Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Gi ti hai dân tc Khmer và Vit Nam yêu công lý và hòa bình

Lời giới thiệu : K sư Phm Phan Long là c vn và chuyên gia k thut công ngh và cơ s h tng. Ông tng đưa ra sáng kiến d án đin mt tri ni trênBin H Tonle Sap (2019) vi mc đích tìm gii pháp năng lượng và bo v Bin H, đ không phi xây đp Sambor và gim giá đin cho ngườidân Cambodiat cao nht xung mc thp nht khu vc. Bài viếtnày có mc đích đc nht mong Cambodiathn trng và đng quá vi vã vi kênh Phù Nam. Ông cho rng nếu Cambodia và Vit Nam liên minh yêu cu Trung Quc gim tích nước, khôi phc nhp lũ và bo đm Bin H nhn đ 80 t mét khi nước như trước khi có thủy đin, hai quc giaCambodia và Vit Nam s không còn tranh chp vì có đ nước cho Châu th c hai nước cùng phát trin. Kỹ sư Phm Phan Longsáng lp và hot đng cho Viet Ecology Foundation, NGO,ti M và là son gi Bn Tuyên Ngôn sông Mekong 1999.

VOA tiếng Việt

phunam1

Tuyến kênh Phù Nam Techo (Ngun : Stimson Center)

***

Kênh Phù Nam Techo / Đi Vn Hà ca Vương Quc Cambodia

y ban sông Mekong quc gia Cambodia đã công b bn thông báo v kế hoch đào kênh Phù Nam dưới tên gi Funan Techo Canal, dài 180 km, rng 80 m ti 100 m, mc nước 4,7 m. Kênh đào này bt đu t sông Mekong, ni sang sông Bassac và hướng ra vnh Thái Lan. Song song hai bên kênh s có 200 km đường b kết ni các th trn. Khi có h tng cơ s, phương tin giao thông và ngun cung cp nước, tim năng phát trin kinh tế đng bng Tây Nam ca Cambodia, s được vc dy. Kênh Phù Nam đã được chính quyn Cambodia đánh giá có tính kh thi kinh tế rt cao.

Đi công ty quc doanh China Communication Construction ca Trung Quc đã âm thm thc hin nghiên cu tính kh thi t hai năm trước. Công trình này s được chương trình Vành Đai Con Đường (Belt and Road Initiative - BRI) ca Trung Quốc tài tr vi kinh phí 1,7 tỉ USD. Vào Thế k 13, Trung Quốc đã đào Đi Vn Hà dài 1800 km cho dân tc h, đến nay vn là con kênh dài nht thế gii ; kênh Phù Nam có th xem là mt Đi Vn Hà ca Vương Quc Cambodia.

Sau đây là nhng thiếu sót và bt li có th lt ngược tính kh thi ca d án.

1. Thiếu sót mt quy hoch toàn din

Kênh Phù Nam s phi đi đôi vi mt h thng kim soát lũ lt và thy li vì nó ct đôi din tích 1 triu hecta đng lũ. H thng này s phi thc hin cùng lúc vi kênh Phù Nam đ khi gây tn tht ln do khng hong toàn b môi trường sinh thái chc chn s giáng xung hàng triu dân cư.

2. Thiếu nghiên cu đánh giá tác đng môi trường và Bin H

Kênh Phù Nam s cùng vi sông Tin và sông Hu chia nước Mekong t Phnom Penh chy ra châu th hai nước. Nếu kênh Phù Nam chuyn nhiu nước đ canh tác thy li trong mùa mưa thì chính Bin H s tht thoát mt lượng nước đó, vì trên cao Bin H không th dành nước vi ba phân lưu phía dưới.

Cambodia và Vit Nam chu chung mt bt hnh giáng xung t thượng ngun ; Bin H Tonle Sap đã tri qua nhng mùa lũ kit qu. Din tích đng lũ co tht li và năng sut ngư nghip tht thoát mt dn.Lượng nước Mekong chy ngược thi tin thy đin lên Bin Htrung bình là 43 km3 mi mùa mưa nay h xung ch còn 10 km3. Đó là vì các h cha thy đin thượng ngun tích tr nước nên vào gia mùa mưa mà mt phn đng lũ Tonle Sap bt lc phi chu cnh khô khát.

