Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Trên trang Việt Nam Thời Báo ngày 14/02/2023 và trong bài "Nguyễn Phú Trọng và bệnh kiêu ngạo cộng sản", tác giả Người Tân Định có phản ứng nhất định về việc ông Trọng phát biểu rằng "Nếu là người hãy là người cộng sản", nhân dịp ông ấy nhận huy hiệu 55 năm tuổi đảng [1].

kieungao0

Ông ấy đang biến đất nước trở thành một trong những chế độ kiểm soát chặt chẽ nhất thế giới về truyền thông, ngôn luận và đối với các mảng xã hội.

Theo Người Tân Định, "Ông Trọng phải hiểu không nên đánh giá hành vi và thái độ của người khác qua cặp mắt kính cận thị và thói kiêu ngạo cộng sản và điều hơn nữa là tránh đưa ra những khái quát hóa hoặc giả định về các cá nhân dựa trên sự kiện họ không là người cộng sản" [1].

Ở Mỹ có hai đảng, đảng con lừa và đảng con voi, với khoảng 40% dân Mỹ thường bầu cho đảng con lừa, 40% cho đảng con voi, và 20% thường cho họ là độc lập, thường bầu theo kiểu đầu voi đuôi lừa. Cuối năm 2020, Tổng thống đắc cử Joe Biden cho biết ông sẽ là "Tổng thống của tất cả người Mỹ", sau khi các mạng tin tức dự đoán ông là người chiến thắng trong cuộc tranh cử tổng thống.

Để hiểu sâu hơn về nhận định của Người Tân Định, tôi đùa với bạn đọc bên nhà bằng một chẩn đoán từ xa về tình trạng sức khỏe tâm thần của một trường hợp một bệnh nhân giả định tên là ông Ba Thuế Nặng (không có liên hệ gia đình gì với ông Nguyễn Phú Trọng). Ông nầy lúc nào cũng tự sướng về những thành tích của mình.

Bạn đọc nên nhớ là là hầu hết các chẩn đoán được thực hiện từ xa thường là rất sai, và những bệnh lý gắng ép có thể gây hại thực sự cho người bị chẩn đoán.

Chẩn đoán : Ông Ba Thuế Nặng bị tẩy não với tám triệu chứng [2].

Triệu chứng 1. Kiểm soát tâm trí — Ông Ba Thuế Nặng rất tin tưởng vào việc kiểm soát thông tin và truyền thông. Ông ấy ra lệnh cho đảng và nhà nước trong việc siết chặt kiểm soát internet, cùng với việc nhà nước bắt giữ hàng trăm nhà báo và blogger, với tội danh "làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống nhà nước" đang biến đất nước trở thành một trong những chế độ kiểm soát chặt chẽ nhất thế giới về truyền thông, ngôn luận và đối với các mảng xã hội.

Triệu chứng 2. Thao túng tuyệt đối — Ông Ba Thuế Nặng thao túng các trải nghiệm có vẻ tự phát nhưng thực tế đã được lên kế hoạch và sắp xếp. Trong cách làm nầy, thao túng không phải là một dạng lạm dụng ngẫu nhiên hoặc bộc phát từ sự tức giận và thất vọng mà được lên kế hoạch và chuẩn bị từ trước. Do đó, đây là loại lạm dụng tồi tệ nhất, dễ để lại vết sẹo sâu mà chỉ những cá nhân mạnh mẽ mới có thể chịu đựng được.

Triệu chứng 3. Nhu cầu về sự thuần khiết – Trong môi trường cải cách tư tưởng của Ông Ba Thuế Nặng, cũng như trong mọi tình huống của chủ nghĩa toàn trị ý thức hệ, thế giới kinh nghiệm được phân chia rõ ràng thành thuần khiết và không thuần khiết, thành hoàn toàn tốt và hoàn toàn xấu. Tất nhiên, tốt và trong sáng là những ý tưởng, tình cảm và hành động phù hợp với hệ tư tưởng và chính sách toàn trị ; bất cứ điều gì khác đều có khả năng bị xếp vào loại xấu và không trong sạch. Tất cả những "dấu vết" và "chất độc" góp phần tạo nên tình trạng bất tịnh hiện tại phải được tìm ra và loại bỏ.

Triệu chứng 4. Giáo phái và xưng tội — Tội lỗi, theo định nghĩa của Ông Ba Thuế Nặng, phải được tự kiểm điểm, cá nhân tự phê bình, và nhận thức những khuyết điểm của bản thân trước tổ chức. Liên quan chặt chẽ đến nhu cầu về sự trong sạch tuyệt đối là nỗi ám ảnh về việc xưng tội cá nhân. Xưng tội được thực hiện vượt ra ngoài các biểu hiện tôn giáo, pháp lý và trị liệu thông thường của nó đến mức tự nó trở thành một giáo phái. Có yêu cầu rằng một người phải thú nhận những tội ác mà mình không phạm phải, thú nhận tội lỗi được gây ra một cách giả tạo, nhân danh một phương pháp chữa trị được áp đặt một cách tùy tiện.

Triệu chứng 5. Khoa học thiêng liêng — Ông Ba Thuế Nặng coi học thuyết cộng sản là Chân lý tối thượng, vượt lên trên mọi nghi vấn hoặc tranh chấp. Môi trường toàn trị duy trì hào quang thiêng liêng xung quanh giáo điều Cộng sản, coi nó như một tầm nhìn đạo đức tối thượng về trật tự tồn tại của con người. Sự thiêng liêng này được thể hiện rõ ràng trong việc cấm (dù rõ ràng hay ngầm) việc đặt câu hỏi về các giả định cơ bản. Sự thiêng liên nầy cũng đòi hỏi sự tôn kính đối với những người khởi xướng phong trào Cộng sản.

Triệu chứng 6. Đang tải ngôn ngữ — Ông Ba Thuế Nặng định hướng khoa học nhân văn và văn hóa trong nước để giải thích hoặc sử dụng các từ và cụm từ theo những cách mới để áp đặt lên thế giới và xã hội bên ngoài đảng những khái niệm có lợi cho đảng. Ngôn ngữ của môi trường toàn trị được đặc trưng bởi sự sáo rỗng về suy nghĩ. Những vấn đề sâu rộng và phức tạp nhất của con người được nén lại thành những cụm từ ngắn gọn, có tính rút gọn cao, nghe có vẻ dứt khoát, dễ ghi nhớ và dễ diễn đạt. Những điều này trở thành khởi đầu và kết thúc của bất kỳ trao đổi nào trong xã hội.

Triệu chứng 7. Học thuyết hơn con người — Ông Ba Thuế Nặng cho rằng kinh nghiệm cá nhân của đảng viên phụ thuộc vào khoa học cộng sản thiêng liêng và bất kỳ kinh nghiệm trái ngược nào đều phải bị từ chối hoặc diễn giải lại để phù hợp với hệ tư tưởng cộng sản. Ngôn ngữ cằn cỗi này phản ánh một nét đặc trưng khác của chủ nghĩa toàn trị ý thức hệ : sự phụ thuộc của kinh nghiệm con người vào những tuyên bố của học thuyết. Tính ưu việt của học thuyết đối với con người được thể hiện rõ ràng trong sự thay đổi liên tục giữa bản thân trải nghiệm và cách giải thích rất trừu tượng về trải nghiệm đó – giữa cảm xúc chân thực và việc lập danh mục cảm xúc giả tạo.

Triệu chứng 8. Phân phát sự tồn tại — Ông Ba Thuế Nặng cho rằng đảng có đặc quyền quyết định ai có quyền tồn tại và ai phải chấm dứt đời sống của họ bây giờ. Môi trường toàn trị vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa những người có quyền tồn tại có thể được công nhận và những người không có quyền đó. Trong cải cách tư tưởng, cũng như trong thực tiễn, thế giới được chia thành "nhân dân" (được định nghĩa là "giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, giai cấp tiểu tư sản và giai cấp tư sản dân tộc"), và "bọn phản động" hoặc " tay sai của chủ nghĩa đế quốc" (được định nghĩa là "giai cấp địa chủ, giai cấp tư bản quan liêu, và bọn phản động và tay sai của chúng").

Phạm Đình Bá

Nguồn : VNTB, 17/02/2023

Nguồn :

1. Người Tân Định, Nguyễn Phú Trọng và bệnh kiêu ngạo cộng sản, VNTB, 14/02/2023.

2. Ideological totalism : "Isn’t this just like brainwashing ?" – Thought reform and the psychological of totalism, Apologetics Index, 13/02/2023.

