Có thực sự là Bộ Giao thông và vận tải, và cao hơn cơ quan này là chính phủ và Bộ Chính trị đảng, hủy bỏ sơ tuyển đấu thầu quốc tế dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam và ưu tiên cho các nhà thầu trong nước là do đã tiếp thu và lắng nghe ý kiến phản biện của người dân - như một luồng dư luận đã khen ngợi Chính phủ và Bộ Giao thông và vận tải ‘đã sáng suốt’, ‘hành động dũng cảm’ và ‘tiến bộ’ ?
Bộ Chính trị đảng và Chính phủ hủy bỏ sơ tuyển đấu thầu quốc tế dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam và ưu tiên cho các nhà thầu trong nước là một hành động dũng cảm’ và ‘tiến bộ’ ?
Nếu quả thực đã có thái độ tự giác lắng nghe, hoặc không thể bỏ qua phản ứng của dư luận xã hội, tại sao Bộ Giao thông và vận tải và các cơ quan của ‘đảng và nhà nước ta’ lại chưa bao giờ hồi đáp một kiến nghị nào của các tổ chức xã hội dân sự về chuyện làm đường sá, cầu cống, sân bay ?
Và nếu Bộ Giao thông và vận tải đã biết tiếp thu phản biện xã hội của người dân về mối nguy nhà thầu Trung Quốc trong dự án hạ tầng cơ sở, thì tại sao bộ này vẫn triển khai dự án sân bay Long Thành có giá trị lên tới 18 tỷ USD, trong tình trạng ngân khố không đào đâu ra tiền để xây sân bay, trong khi dậy lên dư luận về việc dự án này phải vay mượn tiền của ngân hàng và các doanh nghiệp Trung Quốc, và việc xây sân bay Long Thành là nhằm ‘thoát hàng’ đất nền với giá cao của các quan chức và đại gia, cùng lúc ‘dìm hàng’ sân bay Tân Sơn Nhất ?
Hoặc nếu Bộ Giao thông và vận tải, cực chẳng đã, phải nhượng bộ trước phản ứng của người dân về dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam, thì tại sao bộ này lại không hề chịu nhượng bộ khi vẫn mưu toan lập dự án và triển khai dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam - có kinh phí tới gần 60 tỷ USD, tương đương hơn 1/3 GDP quốc gia, bất chấp phản ứng của dư luận xã hội đối với dự án này còn mạnh mẽ hơn so với dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam ?
Không thể phủ nhận nhiệt tình và công sức vận động của một số tổ chức xã hội dân sự trong yêu sách ‘thoát Trung’ ở dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam, nhưng thực trạng chính quyền vẫn rất trịch thượng và chưa có bất kỳ dấu hiệu nào muốn đối thoại với giới này đã đặt ra nghi vấn lớn về việc chính quyền đó có thực tâm ‘lắng nghe và tiếp thu phản biện của người dân’ về dự án này hay không, và nêu lên hoài nghi về lời khen ngợi vội vã về chính quyền đã ‘dũng cảm’ thật ra có xứng đáng hay không.
Ở một góc độ khác, cần xem xét vụ hủy bỏ sơ tuyển đấu tầu dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam trong một bối cảnh đặc biệt: xung đột Việt - Trung. Đó là vụ Trung Quốc điều động tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8 cùng nhiều tàu hải cảnh hộ vệ cho tàu này xâm phạm khu vực Bãi Tư Chính của Việt Nam từ đầu tháng 7 năm 2019 đến tận bây giờ.
Vụ việc xâm phạm và gây hấn leo thang trên có lẽ đã khiến Nguyễn Phú Trọng và tất cả những quan chức nào còn mơ màng về ‘Bốn Tốt’ và ‘Mười Sáu Chữ Vàng’ vỡ mộng ‘nhịn thì nó tha cho’. Sau nhiều năm, lần đầu tiên ‘đảng em’ Việt Nam mới dám phát ra công hàm để phản đối ‘đảng anh’ Trung Quốc.
Cũng sau nhiều năm, lần đầu tiên yếu tố an ninh quốc phòng được nhấn mạnh trong dự án có vốn đầu tư nước ngoài bởi chính một nghị quyết của Bộ Chính trị đảng vào tháng 8 năm 2019.
