Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Tại hội nghị các bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng, gọi tắt là ADMM+, mở ra trực tuyến vào hôm nay, 16/06/2021, lãnh đạo Quốc phòng 10 nước Đông Nam Á và 8 đối tác của ASEAN, Nhật Bản lại công khai bày tỏ thái độ quan ngại trước bộ Luật Hải Cảnh mới vừa được Bắc Kinh ban hành, cho phép tàu cảnh sát biển Trung Quốc nổ súng vào tàu nước ngoài. Ngoài Nhật Bản, một số nước Đông Nam Á cũng có những phê phán tương tự.

luathaicanh1

Tàu tuần duyên và tàu cá Trung Quốc xâm nhập vùng biển có tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản trên biển Hoa Đông ngày 06/10/2016.  AP

Theo hãng tin Nhật Kyodo, trong phát biểu của mình tại hội nghị các bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng dưới quyền chủ trì của Brunei, nước hiện là chủ tịch luân phiên ASEAN, bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi đã nêu bật vấn đề an ninh tại vùng Biển Đông và biển Hoa Đông, khẳng định rằng Tokyo mong muốn vấn đề được giải quyết một cách hòa bình thông qua đối thoại trực tiếp giữa các bên liên quan.

Trong phát biểu mình, bộ trưởng Kishi cũng chỉ trích một luật của Trung Quốc được áp dụng kể từ tháng 2 vừa qua, cho phép lực lượng tuần duyên Trung Quốc sử dụng vũ khí chống lại các tàu nước ngoài bị Bắc Kinh coi là xâm nhập trái phép vùng biển Trung Quốc.

Ông Kishi tố cáo : "Luật này có những điều khoản có vấn đề nếu xét trên bình diện nhất quán với luật pháp quốc tế, chẳng hạn như những điểm mập mờ về vùng biển nơi có thể áp dụng luật, cũng như về cấp có thẩm quyền ra lệnh sử dụng vũ khí".

Theo báo mạng Philippines Rappler, Luật Hải Cảnh mới của Trung Quốc cũng bị một số nước ASEAN chỉ trích nhân hội nghị các bộ trưởng Quốc phòng ASEAN ADMM mở ra hôm qua.

Trích dẫn thông tin từ bộ Quốc phòng Philippines, Rappler cho biết là nhân cuộc họp, tất cả các bộ trưởng ASEAN đều quan ngại trước các hành động liên tục của Trung Quốc tại Biển Đông, trong lúc một số bộ trưởng đã tỏ thái độ quan ngại về Luật Hải Cảnh Trung Quốc.

Theo nguồn tin trên, các bộ trưởng có liên quan đã nêu bật tính chất mơ hồ trong việc áp dụng luật này tại Biển Đông, nơi các quốc gia thành viên ASEAN khác như Việt Nam cũng có tuyên bố chủ quyền.

Từ khi được ban hành, luật Hải Cảnh mới của Trung Quốc đã làm dấy lên quan ngại trong bối cảnh Bắc Kinh tự nhận chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông cũng như tại nhiều khu vực trên biển Hoa Đông, trong đó có vùng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hiện do Nhật Bản quản lý.

Hồ sơ Biển Đông nhìn chung đã chiếm một phần quan trọng trong hội nghị các bộ trưởng Quốc phòng lần này với việc các nước đều nhấn mạnh đến tầm quan trọng của quyền tự do hàng không và hàng hải, quyền hoạt động thương mại không bị cản trở và việc sớm thông qua Bộ Quy Tắc Ứng Xử của các bên ở Biển Đông COC, đang đàm phán giữa ASEAN và Trung Quốc.

Đường dây nóng giữa bộ trưởng Quốc phòng 18 nước

Mặt khác, theo hãng tin Kyodo, các đối tác của ASEAN trong hội nghị ADMM+ - từ Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, cho đến Nga, Ấn Độ, Úc và New Zealand, vào hôm nay cũng hoan nghênh lời mời của ASEAN tham gia vào chương trình thành lập đường dây nóng cấp bộ trưởng của toàn khối nhằm làm dịu căng thẳng trong khu vực.

Đường dây nóng, mang tên Cơ sở hạ tầng Truyền thông trực tiếp ASEAN, hay ADI, nhằm mục đích cho phép đối thoại để thúc đẩy giảm thiểu nguy cơ xung đột, giải tỏa những hiểu lầm và tính toán sai lầm trong các tình huống khủng hoảng hoặc khẩn cấp.

Đây là phương án nhằm mục đích cung cấp thông tin liên lạc an toàn bằng giọng nói, fax hoặc email, theo một tài liệu định nghĩa khái niệm đã được các bộ trưởng quốc phòng ASEAN thông qua vào năm 2019 để mở rộng ADI cho tám quốc gia đối tác bên ngoài nhóm.

Trọng Nghĩa

Published in Châu Á

Người Việt tại Nhật biểu tình chống Luật Hải cảnh của Trung Quốc

Giang Nguyễn, RFA, 08/03/2021

Một số bạn trẻ người Việt học tập và làm việc tại Nhật vào ngày 7 tháng 3 tiến hành biểu tình trước Đại sứ quán Trung Quốc để phản đối Luật Hải cảnh của Trung Quốc vì cho rằng luật này vi phạm luật quốc tế.

nhat1

Đoàn người biểu tình Luật Hải cảnh Trung Quốc tại Tokyo hôm 6/3/2021 - Courtesy of Antichicom

Một du học sinh từ Việt Nam tên Ngân, 21 tuổi, chia sẻ vì sao cô tham gia cuộc biểu tình tại công viên Kogai ở Tokyo, trước Đại sứ quán Trung Quốc:

"Em cảm thấy rất là bức xúc và khó chịu với luật này".

Luật Hải cảnh do Quốc hội Trung Quốc thông qua ngày 22 tháng 1 cho phép cảnh sát biển của Trung Quốc bắn vào các tàu thuyền nước ngoài hoạt động trong vùng biển mà Bắc Kinh đòi chủ quyền, cho phép họ được quyền phá hủy các cấu trúc do nước khác xây dựng, và được phép lập các khu vực ngăn cấm việc qua lại của tàu thuyền các nước đi vào vùng biển cấm đó.

Cô Ngân kể tiếp : "Hôm nay đi biểu tình, có rất nhiều cảnh sát đi theo bảo vệ, nói chung là rất là trật tự. Năm nay có khá nhiều bạn trẻ tham gia, các bạn trẻ đã thể hiện sự phản kháng của mình rất là mạnh mẽ".

