Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

"Các anh ch s quán Vit Nam ti Pháp" : Vic s quán Vit Nam ti Pháp gây khó khăn cho kiu bào đã được lên tiếng rt nhiu đây, anh ch nên gii quyết cho các trường hp xa s quán và li già c như thế này đ.."..

kieubao1

Vit kiu v nước ti phi trường Tân Sơn Nht. Hình minh ha.

Hai tun sau khi ông Phm Minh Chính – Th tướng Vit Nam "thay mt lãnh đo đng, nhà nước, gi li chào trân trng, li thăm hi ân cn, li chúc mng tt đp nht ti các đi biu đi din cng đng người Vit Nam ti M" (khoan bàn đến tư cách đi din ca nhng đi biu này) và mượn ý ca tin nhân nhn "kiu bào" ti M nói riêng cũng như hơn ba triu "kiu bào" trên toàn thế gii nói chung, rng :

"Nhiu điu ph ly giá gương

Người trong mt nước phi thương nhau cùng"(1),

bà Ánh Hng Phan - mt "kiu bào" 62 tui, cu cu nhng đng bào là người Vit đang cư trú bên ngoài Vit Nam, vn là thành viên trang facebook "Tôi và s quán" (2) h tr bà đi phó vi Đi s quán Vit Nam ti Pháp...

Tình c biết trang "Tôi và s quán", già tôi rt mng, nh c nhà giúp : H chiếu ca tôi đến tháng 8/2022 mi hết hn nhưng vì có nhu cu v VitNam, tôi đã vào Internettìm thông tin v th tc xin cp h chiếu mi.

Ngày 25/3/2022 tôi đã gi toàn b h sơ xin cp h chiếu mi bng đường bưu đin đến Đi s quán Vit Nam ti Pháp (bi nhà cách Đis quán Vit Nam 600 cây svà tui già đi li khó khăn). Ngày 28/3/2022 tôi nhn được giy báo là s quán đã nhn được h sơ ca tôi và mt tháng sau đó ngày 28/4/2022 tôi thy Đis quán VitNam đã rút tin ca tôi (100) thông qua ngân hàng ca tôi.

Tuy nhiên đến nay đã hơn hai tháng tôi vn chưa nhn được h chiếu mi. Tôi rt lo vì tôi đã mua vé máy bay, bay vào gia tháng sáu. Va lo, va s tôi không biết phi làm sao, đin thoi mun cháy máy nhưng không ai bt máy, gi email thì chưa thy hi âm. Gi tôi phi làm sao, mong c nhà góp ý và giúp đ dùm(3).

Cn chú ý, riêng vi "kiu bào", h thng chính tr, h thng công quyn Vit Nam còn rt nhiu văn bn va ch đo, va xác đnh đi vi "kiu bào" nên "nâng như nâng trng, hng như hng hoa". Chng hn Ngh quyết 36-NQ/TW ca Ban chấp hành trung ương đng năm 2004(4), Ch th 45-CT/TW ca B Chính tr năm 2015(5), Kết lun 12-KL/TW ca B Chính tr năm 2021(6) Song trên thc tế, cm xúc mà đa s "kiu bào" ch không phi cm nhn ca nhng "đi biu đi din cng đng người Vit Nam nơi nào đó bên ngoài Vit Nambày t v h thng chính tr, h thng công quyn Vit Nam ch là oán gin, khinh mit. "Tôi và s quán" trên facebook chính là ví d minh ha sng đng nht

"Tôi và s quán" xut hin trên mng xã hi vào tháng 5/2015, sau Ngh quyết 36-NQ/TW, Ch th 45-CT/TW. So thc tế cung cp các dch v hành chính (đi h chiếu, cp visa, cp min th thc, cp khai sinh, chng thư h tr kết hôn, t b quc tch Vit Nam...) ca nhng cơ quan đi din Vit Nam bên ngoài Vit Nam (Đi s quán, Lãnh s quán) thì nhng tng ca v đóng góp tâm lc, trí lc, tài lc ca "kiu bào, ha hn h tr ging ht như gt tr con ! "Tôi và s quán" chng s lường gt y bng cách vch trn các th đon nhũng nhiu qua tng v vic c th nhm đòi minh bch đ không "mt tin oan". By năm qua, "Tôi và s quán" có hơn 41.000 thành viên và dù có thêm Kết lun 12-KL/TW nhưng s thành viên ch tăng ch không gim...