Mặc dù chẳng có kênh báo đảng nào hé miệng, nhưng ai cũng hiểu rằng yếu tố nhạy cảm về an ninh quốc phòng trong dự án có yếu tố nước ngoài chính là Trung Quốc.
Đồng thời, tại một số tỉnh thành trọng yếu của Việt Nam đã diễn ra phong trào ‘bắt Trung Quốc’: đường dây đánh bạc do người Trung Quốc tổ chức, đường dây sex cũng do người Trung Quốc lập ra, hàng loạt người Trung Quốc ăn trộm ATM và dùng thẻ tín dụng giả… Những vụ tội phạm đó đã tồn tại từ rất lâu, nhưng cho tới nay mới được công an xử lý, cứ như thể mới lần đầu tiên được phát hiện.
Quá trình lập hồ sơ và xây dựng cơ chế sơ tuyển đấu thầu quốc tế dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam lại rơi trúng vào thời điểm gấu ó như thế giữa ‘hai đảng anh em’.
Thường Sơn
Nguồn : VNTB, 01/10/2019
Thông tin Bộ Giao thông và vận tải hủy bỏ sơ tuyển đấu thầu dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam và ưu tiên cho các nhà thầu trong nước đã tạo nên một làn sóng phấn khích trong một bộ phận dư luận xã hội. Luồng dư luận này cho rằng ‘đảng và nhà nước ta’ và Bộ Giao thông và vận tải đã tiếp thu và lắng nghe ý kiến phản biện của người dân nên mới có chỉ đạo hủy bỏ như thế.
Bộ Giao thông và vận tải hủy bỏ sơ tuyển đấu thầu dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam và ưu tiên cho các nhà thầu trong nước - Ảnh minh họa
Hai luồng dư luận
Trước đó khi quan chức Thứ trưởng Giao thông và vận tải Nguyễn Ngọc Đông lộ ra âm mưu 'kết quả trúng thầu sơ tuyển cao tốc Bắc - Nam là tài liệu mật', dư luận xã hội đã dậy lên làn sóng phản đối. Cùng lúc, một bản kiến nghị được một số tổ chức xã hội dân sự và nhiều trí thức, người dân ký tên đòi công khai vụ việc này và loại các nhà thầu Trung Quốc khỏi dự án cao tốc Bắc Nam vì lo bị Trung Quốc lũng đoạn về quốc phòng và an ninh trong dự án này.
Cũng không ít dư luận yêu cầu Bộ Giao thông và vận tải phải từ bỏ dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam vì quá tốn kém - dự toán lên tới 15 tỷ USD, trong khi ngân sách èo uột và luôn phải bù trám bằng cách bóp hầu bóp họng dân chúng.
Trạng thái phấn khích của một số người dân thậm chí còn vượt quá sự mong đợi của chính quyền : Chính phủ và Bộ Giao thông và vận tải được hoan nghênh vì ‘đã sáng suốt’, ‘hành động dũng cảm’ và ‘một quyết định hợp lòng dân’.
Trong khi đó, một luồng dư luận khác có vẻ ‘chính trị’ hơn đã nhìn nhận vụ hủy bỏ trên như một dấu hiệu ‘thoát Trung’, đặc biệt là ‘thoát Trung bằng hành động chứ không chỉ bằng lời nói’ của nội bộ đảng cầm quyền.
Vậy có thực sự là Bộ Giao thông và vận tải, và cao hơn cơ quan này là chính phủ và Bộ Chính trị đảng, hủy bỏ sơ tuyển đấu thầu quốc tế dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam và ưu tiên cho các nhà thầu trong nước là do đã tiếp thu và lắng nghe ý kiến phản biện của người dân ?
Những chữ ‘nếu’…
Nếu quả thực đã có thái độ tự giác lắng nghe, hoặc không thể bỏ qua phản ứng của dư luận xã hội, tại sao Bộ Giao thông và vận tải và các cơ quan của ‘đảng và nhà nước ta’ lại chưa bao giờ hồi đáp một kiến nghị nào của các tổ chức xã hội dân sự về chuyện làm đường sá, cầu cống, sân bay ?
