Trân Văn, VOA, 21/08/2020
Việc một Biên tập viên của Đài Truyền hình Quốc gia tại Việt Nam (VTV) gọi những người bán hàng rong ở Thành phố Hồ Chí Minh là… ký sinh trùng đã khuấy động dư luận suốt từ đầu tuần tới nay…
cơ quan này không xem đó là lỗi của chính mình nên các viên chức lãnh đạo VTV không thèm nói gì
Sau những chỉ trích nhắm vào cá nhân Biên tập viên, công chúng đã bình tâm hơn và đòi VTV phải nhận trách nhiệm. Ba ngày sau, Ban Biên t ập Chương trình – không rõ là Ban Biên t ập chương trìnhBản tin Tài chính Kinh doanhhay cấp cao hơn là Ban Biên t ập chương trình của Ban Thời sự – ngỏ lời xin lỗi "nh ững người bán hàng rong và quý vị khán giả"(1). Còn VTV ? Dường như cơ quan này không xem đó là lỗi của chính mình nên các viên chức lãnh đạo VTV không thèm nói gì !
Đáng lưu ý, ngoài trách nhiệm của cá nhân Biên tập viên ví von những người bán hàng rong ở Thành phố Hồ Chí Minh là ký sinh trùng và VTV, khá nhiều người đã xem scandal vừa kể là hậu quả tất nhiên do đặc điểm của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam…
Chẳng hạn Chau Doan. Chau không tin Biên tập viên và x ướng ngôn viên thốt ra những lời thất thố có tư tưởng miệt thị giới bán hàng rong. Theo Chau, scandal xảy ra chỉ vì thiếu kiến thức nên dùng t ừ sai một cách nghiêm trọng thôi…
Giống như nhiều người khác đã lên tiếng ngay sau khi VTV gây ra scandal, Chau khẳng định, gi ới bán hàng rong là nh ững người lao động chân chính, nhờ họ, sinh hoạt của các thị dân thuận lợi hơn.Chau nhấn mạnh, giới bán hàng rong không sống nhờ, không dựa vào sức lao động của người khác. Ký sinh trùng chính là những tham quan vừa hô khẩu hiệu vì dân vì nước nhưng hợp đồng nào cũng cắn một miếng, thủ tục nào cũng phải có phong bì không nặng thì nhẹ, dự án nào cũng có phần(2).
Ngoài yếu tố hiểu biết hạn chế về Việt ngữ, Hậu Kc Nguyễn là một trong những người từ scandal "bán hàng rong = ký sinh trùng" bàn về việc sử dụng Việt ngữ của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền, hệ thống truyền thông tại Việt Nam. Ví dụ việc dùng hai chữ THU GOM khi đề cập đến CON NG ƯỜI. Hậu Kc Nguyễn đ ề nghị các cơ quan hữu trách và báo chí nên chấm dứt sử dụng THU GOM trên CON NGƯỜI vì không nhân văn và thể hiện thái độ không tôn trọng con người(2).
Phạm Trần Hải – thân hữu của Hậu Kc Nguyễn – dẫn ra một ví dụ nhằm giúp lý giải tường tận hơn về yếu tố phi nhân và rẻ rúng đồng loại khi các viên chức hữu trách tại Việt Nam đã cũng như đang sử dụng rộng rãi hai chữ THU GOM đối với những cá nhân yếu thế : Anh em ở Sở Tài nguyên - Môi trường (cơ quan quản lý cả thu dọn rác, phân,… của một địa phương) hay xài cụm từ chuyên môn "thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn và chất thải nguy hại"...
Nhìn một cách tổng quát, scandal "bán hàng rong = ký sinh trùng" đã trở thành dịp để nhiều công dân Việt Nam nhận ra, họ đóng góp đủ thứ để hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam có đủ nguồn lực cần thiết trong việc quản trị quốc gia, điều hành xã hội nhưng những hệ thống này không những không cảm kích vì được phụ thuộc mà còn hết sức trịch thượng cả trong nhận thức lẫn hành xử, thậm chí không ngần ngại bày tỏ sự khinh miệt vật chủ của mình qua cách sử dụng từ ngữ…
Pham Doan Trang là một trong những người thử liệt kê một số từ biểu hiện sự khinh miệt đồng bào. Trang cho biết cô từng bật cười khi nghe Điều tra viên của Tổng cục An ninh thuộc Bộ Công an dọa BÀN GIAO cô cho nơi khác. Trang kể, Điều tra viên này hết sức ngạc nhiên khi Trang vặn hỏi : Sao l ại BÀN GIAO ? Tôi là con người chứ đâu phải đồ vật ? Theo Trang, sở dĩ Điều tra viên ấy ngạc nhiên khi cô cười và thắc mắc về việc dùng hai chữ BÀN GIAO với con người vì trước nay, ngành công an vẫn nhìn con người như thế !
Trang cho rằng, g ốc rễ của vấn đề là não trạng không tôn trọng nhân quyền, xem thường công dân. Muốn thay đổi tình trạng sử dụng những từ ngữ thể hiện rõ ràng yếu tố phi nhân, khinh miệt đồng loại, vốn là vật chủ của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền thì t ầng lớp cai trị và những người tưởng mình ở địa vị cai trị hay tinh hoa (như VTV) phải thay đổi tư duy, triết lý hành xử với dân. Nếu không, không có vụ "bán hàng rong = ký sinh trùng" này thì cũng sẽ lại có vụ khác mà thôi(5).
Từ nhận định của Trang, Quyen Thuc góp thêm : S ự lộng ngôn của các viên chức hữu trách là hệ quả tất yếu của hách dịch, coi thường dân. Còn Luke Nguyen nhấn mạnh : Tri ết lý cai trị của những người cộng sản không hướng tới phục vụ con người và xã hội.
Trân Văn
Nguồn : VOA, 21/08/2020
Chú thích
(2) https://www.facebook.com/DoanBaoChau21165/posts/10158448676288965
(3) https://www.facebook.com/haukhaoco/posts/3863228367025989
(4) https://www.facebook.com/photo.php?fbid=673902443560381&set=a.102710577346240&type=3&theater
(5) https://www.facebook.com/pham.doan.trang/posts/10158926456643322
***********************
Ký sinh & Tầm gửi
Tưởng Năng Tiến, RFA, 19/08/2020
Họa sĩ Lê Huy Cầm cho biết : "Vừa dứt xong cái tranh cho cựu sinh viên Đại Học Dalat sẽ đấu giá kiếm tiền cho sinh viên nghèo trong ngày họp mặt 20 năm". Bên dưới thông tin này là lời nhắn của FB Hue Chau ("Nếu dành cho cựu SV ĐH Dalat pre 75 thì trên tháp chuông nhà Nguyện Năng Tĩnh kg phải là cái... ơi Lê Huy") và hồi đáp của tác giả : "Sinh viên ra trường năm 2000 nên vẽ như vậy".
Tôi rời Viện Đại Học Đà Lạt đã lâu, ngay sau Mùa Hè Đỏ Lửa, vào năm 1972. Gần nửa thế kỷ đã vụt đi với không biết bao nhiêu là nước suối, nuớc sông (cùng với nước mưa/nước mắt) đã ào ạt qua cầu và qua cống. Nhìn lại hình ảnh trường xưa không khỏi có thoáng chút bồi hồi, và cũng thấy có hơi hụt hẫng.
Tuy thế, tôi hoàn toàn đồng ý với lời giải thích thượng dẫn của tác giả bức tranh. Thấy sao thì vẽ vậy thôi. Mà sao vàng và cờ đỏ thì được "gắn" vào tất cả những công trình kiến trúc ở Việt Nam (Trường Yersin, Nhà ga Đà Lạt, Bưu điện Sài Gòn, Tòa Đô Chính, Dinh Gia Long, Dinh Độc Lập …) chớ có sót chỗ nào đâu.