***

Sau khi bà Ánh Hng Phan kêu cu, ông Xuân Vương Nghiêm mt trong nhng thành viên điu hành "Tôi và s quán" – tr li như thế này : Chào ch Ánh Hng Phan. Nếu h sơ ca ch trong by nhiêu thi gian không tr li và tin đã rút nghĩalà h sơ ca ch đã đ và hp l. Vic s quán không tr kết qu cho ch dù đã hai tháng và không hi âm là sai lut hoàn toàn. Tt nhiên đến tm này thì tôi biết ch đang rt mong có h chiếu đ kp chuyến bay nên tm gác các chuyn khác và ch nên tp trung vào my vic thế này :

Gi đin thoi cho s quán VitNam ti Pháp, dù có người nghe hay không cũng ghi âm li và post lên đây. Viết email gi s quán VitNam ti Pháp v tình trng h sơ ca ch và yêu cu có tr li (cp nht luôn email lên đây). Sau năm ngày ch gi đin thoi li, không cn biết có nghe hay không, chvn c ghi âm li và cp nht lên đây.Sau khi gi đin thoi ln hai và gi email, ch gi email v B Ngoi giao và "cc" (gi cùng) email ca s quán đ thông báo. Toàn b email ca các ban ngành cn thiết ch có th tìm trên đu trang. Nếu sau ba ngày ch không thy có email phn hi, ch bt đu gi đin thoi v b, s đin thoi ch cũng có th tìm thy trên đu trang hoc trên din đàn (Van Anh Nguyen giúp ch này nhng s đin thoi em đã gi nhé). Khigi ch nênnhn mnh là s quán Vit Nam ti Pháp gây khó khăn trong vic đi h chiếu, kchi tiết tình trng h sơvà ngày rút tin đ h nm rõ .Nếu tiếp tc không có kết qu, ch gi trc tiếp cho B trưởng Ngoi giao Vit Nam Bùi Thanh Sơn (đến đon này tôi s cung cp cho ch).

Ông Xuân Vương Nghiêm còn công khai nhn "các anh ch s quán Vit Nam ti Pháp" :Vic squán Vit Nam ti Pháp gây khó khăn cho kiu bào đã được lên tiếng rt nhiu đây, anh ch nên gii quyết cho các trường hp xa s quán và li già c như thế này đ h đ vt v, người tr khe còn "đi cú, chi mo" được ch nhng trường hp nhưthế này các anh ch gây khó khăn làm gì. Tin thì đã rút ri, hơn hai tháng thì h sơ cũng xong ri, các anh ch gi cũng ch làm gì mà gây thêm nghip chướng. Mong các anh ch gii quyết sm, cm ơn các anh ch !

Ngày hôm sau, bà Ánh Hng Phan loan báo :Mình đã nhn được thư tr li ca Đi s quán ri nè. Xin cm ơn chân tình ca ttc mi người tuy không quen biết x l quê người nhưng tình dân tc vn luôn đong đy. Gi ch mong sao nhn được h chiếu càng nhanh càng tt đ kp chuyến bay.Ngoài tin tt như va dn, bà Ánh Hng Phan đính kèm nh chp email t B phn H chiếu Quc tch ca Đi s quán Vit Nam ti Pháp cho biết đã nhn được h sơ, d kiến s gi h chiếu mi trong mt, hai tun. Gii thích không gii quyết trong vòng năm ngày như qui đnh vì lượng h sơ tăng đt biến, quá ti nên không ch chm cp h chiếu mà còn chm tr li email(7).