Từ công viên Kogai đoàn biểu tình, khoảng 40 người, tiến đến Đại sứ quán Trung Quốc.

Anh Nguyễn Phương, một thành viên của ban tổ chức nói, cuộc biểu tình do ba tổ chức tại đây phối hợp, bao gồm Nhóm trẻ vì Nhân quyền, Phong trào Phản đối Trung Cộng Antichicom và Hiệp hội Người Việt tại Nhật.

"Biểu tình diễn ra vào lúc 11 giờ. Vì đang là dịch nên chỉ di chuyển từ công viên đến điểm gần Đại sứ quán của Trung Cộng. Tại đó được chia ra làm nhóm năm người đến trước cổng Đại sứ quán Trung Cộng để đọc, hô khẩu hiệu và trao thư cho Đại sứ quán Trung Cộng phản đối việc Trung Quốc thông qua đạo Luật hải cảnh, dùng vũ khí để bắn vào tàu ngoại quốc.

Đầu tiên có một nhóm, sử dụng tiếng Nhật để trình bày nội dung về luật hải cảnh, và ảnh hưởng đến Việt Nam, Phi Luật Tân, Brunei, Malaysia và Indonesia, Nhật Bản, những nước có chung đường Biển Đông. 

Không khí rất hào hùng, rất đông các bạn trẻ hiểu được tình hình đất nước, hô hào rất kiên quyết". 

Sau khi từng tốp, năm người một nhóm, tiến lên hô các khẩu hiệu, nhóm người cuối cùng đã bỏ kháng thư vào hộp thư của đại sứ quán. Nội dung kháng thư được biết có yêu cầu chính quyền Trung Quốc hủy bỏ những luật phi pháp, xâm phạm chủ quyền của biển đảo Việt Nam, cũng như đường lưỡi bò xâm phạm vùng lãnh hải của các nước láng giềng.

Sau khi biểu tình tại Công viên Kogai trước Đại sứ quán Trung Quốc, đến giờ trưa, đoàn đã kéo đến Shibuya, trung tâm khu thương mại và nhà ga đông đúc và được biết đến nhiều nhất ở Tokyo. Họ đã giăng biểu ngữ với khẩu hiệu "Phản đối Trung Cộng dùng luật hải cảnh ăn cướp biển đảo Việt Nam" và phát truyền đơn cho đám đông đi lại để người Nhật hiểu được ý nghĩa của Luật hải cảnh Trung Quốc.

nhat2

Một phụ nữ Việt biểu tình Luật Hải cảnh Trung Quốc ở Tokyo hôm 6/3/2021. Courtesy : Antichicom

Ông Nguyễn Huy, từ Osaka đi xe lửa lên Tokyo tham gia, ghi nhận người Việt Nam đã lấy cảm hứng từ các cuộc biểu tình chống quân đội của Miến Điện đang diễn ra khắp nơi trên thế giới, và cả tại Nhật Bản.

Ông chia sẻ : "Cách đây một tuần tôi cũng có viết một bài giới thiệu một em du học sinh Miến Điện, khi em tham gia cuộc biểu tình cho Miến Điện tại Nhật. Khi giới thiệu bài này thì một số người trẻ Việt Nam mới nói là, tại sao tuổi trẻ người Miến Điện làm như vậy được tại sao tụi em làm không được. Mấy em có ý tưởng là tổ chức cuộc kháng nghị về Luật Hải cảnh của Trung Quốc và các em tổ chức. Vì tôi đã có bài viết thì mình cũng phải có hành động cụ thể chứ không chỉ nói suông. Chính vì lý do đó mà hôm nay tôi lên tham dự". 

Ông cũng cho biết, người Nhật cũng quan tâm về Luật Hải cảnh Trung Quốc vì những tranh chấp lãnh hải giữa Nhật và Trung Quốc xung quanh quần đảo Điếu Ngư mà Nhật gọi là Senkaku. Tháng trước, có hai vụ tàu Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Nhật Bản tại quần đảo Điếu Ngư sau khi Luật Hải cảnh của Trung Quốc được thông qua.

Ông Huy và cô Ngân, sinh viên 21 tuổi tham gia biểu tình nói có lẽ điều kiện chưa cho phép nhiều cuộc biểu tình diễn ra trong và ngoài nước. Cô Ngân có thông điệp đặc biệt dành cho các bạn trẻ cùng lứa tuổi :

"Em muốn nói với họ là đất nước mình đang bị như vậy, thì nên đứng lên, nên nói lên tấm lòng của mình, thể hiện lòng yêu nước của mình vì ở Việt nam không có cơ hội được biểu tình như thế này. Khi mà sang nước ngoài thì mình nên tận dụng những cơ hội đó để nói lên tiếng nói của mình".

Ông Huy bổ sung them : 

 "Tôi cũng mong muốn trước những đe dọa của Trung Quốc đối với Việt Nam, người Việt Nam mình sẽ quan tâm nhiều hơn để các hoạt động trở nên mạnh mẽ hơn, thành một tiếng nói khiến Trung Quốc phải sợ. Những gì trong nước làm không được, mình làm ở ngoài này".

Giang Nguyễn

Nguồn : RFA, 08/03/2021

*********************

Người Vit ti Nht biu tình chng Lut Hi cnh ca Trung Quc

VOA, 09/03/2021

Mt nhóm người Vit ti Nht đã xung đường biu tình phn đi Lut Hi cnh ca Trung Quc vào cui tun. Vi biu ng "Phn đi Trung Cng dùng lut hi cnh ăn cướp bin đo Vit Nam", nhóm người Vit góp tiếng nói giúp cng đng và thế gii hiu rõ s hung hăng và bá quyn ca Bc Kinh.

nhat3

Người Vit ti Nht biu tình phn đi Lut Hi cnh Trung Quc trước Đi s quán Trung Quc Tokyo ngày 7/3/2021. Photo Antichicom via Hoang Dung

Bà Hoàng Dung, mt người Vit sinh sng ti Tokyo, chia s vi VOA v cuc biu tình trưa ngày 7/3, ti công viên Kogai trước Đi s quán Trung Quc và sau đó là ti khu Shibuya, trung tâm thương mi và nhà ga Tokyo.

"Lut Hi cnh Trung Quc cho phép h s dng vũ khí hng nng, nh khác nhau đ bn vào tàu các nước. Tôi mun lên tiếng đ phn đi. Đây là vic làm quá phi pháp".

"Chúng tôi biu tình đ cho người Nht và thế gii nhn biết".