Tht vy, nhóm nghiên cu ca Tiến sĩ Samuel De Xun Chua, National University of Singapore, đã kho sát nhp lũ sut 60 năm ti Bin Hvà công btình trng suy thoái như sau :

"Chúng tôi thy rng thi gian mùa lũ đã gim khong 26ngày (Kampong Cham) và 40ngày (Chaktomuk), mùa lũ bt đu mun hơn và kết thúc sm hơn nhiu. Dc sông Tonle Sap, dòng chy ngược trung bình hàng năm t sông Mê Kông đến h Tonle Sap đã gim 56,5%, t 48,7km3 năm 19621972 xung còn 31,7km3 năm 20102018. Kết qu là mc nước mùa mưa ti h Tonle Sap gim 1,05m trong năm 20102019 so vi năm 19962009, tương ng vi din tích h gim 20,6%".

An ninh ngun nước và thc phm ca Cambodia đang lâm nguy. Cambodia không th đ Bin H, trái tim lưu vc sông Mekong ngng đp. Kênh Phù Nam là mi đe dọa mi ló dng cho Bin H.

1. Kinh phí d trù không đ và lãi sut quá cao

Kinh phí cho cao tc Sihanoukville Phnom Penh đã mt 2 tỉ USD, chi phí thiết kế đ chu đng xe c di chuyn trên mt đường. Kênh Phù Nam dài và rng hơn đ đ cho dòng nước chy và hai làn xe mi bên, kết cu phi vng và an toàn hơn đ chu đng được áp lc nước và dao đng cho thương thuyn nhiu ngàn tn dch chuyn ; kênh Phù Nam s không th nào hoàn tt vi 1,7 t USD. Trong khiWorld Bank cho các nước vay không tính li trong 10 năm đu vi lãi sut ch có 2,5% t năm thứ 11 đến năm thứ 50, Th tướng Hun Manet s gii thích sao khi dân Cambodia biết được tài tr cho các d án h tng tBelt and Road Initiatives thường phi tr lãi sut 7% ti 10%.

2. D phóng thu nhp quá cao so vi thc tế tăng trưởng kinh tế

Phó Th tướng Cambodia, Sun Chanthol, ước tính thu nhp t thu phí trên kênh là 88 triu USD năm đu và 570 triu USD cho 25 năm sau. Tăng trưởng như thế tương đương vi 7,5% sut 25 năm là điu hoang tưởng. Chưa h có mt nước nào đt được thành tích này trong lch s Châu Á. Tính kh thi kinh tế ca d án này vượt quá c mc đ đáng ng vc.

3. Đi ngược vi nguyên tc hot đng ca th trường t do

Khi chn tuyến kênh Phù Nam thay vì Vit Nam, thương thuyn phi tr phí ra vào kênh Phù Nam, phi đi chm trên kênh và xếp hàng ch 6 tiếng ti ba ship lock, khi ra ti ca bin Vnh Thái Lan, còn phi đi xa thêm mt đon cong dài 390 km mt thêm 17 tiếng, vòng dưới mũi Cà Mau ngược v hướng Vũng Tàu ri mi lên Bc Thái Bình Dương, khiến chi phí tăng cao là điu vô lý. Tr khi b ép buc thương thuyn s không tình nguyn hp tác. Như thế, kênh Phù Nam s b ty chay, có kh năng s b b hoang như các cao c ti Sihanoukville không có người .

phunam2

Hi trình ni dài đi tác Châu Á phi đi đ vào kênh Phù Nam. Hình do tác gi phác họa trên trang mng Map Data) (Ngun : shiptraffic.net)

4. Bt li v chiến lược toàn din và l thuc quá mc vào Trung Quc

Cambodia không chc thoát ly được tuyến sông Tin và sông Hu, mà s mt ngay ch quyn 180 km cho Trung Quc và phi l thuc vào h 50 năm. Gây him khích vi Vit Nam như thế có th không mt đi đc quyn ti hu quc nhưng Vit Nam là nước nhp cng nhiu hàng caCambodia, ch sau M.