Ngó riết rồi cũng quen mắt thôi mà !
Chỉ riêng có "chỗ" này thì phải công nhận là nhìn hơi quá chướng, theo nhận xét của một nhà văn miền Nam – lần đầu đặt chân đến Hà Nội – hồi năm 1989 :
"Ô nhưng cái gì thế kia ? Trên đỉnh Tháp Rùa có một ngôi sao ! Cái này ra ngoài dự kiến của tôi về cảnh trí ở đây. Tôi chợt hiểu và liên tưởng ngay đến các ngọn tháp chuông ở điện Cẩm Linh mà tôi thấy trên báo chí Liên Xô, trên mỗi tháp cũng có gắn một ngôi sao. Dấu hiệu của Cách mạng.
Chỉ tiếc khi nhìn ngôi sao trên đỉnh tháp Rùa thì trí tưởng tượng của tôi về câu chuyện con rùa đòi thanh gươm của Lê Lợi không thể nào hoạt động được, nó tê cứng như con chuột bị con rắn thôi miên vậy.
Tôi tự hỏi có phải trong trường hợp nào cũng cần phải đem cái hiện tại đè lên trên cái cổ truyền như thế không. Thỏa mãn một nhu cầu nhất thời có khi lại làm hại một sự thành tựu đã lâu đời. Và nếu ‘ý chí’ muốn rằng cái nhất thời phải thành vĩnh viễn trong tương lai thì nên tạo ra một công trình mới, ở chỗ khác, chứ sao lại sống tầm gửi vào những gì đã thành lịch sử như thế" (1).
Ah, thì ra thế ! Thế ra là chủ trương "sống tầm gửi" có nguồn gốc tuốt bên Nga, quê hương Cách mạng tháng Mười, từ hồi đầu thế kỷ trước lận (và đã trở thành truyền thống chung của khối anh em vô sản trên toàn thế giới) chớ đâu có phải là chuyện tình cờ hay cá biệt ! Tuy thế, khách quan mà nói, chính sách "tầm gửi" khi vào đến Việt Nam thì mới phát huy được thêm hai "mảng" mới tinh : đám thuyền nhân (boat people) và bọn công nhân xuất khẩu.
Những kẻ trôi sông lạc chợ này sinh sống gần như là một loài cá vậy, cá hồi. Họ được (hay bị) Đảng và Chính phủ đẩy ra khỏi nước, tứ tán khắp nơi, tha phương cầu thực. Tất cả đều chăm chỉ cần mẫn mưu sinh, và cần kiệm từng đồng, để mỗi khi hồi hương thì có được một mớ đô la nặng túi. Đó là chưa kể số tiền gửi về hàng quí, hay hàng tháng, cứ như thể là đóng hụi (chết) vậy.
Theo trang VnEconomy : "Việt Nam tiếp tục trong top 10 nước nhận kiều hối nhiều nhất thế giới. Kiều hối chuyển về năm nay ước đạt 16,7 tỷ USD… tăng nhẹ so với 16 tỷ USD của năm 2018". Nếu không có những đồng tiền thấm đẫm mồ hôi (và nước mắt) của hàng triệu khúc ruột xa ngàn dặm thì cái "chính phủ tầm gửi" hiện hành, chắc chắn, đã không thể nào tồn tại được tới ngày nay.
Trong cái đám dân bá vơ này (thảng hoặc) cũng có vài cá nhân nổi bật, được Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm. Nghệ sĩ dương cầm Đặng Thái Sơn là một người như thế. Từ Nga, có lần, ông gửi thư về cho thân phụ (một nhân vật bất đồng chính kiến – nhà thơ Đặng Đình Hưng) với những dòng chữ nhạt nhòa nước mắt :
"Con bị ốm nặng bố ạ, có lẽ vì hành trình đi Vac-sa-va quá dài mà con đi bằng xe lửa. Sứ quán bác đơn xin tiền lộ phí của con để đi thi, họ cũng khước từ bảo hộ cho danh xưng của con trong cuộc thi. Nhưng con quyết định liều và giáo sư Na-ta-xon một lần nữa lại giúp con, ông ấy cho con tiền đi đường, tiền thuê dàn nhạc đệm và tiền trọ… Trong cơn sốt 39,5 độ, con đã chảy nước mắt ròng : Các nước tham dự cuộc thi đều được chào cờ và cử quốc ca của mình, mà Việt Nam thì không có – Con tham dự với tư cách thí sinh tự do… Nhưng cũng nhờ sự cay đắng đó mà con gặp đươc Chopin – Những nỗi đau giao thoa với nhau đã bật lên tiếng đàn của hồn ông…" (2).
Ngay sau khi "cây đắng nở hoa" thì… thánh đế hồi tâm. Đặng Thái Sơn được trao danh hiệu Nghệ Sĩ Nhân Dân, cùng với nhiều lời tung hô (tung toé) thái quá trên khắp những trang báo quốc doanh :
- Âm thanh thế kỷ 20 dưới tiếng đàn Đặng Thái Sơn
- Huyền thoại dương cầm Đặng Thái Sơn
- Cánh chim tìm về tổ
- Đặng Thái Sơn, tiếng đàn vọng lên từ những căn hầm trú ẩn
- Đặng Thái Sơn, những nỗi đau của một dân tộc đấu tranh đòi độc lập
Bên cạnh câu chuyện đắng cay này, có không ít những lời bình vô cùng cay đắng :
Đặng Chương Ngạn : "Tiền đi thi không cho, đến cả cái danh xưng thí sinh Việt Nam cũng không cho, nhưng sau khi đoạt giải lại nhận ông ấy là người Việt Nam".
Lê Công Định : "Tôi nhớ ngày anh Đặng Thái Sơn đoạt giải về nước, cả hệ thống truyền thông bu lại ca ngợi đảng và nhà nước đã hun đúc tài năng của dân tộc !"
Hoàng Khởi Phong : "Cha anh, nhạc sĩ và nhà thơ Đặng Đình Hưng được nhìn thấy con ông như một con cá kình, quẫy thủng cái lưới mà thoát ra biển khơi".
Nhat Vu Hong : "Chính vì sự bội bạc đó nên Đặng Thái Sơn không về Việt Nam mà định cư tại Canada".
Son Nguyen & Bùi Phi Hùng : "Cũng giống như Ngô Bảo Châu, người Việt được chăm bón, vun trồng ở tận đẩu tận đâu rồi thành quả, về ‘báo công’ cho nhà nước hít hà, phả ra đầy khí quyển những lời hào sảng hết cỡ ; đưa tất cả lên đỉnh, tưởng chừng như thế gian này chỉ còn có người Việt ; người Việt sẽ làm cho thế giới thăng hoa…"
Trường hợp của Giáo sư Ngô Bảo Châu thì tương đối vẫn còn mới mẻ, rất nhiều người biết nên cũng chả cần phải rườm lời, trừ sự kiện này : ông không phải là một con cừu nên không quen bám lề, và thỉnh thoảng lại đi "trật đường rầy" một khoảng (hơi) xa. Có lẽ xa nhất là lời bình luận của ông vào hôm 19 tháng 5 năm 2016, nhân ngày sinh nhật lần thứ 126 của Hồ Chí Minh : "Có quý mến ai thì mong họ thoát khỏi vòng luân hồi, đừng bắt họ sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta".
Thế là Nhà nước Việt Nam suỵt chó ra cắn ngay :
Ngó bộ thì lũ chó này chưa chắc đã cắn rách được gấu quần của nạn nhân nhưng tư cách của đám chủ thì ai cũng nhìn thấy rõ : đồ ăn hại và phường vô lại.