Hi trung tun tháng ri, ging như nhiu viên chc lãnh đo h thng chính tr, h thng công quyn Vit Nam, ông Chính tiếp tc yêu cu các cơ quan ngoi giao đi din Vit Nam ngoi quc "quan tâm chăm lo đi sng vt cht và tinh thn ca ‘kiu bào, to mi điu kin thun li cho cng đng người Vit sinh sng, hc tp, làm vic, x lý các kiến ngh ca bà con theo quy đnh vi th tc hành chính nhanh nht, tránh tiêu cc, nhũng nhiu, nghiên cu, lng nghe, tiếp thu các ý kiến xác đáng đ có gii pháp phù hp" nhưng có l không nên nghe cũng chng nên xem các Ngh quyết, Ch th, Kết lun. Cách tt nht là nhìn thc tế. Khi nhiu cá nhân nhiu nơi vn được dung dưỡng trong vic tìm đ cách, chơi đ trò đ thng tay bào "kiu bào", càng tin yêu càng d nhn thín !

Trân Văn

Nguồn : VOA, 01/06/2022

Chú thích

(1) https://baochinhphu.vn/thu-tuong-gap-kieu-bao-tai-hoa-ky-nuoc-viet-nam-la-mot-dan-toc-viet-nam-la-mot-102220518112217403.htm

(2) https://www.facebook.com/groups/toivasuquan

(3) https://www.facebook.com/groups/toivasuquan/posts/5079260985457071/

(4) https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Quyen-dan-su/Nghi-quyet-36-NQ-TW-cong-tac-nguoi-Viet-Nam-o-nuoc-ngoai-66727.aspx

(5) https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/he-thong-van-ban/van-ban-cua-dang/chi-thi-so-45-cttw-ngay-1952015-cua-bo-chinh-tri-ve-viec-tiep-tuc-day-manh-thuc-hien-nghi-quyet-so-36-nqtw-cua-bo-chinh-168

(6) http://danvan.vn/Home/Van-ban/Dang-Nha-nuoc/14492/Ket-luan-so-12-KLTW-ngay-1282021-cua-Bo-Chinh-tri-ve-cong-tac-nguoi-Viet-Nam-o-nuoc-ngoai-trong-tinh-hinh-moi

(7) https://www.facebook.com/photo.php?fbid=529269192243836&set=p.529269192243836&type=3

Additional Info

  • Author Trân Văn
Published in Diễn đàn
dimanche, 10 février 2019 18:31

Ngày Xuân nghe chơi vài câu hát Xẩm

Bà con kiều bào luôn là một phần máu thịt không thể tách rời của Tổ quốc.

Nguyễn Phú Trọng

Mong kiều bào tích cực đóng góp xây dựng đất nước.

Nguyễn Xuân Phúc

hatxam1

Lấy cớ tết nhất, tôi "hú" cả đống bạn bè tụ tập – uống sương sương vài chai – cho đỡ lạnh lòng viễn xứ. Sau khi cạn mấy ly đầy, và đầy vài ly cạn (rồi lại cạn mấy ly đầy nữa) thì chúng tôi đều "chợt thấy vui như trẻ thơ" – dù tất cả đã ngoài sáu muơi ráo trọi !

Xong "Ly rượu mừng" của Phạm Đình Chương, cả đám tiếp tục đồng ca bài "Thằng Cuội". Bản nhạc mà có lẽ đứa bé nào sinh trưởng ở miền Nam (vào thập niên 1950 - 60) cũng thuộc. Bài đồng dao này được nhạc sĩ Lê Thương viết bằng những lời lẽ rất tân kỳ, dù nền tân nhạc Việt Nam – ở thời điểm đó – còn ở giai đoạn phôi thai.