Published in Diễn đàn

Sau 6 tháng phòng, chống dịch Covid-19 đầu năm 2020, Việt Nam đã tự mãn thành công với phí tổn thấp và khoe được Cộng đồng Thế giới khen ngợi như tấm gương cho nhiều nước noi theo. Thậm chí, từ Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng (khi ấy kiêm luôn chức Chủ tịch nước) cho đến Tuyên giáo, cơ quan bảo vệ tư tưởng và tuyên truyền cho chế độ và báo Quân đội nhân dân, cái loa của Bộ Quốc phòng đã tự ca kết quả là "tính yêu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta".

keungao01 (2)

Nguyễn Phú Trọng nói : "Nước ta đã ứng phó rất nhanh chóng, kịp thời, linh hoạt, có hiệu quả với thiên tai, dịch bệnh, đặc biệt là đại dịch Covid-19". Ảnh minh họa : tuyengiao.vn

Bằng chứng hồ hởi bắt đầu từ bài phát biểu chỉ đạo Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Chính phủ với địa phương sáng 28/12/2020 của ông Nguyễn Phú Trọng. Ông nói : "Nước ta đã ứng phó rất nhanh chóng, kịp thời, linh hoạt, có hiệu quả với thiên tai, dịch bệnh, đặc biệt là đại dịch Covid-19. Đồng thời, đã nỗ lực duy trì, phục hồi, phát triển kinh tế đạt kết quả cao nhất có thể ; được đánh giá là một trong số 10 nước trên thế giới có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất ; một trong 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất trong năm 2020".

Ông ca tiếp : "Mặc dù không hoàn thành được một số chỉ tiêu đề ra từ đầu năm, chủ yếu do nguyên nhân khách quan, nhưng năm 2020 vẫn được xem là năm thành công hơn năm 2019 và là năm thành công nhất trong 5 năm vừa qua với những kết quả, thành tích đặc biệt, có ý nghĩa quan trọng trong việc nêu cao lòng yêu nước, tình đoàn kết, niềm tự hào dân tộc, niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta".

Đáng chú ý là khi ông Trọng độc diễn như thế thì cả nước bắt đầu gồng mình chống dịch. Trường học bị đóng cửa, nhiều hoạt động tụ tập đông người bị ngăn cấm, hay tự ý người dân không dám đến để tránh bị lây nhiễm. Toàn hệ thống các doanh nghiệp du lịch, hàng không, nhà hàng, khách sạn bắt đầu rung rinh, gây ảnh hưởng nặng đến khoảng 22 triệu lao động, tức 40,8% tổng số việc làm của Việt Nam.

Nhưng trước ông Trọng, Tạp chí Tuyên giáo đã "phất cờ chiến thắng" dịch Covid-19 với lời lẽ hợm hĩnh rằng : "Với tất cả sự khiêm tốn của người cộng sản", có thể khẳng định thành công của Việt Nam trong phòng, chống đại dịch Covid-19 là minh chứng hùng hồn cho sự ưu việt của chế độ ta, trong đó có sự lãnh đạo sát sao của Đảng, chỉ đạo hiệu quả của Chính phủ, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị" (Tuyên giáo, ngày 1/10/2020).

Thái độ khoe hàng quá lố này bộc lộ thêm : "Trong cuộc chiến chống dịch Covid-19, Việt Nam là một trong số rất ít các quốc gia đã thể hiện năng lực ứng phó và kiểm soát dịch Covid-19 hiệu quả, được thế giới đánh giá cao. Thậm chí, truyền thông và các chuyên gia quốc tế còn cho rằng Việt Nam là "một hình mẫu trong cuộc chiến chống Covid-19 với chi phí thấp".

Hoặc : "Là quốc gia có hệ thống y tế không bằng các nước phát triển như Châu Âu, Mỹ, nhưng với chiến lược thông minh và hiệu quả của mình, Việt Nam đã trở thành hình mẫu cho nhiều quốc gia khác trên thế giới".

Cái loa tuyên truyền này còn lên giọng : "Đây là các yếu tố mà cộng đồng quốc tế phải thừa nhận và đánh giá cao. Tuy nhiên, một số thế lực phản động vẫn cho rằng Đảng cộng sản Việt Nam "ăn may" hoặc "giấu dịch". Một số nhà phân tích và bình luận phương Tây, với định kiến vốn có về chủ nghĩa xã hội và các đảng cộng sản, cho rằng Việt Nam vận dụng "chế độ độc đảng toàn trị" nên dễ dàng thắt chặt kiểm soát, khoanh vùng dịch bệnh, đồng thời nhân dịp này kiểm soát truyền thông, báo chí, dư luận…".

Kệch cỡm hơn, loa Tuyên giáo còn "tự sướng" với giọng điệu nịnh Đảng : "Việc lãnh đạo toàn dân vượt qua thách thức toàn cầu chưa từng có đã một lần nữa khẳng định vai trò lãnh đạo không thể thay thế của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc".

Quân đội nhân dân

Đến phiên báo Quân đội nhân dân, loa tuyên truyền của Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc phòng đã "chiến tranh hóa" phương châm "chống dịch như chống giặc" của Chính phủ qua câu chữ : "Chiến thuật đánh Covid-19 tuân thủ nguyên tắc của chiến dịch đánh giặc. Các hình thức chiến thuật vận dụng từ đánh nhỏ đến đánh lớn, từ bao vây, phục kích, đánh chặn đến dốc toàn lực lượng đánh một trận tổng lực để quyết giành thắng lợi và tiến tới thắng lợi hoàn toàn !".

Sau khi tự vẽ như thế, báo này phịa ra chuyện thành công khi viết rằng : "Trong khi Việt Nam đã giành thắng lợi cơ bản thì không ít quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới đang đương đầu với đại dịch Covid-19. Nhiều nước trên thế giới đã ca ngợi thành công của Việt Nam, một đất nước tiềm lực kinh tế còn hạn chế nhưng đã không chịu khuất phục "giặc Covid-19", đã chiến đấu kiên cường và giành thắng lợi một cách ngoạn mục. Cho đến cuối tháng 5 vừa qua, khi Việt Nam đã là một trong những nước mở cửa sớm nhất để phục hồi nền kinh tế thì trên hệ thống truyền thông của nhiều nước vẫn không ít nhận xét, đánh giá về thành công của Việt Nam và cho rằng những gì Việt Nam làm được là bài học hết sức quý giá cho các nước".

Nhưng thứ "kiêu ngạo cộng sản" không dừng ở đây mà còn hung hăng tô son điểm phấn cho khả năng gọi là "quản trị quốc gia" của Đảng để thực hiện "mục tiêu kép, vừa phòng, chống dịch của phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội".

Đến cuối năm 2020 sang đầu năm 2021, dịch Covid-19 từ vùng biên giới Việt-Trung đã lan nhanh và rộng ra nhiều cộng đồng dân cư, các thành phố lớn và khu công nghệ. Việt Nam giải thích đó là hậu quả của dân nhập cư xuyên biên giới bất hợp pháp từ Trung Quốc và Cao Miên, và do nhập cảnh từ nước ngoài, kể cả số công nhân và du học sinh được đem về từ nước ngoài có lây nhiễm cao.

Tình trạng khẩn trương hơn khi Việt Nam phải đối phó với dịch bệnh qua đợt 2, đợt 3 rồi sang đợt thứ 4, bắt đấu từ tháng 4/2021, nghiêm trọng nhất tại Sài Gòn (nay là Thành phố Hồ Chí Minh) và 19 tỉnh, thành miền Nam.

Vì tính nguy hiểm chưa từng có, Chính phủ đã thành lập "Tổ công tác "đặc biệt", đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh, dưới sự chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19", để : "xử lý, giải quyết ngay những nhiệm vụ, các vấn đề cấp bách, phát sinh trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại Thành phố và các tỉnh, thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội".

Hậu quả nhãn tiền

Tuy nhiên, khi Chính phủ áp dụng giãn cách nhà với nhà, người với người, cấm ra đường nếu "không có lý do chinh đáng", khoanh vùng, lập chốt kiểm soát cho tới ban hành lệnh giới nghiêm tại Sài Gòn từ 6 giớ tối đến 6 giớ sáng thì tình hình kinh tế và xã hội xáo trộn rất nhanh. Đời sống người dân bị đảo lộn, gặp muôn vàn khó khăn do mất việc, giảm việc, cạn kiệt tài chính vì dù không có việc làm nhưng vẫn phải ăn để sống, vẫn phải trả tiền thuê nhà, điện nước v.v.

Do đó, hàng ngàn công nhân đến Sài Gòn và vùng phụ cận làm công đã phải "chạy trốn" khỏi thành phố về quê miền Trung và vùng Cửu Long bằng mọi phương tiện, kể cả xe máy, đi bộ để tránh dịch, hay không còn tiền để sống.

Một số địa phương đã nhanh tay thuê xe đò chở đồng hương về quê trong tay xách, nách mang giữa người lớn và trẻ em trông rất tội nghiệp.