Tưởng Năng Tiến
Nguồn : RFA, 19/08/2020 (tuongnangtien's blog)
(1) Phạm Xuân Đài, Hà Nội Trong Mắt Tôi, Nhà xuất bản Thế Kỷ, Westminster, 1994
(2) Thế Giang, "Cây Đắng Nở Hoa", Thằng Người Có Đuôi, Nguời Việt, Westminster, 1987
*****************
Ký sinh… trùng ?
Hoàng Hoành Sơn, VOA, 19/08/2020
Đây không phải tên bộ phim Hàn Quốc trình chiếu năm 2019. Nó là phát ngôn từ một nhà đài có tiếng tại Việt Nam : VTV1.
Đoàn xe vật chủ đến thăm Hội An ngày 08/10/2016 nơi có nhiều ký sinh bán rong chen nhau sinh sống
Trong bản tin Tài chính, sáng ngày 17/08/2020, vào phút thứ 24g24 đến 24g38, người phát ngôn VTV1 đã nói : "...dịch Covid 19 đã khiến cho những con phố du lịch, hay là chủ yếu phục vụ khách nước ngoài tại Thành phố Hồ Chí Minh trở nên tiêu điều. Và khi những con phố không còn sức sống, những gánh hàng rong vốn được là xem sống ký sinh trùng bên trên những con phố này sẽ tồn tại ra sao ?" (1).
Lời phát ngôn thoạt nghe có vẻ vô thưởng vô phạt, người phát ngôn muốn ví von những người bán hàng rong, luôn là hình ảnh quen thuộc khắp hang cùng ngõ hẻm ở Việt Nam, vốn gắn chặt với các con đường, tựa con ký sinh trùng nhan nhản nơi các vật chủ sống.
Tuy nhiên, hệ thống tuyên truyền Việt Nam hôm nay đã há miệng mắc quai. Họ mắc phải lỗi lầm không thể tha thứ khi ví von như thế. Trước đây, khi đả phá một người hay nhóm người bất đồng chính kiến, Đồng Tâm, Thủ Thiêm, Thái Hà, vườn rau Lộc Hưng... mấy cái loa tuyên truyền của VTV1 rất chỉnh chu, ăn nói liến thoắng, không hề mắc phải lỗi nhỏ nào, để đưa thông tin một chiều xuyên suốt từ bộ thông tin truyền xuống. Tất tần tật được ban tuyên giáo nhà đài giám sát chặt chẽ. Vậy mà nay, có lẽ ban giám đốc kỹ thuật lo chống dịch Vũ Hán đã để lọt sổ hai chữ ký sinh.
Ký sinh trùng là "một sinh vật sống trong một sinh vật khác, được gọi là vật chủ và thường gây hại cho nó. Nó phụ thuộc vào máy chủ của nó để tồn tại. Không có vật chủ, ký sinh trùng không thể sống" (2). Như vậy, vật ký sinh là thứ gây hại, sống lệ thuộc. Nó không làm gì cả ngoài việc bám vào vật chủ và hút cạn sinh lực của nó. Nhưng anh chị em buôn bán hàng rong lại khác. Họ là những người thiện lương, sống bằng ý chí sinh tồn và bằng sức lao động chính đáng của họ. Chẳng qua họ nghèo không có tiền thuê mặt bằng, không đủ lực để mua sắm những bàn ghế, trang thiết bị như những hàng quán sang trọng khác. Nói gánh hàng rong là thứ ký sinh gây hại, hệ thống tuyên truyền đảng cộng sản Việt Nam muốn ám chỉ điều gì ?
Khi ví von như thế, phải chăng nhà đài VTV1 muốn so sánh thể chế cộng sản kèm theo bộ máy nhà nước cồng kềnh ban – nghành - đoàn thể với hơn 5 ,2 triệu đảng viên, trong đó có hàng triệu "đồng chí chưa bị lộ", hơn 10 ngàn người trong lực lượng 47... là vật chủ sống, người dân mà đại diện là những con người đầu tắt mặt tối, nghèo khổ bán hàng rong đều là vật ký sinh ? Hiện thực cho thấy đất – nước thuộc quyền sở hữu của đảng. Còn dân chúng chỉ được phép sử dụng. Và lập luận như thế thì những con đường tựa khúc ruột dồi dào sinh lực kinh tế mà ai sử dụng chúng đều biến thành ký sinh trùng lúc nhúc trên đó ?
Thứ đến, nhà đài này khi biên soạn kịch bản quên bén mất rằng : gánh hàng rong là một nét văn hóa ẩm thực truyền thống của người dân đen Việt Nam (3). Ai trong chúng ta lại không nhớ những gánh xôi cúc, bánh canh, khoai ngào, hủ tiếu chợ nổi, bánh bèo - nậm - lọc, bánh tráng đập dập… mà mỗi sáng các mẹ, các chị gánh dạo quanh những xóm nghèo khắp miền Bắc – Trung – Nam. Vâng, chỉ đơn giản đôi quang gánh và ít vật liệu dân dã đã tạo nên những món ăn khiến cả vua đầu bếp Gordon Ramsay kinh ngạc (4).
Đây chưa phải là lần đầu tiên, gánh hàng rong chịu cảnh miệt thị do đài tuyên truyền đảng cộng sản Việt Nam thực hiện. Đời thực nhiều lần minh chứng người bán hàng rong phải chịu đựng những ngược đãi từ kẻ cầm quyền : đạp đổ quang gánh, cán xe qua trái cây xếp bán. Từ chị bán rau ở Bãi Cháy, Hạ Long (5) đến việc một công an mặc quần đùi, áo cộc đi xe biển xanh bắt hàng rong ở Hà Nội khiến dư luận xôn xao (6). Ngay cả phát ngôn nhiều kẻ chức quyền khiến bao người muốn đổi nghề đi bán vé số, vì mức lương cả trăm triệu đồng/tháng (7).
Tại sao có sự kỳ thị với người hàng rong như thế. Mỗi người dân sống trên quê hương mình, bất kể người đó là ai, đều có quyền có công việc hầu lo cho gia đình, con cái. Biết bao người đã thành tài nhờ gánh hàng rong dãi dầu mưa nắng ấy… Mọi người đều có quyền được sống như một con người. Không ai có quyền xem thường nghề nghiệp của người khác, qua đó khinh chê luôn cả con người của họ. Tại sao lại tạo tâm lý miệt thị người bán hàng rong như thế ? Nguồn cơn đẩy đưa các người tàn tật, các bà, các chị em ra đường tảo tần từ đâu ra ? Câu trả lời không khó : Nó là hệ quả của một quốc gia độc tài toàn trị mà ra.
Thử hỏi nếu tình trạng người bán hàng rong tăng cao, xã hội cần phải lý giải : Vì sao cái thể chế được gọi là siêu việt, là sáng suốt, là mây đen bao phủ toàn cầu, mặt trời vẫn sáng trên đầu Việt Nam (8) ; thế mà tiếng rao của gánh hàng rong lại bơ vơ, mất hút giữa dòng đời vô vọng, nay khoác thêm biệt hiệu ký sinh trùng trên một nhà đài có tiếng của đảng ? Nếu họ lười biếng không chịu lao động thì không cần bàn. Ở đây, họ lao động bằng chính mồ hôi nước mắt của mình. Xét về phương diện văn hóa và đạo đức, những người bán hàng rong còn thanh cao gấp ngàn lần những kẻ tham nhũng, hút máu mủ người dân nghèo để vinh thân phì gia. Đến mức phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan phải kêu toáng lên : "người ta ăn của dân không từ một cái gì" (9). Rồi tại sao có bằng đại học, cao học mà vẫn chạy Grab vậy (10) ?