"Chúng tôi không th hèn nhát ngi đó đ cho Trung Quc xâm chiếm bin đo ca Vit Nam mình".

Vào ngày 22/1, Trung Quc thông qua Lut Hi cnh, công khai cho phép cnh sát bin Trung Quc n súng vào các tàu nước ngoài, mt đng thái có th làm dy sóng các vùng bin đang trong vòng tranh chp chung quanh Trung Quc. Lut này có hiu lc t ngày 1/2.

Mt đon video được phát trên trang Facebook ca Antichicom, Phong trào Phn đi Trung Cng ti Nht, cho thy nhóm hàng chc người biu tình hô vang các khu hiu bng ba th tiếng Nht, Anh, Vit trước đi s quán Trung Quc : "Dng ngay Lut Hi cnh Trung Cng !", "Đ đo Trung Cng bá quyn Bin Đông".

Ông Lê Đt, mt thành viên ca Antichicom, viết trên Facebook hôm 9/3 v cuc biu tình ngày 7/3 : "Đó là mt ngày tôi có th làm mt vic mà tôi cm thy nó có ý nghĩa, khi mình đã góp phn lên tiếng được cho thế gii biết được v tình hình bin đo ca quê hương đang b xâm chiếm bi Tàu Cng như thế nào".

Ông Lê Đt viết tiếp : "Vi tâm thế đó tôi đến vi cuc biu tình, s chun b rt chnh chu t người chào đón, âm thanh, h thng điu hp... Tôi cm thy s gn gũi t mi người, không phi vì chúng tôi là nhng người con xa x mà vì trong tâm các bn và tôi đu có mt tư tưởng ging nhau : Làm sao đ đt nước chúng ta được toàn vn lãnh th".

Cũng liên quan đến Lut Hi cnh Trung Quc, hôm 7/3, B trưởng Ngoi giao Trung Quc Vương Ngh khng đnh bên l k hp thường niên ca Đi hi Đi biu Nhân dân Toàn quc, tc quc hi ca Trung Quc, rng đo lut mi này "không nhm vào bt k quc gia c th nào", và rng đo lut này là "phù hp vi lut pháp và thông l quc tế".

Trước đó, ti cuc hp trc tuyến hôm 4/3, B Ngoi giao Hoa K và Nht đã chia s nhng lo ngi sâu sc v Lut Hi cnh ca Trung Quc, đng thi tái khng đnh s phn đi mnh m ca Washington và Tokyo đi vi nhng n lc đơn phương nhm thay đi hin trng bng vũ lc hoc cưỡng bc Bin Hoa Đông và Bin Đông, theo thông cáo ca B Ngoi giao Hoa K.

https://youtu.be/uRudkGhvS8U

Published in Diễn đàn

Trung Quốc ngấm ngầm tạo "hiện trạng mới" độc chiếm Biển Đông với Luật Hải cảnh

Luật Hải cảnh mới của Trung Quốc cho phép lực lượng Cảnh sát biển của nước này bắn vào tầu thuyền nước ngoài trong trường hợp tranh chấp, xua đuổi thậm chí là bắt giữ tầu nước ngoài trong vùng biển mà Bắc Kinh tự nhận chủ quyền, như tại biển Hoa Đông và Biển Đông. Đây là hai vùng biển có vị trí chiến lược và giầu nguồn tài nguyên mà Trung Quốc cần để duy trì phát triển kinh tế.

haicanh1

Tầu hải cảnh Trung Quốc phun vòi rồng vào tầu cá Philippines, ngày 23/09/2015 trong khu vực bãi cạn Scarborough ở Biển Đông. Ảnh minh họa.  AP - Renato Etac

Với Luật Hải cảnh có hiệu lực từ ngày 01/02/2021, từ một lực lượng có nhiệm vụ trị an, tìm kiếm cứu nạn, lực lượng Cảnh sát biển giờ trở thành một công cụ hăm dọa của quân đội Trung Quốc, ép các nước láng giềng tuân thủ quy tắc do họ đặt ra nếu không muốn lĩnh hậu quả. Nói một cách khác, Trung Quốc dùng vũ lực để khẳng định là "ông chủ duy nhất" ở các vùng biển có tranh chấp.

"Hiện trạng mới" này sẽ được ngấm ngầm duy trì với Luật Hải cảnh mới, được một nhà nghiên cứu Philippines ví như "quả bom nổ chậm". Đây là "một mối nguy hiểm cho các nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc", theo nhận định của nhà nghiên cứu Pháp Laurent Gédéon, Trường Sư phạm Lyon (ENS de Lyon), khi trả lời RFI tiếng Việt.

*****

RFI :Luật Hải cảnh Trung Quốc cho phép Cảnh sát biển Trung Quốc sử dụng vũ lực để bảo vệ chủ quyền. Tại sao luật này được thông qua và có những điểm gì gây lo lắng ?

Laurent Gédéon : Luật này khá mới, được thông qua ngày 22/01/2021 và có hiệu lực từ ngày 01/02/2021. Về mặt chính thức, Bắc Kinh nói rằng Luật Hải cảnh nhằm mục đích bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh và các quyền hàng hải của Trung Quốc. Theo quan điểm của bộ Ngoại Giao Trung Quốc, luật hoàn toàn phù hợp với các công ước và thông lệ quốc tế.

Tuy nhiên, nếu nhìn vào những gì được nêu trong 84 điều, được chia thành 11 chương, và cho dù luật cố định nghĩa chính xác bộ khung pháp lý can thiệp của lực lượng Hải cảnh Trung Quốc, thì vấn đề đặt ra là luật này vẫn không nêu rõ đâu là những vùng biển thuộc chủ quyền của Trung Quốc.

Thực vậy, người ta có thể thấy không gian này được nhắc trong điều 3. Điều này ghi : Luật được áp dụng đối với các hoạt động của lực lượng Cảnh sát biển và ở phía trong và trên vùng biển nằm trong quyền tài phán của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Nhưng khu vực này lại không được nêu cụ thể.

Điều cần chú ý, đó là qua luật này, Trung Quốc gia tăng áp lực pháp lý, mà trên thực tế đã được đẩy mạnh với việc thông qua một số luật, trong đó có "Luật lãnh hải và vùng tiếp giáp" năm 1992. Mục đích của những luật này là củng cố tính hợp pháp trên thực địa những đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc, kể cả ở Biển Đông, bởi vì luật cũng đề cập rõ đến các đảo và đá ngầm. Đây là điều cần lưu ý !

