giữ nước. Hiện tượng bất thường này được công ty nghiên cứu và tư vấn Mỹ Eyes on Earth Inc , do bộ Ngoại Giao Mỹ tài trợ, công bố ngày 12/04/2020.

Để hỗ trợ người dân tám tỉnh đang chịu thiên tai, ngày 10/04, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã phê chuẩn chương trình trợ giúp 530 tỉ đồng (hơn 22,7 triệu đô la) : Năm tỉnh Bến Tre, Long An, Tiền Giang, Cà Mau và Kiên Giang, mỗi tỉnh được nhận 70 tỉ đồng ; ba tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh và Bạc Liêu, mỗi tỉnh được nhận 60 tỉ đồng.

Kinh phí trên được dành cho việc triển khai các giải pháp khẩn cấp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long, như bơm nước ngọt, nạo kênh, xây kè giữ nước ngọt, đào ao và giếng, mở rộng mạng lưới dự trữ nước, mua trang thiết bị lọc và giữ nước, phân phối nước…

Những biện pháp trước mắt này là hữu hiệu, nhưng phải tính phương án xa hơn. Đây là nhận định với RFI Tiếng Việt của tiến sĩ Dương Văn Ni, chủ tịch Quỹ Nghiên cứu và Bảo tồn Đồng bằng sông Cửu Long (gọi tắt là Quỹ Nghiên cứu và Bảo tồn Mekong, Mekong convervancy Foundation, MCF). Trách nhiệm nghiêm trọng của các đập thủy điện Trung Quốc trên thượng nguồn cũng được tiến sĩ Dương Văn Ni phân tích trong buổi trả lời phỏng vấn RFI Tiếng Việt.

*****

RFI : Thưa tiến sĩ, đồng bằng sông Cửu Long đang trải qua một đợt hạn hán và nước biển xâm lấn nghiêm trọng. Xin ông cho biết nghiêm trọng đến mức nào ?

Dương Văn Ni : Theo báo cáo của các địa phương, so với năm 2015-2016, chúng ta có 10 tỉnh tuyên bố thiên tai so với 12 tỉnh của Đồng bằng sông Cửu Long. Năm nay, đến giờ phút này (tháng 04/2020), có 7 tỉnh đã công bố thiên tai. Như vậy, so về mức độ ảnh hưởng, năm nay không bị ảnh hưởng nhiều như năm 2015-2016.

Tuy nhiên, đó là vấn đề mang tính hành chánh. Còn trong thực tế, năm 2020 này, nước mặn xâm nhập không thua gì năm 2015-2016. Dù nước mặn xâm nhập nhiều, nhưng dù sao bà con ở vùng duyên hải ít bị thiệt hại hơn 2015-2016 là bởi vì vào năm 2015-2016, bà con không có tư thế chuẩn bị, bởi vì cả mấy chục năm trước đó không có xuất hiện cái mặn gay gắt như vậy, thành thử ra người ta cũng chủ quan. Thứ hai là chính sách nhà nước lúc đó vẫn giữ diện tích lúa vì sợ ảnh hưởng tới an ninh lương thực, thành thử ra không cho phép người dân chuyển đổi.

Sau 2015-2016, nhiều địa phương rút kinh nghiệm và người ta cũng chuyển đổi một số diện tích, không trồng lúa nữa. Thành thử ra năm 2020 này, mặc dầu mặn xâm nhập sâu cũng không thua gì năm 2015-2016 nhưng mức độ thiệt hại thấp hơn 2015-2016, bởi vì người dân đã được cảnh báo trước.

RFI : Đâu là những nguyên nhân giải thích hiện tượng này ?

Dương Văn Ni : Nói về mặn của đồng bằng sông Cửu Long thì chắc chắn chúng ta biết rồi, bản chất của đồng bằng sông Cửu Long được hình thành trong hai môi trường nước : nguồn nước ngọt trong mùa mưa và nguồn nước mặn trong mùa khô.

Vào mùa mưa, nó hình thành được là do nguồn nước ngọt truyền tải phù sa từ phía thượng nguồn về bồi thêm cho đồng bằng. Nhưng trong mùa nắng, thì nó lại nhờ dòng nước biển xâm nhập vào và mang phù sa biển vào để bồi cho vùng duyên hải. Vậy thì tự nhiên đã như thế rồi ! Hàng năm nước biển xâm nhập vào, tùy lượng nước ngọt trên phía thượng nguồn đưa về. Năm nào nguồn nước ngọt phía thượng nguồn đưa về nhiều và kéo dài khi mùa mưa chấm dứt thì mùa khô năm đó, mặc dầu đã dứt mưa giống như những năm bình thường, nhưng mà do lượng nước ở trên còn dồi dào đổ về, thành thử nó đẩy nước mặn ra ngoài biển, năm đó cái mặn xâm nhập vào đồng bằng ít hơn.