Tại sao biết bao người không lười biếng, họ mong có việc làm mà vẫn thất nghiệp ? Họ là ký sinh trùng vì họ thất nghiệp chăng ? Hay nhà cầm quyền Việt Nam chỉ xem họ là công dân hạng hai hèn kém, và tiếng nói họ đòi quyền làm người chực buông ra đã bị bịt lại bởi nắm đấm, dùi cui của kẻ cầm quyền độc tài. Ngay cả 62 ngàn tỷ hỗ trợ dân nghèo trong mùa đại dịch đợt I, đến nay vẫn còn là chiếc bánh vẽ hay con cá gỗ lơ lửng bỏ mặc người dân tự vượt khó !
Câu chuyện hệ thống tuyên truyền Đảng cộng sản Việt Nam có những phát ngôn bậy bạ, miệt thị và thiếu tôn trọng người dân vốn chẳng hiếm họa gì. Hẳn chúng ta còn nhớ buổi phát trên VTV3, ngày 28/11/2017, cổ súy cho việc cải cách chữ quốc ngữ. Trong đoạn truyền hình đó, ông Bùi Hiền, phút thứ 37'03, nói : "Những người hoàn toàn không hiểu gì cả thì tất nhiên là không tán thành". Bà TS Đoàn Hương, giảng viên Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, tiếp lời : "...Vấn đề là ủng hộ cái mới...thậm chí cả Galilê cũng thế, và thậm chí người ta còn khiêng cả ông lên giàn hỏa thiêu đốt đi.". Cũng bà Tiến sĩ Hương : phút thứ 39’13, đã tuyên bố xanh dờn : "một cái đám quần chúng không hiểu gì cả ào ào vào ném đá".
Vâng, đúng là "cái đám quần chúng không hiểu biết gì" hoặc là cái đám ký sinh trùng được hé lộ trên mấy cái loa, thuộc guồng máy tuyên truyền, đã cho thấy thái độ của kẻ cầm quyền độc tài coi thường người dân đến mức nào. Đảng cộng sản Việt Nam đã bịt mắt che tai 91 triệu người dân Việt (tôi đã trừ bớt hơn 5 ,2 triệu đảng viên khỏi đám "ký sinh trùng nhân dân" rồi đấy). Đối với đảng độc tài toàn trị, người dân chỉ là đàn gì gì đó, hứa phải ngoan, làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu ; kể cả những nhu cầu bản năng chăng ?
Hai chữ "ký sinh" được thốt lên từ cặp môi một nam xướng ngôn viên điển trai, theo một kịch bản soạn sẵn chỉnh sửa từng câu từng con chữ, qua nhiều phòng ban kiểm duyệt, đủ nói lên suy nghĩ có sẵn trong tâm thức vật chủ : "lòng có đầy miệng mới nói ra". Ở Việt Nam không hề có chuyện nói buông, các chương trình đều được lên khuôn soạn trước cho có vẻ đang diễn ra, chứ thực tế nó là chuyện của ngày hôm qua rồi. Ngay cả thủ tướng Phúc cũng cứ cầm giấy mà đọc cờ lờ mờ vờ (12) hay ông tướng Võ Trọng Việt đọc y văn gu gờ, pê tê bốc (13). Một ông thích chém gió công nghệ 4.0, một ông đòi dịch chuyển đám mây điện toán… xem nhiêu đó bi hài kịch ở chính trường Việt Nam đủ minh chứng họ xem nhân dân như đám ký sinh quả là chuyện dễ hiểu.
Một nền văn hóa miệt thị - trù dập - hủy diệt đã dần hiện rõ. Tuy nhiên, chưa biết ai ký sinh ai. Các cụ xưa vẫn dạy có biết bao kẻ vừa ăn cướp vừa la làng. Nhất là những kẻ cướp ngày, hiện đầy dẫy khắp trên quê hương đất nước Việt Nam. Có lẽ sẽ có người vặc lại, lỡ mồm thôi có gì to tát. Vâng chỉ mỗi từ lỡ ấy mà biết bao kẻ tham nhũng được đùn đẩy lên những chức vụ béo bở tha hồ tư túi, rút ruột công trình, đưa con cháu cánh hẩu vào hệ thống để táp đớp từ gốc lên ngọn. Rốt cuộc chỉ có mấy con tốt thí đi tù, chẳng thấy ông bổ nhiệm cán bộ nào từ chức hay xộ khám vì quyết định sai lầm của mình ? Lần hồi đám ký sinh thực sự lại biến thành vật chủ, vật chủ bị hô biến thành ký sinh.
Quả đáng tội, bởi câm lặng để đám ký sinh cầm quyền mà không dám mở miệng. Cứ cong lưng ra mà chèo thuyền vì chí khí lật thuyền bị kiềm chặt. Hãy nêu một số tên tuổi : anh Nguyễn Hữu Tấn, cụ Lê Đình Kình, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Thị Tâm, Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Tư, Trịnh Bá Phương, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Anh Hùng, 8 người "nhóm hiến pháp"… Tất cả đủ nói lên ai là kẻ ký sinh đang dày vò, đàn áp vật chủ để gieo rắc nỗi khiếp sợ. Chính đám ký sinh đó đang tàn hại đất nước ngày một suy kiệt về mọi mặt, kinh tế, vị thế, tài nguyên, văn hóa, con người, biên giới, biển đảo...
Trở lại quang gánh hàng rong của những mẹ, chị Việt Nam hàng ngày tảo tần nắng mưa. Những tiếng rao "ai xôi không… ? ai bánh đa bánh đúc không... ?" đa phần lạc lõng giữa chợ đời, vốn đang khoác thêm gam màu ảm đạm do đợt bùng dịch Vũ Hán thứ hai này ; bể khổ trần ai vốn chẳng thiếu dấm chua, mật đắng nay lại chất thêm phiền não lên đôi vai gầy guộc người con gái Việt Nam gồng gánh bao đời mãi chưa thôi. Xin gởi lại mấy câu thơ của thi sĩ Hồ Dzếnh thay lời muốn nói :
Cô gái Việt Nam ơi !
Nếu chữ hy sinh có ở đời
Tôi muốn nạm vàng muôn khổ cực
Cho lòng cô gái Việt Nam tươi
Hoàng Hoành Sơn
Nguồn : VOA, 19/08/2020
Tài liệu tham khảo :
(1) https://vtv.vn/video/tai-chinh-kinhh-doanh-sang-17-8-2020-454605.htm
(2) https://tuvansuckhoegioitinh.webflow.io/posts/ky-sinh-trung-la-gi-cac-loai-ky-sinh-trung-hay-gap
(3) https://dulich.laodong.vn/am-thuc/dong-day-net-dep-hoai-niem-qua-nhung-ganh-hang-rong-655052.html
(4) https://afamily.vn/lien-tuc-duoc-dau-bep-noi-tieng-my-han-quoc-ca-ngoi-thi-ra-day-la-nhung-bi-mat-cua-hu-tieu-cho-noi-cai-rang-20190510215432662.chn
(5) https://thanhnien.vn/doi-song/nu-pho-chu-tich-phuong-bai-chay-chi-ban-rau-o-ha-long-da-co-hanh-vi-chong-doi-1213913.html
(6) https://kenh14.vn/mot-cong-an-mac-quan-dui-ao-coc-di-xe-bien-xanh-bat-hang-rong-o-ha-noi-khien-du-luan-xon-xao-20200802203931648.chn
(7) https://danviet.vn/nguoi-tan-tat-ban-ve-so-kiem-tram-trieuthang-7777656788.htm
(8) https://tuoitre.vn/may-den-phu-len-toan-cau-nhung-mat-troi-van-dang-toa-sang-o-viet-nam-20191230130828826.htm
(9) https://tuoitre.vn/an-cua-dan-khong-tu-mot-cai-gi-568432.htm
(10) https://thanhnien.vn/thoi-su/lang-kinh-ban-doc-thac-si-phai-chay-grab-vi-dau-nen-noi-1096269.html
(11) https://laodong.vn/ban-doc/ts-doan-huong-va-mieng-noi-dam-quan-chung-thi-nen-xin-loi-578972.ldo
(13) https://www.voatiengviet.com/a/vo-trong-viet-luat-an-ninh-mang/4437512.html
********************
VTV chính thức xin lỗi vụ 'hàng rong sống ký sinh trùng’
VOA, 19/08/2020
VTV hôm 19/8 lên tiếng chính thức xin lỗi về vụ một biên tập viên của đài nói những người bán hàng rong ‘sống ký sinh trùng’ trong một bài phóng sự, gây bão mạng trong hai ngày qua.