Nhưng khi bệnh dịch Covid-19 chuyển sang Delta variant đe dọa toàn cầu, kể cả Việt Nam từ tháng 4/2021 thì tình hình bất ổn định kinh tế và xáo trộn xã hội tại Việt Nam đã có dấu hiệu báo động. Vì vậy, tại cuộc thảo luận tại Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội và phòng chống Covid-19 chiều 25/7/2021, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga đã phê bình : "Các biện pháp phong tỏa, giãn cách xã hội, cách ly... là biện pháp cần thiết để chống dịch hiệu quả, nhưng chính điều này cũng tác động tiêu cực đến sức khỏe, tinh thần của con người".

Bà nói : "Đó là sự mệt mỏi, lo lắng, bất an khi chứng kiến dịch bệnh kéo dài, là nỗi hoảng loạn đối với những người mất người thân, sự u uất, chán chường, mất việc làm, mất thu nhập, bị phá sản, những kế hoạch cho cuộc sống bị đảo lộn. Tất cả những điều này tạo thành tâm lý nặng nề mà nếu không được quan tâm đúng mức, chúng ta sẽ thấy có rất nhiều hệ lụy tiêu cực" (Thời báo Kinh tế Việt Nam, 25/7/2021).

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến tháng 12/2020, cả nước có 32,1 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19. Con số này bao gồm người bị mất việc, phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập.

Trong đó, 69,2% người bị giảm thu nhập, 39,9% phải giảm giờ làm, nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên, và khoảng 14% buộc phải tạm nghỉ hoặc tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh (Tuổi Trẻ, 06/01/2021).

Bước qua năm 2021, Tổng cục Thống kê của Việt Nam cho biết trong bản tin ngày 06/07/2021 : "Trong quý II và 6 tháng đầu năm 2021, thị trường lao động Việt Nam đã bị ảnh hưởng do sự bùng phát lần thứ 3 và thứ 4 của đại dịch Covid-19. Tình hình lao động việc làm quý II cho thấy thị trường lao động chưa thấy dấu hiệu khả quan với số người có việc làm giảm so với quý trước, tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm tăng so với quý trước".

Bản tin viết tiếp : "Thiếu việc làm trong độ tuổi (nam, từ 15 đến 59 và nữ, từ 15 đến 54) quý II năm 2021 là 1,1 triệu người, tăng 173,5 nghìn người so với quý trước… Sự bùng phát nhanh hơn, mạnh hơn, khó kiểm soát hơn của dịch Covid-19 lần thứ tư đã làm tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị tăng cao hơn so với khu vực nông thôn (tương ứng là 2,80% và 2,49%). Xét theo ba khu vực kinh tế, tỷ trọng lao động thiếu việc làm trong độ tuổi quý II năm 2021 ở khu vực dịch vụ là cao nhất với 35,8%, tiếp theo là khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản với 35,6%".

Cũng vì dịch Covid-19 mà nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đóng cửa khiến số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động gia tăng.

Tổng cục Thống kê cho biết : "Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý II năm 2021 là gần 1,2 triệu người, tăng 87,1 nghìn người so với quý trước".

Chi tiết hơn : "Số thanh niên từ 15-24 tuổi thất nghiệp trong quý II năm 2021 là 389,8 nghìn người, chiếm 31,8% tổng số người thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên quý II năm 2021 là 7,47%, tăng 0,03 điểm phần trăm so với quý trước... Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên khu vực thành thị là 9,57%, cao h gơn 3,11 điểm phần trăm so với khu vực nông thôn".

Tuy vậy, theo báo Chính phủ, ngày 06/07/2021 thì tổng sản phẩm nội địa (Gross Domestic Product-GDP) của Việt Nam sáu tháng đầu năm 2021 "vẫn tăng trưởng dương và vẫn cao nhất khu vực Đông Nam Á tăng 5,64%, cao hơn tốc độ tăng 1,82% của 6 tháng đầu năm 2020".

Lời khoe của Chính phủ cũng nhanh hẩu đoảng vì từ lâu, các số thống kể của Việt Nam không được coi chinh xác và thường tiềm ẩn "chính trị" sau những con số khiến nhiều người nghi ngờ. Hơn nữa, trong bối cảnh dịch Delta, biến chứng của Covid-19 sang Delta variant đã lan nhanh và lây nhiễm đến hàng ngàn công nhân các khu công nghệ, đặc biệt ở trung tâm Kinh tế của cả nước ở Sài Gòn và ở phía bắc như Samsung, Foxconn thì "sản phẩm nội địa" sẽ giảm và đe dọa mức phát triển của Việt Nam.

Sài Gòn lâm nguy

Bởi vì : "Hiện nay, dịch bệnh ở Thành phố Hồ Chí Minh, một phần các tỉnh Long An, Bình Dương, Đồng Nai đã nhiễm rất rộng, ngấm rất sâu. Nếu dịch bệnh vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp thì hệ thống y tế không còn đủ khả năng đáp ứng…", Thời báo Kinh tế Việt Nam hôm 27/7 (2021) đã trích lời Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói như thế khi ông "đến kiểm tra công tác điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Quân y 175".

Ông Đam kêu gọi : "Các tỉnh, thành phố đang giãn cách xã hội phải thực hiện rất nghiêm, động viên toàn dân cách ly triệt để nhà với nhà, người với người. Nhất là những nơi như Thành phố Hồ Chí Minh, qua hai tháng giãn cách với nhiều bất tiện, tiếp tục hy sinh lợi ích kinh tế".

Ông nói : "Chúng ta chịu khắc khổ trong một thời gian để chiến thắng được dịch bệnh, còn nếu dễ dãi, nơi lỏng thì không thể khống chế được tình hình".

Phản ảnh tình hình dịch bệnh đã gây nhiều khó khăn cho cả nước, Thủ tướng Phạm Minh Chính nói : "Đám mây đen Covid-19 đã phủ nghịch cảnh lên cuộc sống của chúng ta" (Diễn văn ngày 28/7/2021).

Trong khi ấy, tờ Thời báo Kinh tế Việt Nam xác nhân vào ngày 28/7 (2021) rằng : "Với kịch bản tình hình dịch bệnh diễn biến theo chiều hướng tiêu cực, các khu vực kinh tế chịu tác động lớn là dịch vụ, công nghiệp - xây dựng… Dự kiến nhu cầu nhân lực nửa cuối năm 2021 cần khoảng 127.000 chỗ làm việc"...

Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh thì : "Số lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 đang làm việc trong 4.140 doanh nghiệp khảo sát là 125.277 người (chiếm 37,70% tổng số lao động trong doanh nghiệp khảo sát)… Có 1.924 doanh nghiệp dự kiến cắt giảm lao động trong 6 tháng cuối năm 2021, chiếm 46,47% tổng số doanh nghiệp khảo sát. Trong đó, có 1.794 doanh nghiệp ngoài nhà nước (chiếm 93,24%) ; có 104 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (chiếm 5,41%) ; có 26 doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước (chiếm 1,35%).

Số người bị tổn thương "tập trung chủ yếu ngành : bán buôn và bán lẻ ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác ; công nghiệp chế biến, chế tạo ; dịch vụ lưu trú và ăn uống ; xây dựng ; vận tải kho bãi ; hoạt động kinh doanh bất động sản…".

Vẫn theo báo cáo này thì : "Với kịch bản thứ nhất, tình hình dịch bệnh diễn biến theo chiều hướng tiêu cực tác động đến tăng trưởng kinh tế - xã hội, các khu vực kinh tế chịu tác động lớn là khu vực dịch vụ (ngành lưu trú, ăn uống, du lịch, vận tải…) ; khu vực công nghiệp - xây dựng (ngành dệt may, da giày, chế biến gỗ, chế biến thực phẩm, xây dựng…). Dự kiến nhu cầu nhân lực 6 tháng cuối năm 2021 cần khoảng 127.000 chỗ làm việc".

Trước viễn ảnh biến chứng khó lường của dịch Covid-19, bình quân mỗi ngày ở Việt Nam có trên 3.000 ca mới và tình hình kinh tế bị ảnh hưởng tiêu cực khó lường, Quốc hội cộng sản Việt Nam đã ra Nghị quyết ngày 28/07/2021 trao quyền cho Chính phủ và Thủ tướng được áp dụng các biện pháp cần thiết và cấp thời để chống dịch và phục hồi kinh tế.

Theo thống kê của Bộ Y tế Việt Nam, cho đến ngày 28/7/2021, cả nước có 113.225 ca nhiễm, trong đó Sài Gòn chiếm 74.855 bệnh nhân. Số người đang nằm viện là 97.223 và số tử vong là 524.

Nhưng không ai biết rõ "số thật" ca nhiễm ở Việt Nam là bao nhiêu vì có nhiều lãnh đạo đã không muốn bị cấp trên coi đã thất bại để bảo vệ uy tín cho địa phương nên thường báo cáo sai với tình hình thật. Việc này không mới vì đã xẩy ra trong 2 công tác phòng, chống tham nhũng và xây dựng, chỉnh đốn đảng.