Bóng trăng trắng ngà, có cây đa to
Có thằng Cuội già ôm một mối mơ …

Lặng nghe trăng gió hỏi nhau
Chị kia quê quán ở đâu
Gió không có nhà
Gió bay muôn phương
Biền biệt chẳng ngừng
Trên trời nước ta…"

Các con dế mèn suốt trong đêm khuya
Hát xẩm không tiền nên nghèo xác xơ…

Hát Bộ, hát Chèo, hát Cô Đầu, hát Cải Lương, hát Hồ Quảng… để kiếm sống ra sao thì tôi không biết. Chớ còn hát Xẩm thì dù có được (cho) tiền, vẫn nghèo xơ xác.

Thuở ấu thơ, thỉnh thoảng, tôi cũng nhìn thấy những người hát xẩm. Họ thường ngồi ở cầu thang chợ Đà Lạt – vào lúc chợ đông – gẩy những tiếng đàn buồn bã, và hát những bài ca u uất, giữa sự hờ hững của "ông đi qua bà đi lại".

hatxam2

Hát Xẩm - Ảnh minh họa (sankhau.com)

Đó là chuyện hát Xẩm miền Nam, trong trí nhớ non nớt của tôi, khi đất nước đã hoàn toàn chia cắt. Ở miền Bắc, sinh hoạt của một số những người hát Xẩm – có lúc – hoàn toàn khác hẳn :

"Khi hòa bình mới lập lại 1954, ông (nhà văn Thanh Tịnh) được giao phụ trách một đoàn xẩm, gồm 23 anh chị em, phần lớn là mắt kém, đi về hướng Bùi Chu – Phát Diệm, lấy lời ca tiếng hát dân gian để động viên đồng bào đừng nghe theo những lời dụ dỗ di cư của kẻ địch mà hãy ở lại với quê hương".

(Vương Trí Nhàn, Cây Bút Đời Người, Saigon Phương Nam, 2002).

Quê hương, tuy thế, xem ra cũng chả "ưu ái" gì lắm với những người ở lại. Ngay cả Thanh Tịnh (một nhà văn tăm tiếng, biên tập viên của tạp chí Văn Nghệ, sĩ quan cao cấp của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng) cũng sống dở giữa lòng cách mạng :

"Ở vào cái tuổi chưa đầy sáu muơi mà Thanh Tịnh những năm đó trông đã già lắm, già hơn tuổi rất nhiều… muốn biết Thanh Tịnh đơn độc thế nào phải nhìn những lúc ông đi bộ. Trên đường Phan Đình Phùng, duới những hàng sấu, cũng già cả mệt mỏi, ông bước đi như không thể dừng lại nên phải bước, khuôn mặt đăm chiêu, dáng điệu đờ đẫn".

(Vương T.N. sđd 181).

Với hàng triệu người di cư thì hậu vận cũng không sáng sủa gì hơn. Họ bị bắt lại, trọn đám, sau ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng ! Từ đây, Nam/Bắc hòa lời ca. Một bản trường ca rất khó hát nên nhiều kẻ đã liều mạng đâm xầm ra biển, hay ù té bỏ chạy thục mạng qua biên giới xứ người.

Họ thuộc thành phần "bất hảo, cặn bã của xã hội, ma cô, đĩ điếm, trộm cướp, trây lười lao động, ngại khó ngại khổ, chạy theo bơ thừa sữa cặn…" – theo như nguyên văn lời giải thích của giới truyền thông trong nước với dư luận thế giới, và với lũ cột đèn (còn) ở lại.

hatxam3

Lời nâng bi kiều bào của Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch Thành phố Hồ Chí Minh - RFA

Không hiểu đám người này đã hành nghề ma cô, đĩ điếm và tổ chức trộm cướp ra sao – nơi đất khách – nhưng số lượng bơ thừa sữa cặn mà họ gửi về cố hương đã cứu toàn dân, cũng như toàn Đảng, thoát chết (đói) nhiều phen. Từ đó, Bộ Chính Trị bèn đổi mới tư duy, và cũng bắt đầu… đổi giọng. Chỉ qua một đêm, tiếng Việt (bỗng) có thêm nhiều cụm từ rất mới và (nghe) rất thân thương : khúc ruột xa ngàn dặm, sứ giả Lạc Hồng, thành phần không thể thiếu trong đại gia đình dân tộc… Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng có thêm một vị Thứ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Người Việt ở nước ngoài.