Biên tập viên VTV Anh Quang trong bản tin sáng 17/8/2020.
Trong bản tin Tài chính-Kinh doanh vào sáng ngày 19/8, biên tập viên Thu Hương của VTV nói :
"Do sơ suất trong quá trình biên tập và lên sóng trực tiếp, biên tập viên dẫn chương trình của chúng tôi đã sử dụng từ ngữ không phù hợp và ngoài ý muốn khiến khán giả hiểu sai nội dung muốn truyền tải…"
Biên tập viên Thu Hương sau đó thay mặt ban biên tập, "gửi lời xin lỗi chân thành đến những người bán hàng rong và khán giả về lỗi tác nghiệp nghiêm trọng này".
Hôm 17/8, cũng trên làn sóng này, biên tập viên Nguyễn Anh Quang của VTV đã dùng từ "ký sinh trùng" để nói về người bán hàng trên các vỉa hè trong một bài phóng sự về những người bán hàng rong tại Thành phố Hồ Chí Minh trong dịch Covid-19.
"Dịch Covid-19 đã khiến cho những con phố du lịch, hay là chủ yếu phục vụ khách nước ngoài, tại thành phố Hồ Chí Minh trở nên tiêu điều. Và khi những con phố không còn sức sống, những gánh hàng rong, vốn được xem là sống ký sinh trùng lên những con phố này, sẽ tồn tại ra sao ?"
Bản tin này đã gây bão mạng, nhiều người nói những người buôn bán trên các vỉa hè không ăn bám, ăn hại ai, mà bương chãi để mưu sinh.
Tờ Tuổi trẻ đăng ý kiến của một khán giả tên Mai Hoàng Thọ góp ý :
"Người bán hàng rong tự lao động kiếm sống chứ không ăn bám ai nên không thể gọi là ký sinh trùng".
Facebooker Phạm Minh Vũ đặt câu hỏi : "Tại sao mắng người ta là ký sinh trùng ? Ai là ký sinh trùng ?"
Cá nhân biên tập viên Anh Quang cũng đã ngỏ lời xin lỗi trên trang Facebook cá nhân, nói "do sơ suất, tôi đã đọc nhịu một câu dẫn" và nhận đây là sai sót của cá nhân anh, "chứ không có bất kỳ một ý coi thường nào".
Chia sẻ lại lời xin lỗi của biên tập viên Thu Hương trong bản tin Tài chính- Kinh doanh ngày 19/8, Anh Quang viết :"Mong tất cả các bạn chấp nhận lời XIN LỖI của chúng tôi".
Lời xin lỗi chính thức của VTV đã xoa dịu được phần nào sự phẫn nộ của dân mạng. Có người, nhất là trong giới làm báo, tỏ ra thông cảm hơn về "tai nạn nghề nghiệp" này.
"Muốn cảm thông chia sẻ nhưng ngôn từ thì lại trái ngược với lòng tốt của phóng viên. Bài học này phải nhớ mãi".
*********************
Người bán hàng rong bị xem là "ký sinh" tự bao giờ ?
Viết từ Sài Gòn, RFA, 18/08/2020
Thân phận người bán hàng rong bị rẻ rúng, xúc phạm và mạ lị không phải là câu chuyện mới mẻ. Hình ảnh những người mẹ, người chị, người em gái, thậm chí có người đã lên tuổi cụ phải chật vật, vất vả từ sớm tinh mơ cho đến chiều tà, đến chợ đầu mối, đến ngã ba đầu làng mua từng trái dưa, trái cà, từng cụm hoa, bó sen… để mang lên thành phố bán kiếm chút tiền lãi, và cuộc đời của họ, cuộc sống của họ bị đẩy xuống tận đáy xã hội bởi chính cái xã hội họ đang sống, đây không còn là chuyện mới mẽ. Có mới mẽ chăng là sự cùng khổ của họ được điển cố hóa, được định dạng bằng mấy chữ của VTV, ấy là "ký sinh trùng". Và câu chuyện cũng dậy sóng trên mạng xã hội. Nhưng giá như chúng ta nhìn ra điều này sớm hơn !
Người phụ nữ 20 năm bán hàng rong khắp các tuyến phố cổ Hà Nội - Zingnews
Sở dĩ có hai chữ giá như ở đây bởi vì không ai khác, chính những người làm việc trong bộ máy công quyền, rồi những chủ cửa hàng trẻ tuổi, những dân quân tự vệ, dân phòng cũng trẻ tuổi, toàn những người trẻ tuổi đã dùng hành động với người bán hàng rong ra sao ? Họ đã không tiếc lời mắng nhiếc một người đáng tuổi mẹ, chị của họ chỉ vì người bán hàng rong ngồi bán hàng trên vỉa hè, trước cửa hàng của họ, mà theo luật pháp thì vỉa hè là của chung, không phải của riêng gia đình họ. Rồi hình ảnh các cô gái trẻ, ăn mặc sang cảnh đã chà bánh xe lên rổ dưa, rổ cà của người bán hàng rong, những thanh niên trai tráng khỏe mạnh trong lực lượng dân phòng đã giằng co, hất đổ, đá văng những trái dưa, trái cà, bó cải, bó rau muống, cành hoa của người bán dạo chỉ vì họ không kịp chạy trước khi nhóm này xuất hiện.
Tất cả chúng ta đã làm gì cho người bán hàng rong ? Không, dường như xã hội rất hiếm người có đủ thời gian hay tỉnh táo để thương yêu, chia sẻ cho người bán hàng rong, chúng ta thấy bất bình, tức giận khi người bán hàng rong bị hắt hủi, bị tịch thu, bị chà đạp gánh hàng… Nhưng nếu giả sử họ đến ngồi trước nhà chúng ta để bán, không chừng chúng ta cũng thấy khó chịu vì bị án ngữ mặt tiền làm ăn. Đó là tâm lý chung, có thể chúng ta không phản ứng thái quá nhưng chắc chắn chúng ta không muốn chia sẻ hiên nhà để họ ngồi bán một cách tự nhiên và thân thiện được ! Dường như xã hội này vốn vậy, bởi cái giá chúng ta bỏ ra để có được mặt bằng, mặt tiền trên phố mà làm ăn, kinh doanh không phải nhỏ, nên chúng ta phải tranh thủ, phải giữ để cái giá ấy bảo toàn (trong chừng mực kinh doanh và trả thuế, trả các loại phí, gồm phí thuê nhà). Chính vì mọi thứ đều khó khăn, quay cuồng nên dường như người ta phai nhạt và mất dần khả năng thông cảm, chia sẻ. Đó là sự thật !
Và, chính sự thờ ơ của mỗi người, chính sự nghi kị của mỗi người và cũng chính cả sự bất minh thân phận của người bán hàng rong ngoài đường bởi thiếu sự hỗ trợ, quản lý và giúp đỡ của nhà nước, chúng ta đâm nghi kị, không dám chìa tay san sẻ một cách trọn vẹn với người bán hàng rong. Và, cũng vì họ không được bảo trợ, họ bị xua đuổi bởi chính quyền địa phương, bởi bộ mặt thành phố, bởi nhiều thứ dường như không gần với đạo đức và nhân tâm nhưng lại sát với các văn bản hành chính… Đâm ra, người bán hàng rong bị lẻ loi, cô độc và họ mang một đời sống khác giữa xã hội này ! Cho đến lúc một biên tập viên của VTV dùng từ "ký sinh trùng" để nói về họ, chúng ta thấy tức giận và phản ứng mạnh mẽ.