Nói nôm na lại, ở đồng bằng sông Cửu Long, cái mặn ngọt của vùng duyên hải lệ thuộc vào mấy yếu tố. Yếu tố thứ nhất là nguồn nước mặn, dồi dào đến mức độ nào. Yếu tố thứ hai là kiểu sử dụng đất của người dân. Ví dụ người dân trên vùng thượng nguồn hoặc ở những tỉnh phía trên, họ sử dụng nước để tưới tiêu nhiều thì sẽ chặn nguồn nước ngọt lại, do đó không đủ nước ngọt về bên dưới và bên dưới bị ảnh hưởng mặn. Yếu tố thứ ba là do mưa. Có nhiều năm, vùng duyên hải của đồng bằng sông Cửu Long nhận được một lương mưa khá lớn, từ 1.800 đến 2.200 mm. Do đó, lượng mưa này đóng góp rất đáng kể cho chuyện làm bớt mặn vùng này.

Ba nguồn nước này, nguồn nước mặn, nước mặt (nước ngọt) và nước mưa cùng kiểu sử dụng đất quyết định vấn đề mặn ngọt của vùng duyên hải của đồng bằng sông Cửu Long.

Nhưng mà mấy năm gần đây, chúng ta biết là trên chuỗi sông Mekong, từ phía Trung Quốc, qua tới Lào qua tới Thái Lan, Campuchia và xuống tới Việt Nam, thì trên dòng sông này, trong tự nhiên, nó có rất nhiều vùng chống ngập, những vùng chứa nước rất nhiều vào mùa mưa. Vào mùa khô, nó phóng thích từ từ ra dòng sông và chảy xuống dưới phía đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam. Điển hình nhất là Biển Hồ (Tonlé Sap) bên Campuchia, mỗi năm tích trữ một lượng nước khổng lồ. Khi mùa khô, hết mưa, nó cũng phóng thích từ từ ra dòng sông và do đó cũng góp phần đẩy mạnh, làm cho cái mặn của đồng bằng sông Cửu Long giảm đi.

RFI : Những công trình đập nước, nhà máy điện trên thượng nguồn sông Mekong tác động như thế nào đến hiện tượng này ?

Dương Văn Ni : Chúng ta có thể kết luận một cách chắc chắn mà không cần phải tranh cãi gì nữa, những đập thủy điện này tác động rất trầm trọng đến chế độ thủy văn của đồng bằng sông Cửu Long. Nói tác động trầm trọng, có nghĩa như thế nào ? Có nghĩa là có những năm bình thường, nói nôm na như người dân nói là "mưa thuận gió hòa", thì không có vấn đề gì xảy ra cả. Các đập thủy điện này ngăn nước để phát điện. Họ ngăn nhưng họ cũng phải xả nước. Vào những năm mưa thuận gió hòa, lượng nước về bình thường, nói chung không ảnh hưởng gì lớn.

Nhưng những năm thời tiết cực đoan, ví dụ hạn hán như năm nay, thì nguyên tắc của đập thủy điện là phải trữ nước, đủ nước mới phát điện được, thành thử ra, quá trình họ trữ nước, chắc chắn phía hạ du sẽ không thể nào nhận đủ nước. Nói tóm lại, những năm bị khô hạn thì những đập thủy điện này làm cho khô hạn thêm, như năm nay. Ngược lại, vào những năm mưa nhiều, khi đập thủy điện đã tích đầy, thì có ngưỡng an toàn, không thể nào tích cao hơn được nữa. Nếu tích cao hơn, trọng lượng của khối nước bên trên lớn hơn tính toán của đập, có thể làm vỡ đập và họ bắt buộc phải xả bỏ. Nói tóm lại, trong những năm mưa nhiều, trong khi phía hạ du nước đã ngập rồi, thì các đập thủy điện lại xả nước, làm ngập thêm. 

Do đó, các đập thủy điện có tác động, có thể nói, đối với nước, năm nào hạn thì sẽ trầm hạn, làm cho hạn hán trầm trọng thêm. Ngược lại, năm nào lũ thì sẽ chồng thêm lũ, làm trận lũ đó lớn thêm.

RFI : Vào đầu tháng 04/2020, thủ tướng Việt Nam đã thông qua kế hoạch hỗ trợ 530 tỉ đồng cho 8 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Khoản kinh phí này có đủ giúp cải thiện tình hình, cũng như trợ giúp người nông dân trong vùng không ?

Dương Văn Ni : Với số tiền đó, nếu tính đều ra cho 8 tỉnh duyên hải của đồng bằng sông Cửu Long thì không đáng là bao nhiêu cả. Nhưng số tiền đó tập trung vào giải quyết vấn đề nước sinh hoạt, thì có ý nghĩa tương đối tốt.

Tại vì nếu nói về nước, chúng ta chia làm mấy loại nước. Nước dùng để uống, để sinh hoạt hàng ngày tắm giặt và nước dùng để sản xuất. Với số tiền đó, nếu chính quyền địa phương từng nơi tập trung vào nguồn nước để người dân ăn uống, sinh hoạt, thì tôi cho rằng số tiền đó có ý nghĩa đáng kể.

Nhưng nếu số tiền đó để tập trung giải quyết nguồn nước sản xuất, thì chẳng thấm vào đâu bởi vì sản xuất cần nhiều nước lắm.

RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn tiến sĩ Dương Văn Ni, chủ tịch Quỹ Nghiên cứu và Bảo tồn Mekong.

Thu Hằng thực hiện

Nguồn : RFI, 27/04/25020

Additional Info

  • Author Dương Văn Ni
Published in Diễn đàn