Những bài hát Xẩm về mẹ hay nhất 2017

Nếu bỏ những chức danh vừa kể, cho nó đỡ rườm rà, và nói trắng phớ ra thì đây chỉ là một đoàn hát xẩm tân thời. Nhiệm vụ mới không phải là động viên người dân ở lại (vì chúng đã lỡ đi thoát rồi) mà là kêu gọi họ đừng nỡ ngoảnh mặt đi luôn, tội lắm !

Nói cho chính xác thì trước khi cái "đoàn hát xẩm" này được chính thức thành lập, Chính quyền Cách mạng cũng đã từng có những động thái để hòa giải với cộng đồng người Việt tị nạn, cụ thể là chuyến công du Hoa Kỳ (vào năm 2004) của bà Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội – Tôn Nữ Thị Ninh. Chỉ tiếc có điều là cái giọng hát xẩm của bà Ninh không được dễ nghe cho lắm :

- Trong gia đình chúng tôi có những đứa con, cháu hỗn láo, bướng bỉnh thì để chúng tôi đóng cửa lại trừng trị chúng nó, dĩ nhiên là trừng trị theo cách của chúng tôi. Các anh hàng xóm đừng có mà gõ cửa đòi xen vào chuyện riêng của gia đình chúng tôi.

- Mình là thế thượng phong của nguời chiến thắng, mình cần chủ động, người ta không thể chủ động được do mặc cảm, cũng không thể yêu cầu ngươi ta đi trước, họ đứng ở vị trí không thuận lợi trong tiến trình lịch sử.

hatxam4

Đã ngồi ngửa nón giữa chợ đời mà còn ca ông ổng ("mình là thế thượng phong") - Ảnh minh họa

Đã ngồi ngửa nón giữa chợ đời mà còn ca ông ổng ("mình là thế thượng phong") như thế thì có mà ăn cứt. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn – Chủ nhiệm Ủy ban Người Việt ở nước ngoài – cũng thế, cũng muốn kiếm ăn nhưng nói năng cứ như như là cắn vào mông thiên hạ vậy :

- So sánh dân chủ ở Mỹ với dân chủ ở Việt Nam thì chưa biết ở đâu hơn ở đâu.

- Trong rất nhiều người đã về Việt Nam, chúng tôi đã gặp, và chúng tôi biết chứ, rất nhiều người tham gia những cuộc biểu tình trước đây từ những cuộc biểu tình... phản đối chuyến đi thăm của nguyên chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết sang Hoa Kỳ năm 2007, trong số họ rất nhiều người đã về Việt Nam và chúng tôi gặp, chúng tôi biết. Chúng tôi có hỏi một vài người tại sao lại tham gia như thế làm gì thì họ bảo là thực tế nói thật là cũng đi để kiếm thêm vài ba chục đô la vì họ phát tiền, họ cho tiền thì tại sao không đi.

Với cái đám "bất hảo, cặn bã của xã hội, ma cô, đĩ điếm, trộm cướp, trây lười lao động, ngại khó ngại khổ, chạy theo bơ thừa sữa cặn" và sẵn sàng đi biểu tình chỉ "để kiếm thêm vài ba chục đô la" mà Đảng và Nhà nước mong họ "tích cực đóng góp xây dựng đất nước" thì quả là ước mong rất đỗi viển vông. Cũng viển vông y như dự tính huy động tiền và vàng của người dân trong nước vậy.

Túng quá nên hóa quẫn chăng ?

Tưởng Năng Tiến

Nguồn : RFA, 10/02/2019 (tuongnangtien's blog)

Published in Diễn đàn
lundi, 12 février 2018 22:44

'Hơi thở' của kiều bào đây !

