Sau khi các viên chức hữu trách của Bộ Lao động, thương binh và xã hội tuyên truyền : Nếu được Nhật, Nam Hàn cho phép đến làm thuê, các cá nhân có thể kiếm được "hàng ngàn đô/tháng".
Theo một nghị quyết của Chính phủ Việt Nam vào tháng 7/2022, những người tham gia chương trình xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc được vay tiền ký quỹ 100 triệu đồng. Photo Cổng thông tin Chính phủ.
Tháng trước và tháng này, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền cũng như hệ thống truyền thông chính thức tại Việt Nam thi nhau vẽ ra viễn cảnh tươi sáng nếu các cá nhân là "chủ nhân" của Việt Nam – tức người dân - giành được một suất "xuất khẩu lao động" - mỹ từ chỉ chuyện đưa người Việt đi làm thuê ở khắp nơi trên thế giới. Xuất khẩu lao động trở thành giải pháp hồi đầu thập niên 1980 và sau 40 năm đã trở thành "chiến lược" vì vừa có thể giải quyết việc làm cho các "chủ nhân", vừa dặm nền để xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Sau khi các viên chức hữu trách của Bộ Lao động, thương binh và xã hội tuyên truyền : Nếu được Nhật, Nam Hàn cho phép đến làm thuê, các cá nhân là "chủ nhân" của Việt Nam có thể kiếm được "hàng ngàn đô/tháng" (1), lãnh đạo chính quyền nhiều địa phương tiếp tục tuyên truyền thêm. Ví dụ, đại diện chính quyền tỉnh Nghệ An khoe với Quốc hội và các "chủ nhân" : Mỗi năm, Nghệ An đưa từ 13.000 đến 14.000 "chủ nhân" đi làm thuê ở ngoại quốc, nhờ vậy tạo ra "dòng chảy nửa tỉ USD/năm" (2). Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên toàn Việt Nam sắp tròn nửa thế kỷ nhưng cứ như những gì các viên chức hữu trách ở Nghệ An khoe thì chính việc đưa các "chủ nhân" đi làm thuê ở ngoại quốc mới "mang lại nhiều lợi ích thiết thực,góp phần quan trọng trong giải quyết việc làm và đẩy mạnh phát triển kinh tế, xây dựng quê hương", kể cả tạo ra nguồn tiền để "thực hiện mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới" - vốn vẫn được dùng như bằng chứng, chứng minh cho sự đúng đắn khi xây dựng chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam !
Cho dù đã đưa hơn một trăm ngàn cư dân đi làm thuê ở "110 quốc gia và vùng lãnh thổ" nhưng các viên chức hữu trách ở Nghệ An chỉ trăn trở một điều, đó là làm sao để "đưa công tácxuất khẩu lao động theo hướng có hiệu quả hơn" ! Chẳng riêng Nghệ An, đưa các "chủ nhân" đi làm thuê cho ngoại nhân ở ngoại quốc mới được giới lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam nâng lên thành "chiến lược", yêu cầu phải "bài bản" hơn và được xác định như một yếu tố đặc biệt quan trọng trong "Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội mười năm 2021-2030" (3).
Tuy giành và giữ độc quyền lãnh đạo toàn diện Việt Nam, dẫu luôn khẳng định về sự "tài tình và sáng suốt" của mình nhưng Đảng cộng sản Việt Nam hoàn toàn bất lực trong việc tạo dựng một xã hội mà "ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành". Nếu không bế tắc về sinh kế, không tuyệt vọng về tương lai, chắc chắn những "chủ nhân" của Việt Nam không thi nhau tìm đường đi làm thuê ở ngoại quốc bằng đủ mọi cách, kể cả việc chấp nhận bị biến thành hàng hóa cho thiên hạ buôn – khiến Việt Nam trở thành một điểm nóng về tệ nạn buôn người, chấp nhận mạo hiểm tính mạng, chấp nhận bị ngược đãi, bị làm nhục, chấp nhận trở thành những cá nhân sống bất hợp pháp trên xứ người.
Không chỉ có thế ! Để quảng bá cho "chiến lượcxuất khẩu lao động",các viên chức hữu trách trong hệ thống chính trị, hệ thống công quyền và hệ thống truyền thông chính thức tiếp tục giới thiệu những "ngôi làng đổi thay nhờ xuất khẩu lao động" (4). Chẳng hạn, đầu tháng này, tờ VnExpress giới thiệu xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh đang "lột xác" khi "biệt thự mọc lên khắp xã" và gần như nhà nào cũng có "tivi, tủ lạnh, máy giặt, điều hòa, lò vi sóng..". nhờ đồng lòng xuất ngoại đi làm thuê.