Cụ thể, điều 12 ghi rằng Cảnh sát biển có thể tiến hành tuần tra để bảo vệ các đảo và đá ngầm và quản lý biên giới trên biển. Vẫn điều 12 quy định rằng lực lượng Cảnh sát biển có thể đưa ra những biện pháp cần thiết để bảo vệ an ninh cho các đảo và đá ngầm, cũng như các đảo nhân tạo và các công trình cơ sở hạ tầng. Điều đáng chú ý ở đây là các đảo nhân tạo nằm ở Biển Đông và không nằm trong vùng biển của Trung Quốc.

Vì thế, có thể thấy là luật này nhắm đến mục đích tăng tính pháp lý cho sự hiện diện của Trung Quốc ở Biển Đông, làm dày thêm kho tài liệu pháp lý của Trung Quốc về khu vực này và có khả năng dẫn đến thay đổi quyền tài phán liên quan đến Biển Đông được quy định theo luật pháp quốc tế. Chúng ta có thể nghĩ đây là đích ngắm trong trung hạn ẩn sau kế hoạch này.

RFI : Lực lượng Cảnh sát biển Trung Quốc được thành lập trên cơ sở tái cơ cấu Tổng cục Hải dương Quốc gia năm 2013, đến năm 2018 được chuyển từ Tổng cục Hải dương sang Cảnh sát vũ trang Nhân dân và hiện được trang bị vũ khí. Đây có phải là một mối nguy hiểm trong vùng không ?

Laurent Gédéon : Cảnh sát biển Trung Quốc, từng là một nhánh của Tổng cục Hải dương Quốc gia vào năm 2013, hiện nằm dưới sự quản lý của Quân ủy Trung ương do ông Tập Cận Bình làm chủ tịch.

Quy chế của lực lượng này rất mập mờ bởi vì trên thực tế, đây là một lực lượng bán quân sự hơn là một cơ cấu cảnh sát. Nhưng lực lượng này lại không được coi là một phần của Hải Quân Trung Quốc. Và điều này cho phép lực lượng hải cảnh tiến hành những chiến dịch mà nếu do các tầu chiến đảm nhiệm thì có nguy cơ dẫn đến các cuộc đối đầu vũ trang.

Vì vậy việc sử dụng lực lượng này mang mục đích chính trị. Trung Quốc để quy chế mập mờ, nước đôi của lực lượng Cảnh sát biển vì điều đó cho phép Bắc Kinh giữ được thế mạnh trên thực địa mà vẫn tránh được các mâu thuẫn.

Từ những yếu tố trên, tôi cho rằng Cảnh sát biển Trung Quốc là một mối nguy hiểm tiềm tàng cho các nước láng giềng vì nó cho phép Trung Quốc chiếm ưu thế trên thực địa mà vẫn có thể tránh được đối đầu trực diện với các nước trong vùng.

RFI :Như ông nói, quy chế của Hải cảnh Trung Quốc là mập mờ, nước đôi. Lực lượng này còn có khả năng nào khác nhờ luật mới này ?

Laurent Gédéon : Trên nguyên tắc, Hải cảnh Trung Quốc có nhiệm vụ áp dụng luật của Nhà nước trong các vùng biển thuộc quyền tài phán của họ. Nhưng phải chú ý rằng với luật mới này, Hải cảnh Trung Quốc có thêm chức năng địa-chính trị mới nhờ vào quyền hạn được trao cho lực lượng này về mặt pháp lý, trong đó có việc được phép can thiệp chống tầu thuyền nước ngoài và sử dụng vũ lực nếu cần thiết.

Cần phải nhắc lại rằng đạo luật này được thông qua trong bối cảnh chung mà chúng ta thấy là ngày càng có nhiều sự cố giữa hải quân Trung Quốc và hải quân nước ngoài, trong đó có cả Hoa Kỳ, cũng như trong bối cảnh rộng hơn, đó là căng thẳng Mỹ-Trung thêm gia tăng mà đỉnh điểm hiện nay là vấn đề Đài Loan.

Những điều khoản liên quan đến tầu thuyền nước ngoài gồm có điều 7, 20 và 21, quy định rằng Cảnh sát biển Trung Quốc có quyền tiến hành các biện pháp cảnh cáo, kiểm tra để bắt giữ tầu quân sự nước ngoài. Họ có quyền bắt các tầu nước ngoài rời khỏi những khu vực hoặc vùng biển có tranh chấp. Họ cũng có quyền sử dụng vũ lực. Việc này được nêu trong các điều 22, 47 và 48. Theo ba điều này, Hải cảnh Trung Quốc được phép sử dụng vũ khí cầm tay, vũ khí được phóng từ tầu và hoặc từ trên không.

Việc sử dụng vũ khí được trang bị trên tầu, hoặc phóng từ trên không cho thấy khả năng sử dụng vũ khí hạng nặng hơn, có tính chất hủy diệt hơn. Qua đó có thể thấy là nhiều loại vũ khí không được trang bị cho Hải cảnh Trung Quốc nhưng lực lượng này lại có thể dùng đến để đối phó hiệu quả hơn với tầu thuyền nước ngoài, trong đó có lực lượng hải quân Mỹ.

RFI :Cụ thể hiện tại lực lượng Cảnh sát biển Trung Quốc được trang bị như thế nào ?

Laurent Gédéon : Cảnh sát biển Trung Quốc là lực lượng Hải cảnh lớn nhất thế giới và có nhiều tầu nhất, từ 400 đến 500 tầu. Hải cảnh Trung Quốc cũng có những con tầu mạnh nhất thế giới trong đội tầu kiểu này. Ví dụ, vào năm 2017 hai con tầu lớn nhất của Hải cảnh thế giới đã được bổ sung vào lực lượng này. Đó là những con tầu có lượng giãn nước tới 12.000 tấn và có tốc độ rất cao.

Người ta cũng nhận thấy là đội tầu Hải cảnh Trung Quốc còn có nhiều tầu thực ra được chuyển từ Hải quân của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc sang. Có nghĩa là đó là những con tầu chiến được tái bổ sung vào lực lượng Hải cảnh với chức năng được mở rộng, như chúng ta đề cập ở trên, và một số điểm trong phần nhiệm vụ của lực lượng này thực ra phải thuộc về hải quân.

Do đó, chúng ta có thể thấy là chức năng của lực lượng Hải cảnh Trung Quốc vừa mơ hồ, vừa nhập nhằng, đặc biệt theo những chi tiết trên, thì đó là một đội tầu mang tính quân sự nhiều hơn.

RFI :Việt Nam và ngư dân Việt Nam, cũng như nhiều nước khác trong vùng, bị lực lượng bán quân sự này đe dọa như thế nào ?