Và nếu Bộ Giao thông và vận tải đã biết tiếp thu phản biện xã hội của người dân về mối nguy nhà thầu Trung Quốc trong dự án hạ tầng cơ sở, thì tại sao bộ này vẫn triển khai dự án sân bay Long Thành có giá trị lên tới 18 tỷ USD, trong tình trạng ngân khố không đào đâu ra tiền để xây sân bay, trong khi dậy lên dư luận về việc dự án này phải vay mượn tiền của ngân hàng và các doanh nghiệp Trung Quốc, và việc xây sân bay Long Thành là nhằm ‘thoát hàng’ đất nền với giá cao của các quan chức và đại gia, cùng lúc ‘dìm hàng’ sân bay Tân Sơn Nhất ?
Hoặc nếu Bộ Giao thông và vận tải, cực chẳng đã, phải nhượng bộ trước phản ứng của người dân về dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam, thì tại sao bộ này lại không hề chịu nhượng bộ khi vẫn mưu toan lập dự án và triển khai dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam - có kinh phí tới gần 60 tỷ USD, tương đương hơn 1/3 GDP quốc gia, bất chấp phản ứng của dư luận xã hội đối với dự án này còn mạnh mẽ hơn so với dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam ?
Không thể phủ nhận nhiệt tình và công sức vận động của một số tổ chức xã hội dân sự trong yêu sách ‘thoát Trung’ ở dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam, nhưng thực trạng chính quyền vẫn rất trịch thượng và chưa có bất kỳ dấu hiệu nào muốn đối thoại với giới này đã đặt ra nghi vấn lớn về việc chính quyền đó có thực tâm ‘lắng nghe và tiếp thu phản biện của người dân’ về dự án này hay không, và nêu lên hoài nghi về lời khen ngợi vội vã về chính quyền đã ‘dũng cảm’ thật ra có xứng đáng hay không.
Ở một góc độ khác, cần xem xét vụ hủy bỏ sơ tuyển đấu thầu dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam trong một bối cảnh đặc biệt : xung đột Việt - Trung. Đó là vụ Trung Quốc điều động tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8 cùng nhiều tàu hải cảnh hộ vệ cho tàu này xâm phạm khu vực Bãi Tư Chính của Việt Nam từ đầu tháng 7 năm 2019 đến tận bây giờ.
‘Thân Trung’ và ‘giãn Trung’
Vụ việc xâm phạm và gây hấn leo thang trên có lẽ đã khiến Nguyễn Phú Trọng và tất cả những quan chức nào còn mơ màng về ‘Bốn Tốt’ và ‘Mười Sáu Chữ Vàng’ vỡ mộng ‘nhịn thì nó tha cho’. Sau nhiều năm, lần đầu tiên ‘đảng em’ Việt Nam mới dám phát ra công hàm để phản đối ‘đảng anh’ Trung Quốc.
Cũng sau nhiều năm, lần đầu tiên yếu tố an ninh quốc phòng được nhấn mạnh trong dự án có vốn đầu tư nước ngoài bởi chính một nghị quyết của Bộ Chính trị đảng vào tháng 8 năm 2019.
Mặc dù chẳng có kênh báo đảng nào hé miệng, nhưng ai cũng hiểu rằng yếu tố nhạy cảm về an ninh quốc phòng trong dự án có yếu tố nước ngoài chính là Trung Quốc - quốc gia đã đầu tư rất nhiều vào hệ thống hạ tầng cơ sở của Việt Nam và biến nơi đây thành một bãi rác công nghệ khổng lồ.
Đồng thời, tại một số tỉnh thành trọng yếu của Việt Nam đã diễn ra phong trào ‘bắt Trung Quốc’ : đường dây đánh bạc do người Trung Quốc tổ chức, đường dây sex cũng do người Trung Quốc lập ra, hàng loạt người Trung Quốc ăn trộm ATM và dùng thẻ tín dụng giả… Những vụ tội phạm đó đã tồn tại từ rất lâu, nhưng cho tới nay mới được công an xử lý, cứ như thể mới lần đầu tiên được phát hiện.