Đến giờ, chỉ thấy toàn đảng tiếp tục "hồ hởi, phấn khởi" với việc gửi các "chủ nhân" của quốc gia ra ngoại quốc làm thuê để họ tự cứu thân, cứu gia đình, qua đó giúp đảng "xây dựng chủ nghĩa xã hội" bằng nguồn ngoại tệ càng ngày càng dồi dào, không thấy viên chức hữu trách nào thèm bận tâm về nhiều vấn nạn xã hội đã nảy sinh suốt bốn thập niên gửi "chủ nhân" đi làm thuê. Cách nay bốn tháng, tờ Công An Nhân Dân giới thiệu một phóng sự, nhấn mạnh, phía sau sự sung túc của chính xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh"là những sự thật đắng cay khi không ít lao động bỏ mạng xứ người, vợ chồng lục đục kéo nhau ra tòa, con cái hư hỏng khi thiếu sự chăm sóc, dạy bảo của bố mẹ" (4).
Tại sao "đội ngũ tiên phong" không nhận ra điều mà ai cũng biết : Những vấn nạn xã hội liên quan đến gia đình, đến nguồn nhân lực (không đủ sống, thiếu chuyên môn, thiếu kỹ năng) sẽ sớm trở thành chướng ngại vật đe dọa sự ổn định và phát triển của một quốc gia, một dân tộc ? Tại sao không thấy "đội ngũ tiên phong" hổ thẹn, nhận trách nhiệm khi không hoàn thành "công nghiệp hóa, hiện đại hóa" vào năm 2020 để các "chủ nhân" chỉ còn lựa chọn duy nhất là xuất ngoại làm thuê nếu muốn đạt được ấm no ?
Việc gia hạn mục tiêu"công nghiệp hóa, hiện đại hóa" thêm mười năm nữa có đạt được không khi doanh nghiệp trong nước thì "khát" lao động (5), còn đa số "chủ nhân" hoàn tất hợp đồng đi làm thuê ở ngoại quốc khi quay trở về xứ sở của mình thì tiếp tục thất nghiệp, rơi trở lại vào vũng lầy đói nghèo (6). Đâu phải tự nhiên mà các "chủ nhân" của Việt Nam thi nhau bỏ trốn, chấp nhận tình trạng cư trú – làm việc bất hợp pháp trên xứ người (7) cho nên hết quốc gia này đến quốc gia khác không "tạm ngưng" tiếp nhận những "chủ nhân" của Việt Nam đến làm thuê thì cũng "tạm ngưng" tiếp nhận những "chủ nhân" của Việt Nam cư trú ở một số huyện, một số tỉnh nào đó (8).
Trân Văn
Nguồn : VOA, 24/09/2022
Chú thích
(3) https://baochinhphu.vn/xay-dung-chien-luoc-xuat-khau-lao-dong-bai-ban-10222082517405128.htm
(4) https://cand.com.vn/Phong-su/noi-buon-mang-ten-xuat-khau-lao-dong-i653023/
(6) https://vietnamnet.vn/vi-sao-nhieu-lao-dong-tu-nhat-tro-ve-that-nghiep-2058959.html
(8) https://nld.com.vn/cong-doan/lao-dao-mat-uy-tin-vi-lao-dong-bo-tron-20220915205435411.htm
Trong 42 người Việt "nhập cảnh trái phép" có một thiếu niên chỉ mới 16 tuổi và đã tử nạn khi vượt sông.
Người làng vui mừng đón những nạn nhân vừa được giải cứu từ Campuchia về - Ảnh : Trần Hiếu
Một viên thượng tá tên là Khổng Ngọc Oanh làm việc tại Phòng 5, Cục Cảnh sát hình sự của Bộ Công an Việt Nam mới tuyên bố với báo giới :Không phải hàng chục, hàng trăm mà có thể hàng ngàn người đã bị đưa sang Campuchia lao động theo dạng cưỡng bức, phải làm việc trong điều kiện cực kỳ nặng nhọc, bị giam giữ và không được nhận lương như hứa hẹn(2).
Tuyên bố vừa kể tái thừa nhận thảm cảnh mà nhiều người Việt sang Campuchia tìm sinh kế đang đối diện. Tuy từ lâu thân nhân của các nạn nhân đã tha thiết xin giải cứu họ vì các nạn nhân bị buộc làm việc từ 12 tiếng đến 15 tiếng mỗi ngày, ăn uống thiếu thốn, không được trả lương, muốn hồi hương phải nộp tiền chuộc thân nhưng hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam không thèm đoái hoài (3).
Hạ tuần tháng sáu, khi được hỏi về giải pháp dành cho những đồng bào là nạn nhân của buôn người, đang bị cầm giữ, cưỡng bức lao động tại Campuchia, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định : Các cơ quan hữu trách tại Việt Nam đã phối hợp với giới hữu trách ở Campuchia tìm hiểu, xác minh thông tin và tích cực triển khai các biện pháp bảo hộ công dân cần thiết (4)...