Laurent Gédéon : Một trong những khó khăn cho Việt Nam là ở chỗ thiếu sự rõ ràng trong hành động của Trung Quốc và tính mập mờ trong cách diễn giải về không gian có thể có liên quan đến việc áp dụng Luật Hải cảnh mới này. Vấn đề ở chỗ, tình huống không rõ ràng thì sẽ tăng nguy cơ tính toán sai lầm và như vậy sẽ tăng nguy cơ xảy ra sự cố. 

Ngoài ra còn có một vấn đề khác liên quan đến nội dung trong điều 3 về việc áp dụng luật này ở trong và bên trên vùng biển. Điều này ngụ ý rằng khi làm nhiệm vụ, Hải cảnh Trung Quốc chú ý đến cả không phận phía trên vùng biển. Đây là điểm gây lo ngại về khả năng Bắc Kinh gấp rút thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông. Như vậy, Hải cảnh Trung Quốc có thêm nhiệm vụ áp dụng luật trong khu vực này.

Việt Nam cũng có lý do để lo lắng về nội dung được ghi trong điều 12, theo đó Cảnh sát biển Trung Quốc giám sát, kiểm tra các hoạt động bất kể đó là hoạt động nuôi, khai thác hải sản hay đánh bắt. Dĩ nhiên, đây là điểm gây lo ngại vì chúng ta biết rằng một phần sự cố giữa Trung Quốc và Việt Nam liên quan đến hoạt động của các tầu cá.

Việt Nam hiện phải đối phó với sức ép từ Trung Quốc. Hà Nội có thể phản ứng qua đường ngoại giao bởi vì nhiều nước khác đã lên tiếng phản đối Luật Hải cảnh của Trung Quốc, như Nhật Bản, Philippines, Malaysia. Việt Nam có thể thử theo lập trường của những nước này và cùng đưa ra một lập trường chính thức chung, có thể gây được chú ý trên thế giới và mang tính răn đe đối với Trung Quốc.

Nhưng song song đó, Việt Nam cũng có thể hợp tác với Trung Quốc bằng cách đề xuất tổ chức các cuộc diễn tập chung giữa lực lượng Hải cảnh hai nước theo hướng quản lý và dàn xếp các sự cố hoặc các trường hợp bất ngờ.

RFI tiếng Việt xin chân thành cảm ơn nhà nghiên cứu Laurent Gédéon, Trường Sư phạm Lyon (ENS de Lyon), Pháp.

Thu Hằng

Nguồn : RFI, 15/02/2021

*******************

Luật Hải cảnh của Trung Quốc - mũi giáo trong chiến lược bành trướng trên Biển Đông

Renato Cruz De Castro, RFA, 19/02/2021

Ngày 22/1/2021, Thường vụ Quốc hội Trung Quốc thông qua Luật Hải cảnh cho phép lực lượng hải cảnh Trung Quốc được dùng vũ lực đối với các tàu nước ngoài trong vùng nước mà Trung Quốc đòi chủ quyền, phá huỷ các cấu trúc xây dựng trên các thực thể còn đang tranh chấp với các nước. Nhưng Đại sứ Philippines tại Trung Quốc mới đây nói luật mới sẽ không áp dụng với Philippines. RFA có cuộc phỏng vấn với Giáo sư môn quan hệ quốc tế Renato Cruz De Castro thuộc đại học De La Salle, Philippines.

haicanh4

Tàu hải cảnh 5204 có lượng choán nước đầy tải hơn 2.000 tấn, được trang bị pháo hạm 76mm - Ảnh chụp màn hình

RFA : Mới đây Đại sứ Philippines tại Trung Quốc được trang tin Star Global của Philippines trích lời cho biết Trung Quốc hứa sẽ không áp dụng Luật Hải cảnh mới với Philippines. Ông thấy lấy hứa này có đáng tin cậy không ?

Renato Cruz De Castro : Không, tôi không tin. Không một ai có thể tin sau những gì mà Trung Quốc đã làm với Philippines. Hãy nghe nó với sự dè dặt. Ngay cả vị Đại sứ cũng tỏ ra nghi ngờ. Không một ai có thể tin về sự cam đoan này của Trung Quốc. Luật sẽ được áp dụng đối với tất cả các quốc gia bao gồm cả Philippines lẫn Việt Nam, Malaysia. Họ sẽ áp dụng nó khi có cơ hội. Không còn nghi ngờ gì về khả năng này.

RFA : Báo chí Philippines khoảng 3 tuần trước có đưa tin về việc một tàu cá của Philippines bị tàu hải cảnh Trung Quốc đe doạ ở gần đảo Thị Tứ mà Philippines gọi là Pag asa. Trung Quốc từ năm ngoái đã điều nhiều tàu đến khu vực này, ngăn cản tàu cá ngư dân Philippines vào đánh bắt cá. Vậy tình hình hiện tại của ngư dân Philippines trong khu vực ra sao ? Chính phủ Philippines lo ngại thế nào trước tình hình này ?

Renato Cruz De Castro : Điều mà chính phủ Philippines đang làm là cố gắng che đậy thông tin, quân đội Philippines được yêu cầu là phải im lặng. Và thông tin về tình hình này bị che đậy hoàn toàn.

RFA : Vậy các ngư dân Philippines đối phó với tình hình này ra sao ? Chính phủ Philippines đã làm gì để giúp họ ?

Renato Cruz De Castro : Bộ trưởng Quốc phòng Lorenzana và vị Tổng tham mưu trưởng liên quân mới của Philippines nói rằng họ sẽ điều các tàu hải quân của Philippines và vũ khí của hải quân đến vùng nước này để bảo vệ ngư dân Philippines. Họ nói là họ sẽ không phát động một cuộc chiến tranh với Trung Quốc nhưng chúng tôi sẽ bảo vệ các tàu cá của chúng tôi. Cho nên chúng tôi đã có những tuyên bố rất mạnh mẽ đến từ Bộ Quốc phòng và từ các lực lượng vũ trang của Philippines rằng tàu hải quân sẽ được điều đến Biển Tây Philippines (Biển Đông) để bảo vệ ngư dân. Tôi nghĩ chắc chắn họ sẽ làm điều này. Theo tôi, Luật Hải cảnh của Trung Quốc đã thực sự gây sức ép lên Bộ Quốc phòng Philippines. Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao Philippines đã có phản ứng chính thức. Và tất nhiên trong một diễn biến khác không có liên quan trực tiếp đến luật này là việc chính phủ Philippines sắp tái đàm phán với Mỹ về một thoả thuận thăm viếng quân sự. Đàm phán sẽ diễn ra trong tuần này và tuần tới, trong tháng 2 này.