Hai công tác quan trọng này, dù đã bắt đầu từ khóa đảng XI năm 2011, nhưng cho đến khóa đảng XIII, bắt đầu từ tháng 1/2021, nói theo ngôn ngữ của lãnh đạo Việt Nam, thì "tham nhũng vẫn còn nghiêm trọng và tình vi", trong khi "xây dựng, chỉnh đốn đảng" là nhiệm vụ lâu dài và thường xuyên, không thể một sớm một chiều mà xong.

Do đó, đối với nạn dịch Covid-19 chưa có dấu hiệu kết thúc sớm trên toàn cầu và ở Việt Nam, vì thiếu phương tiện và nhân lực, lại chưa có một chiến lược chận đứng lây lan hiệu quả để phục hồi sản xuất thì bất kỳ sự kiêu ngạo và tự mãn quá lố nào cũng chỉ rước lấy thất bại mà thôi.

Phạm Trần

(28/07/2021)

Published in Diễn đàn
dimanche, 27 juin 2021 22:06

Bệnh kiêu ngạo công sản

Tính kiêu ngạo có lẽ có từ khi con người biết sống như một cộng đồng, nhưng tính kiêu ngạo cộng sản thì chỉ có khi đảng cộng sản ra đời.

kieungao1

Nó mang thuộc tính của bệnh kiêu ngạo, nhưng còn tệ hơn nữa, nó mang "tính cộng sản". 

Không phải những người không ưa cộng sản đã ‘phát minh’ ra chứng bệnh kiêu ngạo cộng sản mà chính người cộng sản đã tìm ra cái bệnh đó, và người đầu tiên đặt tên cho nó là Lenin. Ông Hồ Chí Minh cũng thường phê phán bệnh kiêu ngạo cộng sản, và ngày nay được lặp đi lặp lại trên miệng các quan lớn cộng sản chứng tỏ căn bệnh càng ngày càng phát triển trong đảng, như bệnh dịch covid-19.

Triệu chứng của người mắc bệnh kiêu ngạo thường thấy gồm hách dịch, kiêu căng, vênh váo, tự mãn, táo tợn, chuyên quyền, khoe khoang, khinh người, độc đoán, tự cao tự đại, xấc xược, tự cho mình biết hết, là vô địch chúa tể. Nhiều người, đặc biệt giới lãnh đạo chop bu mang tính kiêu ngạo, có đủ các triệu chứng kể trên, kèm theo tính đạo đức giả và có biệt tài đóng kịch. Một đảng mang tính kiêu ngạo thì các triệu chứng trên trở thành thuộc tính được che đậy tài tình, tinh vi, khéo léo. Tính kiêu ngạo một khi tăng lên đến tột đỉnh, họ tự xem mình là chúa tể, là Thượng Đế. Đảng là một tôn giáo.

Sau ngày 30/4/1975 khi chiếm được Saigon, khẩu hiệu : "Đảng cộng sản Việt Nam vô địch" được treo đến tận khắp hang cùng ngõ hẻm. Thái độ kiêu ngạo cộng sản khi chiến thắng như cao hơn, to béo hơn tính kiêu ngạo của anh chàng võ sĩ thượng đài huênh hoang trước đối thủ thất bại của mình. Không lạ gì khi người cộng sản luôn cao giọng phải chiến thắng với những lời lẽ mang tính ‘khói lửa’, cái lò của Nguyễn Phú Trọng có thể đốt cháy cả cành cây tươi là một ví dụ cho tính kiêu ngạo cộng sản của ông Tổng bí thư.

Các lãnh tụ cộng sản Việt Nam mang tánh kiêu ngạo giống một số chính trị gia trên thế giới như Hitler, Mao Trạch Đông, Stalin, Khrushchev, Kim Jong-un... với những lời lẽ rổn rảng khoe khoang về xã hội, chính đảng của họ không khác những tay quảng cáo thuốc cao đơn hoàn tán trên xe đò chạy lục tỉnh. 

Chẳng riêng người cộng sản có chức quyền cao mới kiêu ngạo, một anh đảng viên ngây thơ cũng có thể tỏ ra kiêu ngạo hết cỡ trước đám ‘quần chúng chưa giác ngộ’. Ngay khi được học lớp đối tượng đảng rồi đến lúc được kết nạp, được đảng nâng lên thành phần tinh hoa của dân tộc, có trách nhiệm với vận mệnh của toàn nhân loại, anh hay chị ta được dạy tham chiến, phải chiến thắng, dẹp bỏ những giai cấp kẻ thù của nhân dân, của đảng để đem dân tộc, thậm chí toàn thế giới đến chốn đại đồng. Trách nhiệm của anh, chị ta vô cùng to lớn, khác thường, không có họ và các đồng chí, không thể có một thế giới hòa bình, thịnh vượng, tự do dân chủ. Họ tin rằng đảng và chính họ là bình đẳng và công lý, có quyền đứng trên tất cả để phán xét, kết tội. Những màn đấu tố trong cải cách ruộng đất là điển hình tánh kiêu ngạo cộng sản trong đội cải cách ruộng đất : "Nhất đội nhì giời". 

Ông Hồ Chí Minh khi còn sống cũng vô cùng kiêu ngạo khi xưng Bác với mọi người trong nước, khi để mặc đàn em hết lời tụng ca ‘Cha Già Dân Tộc’. Mỉa mai thay, ông luôn phê bình bệnh kiêu ngạo cộng sản. Ông tưởng nhầm tính kiêu ngạo được chữa trị bằng loại thuốc phê và tự phê, nhưng nó không những không chữa được bệnh mà còn có nhiều phản ứng phụ và càng ngày càng biến người cộng sản thành dị dạng. Kiêu căng, tự ái, hiếu chiến khiến họ thường xuyên cảnh giác trước những cơ hội cho phép đồng chí qua mặt trong mọi hoàn cảnh, lại càng khó chịu khị bị đem ra phê bình, hết lần này qua lần khác trước đồng chí, đồng đội. 

Người ta đặt câu hỏi tại sao tam trụ triều đình gồm Tổng bí thư, Chủ tịch nước và Thủ tướng chính phủ phải cùng lúc tham gia Đảng ủy Công an Trung ương và Thường vụ Quân ủy Trung ương nhiệm kỳ 2020-2025. Phải chăng những người lãnh tụ cao nhất đảng sợ sự chia rẽ của 3 người này hay trong và giữa hai lực lượng tối cao, quân đội, công an có thể làm tan vỡ đảng. 

Tại Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ nhất khóa XI, nhiệm kỳ 2020 – 2025. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, bí thư Quân ủy Trung ương, chủ trì hội nghị đã 2 lần kêu gọi quân ủy trung ương đoàn kết. Tại Đảng ủy Công an Trung ương, ông cũng lại kêu gọi đoàn kết như vậy. Sự mất đoàn kết luôn hiện diện trong các đảng viên, và chắc chắn là nguy hiểm nhất giữa các đảng viên cấp cao. Ông Hồ Chí Minh nói sự đoàn kết trong đảng quan trọng như con ngươi của mắt. 

Khác với tính kiêu ngạo là tính liên kết. Người cộng sản thường kêu gọi sự đoàn kết trong đảng. Kêu gọi đoàn kết càng nhiều, càng lớn tiếng bao nhiêu, lại càng chứng tỏ họ muốn che dấu sự tách rời phe phái trong đảng bấy nhiêu. Mất đoàn kết trong đảng có nhiều nguyên nhân, nhưng rõ nhất do tính kiêu ngạo, đố kỵ, kèn cựa của các đảng viên mang căn bệnh kiêu binh, kiêu ngạo cộng sản. Không những chia rẽ trong đảng, người cộng sản còn chia rẽ họ với nhân dân.

Có thời gian người cộng sản kêu gọi đảng viên, cán bộ ‘tam cùng’, cùng ăn, cùng ở, cùng làm với dân. Đó là thời gian tệ hại nhất của người dân chịu đựng chế độ. Nó không thể hiện sự đoàn kết với dân, chữa lành tánh kiêu ngạo của đảng viên, nhưng các người cộng sản giống như những con sâu đục xoáy, trú ẩn trong thân cây, rình mò, moi móc chia rẽ hàng xóm láng giềng, hủ hóa với vợ con chủ nhà.

Đã bao nhiêu đảng viên trí thức chia tay với đảng khi đụng phải tánh kiêu ngạo cộng sản của các đồng chí lãnh đạo, chẳng khác nào cắt đứt quan hệ lãng mạn với một người tình luôn coi dưới mắt mình không có ai. Với những người này, Đảng cộng sản quay ngược lại đổ vấy cho họ bằng cách lấy lời Hồ Chí Minh buộc tội : "Có những người cậy mình là "công thần cách mạng", rồi đâm ra ngang tàng, không giữ gìn kỷ luật, không thi hành nghị quyết của Đảng và của Chính phủ. Thế là họ kiêu ngạo, họ phá kỷ luật của Đảng, của Chính phủ". 