Cui cùng, đã có báo cáo là "Bc Kinh có th tìm kiếm đòn by đa chính tr đi vi các nước BRI. Mt nghiên cu năm 2021 đã phân tích hơn mt trăm hp đng tài tr n mà Trung Quc đã ký vi các chính ph nước ngoài và phát hin ra rng các hp đng này thường cha các điu khon hn chế tái cơ cu vi nhóm 22 quc gia ch n ln được gi là "Câu lc b Paris". Trung Quc cũng thường xuyên gi quyn yêu cu tr n bt c lúc nào, giúp Bc Kinh có kh năng s dng ngun tài tr như mt công c đ thc thi các vn đ nóng bng ca Trung Quc như Đài Loan hay cách đi x vi người Duy Ngô Nhĩ. Tháng 1/2022, Nicaragua chính thc tham gia BRI, mt tháng sau khi ct đt quan h ngoi giao vi Đài Loan".

Cambodia không nên đ M phi đi phó vi mt liên minh quân s Cambodia - China gây đo ln trt t và cân bng đa bàn chiến lược ca h Bin Đông.

Phạm Phan Long

Nguồn : VOA, 19/05/2024

Additional Info

  • Author Phạm Phan Long
Published in Diễn đàn
lundi, 01 avril 2024 23:06

Kênh Phù Nam Techo

Ông Hun Sen muốn Trung Quốc hậu thuẫn, Việt Nam chưa nêu tuyên bố chính thức

Vai trò của Trung Quốc ngày càng rõ nét hơn trong siêu dự án kênh đào Phù Nam Techo của Campuchia, mới nhất là chuyến đi của cựu Thủ tướng Hun Sen đến Diễn đàn Châu Á Bác Ngao 2024 (Boao Forum for Asia - BFA) vừa bế mạc tại đảo Hải Nam, Trung Quốc.

phunam1

Ông Hun Sen đang tìm kiếm sự hậu thuẫn từ chính phủ Trung Quốc liên quan đến dự án kênh đào Phù Nam Techo.

Diễn đàn thường niên Châu Á Bác Ngao (BFA) năm nay diễn ra từ ngày 26-29/3, với chủ đề "Châu Á và Thế giới : Thách thức chung, trách nhiệm chung".

Diễn đàn này thường được Bắc Kinh ví von là "Davos của Châu Á".

Theo báo Khmer Times ngày 1/4, ông Hun Sen, hiện là Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền, đã "tìm kiếm sự hậu thuẫn quan trọng từ chính phủ Trung Quốc" liên quan đến dự án kênh đào Phù Nam Techo (Funan Techo).

Ông Hun Sen đã đề cập vấn đề này trong cuộc gặp với ông Triệu Lạc Tế, Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Đảng cộng sản Trung Quốc, trong cuộc gặp bên lề Diễn đàn Châu Á Bác Ngao 2024.

Đáp lời, ông Triệu đã tái khẳng định sự đóng góp của Trung Quốc trong việc thắt chặt hơn nữa quan hệ hợp tác với Campuchia theo khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI)  và hợp tác "Lục giác Kim Cương" trong sáu lĩnh vực trong yếu gồm chính trị, sản xuất, nông nghiệp, năng lượng, an ninh, trao đổi văn hóa.

Hai nhà lãnh đạo cũng tiếp tục khẳng định mối quan hệ "sắt son" giữa Trung Quốc và Campuchia.

Bên cạnh các cuộc họp song phương, ông Hun Sen cũng có điện đàm với ông Trần Trọng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Xây dựng Giao thông Trung Quốc (CCCC), một doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc, theo Khmer Times.

Ông Trần cũng đã thông tin đến ông Hun Sen về diễn tiến của những dự án mà công ty này có tham gia tại Campuchia, bao gồm dự án cao tốc Phnom Penh-Bavet, nghiên cứu khả thi cho cao tốc Phnom Penh-Siem Reap, cao tốc Siem Reap-Poipet, kênh đào Phù Nam Techo, Quốc lộ 50C nối tỉnh Kampong Thom với tỉnh Kampong Chhnang, Đường số 3 nối tỉnh Kampot với Veal Rinh.

Tập đoàn Cầu đường Trung Quốc (China Road and Bridge Corporation) được xác nhận là công ty thực hiện nghiên cứu khả thi dự án kênh đào Phù Nam Techo và cũng là công ty đầu tư vào kênh đào này.

Tập đoàn Cầu đường Trung Quốc là một thành viên của CCCC.

Campuchia luôn bác bỏ việc vay tiền Trung Quốc để xây kênh đào, mà chỉ đề cập sẽ tiến hành theo cơ chế đối tác công-tư (PPP), không theo khuôn khổ khoản nợ từ đối tác phát triển nào.