RFA : Khi Tổng thống Rodrigo Duterte lên nắm quyền, ông đi theo chính sách mềm dẻo và xích lại gần hơn với Trung Quốc, xa hơn với Mỹ. Nhưng với Luật Hải cảnh mới của Trung Quốc, ông nhận định thế nào về tình hình của Philippines trong quan hệ với Trung Quốc ?

Renato Cruz De Castro : Chúng ta phải xem xét vấn đề thực tế là Trung Quốc đã không thực hiện lời hứa của họ với chính quyền của Tổng thống Duterte rằng họ sẽ giúp Phiippines 24 tỷ đô la. Đó là lời hứa mà Chủ tịch Tập Cận Bình đưa ra khi Tổng thống Duterte sang thăm Trung Quốc hồi tháng 10. Tất nhiên, chính phủ của Tổng thống Duterte cũng mong đợi là Trung Quốc sẽ điều tiết các hành động của họ ở Biển Tây Philippines nhưng Trung Quốc đã không làm như vậy. Ngoài ra thì cuộc bầu cử Tổng thống sắp diễn ra vào năm tới nên chính phủ Philippines phải tỏ ra dũng cảm trước Trung Quốc vì họ không nhận được gì từ Trung Quốc cả. Các điều tra ở Philippines cho thấy người dân muốn chính phủ có hành động mạnh với Trung Quốc. Cho nên, theo tôi, điều mà họ đang làm là miễn cưỡng thôi. Bởi vì họ không thể đột ngột quay ngoặt 180 độ vì điều này cho thấy rõ ràng là chính sách hòa hoãn với Trung Quốc của họ đã thất bại và chính phủ này sẽ không bao giờ thừa nhận là chính sách của họ đã thất bại.

RFA : Vậy theo ông, chính phủ Philippines đã chuẩn bị như thế nào để đối phó với tình hình mới ở Biển Đông khi Luật Hải cảnh của Trung Quốc được thông qua ?

Renato Cruz De Castro : Tất nhiên, bây giờ thì chúng ta sẽ thấy tàu hải quân Philippines được điều ra đó và tất nhiên là họ dựa vào mối quan hệ đồng mình sẽ giúp họ. Ở đây là quan hệ đồng minh với Mỹ. Còn ASEAN thì không thể trông đợi được gì. Như tôi đã từng nói trước kia ASEAN bị chia rẽ. Philippines là nước duy nhất đã có công hàm ngoại giao phản đối (Luật Hải cảnh của Trung Quốc) trong khi Việt Nam thì chỉ lên tiếng vậy thôi mà không có công hàm phản đối chính thức.

RFA : Luật Hải cảnh của Trung Quốc cho phép nước này được quyền phá huỷ các cấu trúc được xây dựng trên các thực thể mà Trung Quốc đòi chủ quyền. Như ông cũng biết là Trung Quốc đòi chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông, toàn bộ Trường Sa và Hoàng Sa. Vậy ông đánh giá thế nào về khả năng Trung Quốc sẽ phá huỷ các cấu trúc mà Philippines hay Việt Nam xây dựng ở quần đảo Trường Sa ?

Renato Cruz De Castro : Nó sẽ xảy ra tuỳ theo việc Trung Quốc cảm thấy sự phối hợp các lực lượng mà họ có được thế nào. Vì vậy tôi nói với mọi người rằng không nên coi nhẹ quy định này trong luật. Bởi vì những điều tương tự đã xảy ra nhiều lần trong quá khứ. Trung Quốc thông qua luật về lãnh thổ và lãnh hải vào năm 1993. Vì vậy chúng ta phải cẩn trọng vì giờ đây họ đang thực hiện luật đó. Khi Trung Quốc chiếm Đá Vành Khăn, họ nói họ chỉ lắp đặt nơi trú cho các ngư dân. Nhưng hơn 25 năm sau thì Đá Vành Khăn được xây dựng thành đảo nhân tạo, và tất nhiên có cả cảng và có cả căn cứ không quân. Đây là một cuộc chiến lâu dài của Trung Quốc. Nó bắt đầu từ một cái gì đó đơn giản nhưng cuối cùng bạn phải theo dõi xem họ sẽ phát triển nó ra sao. Cho nên vấn đề chỉ là thời gian khi nào Trung Quốc sẽ tuyên bố bây giờ chúng tôi sẽ thực thi luật này.

RFA : Trung Quốc thời gian qua đã gia tăng hành động hiếu chiến ở Biển Đông. Theo ông tại sao họ thông qua Luật Hải cảnh vào lúc này ?

Tàu hải cảnh Trung Quốc đuổi tàu cảnh sát biển Việt Nam (không có trong hình) ở Biển Đông gần giàn khoan HD-981 của Trung Quốc hôm 15/7/2014. Reuters

Renato Cruz De Castro : Đây là một phần của kế hoạch của họ, dần dần xây dựng lực lượng. Họ đã xây dựng lực lượng hải cảnh. Lực lượng này được trang bị các tàu. Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc cho lực lượng này là mũi nhọn của cái giáo. Điều này có nghĩa là lực lượng hải cảnh Trung Quốc giờ là mũi nhọn của lực lượng Hải quân Trung Quốc được mở rộng. Và Luật Hải cảnh mới giúp mài nhọn mũi giáo này.

RFA : Theo ông, vai trò của Mỹ như thế nào trong tình hình mới ở Biển Đông khi luật này được thông qua ? Liệu Mỹ có đứng nhìn nếu Trung Quốc tiếp tục đâm chìm tàu cá các nước khác, thậm chí nổ súng bắn ngư dân hay phá huỷ các cấu trúc trên các thực thể đang tranh chấp ?

Renato Cruz De Castro : Theo tôi vào lúc này Luật Hải cảnh nhắm vào các quốc gia đòi chủ quyền trong khu vực. Chúng ta đang nói đến cái gọi là hoạt động Vùng Xám. Nó không phải là hành động chiến tranh. Tuy nhiên, Philippines và Mỹ có hiệp ước phòng thủ chung. Nếu bạn áp dụng hiệp ước này một cách kỹ thuật và đúng về pháp lý thì những hành động đó không được coi là tấn công công khai vào các cơ sở, tàu của chính phủ.