Tuy vậy để tiêu diệt sự chống đối, coi thường lẫn nhau và để bảo vệ chỗ ngồi của minh, cấp trên trong đảng dậy cấp dưới đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết, hướng dẫn, quy định của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) ; Quy định 47-QĐ/TƯ ngày 1/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI "Về những điều đảng viên không được làm" ; Quy định số 101-QĐ/TƯ ngày 7/6/2012 của Ban Bí thư khóa XI "Về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp" ; Quy định số 55-QĐ/TƯ ngày 19/12/2016 của Bộ Chính trị khóa XII "Về một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên"… Có như vậy mới đấu tranh có hiệu quả để chống lại căn bệnh kiêu ngạo, công thần, nói và làm không nhất quán.

Từ lúc đọc cương lĩnh, cho đến lúc gia nhập đảng, nhận trách nhiệm lãnh đạo toàn thể giới vô sản tiêu diệt hết kẻ thù của giai cấp, mong mỏi xây dựng một thiên đường hạ giới, đảng viên nghiễm nhiên mắc bệnh kiêu ngạo cộng sản. Họ biết căn bệnh kiêu ngạo cộng sản rõ hơn ai hết. Họ lại càng biết bệnh kiêu ngạo đã biến họ thành những con người "khác thường" với đủ tật xấu. 

Nhưng hình như họ đam mê cái bệnh quái gở đó, quyết không thể rời nó. Đó là đường dẫn đến quyền lực, danh vọng, tiền bạc và sự tồn tại. Và một khi rời được bệnh kiêu ngạo cộng sản thì họ không còn là người cộng sản nữa. Biết bao nhiêu người đã thức tỉnh rời khỏi đảng, tự cách ly mình khỏi bệnh kiêu ngạo công sản để giữ được nhân cách con người.

Nguyễn Đức Hạo Nhiên

Nguồn : VNTB, 27/06/2021

Published in Diễn đàn

Ngày 10/10, báo QĐND đăng tải bài viết với tiêu đề ‘ Cảnh giác với bệnh công thần và kiêu ngạo cộng sản’. Nhìn qua, tưởng chừng như đây là bài nói về cái tệ hại của Đảng viên, sự kiêu ngạo của một thời ‘chủ nghĩa xã hội bách chiến bách thắng’, nhưng không, bài viết dù không đề cập tên tuổi nhưng đánh thẳng vào những người đảng viên đảng cộng sản có những quan điểm và hành vi tiến bộ như "tham gia các cuộc tọa đàm, trao đổi, tham gia xuất bản những ấn phẩm do một vài hội, nhóm tổ chức gây ra những tranh cãi, bất đồng chính kiến làm bức xúc dư luận. Rồi còn tham gia ký các đơn, tâm thư, thỉnh nguyện tập thể có nội dung trái với đường lối, quan điểm của Đảng, không có lợi cho đất nước, quân đội nhưng họ lại được kẻ xấu tung hô, ngợi ca nên ngày càng mù quáng".

kien4

Những người tham gia Tọa đàm khoa học Vùng biển Bãi Tư Chính và Luật Pháp Quốc tế ở Hà Nội hôm 6/10/2019

Nếu đây không đề cập đến ông Chu Hảo, người đứng đầu nhà xuất bản và cho ấn hành không ít tác phẩm liên quan đến tư tưởng phương Tây ; hay Đại tá công an Nguyễn Đăng Quang – người lên tiếng thường trực các nội tình quốc gia, đặc biệt là tranh chấp đất đai tại Đồng Tâm ; là nhà văn Nguyên Ngọc – người từng xuất hiện không ít trong các kiến nghị liên quan đến vấn đề giữ gìn chủ quyền quốc gia,… ; hay cựu Đại sứ Nguyễn Trường Giang, cựu Đại sứ Nguyễn Trung ; hay nguyên Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương – ông Vũ Ngọc Hoàng.

"Không thể chấp nhận những kiểu phê bình tùy tiện như biến người từng trải nghiệm, kinh qua chiến đấu, được đào tạo bài bản, có trình độ, năng lực chỉ huy quân sự cao thành người "không hiểu quân sự, không qua chiến tranh".

Nếu đây không đề cập đến Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân – tướng Lê Mã Lương, người trong cuộc tọa đàm khoa học về vùng biển Bãi Tư Chính ngày 6/10 đã tuyên bố, nếu để mất Bãi Tư Chính, ông sẽ cầm đầu anh em đến ‘hỏi thăm’ Bộ Ngoại giao. Người tiết lộ việc các đại tướng chỉ huy cao nhất trong quân đội nhân dân Việt Nam không biết đọc… bản đồ thực địa.

Thay vì áp đặt cái tội trạng ‘kiêu ngạo cộng sản và bệnh công thần’ lên những người có ý kiến khác với chủ trương, đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam. Thì Đảng cộng sản Việt Nam có thể ngồi xuống và lắng nghe để những người ‘cộng sản và công thần’ đó nói về những tâm tư, nguyện vọng họ đối với tình hình quốc gia. Bởi trước hết, họ là một công dân của 1 quốc gia, và thứ hai, họ là một đảng viên đặt tổ quốc lên trên mọi thứ.

Nếu như quan điểm và sự chỉ đạo của Đảng cộng sản Việt Nam là ‘sáng suốt’ đến mức không thể bàn cãi, thì có lẽ, năm 2020 chúng ta đã là một quốc gia công nghiệp cơ bản theo hướng hiện đại. Và bauxite Tây Nguyên vẫn ngày ngày có lãi, bãi Tư Chính sẽ không có chỗ cho Trung Quốc tiến vào. Một nền văn hóa với yếu tố ràng buộc Phật giáo sẽ trở nên có văn hóa, đạo pháp và dân tộc hơn.

Đáng tiếc, tất cả những điều trên, thuộc về quyết sách của Đảng cộng sản Việt Nam lại không hề khoa học và sáng suốt mà chứa đựng những bất ổn. Và chính vì vậy, những đảng viên nêu trên đã phải đứng thẳng người dậy và tuyên bố những điều sai trái, bất ổn đó.

Một chính đảng muốn vững mạnh, một quốc gia muốn giàu mạnh, và một dân tộc muốn trường tồn, trước hết phải biết lắng nghe thay vì áp đặt một quan điểm, ý chí, tư duy mà sự đúng sai chưa hề được kinh qua trong thực tiễn.

Điều đó để cho thấy rằng, bài viết của hai tác giả ‘Công Minh – Nguyên Minh’ của báo QĐND không những hiểu sai lệch về khái niệm ‘kiêu ngạo cộng sản’, mà còn gián tiếp xúc phạm những đảng viên trung và cao cấp, dám nói lên quan điểm của mình. Chỉ ra cái sai, cái tai hại, cái có thể khiến cho nhà nước và cả chế độ rơi vào trạng thái suy vong.

Vậy sự kiêu ngạo cộng sản chính thức là gì ?

Đó là khi chưa thoát ra khỏi chiến tranh bao lâu, cả xã hội bị kiểm soát giao thương, với nền kinh tế kế hoạch tập trung khổng lồ nhưng nhà lãnh đạo Lê Duẩn vẫn tự tin tuyên bố ‘10 năm nữa mỗi gia đình sẽ có tủ lạnh’.

Đó là, những tập đoàn thép được sinh ra nhằm biến Việt Nam ‘hóa rồng’.

Đó cũng là khi nền sản xuất với tư duy cơ chế 0.4 nhưng vẫn tuyên bố đi tắt đón đầu cuộc cách mạng 4.0.

Đó cũng là khi chủ quyền quốc gia xâm phạm nghiêm trọng nhưng quan điểm ‘3 không’, trong đó không liên minh quân sự vẫn được giữ gìn.

Và nhìn lại sau lưng, chính sự kiêu ngạo của cộng sản được thể hiện qua quan điểm về ‘sự bất khả chiến bại’ và luôn ‘chiến thắng’ của chủ nghĩa xã hội, hoặc tính ‘tất yếu’ của chủ nghĩa xã hội luôn hiện diện trong các văn kiện, dự thảo chính trị, bất chấp các quy luật của thực tiễn đã chứng minh sự ‘tù túng’ lẫn ‘tính thiếu bền vững’ của chính nó qua trường hợp Trung Quốc.

Sự kiêu ngạo và bướng bỉnh của người cộng sản là bám vào một dòng lập luận của một nhà lý luận cách mạng và cho đó là điều đúng đắn. Dựa vào cuốn sách cuộc cách mạng 4.0 để cho rằng mình đã nắm được bí quyết làm cách mạng. Là đưa đoàn qua Mỹ học tập và cho rằng chỉ cần như thế thì nền kinh tế hóa rồng trong khi vẫn giữ nền chính trị như cũ.

Những quan điểm ngạo mạn và kiêu ngạo nêu trên không khác gì cách các lãnh tụ Liên Xô đã từng tuyên bố vào năm 1960 rằng, Liên Xô đã bước vào giai đoạn ‘xây dựng chủ nghĩa cộng sản toàn diện’ hay ‘chủ nghĩa xã hội phát triển’ vào những năm 1980, và luôn đánh giá thấp tiềm năng và năng lực của chủ nghĩa tư bản.