Thủ tướng Hun Manet đã khẳng định siêu dự án Phù Nam Techo sẽ do các đối tác Trung Quốc xây dựng, theo hợp đồng BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao).

phunam2

Việt Nam 'cần nghiên cứu độc lập'

Cho đến nay, chưa thấy Chính phủ Việt Nam có động thái rõ ràng nào. Hiện cũng chưa có nghiên cứu độc lập nào được công bố từ các chuyên gia của Việt Nam liên quan đến siêu dự án Phù Nam Techo của người láng giềng Campuchia.

Giáo sư Chung Hoàng Chương, một nhà nghiên cứu độc lập về sông Mekong và đang tham gia cùng với Viện nghiên cứu Biến đổi khí hậu, Đại học Cần Thơ, nêu quan ngại của ông với BBC News Tiếng Việt vào hôm nay (ngày 1/4), về lượng nước nếu con kênh đi vào hoạt động và lẫn những nghiên cứu độc lập từ các chuyên gia.

Ông nhấn mạnh "không chống dự án này của Campuchia nhưng cần có nghiên cứu độc lập đầy đủ".

Theo ông, cho đến nay, rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được giải đáp, xét về góc độ khoa học.

Theo các thông tin ít ỏi mà phía Campuchia công bố, kênh đào Phù Nam sẽ bắt đầu từ sông Bassac, một chi lưu của sông Mekong, đoạn gần thủ đô Phnom Penh, và đổ ra biển tại tỉnh Kep bên bờ Vịnh Thái Lan.

Bassac đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ sinh thái tự nhiên của một phần rộng lớn của đồng bằng sông Mekong.

Sông Bassac khi chảy vào Việt Nam được gọi là sông Hậu, đi qua đi qua 7 tỉnh, trong đó có An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng và Cần Thơ.

Giáo sư Chung Hoàng Chương đã đặt ra một loạt câu hỏi liên quan đến dự án lịch sử của Campuchia.

"Câu hỏi của tôi là khi hoàn tất kênh Phù Nam thì bao lâu mới đầy nước để đưa con kênh vào vận hành được. Nước thì phải nhờ đến hai nguồn, một nguồn là từ sông Bassac, nguồn thứ hai là nước mưa".

"Trong 7 tỉnh mà con sông Hậu đi qua thì có bốn tỉnh có những thành phố rất lớn, như Châu Đốc, Long Xuyên (thuộc An Giang), Cần Thơ và Sóc Trăng. Dân số tại đó là trên 5 triệu người, tương đương khoảng 25% dân số của Đồng bằng sông Cửu Long. Liệu nước suy giảm sẽ ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống người dân tại đây ?" Giáo sư Chương đặt câu hỏi.

"Một vấn đề khác là phía bên kia bờ của sông Hậu tiếp giáp với sông Tiền. Sông Tiền và sông Hậu nối với nhau bằng sông Vàm Nao thì dự án Phù Nam Techo sẽ làm thay đổi diện mạo của con sông này như thế nào, nhiều nước hay ít nước hơn chảy xuống".

"Ngoài ra khi làm kênh Phù Nam Techo thì họ sẽ làm hai bên bờ là lối đi bằng xi măng, dài 180 km, thì lượng cát dùng cho hai bên bờ kênh rất lớn, theo tính toán riêng của tôi. Câu hỏi của tôi là lượng cát đó sẽ lấy ở đâu, vùng nào, có tác động ra sao ? Hiện nay tôi chưa thấy ai làm nghiên cứu về vấn đề đó".

"Bề ngang của kênh đào là gần 100 m, do đó tàu di chuyển có thể lên đến 3.000 tấn, rồi có làn di chuyển, nếu chỉ dùng để di chuyển thì lượng nước có thể không thay đổi. Tuy nhiên, nếu con kênh này còn được dùng cho mục đích tưới tiêu, dẫn thủy nhập điền, thì lượng nước sẽ còn cao hơn. Chúng ta vẫn chưa rõ về mục đích đầy đủ con kênh".

Trước câu hỏi của BBC về việc Việt Nam đã tổ chức lấy ý kiến chuyên gia về dự án này hay chưa, Giáo sư Chung Hoàng Chương cho biết ông chưa thấy thông tin nào trong thời điểm hiện tại.

Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phải có đối thoại giữa các chuyên gia độc lập từ Việt Nam và cả Campuchia, để nghiên cứu về dự án, đề xuất những thay đổi trước khi tiến hành động thổ.