Tôi nghĩ là Tuần duyên Hoa Kỳ sẽ không sớm thì muộn cũng đến hoạt động ở khu vực này. Đó là điều mà tôi nghe được. Trên thực tế, họ đã điều tàu tuần duyên đến đồn trú tại Nhật Bản và rồi vào Biển Đông để tuần tra. Theo tôi, chính quyền của Tổng thống Biden sẽ tiếp tục cạnh tranh với Trung Quốc. Tôi đoán là các bạn sẽ thấy hoạt động của tàu tuần duyên Mỹ và Nhật Bản trong khu vực vì Nhật Bản đã nói họ có lợi ích ở đây. Nhật Bản nói với chúng tôi rằng các bạn cần phải cứng rắn vì nếu bạn nhượng bộ, họ sẽ áp dụng điều tương tự với quần đảo Senkaku (do Nhật kiểm soát ở biển Hoa Đông đang tranh chấp với Trung Quốc). Ví dụ như điều đã xảy ra ở bãi Scaborough Shoal (do Philippines kiểm soát trước kia) vào năm 2012, sau khi họ thành công chiếm Scaborough Shoal, họ liền áp dụng tương tự với Senkaku, chống lại tuần duyên Nhật ở Senkaku. Cho nên Nhật Bản tỏ ra quan tâm đến việc Trung Quốc áp dụng Luật Hải cảnh ở khu vực Đông Nam Á.

RFA : Vậy với sự hợp tác của Mỹ và Nhật và phản ứng của Mỹ và Nhật thì liệu điều này có làm Trung Quốc phải thận trọng hơn khi áp dụng luật mới ?

Renato Cruz De Castro : Như tôi đã nói, Trung Quốc quyết tâm thực hiện luật này. Nếu họ cảm thấy có sự kháng cự họ có thể ngưng một thời gian nhưng cuối cùng họ sẽ vẫn thực thi luật này. Mục đích của luật này là áp dụng chiến thuật Vùng Xám. Lực lượng hải cảnh của Trung Quốc là mũi giáo trong chiến lược bành trướng trên biển của Trung Quốc. Chừng nào mũi giáo đó được mài nhọn thì Trung Quốc sẽ dùng nó để đâm vào bất cứ nước nào đòi chủ quyền trong khu vực.

RFA : Theo ông các nước như Việt Nam và Philippines có thể làm gì để giảm thiểu ảnh hưởng của luật này, liệu ASEAN có thể làm được gì ?

Renato Cruz De Castro : Theo tôi thì chúng ta không thể trông đợi gì từ ASEAN vì họ sẽ không có một lập trường chung về Trung Quốc. Bắc Kinh đã chia rẽ ASEAN. Theo tôi thì chúng ta phải chuẩn bị bằng quan hệ đối tác giữa Philippines và Việt Nam, Philippines và Nhật bản trong vấn đề an ninh. Theo tôi, lựa chọn khả thi hơn là sự hợp tác giữa các quốc gia ven biển vốn sẽ bị ảnh hưởng bởi luật này. Họ phải tư vấn lẫn nhau, với các nước bao gồm Việt Nam, Nhật Bản, Indonesia, Malaysia, đừng trông đợi vào các nước không có lợi ích ở đây. Thậm chí chúng ta phải hợp tác với cả Đài Loan. Trung Quốc giờ đây đang có các hoạt động hút cát, nạo vét ở đảo mà Đài Loan kiểm soát.

RFA : Ông nghĩ thế nào về khả năng một thoả thuận vùng đánh cá chung giữa Trung Quốc và các nước có tranh chấp để bảo vệ ngư dân ?

Renato Cruz De Castro : Nếu bạn muốn làm vậy thì bạn phải tham gia đàm phán song phương với Trung Quốc, mà trước khi tiến hành đàm phán song phương như vậy với họ thì chúng tôi phải thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc ở vùng nước tranh chấp. Tính khả thi của giải pháp này thì phụ thuộc vào Trung Quốc. Nó giống như một cái hộp kẹo sô cô la có nhiều lựa chọn mà bạn không biết bạn sẽ nhận được gì khi mở hộp ra.

RFA : Xin cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn.

Nguồn : RFA, 19/02/2021

Published in Diễn đàn

Trung Quốc hôm 4 tháng 11 năm 2020, công khai dự thảo luật sửa đổi cho phép lực lượng hải cảnh nước này sử dụng vũ khí trong vùng biển mà Bắc Kinh cho là thuộc quyền tài phán của Hoa Lục. Theo các nhà quan sát chính trị thì luật này sẽ được Trung Quốc thông qua trong kỳ họp Quốc hội của họ vào tháng 12 sắp tới.

haicanh00

Tàu hải cảnh của Trung Quốc thường được trang bị vũ khí sát thương – Asian Military Review, 09/09/2019 - Ảnh minh họa

Dự thảo cho phép lực lượng bảo vệ bờ biển được phép sử dụng vũ khí để xua đuổi tàu thuyền nước ngoài bị cho xâm phạm lãnh hải Trung Quốc hoặc thẩm vấn thủy thủ đoàn cũng như được phép sử dụng vũ khí chống lại các tàu không tuân theo mệnh lệnh trong lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Trung Quốc. Dự thảo được công bố trong bối cảnh tàu hải cảnh Trung Quốc gia tăng hiện diện ở Biển Đông, có những hành động phi pháp, quấy rối tàu của một số nước trong khu vực, trong đó có tàu của ngư dân Việt Nam.

Thạc sĩ Hoàng Việt nói thêm về dự luật này :

"Đây không phải là sửa đổi mà là luật mới, có thể gọi tắt là luật hải cảnh của Trung Quốc. Luật này cho phép lực lượng hải cảnh của Trung Quốc được sử dụng vũ khí trong trường hợp nguy hiểm hoặc đe dọa xâm phạm trong khu vực biển của Trung Quốc.

Ngoài ra nó cũng cho phép thẩm quyền của hải cảnh Trung Quốc rất rộng, cả trên không vùng đặc quyền kinh tế bao gồm cả những đạo nhân tạo mà Trung Quốc đã bồi lấp tại Hoàng Sa và Trường Sa. Hải cảnh còn có quyền thu giữ các tàu cá nước ngoài xâm phạm vùng biển mà Trung Quốc nhận của mình. Họ còn có quyền phá hủy những đảo nhân tạo trong khu vực này".