Ông thủ tướng mong muốn bà còn Việt kiều " luôn yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau" cứ như lời cha nói với đám con nhỏ nhưng mà nội chuyện đón tết chung ở nước ngoài thôi thì cũng đã là khó rồi.

hoitho1

Thủ tướng : "Tổ quốc lắng nghe hơi thở của bà con kiều bào"

Hơi thở của kiều bào

Tổng kết năm 2017 chính phủ của ông Thủ tướng kiến tạo Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố đã hoàn thành tốt 13 chỉ tiêu mà quốc hội giao cho. Trong đó có xuất khẩu của cả nước ước đạt 214 tỷ USD, tăng 21,1%, công tác quản lý thị trường, giá cả, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại được tăng cường và… đưa trên 128.000 người đi lao động ở nước ngoài. Ông Phúc đã nhấn mạnh rằng " trong thành tựu chung đó, có sự đóng góp nhiều mặt của kiều bào Việt Nam đang sinh sống, làm việc tại các quốc gia trên toàn thế giới".

Nhà nước Việt nam đang và sẽ rất cần kiều hối để nắn vào sản xuất hòng thay thế cho lượng tiền đầu tư FDI đã hết thời ồ ạt đổ vào và tiền ODA đã không còn được cho vay ưu đãi. Đây có lẽ là hơi thở mà ông Phúc muốn lắng nghe nhất. Mà khốn khổ thay, lượng kiều hối gởi về mỗi năm lại ngày càng ít đi sau khi đạt con số kỷ lục 13,5 tỷ đô la Mỹ vào năm 2015.

Lượng kiều hối gởi về mỗi năm từ những người Việt định cư ở nước ngoài và lương của những người Việt đi lao động ở nước ngoài hợp pháp và bất hợp pháp chiếm khoảng 6-7% GDP. Có đến 80% lượng kiều hối là của những người Việt tỵ nạn ở giai đoạn năm 1973 đến sau 1975 gởi về cho gia đình, làm từ thiện, hỗ trợ dân oan và các tổ chức dân chủ trong nước. 7% của lượng kiều hối là của 500 ngàn người lao động hợp pháp ở Nhật, Hàn, Malaysia với đồng lương rẻ mạt và giờ làm việc không ngơi nghỉ.

hoitho2

Theo thống kê mới đây từ Ngân hàng Thế giới (WB), lượng kiều hối về Việt Nam năm 2017 ước đạt 13,8 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2016 (11,5 tỷ USD) - là mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 5 năm qua.

Số còn lại có lẽ là của những người lao động chui trong các trang trại trồng cần sa, tiệm làm móng tay, tiệm ăn đến các băng nhóm chuyên ăn cắp hàng ở Nhật, ở Đài loan, Mỹ... để tuồn về Việt nam bán với giá rẻ, thậm chí là từ các cô gái bán thân ở Singapore, Malaysia, hay các phụ nữ Việt nam lấy chồng nước ngoài. Hơi thở từ những người này liệu ông Phúc có muốn lắng nghe và đề cập công khai ?

Gần 4,5 triệu người Việt ở nước ngoài đã đóng góp cho xuất khấu và sản xuất của Việt nam khi mua quần áo, giày dép và các sản phẩm điện tử được sản xuất từ các nhà máy nhân công giá rẻ mà hiện Việt nam đang tận hưởng. Những người Việt đang mua các mặt hàng nông hải sản hay bất cứ những gì Made in Vietnam vì một sợi dây ràng buộc mơ hồ với tổ quốc dù biết rằng chất lượng đôi khi thua xa mặt hàng cùng loại được sản xuất ở các quốc gia Đông Nam Á khác.

"Tinh thần đại đoàn kết" của "con hổ mới về kinh tế"

Về ước mơ, hoài bão và khát vọng to lớn của đất nước và nhân dân trong nỗ lực phấn đấu trở thành "một con hổ mới về kinh tế", ông Phúc nhấn mạnh " đặc biệt là phải dựa trên tinh thần đại đoàn kết của những người dân Việt Nam trong và ngoài nước". Không thể nào phủ nhận tinh thần đại đoàn kết nhất thời.