Đương nhiên, phản ứng của cộng đồng mạng là đúng, nếu không muốn nói là tín hiệu tích cực, đáng mừng rằng xã hội vẫn còn điều tốt đẹp để sống, để yêu thương và hi vọng. Nhưng giá như, chúng ta đều thấy rằng VTV đã sai về cách dùng chữ, đã hỏng hóc về kiến thức nhưng hình như đâu đó, họ lại vô tình làm toát lên bản chất, số phận và căn để của xã hội này, một xã hội thiếu vắng sự thông cảm và chia sẻ với những người có thân phận thấp cổ bé miệng. Khi theo dõi toàn bộ phim phóng sự, tôi lại cảm thấy người làm phim gửi gắm tình cảm, lòng yêu thương của họ dành cho người bán hàng rong, phải nói là phim chan chứa thông cảm và yêu thương, chỉ mỗi cái lỗi dùng đúng hai chữ "ký sinh". Nhưng, không chừng anh ta lại đúng, bởi anh ta đã dấn thân, đã đi vào từng ngõ ngách đời sống của người bán hàng rong, thậm chí không chừng đã chảy nước mắt vì họ… Nên anh cũng nhận thấy thân phận "ký sinh" mà cái xã hội và hệ thống công quyền địa phương đã phủ lên số phận người bán hàng rong giữa thành phố.
Tôi xin nhấn mạnh là tôi không bênh vực cho hai chữ "ký sinh" đầy mạ lị và phi đạo đức kia. Nhưng nếu cho tôi được nói thật, tôi cũng nói rằng hình như những người bà, người mẹ, người chị, người em bán hàng rong nơi xứ sở của chúng ta cũng đã bị đẩy tới thân phận của ký sinh. Một đời sống chẳng còn được gắn vào xã hội mà chỉ có thể thụ động đeo bám, chịu đựng khó khăn, đau khổ, có thể bị chủ nhà trọ cho ra đường bất kì giờ nào vì thiếu tiền nhà, không làm gì có thu nhập giữa mùa dịch bệnh, vừa có thể bị bắt, bị hất văng gánh hàng, bị ngay cả người đáng con, đáng cháu của họ chà đạp lên rổ dưa, rổ cà… Biết bao nhiêu là đau khổ. Thử hỏi, đời sống như vậy thì liện có phải đã được "cộng sinh" hay chưa ? Hay chúng ta không dám nói ra nhưng chúng ta biết rằng người bán hàng rong đã bị đẩy xuống đời sống của một loại ký sinh giữa thành phố ?!
Ở đây, cái lỗi dùng chữ nghĩa của biên tập viên VTV khiến chúng ta nổi giận, nhưng cái lỗi của xã hội, của thế hệ, của nhà giàu không thông cảm, của chính quyền thờ ơ và chà đạp đã khiến cho chúng ta chảy nước mắt khi nghĩ về hai chữ này !
Viết từ Sài Gòn
Nguồn : RFA, 18/08/2020 (VietTuSaiGon's blog)
*******************
Từ câu nói "ký sinh trùng" nghĩ về những phận đời sống "bên lề"
Song Chi, RFA, 18/08/2020
Dư luận mấy hôm nay đã phản ứng nhiều về việc biên tập viên Nguyễn Anh Quang của VTV1 dùng từ "sống ký sinh trùng" để nói về những gánh hàng rong trong bản tin tài chính phát sóng ngày 17/8.
Chính đảng và nhà nước cộng sản mới đang sống bám trên lưng 95, 96 triệu người dân Việt Nam…
Nguyên văn câu biên tập viên Anh Quang nói : "Dịch Covid-19 đã khiến cho những con phố du lịch hay chủ yếu là phục vụ khách nước ngoài tại Thành phố Hồ Chí Minh trở nên tiêu điều. Khi những con phố không còn sức sống thì những gánh hàng rong - vốn được xem là sống ký sinh trùng lên trên những con phố này sẽ tồn tại ra sao ?"
Trước sự phản ứng giận dữ của dư luận, biên tập viên này sau đó đã xin lỗi trên facebook cá nhân và nói rằng do mình "nói nhịu" từ "ký sinh" thành "ký sinh trùng". Thật ra cả hai đều nói về tên gọi, hoặc cách thức mà một loài vật sống bám, sống gửi trên cơ thể sinh vật khác, lấy chất dinh dưỡng từ các sinh vật đó để sống. Nói như vậy vừa sai vì những người bán hàng rong tự lực mưu sinh trên đường phố, không sống bám vào ai, vừa có ý miệt thị, khinh thường họ. Nhất là khi đài truyền hình VTV lại tránh né để cho phóng viên chịu "đòn" mà không chính thức xin lỗi nhân dân.
Từ đó nhiều người khui lại những sai phạm của đài truyền hình VTV, ví dụ bên dưới video đăng tải đoạn phát ngôn trên ở youtube có một ý kiến của một người tên Huy Tran (hiện video này đã bị xóa) :
"đúng là đài VTV - Vua Tin Vịt, hồi trước thì vu khống nông dân người ta dùng chổi chà quét rau, bây giờ thì nó rủa người bán hàng rong là ký sinh trùng, xúc phạm nghề giáo trong phim "Nhặt xương cho thầy", thậm chí kỳ thị luôn mấy đứa nhỏ bị tự kỷ trong cái game "Bố ơi mình đi đâu thế", lấy chiếc khăn của đồng bào dân tộc Thái để đóng khố, biểu diễn trên sân khấu trong X-Factor, dàn dựng nạn phá rừng tại Đắc Lắk, trong 1 bản tin thế giới thì đưa nhầm logo của Qũy Tiền Tệ Quốc Tế IMF thành International Mother Fucker. Những thằng những con Biên Tập Viên của cái đài này thực chất cũng chỉ là cái đám bưng bô, bợ đít, nâng bi cho cái đảng, làm nhiệm vụ tẩy não nhân dân, chúng hoang tưởng mình đang làm nhà bảo tồn văn hóa truyền thống, làm nhà đạo đức học nên muốn nói gì nói, muốn làm má thiên hạ cũng được, miệng chúng kêu gọi bình đẳng, công bằng rồi chính miệng chúng nó phân biệt giai cấp ra thẳng mặt luôn".
Có người thì đặt ra câu hỏi thật ra ai mới đang sống bám vào ai, rằng chính đảng và nhà nước cộng sản mới đang sống bám trên lưng 95, 96 triệu người dân Việt Nam. Có người lại nhắc đến cái văn hóa "ít khi chịu cám ơn hoặc xin lỗi" của người Việt, so với nhiều dân tại nhiều quốc gia văn minh, phát triển khác. Nhà thơ Trần Tiến Dũng thì giận dữ nói đến chính sách phân biệt tinh vi giữa miền Nam, miền Bắc lâu nay :
"Cái thằng ở đài VTV gọi dân mua gánh bán bưng Sài Gòn là : Ký sinh trùng, nó tên gì hả ? Mà cũng không cần biết tên nó, vì đâu chỉ mình nó, cả đài VTV, cả bầy dân mới phất ngoài đó cũng coi khinh dân nghèo Sài Gòn- Miền Nam ! Chúng nó mắng dân nghèo miền Nam nói chung là ký sinh trùng, đó là giây phút nói thật điều chúng thường trực có trong ý nghĩ của chúng.
Đảng của chúng, chế độ của chúng, chiến thắng của chúng, tài nguyên quốc gia trong tay chúng, nhà tù, pháp trường của chúng...Cái thời nằm hầm, ở rừng mở mồm đường mật : gọi má xưng con, để có cái ăn, còn đường sống mà đoạt chính quyền qua rồi.