1233694750

Quy mô kênh đào Phù Nam Techo của Campuchia

Độ dài và chi phí ước tính : 180 km và 1,7 tỷ USD

  • Rộng : 100 m ở thượng nguồn
  • Rộng : 80 m ở hạ nguồn
  • Độ sâu : 5,4 m
  • Thời gian xây dựng : 4 năm

Nguồn : Thông tấn xã Campuchia (APK)

Giáo sư Chung Hoàng Chương nhấn mạnh đến vai trò của Ủy hội sông Mekong (MRC) trong dự án lịch sử của Campuchia.

Tuy nhiên, cho đến ngày 1/4, MRC chia sẻ với BBC News Tiếng Việt rằng họ vẫn chưa nhận được nghiên cứu khả thi hoặc các thông tin cập nhật về siêu dự án kênh đào Phù Nam Techo từ phía Campuchia, mà theo MRC đánh giá là "rất quan trọng" trong công tác thẩm định.

Kênh đào Phù Nam Techo dự kiến đi qua bốn tỉnh của Campuchia gồm Kandal, Takeo, Kampot và Kep.

Xét về vị trí địa lý, kênh đào Phù Nam Techo nằm gần Đặc khu kinh tế Sihanoukville của Campuchia, nơi có cảng biển nước sâu nhộn nhịp nhất xứ sở chùa tháp.

Được ví như "Thâm Quyến" của Campuchia, Đặc khu kinh tế Sihanoukville đã được Bắc Kinh đổ vào hàng tỷ đô la theo khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), một mỏ neo chính trị quan trọng của Bắc Kinh trong khu vực.

Và không thể không nhắc đến căn cứ hải quân Ream của Campuchia cũng nằm gần vị trí kênh đào Phù Nam Techo.

Thỏa thuận quốc phòng nào giữa Trung Quốc và Campuchia liên quan đến căn cứ này vẫn còn nằm trong vòng bí mật. Tuy nhiên, căn cứ này đã khiến Mỹ quan ngại  về khả năng tàu chiến Trung Quốc có thể neo đậu.

Ngoài ra, đối với Việt Nam, đảo Phú Quốc chỉ cách nằm cách Ream chưa đến 30 km.

Nguồn : BBC, 01/04/2024

Additional Info

  • Author BBC tiếng Việt
Published in Châu Á

Ngay từ cái tên của siêu dự án đã mang đầy dụng ý, gợi nhắc đến Vương quốc Phù Nam cổ xưa, được hình thành khoảng thế kỷ thứ 1 hoặc 2 trước công nguyên, kéo dài đến thế kỷ thứ 7, bao trùm một phần Malaysia, Thái Lan, một khu vực hạ lưu sông Mekong gồm Đồng bằng sông Cửu Long ngày nay.

kenh0

Thủ tướng Campuchia Hun Manet được cho đang muốn giảm dần sự phụ thuộc vào Việt Nam qua siêu dự án lịch sử, kênh đào Phù Nam Techo.

Vương quốc này đóng một vai trò quan trọng trong những diễn ngôn dân tộc chủ nghĩa tại Campuchia khi muốn khẳng định sự hiện diện của dân tộc Khmer cách đây hàng ngàn năm tại vùng hạ lưu sông Mekong và tại Đồng bằng sông Cửu Long.

Ở Campuchia từng có niềm tin rằng họ đã để mất Kampuchea Krom (Kampuchea Hạ) và đảo Koh Tral (đảo Phú Quốc hiện nay) vào tay Việt Nam khi Pháp cắt khỏi lãnh thổ của Vương quốc Kampuchea và cho nhập vào Việt Nam.

Những tranh cãi về việc người Khmer đã từng làm chủ vùng đất Đồng bằng sông Cửu Long âm ỉ cho đến tận ngày nay.

Quay lại hiện tại, dự án kênh đào Phù Nam Techo (Funan Techo) xuất hiện trong bối cảnh Campuchia đang ngày càng xích lại gần với Trung Quốc trong bối cảnh Bắc Kinh tiếp tục gia tăng sức ảnh hưởng ở các quốc gia lưu vực sông Mekong, nổi bật là Lào và Campuchia, hai nước láng giềng có quan hệ đặc biệt với Việt Nam.

Chưa thấy nghiên cứu khả thi dự án ?