Người Việt nam chưa bao giờ đoàn kết hơn trong tháng Giêng 2018 khi trận bán kết và chung kết châu Á của U23 diễn ra. Người lạ, người quen vui mừng hồ hởi, thân thiện với nhau khi "đi bão" mừng chiến thắng, người Việt cờ đỏ lẫn cờ vàng cùng hồi hộp theo dõi U23 Việt nam và cảm thấy tự hào cho nền thể thao của tổ quốc.

Đông đảo người Việt cũng rất đoàn kết khi đồng lòng bài xích "nhân tố ngoại" không biết tôn trọng sự tôn thờ lãnh tụ và dám xúc người đã quá cố vốn là một thần tượng lớn cho một bộ phận không nhỏ người dân ở Việt nam cũng như dám chế giễu sự đoàn kết nhất thời của người Việt. Họ cũng đồng lòng xử luôn những "nhân tố nội" không đi cùng luồng trong cơn say yêu nước – yêu lãnh tụ ấy.

Tinh thần đại đoàn kết được thể hiện mạnh khi người dân trong nước năm qua ủng hộ các tài xế phản đối các trạm BOT mọc lên nhan nhản như nấm sau mưa ở trên khắp các quốc lộ trong cả nước. Đặc biệt là sự việc ở người dân đồng lòng phản kháng trạm BOT Cai lậy đã làm cho người dân cả nước quan tâm hơn đến quyền lợi thiết thực của họ hàng ngày đang bị xâm phạm và bắt đầu có ý thức đấu tranh chống lại các nhóm lợi ích đi ngược lại lợi ích của họ.

hoitho3

"Đi bão" tại Sài Gòn mừng chiến thắng U23 Việt Nam 

Tinh thần đại đoàn kết của người dân nằm ở hàng ngàn chữ ký trong bản kiến nghị kêu gọi dừng dự án cáp treo Sơn Đoong của tập đoàn FLC và tỉnh Quảng Bình. Người dân trong và ngoài nước đồng lòng muốn di sản thiên nhiên độc đáo này được bảo tồn và thoát khỏi bàn tay khai thác thô bạo của trọc phú tham lam.

Người Việt trong ngoài nước với các chương trình quyên góp giúp cứu trợ lũ lụt, giúp đỡ trẻ em vùng cao, các trại trẻ mồ côi, người tàn tật hay các chương trình y tế – giáo dục thiện nguyện cũng đã giúp cho chính quyền đỡ đi nhiều gánh nặng mà không phân biệt nguồn tiền và nhân lực từ đâu.

Tinh thần đại đoàn kết của người Việt hải ngoại hướng về Việt nam khi tham gia ký tên yêu cầu xử lý Formosa và bảo vệ môi trường ở vùng biển miền Trung Việt nam cũng như ủng hộ cho những người đấu tranh vì môi trường trong nước. Tinh thần đoàn kết của người trong nước cũng đã từng hừng hực trong những ngày tuần hành vì môi trường vì cây xanh ở Hà nội, Sài gòn hay miền Trung trong năm 2016.

Còn tinh thần đại đoàn kết bền vững mà cho đến giờ vẫn không có cách gì để đạt được là điều mà chính quyền Việt nam cho đến giờ vẫn loay hoay kêu gọi là sự hòa hợp hòa giải dân tộc. Khi tinh thần đoàn kết nhất thời lắng xuống thì chính quyền Việt nam lại làm dậy sóng hòa hợp hòa giải khi tưng bừng kỷ niệm " chiến thắng chiến dịch tết Mậu thân" và người Việt lại rẽ ra hai phía "yêu nước" và "phản động" theo quan điểm của chính quyền cai trị hiện hành.