Nhìn lại đi (cả mấy ông bà cộng sản miền Nam) hơn 45 năm qua người miền Nam có không gian hòa bình bằng thân phận gì ? Không cần phải đưa dẫn chứng thêm nữa về suy kém hạ tầng xã hội - dân sinh hay bị vơ vét lạm thu thuế... chỉ cần dẫn một câu của ông Trọng : "Tổng bí thư phải là người miền Bắc có lý luận" là đủ rõ, chúng chẳng những coi thường, coi khinh và đặt luật miệng xác định người phương Nam kể cả người theo chúng là dân hạng hai…".
Tất cả những phản ứng đó có thể hiểu được. Còn nói như bài báo "Biên tập viên VTV đã xin lỗi, tại sao dân mạng cứ phải 'đánh người chạy lại' đến toác đầu mẻ trán mới hả lòng ?" (Tin tức online) : "Phải chăng vì đang dịch bệnh nên một bộ phận dân mạng hơi rảnh và cần chỗ xả stress ?", hoặc bảo những người chửi mắng kia là "Đu fame' để câu like, câu tương tác" là không đúng, vì như đã nói ở trên, những người chịu trách nhiệm cao nhất từ Trưởng Ban Biên tập cho đến Giám đốc Đài vẫn chưa chính thức xin lỗi.
Báo chí truyền thông là để phục vụ nhân dân mà đi miệt thị nhân dân, những người đã đóng thuế vào ngân sách nhà nước để nhà nước trả lương cho mình, rồi khi làm sai thì những người chịu trách nhiệm cao nhất lại né thì dư luận phản ứng là phải.
Bài viết này không nhằm nhắc lại những chuyện đó, mà nói đến những chuyện khác.
Từ bài viết trên VOA "VTV gọi người bán rong là ‘ký sinh trùng’, cộng đồng mạng phẫn nộ", chợt giựt mình nhận ra số người sống bằng những nghề nghiệp tự do, buôn gánh bán bưng, mưu sinh trên vỉa hè, lề đường, đường phố… tại Việt Nam quá nhiều. "Một báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế ILO hồi năm 2016 cho hay số người lao động phi chính thức, trong đó có một tỷ lệ lớn là người bán rong, lên đến trên 18 triệu người trong tổng dân số hơn 90 triệu của Việt Nam".
Tại các thành phố, tỉnh lỵ lớn nhỏ ởViệt Nam, từ trong hẻm/ngõ ra tới đường cái, ở đâu mà chúng ta chẳng nhìn thấy hình ảnh những con người đang sống nhờ vào cái vỉa hè, cho tới đường phố ? Có bao nhiêu nghề nghiệp khác nhau, từ việc ngồi một chỗ, đặt một cái thúng xôi, một xe bánh mì, một cái tủ sửa đồng hồ, điện thoại, sửa giày, làm khóa, khắc tên trên bút…cho tới lang thang đi bán từng xấp vé số, hàng rong, chè cháo, đậu hũ, hủ tiếu gõ… Đó thực sự là những cuộc sống "bên lề"-bên lề đường và bên lề của cái hệ thống nhà nước, vì tự mưu sinh, lời lỗ tự chịu.
Ở một cái quốc gia có cái tên là một nước "xã hội chủ nghĩa" như Việt Nam nhưng lại không có hệ thống an sinh xã hội để lo cho trẻ em chưa đến tuổi trưởng thành, người thất nghiệp, người bị tai nạn, người không có khả năng làm việc v.v… Ngay cả người già không phải ai cũng được lãnh tiền già và nếu có thì số tiền ấy cũng chả thấm vào đâu.
Đối với số lượng đông đảo những con người phải sống nhờ vào cái vỉa hè hoặc đường phố đó, nhà nước này hoàn toàn không có bất cứ một chính sách hỗ trợ nào. Còn nhớ khi đại dịch Covid-19 xảy ra, từ một vài bài báo nhắc đến đội ngũ bán vé số bị mất nguồn thu nhập vì giai đoạn "đóng cửa", đời sống hết sức lao đao, thế là những người có lòng hảo tâm liền quyên góp giúp họ. Một số đại lý bán vé số cũng chia sẻ chút ít giúp họ qua những ngày khó khăn. Thật trớ trêu. Chính đội ngũ bán vé số ấy đã đóng góp vào cái ngân sách lãi "khủng" hàng tháng hàng năm của ngành bán vé số tại các địa phương cho tới trung ương, nhưng khi có đại dịch thì nhà nước chả hỗ trợ gì cho họ.
Dân mình vốn có lòng thương người, "lá rách đùm lá nát" nên những "sáng kiến" "ATM gạo, "ATM thực phẩm miễn phí"…ra đời, với dòng chữ rất cảm động "Nếu khó khăn hãy nhận một phần, Nếu bạn ổn xin nhường người khác".
Còn nhà nước trước dư luận xôn xao nghe đâu cũng duyệt ra gói hỗ trợ 62 nghìn tỷ VNĐ để hỗ trợ cho các thành phần dân chúng khác nhau… Riêng đội ngũ làm nghề tự do, bán hàng rong có bao nhiêu người được nhận trợ cấp, và nhận được bao nhiêu, không rõ. Nhưng họ cũng quen rồi, không tán thán. Họ không hề biết rằng ở các nước khác, từ Hoa Kỳ, Châu Âu, Bắc Âu, Úc, Canada… khi có đại dịch xảy ra, mọi thành phần trong xã hội đều được chính phủ trợ cấp, giúp người dân sống nhẹ nhàng qua những ngày dịch : người đi làm, người thất nghiệp, người lao động tự do, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp lớn… Người nào đang mượn nợ ngân hàng thì ngân hàng cho phép hoãn 3 tháng không phải trả, các chủ cho thuê nhà, thuê đất kinh doanh thì giảm tiền thuê v.v…
Trên khắp các nẻo đường Việt Nam, phía sau mỗi một con người đang làm những nghề lao động tự do, bán hàng rong, sống nhờ vào cái vỉa hè, đường phố đó là những câu chuyện đời buồn nhiều hơn vui, là cả một gia đình đang sống nhờ vào thu nhập nhỏ nhoi ấy.
Là những con người từ miền Trung miền Bắc dắt díu nhau vào Sài Gòn, Vũng Tàu, Đà Nẵng… thuê nhà chung với nhau cho đỡ tốn kém, rồi đẩy một chiếc xe mì gõ, một gánh bắp xào, đậu hũ… ra đường dãi nắng dầm mưa tiết kiệm từng đồng gửi về quê nuôi cha mẹ già, con thơ. Là một người mẹ đã già, trên 70 nhưng vẫn phải đi bán vé số nuôi con nuôi cháu bị tâm thần, thiểu năng. Là người mẹ gánh theo con giữa trời nắng chang chang đi bán nuôi những đứa con khác ở nhà. Là người chồng sức khỏe hao mòn cõng thêm vợ tàn tật trên lưng ra đường kiếm thêm chút cháo. Là người lính thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa cụt hết hai chân ngồi vá xe đầu đường, thỉnh thoảng cầm cây đàn hát thêm mua vui, v.v.
Tôi đã từng bao nhiêu năm đi ăn bao nhiêu món hàng rong từ Nam ra Bắc, nghe không biết bao nhiêu câu chuyện đời khác nhau của những người nghèo sống "bên lề" ấy.