Khoảng hai tháng sau (18/8/2022), thiên hạ sững sờ khi được xem một video clip được bày ra trên mạng xã hội, ghi lại cảnh vài chục người Việt tuôn ra từ casino có tên Rich World tọa lạc ở huyện Kaoh Thom, tỉnh Kandal, Campuchia, rồi nhảy xuống sông Bình Di – ranh giới tự nhiên giữa Campuchia và Việt Nam – để bơi về phía bên kia vốn thuộc xã Long Bình, huyện An Phú, tỉnh An Giang (5)...
Lời kể rợn nười vụ 42 người Việt vượt Casino ở Campuchia : "Không về thì sớm muộn cũng chết" - SKĐS
Lúc đầu, các viên chức hữu trách và hệ thống truyền thông chính thức gọi họ là những cá nhân "nhập cảnh trái phép" sau khi đã "xuất cảnh trái phép sang Campuchia". Sau này, các viên chức hữu trách và hệ thống truyền thông chính thức xác nhận, vì bí bách về sinh kế, những cá nhân "nhập cảnh trái phép" ấy đã sang Campuchia tìm cơm áo và do bị buộc làm việc quá sức, không được trả lương nên bàn với nhau vượt biên về Việt Nam.
Trong 42 người Việt "nhập cảnh trái phép" có một thiếu niên chỉ mới 16 tuổi và đã tử nạn khi vượt sông. Trước giờ, các viên chức hữu trách và cơ quan truyền thông chính thức chỉ chỉ trích hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp các nạn nhân : "tham", "nhẹ dạ" nên "dính bẫy" (6)... Không có ai, nơi nào đặt vấn đề vì sao hết ngàn người Việt này đến ngàn người Việt khác, kể cả vị thành niên phải bỏ xứ tha phương cầu thực !
***
Trung tuần tháng 5 năm ngoái, hệ thống truyền thông chính thức ở Việt Nam đồng loạt giới thiệu "bài viết quan trọng củaGiáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam" nhằm giới thiệu "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam" bởicác xã hội tư bản liên tục gây ra các cuộc khủng hoảng.
Trong bài viết vừa kể, ông Trọng khẳng định thêm một lần nữa :Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng, đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay nhờnỗ lực phấn đấu bền bỉ, tiếp tục khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là đúng đắn, phù hợp với quy luật khách quan, vớithực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại (7).
Liệu đã đến lúc,với tất cả sự khiêm tốn,từ thực tế như đã biết và đang thấy, trong đó có sự kiện mới nhất – thực trạng người Việt bất chấp rủi ro, bất kể tính mạng, nhân phẩm bị chà đạp vẫn tiếp tục dắt díu nhau rời khỏi quê hương để tìm cơm, áo trong vô vọng - những người cộng sản chính thức thừa nhậnđất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay.
Chẳng cần dõi mắt thật xa, cứ nhìn các lân bang sẽ thấy, nếu đừng xây dựng chủ nghĩa xã hội thì sẽ không có "cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay" và đại diện Cục Hình sự, Bộ Công an không phải thú nhận :Tình trạng xuất cảnh trái phép, trở thành nạn nhân của buôn người xảy ra ở hầu hết các tỉnh kinh tế khó khăn, như những địa phương biên giới phía Bắc, biên giới Tây Nam, Tây Nguyên.
Xây dựng chủ nghĩa xã hội, tạo ra"cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay" biến Việt Nam thành quốc gia mà nhiều giới, đặc biệt là người nghèo loay hoay tìm mọi cách để được đi làm thuê ở ngoại quốc, bất kể điều đó tạo ra đủ loại bi kịch cho cả cá nhân, gia đình lẫn xã hội (8). Chẳng lẽ"cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay" chỉ là đưa đồng bào đi làm thuê và tự hào gọi đó là "cơ hội rộng mở" (9) ?
Trân Văn
Nguồn : VOA, 25/08/2022
Chú thích
(1) https://vnexpress.net/cong-an-lao-dong-bi-lua-sang-campuchia-rat-kho-giai-cuu-4503062.html
(3) https://cadn.com.vn/canh-giac-thu-doan-lua-sang-cuchia-lam-viec-nhe-luong-cao-post264198.html
(5) https://vietnamnet.vn/40-nguoi-nghi-chay-tron-khoi-casino-o-campuchia-ve-viet-nam-2051159.html
(7) https://www.vietnamplus.vn/chude/bai-viet-cua-tong-bi-thu-ve-con-duong-di-len-cnxh/1136.vnp
(9) http://www.nguoiduatin.vn/gan-50-000-lao-dong-viet-nam-dang-lam-viec-tai-han-quoc-a563111.html