Kiêu ngạo cộng sản bản chất là hệ quả của lý tưởng cách mạng đã tụ lại thành một đảng chuyên chính quyền lực, nơi bất kỳ sự nghi ngờ hay thắc mắc, ý kiến hay quan điểm nào khác với đảng bị chụp mũ là ‘phản động’, là biểu hiện của ‘căn bệnh kiêu ngạo cộng sản và bệnh công thần’.

Đó mới chính là bản chất và diễn giải đúng về kiêu ngạo cộng sản, mà bằng kiến thức mờ nhạt về lịch sử và lý luận cộng sản, cả hai tác giả ‘Công Minh – Nguyên Minh’ đã không nhận diện ra. Và điều hướng căn bệnh này như một phương pháp đấu tố giới trí thức, đảng viên có tâm với quốc gia, dân tộc Việt Nam.

An Viên

Nguồn : VNTB, 12/10/2019

********************

Cảnh giác với bệnh công thần và kiêu ngạo cộng sản

Công Minh - Nguyên Minh, QĐND, 10/10/2019

Bệnh công thần, kiêu ngạo cộng sản là những thói hư tật xấu trong một bộ phận cán bộ, đảng viên đã từng được V.I Lênin và Chủ tịch Hồ Chí Minh cảnh báo từ lâu. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn mỗi cán bộ, đảng viên phải luôn gương mẫu, tránh những căn bệnh ấy, rèn luyện đạo đức cách mạng suốt cuộc đời, khi đương chức cũng như khi nghỉ hưu. Thế nhưng, vẫn có những người xao nhãng, để những căn bệnh ấy không chỉ làm méo mó hình ảnh, nhân cách, vinh quang của chính họ mà còn tạo ra dư luận xấu, ảnh hưởng đến niềm tin, tình cảm của nhân dân, đồng đội...

Họ đã và đang tự đánh mất chính mình

Chúng ta hẳn có nhớ một sự việc gần đây, từng có cựu Ủy viên Trung ương Đảng tuổi đời còn trẻ, tương lai đang rộng mở thì "dính chàm", bị cách hết mọi chức vụ. Nguyên nhân do nhiều sai phạm, trong đó một phần do thói độc đoán, chuyên quyền, kiêu ngạo, không biết lắng nghe, không tôn trọng cả cấp trên và cấp dưới.

Lại có cán bộ cấp cao lúc nghỉ hưu vẫn không giữ được mình, có nhiều sai phạm ảnh hưởng đến thanh danh họ, như cựu quan chức mạt sát cảnh sát giao thông ; cựu bộ trưởng đòi đặc quyền đặc lợi... Đáng buồn hơn, có cả cán bộ kinh qua rèn luyện, cống hiến, lập nhiều chiến công nhưng lúc nghỉ hưu lại thiếu tỉnh táo, nói và viết không đúng đường lối quan điểm của Đảng ; tiếp xúc với nhiều đối tượng cơ hội chính trị, thậm chí cả đối tượng phản động, bị chúng lợi dụng, kích động, dẫn đến tán phát nhiều thông tin xấu, gây hoang mang, bức xúc trong dư luận. Trước góp ý chân thành của đồng chí đồng đội, những người này lại không tiếp thu, sửa chữa, cho rằng cách nghĩ, cách làm của họ mới là cấp tiến, là "trở về với nhân dân".

Họ còn tham gia các cuộc tọa đàm, trao đổi, tham gia xuất bản những ấn phẩm do một vài hội, nhóm tổ chức gây ra những tranh cãi, bất đồng chính kiến làm bức xúc dư luận. Rồi còn tham gia ký các đơn, tâm thư, thỉnh nguyện tập thể có nội dung trái với đường lối, quan điểm của Đảng, không có lợi cho đất nước, quân đội nhưng họ lại được kẻ xấu tung hô, ngợi ca nên ngày càng mù quáng... Ngay trong lĩnh vực báo chí, truyền thông, văn hóa văn nghệ, nhiều năm qua, chúng ta không khỏi đau xót khi thấy có những nhà văn, nhà báo, nhà quản lý từng dạn dày kinh nghiệm, có tên tuổi nhưng khi nghỉ hưu đã đánh mất chính mình, đăng đàn nói, viết những điều sai trái, đi ngược với lý tưởng cả một đời theo đuổi. Có người còn tham gia thường xuyên viết bài, cộng tác cả cho những trang mạng phản động, có người bị kích động và bị lợi dụng để rồi xuất hiện trong những clip với nhiều nội dung sai sự thật, có cả thông tin xấu độc gây hoang mang dư luận. Có người để lại lời nói, việc làm thiếu trách nhiệm, tùy tiện đưa thông tin sai sự thật, xúc phạm danh dự, uy tín lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước, quân đội...

Những căn bệnh cần tránh của người cộng sản

Cuộc sống luôn cần sự phản biện đa chiều nhưng nếu sự chỉ trích đi kèm bệnh kiêu ngạo cộng sản và công thần thì hậu quả vô cùng nguy hiểm.

Năm 1919, nhà văn Maxim Gorki đã viết thư đề nghị V.I Lênin ngừng "khủng bố" những trí thức bị bắt vì phản loạn. V.I Lênin đã viết bức thư trả lời, phân tích rằng không nên trộn lẫn "các lực lượng trí tuệ" của nhân dân với "lực lượng" trí thức tư sản. Ông còn lấy trường hợp tác giả cuốn sách với những mỹ từ "Chiến tranh, Tổ quốc và Nhân loại" nhưng thực ra là kẻ dùng lời đường mật đánh tráo khái niệm yêu nước đích thực ; ông cho rằng những trí thức phản loạn, những kẻ tưởng mình là bộ não của quốc gia "bọn chúng không phải là bộ não...". Sau này, trong bài viết vào năm 1921, V.I Lênin đã vạch ra một trong 3 thứ kẻ thù chính-kẻ thù "nội xâm" mà những người cộng sản Nga phải kiên quyết đấu tranh tiêu diệt, kẻ thù đầu tiên, chính là "tính kiêu ngạo cộng sản chủ nghĩa".

kieungao2

Bác Hồ về thăm bà con Pác Bó (Hà Quảng, Cao Bằng) tháng 2/1961. Nguồn : Ảnh tư liệu.

Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ II của Đảng năm 1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập đến bệnh công thần : "Cậy mình có một ít thành tích, thì tự kiêu tự đại, cho mình là "cứu tinh" của dân, "công thần" của Đảng. Theo Người : "… Có những người cậy mình là "công thần cách mạng", rồi đâm ra ngang tàng, không giữ gìn kỷ luật, không thi hành nghị quyết của Đảng...". Người cũng chỉ ra nhiều thứ "bệnh" của cán bộ, trong đó có bệnh kiêu ngạo với những biểu hiện : "Tự cao, tự đại, hay lên mặt. Ưa người ta khen ngợi, tâng bốc mình. Ưa sai khiến người khác. Hễ làm được việc gì hơi thành công thì khoe khoang vênh váo... Việc gì cũng muốn làm thày người khác". Cùng với đó là bệnh hiếu danh, tham danh, trục lợi, thích địa vị quyền hành, tự cho mình là anh hùng, là vĩ đại. Rồi bệnh óc lãnh tụ : "Đánh được vài trận, hoặc làm được vài việc gì ở địa phương đã cho mình là tài giỏi lắm rồi, anh hùng lắm rồi, đáng làm lãnh tụ rồi. Nào có biết so với công cuộc giải phóng cả dân tộc thì những thành công đó chỉ là một chút cỏn con, đã thấm vào đâu !".

Vi phạm cả pháp lý, đạo lý, xa rời nhân tâm, tự vùi danh dự

Soi rọi những lời căn dặn trên vào các biểu hiện mắc bệnh của một số cán bộ mà chúng tôi nêu ở phần đầu bài viết, có thể thấy rất rõ những điều các bậc tiền bối cách mạng căn dặn dường như đã nói đúng, nói trúng tim đen của ai đó xa rời đạo đức, danh dự người cộng sản chân chính. Người cộng sản cần có dũng khí để đấu tranh với những điều sai trái, những thói hư tật xấu trong xã hội nhưng phê bình phải trên tinh thần xây dựng, phải có cái tâm. Cuộc sống xấu đi bởi sự im lặng nhưng cuộc sống cũng xấu đi và tồi tệ hơn bởi những tiếng nói sai sự thật, phán xét hồ đồ, tùy tiện, vô trách nhiệm, giật gân, đao to búa lớn để nâng mình lên bằng cách bôi nhọ người khác, gắp lửa bỏ tay người. Đó là thói phê bình nói lấy được của kẻ không biết mình là ai, thậm chí "Chân mình thì lấm mê mê/Lại đi cầm đuốc mà rê chân người" như cha ông ta đã dạy. Đó là thói phê bình vơi tình cạn nghĩa, không thể chấp nhận đối với những người từng chung đội ngũ, từng thuộc lời thề thứ 7 về tình đồng đội.