"Thủ tướng mong muốn …"

Lễ tết của người Việt ở đâu cũng có chương trình văn nghệ ; cành đào ở cơ quan ngoại giao Việt nam, mai vàng ở những hội đoàn và tôn giáo người Việt ; bánh chưng-bánh tét và áo dài ở cả ngày tết Việt nam dưới màu cờ đỏ hay cờ vàng xưa nay. Nhưng nét văn hóa Việt có chỉ phát huy với "cành đào, bánh chưng, áo dài…" ?

Ông thủ tướng mong muốn bà còn Việt kiều " luôn yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau" cứ như lời cha nói với đám con nhỏ nhưng mà nội chuyện đón tết chung ở nước ngoài thôi thì cũng đã là khó rồi.

hoitho4

Những du học sinh - những "tỵ nạn tự nguyện".

Hàng năm các đại sứ quán Việt nam ở nước ngoài tổ chức đón tết cho kiều bào, ở ngay tại Việt nam cũng có lễ dành cho bà con kiều bào về quê hương đón tết. Thế nhưng đó là kiều bào nào ? Hẳn nhiên đó là những kiều bào " có nhiều đóng góp cho quê hương" và có mối quan hệ thân thiết với các đại sứ quán cũng như chính quyền trong nước. Có thể dễ nhận biết đó là những người xuất thân từ du học sinh và lao động từ Đông Âu, hoặc những người ra đi "tỵ nạn tự nguyện" sau này.

Người Việt không có mối quan hệ thân thiết với sứ quán cũng có tổ chức đón tết nhưng với phiên bản khác khi họ tự đứng ra theo hội đoàn người Việt nam, các tổ chức Công giáo hay Phật giáo ở nhà thờ hay chùa Việt nam. Những người tham dự lễ hội này là những người tỵ nạn vượt biên và con cháu của họ. Tết người Việt ở các đại sứ quán không có sự tham gia của những người Việt này mà là những người không muốn tham gia và lễ hội do " phản động" tổ chức.

Sự yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau sẽ yên ổn khi không có đụng vào chuyện cờ quạt, "phản động" hoặc "cộng sản", hay động vào lợi ích cá nhân, vùng miền.

Ý kiến đóng góp dành cho đất nước ?

"Tổ quốc lắng nghe hơi thở của bà con ; lắng nghe những ý kiến đóng góp của bà con dành cho đất nước"

Có thật thủ tướng và tổ quốc sẽ dám lắng nghe ý kiến của "phản động" ?

Người Việt hải ngoại mong muốn chính phủ trục xuất Formosa và các nhà máy đang tàn phá môi sinh trên khắp các vùng miền của tổ quốc. Họ cũng mong muốn dừng các dự án xây dựng tượng đài, trụ sở hành chính hay cả nghĩa trang hàng ngàn tỷ và dùng tiền đó để xây trường học, thư viện cho trẻ em vùng cao vùng xa.

Người Việt hải ngoại mong chính phủ không đàn áp những người đang chống lại việc thu phí BOT bất hợp pháp, không tăng thuế làm ảnh hưởng cuộc sống người nghèo và đem lại lợi ích cho doanh nghiệp nước ngoài.

hoitho5

BOT và tiền lẻ

Người Việt hải ngoại không muốn thấy cáp treo Sơn Đoong, không muốn sử dụng sân bay Long Thành thay thế cho Tân Sơn Nhất.

Người Việt hải ngoại mong muốn tết này con Mẹ Nấm, con Chị Nga được ăn tết trong vòng tay thương yêu của mẹ chúng.

Người Việt hải ngoại mong muốn một Việt nam dân chủ thật sự, một nền kinh tế thị trường với sự lãnh đạo của những người biết làm kinh tế mà không cần có lý luận. Liệu tổ quốc có dám cắt bỏ cái đuôi xã hội chủ nghĩa hai ý niệm này hay không ?

Hơi thở và ý kiến đóng góp của người Việt hải ngoại đấy ! Thủ tướng và tổ quốc có nghe rõ không ?

Phương Thảo

Nguồn : VNTB, 12/02/2018

Published in Diễn đàn