Tiến sĩ Nguyễn Quang A, thành viên Quỹ nghiên cứu Biển Đông cho rằng, đây là bước leo thang nguy hiểm của Trung Quốc ở Biển Đông bên cạnh cái bẫy gọi vùng biển trong đường lưỡi bò mà Trung Quốc tự vẽ ra là ‘vùng biển tranh chấp’. Ông phân tích :

"Từ chỗ không có tranh chấp gì cả biến thành có tranh chấp là do Trung Quốc tự nhảy vào nhận của mình. Rất đáng tiếc là truyền thông quốc tế đã rơi vào cái bẫy rất nguy hiểm của nó khi gọi những vùng biển trong đường lưỡi bò là vùng biển tranh chấp, theo cách gọi của Trung Quốc. Bây giờ luật nó lại cho sử dụng vũ lực ở những vùng như thế thì đó là điều cực kỳ nguy hiểm. Điều này có thể dẫn đến những xung đột không thể lường trước được".

Đường lưỡi bò là tên thường gọi cho đường đứt khúc 9 đoạn mà Trung Quốc đơn phương vạch ra trên Biển Đông để tuyên bố chủ quyền gần 90% vùng biển này. Đường lưỡi bò xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 2 năm 1948 dưới thời chính quyền Tưởng Giới Thạch.

Vào ngày 12 tháng 7 năm 2016, Tòa Trọng tài Thường trực Quốc tế ở The Hague ra phán quyết về vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc liên quan đến tranh chấp tại Biển Đông. Phán quyết của tòa xác định tất cả các thực thể thuộc khu vực tranh chấp ở quần đảo Trường Sa không phải là những đảo có thể duy trì sự sống lâu dài và do đó không thể có vùng đặc quyền kinh tế. Điều này cũng áp dụng với đảo Ba Bình, đảo lớn nhất ở Trường Sa hiện do Đài Loan kiểm soát. Phán quyết cũng bác bỏ đường lưỡi bò của Trung Quốc trên biển Đông và xác định toàn bộ quần đảo Trường Sa không thể có đường cơ sở như đòi hỏi của Trung Quốc từ trước đến nay.

Trung Quốc tuyên bố không chấp nhận cũng như không tham gia vào tiến trình trọng tài do Philippines đơn phương khởi xướng.

Với việc công khai dự luật hải cảnh của Trung Quốc, một ngày sau, Phó Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Chính phủ Hà Nội, ông Dương Hoài Nam, lại tái khẳng định rằng Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Việt Nam luôn ủng hộ giải quyết các tranh chấp thông qua thương lượng hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.

Theo Thạc sĩ Hoàng Việt, từ nhiều năm qua Trung Quốc đã ngang nhiên xâm phạm khu vực biển của Việt Nam, đâm chìm tàu cá, ngăn cản tàu khác đến cứu, bắt ngư dân Việt Nam và cướp bóc tài sản. Hội nghề cá Việt Nam gọi những hành động này là "ngang ngược và vô nhân đạo" nhằm vào ngư dân Việt Nam. Bây giờ có luật hải cảnh như vậy thì Việt Nam không thể chỉ lên tiếng phản đối, bởi như thế chưa đủ.

Ông Hoàng Việt nói thêm :

"Với việc Trung Quốc cho phép hải cảnh được sử dụng vũ khí là biến hải cảnh trở thành lực lượng bán vũ trang, bán quân sự như vậy thì sẽ dẫn đến việc trong thời gian tới, những đội tàu của Trung Quốc xâm phạm vùng biển các quốc gia khác mà có thể sử dụng vũ lực thì sẽ rất nguy hiểm".

Theo báo cáo của Hội Nghề cá Quảng Ngãi hôm 10 tháng 6 năm 2020, tàu cá QNg 96416 do ngư dân Nguyễn Lộc làm chủ kiêm thuyền trưởng cùng 15 lao động đang đánh bắt cá ở khu vực đảo Linh Côn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam thì bị tàu sắt của lực lượng hải cảnh Trung Quốc khống chế, đánh đập ngư dân, bắt ký và điểm chỉ dấu vân tay vào biên bản do Trung Quốc viết. Lực lượng hải cảnh Trung Quốc còn lấy hai máy định vị và dò cá, một thuyền thúng, năm bành dây hơi, một tấn hải sản và phá hỏng nhiều bộ phận trên thân tàu. Thiệt hại ước tính khoảng 500 triệu đồng.

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp nhận định rằng, luật hải cảnh mới của Trung Quốc vi phạm tất cả những nền tảng luật pháp quốc tế cũng như công ước quốc tế về luật biển. Một trong những quy định căn bản là khi có tranh chấp xảy ra thì các nước liên quan phải để nguyên trạng và không được dùng vũ lực. Hơn nữa, theo đường lưỡi bò liếm trọn gần 90% diện tích Biển Đông thì chỗ nào cũng là của Trung Quốc hết. Ông Hợp phân tích điều mà ông gọi là ‘nghiêm trọng’ khi luật này được ban hành :

"Hậu quả quốc phòng và địa chính trị của nó là gì ? Đó là nếu dùng súng bắn vào các tàu dân sự hoặc các tàu khác trên biển là hành động gây hiến. Hành động gây chiến thì sẽ được trả lời bằng chiến tranh. Nó nghiêm trọng ở chỗ đấy. Nó không đơn giản đâu. Đấy là hành động khiêu khích để đánh, để gây ra chiến tranh. Trung Quốc đang chuẩn bị chiến tranh để tấn công Đài Loan và tấn công Việt Nam ở Trường Sa. Việt Nam trước hết là phải phản đối. Tiếp theo là phải chuẩn bị đánh trả nếu họ bắn. Nếu họ bắn là Việt Nam phải bắn lại.

Với luật này thì không phải Trung Quốc chỉ bảo vệ những đảo trong khoảnh cách 12 hải lý như từ trước đến nay nữa mà là toàn bộ biển. Họ làm như thế là đánh giá thấp nước Mỹ. Họ cho rằng nước Mỹ đang trong bầu cử như vậy sẽ là cơ hội tốt để họ làm tàng, gây ra chuyện nọ chuyện kia".

Tính đến cuối năm 2019, lực lượng hải cảnh Trung Quốc đã có 130 tàu tuần tra, trong đó có những tàu trọng tải lên đến 10.000 tấn - thuộc loại lớn nhất thế giới. Ngoài ra, nhiều tàu khác cũng được trang bị các loại pháo cỡ lớn loại 76mm, cùng nhiều loại súng máy.

Cảnh sát biển Trung Quốc những năm gần đây đã được hợp nhất vào lực lượng cảnh sát vũ trang và đội tàu tuần duyên đã được nâng cấp với các tàu lớn hơn.

Diễm Thi

Nguồn : RFA, 12/11/2020

Published in Diễn đàn