Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

T tiên người Vit xưa sng theo nông nghip, nên phi theo dõi thi tiết đ gieo trng cho kết qu, cha ông chúng ta không dng li đó mà còn tìm mi cách sng theo nhp đip huyn vi ca vũ tr, vì thâm cm rng "Thun thiên gi tn, nghch thiên gi vong".

lehoi1

Ch Tết Trung Thu Hà Ni 2019. Hình minh ha.

Thi gian ăn tết tri dài theo các mùa trong năm, ch yếu vào hai mùa xuân và thu. Mùa đông, đêm dài hơn ngày, nghiêng nng v đt, mùa h ngày dài hơn đêm, nghiêng nng v tri. Con cháu Viêm Vit ăn tết vào mùa xuân và mùa thu, vì thi gian ngày và đêm hai mùa này ngang bng nhau, thuc v trc nhân ca con người, tc là đi tượng phng s ch yếu trong Nho, nguyên nghĩa Nho là nhu thun, nho nhã, mà Nho cũng có nghĩa là nhu yếu, th đường hướng giáo dc con người đáp ng được các nhu yếu thâm sâu ca con người.

Vào mùa xuân và mùa thu, công vic gieo trng đã thu hoch xong, là lý do thc tin. Đây là thi gian tt nht đ ngh x hơi, ăn ngon mc đp. Nht là phi làm mi li tt c, làm mi li mi giao hòa vi tri đt, t tiên và lân nhân. Vì vy đáp ng được c con người vt cht cn miếng ăn và con người tâm linh cn đi sng tinh thn vui v.

Tết hay đi kèm vi hi, hi là các cuc vui t chc cho dân làng, liên làng hay hàng tng. Mc đích là tp trung đông con người li vui chơi vi nhau, đ làm phát trin tinh thn cng đng. Hi ca người Tây Âu hay din ra vào mùa hè hoc mùa đông, nơi thi tiết khc nghit, còn hi ca người vin Đông, trong đó có người Vit, li hay din ra vào mùa xuân và mùa thu, nơi thi tiết tương đi m áp và d chu cho vic ra ngoài.

Trong nhng đt này người ta khuyến khích nam n t rèn luyn th xác và tinh thn đ tr thành nhng người trai hùng, gái đm. Vào thi mà luân lý chưa kht khe, có nhng hi cho nam n trao duyên, chng hn như hi trng quân sau khi đi đáp thì đôi trai gái được hp thân ngay trên bãi c. Đến tn ngày nay, ti nhiu nơi vn còn các hi như thế này. Theo Vit tc thì chuyn trai gái yêu đương là chuyn quan trng hàng đu trong nhng mi nhân luân-quân t chi đo to đoàn h phu ph. Khi gp nhau thì khi đu bng li hát giao duyên, hai bên đi đáp nhau bng li thơ câu hát. Sau khi hát xong thì ưng ý li qua sông, tng nhau bó hoa hay cành cây, ri thì hp thân trên thm c xanh, gi là đp thanh. C làng khuyến khích trai gái t do tìm hiu nhau, phát trin tính cng đng. Lúc này là mùa xuân, đến mùa thu mà người con gái có mang thì hai bên cưới nhau, kết nghĩa v chng. Ý nghĩa hai mùa xuân thu sâu đm như vy. Thi hin đi, khi luân lý thay đi, ước mun y vn còn dó nhưng t m chưa có hình thc thay thế ng hp vi luân lý đi mi. Tính phn thc ca các hi vơi đi, ch dp sinh sôi tr li.