Ủy hội sông Mekong (MRC) chia sẻ với BBC News tiếng Việt rằng cho đến nay cả họ lẫn phía Việt Nam vẫn chưa nhận được nghiên cứu khả thi hoặc các thông tin cập nhật về siêu dự án kênh đào Phù Nam Techo từ phía Campuchia.

MRC khẳng định nghiên cứu khả thi này là rất quan trọng.

"Sau khi xem xét về nghiên cứu khả thi, chúng tôi mới có thể đưa ra bình luận và cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho dự án này", MRC thông tin đến BBC News tiếng Việt.

Theo tài liệu phía Campuchia cung cấp cho Ủy hội sông Mekong vào tháng 8/2023 mà BBC News tiếng Việt có thể tiếp cận, kênh đào này dự kiến được hoàn tất vào năm 2027, đưa vào vận hành vào năm 2028.

Tài liệu này chỉ nêu một số tác động tiêu cực từ dự án này, bao gồm những tác động từ bụi và tiếng ồn trong quá trình xây dựng. Vấn đề về nước và đất thì chủ yếu liên quan đến khu vực xây dựng, các khu vực đường sá tạm thời, khu vực công trường tạm thời, khu vực xả thải...

BBC News tiếng Việt đã email đến Bộ Giao thông Công chính Campuchia vào ngày 8/3, nhưng đến nay vẫn chưa có phản hồi.

Phó Giáo sư Tiến sĩ Văn Phạm Đăng Trí, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu (DRAGON-Mekong), Trường Đại học Cần Thơ, chia sẻ với BBC News tiếng Việt nhận định của ông về dự án vào hôm 17/3 :

"Bassac là một dòng tách ra từ sông Mekong và có vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ sinh thái tự nhiên của một phần rộng lớn của đồng bằng sông Mekong, bao gồm cả phần diện tích trên lãnh thổ của Campuchia và của Việt Nam".

"Do vậy, kênh đào Phù Nam khi được triển khai sẽ làm thay đổi dòng chảy tự nhiên trên sông Bassac sẽ có ảnh hưởng rất đáng kế đối với hệ sinh thái tự nhiên bản địa của đồng bằng cũng như sinh kế của cộng đồng địa phương".

"Tôi chưa xem được mô tả đầy đủ về kênh đào hoặc các tài liệu đánh giá về kinh tế - môi trường của dự án này. Hiện tại thông tin kỹ thuật về kênh đào này cũng như đánh giá tác động môi trường của kênh đào còn chưa được công bố rộng rãi, làm hạn chế sự tham gia đánh giá từ cộng đồng khoa học và các bên liên quan khác", ông cho biết.

Đồng bằng sông Cửu Long đã đối mặt với những thách thức liên quan đến nguồn nước trong những năm gần đây, vấn đề ngày càng rõ ràng trong thời kỳ hạn hán nghiêm trọng vào mùa khô từ cuối năm 2015 đến đầu năm 2016 và cuối năm 2019 đến đầu năm 2020.

Những đợt hạn hán đã gây nên hậu quả nặng nề trong nhiều lĩnh vực, từ nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, công nghiệp chế biến cũng như đời sống hằng ngày của người dân trong vùng.

Thay đổi về nguồn nước cũng làm đứt gãy chu kỳ canh tác theo mùa, ảnh hưởng môi trường và nền sinh thái nông nghiệp cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Về cách thức ứng phó hiện nay, Phó Giáo sư Tiến sĩ Văn Phạm Đăng Trí cho biết chính quyền địa phương và nông dân tại Đồng bằng sông Cửu Long đã có nhiều kinh nghiệm trong việc đối phó với tình trạng hạn hán nghiêm trọng trong những năm qua.

Cụ thể, người nông dân đã xây dựng các đập giữ nước, tích trữ nước ngọt và thực hiện các biện pháp khác để trữ nước từ sông khi hết mùa mưa để sử dụng trong mùa khô, tạo được thói quen trữ nước mưa để sử dụng trong mùa khô.

Yếu tố Trung Quốc

Bộ Giao thông Vận tải Campuchia mới đây thông báo đang thương lượng với các đối tác Trung Quốc để bắt đầu ký kết một thỏa thuận nhượng quyền trong tháng 6 hoặc tháng 7 tới trước khi tiến hành động thổ xây dựng kênh đào.