Đã là người cộng sản, là đồng chí, đồng đội, thì khi góp ý, phê bình phải với tinh thần người cộng sản, đồng chí, đồng đội chứ không thể bịa đặt thông tin, đổi trắng thay đen, gây hoang mang, suy giảm niềm tin của nhân dân. Càng không thể phê phán khi chính mình chưa đủ tâm, đủ tầm, đủ thông tin và nhận thức về những lĩnh vực mình còn nông cạn, chưa trải nghiệm. Không thể chấp nhận những kiểu phê bình tùy tiện như biến người từng trải nghiệm, kinh qua chiến đấu, được đào tạo bài bản, có trình độ, năng lực chỉ huy quân sự cao thành người "không hiểu quân sự, không qua chiến tranh". Không thể phê bình kiểu thầy bói xem voi phủ nhận cả thành tích, nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân bằng ý kiến chủ quan, lệch lạc.

Đây cũng là vấn đề mà Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã đề cập, chỉ rõ để mỗi cán bộ, đảng viên không sai phạm. Nghị quyết chỉ rõ, những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống có việc nói và viết không đúng với quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nói không đi đôi với làm ; hứa nhiều làm ít ; nói một đằng, làm một nẻo ; nói trong hội nghị khác, nói ngoài hội nghị khác ; nói và làm không nhất quán giữa khi đương chức với lúc về nghỉ hưu... Hạ thấp, phủ nhận những thành quả cách mạng ; thổi phồng khuyết điểm của Đảng, Nhà nước, quân đội ; Xuyên tạc lịch sử, bịa đặt, vu cáo các lãnh tụ tiền bối và lãnh đạo Đảng, Nhà nước, quân đội.

Nghị quyết cũng không cho phép "kích động tư tưởng bất mãn, bất đồng chính kiến, chống đối trong nội bộ. Lợi dụng và sử dụng các phương tiện thông tin, truyền thông, mạng xã hội để nói xấu, bôi nhọ, hạ thấp uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng, gây chia rẽ nội bộ, nghi ngờ trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Móc nối, cấu kết với các thế lực thù địch, phản động và các phần tử cơ hội, bất mãn chính trị để truyền bá tư tưởng, quan điểm đối lập ; vận động, tổ chức, tập hợp lực lượng để chống phá Đảng và Nhà nước...".

Vậy thì rõ ràng, một vài hiện tượng cán bộ nghỉ hưu gần đây giao lưu, cấu kết với các thế lực phản động hoặc bị chúng lợi dụng để xuyên tạc, chống phá, tán phát thông tin sai sự thật trên mạng xã hội là điều không thể chấp nhận, chính là việc vi phạm Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII của Đảng.

Nhìn ở góc độ pháp lý, những hành vi xuyên tạc, vu khống người khác thông qua cái gọi là phê bình, đấu tranh, bày tỏ chính kiến với nhiều trường hợp đã vi phạm Điều 155, Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015, người vu khống, nói xấu, bôi nhọ danh dự, tuy tín của người khác còn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về một trong các tội : Tội làm nhục người khác hoặc tội vu khống...

Đấu tranh và xử lý, không để tạo những tiền lệ xấu

Những hành vi vi phạm cả về pháp lý và đạo lý như vậy cần phải được đấu tranh, phê phán, lên án, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh. Tổ chức đảng, đoàn thể nơi quản lý những cán bộ đó phải tăng cường giáo dục, rèn luyện họ chấp hành đúng kỷ luật và các quy định của Đảng, đề cao lương tâm, trách nhiệm, danh dự của người đảng viên chân chính.

Đối với các cơ quan chức năng, nhất là cơ quan quản lý Nhà nước, phải có thái độ và biện pháp xử lý nghiêm minh, công bằng, không để nương nhẹ, hóa mù ra mưa với những trường hợp công thần, kiêu ngạo cộng sản dẫn đến những lời nói, việc làm sai phạm. Chúng ta từng có bài học kinh nghiệm sâu sắc về một số trường hợp tướng lĩnh quân đội, công an từng được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân nhưng vi phạm kỷ luật, pháp luật vẫn bị xử lý nghiêm minh, không có vùng cấm.

Bác Hồ từng căn dặn : "Từ xưa đến nay, quần chúng không bao giờ tin cậy và yêu mến những kẻ tự cao, tự đại, những kẻ có óc lãnh tụ, tự xưng ta đây là anh hùng, là lãnh tụ". Nhưng nhân dân và tổ chức cũng luôn rộng mở với những người biết khắc phục sửa sai. Thực tế đã có cán bộ tướng lĩnh có biểu hiện kiêu ngạo, được Bác Hồ nhắc nhở, rèn luyện sau trở thành vị tướng tài năng, đức độ, đảm nhiệm các chức vụ cao cấp của quân đội, sau đó ông tiếp tục sống cuộc sống khiêm nhường, cống hiến theo đạo đức cách mạng cho đến lúc nghỉ hưu, qua đời. Theo Người, để phòng trị bệnh kiêu ngạo, công thần, mỗi cán bộ, đảng viên phải : Rèn luyện đức khiêm tốn ; thật thà tự phê bình và tiếp thu ý kiến phê bình của người khác ; kịp thời phát huy ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm...

Với cán bộ cao cấp, càng đòi hỏi khi đương chức cũng như nghỉ hưu phải có sự tỉnh táo, cẩn trọng khi nói và làm, nhất là phát ngôn trên truyền thông và mạng xã hội, đặt lợi ích của đất nước, của cộng đồng lên trên ; giữ gìn bản lĩnh, danh dự và uy tín người quân nhân cách mạng. Sinh thời, Bác Hồ từng gửi cho Thiếu tướng Nguyễn Sơn 12 chữ : "Đảm dục đại" (Gan phải to) ; "Tâm dục tế" (tấm lòng, tâm hồn phải trong sáng) ; "Trí dục viên" (Suy nghĩ trọn vẹn, toàn diện, chu đáo) ; "Hạnh dục phương" (Hành động đúng đắn, ngay thẳng, phân minh, đàng hoàng). Sau này, nói chuyện với các tướng lĩnh, Bác nói đến 6 đức tính cần phải có, gồm : Trí, Dũng, Nhân, Tín, Liêm, Trung nhưng phẩm chất đầu tiên phải có là Trí. Người chỉ rõ Trí là phải có đầu óc sáng suốt, nhìn mọi việc để suy xét, rồi quyết định cho đúng. Suy nghĩ thấu suốt, nhìn xa trông rộng, phát ngôn rạch ròi, có thể định hướng dư luận, thế mới xứng tầm của những người từng ở vị trí lãnh đạo, chỉ huy.

Để tán phát những thông tin xấu, tiếp tay cho những căn bệnh kiêu ngạo, công thần, những điều sai trái có "cánh tay vô hình" của kênh truyền thông mạng xã hội và thủ đoạn lôi kéo của các đối tượng xấu, cơ hội chính trị thường lợi dụng những cán bộ nghỉ hưu, có tinh thần đấu tranh cao nhưng trong nhiều trường hợp lại thiếu thông tin ; không sử dụng hoặc ít cập nhật mạng xã hội, internet... Vì thế, cũng cần có biện pháp thường xuyên trao đổi, cung cấp thông tin, ngăn ngừa các đối tượng xấu lôi kéo, lợi dụng.

Các cơ quan chức năng cần có biện pháp tăng cường quản lý hiệu quả mạng xã hội, để các nhà cung cấp của Google, Facebook, YouTube... chấp hành nghiêm quy định của pháp luật Việt Nam ; buộc họ chủ động và có biện pháp ngăn chặn, xử lý những thông tin chưa được kiểm chứng, tránh lăng mạ, xúc phạm uy tín, danh dự của tổ chức, cá nhân, chống phá Đảng, Nhà nước, quân đội...

Công Minh - Nguyên Minh

Nguồn : QĐND, 10/10/2019

Published in Diễn đàn

Từ một bức ảnh gây phẫn nộ

Bức ảnh chụp Tống Thanh Hải, Phó Chủ tịch UBND Tỉnh Lai Châu tiếp Đức cha Anfonso Anphongsô Nguyễn Hữu Long, Giám mục Phụ tá Giáo phận Hưng Hóa. Một Giáo phận bao gồm 10 tỉnh Tây Bắc, vào sáng ngày 20/3/2018 được cư dân mạng chia sẻ chóng mặt với một làn sóng phẫn nộ dâng trào.

kieungao1

Ông Tống Thanh Hải, Phó Chủ tịch UBND Tỉnh Lai Châu tiếp Giám mục Anfonso Anphongsô Nguyễn Hữu Long, Phụ tá Giáo phận Hưng Hóa

Người ta phẫn nộ với một thái độ ngông cuồng, hống hách của các quan chức cộng sản, cứ tự coi mình như cái rốn của vũ trụ mà không biết rằng chính Hồ Chí Minh đã định nghĩa họ chỉ là đầy tớ nhân dân.