Hi có th được bo lưu, còn l thì dn dn vng bóng. L là cung và kính. L là bn cht s sng ca Vit tc, gm hai li xut nhp, xut thì kính (trng người khác), nhp thì cung (trng chính mình). Cung là trng mình và kính trng người. Trng tha nhân nên thăm viếng, quà cáp, chúc mng, đ hin thc được nhng điu tt đp hc được nơi lân nhân. Dp l là dp đ tâm hn vươn lên bt gp nhng tâm hn cao thượng. Có hai l rt quan trng đã tht truyn là l gia quan và l cài trâm. L gia quan dùng cho con trai lúc trưởng thành, đánh du cu trai tr thành đi nhân chu trách nhim cho chính cuc sng ca mình. L cài trâm đánh du lúc cô thiếu n tr thành người đoan chính, hc được hết các phép tc t người m. Gc có vng mnh thì ngn mi xum xuê, cu nam cô n ra đường đi mi vng vàng. Nhưng các l đã tht truyn, gi là tht truyn vì đến nay chng có nơi nào còn gi l gia quan và l cài trâm, ha may có nhà nào gi cũng chưa chc hiu được đúng tinh thn ca nó. Mun phc hi được hai l y, nht thiết phi có được s hướng dn ca các v bô lão hin triết đang ln khut trong dân. L gia quan và l cài trâm cũng được t chc vào mùa xuân.

Nhng l hi tôn vinh con người nhân ch ca Vit tc, nhng no đường hướng ni đi vào Tâm linh, dn con người vào đường đi đo, đ xây dng con người đi ngã, con người văn hiến. Người ta làm đp li các mi nhân luân vi cha m, anh em, bn bè, h hàng, làng xóm. Qua mt năm, con dân Vit đã sng theo tiết nhp ca vũ tr, qua s giao hi ca Không gian và Thi gian, nh đó mà s sng được viên mãn, hay cách khác là m tròn con vuông (m biu th thi gian, tròn, con biu th không gian, vuông). Nét lương hp xuyên sut bên trong như vy nên gi người Vit là người lưỡng thê, hay người Giao Ch (ch đt giao nhau vi ch tri).

Nhìn ra xa xôi mt chút và ôn c tri tân, xây dng xã hi nhân bn đ phc v con người. đáp ng được hai nhu yếu thâm sâu ca con người, đó là quyn được ăn và quyn được nói. Người mnh, người trung bình, người yếu, thm chí có người tàn tt không làm được gì, tt c đu được vui chung.

Tôn Phi

Nguồn : VOA, 12/01/2021

Published in Văn hóa
samedi, 18 février 2017 15:25

Tư lệnh ngành' và... Thủ tướng

Trong khi Thủ tướng Chính phủ đang quyết liệt hướng tới mục tiêu một chính phủ kiến tạo, gần dân vì dân, một chính phủ hành động, mà các tư lệnh ngành đến lời nói còn "ngủ đông" thì sự hành động hẳn còn phải… mơ về nơi xa lắm ?

tulenh1

Ông Mai Tiến Dũng (bìa trái) và Bộ trưởng Văn hóa, thể thao và du lịch Nguyễn Ngọc Thiện tại cuộc làm việc sáng 14/2

Sáu năm trước đây, vào tháng 8/.2011, khi mới nhậm chức Bộ trưởng Giao thông vận tải, ông Đinh La Thăng khi đó đã có một phát ngôn ấn tượng : "Là tư lệnh ngành, phải cho tôi toàn quyền như vị tướng ra trận, phải được toàn quyền quyết định chiến đấu, tiến hay lùi mới làm được chứ cứ chờ để xin phép thủ trưởng ở nhà có cho bắn không thì lỡ cơ hội". Đó là một phát ngôn phản ánh tính cách cá nhân thẳng tuột của một quan chức phụ trách một ngành cực kỳ khó khăn, nhưng cũng nói lên yêu cầu về tính quyết đoán và trách nhiệm cá nhân của bộ trưởng một ngành.

Khái niệm "tư lệnh ngành" từng được một quan chức cao cấp đưa ra, nay được nhấn mạnh hơn. Cái yêu cầu toàn quyền quyết định chiến đấu không chỉ của một ông Bộ trưởng Giao thông vận tải mà phải là của tất cả các bộ trưởng các ngành, trong đó có ngành Văn hóa, thể thao và du lịch.