Campuchia luôn bác bỏ việc vay tiền Trung Quốc để xây kênh đào, mà chỉ đề cập sẽ tiến hành theo cơ chế đối tác công-tư (PPP), không theo khuôn khổ khoản nợ từ đối tác phát triển nào.

Thủ tướng Hun Manet đã khẳng định siêu dự án Phù Nam Techo sẽ do các đối tác Trung Quốc xây dựng, theo hợp đồng BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao).

Tập đoàn Cầu đường Trung Quốc (China Road and Bridge Corporation) được xác nhận là công ty thực hiện nghiên cứu khả thi dự án này và cũng là công ty đầu tư vào kênh đào.

Trước đó, trong khuôn khổ chuyến công du nước ngoài đầu tiên và cũng là chuyến đi đến Trung Quốc từ ngày 14 đến 16/9/2023, Thủ tướng Hun Manet đã gặp gỡ ông Vương Đồng Trụ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Cầu đường Trung Quốc.

Chuyến đi được ông Hun Manet đánh giá là "hiệu quả", đạt được "thành công to lớn" cho Campuchia.

Và một tháng sau, vào ngày 17/10/2023, Campuchia đã ký một hợp đồng với tập đoàn này để nghiên cứu khả thi dự án kênh đào Phù Nam Techo trong 8 tháng, sau khi Phnom Penh cho biết đã nghiên cứu dự án này trong 26 tháng.

Theo phần tự giới thiệu, Tập đoàn Cầu đường Trung Quốc (China Road and Bridge Corp) là một trong bốn công ty nhà nước lớn tại Trung Quốc, chuyên về xây dựng cầu đường.

Hiện công ty này cũng thầu tuyến cao tốc dài 187 km Phnom Penh-Sihanoukville, nắm quyền thu phí và quản lý trong 50 năm.

Nhà nghiên cứu Brian Eyler, Giám đốc Chương trình Năng lượng, Nước và Tính Bền vững của Trung tâm Stimson, nhận định với BBC News tiếng Việt rằng : "Nếu công ty vận hành kênh đào là Trung Quốc thì tiền sẽ đổ vào túi công ty này.

"Một công ty đã được thảo luận xây dựng kênh đào này, là một công ty Trung Quốc, thuộc dự án Vành đai và Con đường. Theo tôi thì có thể không chỉ là một công ty mà có thể là một nhóm công ty thực hiện".

Ông đồng thời nhấn mạnh cần phải dừng dự án này cho đến khi có những đánh giá đầy đủ về tác động kinh tế và môi trường đối với Đồng bằng sông Cửu Long.

Theo Khmer Times ngày 13/3, ông Hun Manet khẳng định 1,6 triệu dân trong khu vực dự án sẽ hưởng lợi, khẳng định dự án này sẽ không tạo ra một "bẫy nợ từ phía Trung Quốc".

"Chính phủ sẽ không vay nợ để chi trả cho dự án [...] Và quan chức nào ở Bộ Kinh tế và Tài chính mà không phân biệt được giữa BOT và vay nợ sẽ là những quan chức ngu ngốc nhất", báo Khmer Times dẫn lời ông Hun Manet.

Quy mô kênh đào Phù Nam Techo của Campuchia

  • 180 km và 1,7 tỷ USD Độ dài và chi phí ước tính
  • Rộng 100 m ở thượng nguồn
  • Rộng 80 m ở hạ nguồn
  • Độ sâu 5,4 m
  • Thời gian xây dựng 4 năm

Nguồn : Thông tấn xã Campuchia (APK)

Hàm ý chính trị

Campuchia và Trung Quốc cho đến nay luôn khẳng định mối quan hệ sắt son, và cả Việt Nam và Campuchia đều đã gia nhập 'Cộng đồng chia sẻ tương lai', một sáng kiến do Trung Quốc đề xuất.

Xét về tầm ảnh hưởng của Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), được xem là một mỏ neo trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc kể từ khi ra đời từ năm 2013 đến nay, có thể thấy Lào và Campuchia là hai nước trong khu vực hạ lưu sông Mekong "nhiệt tình đón nhận" các dự án BRI nhất, hơn là Việt Nam.

Trong một thập niên qua, đã có quan ngại về sự phụ thuộc của Campuchia ngày càng nhiều hơn vào các khoản vay cơ sở hạ tầng lớn của Trung Quốc, khiến Phnom Penh ngả hơn về phía Bắc Kinh, bị chi phối đối với những lợi ích chiến lược.