Quá trình lập hồ sơ và xây dựng cơ chế sơ tuyển đấu thầu quốc tế dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam lại rơi trúng vào thời điểm gấu ó như thế giữa ‘hai đảng anh em’.
Bộ Giao thông và vận tải, Bộ Xây dựng và Bộ Công thương vốn là bộ ba bị dư luận xã hội Việt Nam lên án dữ dội về thành tích ‘nối giáo cho giặc’, bởi trong suốt nhiều năm các bộ này đã ‘kiến tạo’ cơ chế tổng thầu cho doanh nghiệp Trung Quốc - có thời điểm lên đến 90% trong tổng số dự án gọi thầu, mà dự án đường sắt trên cao Cát linh - Hà Đông do Trung Quốc thầu là một điển hình về đội vốn, kéo dài thời gian và bệ rạc về chất lượng ; đã giúp cho hàng Trung Quốc tràn vào thị trường Việt Nam và giết chết nhiều doanh doanh nghiệp sản xuất hàng trong nước…
Cũng từ nhiều năm qua, các bộ trên cùng nhiều nhân sự cao cấp trong đó bị dư luận xã hội xem là nhóm ‘thân Trung’, đối lập với một ít quan chức được xem là ‘thân Mỹ’.
Thế nhưng bất chấp phản ứng của dư luận xã hội, nhóm ‘thân Trung’ vẫn tác oai tác quái không chỉ suốt triều đại thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mà còn kéo sang cả thời kỳ thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Trong khi đó, vẫn chưa có dấu hiệu rõ ràng nào cho thấy trong nội bộ đảng đã hình thành phe ‘thân Mỹ’, mà chỉ có những quan chức muốn giảm bớt sự phụ thuộc của kinh tế và chính thể Việt Nam vào Trung Quốc - tạm gọi phe này là ‘giãn Trung’.
Chỉ đến năm 2019, tình hình và tương quan lực lượng trong nội bộ đảng CSVN về quan điểm đối ngoại mới có một chút thay đổi.
Do người Mỹ ‘gợi ý’ ?
Vụ hủy bỏ cơ chế sơ tuyển đấu thầu quốc tế dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam tuy chỉ là một vụ việc nho nhỏ nhưng có thể xứng đáng là một sự kiện lịch sử, là một bằng chứng chưa có tiền lệ về tương quan nhỉnh hơn của phe ‘giãn Trung’ so với phe ‘thân Trung’ sau nhiều năm giằng co, thậm chí phe ‘giãn Trung’ còn phải chịu lép vế trong nhiều thời điểm.
Vô tình hay hữu ý, ngay sau vụ hủy bỏ trên, có đến 3 thứ trưởng của Bộ Giao thông và vận tải đã bị cấp trung ương thi hành kỷ luật, trong đó có Thứ trưởng Giao thông và vận tải Nguyễn Ngọc Đông - tác giả của âm mưu tống kết quả đấu thầu cao tốc Bắc Nam vào danh mục ‘tài liệu mật’.
Thế nhỉnh hơn của phe ‘giãn Trung’ còn có thể dần biến thành thắng thế đa số nếu sắp tới ‘Tổng tịch’ Nguyễn Phú Trọng - quan chức đã ‘trốn’ đi Trung Quốc suốt từ đầu năm 2019 đến nay - thực sự có một chuyến đi Washington gặp tổng thống Hoa Kỳ và hai bên đạt được kết quả nâng tầm quan hệ lên ‘đối tác chiến lược’, cùng với động thái quân cảng Cam Ranh - nơi khống chế đến 2/3 Biển Đông - được Việt Nam thỏa thuận cho Mỹ làm căn cứ hậu cần.
Cũng không loại trừ một giả thiết có tính hy vọng : nếu xu thế từ nhỉnh hơn đến vượt trội trên sẽ dần biến thành hiện thực, phải chăng trong vụ hủy bỏ cơ chế sơ tuyển đấu thầu ‘Trung Quốc’ dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam đã có tác động từ ‘gợi ý’ của người Mỹ ?
Phạm Chí Dũng
Nguồn : VOA, 27/09/2019