Những ngày đầu xuân năm mới này có lẽ cũng là lúc mà ngành Văn hóa, thể thao và du lịch được chờ đợi nhiều nhất. Bởi tháng giêng cũng là tháng của các lễ hội, phản chiếu những sinh hoạt văn hóa cộng đồng, tập tục của các dân tộc. Mùa lễ hội năm nay, mặc dù ngành Văn hóa, thể thao và du lịch đã có sự rút kinh nghiệm trong chỉ đạo về tổ chức và quản lý lễ hội, nhưng vẫn có những lễ hội không chỉ có tiếng khen, mà kèm đó không ít tiếng chê. Có điều, trong thời thế giới phẳng này, không hiểu sao tiếng lành thì đồn gần, mà tiếng dở lại đồn… rất xa.

Đó là sự khắc nghiệt của thời IT.

Và đó cũng là sự "chậm chân" với thời cuộc hiện đại của chính các lễ hội và của vị "tư lệnh ngành".

Bởi ở thời hiện đại, nhất là khi nước Việt hội nhập, tiếp cận văn minh nhân loại, thì không ít tập tục, lễ hội mang tính chất nguyên thủy, thậm chí là hủ tục, chắc chắn và cần thiết phải được điều chỉnh, để lễ hội vẫn giữ được sự linh thiêng mà lại nhân ái thái hòa, đem lại sự bình an cho con người và tâm lý đời sống.

Tiếc thay, một số lễ hội để lại tai tiếng không những đã "chậm chân" trong tiếp cận với văn minh hiện đại, mà còn biến tướng rất phản cảm, phản chiếu tâm lý trục lợi, thương mại hóa của các nhà tổ chức. Tâm lý đó lại gặp tâm lý cầu may của người tham dự, đã biến lễ hội, từ tập quán văn hóa đẹp thành hiện tượng phản văn hóa, lệch lạc đáng buồn và xấu hổ.

Tiếc thay nữa, "tư lệnh ngành" Văn hóa, thể thao và du lịch cũng lại "chậm chân" - im hơi lặng tiếng - trong khi lẽ ra phải "toàn quyền quyết định chiến đấu", xử lý và chỉ đạo những hiện tượng phản cảm, thậm chí tàn bạo của một số lễ hội bị dư luận xã hội lên án, phản đối. Dư âm của một số lễ hội tai tiếng đó do vậy thành công thì ít, thất bại luôn có phần.

Tại cuộc làm việc kiểm tra của Tổ Công tác của Thủ tướng tại Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch sáng 14/2, khi nói về việc quản lý lễ hội của Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã bộc bạch : "Sáng nay Thủ tướng gọi tôi nói, nếu Bộ trưởng ngại lên tiếng thì báo cáo Thủ tướng lên tiếng. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng truyền đạt ý kiến yêu cầu giải trình 05 vấn đề, trong đó có nội dung liên quan đến lễ hội với những biến tướng diễn ra" (VietNamNet, 14/2).

Dư luận xã hội hẳn chưa quên vụ quán café Xin Chào ở huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh, một vụ việc lẽ ra chỉ cần nhắc nhở và xử phạt hành chính, đã suýt biến thành một vụ án hình sự kinh tế nếu không có sự can thiệp rốt ráo, kịp thời của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Bởi vụ việc này nếu không xử lý đúng, sẽ ảnh hưởng tai hại vô cùng tới việc tạo lập môi trường kinh doanh thông thoáng, bình đẳng cho các doanh nghiệp tư nhân - một chủ trương quan trọng vừa được triển khai quyết liệt lúc bấy giờ.