Không phải vô cớ mà dư luận phẫn nộ khi so sánh những con người lương thiện, không làm hại ai đó với những quan chức to nhỏ có cuộc sống hết sức giàu có, xa hoa, nhưng làm ăn hoang phí, tham nhũng, vung tiền ngân sách như vung mớ giấy vụn qua cửa sổ, làm nghèo đất nước, làm hại cho dân không biết bao nhiêu mà kể. Có đặt những bức tranh tương phản đó bên cạnh nhau mới thấy cái giá máu xương phải trả để có được sự thống nhất ngày hôm nay là quá đắt và là một sự mỉa mai cay đắng !
Mặt khác, nhìn vào đội ngũ những người lao động tự do, buôn gánh bán bưng…ởViệt Nam, để thấy thực chất "sức mạnh của nền kinh tế"Việt Nam. Những nước giàu thường không có nhiều người phải ra đường sống. Họ có việc, mà nếu họ không có việc thì họ có thể xin trợ cấp nhà nước đề sống tạm trong thời gian tìm việc. Vẫn có những người bán thức ăn đường phố nhưng không nhiều và trở thành một thứ văn hóa, tô điểm thêm cho thành phố, chứ không phải hàng chục triệu người phải sống bám vào đó như ởViệt Nam.
Có hai nguồn thu nhập không hề nhỏ trong nền kinh tế Việt Nam, đó là đội ngũ những người làm nghề tự do, buôn gánh bán bưng và những cơ sở kinh doanh nhỏ. Nhà nước Việt Nam từ trước tới nay thường chỉ nghĩ tới việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp tập đoàn nhà nước, cho cán bộ công nhân viên đi làm.,. còn hai thành phần này hoàn toàn không được quan tâm gì.
Giữa những giai đoạn khó khăn như đại dịch này, chính họ, không chỉ cần được hỗ trợ mà ngược lại, nếu họ tồn tại và kiếm sống được, thỉ kinh tế Việt Nam cũng có cơ phục hồi.
Song Chi
Nguồn : RFA, 18/08/2020 (songchi's blog)
******************
Ai ký sinh ai ?
Cánh Cò, RFA, 17/08/2020
Khi nhân dân được xem là ký sinh trùng thì phản ứng dữ dội là lẽ đương nhiên, nhất là đối với mạng xã hội, nơi mà thông tin xuất hiện và được nhân rộng nhanh như sấm chớp.
Đám tang của lãnh tụ nào cũng vĩ đại nhưng có thực sự họ yêu mến lãnh tụ đến mức xếp hàng cả ngày hay không ?
Trang Facebook bỗng dưng không còn Covid, không còn đám tang lãnh tụ, không còn Biển Đông hay Hong Kong… chiếm lĩnh hầu hết hiện nay là khuôn mặt điển trai của anh Biên tập viên Anh Quang của VTV1 với bản tin tài chính kinh doanh sáng ngày 17 tháng 8 năm 2020 trong đó có câu giới thiệu cho một chương trình phóng sự về hàng rong tại Thành phố Hồ Chí Minh như sau :
"Dịch covid 19 đã khiến cho những con phố du lịch hay chủ yếu phục vụ khách nước ngoài đến Thành phố Hồ Chí Minh trở nên tiêu điều và khi những con phố không còn sức sống như gánh hàng rong vốn được xem là sống ký sinh trùng bên trên những con phố này sẽ tồn tại ra sao ?"
Câu hỏi đặt ra cho mọi người là tại sao anh chàng Biên tập viên này lại sử dụng một cụm từ hỗn hào như thế trong khi tướng mạo của anh ta không phải là kẻ thiếu giáo dục đến nỗi không hiểu "ký sinh trùng" là gì.
Thật ra không phải Anh Quang là người duy nhất đọc lời giới thiệu cho phóng sự này mà còn một người khác trên hệ thống VTV cũng đọc y khuôn. Như vậy có thể khẳng định người viết những câu chữ này là lãnh đạo hay ít nhất cũng là thủ trưởng của chương trình. Căn cứ vào chỗ ngồi của anh ta có thể giả định hai trường hợp : thứ nhất anh ta mua chức nhưng dốt nát, thứ hai anh ta có học và hiểu nghĩa của từ "ký sinh trùng" nhưng vẫn áp dụng vào người bán hàng rong vì trong tiềm thức anh ta cho rằng mình đang mặc áo cổ cồn và có quyền bực bội, khinh bỉ và tuôn ra nhóm từ làm cho dư luận nổi sóng.
Từ câu nói này nảy sinh một câu hỏi khác : Có phải quả thật những người bán hàng rong là sống ký sinh lên người khác, hay nói rõ hơn là ký sinh trên hệ thống chính quyền để họ phải bực mình mà nói lời khốn nạn như vậy ?
Dĩ nhiên là không, bởi gánh hàng rong là hình thái của nền kinh tế gia đình, từ cái gánh ấy là công sức, mồ hôi, tiền bạc và thời gian mà đôi khi cả gia đình phải bỏ ra như một cách đầu tư kiếm sống. Nếu là người bán bún thì họ phải đi chợ mua hàng, thức rất khuya để nấu bún, nước lèo, nhặt rau quả và vội vàng gánh ra phố bán cho những người cũng nghèo khổ không khác gì họ.
Sự thực này đối lập rất rõ những hình ảnh khác cũng lồ lộ trên đường phố khắp mọi nơi trên đất nước, đó là những quan lớn lẫn bé ngồi trong phòng máy lạnh, áo cổ cồn, nhìn dân bằng nửa con mắt, làm việc qua loa rồi còn tụ tập ăn nhậu hoành tráng trong các nơi kín đáo nhưng đầy vi khuẩn của lòng tham từ những đồng tiền đút lót.
Những đồng tiền mà họ vơ vét lấy ra từ đồng thuế của những người bán hàng rong trước cơ quan mà họ đang ngồi.
Cao hơn một cấp là những chữ ký của cấp bộ, cấp trung ương. Họ ký cho những dự án, những đặc khu, những khu công nghiệp hay chí ít là những mảnh đất vàng của người dân với danh nghĩa phát triển. Những chữ ký làm Thủ Thiêm rướm máu, làm Vũng Án đặc mùi xú uế, làm Hà Nội, Sài Gòn ngập nước, làm đường cao tốc xe chưa chạy đã vênh. Những chữ ký ấy lấy đồng tiền của cả nước trong đó không ít từ những gánh hàng rong nghèo khó.
Ăn dày và bí hiểm hơn là những đồng tiền rút ra từ ngân sách nhà nước để nuôi một hệ thống ăn theo. Chúng là những đơn vị nhà nước dưới cái tên Hiệp hội như Hội Phụ nữ, Hội bảo vệ trẻ em, Hội nhà văn, Hội nông dân…lãnh lương hàng ngàn tỷ nhưng chưa hề có một việc làm nào được báo chí vinh danh.
Nhưng đau lòng nhất cho các bà, các mẹ, các chị hàng rong là đồng tiền gia đình của họ đang bị lấy ra đóng trực tiếp cho Đảng cộng sản Việt Nam sinh hoạt. Họ sinh hoạt hàng tuần, hàng quý, hàng năm… và họ rất hãnh diện về những sinh hoạt ấy và gọi chúng là đại hội.
Với người sống là thế, bọn ký sinh ấy còn bám vào người chết nữa.
Đám tang của lãnh tụ nào cũng vĩ đại nhưng có thực sự họ yêu mến lãnh tụ đến mức xếp hàng cả ngày hay không ? Khó nói lắm, nhất là người dân vẫn nhận xét rằng họ đang bám vào xác chết để kiếm điểm với cơ quan. Vậy là ký sinh trên xác chết.
Người bán hàng rong không thể ký sinh bằng chữ ký, bằng đại hội, bằng xác chết. Vậy thì ai mới là ký sinh đúng nghĩa ? Chắc phải đợi VTV làm một phóng sự khác có cái tựa rất hấp dẫn : Ai ký sinh ai ?
Cánh Cò
Nguồn : RFA, 17/08/2020 (canhco's blog)