Bất cứ một người dân nào dù là nông dân dưới ruộng cho đến đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa, đều không thể chấp nhận thái độ tiếp khách của đám đầy tớ như thế này.

Bị phản ứng dữ dội, tay Phó Chủ tịch tỉnh Lai Châu đã phải chữa cháy phân bua rằng : Ai đưa bức ảnh đó không đúng vì chụp khi hắn nháy mắt và bảo hắn ngủ !

Xin thưa với tay Phó chủ tịch tỉnh này, là không phải người ta phản đối việc nhắm hay mở mắt.

Bởi đơn giản là hắn và đàn cán bộ từ trung ương cho đến mấy tỉnh này có mở mắt thao láo mấy chục năm nay, cũng có thấy được điều gì đâu. Hắn đâu có thấy được nhu cầu tôn giáo của đồng bào ở các tỉnh Tây Bắc đến mức nào. Hắn đâu biết rằng các giáo dân người dân tộc vì nhu cầu tôn giáo mà đã khốn khổ bao nhiêu năm nay. Hắn đâu biết người dân từ Mường Nhé muốn tham dự Thánh lễ đã phải đi bộ cả 200 cây số đường rừng. Hắn đâu biết một linh mục muốn đến với giáo dân từ đầu xứ đến cuối xứ phải đi mất 500 km đường rừng núi hiểm trở. Nhưng việc cấp Giấy chứng nhận - Chỉ riêng việc này đã nói lên sự mất tự do - cho các giáo họ, giáo xứ, giáo điểm... đến nay vẫn là việc khó hơn lên trời.

Do vậy, hắn ta có nhắm mắt đi nữa, thì cũng là chuyện không cần thắc mắc. Nhưng cái dáng ngồi trịch thượng và thái độ mất dạy của hắn mới là cái mà thiên hạ chửi bấy lâu nay.

Trước hết, đó là sự kỳ thị tôn giáo xuất phát từ việc đàn áp tôn giáo một cách nặng nề ở vùng Tây Bắc từ xưa, (tôi đã có nhiều dịp viết về chủ đề này kể từ năm 2008 đến nay). Ở đó nhà cầm quyền Cộng sản địa phương đã tự đặt ra cho mình những nguyên tắc, quy luật riêng, nhằm trừng trị, hạn chế bà con dân tộc ít người muốn theo tôn giáo không làm vui lòng đảng.

Sự đánh lận con đen của đám báo chí và tay Phó Chủ tịch này đã chứng minh những điều nhận định trên ngay cả trong việc "chèo chống" sau sự cố này.

kieungao2

Ngay trong bản tin "rửa mặt" cho tay phó chủ tịch Tỉnh Lai Châu, thái độ kỳ thị tôn giáo đã thể hiện rất rõ ràng : Bài báo gọi đoàn của Tòa Giám mục Hưng Hóa do Đức Cha Anfonso dẫn đầu là "đoàn khách" mà không thèm nói ra là Đoàn khách Tòa Giám mục Hưng Hóa.

Vậy có nghĩa là Đoàn khách này đến thăm UBND Tỉnh Lai Châu với tư cách cá nhân và Tỉnh Lai Châu cũng chỉ đến thăm những người khách này chứ không phải họ đến thăm Tòa Giám mục Hưng Hóa, đại diện cho khoảng 250.000 giáo dân 10 tỉnh Tây Bắc.

Thậm chí bài báo còn viết : "Được biết, mấy năm gần đây, mỗi năm đoàn khách này đều lên thăm tỉnh Lai Châu và tỉnh Lai Châu cũng đã có đến thăm đoàn khách trên".

Điều này không phải ngẫu nhiên mà có chủ đích kỳ thị hẳn hoi. Bởi mấy tỉnh Tây Bắc Việt Nam đã trắng trợn chà đạp quyền tự do tôn giáo của người dân bao năm qua. Họ không hề công nhận các giáo điểm, giáo xứ cũng như những nơi thờ tự.

Thậm chí, có thời kỳ Tỉnh Sơn La còn trắng trợn tuyên bố : "Sơn La không có nhu cầu tôn giáo" bằng văn bản của UBND và Tỉnh ủy hẳn hoi.

Sự lễ phép, lịch sự là biểu hiện của mức độ giáo dục

Có lẽ, sinh ra xã hội loài người đã đặt ra cho xã hội những quy định nhất định nào đó, cái thì thành văn, cái thì không cần văn bản. Nhưng, tất cả những quy chế, định ước nào đó, nhằm để xây dựng một xã hội có trật tự về luật pháp, có đạo đức và văn hóa về lối sống.

Sự giao lưu, tiếp xúc với các tầng lớp, vùng miền khác nhau thể hiện sự chín chắn và mức độ hiểu biết của con người đến đâu. Vì thế việc tiếp khách đánh giá nhiều mặt về người chủ nhà.

Có thể nếp văn hóa khác nhau ở mỗi vùng, mỗi miền quê khác nhau. Người dân tộc thiểu số có thể mời khách quý ngồi chung bên bếp lửa uống chén rượu ngô, người miền biển có thể mời khách cùng xuống thuyền ăn con cá biển nướng... Tất cả đều có thể chấp nhận được khi người khách và người bên ngoài nhận được sự trân trọng và chân thành, cởi mở từ họ.

Thế nhưng, cơ quan nhà nước, nơi mà ít nhất dù là bằng giả thì đến Phó chủ tịch Tỉnh cũng phải học xong ít nhất là lớp 5, mà chỉ cần học sinh lớp 3 là đã học phép lịch sự tối thiểu. Thì người ta không thể chấp nhận thái độ tiếp khách một cách khinh miệt đối với một lãnh đạo tôn giáo như tay Phó Chủ tịch Tỉnh này.

Sự lấc cấc, trắng trợn, cậy thế cậy quyền và coi thường kẻ khác, dù đó là ai đi nữa, chỉ là tấm giấy xác nhận anh ta là một kẻ có thể thừa tiền bạc, nhưng thiếu văn hóa và tri thức.

Việc quan chức cộng sản tỏ thái độ láo xược trước các lãnh đạo tôn giáo, đã không làm cho họ cao hơn dù một mm, ngược lại, dự luận xã hội đã nhấn họ xuống tận đáy bùn đen bởi người ta biết tầm mức tri thức và văn hóa của họ.

Đó là nói Kkhi quan chức cộng sản làm chủ nhà.

Còn khi họ làm khách thì sao ? Thái độ của quan chức cộng sản còn thể hiện sự kém về lịch sự, văn minh, ngay cả khi là Chủ tịch nước.

Họ nghiễm nhiên coi như phòng khách người khác là nhà của nhà mình. Ở đó, họ thể hiện vai trò của ông chủ, của những người có quyền thế và sang trọng, còn chủ nhà chỉ là đám đầy tớ của mình. Hãy nhìn Trần Đại Quang đến thăm Tòa Tổng giám mục Tổng giáo phận Sài Gòn thì rõ. Hắn ta ngồi vào chỗ trịnh trọng như Giáo hoàng, còn chủ nhà thì khúm núm hết mức khiêm tốn.

Tưởng rằng ngay cả việc quá khúm núm trước quan chức cũng không hẳn là một thái độ hay. Nhiều người nhìn các bức ảnh của các vị linh mục, nữ tu, giám mục... đã quá khiêm nhu hạ mình trước đám quan chức cộng sản này mà cảm thấy phản cảm. Có phải đời sống tu hành đã tạo nên thái độ thái quá như vậy hay chăng ?

 Thế nhưng dù sao vẫn còn đỡ phản cảm hơn thái độ hách dịch, coi thường người khác, thể hiện sự kiêu ngạo cộng sản của đám quan chức Việt Nam hiện nay.

kieungao3

(Hình : Trần Đại Quang đến thăm Tòa Giám mục TGP Sài Gòn)

Thực ra, xã hội ngày nay luôn hô hào và cổ võ bình đẳng là điều cần thiết, tuy nhiên trong phép lịch sự cần có, thường được thể hiện ở những người có học thức, có nhận thức và tầm văn hóa tương đối. Họ thể hiện sự khiêm tốn của mình cũng như sự tôn trọng những người khách của mình, nhưng trước hết là sự tôn trọng phẩm giá con người.

Có một điều là rất khó có thể sửa đổi những cái thuộc về văn hóa, về nét riêng thường có của quan chức cộng sản, những tên đầy tớ của nhân dân - những tên đầy tớ vô lại.

Ngày 26/3/2018

J.B Nguyễn Hữu Vinh

Nguồn : RFA, 26/03/2018, (nguyenhuuvinh's blog)

Published in Diễn đàn