Việc can thiệp kịp thời của người đứng đầu Chính phủ là đúng đắn. Nhưng cũng đồng thời cho thấy sự "chậm chân", sự trì trệ trong phản xạ quản lý của những "tư lệnh" lớn, nhỏ, vừa vừa…, tùy sự phân công, phân cấp quản lý trách nhiệm theo quy định nhà nước.

Hơn nữa, nếu việc nào người đứng đầu Chính phủ cũng phải lên tiếng, can thiệp rốt ráo, thì rốt cuộc, các "tư lệnh" ngành sinh ra để làm gì ? Chả lẽ khi có vụ việc xảy ra thuộc ngành mình, lại để Thủ tướng lên tiếng.

Mà phong cách các tư lệnh kiểu đó rất cũ. Cũ như cách đây hai năm, ông Phạm Viết Muôn (Phó Chủ nhiệm Văn phòng chính phủ lúc đó) cho biết, tình trạng các địa phương, bộ, ngành "đùn" việc lên Thủ tướng diễn ra hằng ngày, kể cả những vụ việc chỉ thuộc cấp quận - huyện, hoàn toàn nằm trong tầm tay xử lý của các cấp. Có những việc nghe đã thấy ngỡ ngàng, tỉ như tỉnh Quảng Nam xin ý kiến về nợ tiền thuế của Công ty TNHH Vàng Phước Sơn và Công ty TNHH Khai thác vàng Bồng Miêu ; vụ lấp sông ở Đồng Nai, chặt cây xanh ở Hà Nội, hay điểm nuôi dạy trẻ nhà Hạnh Phúc ở Thành phố Hồ Chí Minh (Người Lao động, 23/7/2015).

Nhiều. Nhiều lắm. Chả lẽ những việc cụ thể đó vượt quá năng lực của các cấp có trách nhiệm ?

Bản chất của các hiện tượng "đùn đẩy" lên Thủ tướng giải quyết, mặc dù lẽ ra nó thuộc thẩm quyền của cơ sở, là gì nếu không phải rơi vào bốn tiêu chí sau ? Hoặc năng lực nhận thức và xử lý công việc hạn chế, yếu kém. Hoặc không nắm được thẩm quyền. Hoặc không muốn mất lòng cơ sở, để còn "bảo toàn" phiếu bầu. Hoặc là né tránh trách nhiệm. Trong bốn tiêu chí đó, người viết cho rằng, sự né tránh trách nhiệm có lẽ là bản chất nhất. Bởi đã ở cương vị quản lý, lãnh đạo nhất định, họ đều phải trải qua những năm tháng đào tạo có kiến thức từ chuyên môn đến chính trị, đến quản lý hành chính, v.v... và v.v...

Sự né tránh trách nhiệm thật ra cũng không phải là hiếm ở các cấp quản lý cơ sở, ở các ngành, các lĩnh vực. Nhưng sự né tránh trách nhiệm ở cấp quản lý vĩ mô khi cần "toàn quyền quyết định chiến đấu" sẽ tác động không nhỏ tới cuộc sống. Địa phương làm sai vẫn ung dung tin mình làm đúng. Kẻ cơ hội, trục lợi ung dung làm điều xằng bậy. Sự rối loạn các giá trị cũng vì thế dễ xảy ra, bởi trắng đen lẫn lộn.

Sự né tránh trách nhiệm có khi thể hiện ở sự "đùn đẩy", mà cũng có khi thể hiện ở sự "chậm chân", "ngại lên tiếng".

Nhưng cứ tư lệnh nào cũng "né tránh", "đùn đẩy", "ngại lên tiếng" thì cơ sở sẽ ra sao ?

Trong khi Thủ tướng Chính phủ đang quyết liệt hướng tới mục tiêu một Chính phủ kiến tạo, gần dân vì dân, một chính phủ hành động, mà các tư lệnh đến lời nói còn "ngủ đông" thì sự hành động hẳn… mơ về nơi xa lắm ?

Kỳ Duyên

Nguồn : Một Thế Giới, 18/02/2017

Published in Diễn đàn