Gần đây, căn cứ hải quân Ream ở Campuchia cũng làm dấy lên quan ngại gia tăng về khả năng Trung Quốc tài trợ cho căn cứ này. Ông Daniel Kritenbrink, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ, mới đây đã phát biểu : "Hoa Kỳ và một số quốc gia trong khu vực đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về mục đích, tính chất và phạm vi xây dựng xung quanh căn cứ hải quân [Ream], cũng như vai trò của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa trong quá trình này và trong việc sử dụng cơ sở này trong tương lai", theo báo South China Morning Post ngày 7/3.

Mối quan hệ ngày càng gắn kết giữa Trung Quốc và Campuchia đang tạo một thách thức ngày càng lớn cho Việt Nam, khi giới quan sát cho rằng ông Hun Manet đang ngày càng muốn giảm dần sự phụ thuộc vào Việt Nam hơn cha mình, cựu Thủ tướng Hun Sen, người từng bị chỉ trích là "thân Việt Nam", hay thậm chí từng bị đảng đối lập do ông Sam Rainsy lãnh đạo gọi là "tay sai của Việt Nam".

kenh3

Từ trái sang phải : Hun Sen, Phạm Minh Chính, Hun Manet - Trong một thập niên qua, đã có quan ngại về sự phụ thuộc của Campuchia ngày càng nhiều hơn vào các khoản vay cơ sở hạ tầng lớn của Trung Quốc, khiến Phnom Penh ngả hơn về phía Bắc Kinh, bị chi phối đối với những lợi ích chiến lược. Điều này có thể sẽ gây bất lợi lớn cho Việt Nam.

Nhà nghiên cứu độc lập Rim Sokvy từ Campuchia ngày 15/3 đề cập với BBC News tiếng Việt về hàm ý chính trị từ siêu dự án Phù Nam Techo, dựa theo quan sát của ông về cách thức phản ứng của Việt Nam và Campuchia cho đến nay.

"Chính phủ Việt Nam đã thể hiện những quan ngại về môi trường với chính phủ Campuchia. Hiện tại, phía Việt Nam cũng nghiên cứu về tác động của kênh đào Phù Nam Techo, cho thấy họ thiếu niềm tin vào chính phủ mới của Campuchia".

"Nên lưu ý rằng trong chuyến thăm của ông Hun Manet đến Việt Nam, Campuchia đã trình bày kết quả của nghiên cứu về kênh đào Phù Nam Techo đến Việt Nam. Nghiên cứu này không cho thấy tác động về môi trường đối với sông Mekong. Nếu kết quả nghiên cứu mà phía Việt Nam khác với Campuchia thì điều này có thể khiến Việt Nam thách thức Campuchia liên quan đến dự án này".

"Về phía Campuchia, nếu chúng ta nhìn đến cách mà giới chức cấp cao trong chính phủ nói về dự án này, thì họ thường đề cập một cách trực tiếp hay gián tiếp về chủ quyền Việt Nam và Campuchia, với dụng ý là dự án sẽ giảm sức ảnh hưởng về mặt kinh tế và chính trị của Việt Nam đối với Campuchia. Điều này có thể khiến Việt Nam phật lòng khi luôn xem Campuchia nằm trong tầm ảnh hưởng của mình".

Cũng theo nhà nghiên cứu Rim Sokvy, với việc công khai đề cập những quan ngại của Việt Nam về kênh đào, đồng thời khẳng định không có gì có thể ngăn cản nổi Campuchia thực hiện dự án vì tương lai thế hệ mai sau trong một kỷ nguyên hiện đại mới của đất nước, có thể càng giúp tăng cường vị thế và tầm ảnh hưởng của Thủ tướng Hun Manet hơn nữa trong lòng quần chúng nhân dân, giúp Campuchia "thở bằng mũi của mình" như ông từng tuyên bố.

Mới nhất, hai thủ tướng Việt Nam và Campuchia đã gặp nhau vào ngày 6/3 bên lề Thượng đỉnh Úc - ASEAN. Tuy nhiên, không rõ dự án Phù Nam Techo đã được đề cập trong cuộc gặp này hay không.

Nguồn : RFA, 18/03/2024

Additional Info

  • Author Huyền Trân
Published in Diễn đàn